Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.89 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 53-59
This paper is available online at

VẤN ĐỀ PHỤ NỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
BI KỊCH HI LẠP CỔ ĐẠI
Phạm Minh Ái
Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bi kịch là một phần quan trọng của nền nghệ thuật cổ Hi Lạp. Tinh thần dân chủ,
tự do của thời đại, những đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người,
trong đó có người phụ nữ có một cái nhìn mới đối với thực tại và đối với chính bản thân
mình. Những tư tưởng về thân phận người phụ nữ trong các vở bi kịch của các tác gia vĩ
đại thời Hi Lạp cổ đại là bài học vô giá về cuộc đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí cho đến tận
ngày hơm nay.
Từ khóa: Cái bi, bi kịch Hi Lạp cổ đại, thân phận, phụ nữ, Etsilơ, Ơripit, quyền bình đẳng,
nữ quyền.

1.

Mở đầu

Trong lịch sử phát triển của các xã hội có giai cấp, điểm khởi đầu cho những bất bình đẳng
nam - nữ cũng đồng thời là khởi đầu cho những sự phản kháng. Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp, những
tư tưởng manh nha về thân phận người phụ nữ đã được các tác giả sáng tác bi kịch phản ánh với
một sắc thái riêng trong buổi đầu của chế độ phụ quyền và xứng đáng được đánh giá một cách trân
trọng. Ở Việt Nam, các tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ đại đã được dịch ra và giới thiệu bởi một số
dịch giả như Phan Thị Miến, Hoàng Hữu Đản, [2]... Sự hấp dẫn của bi kịch Hi Lạp cổ đại đã thu
hút được không ít tác giả đi sâu vào nghiên cứu để tìm hiểu những nét đẹp riêng của nó chủ yếu
dưới góc độ văn học. Quyền sống con người trong bi kịch cổ đại Hi Lạp của tác giả Nguyễn Thị
Hoàng là một cơng trình nghiên cứu có giá trị đi vào phân tích một số vấn đề cơ bản của thời Hi
Lạp cổ qua bi kịch như vấn đề chiến tranh, tự do dân chủ, số mệnh trong đó có vấn đề số phận và


quyền sống của người phụ nữ [5]. Bài viết Bi kịch của lỗi lầm và tội ác của Tất Thắng trên tạp chí
Nghiên cứu văn học đã phân tích khía cạnh diễn biến tâm lí nhân vật, những thủ pháp nghệ thuật
xây dựng nhân vật bi kịch [7]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong Bàn thêm về bi kịch Mêđê đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Văn học đã kết hợp cách tiếp cận xã hội học khoa học để nhìn bi kịch Mêđê
dưới ánh sáng phân tâm học, khám phá phần khuất tối của tâm lí phụ nữ trong hình tượng nhân
vật có một khơng hai này của bi kịch Hi Lạp và cũng là của văn học thế giới, chỉ ra tấn bi kịch của
người phụ nữ nói chung, đặc biệt là tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội Hi Lạp cổ đại đương
thời [6];... Qua khảo sát tác giả nhận thấy chưa có cơng trình nào trình bày một cách hệ thống về
vấn đề phụ nữ trong những tác phẩm vĩ đại này. Bài viết góp tiếng nói vào việc hệ thống hóa, làm
nổi bật và đánh giá ý nghĩa tiến bộ bình đẳng giới trong nội dung của những kiệt tác của người Hi
Lạp cổ.
Liên hệ: Phạm Minh Ái, e-mail:

53


Phạm Minh Ái

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Bi kịch Hi Lạp cổ đại

Hi Lạp là một bán đảo xinh đẹp ở Đông - Nam châu Âu. Đó là xứ sở của những thành tựu
văn hóa nghệ thuật đẹp như thần thoại. Đất nước ấy là của những con người có trí tuệ thông minh,
với khả năng thẩm mĩ tinh tế tuyệt vời, đã sáng tạo ra một nền văn minh chói lọi nhất thời cổ đại.
Đó là cái nơi của nền văn học - nghệ thuật cổ đại với những thành tựu lớn lao, tồn tại vượt qua
những thử thách của thời gian, đến ngày nay vẫn không khỏi làm cho chúng ta phải lạ lùng bỡ ngỡ
trước khả năng sáng tạo vô tận của con người.

Bi kịch là một phần quan trọng của nền nghệ thuật cổ Hi Lạp. Ra đời vào thời kì tan rã của
chế độ cơng xã thị tộc và nối tiếp của chế độ chiếm hữu nô lệ, bi kịch Hi Lạp mang dấu ấn của xã
hội có giai cấp và những cuộc đấu tranh giai cấp đầu tiên của xã hội loài người. Tất cả những đổi
thay từ xã hội cũ - công xã thị tộc - sang xã hội mới - chiếm hữu nô lệ, và những cuộc đấu tranh
trên đều được phản ánh khá chân thực trong bi kịch cổ đại Hi Lạp. Bên cạnh những xung đột xã
hội, vai trò và ý thức của con người cũng khác trước. Tinh thần dân chủ, tự do của thời đại, những
đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người thời đó có một cái nhìn mới đối
với thực tại và đối với chính bản thân con người. Họ tự ý thức được vai trị, thân phận của bản thân
mình trong thế giới, trước cuộc đời của mình. Những suy tư và khát vọng, những trăn trở và đấu
tranh, tất cả những điều đó đã xuất hiện một mẫu người mới trong các tác phẩm bi kịch cổ đại Hi
Lạp. Những con người biết đương đầu với số phận và cuộc sống khắc nghiệt. Họ chịu đựng những
cuộc đụng độ, những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh với số phận một cách thực tế chứ khơng
mang tính huyền thoại, lí tưởng hóa cao độ như trong các bản trường ca trước đó. Mẫu người ấy
đã được một hình thức mới của nghệ thuật biểu hiện, đó là hành động kịch, tức là sự phản ứng và
cách giải quyết cuộc đấu tranh giữa hai cái đối lập. Đó là những bài học vơ giá về cuộc sống và
hành trình con người đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí. Thể loại bi kịch thỏa mãn nhu cầu cuộc sống
tinh thần của lớp người đã có tư tưởng tự do - dân chủ, đã biết ý thức về vai trò của cá nhân đối với
thế giới, với cuộc sống xã hội. Họ suy tư trăn trở về cuộc đấu tranh của con người thời đại, sẽ phải
gồng mình lên đương đầu với số mệnh, với cuộc sống và chấp nhận những khó khăn, thử thách. Bi
kịch Hi Lạp cổ đại là niềm tự hào của văn minh Hi Lạp. Đó là những tác phẩm được liệt vào hàng
kiệt tác cho những đặc trưng thể loại của mọi thời đại. Bàn về môi trường phù hợp cho sự ra đời bi
kịch, triết gia người Pháp A.Camus cho rằng: “Dường như bi kịch xuất hiện ở phương Tây cứ mỗi
khi con lắc của nền văn minh nằm ở khoảng giữa đường từ xã hội thần thánh tới xã hội được xây
dựng chung quanh con người. . . ” [1;78].

2.2.

Bi kịch của người phụ nữ trong tác phẩm của Etsilơ và Ơripit

Mác đã khẳng định: “Mối quan hệ trực tiếp của con người với con người là mối quan hệ

giữa đàn ông và đàn bà. Đó là mối quan hệ tự nhiên nhất giữa người và người” [5;187]. C.Mác,
Ph.Ăngghen đã luận giải sự thay đổi cơ bản địa vị của người phụ nữ từ xã hội cộng sản nguyên
thủy chuyển sang các xã hội có giai cấp đối kháng. Trong xã hội nguyên thủy, người phụ nữ có vai
trị, vị trí rất lớn trong gia đình và ngồi xã hội do họ là người đảm nhiệm chính trong việc tái sản
xuất và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Nhưng khi chuyển sang xã hội có chế độ tư hữu
với sự đối kháng về giai cấp, vị trí, vai trị của người phụ nữ đã có bước thay đổi cơ bản, trở nên
rất thấp kém. Chế độ mẫu quyền dần bị phụ quyền thay thế. Ph.Ăngghen viết: ‘Chế độ mẫu quyền
bị lật đổ, đó là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của phụ nữ. Ngay cả ở trong nhà, người
54


Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hy Lạp cổ đại

đàn ông cũng nắm quyền cai quản, cịn người đàn bà thì bị hạ cấp, bị nô dịch..., thành một công cụ
sinh đẻ đơn thuần”[4;93]. Người phụ nữ trở thành những nạn nhân đầu tiên của chế độ người bóc
lột người.
Chúng ta hãy cùng đọc lại bi kịch Hi Lạp cổ đại với hai tác giả tiêu biểu là Etsilơ và Ơripit
và thử cùng suy ngẫm về bi kịch của người phụ nữ vào khúc dạo đầu của chế độ phụ quyền.
Etsilơ (525 - 456 tr.CN) là cha đẻ của bi kịch cổ đại Hi Lạp (nhận xét của Ăngghen). Ơng
là nhà thơ của thời kì dân chủ hình thành với những xung đột gay gắt của nó và cũng là người có
những cái nhìn sâu sắc quan tâm đến thân phận người phụ nữ. Ông đã viết tất cả 90 vở kịch, nay
chỉ còn lại bảy vở. Chính trong vở Các thiếu nữ van xin, Etsilơ đã nêu lên thân phận nhỏ bé của
người phụ nữ Hi Lạp cổ qua lời nói phũ phàng của Eteoclo: “Nhiệm vụ của các bà là câm miệng đi
và ngồi n ở xó nhà” “Hỡi Dớt, sinh ra lồi phụ nữ làm gì?”[8;283]. Chính những người phụ nữ
bị hắt hủi cũng cam tâm chịu đựng số phận của mình, cam tâm, nhẫn nại và chịu tủi nhục. Etsilơ
đã đặt lại vấn đề phụ nữ một cách hợp lí và cơng bằng hơn. Muốn chống lại thói tự ti của phụ nữ,
ơng đã xây dựng hình tượng những người phụ nữ mạnh mẽ, kiên quyết đấu tranh cho lợi quyền
và ý muốn của mình: các con gái của Okenos, Cassandra, Klytemnestra,. . . Etsilơ muốn đấu tranh
chống lại tính dè dặt và nhu nhược của phụ nữ bằng cách đưa ra những nhân vật đầy dũng khí, quả
cảm, có một ý chí quyết tâm sắt đá để khẳng định khơng có lí do gì để đặt phụ nữ thấp hơn nam

giới cả.
Thông qua chất liệu thần thoại, Etsilơ đã thể hiện bi kịch thân phận thơng qua xung đột giữa
địi hỏi chính đáng về hạnh phúc của người phụ nữ với thái độ coi thường và hạ thấp nhân phẩm
của họ từ phía người đàn ơng. Io là một phụ nữ hiền lành, trong trắng vô tội bỗng nhiên bị Dớt say
mê nhan sắc, dùng lời dọa nạt bố nàng bắt đuổi nàng xa nhà cửa quê hương. Zeus sau khi thỏa mãn
dục tình với nàng đã bỏ mặc nàng phải chịu đựng nỗi khổ do lịng ghen tng của Hera gây ra. Bị
hành hạ, ngược đãi phải long đong chạy hết nơi này đến nơi nọ trong cơn điên hoảng vơ cùng đau
đớn. Nàng thấm thía nỗi khổ cực ấy, khiến gặp Promete thấy cảnh ngộ hai người tương tự, nàng
thấy cuộc sống của mình bi đát khơng có đường thốt, Io tự hỏi: “Sống như thế này có lợi gì cho
mình khơng”. Nàng lên tiếng tun bố khơng có gì khả ố hơn là một giọng lưỡi lừa người. Nàng
muốn biết sự thật dù nó hãi hùng đến đâu. Cuộc đời quá cay đắng khiến nàng mong chết để thoát
khỏi oan khổ. Các con gái của Okenos đã phải thốt lên: “Ước gì Số mệnh đừng bao giờ bắt tôi
lấy Dớt làm chồng và nằm trong giường của Dớt”. Promete cũng lên án trách nhiệm của Dớt: “Ôi!
Đức ông chồng quý hóa sao, tàn ác sao!”[8;287]. Trong vở Agamemnon, cũng như Io, Cassadra bị
Apollon - con trai Dớt quyến rũ và bỏ rơi. Nàng oán trách thần đã đẩy nàng vào chỗ chết sau khi
biến nàng thành trò cười cho bạn cũng như thù khiến nàng chán ngấy cuộc sống. Những cuộc đời
ấy đã nêu lên bi kịch chung của những người phụ nữ bị bỏ rơi sau khi thỏa mãn dục tình của nam
giới. Bi kịch này sẽ là phổ biến chừng nào xã hội còn nặng quan điểm coi nhẹ phụ nữ, khinh bỉ
phụ nữ. Etsilo đã nhìn thấy sự bất cơng đó và kiên quyết lên tiếng bảo vệ những người phụ nữ bị
đầy đọa và lên án những gã “sở khanh” muôn đời. Phải bằng một trái tim thấm đẫm yêu thương và
một khối óc đi trước thời đại, kịch sĩ mới có thể tái hiện lại những nỗi đau khổ của người phụ nữ
với một thái độ đầy cảm thông và thấu hiểu như vậy.
Chính trong vở kịch Các thiếu nữ van xin, vấn đề căn bản kịch sĩ Etsilơ đặt ra là vấn đề Phụ
nữ. Trong chế độ công xã thị tộc, khi xã hội nguyên thủy còn giải quyết vấn đề lương thực bằng
cách hái quả và trồng cây lương thực theo lề lối nguyên thủy, vai trò của người phụ nữ quan trọng
hơn vai trị của người đàn ơng và mẫu hệ phát huy tác dụng. Nhưng khi chuyển sang chăn nuôi
từng đàn gia súc lớn và sự sản xuất nơng nghiệp bằng cày, vai trị nam giới nổi lên, chế độ phụ hệ
hình thành, người phụ nữ khơng cịn đóng vai trị then chốt trong sản xuất và gia đình nữa, nhất là
55



Phạm Minh Ái

trong hơn nhân và gia đình. Mặt khác chế độ hôn nhân một vợ một chồng so với các chế độ hơn
nhân trước đó là tiến bộ hơn. Nhưng để đảm bảo nhân phẩm, danh dự và yêu cầu chính đáng của
người phụ nữ thì như vậy là chưa đủ, cần phải để người phụ nữ có cả quyền lựa chọn người chồng
của mình. Vở kịch Những thiếu nữ cầu xin phản ánh thực tế lịch sử thời đại biểu hiện tinh thần
phản kháng đối với chế độ thô bạo, cưỡng bức của chế độ hôn nhân tập đồn, tàn tích của chế độ
quần hơn của xã hội thị tộc và khát vọng có một cuộc đời chân chính, tự do.
Vinh dự của Etsilơ là đã nêu cách đây 2500 năm vấn đề người phụ nữ trong xã hội có giai
cấp, địi hỏi người phụ nữ có quyền tự chủ, tự quyết định lấy số phận của mình, đặc biệt xây dựng
hơn nhân theo ý muốn của mình. Khi chế độ công xã thị tộc tan vỡ, sự cá nhân hóa sản xuất trên
cơ sở quyền tư hữu cho phép ý chí cá nhân thốt khỏi ý chí tập thể. Nhưng ý chí cá nhân ở đây là
ý chí của người đàn ơng. Đó là một sự tổn thiệt lớn cho người phụ nữ. Etsilơ có lẽ là người đầu
tiên lên tiếng phản kháng và đòi xã hội có giai cấp tơn trọng ý chí nữ giới, nhân phẩm và danh dự
người phụ nữ, nhất là khi ý chí ấy địi hỏi những điều chính đáng. Trên cơ sở một câu chuyện dân
gian, cổ truyền, soạn giả đã xây dựng một đề tài độc đáo, xen vào chuyện cũ một nội dung mới,
đặt ra và giải quyết một vấn đề quan trọng mà thời đại đặt ra mà ngồi ơng chưa ai phát hiện được.
Phải có tư tưởng cực kì tiến bộ mới có thể khám phá ra vấn đề và giải quyết nó một cách một hợp
lí hợp tình như vậy khơng được pháp luật của Hội đồng bảo vệ nhưng lại được Etsilo đặt vào một
cương vị hết sức cao và bảo vệ một cách tuyệt đối, bằng ý chí của thần thánh và xương máu của
con người.
Mối quan hệ chân chính nhất giữa nam và nữ chỉ có thể giải quyết trong xã hội bằng chế độ
hơn nhân và gia đình. Chế độ hơn nhân và gia đình một vợ một chồng là một bước tiến, về một
phương diện nó nâng cao phẩm giá người phụ nữ. Nhưng muốn chế độ hôn nhân ấy phát huy tác
dụng, cần trao cho người phụ nữ quyền tự chủ, tự quyết trong việc lựa chọn chồng mình. Khơng
thể cưỡng bách người phụ nữ lấy người chồng họ không muốn. “Một thiếu nữ bị cưỡng hôn sa vào
cuộc đời cơ cực, thà chết cịn hơn”; “Một cuộc hơn nhân mà hai bên vừa đơi phải lứa, thuận tình
xây dựng quan hệ vợ chồng thuộc loại các cơng trình thiêng liêng” [8;288]. Pháp luật bảo vệ hơn
nhân và gia đình phải mạnh hơn là pháp luật bảo vệ các lời thề nguyền.

Làm cho phụ nữ tự tin, coi mình ngang hàng với nam giới, Etsilơ còn cung cấp cho phụ
nữ những lập trường đấu tranh nhằm giành quyền lợi căn bản. Qua lời Danoas tuyên bố: “Một
người đàn ông cưỡng hôn một người phụ nữ, trái với ý muốn người này, trái với ý muốn của cha
người này, làm thế nào giữ được tâm hồn mình trong sáng”. “Ai mà dùng bạo lực cưỡng hôn phụ
nữ sẽ phạm một điều nhơ nhuốc khó mà tưởng tượng được. Nhân dân khơng bao giờ tỏ vẻ khinh
lợi quyền phụ nữ, trái lại, quyết định công nhận quyền tự chủ, tự quyết của người phụ nữ, bảo vệ
quyền ấy đến cùng dù phải tham chiến, đổ máu chiến sĩ” [8; 285-286]. Ngoài vở Các thiếu nữ van
xin, Agmemnon, trong vở Quân Ba Tư, thông qua Ban đồng ca gồm các phụ lão Etsilơ thể hiện sự
quan tâm đến lợi quyền của phụ nữ, của những người vợ người mẹ mất chồng mất con trong cuộc
chiến tranh phi nghĩa xâm lược Hi Lạp.
Đứng trước những vấn đề “bất khả tri”, người xưa quan niệm có một lực lượng tối thượng,
vơ hình, quyết định cuộc đời họ. Đó chính là quan niệm về “số phận” của người Hi Lạp cổ. Cho
nên họ đã giải thích nguyên nhân nảy sinh bi kịch là do sự can thiệp của định mệnh vào số phận
con người, vì vậy đã làm hình thành trong bi kịch thời đó cái quan niệm nghệ thuật về một “kiểu
người số phận”. Từ đó hiểu rộng ra, “bi kịch cổ đại là bi kịch của số mệnh vì trong hầu hết các vở
bi kịch, số mệnh chi phối cuộc sống của các nhân vật và con người khơng sao thốt ra khỏi mạng
lưới bủa vây của số mệnh. Thần thánh cùng với số mệnh đè nặng lên cuộc sống của con người và
quyết định tất cả”[3;89]. Kiểu người số phận hình thành trong quá trình con người chống lại số
56


Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hy Lạp cổ đại

phận nghiệt ngã của mình thơng qua sự phản kháng định mệnh một cách ngoan cường. Điều đó
đã chứng minh con người ngày càng trưởng thành hơn. Tuy nhiên dù mạnh mẽ phản kháng, con
người vẫn cảm thấy bất lực trước thần linh. Etsilơ ngậm ngùi kết luận qua lời Promete: “Cho hay,
tài ba mấy cũng không qua được số phận”. Thế nhưng, điều làm nên bản chất thẩm mĩ của thể loại
bi kịch lại nằm ở chính sự nỗ lực phản kháng chống lại số phận của nhân vật. Dù biết phải trải qua
muôn vàn khó khăn và thử thách thậm chí là trả giá bằng sự đau đớn tột cùng và cái chết nhưng
bản thân tinh thần phản kháng ấy chính là nguồn cổ vũ lớn lao giúp con người khẳng định nhân vị

đích thực của mình. Đó cũng chính là mạch ngầm của tư tưởng giải phóng con người, trước hết là
người phụ nữ. Chính trong đau khổ con người thể hiện rõ hơn phẩm giá của mình, ngẩng cao đầu
giữ gìn phẩm giá.
Trong những sáng tác của Ơripit, bi kịch đã chuyển từ bi kịch số phận sang bi kịch tính cách
về phương diện nghệ thuật. Tiến bộ hơn những người đi trước, Ơripit đã khám phá ra nguồn gốc
xã hội của bi kịch, xóa bỏ phần nào ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại trong quan điểm sáng
tác của mình. Quan niệm “thân phận” đi vào nghiên cứu bản chất xã hội của vấn đề số phận, lí giải
sự đau khổ của con người trên một cơ sở tiến bộ hơn. Nhân vật của ông không phải là những con
rối trong tay thần thánh. Họ là những con người đời thường biết tự do tư tưởng, biết phân tích phê
phán, biết cảm xúc suy tư, biết yêu và hận,. . . Và tất cả bị dẫn dắt bởi những đam mê cháy bỏng
trong tâm hồn nhân vật. Như vậy, khi khước từ sự can thiệp của thần thánh vào số phận con người,
Ơripit đồng thời xác lập sự phụ thuộc của con người vào bản thân mình, cũng có nghĩa là ông đã
đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ở cuối chặng đường của bi kịch Hi Lạp cổ. Ông đã
miêu tả những cuộc đấu tranh bão táp trong tâm hồn nhân vật giữa dục vọng và lí trí, giữa tình
cảm và danh dự. Bằng con đường phân tích tâm lí, Ơripit đã kiến giải được những đổi thay và sự
trưởng thành của tính cách con người trước tác động của ngoại cảnh khắc nghiệt, như vậy cũng tức
là ông đã hướng dẫn khán giả về một cách đánh giá con người đúng đắn, toàn diện hơn. Qua các
vở bi kịch của mình, ơng đã chỉ ra thứ định mệnh bên trong, tức là những dục vọng trong chính
con người chính là nguyên nhân dẫn dắt con người tới những bi kịch cuộc sống.
Mêđê không phải vở kịch ghen tuông thông thường như quan niệm xưa nay, mà là vở kịch
công khai và lớn tiếng đấu tranh cho sự bình đẳng giữa nam và nữ giới, vở kịch của sự trừng phạt.
Trong ghen tuông, người đàn bà vẫn ở thế bị động. Trong vở Mêđê là người đàn bà hoàn toàn chủ
động: Mêđê nhân danh nữ giới đã lên án rồi trừng phạt thích đáng thói phụ tình của người đàn ông,
tự giải quyết lấy số phận của hai đứa con mình. Vậy là tác giả mặc nhiên đặt ra cho sân khấu một
chức năng lớn lao, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển đúng quy luật của xã hội. Quyết liệt
nhưng nhân đạo - đó là tính tư tưởng cao nhất của vở Mêđê. Lời của nữ nhạc trưởng đã thay cho
lời tác giả: “Đang tâm phụ vợ, cơng bình cịn đâu?” [2,306].
Mêđê đã tái hiện tấn bi kịch của người phụ nữ nói chung và đặc biệt là bi kịch của những
người phụ nữ trong xã hội Hi Lạp cổ đại đương thời. Nhân vật Mêđê xuất hiện trong tác phẩm với
thân phận một người vợ bị bỏ rơi, một người mẹ bị tước mất thiên chức cao q của mình và là một

người phụ nữ bất hạnh. Sự đổ vỡ trong tình yêu, hơn nhân và hệ quả của nó là sự đổ vỡ niềm tin
vào con người và cuộc đời cùng những giá trị cao quí trong đời sống tinh thần đã đẩy Mêđê đi xa
khỏi ý thức hướng thiện, đẩy nàng đến gần ước muốn trả thù và nhấn chìm nàng vào lịng hận thù
cay đắng. Đó chính là tấn bi kịch của người phụ nữ bị phản bội trong tình u và mất lịng tin, bị xơ
đẩy một cách nghiệt ngã vào bóng tối của sự trả thù. Ơripit khơng chỉ tái hiện quá trình thực hiện
âm mưu tội lỗi của Mêđê, ơng cịn thành cơng trong việc khắc họa cái bi kịch thẳm sâu trong nỗi
đau của người phụ nữ, người vợ và người mẹ bất hạnh. Vì tình yêu với Dadông, Mêđê đã vứt bỏ tất
cả: Tổ quốc, gia đình, thân hữu. Cuộc hơn nhân với Dadơng là điều cuối cùng và duy nhất Mêđê
57


Phạm Minh Ái

còn giữ lại của cuộc đời. Từ lúc đó, hạnh phúc hay bất hạnh của đời nàng đều tuỳ thuộc vào nó.
Bởi thế khi Dadơng phản bội nàng, điều đó đồng nghĩa với việc anh ta đã lấy đi tất cả của nàng:
“Cuộc đời cịn có nghĩa lí gì đối với ta nữa? Chết đi cho hết ràng buộc với hắn!” [2;185]. Nàng lại
còn bị đẩy đến bước đường cùng: không chốn dung thân. Hành động của nàng là sự phản kháng
chính đáng chống lại sự bất cơng và bất bình đẳng xã hội đè nặng lên số phận những người phụ
nữ đương thời. Nàng chống lại một chế độ xã hội mà ở đó người phụ nữ không muốn làm đàn bà
bởi dù đã hiến trọn cuộc đời, vẹn tròn bổn phận nhưng vẫn bị đối xử bất công. Số phận của Mêđê
tượng trưng cho số phận của người phụ nữ trong xã hội có áp bức bất công là như thế. Nàng đã
phải cay đắng thốt lên: “Ta thà mang khiên ra trận ba lần còn hơn là phải sinh nở dù chỉ một lần
thôi”. Không phải nàng ân hận vì đã khó nhọc sinh ra những đứa con. Nàng đau khổ chính là vì đã
khơng thể giữ cho con mình một mái ấm gia đình hay lòng tin yêu cuộc sống trong một thế giới
đầy rẫy sự gian dối phản bội cay độc. Hành động trả thù của Mêđê đã giáng một địn chí mạng vào
thế giới những gã đàn ơng bạc tình. Dadơng khơng bị giết. Nhưng cái giá mà y phải trả cho thói
bạc tình cũng thật vơ cùng thê thảm: cơ đơn sầu thảm cho đến cuối cuộc đời.
Từ câu chuyện huyền thoại về Mêđê kết hợp với những suy ngẫm về thân phận con người,
đặc biệt về số phận bi thảm của người phụ nữ, được Ơripit thể hiện qua quá trình tội lỗi của Mêđê
vừa bị dẫn dắt bởi cái ý thức trả thù vừa bởi sự chi phối của những phức cảm ở tầng sâu khiến cho

khi nàng hành động ta cảm nhận rõ trạng thái hoảng loạn tinh thần trầm trọng. Nhưng có thể thấy
một thơng điệp sâu xa hơn ở trường hợp Mêđê là sự trở về của ý thức mẫu quyền nguyên thuỷ. Kể
từ khi xã hội phụ quyền xuất hiện, người phụ nữ đã đánh mất vị trí trung tâm xã hội của mình. Họ
trở thành đối tượng thứ yếu, đối tượng của sự đè nén và áp bức, thành kẻ thua cuộc, thành một nhân
vật phụ thuộc vào đàn ông. Tệ hại hơn, chế độ phụ quyền coi loài người là giống đực và đàn ông
định nghĩa phụ nữ không từ bản thân phụ nữ mà do có liên quan đến đàn ơng. Và vì thiếu thốn nên
họ muốn được bù đắp, muốn được trở thành một con người đúng nghĩa, là đàn ông, hoặc họ muốn
làm sống lại thời kì vàng son của chế độ mẫu quyền. Vậy mà những quan niệm đương thời của chế
độ phụ quyền lại ủng hộ tệ ngoại tình hay đa thê của người đàn ơng, cũng là người chồng, người
cha mà Dadông là một đại diện. Tấn bi kịch của Mêđê nhắc nhở loài người bài học bình đẳng giới
và sự phức tạp trong hành trình đi đến sự công bằng.

3.

Kết luận

Một nhà nữ triết học, Simon De Beauvoir - sau hai mươi nhăm thế kỉ - đã tiếp tục yêu cầu
phụ nữ tự ý thức về chính mình, vượt lên trên cái tơi thường nhật để được tự do khẳng định nhân
vị với tuyên bố: Người ta không sinh ra là phụ nữ mà người ta trở thành phụ nữ. Sự gặp gỡ này
với trăn trở của các kịch sĩ Hi Lạp cổ đại khiến ta cảm nhận sâu sắc làn sóng giải phóng nữ quyền
đã tồn tại rất lâu dài trong mạch ngầm tư tưởng nhân loại ngay từ buổi đầu thất bại của của chế độ
mẫu quyền và sẽ còn sống mãi trong ước vọng về một xã hội cơng bằng, bình đẳng. Cái bi trong
nghệ thuật xét cho cùng cũng phản ánh cái bi kịch của thời đại, nhưng tùy theo những điều kiện
lịch sử nhất định mà có những nội dung và hình tượng thẩm mĩ độc đáo riêng. Nhà văn Hồ Phương
bàn đến sự khai thác cái bi trong văn học nghệ thuật trong bài viết Những tìm tịi khơng mệt mỏi:
“Chính trong những bi kịch con người đã bộc lộ rõ hơn, đầy đủ và thật hơn, tất cả bản lĩnh cũng
như phẩm giá. . . Qua những bi kịch ấy chúng ta mới thấy hết được cái giá của chiến thắng”. Bởi
thế, đọc và suy ngẫm về những bài học cuộc sống mà bi kịch Hi Lạp cổ đại mang đến cho con
người cũng chính là cách giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị đích thực của cuộc sống trong
quá khứ và hiện tại.


58


Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hy Lạp cổ đại

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.Camus, 1998. Về tương lai của bi kịch. Tạp chí Văn học, Số 3, tr 78.
[2] Hoàng Hữu Đản, 2007. Bi kịch Hi Lạp. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Đặng Anh Đào, 1999. Văn học phương Tây. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995. Tồn tập, t.21. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Hoàng, 1984. Quyền sống con người trong bi kịch cổ đại Hi Lạp. Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012. Bàn thêm về bi kịch Mêđê. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4, tr
47-56.
[7] Tất Thắng, 2012. Bi kịch của lỗi lầm và tội ác. Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, tr 63-75.
[8] Nguyễn Mạnh Tường, 1996. Etsilơ và bi kịch cổ đại Hi Lạp. Nxb Giáo dục, Hà Nội
ABSTRACT
Women in ancient Greek tragedies
The tragedy is an important part of the ancient Greek art. Democracy, freedom and a
transformation of the democratic, slaveholding state were the issues that people, including women
had at that time, reflecting a new perspective on reality and themselves. The ideas of the status
of women in the tragedies of the great writers of ancient Greece are invaluable lessons about the
struggle for reason and morality still exist today.

59




×