Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm NHIỄM KHUẨN ở BỆNH NHÂN BỆNH máu được PHÁT HIỆN VI KHUẨN QUA NUÔI cấy VI SINH tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI đoạn 2016 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM MINH TUỆ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH
NHÂN BỆNH MÁU ĐƯỢC PHÁT HIỆN VI KHUẨN QUA
NUÔI CẤY VI SINH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM MINH TUỆ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH
NHÂN BỆNH MÁU ĐƯỢC PHÁT HIỆN VI KHUẨN QUA
NUÔI CẤY VI SINH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
Chuyên ngành: Huyết học - Truyền máu


Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Tùng


HÀ NỘI – 2019LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ của nhiều các Quý Thầy, Cô, các đồng nghiệp và các
tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Hà Nội cùng tồn bộ các
thầy cơ Bộ mơn Huyết học – Truyền máu Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tuấn
Tùng - người thầy đã hết lịng dạy bảo, dìu dắt, giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong học tập, nghiên cứu, cũng như tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong cuộc
sống và công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Khoa
Vi sinh bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến
q báu cho bản luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn người thân trong gia đình, các bạn bè thân thiết,
các đồng nghiệp đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng tơi
trong cuộc sống, trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng


Phạm Minh Tuệ

năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Minh Tuệ, học viên Cao học khóa 26 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Huyết học – Truyền máu, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy: TS. Nguyễn Tuấn Tùng
2. Công trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người viết cam đoan

Phạm Minh Tuệ


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC
BCTT

BN
HC
TC
RLST
LXM
NK
NKBV
NKH
VK
XQ
E. coli
A. baumannii
P. aeruginosa
S. aureus
S. pneumoniae
K. pneumoniae

Bạch cầu
Bạch cầu hạt trung tính
Bệnh nhân
Hồng cầu
Tiểu cầu
Rối loạn sinh tủy
Lơxêmi
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn huyết
Vi khuẩn
X quang
Escherichia coli

Acinetobacter baumannii
Pseudomonas aeruginosa
Staphylococcus aureus
Streptococcus pneumoniae
Klebsiella pneumoniae


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH


8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ thể con người ln có sự đấu tranh giữa hệ thống bảo vệ và các tác
nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm và các loại ký sinh trùng. Khi hệ
thống bảo vệ của cơ thể bị suy giảm thì các tác nhân dễ dàng tấn cơng gây
nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân.
Nhiễm khuẩn là biến chứng không mong muốn và thường gặp trong
khám chữa bệnh. Nhiễm khuẩn làm tăng > 2 lần tỷ lệ tử vong, thời gian nằm
viện và chi phí điều trị [1].
Mỗi loại vi sinh vật khác nhau gây nhiễm khuẩn ở những vị trí khác
nhau với biểu hiện lâm sàng theo vị trí tổn thương và tùy thuộc vào bệnh nền
của từng bệnh nhân. Vị trí nhiễm khuẩn hay gặp nhất là nhiễm khuẩn đường
hô hấp (67,4%) và tác nhân hàng đầu là các vi khuẩn Gram âm [2]. Để tìm

được căn nguyên gây nhiễm khuẩn cần phân lập được vi khuẩn từ bệnh phẩm
thông qua kỹ thuật nuôi cấy, qua đó làm kháng sinh đồ và lựa chọn kháng sinh
thích hợp nhất cho điều trị.
Tại bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhiễm
khuẩn bệnh viện và dịch tễ của các tác nhân gây nhiễm khuẩn [1], [2], [3],[4].
Tuy nhiên theo từng khoa điều trị, từng giai đoạn, từng bệnh mà đặc điểm
nhiễm khuẩn, tỷ lệ và cơ cấu các tác nhân gây nhiễm khuẩn sẽ khác nhau.
Trung tâm Huyết học – Truyền máu bệnh viện Bạch Mai chuyên điều trị các
bệnh về máu, tại đây có những bệnh nhân bệnh máu ác tính cần được điều trị
hóa chất nên tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch ở những bệnh nhân này


9
là khá phổ biến, cũng vì vậy nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn đặc biệt cao ở những bệnh nhân có giảm nặng bạch cầu hạt trung tính
[5].
Để có những hiểu biết về tình trạng nhiễm khuẩn tại trung tâm, góp
phần giúp bác sỹ lâm sàng có định hướng về loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
phục vụ cho chẩn đoán sớm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an tồn và hiệu quả,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn ở
bệnh nhân bệnh máu được phát hiện vi khuẩn qua nuôi cấy vi sinh tại
bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2016 – 2018” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bệnh máu được
phát hiện vi khuẩn qua nuôi cấy vi sinh tại Trung tâm Huyết học –
Truyền máu bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2016 đến tháng
12/2018.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa căn nguyên gây nhiễm khuẩn và một số
đặc điểm ở người bệnh bị bệnh máu ác tính.



10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHIỄM KHUẨN
1.1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn
Năm 1992, American College of Chest Physicians và Society of Critical
Care Medicine đã giới thiệu các định nghĩa về hội chứng đáp ứng viêm hê thống
(SIRS), nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, shock nhiễm khuẩn [6].
∗ Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS)
Đáp ứng viêm hệ thống khi bệnh nhân có từ 2 dấu hiệu sau đây trở lên:
+ Thân nhiệt > 38oC hoặc < 36 oC.
+ Nhịp tim > 90 lần/phút.
+ Nhịp thở > 20 lần/phút hoặc PaCO2 < 32mmHg.
+ BC > 12G/l hoặc < 4G/l hoặc BCTT chưa trưởng thành >10%.
∗ Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn đặc trưng bởi đáp ứng viêm tại chỗ với vi sinh vật (vi
khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) hoặc sự xâm nhập vào mô vô khuẩn bởi
những vi sinh vật này.
∗ Nhiễm khuẩn huyết: có bằng chứng nhiễm khuẩn và hội chứng đáp
ứng viêm hệ thống.
∗ Nhiễm khuẩn nặng: là nhiễm khuẩn có ảnh hưởng đến chức năng
các cơ quan hoặc giảm tưới máu mô.
∗ Sốc nhiễm khuẩn: là hạ huyết áp không đáp ứng với bù dịch đầy đủ
kèm với biểu hiện giảm tưới máu mô như nhiễm toan acid lactic, thiểu
niệu hoặc rối loạn thần kinh cấp tính.
1.1.2. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh có thể từ nội sinh hoặc ngoại sinh. Tác nhân nội sinh xuất
phát từ các quần thể sống hội sinh ở da bệnh nhân, đường tiêu hóa hoặc hô


11

hấp. Các tác nhân ngoại sinh được lây truyền từ các nguồn bên ngoài vào BN
sau khi bệnh nhân nhập viện [7].
Nhiều yếu tố góp phần làm tăng sự nhạy cảm với nhiễm khuẩn ở BN
nằm viện như các bệnh làm tổn thương hệ thống miễn dịch, các thuốc ức chế
miễn dịch, tuổi quá cao hoặc quá thấp, các nguyên nhân làm tổn thương hàng
rào bảo vệ vật chủ: tổn thương da, niêm mạc, bỏng, chấn thương, các thủ
thuật xâm lấn, các ống thông nội mạch, … [7], [8].
Nguồn ngoại sinh gây NKBV bao gồm: nhân viên y tế, BN khác, người
nhà, môi trường nhiễm bẩn (các trang thiết bị y tế, nước, khơng khí, đơi khi
do thuốc, …) [7].
1.1.3. Phương thức lây truyền
Có 5 đường lây truyền chính của các tác nhân: qua tiếp xúc, qua các
giọt nhỏ, đường khơng khí, qua thuốc, qua vector (vật trung gian truyền
bệnh). Một số tác nhân có thể lây truyền theo một hoặc nhiều con đường khác
nhau [9].
Lây truyền qua tiếp xúc xảy ra khi BN tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp
với nguồn bệnh như: khi BN đụng chạm vào các dụng cụ nhiễm bẩn, quần áo
bẩn hoặc bàn tay của nhân viên y tế không được rửa sạch. Lây truyền qua tiếp
xúc là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất. Tác nhân theo con được này
bao gồm các VK đa kháng, các tác nhân đường ruột như: E.coli, Salmonella,
A.baumannii, virus như: Adenovirus và Zoster virus [7], [9].
Lây truyền qua các giọt nhỏ: các giọt nhỏ tiết ra khi BN ho, hắt hơi, nói
chuyện, qua các thiết bị xâm nhập vào đường hô hấp như hút đờm, nội soi phế
quản. Các giọt nhỏ này chứa VK phân tán trong không khí và đọng lại trên kết


12
mạc, niêm mạc mũi hoặc miệng BN. Các tác nhân lây truyền theo con đường
này bao gồm Haemophilus influenzae type B, Neisseria meningitidis, virus
Influenza, Adenovirus, quai bị, Rubella, Parvovirus B19 [9].

Lây nhiễm qua đường khơng khí xảy ra khi BN hít phải các giọt nhỏ
hoặc các hạt bụi bị nhiễm mầm bệnh. Các tác nhân hay gặp là Mycobacterium
tuberculosis, virus sởi, virus thủy đậu [9].
Lây nhiễm qua dược phẩm khi thuốc hoặc dịch truyền bị nhiễm mầm
bệnh. Lây nhiễm qua vector có thể xảy ra, nhưng thường hiếm ở các nước
phát triển [9].
1.2. TÁC NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HAY GẶP
1.2.1. Vi khuẩn Gram âm
1.1.1.1. Escherichia coli
 Hình thể và tính chất sinh vật hóa học:

Hình 1.1. E.coli trên tiêu bản nhuộm Gram


13
Escherichia coli là trực khuẩn Gram âm thuộc họ vi khuẩn đường ruột,
kích thước dài ngắn khác nhau, trung bình dài 2-3 µm, rộng 0,5µm. Ở mơi
trường khơng thích hợp, trực khuẩn có thể dài như sợi chỉ. Một số ít chủng
có vỏ, hầu hết có lơng và di động, không sinh nha bào. E.coli phát triển dễ
dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Sau 24 giờ, tạo thành
khuẩn lạc dạng S (trịn lồi, nhẵn, bóng). E. coli có khả năng lên men nhiều
loại đường và có sinh hơi. Hầu hết E. coli đều lên men lactose và sinh hơi,
trừ E. coli trơ (inactive) không hoặc lên men rất chậm [10].
 Khả năng gây bệnh:
Dựa vào tính chất gây bệnh E.coli được chia thành các loại:
-

Nhóm E.coli gây bệnh EPEC (Enteropathogenic E.coli)
Nhóm E.coli sinh độc tố ruột ETEC (Enterotoxic E.coli)
Nhóm E.coli xâm nhập EIEC (Enteroinvasive E.coli).

Nhóm E.coli gây tiêu chảy chủ yếu ở trẻ em do bám vào màng nhày

của ruột non và tiết ra độc tố: EAEC (Enteroadherent E.coli).
- Nhóm E.coli gây chảy máu đường ruột EHEC (Enterohaemorrgagic
E.coli).
E. coli là thành viên thuộc vi hệ bình thường của đường tiêu hóa, chiếm
tỷ lệ cao nhất trong số các VK hiếu khí (khoảng 80%). Tuy nhiên, E. coli
cũng là VK gây bệnh quan trọng, nó đứng đầu trong các VK gây tiêu chảy,
viêm đường tiết niệu, viêm đường mật; đứng hàng đầu trong các căn nguyên
gây NKH [10].
1.2.1.1. Klebsiella


14
Klebsiella là vi khuẩn có trong các nguồn nước, một số chủng cộng
sinh ở đường ruột của người hoặc ở đường hơ hấp trên. Klebsiella có nhiều
lồi khác nhau; trong đó, Klebsiella pneumoniae là lồi thường gây bệnh cho
người [11].


15
 Hình thể và tính chất sinh vật hóa học:

Hình 1.2. Klebsiella pneumoniae trên tiêu bản nhuộm Gram
Klebsiella là một trong những chi quan trọng của họ VK đường ruột.
Klebsiella là trực khuẩn Gram âm, thường đứng thành đôi, không có lơng nên
khơng có khả năng di động, có vỏ dày, kích thước có thể gấp 2 – 3 lần tế bào
vi khuẩn. Klebsiella lên men nhiều loại đường thường có sinh hơi [12].
 Khả năng gây bệnh:
Klebsiella có trong hệ VK bình thường ở ruột người trưởng thành, với

số lượng nhỏ (dưới 102 VK/ 1 gam phân), có thể có ở đường hơ hấp trên một
số người. Klebsiella chủ yếu gây bệnh cơ hội, ở cộng đồng hoặc trong bệnh
viện – là một trong các căn nguyên gây NKBV thường gặp.
Hầu hết các cơ quan đều có thể bị NK do Klebsiella. Nó có khả năng
gây NKH, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm xoang, NK tiết niệu, áp xe
gan… [12].


16
1.2.1.2. Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là trực khuẩn mủ xanh) là một
trong những vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được
tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo. Vi
khuẩn không chỉ phát triển trong mơi trường khơng khí bình thường, mà cịn
có thể sống trong mơi trường có ít khí oxy, do đó có thể cư trú trong nhiều
mơi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này phát triển bằng rất nhiều các
hợp chất hữu cơ; trong cơ thể, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho nên nó
lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch [11].
 Hình thể và tính chất sinh vật hóa học:

Hình 1.3. Pseudomonas aeruginosa trên tiêu bản nhuộm Gram
P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) là trực khuẩn Gram âm, thẳng hoặc
hơi cong nhưng khơng xoắn, hai đầu trịn, có một lông duy nhất ở một cực.
Các pili của trực khuẩn P. aeruginosa dài khoảng 6 nm, là nơi tiếp nhận nhiều


17
loại phage và giúp cho VK gắn vào bề mặt của tế bào vật chủ. Trực khuẩn mủ
xanh không sinh nha bào [13].


Hình 1.1. Hình ảnh trực khuẩn mủ xanh trên kính hiển vi điện tử
x200.000
P. aeruginosa dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trên
thạch máu, khuẩn lạc có dạng S, càng để lâu khuẩn lạc càng trở nên dẹt, khơ
và có xu thế lan ra. Trên thạch thường, khuẩn lạc có màu xanh và mơi trường
xung quanh khuẩn lạc cũng xanh do VK sản sinh ra sắc tố pyocyanin và
pyoverdin [14].
Cũng như các loài Pseudomonas khác, hầu hết các chủng này sử dụng
nhiều hợp chất hữu cơ đơn lẻ làm nguồn cung cấp năng lượng. Loài này
chuyển hóa glucose và các đường khác qua chu trình oxy hóa [13], [14].
 Khả năng gây bệnh:
P. aeruginosa thường có mặt trong mơi trường, nhất là trong nước, là
loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch (tự


18
nhiên hoặc mắc phải), hoặc bị mắc các bệnh ác tính hay mạn tính hoặc dùng
lâu dài corticoid,… thì dễ bị nhiễm khuẩn nội sinh hoặc ngoại sinh [13].
Nhiễm khuẩn huyết do P. aeruginosa trước kia khá hiếm. Tuy nhiên,
ngày nay do tăng số lượng BN nằm viện nhạy cảm với các loại NK cơ hội nên
tỷ lệ NKH do P. aeruginosa khoảng 5 – 20%. Tỷ lệ tử vong liên quan đến
NKH do P. aeruginosa từ 17 – 78% và thường được cho là khoảng 34 – 48%,
mặc dù rất khó để phân biệt nguyên nhân tử vong do NKH hay do các bệnh
nằm lâu [13].
1.2.1.3. 1.2.1.4. Acinetobacter
Giống Acinetobacter là một thành viên của họ Moraxellaceae, bao gồm
25 nhóm tương đồng về ADN hoặc kiểu gen. Chỉ có 10 lồi đã được chính
thức đặt tên, trong đó hai lồi phổ biến nhất được phân lập từ các mẫu bệnh
phẩm là: A.baumannii và A.lwoffii [11].
 Hình thể và tính chất sinh vật hóa học:



19
Hình 1.5. Hình thể Acinetobacter trên tiêu bản nhuộm Gram
A. baumannii là các VK được tìm thấy phổ biến trong đất, nước và môi
trường. Chúng cũng dễ dàng được phân lập từ da, họng và nhiều dịch tiết của
người khỏe mạnh và cũng là tác nhân gây NK ở người. Về mặt hình thể,
chúng là các cầu trực khuẩn, bắt màu Gram âm, không di động. VK mọc dễ
dàng trên các môi trường thông thường. Khuẩn lạc nhẵn, đôi khi hơi nhầy,
màu hơi xám trắng [15].
 Khả năng gây bệnh:
Acinetobacter đóng vai trị quan trọng trong nhiều NK cơ hội và
NKBV. Các yếu tố nguy cơ thuận lợi cho NKH và nguồn lây phổ biến là VK
từ bệnh nhân bị viêm phổi, sang chấn, phẫu thuật, đặt catheter, … Sự suy
giảm miễn dịch hoặc thiểu năng hô hấp lúc vào viện là tăng nguy cơ NKH lên
3 lần. Nằm viện lâu ngày, đặt sonde và sử dụng kháng sinh cephalosporin thế
hệ ba trước đó đều là những yếu tố nguy cơ của việc VK cư trú và nhiễm
trùng do Acinetobacter, do vậy làm tăng nguy cơ NKH do Acinetobacter. Tỷ
lệ NKH do Acinetobacter xếp thứ hai sau viêm phổi và tiên lượng phụ thuộc
nhiều vào bệnh nền của bệnh nhân [15].
1.2.1.4. 1.2.1.5. Các Enterobacteriaceae khác
Ngồi các VK nói trên, cịn có rất nhiều thành viên trong họ VK đường
ruột có khả năng gây bệnh ở người với các mức độ quan trọng khác nhau.
Phần lớn NKH do những VK này thường gặp trong NKBV, nhiễm khuẩn cơ
hội. Nghiên cứu của tác giả Mỹ Lazaron và Barke cho thấy tỷ lệ NKH do
Enterobacteriaceae ngày càng có chiều hướng gia tăng [16].


20
1.2.2. Vi khuẩn Gram dương

1.1.1.1. Staphylococcus
Tụ cầu khuẩn (tiếng Anh: Staphylococcus có nguồn từ tiếng Hy lạp
staphyle nghĩa là chùm nho) là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào
có đường kính khoảng 1 μm, khơng di động và sắp xếp theo mọi hướng và
thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho.
Trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm
chính: tụ cầu có men coagulase và tụ cầu khơng có men coagulase.
 Tụ cầu có enzym coagulase
Nhờ men coagulase này mà trên mơi trường ni cấy có máu, vi khuẩn
tạo nên các khuẩn lạc màu vàng. Do vậy vi khuẩn này còn gọi là tụ cầu vàng.
Các vi khuẩn quan trọng của nhóm này là:
- Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu vàng
- Staphylococcus intermedius
 Tụ cầu khơng có enzym coagulase
Do khơng có men coagulase nên trên mơi trường ni cấy có máu,
khuẩn lạc có màu trắng ngà. Trên lâm sàng thường gọi các vi khuẩn này là tụ
cầu trắng. Các vi khuẩn nhóm này có thể kể:
- Staphylococcus epidermidis
- Staphylococcus saprophyticus
- Staphylococcus haemolyticus
- Staphylococcus capitis
- Staphylococcus simulans


21
- Staphylococcus hominis
- Staphylococcus warneri
- Cùng 16 chủng tụ cầu khuẩn khác khơng hiện diện ở người.
 Tụ cầu vàng:


Hình 1.6. S.aureus trên tiêu bản nhuộm Gram
S. aureus là những cầu khuẩn đứng thành hình chùm nho, bắt màu
Gram dương, khơng có lơng, khơng nha bào, thường khơng có vỏ. Tụ cầu
vàng thuộc loại dễ nuôi cấy. Trên môi trường thạch thường, tạo thành khuẩn
lạc dạng S. Sau 24 giờ ở 37 oC, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh. Trên
môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hồn tồn.
Trên mơi trường canh thang, tụ cầu vàng làm đục mơi trường, để lâu có thể
lắng cặn [17].
Khả năng gây bệnh: S. aureus thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả


22
ở da. VK này gây bệnh cho người bị suy giảm sức đề kháng hoặc chúng có
nhiều yếu tố độc lực. Tụ cầu vàng là VK thường gây NKH nhất. Do chúng
gây nên nhiều loại nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn ngoài da, từ đấy
VK xâm nhập vào máu gây nên NKH. Đây là một nhiễm khuẩn rất nặng. Từ
NKH, tụ cầu vàng đi tới các cơ quan khác nhau và gây nên các ổ áp xe (gan,
phổi, não, tủy xương, …) hoặc viêm nội tâm mạc. Có thể gây nên các viêm
tắc tĩnh mạch. Một số nhiễm trùng khu trú này trở thành viêm mạn tính như
viêm xương [17].
 Tụ cầu coagulase (-)
Tụ cầu coagulase (-) là một nhóm VK mà vài trị quan trọng của nó
trong y học nổi trội lên trong ba thập kỷ qua. Chúng có vị trí nổi bật trong
NKBV, thường gặp khi cấy máu.
Về đặc điểm sinh học, chúng là các cầu khuẩn Gram dương, đứng
thành từng đám như chùm nho, không có lơng, khơng nha bào, catalase (+),
coagulase (-), một số chủng có vỏ mỏng. Các tụ cầu coagulase (-) liên quan
đến người bao gồm: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus capitis,
Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus hominis… [17].
Khả năng gây bệnh: Nhiễm trùng quan trọng nhất của tụ cầu coagulase

(-) là sau can thiệp y tế vào dưới da. NKBV do tụ cầu coagulase (-) chiếm 5 –
10% thập niên 1980, đã tăng lên 25 – 30% thập niên 1990 trong tổng số
NKBV. Hiện nay NKBV do tụ cầu coagulase (-) đóng vai trị dẫn đầu trong
NKBV ở nước Mỹ [17].
1.2.2.1. Streptococcus


23
Liên cầu (Streptococcus) được Billroth mô tả lần đầu tiên vào năm 1874
sau khi phân lập từ mủ các tổn thương và các vết thương nhiễm trùng. Năm
1880, L. Pasteur phân lập được liên cầu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết.
Streptococcus là một giống của các cầu khuẩn Gram dương. Tế bào
phân chia xảy ra cùng một trục đơn nên vi khuẩn có dạng hình chuỗi, vì thế
mà có tên liên cầu (từ Hy Lạp streptos στρεπτος, có nghĩa là giống như một
chuỗi). Trái ngược với sự phân chia của tụ cầu theo nhiều hướng khác nhau
và tạo ra hình thể như chùm nho của tế bào. Streptococcus có enzym oxidase,
catalase âm tính và hơ hấp hiếu kỵ khí tùy tiện [11].
Năm 1984, nhiều sinh vật trước đây được coi là Streptococcus đã được
tách ra thành các giống Enterococcus và Lactococcus .
 Hình thể và tính chất sinh vật hóa học:


24
Hình 1.7. Liên cầu trên tiêu bản nhuộm Gram
Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương, đường kính khoảng
0,6 - 0,8 µm, xếp liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và
có thể đứng với nhau thành từng đôi hoặc từng đám. Liên cầu không có lơng,
khơng di động, khơng sinh nha bào, bắt màu Gram (+) và một số lồi có vỏ.
Liên cầu khơng có enzym catalase, khơng bị ly giải bởi muối mật, nhưng để
phân biệt các loại liên cầu khác nhau thì phải dựa trên một số tính chất sinh

hóa, cụ thể ở bảng sau:
Nhóm

A

B

C

Vi khuẩn

S. pyogenes

S. agalactiae

S. equi

E. faecalis
Enterococci

S. bovis
Non enterococci

Tan máu

β

β

β


α→γ

α→γ

α

Bacatracin test

+

-

-

-

-

-

CAMP test

-

+

-

-


-

-

-

-

+

+

-

Không mọc

Không mọc

Mọc

Không mọc

Không mọc

Thuỷ phân bile
esculin
Môi trường 6%
Không mọc
NaCl


D

K, H, N
S. salivarius
S. sanguis
S. mitis

o
Mọc ở 10 C

Không mọc

Không mọc

Không mọc

Mọc

Không mọc

Không mọc

o
Mọc ở 45 C

Không mọc

Không mọc


Không mọc

Mọc

Khơng mọc hoặc
mọc

Khơng mọc

 Khả năng gây bệnh:
Liên cầu nhóm A ( Streptococcus pyogenes):
Liên cầu nhóm A là những cầu khuẩn Gram dương, tan máu hoàn toàn
beta, thường xếp thành những chuỗi dài ngắn khác nhau, không di động, đôi


25
khi có vỏ [18].
Liên cầu nhóm A là nhóm liên cầu gây bệnh quan trọng nhất ở người. Các
nhiễm khuẩn tại chỗ do liên cầu nhóm A chiếm 15 – 30% các căn nguyên gây
viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phổi, … Từ những ổ nhiễm
khuẩn tại chỗ, bệnh nhân có thể bị NKH, viêm màng trong tim cấp [18].
Liên cầu nhóm viridans:
Các liên cầu tan máu khơng hồn tồn alpha gồm nhiều lồi khác nhau
thường cư trú ở miệng. Mặc dù các loài liên cầu này khơng giữ vai trị gây
bệnh quan trọng như liên cầu nhóm A nhưng dơi khi chúng cũng là tác nhân
gây nên một số bệnh cho người và động vật như: viêm họng, viêm phổi, viêm
màng trong tim, NKH, v.v… Theo nghiên cứu của Phạm Văn Ca ở bệnh viện
Bạch Mai, tỷ lệ NKH do Streptococcus nhóm viridans trong các bệnh tim
mạch chiếm 30 – 40% [3], nguyên nhân hàng đầu của viêm nội tâm mạc là
Streptococcus nhóm viridans [19].

Liên cầu nhóm D (Enterococci)
Là một thành viên của hệ VK bình thường ở đường ruột. Tuy nhiên
Enterococci có thể gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, NKH. Liên cầu
nhóm D thường gây nhiễm khuẩn ở BN bỏng [20]. Ở bệnh viện Bạch Mai,
theo Đào Tuyết Trinh tỷ lệ Streptococcus nhóm D ở các BN NKH là 3,9%
[21].
NKH do liên cầu thường trên cơ sở bệnh lý tim mạch, sản khoa, sơ
sinh, … [22]. Liên cầu là tác nhân hay gặp nhất gây ra NKH mà có sự liên


×