Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sử dụng đánh giá quá trình góp phần nâng cao khả năng tự học cho sinh viên theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.12 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 197-203
This paper is available online at

SỬ DỤNG ĐÁNH GIÁ Q TRÌNH GĨP PHẦN NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TỰ HỌC CHO SINH VIÊN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Nguyễn Thị Mai Lan
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo hiện đang được áp dụng rộng
rãi trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Bản chất đào tạo theo học chế tín chỉ là
đào tạo theo nhu cầu người học. Phương thức đào tạo này chỉ đạt hiệu quả cao khi phát huy
vai trò tự học của sinh viên. Bài viết này tập trung vào phân tích hoạt động tự học, đánh
giá q trình tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một
số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên Sư phạm kĩ thuật bằng đánh
giá quá trình và áp dụng trong giảng dạy học phần Thiết bị điện tử.
Từ khóa: Tự học, học chế tín chỉ, đánh giá quá trình, đánh giá học tập.

1.

Mở đầu

Trên thế giới, từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đã bùng nổ một cuộc cách mạng thực sự
với kiểm tra đánh giá với những thay đổi căn bản về triết lí, quan điểm, phương pháp và các hoạt
động cụ thể. Người học và quá trình học tập sẽ là trung tâm của tồn bộ hoạt động giáo dục, trong
đó có kiểm tra đánh giá. Những xu hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá đã tạo ra sự thay đổi
căn bản trong hệ thống lí luận, xuất hiện những khái niệm và thuật ngữ mới về kiểm tra đánh giá.
Trong đó, hình thức đánh giá q trình được nhắc đến nhiều trong các bài viết về xu thế kiểm tra
đánh giá mới hiện nay [1, 2, 3, 5, 7] do nó quan tâm đến hiệu quả của hoạt động dạy học nhằm phát
triển khả năng của người học hơn việc chú trọng minh chứng người học đã đạt được một thành tích
nào đó.
Trong thời kì hiện đại, giáo dục đại học ln ln khuyến khích các hệ thống đào tạo mở,


nhiều lựa chọn và thiên về hướng có lợi cho người học. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ là một
hệ thống đào tạo tiến bộ với triết lí cơ bản tơn trọng người học, coi người học là trung tâm được
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi học tập kinh nghiệm của con người trong xã hội hiện đại.
Theo xu thế chung thế giới, ở Việt Nam theo đúng lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đến
năm 2010, tất cả các trường Đại học phải chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là chủ
trương đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của giáo dục đại học trong giai đoạn tới của
Việt Nam và phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Tuy nhiên trong quá trình
triển khai thực hiện ở một số trường đại học, hệ thống đào tạo tín chỉ vẫn chưa đạt hiệu quả do
chưa thực sự phát huy vai trò tự học của sinh viên - một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất
Liên hệ: Nguyễn Thị Mai Lan, e-mail:

197


Nguyễn Thị Mai Lan

lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học hiện nay. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là cần
đánh giá được hoạt động tự học của sinh viên để giảng viên có những điều chỉnh kịp thời. Do đó
sử dụng thường xuyên đánh giá q trình trong đào tạo tín chỉ sẽ cung cấp dữ liệu, thơng tin phản
hồi tích cực về khả năng học tập của sinh viên cho giảng viên và chính sinh viên đó được biết để
tạo ra những thay đổi có lợi cho việc học tập, tự học. Đánh giá q trình sẽ là một trong những
biện pháp góp phần để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1.

Đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ


Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng,
kĩ xảo. . . và kinh nghiệm lịch sử xã hội lồi người nói chung và của chính bản thân người học”
[8;302].
Bản chất học chế tín chỉ là đào tạo theo nhu cầu người học. Người học – sinh viên tự xây
dựng mục tiêu học tập rồi tự chọn học phần để thực hiện mục tiêu đề ra thông qua kế hoạch học
tập tự lập phù hợp với nhu cầu bản thân. Khi đó, hoạt động đào tạo chuyển từ giảng dạy làm trung
tâm sang học tập làm trung tâm – người học chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và phẩm chất
cho mình. Như vậy, có thể khẳng định rằng hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động khơng
thể thiếu và đóng một vai trị quan trọng trong q trình học tập ở bậc đại học, đặc biệt theo học
chế tín chỉ. Phân biệt sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong đào tạo niên chế với học chế tín chỉ
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn hoạt động tự học trong đào tạo tín chỉ.
Đào tạo theo niên chế
Đối tượng quyết
định kế hoạch học

Hình thức tổ chức
giờ dạy

Kiểm tra đánh giá

Nhà trường
- Lên lớp: có các hình thức
+ Lí thuyết
+ Bài tập
+ Thảo luận
+ Thực hành, thí nghiệm
⇒ Hoạt động tự học là yêu cầu
mang tính chất tự nguyện
Đánh giá tổng kết: bài kiểm tra

cuối kì

Đào tạo theo tín chỉ
Bản thân người học
- Lên lớp: có các hình thức
+ Lí thuyết
+ Bài tập
+ Thảo luận
+ Thực hành, thí nghiệm
- Tự học (số tiết tự học gấp hai
lần số tiết trên lớp)
⇒ Hoạt động tự học là yêu cầu
mang tính chất bắt buộc
Đánh giá quá trình: thi giữa kì,
chuyên cần, thi cuối kì

Như vậy hoạt động tự học trong đào tạo tín chỉ có những đặc điểm nổi bật, khác biệt so với
đào tạo theo niên chế là:
Thứ nhất: Kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào quyết định của chính bản thân người học.
Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn học phần, thời gian học, tiến trình học tập nhanh
hay chậm phù hợp với điều kiện của mình.
Thứ hai: Hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo tín chỉ là một thành phần bắt buộc
198


Sử dụng đánh giá q trình góp phần nâng cao khả năng tự học cho sinh viên...

trong thời khóa biểu, mang tính chất pháp lí. Nội dung mỗi học phần được cấu trúc theo hướng
giảm thời lượng giảng lí thuyết, tăng thời lượng thảo luận, thực hành, thực nghiệm, thực tập và bổ
sung thời lượng tự học, tự nghiên cứu.

Thứ ba: Kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ là đánh giá q trình, trong đó hoạt
động tự học được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các buổi
thảo luận. . . trong suốt cả quá trình học.
Trong đào tạo theo tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với
các qui định cụ thể và đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch
học tập để đạt được các mục tiêu đề ra. Hoạt động tự học được kiểm tra đánh giá thường xuyên
trong suốt cả q trình học và tích luỹ vào kết quả cuối cùng của học phần nên sinh viên phải ý
thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để quá trình học tập đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó,
tự học giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tịi khám phá ra những vấn đề mới, nó giúp
sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất.
Như vậy, hệ thống đào tạo tín chỉ đạt hiệu quả cao chỉ khi phải phát huy vai trò tự học của
sinh viên. Nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên chính là mang lại chất lượng loại hình
đào tạo theo tín chỉ.

2.2.

Đánh giá quá trình hoạt động tự học của sinh viên trong đào tạo theo tín
chỉ

2.2.1. Một số vấn đề cơ bản về đánh giá q trình
Thuật ngữ “formative assessment” có nghĩa đánh giá quá trình, là xu hướng kiểm tra đánh
giá mới được nhắc đến nhiều. Nghiên cứu Black và Wiliam [3] đã định nghĩa “đánh giá quá trình
bao gồm tất cả các hoạt động mà giáo viên và sinh viên đã thực hiện để thu thập thông tin phản
hồi trong suốt q trình giảng dạy - học tập và thơng tin này được điều chỉnh việc giảng dạy - học
tập sao cho đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu kiến thức, nhu cầu học tập của người học”. Như vậy
việc đánh giá trở thành q trình khi những thơng tin thu thập này được sử dụng theo nghĩa chuẩn
đoán để điều chỉnh việc giảng dạy - học tập.
Mục tiêu đánh giá quá trình
Mục tiêu của đánh giá quá trình là thu thập thông tin về hoạt động học tập, cũng như mức
độ và kết quả nhận thức của người học nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học

hướng đến sự tiến bộ trong mỗi người học. Theo nghiên cứu của Ames (1992) [2] và Vispoel &
Austin (1995) [9], đánh giá quá trình là hỗ trợ cho mong muốn tất cả người học đều có thể học đến
trình độ cao và phản đối quan niệm cho rằng người học có thành tích học tập kém vì khả năng hạn
chế và vì vậy mà nhụt chí và khơng có mong muốn đầu tư cho việc học tập thêm nữa.
Ưu điểm đánh giá quá trình
Đánh giá quá trình mang lại những thành tích học tập tốt, có ý nghĩa. Black và Wiliam [1]
đã thực hiện một nghiên cứu với 250 bài báo và chương sách được sàng lọc trong một phạm vi
rộng hơn để nghiên cứu liệu đánh giá q trình có làm tăng các tiêu chuẩn học thuật trong lớp học
hay không. Họ đã kết luận rằng các nỗ lực tăng cường đánh giá quá trình giúp nâng cao kết quả
học tập cho những sinh viên có kết quả thấp, bao gồm các sinh viên có khiếm khuyết trong học
tập.
Đánh giá q trình khơng chỉ cung cấp thông tin phản hồi tức thời cho giảng viên trong quá
199


Nguyễn Thị Mai Lan

trình dạy học để họ điều chỉnh những phương pháp dạy học sao cho mang lại hiệu quả cao nhất,
đồng thời giúp sinh viên thường xuyên nắm bắt mức độ tiến bộ của bản thân để tự điều chỉnh hoạt
động học phù hợp.
Nhược điểm đánh giá quá trình
Bên cạnh những ưu điểm thì đánh giá quá trình vẫn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng
đến việc áp dụng rộng rãi hình thức này vào trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam. Thứ
nhất, đánh giá q trình rất tốn thời gian, địi hỏi người giảng viên không chỉ đầu tư nhiều thời
gian, công sức mà phải có trình độ, xây dựng được qui trình đánh giá trong thời gian dài. Thứ hai,
đánh giá quá trình cả giảng viên và sinh viên đều phải tích cực hoạt động nhưng với đặc thù của
sinh viên Việt Nam chưa quen hình thức tự đánh giá và đánh giá nhận xét lẫn nhau sẽ gặp nhiều
khó khăn khi áp dụng hình thức đánh giá này.

2.2.2. Đánh giá hoạt động tự học cho sinh viên theo hình thức đánh giá q trình

Trong đào tạo theo tín chỉ, tự học là hình thức học tập mang tính chất bắt buộc nhưng được
tiến hành chuẩn bị ở nhà (không phải thời gian lên lớp). Một người sinh viên tuy có đầy đủ mọi
điều kiện để học tập (như giảng viên giỏi, tài liệu hay, cơ sở vật chất tốt. . . ) vẫn không thể thành
công được nếu như không tự mình nghiên cứu, đào sâu kiến thức. Chính vì vậy muốn hoạt động
tự học sinh viên đạt hiệu quả cao, người giảng viên cần biết được sinh viên mình dạy tiến hành
hoạt động tự học như thế nào, hiệu quả ra sao và họ đang gặp những khó khăn nào khi giải quyết
các vấn đề học tập. Đánh giá quá trình thực hiện chức năng đánh giá để phục vụ quá trình dạy
học, quan tâm đến việc phát triển khả năng của người học chức khơng phải thành tích họ đạt được.
Đánh giá quá trình hoạt động tự học cung cấp cho giảng viên những thông tin phản hồi hữu ích
giúp điều chỉnh ngay việc giảng dạy để việc học tập của sinh viên thành cơng và hồn thiện hơn.
Bên cạnh đó, đối với sinh viên, hoạt động tự học giúp họ nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi
khám phá ra những vấn đề mới, hiểu rõ bản chất vấn đề một cách sâu sắc nhất. Chính các thơng
tin phản hồi của đánh giá q trình tự học giúp cho họ nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức,
hiểu biết hay kĩ năng đang có so với mục tiêu được mong đợi và đánh giá quá trình hướng dẫn họ
thực hiện các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy, sử dụng đánh giá quá trình hoạt động tự học cho sinh viên thường xuyên trong
suốt cả quá trình học sẽ cung cấp những thông tin phản hồi cần thiết điều chỉnh hoạt động dạy học
của giảng viên và hoạt động tự học của sinh viên

2.3.

Ứng dụng các biện pháp đánh giá quá trình vào đánh giá hoạt động tự học
của sinh viên Sư phạm kĩ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Theo xu thế chung, bắt đầu từ năm 2010, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng đã triển
khai chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho khóa K59. Tuy nhiên việc đánh giá kết quả học
tập của sinh viên chưa thực sự chú trọng vào đánh giá hoạt động tự học. Như vậy, một vấn đề đặt
ra là cần tìm nhưng biện pháp dạy học phù hợp có thể đánh giá hoạt động tự học của sinh viên, qua
đó nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên theo học chế tín chỉ. Trong q trình nghiên cứu kiểm
tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên tại khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, tác giả nhận thấy đánh giá quá trình là biện pháp rất hiệu quả giúp giảng viên đánh giá
khả năng tự học cho sinh viên để có thể có những điều chỉnh phù hợp trong giảng dạy. Trên cơ sở
nghiên cứu lí thuyết, tác giả tiến hành thực nghiệm các biện pháp đánh giá quá trình hoạt động tự
200


Sử dụng đánh giá q trình góp phần nâng cao khả năng tự học cho sinh viên...

học của sinh viên trong học phần Thiết bị điện tử cho các khóa sinh viên K59, K60 và K61 chuyên
ngành Sư phạm kĩ thuật Cơng nghiệp.
Tăng cường hoạt động tự học theo nhóm
Mục tiêu của đánh giá q trình là thu thập thơng tin về hoạt động học tập, cũng như mức
độ và kết quả nhận thức của người học nhằm tạo ra những thay đổi trong quá trình dạy và học. Các
chuyên gia giáo dục khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp đặt câu hỏi, thảo luận nhóm và
xem đây là cơ hội để làm tăng kiến thức và nâng cao hiểu biết của người học [5]. Tuy nhiên đây là
đánh giá hoạt động tự học nên giảng viên cần khai thác triệt để vai trò của hoạt động trao đổi thảo
luận nhóm giúp sinh viên khơng chỉ tự đánh giá khả năng, mức độ nhận thức của bản thân, mà cịn
nhận đánh giá từ người học khác, đồng thời chính họ cũng đưa ra nhận xét đánh giá các bạn học
khác.
Trên cơ sở đó, trong q trình giảng dạy học phần Thiết bị điện tử phần nội dung mở rộng
chương 5 - Hệ thống thu và phát truyền hình, tác giả yêu cầu sinh viên làm bài tập lớn theo nhóm
từ 4 đến 5 người. Đầu tiên, dựa trên các chủ đề học tập đã được xác định sẵn, tác giả yêu cầu nhóm
sinh viên tự nghiên cứu một trong những nội dung đó hoặc có thể để họ tự chọn chủ đề phù hợp.
Tiếp đó, để định hướng việc tự học đạt kết quả tốt tác giả nêu rõ mục tiêu học tập, hình thức báo
cáo, các tiêu chí đánh giá và hệ thống trợ giúp khi cần thiết để sinh viên biết trước. Cuối cùng, tại
buổi báo cáo kết quả nghiên cứu, giáo viên sẽ lựa chọn ngẫu nhiên người trình bày của mỗi nhóm,
sinh viên được lựa chọn sẽ đại diện cho cả nhóm đóng vai là giáo viên, có nhiệm vụ truyền đạt các
thơng tin của bài nghiên cứu cho các bạn sinh viên khác nghe. Các bạn sinh viên khác trong lớp
phải có nhiệm vụ xem người thuyết trình đó như là một giáo viên, phải làm theo những yêu cầu
của họ và phải tham gia phát biểu ý kiến thảo luận. Sau báo cáo, các bạn học này phải tham gia ý

kiến đánh giá người thuyết trình, đánh giá chất lượng bài báo cáo của nhóm. Việc đánh giá hoạt
động tự học của sinh viên dựa theo kết quả làm việc của nhóm, sự trao đổi phản hồi giữa các nhóm
với nhau và với giáo viên. Thông qua phương pháp nghiên cứu làm việc theo nhóm, sinh viên tăng
tính chủ động học tập, rèn luyện khả năng nhìn nhận, đánh giá và khả năng chấp nhận chịu đánh
giá; còn giáo viên đánh giá kết quả tự học, nắm bắt những yếu kém trong nhận thức cũng như thái
độ học tập chưa phù hợp của sinh viên để có thể điều chỉnh, nhắc nhở cần thiết.
Xây dựng hệ thống mục tiêu và tiêu chí đánh giá của từng nội dung tự học
Một khi sinh viên hiểu được các mục tiêu học tập, các tiêu chuẩn đánh giá và có cơ hội nhìn
nhận lại những việc mình đã làm, họ thể hiện sự tiến bộ nhiều hơn những bạn học khác không hiểu
mục tiêu và tiêu chí đánh giá. Mỗi học phần cần xây dựng hệ thống mục tiêu và tiêu chí đánh giá
rõ ràng, đặc biệt cần cụ thể hóa mục tiêu và tiêu chí đánh giá các nội dung học tập tự học của sinh
viên.
Do đó trước khi tiến hành học học phần Thiết bị điện tử ngay đầu học kì, tác giả phổ biến
và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu học tập, nội dung học tập trên lớp và tự học, các tiêu chí về
kiểm tra đánh giá, hệ thống tài liệu tham khảo và trợ giúp khi cần thiết. Để hỗ trợ hiệu quả hơn
trong quá trình dạy học, tác giả tiến hành thiết kế bài giảng e-learning một số nội dung học phần
Thiết bị điện tử [6] phục vụ giảng dạy và tự học cho sinh viên, trong đó thể hiện rõ hệ thống mục
tiêu, hướng dẫn học tập cũng như các tiêu chí đánh giá.
Tăng cường các hoạt động cho bài kiểm tra, bài tập về nhà, viết tiểu luận. . . (tăng kiểm tra
định kì)
201


Nguyễn Thị Mai Lan

Bên cạnh các kĩ thuật được sử dụng trong lớp học, các bài kiểm tra và bài tập về nhà có
thể được sử dụng thường xuyên nếu các giảng viên phân tích được sinh viên đang đứng ở đâu nào
trong việc học tập và cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến khả năng và cách thức để nâng
cao thành tích học tập. Nghiên cứu của Black và Wiliam [3] đã chỉ ra sử dụng bài kiểm tra ngắn
thường xuyên sẽ tốt hơn các bài kiểm tra dài khơng thường xun. Giảng viên quản lí hoạt động

tự học của sinh viên bằng cách ra bài tập về nhà, đồ án, tiểu luận hay chuẩn bị nội dung thảo luận
trên lớp và sau đó kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của sinh viên. Cách thức thực hiện, giảng
viên có thể sử dụng thường xuyên phương pháp cho bài kiểm tra và bài tập về nhà nếu họ phân tích
được sinh viên đang đứng ở đâu trong việc học tập và cung cấp các phản hồi cụ thể liên quan đến
khả năng và cách thức để nâng cao thành tích học tập.
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, khi tiến hành giảng dạy học phần Thiết bị điện tử (3 tín
chỉ), tác giả sử dụng hệ thống các bài kiểm tra định kì thay cho một bài kiểm tra giữa kì theo qui
định. Hệ thống bài kiểm tra gồm: 02 bài kiểm tra ngắn không báo trước tùy vào điều kiện trên lớp
học để kiểm tra mức độ tiếp thu bài cũng như kết quả tự học các nội dung trước đó của sinh viên;
02 bài tập nộp sau hai tuần (nội dung tự học chương 1 - Dụng cụ đo lường vạn năng và chương 4
- Hệ thống thu và phát truyền thanh) để đánh giá hoạt động tự học sinh viên; 01 bài báo cáo kết
quả nghiên cứu theo nhóm (nội dung nghiên cứu mở rộng chương 5 - Hệ thống thu và phát truyền
hình) nhằm đánh giá khả năng tự nghiên cứu tổng hợp tài liệu, khả năng làm việc theo nhóm, trình
bày, trao đổi ý kiến; 01 bài kiểm tra kết thúc học phần được lấy ra từ ngân hàng câu hỏi. Thơng
qua kết quả kiểm tra định kì mà sinh viên biết mình đang ở cấp độ nào của mục tiêu kiến thức,
đồng thời kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng bài kiểm tra/ bài tập tăng dần theo số lần sinh
viên làm bài.

3.

Kết luận

Đào tạo theo tín chỉ chỉ có hiệu quả khi sinh viên biết tự học và nâng cao hiệu quả hoạt động
tự học của sinh viên chính là mang lại chất lượng loại hình đào tạo theo tín chỉ. Sử dụng thường
xuyên đánh giá quá trình trong đào tạo tín chỉ sẽ cung cấp thơng tin phản hồi tích cực về khả năng
học tập, tự học của sinh viên cho giảng viên và chính sinh viên đó được biết để tạo ra những thay
đổi có lợi cho việc học tập, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Việc nghiên cứu áp dụng thành
công các biện pháp đánh giá quá trình vào đánh giá hoạt động tự học của sinh viên trong học phần
Thiết bị điện tử là cơ sở khẳng định có thể áp dụng vào đánh giá tự học của sinh viên ở những học
phần có đặc điểm tương tự.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ames, C., 1992. Classrooms: Goals, structures, and student motivation. Journal of
Educational Psychology, 84 (3), pp. 261-271.
[2] Black, P., and Wiliam, D., 1998. Assessment and classroom learning. Assessment in
Education, 5 (1), pp. 7-74.
[3] Black, P. and Wiliam, D., 1998. Inside the black box: Raising standards through classroom
assessment. Phi Delta Kappan, 80 (2), pp. 139-148.
[4] Lê Thị Thu Liễu, 2009. Khái niệm đánh giá q trình (Trích dịch trong Assessment
and Evaluation của tác giả Carol Boston, ERIC Clearinghouse, Trường Đại học Maryland,
202


Sử dụng đánh giá q trình góp phần nâng cao khả năng tự học cho sinh viên...

College Par). Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
( />[5] Nguyen Hoai Nam, 2014. Utilizing the Active and Collaborative Learning Model in the
Introductory Physics Course. Journal of Education and Learning, 3 (3), pp. 108-124. DOI:
10.5539/jel.v3n3p108.
[6] Nguyễn Thị Mai Lan, 2013. Thiết kế và xây dựng bài dạy e-learning một số nội dung trong
học phần Thiết bị điện tử. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường SPHN-12-135, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
[7] Phạm Hồng Khoa, Lê Huy Hồng, 2010. Đánh giá q trình trong đào tạo bậc đại học. Kỉ
yếu hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên kĩ thuật tại các trường, khoa Sư
phạm kĩ thuật đáp ứng nhu cầu xã hội” của khoa Sư phạm Kĩ thuật trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, Hà Nội.
[8] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[9] Vispoel, W.P., and Austin, J.R., 1995. Success and failure in junior high school: A critical
incident approach to understanding students’ attributional beliefs. American Educational
Research Journal, 32 (2), pp. 377-412
ABSTRACT

Use of estimation to enhance self-study by students in credit educational systems
The credit system is at this time widely applied in universities and colleges in Vietnam. The
object of the credit system is to provide an education that meets the needs of learners. However,
this method is effective only when students engage in self-study. This article analyzes self-learning
activities and estimating the self-studying process of students in a credit system. The author
proposes ways to improve the efficiency in estimating the success of the self-studying process
of students following credit system.

203



×