Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HUY NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 33 trang )

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 24 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH HUY NAM

4.1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
4.1.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
4.1.1.1. Yếu tố kinh tế
- Mức tăng trưởng kinh tế: Giá cả hàng hoá giảm do kinh tế toàn cầu suy thoái
giúp hạ nhiệt lạm phát, song đồng thời cũng làm chậm đà phát triển của các nền
kinh tế xuất khẩu hàng hóa như Việt Nam, hiện là quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu
vượt quá 70% GDP. Vì vậy, “cán cân rủi ro đang chuyển từ lạm phát sang các
nước phát triển” (IMF). Theo dự báo của IMF, năm 2009, nền kinh tế của các
nước phát triển sẽ bị suy thoái (- %), mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là
5%, giảm từ 6.23% của năm 2008. Mức tăng trưởng 6.23% của năm 2008 thấp
hơn đáng kể so với 8.5% của năm 2007, và là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ
năm 1999.
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
NĂM (2004-2008)
0
5
10
15
20
25
2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Tỷ lệ %
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát

(Nguồn:Niên giám của tổng Cục thống kê)


Hình 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm (2004-2008)
- Lạm phát: Theo niên giám của tổng cục thống kê lạm phát Việt Nam cao nhất
Đông Nam Á và tỷ lệ lạm phát cao dần. Cao nhất là năm 2008 có lúc tỷ lệ lạm
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 25 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
phát Việt nam cao gấp đôi Indonexia. Giai đoạn từ 2000-2005 lạm phát Việt
Nam có tỷ lệ là 6,6 % cao hơn 2,1% so với các nước phát triển (4,5%). Tỷ lệ lạm
phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng tăng. Đồng thời, khi chi phí đầu vào tăng
lên do lạm phát thì giá bán đầu ra cũng sẽ tăng lên tương ứng. Như vậy, tác động
của lạm phát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh
hưởng theo. Đặc biệt trong năm 2008 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Lãi suất ngân hàng: Đây là yếu tố không kém phần quan trọng đối với các
doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng nó quyết định việc đầu tư của các doanh
nghiệp. Lãi suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc đầu tư
vào sản xuất. Lãi suất thấp sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô
sản xuất. Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với chính sách
kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Vì vậy mà trong những năm qua Ngân hàng
Nhà Nước không ngừng điều chỉnh lãi suất cơ bản theo sự biến động của thị
trường. Tuy nhiên đối với lãi suất cho vay thì ngày càng tăng nên các doanh
nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tìm nguồn vốn để đầu tư.
- Giá xăng dầu: Giá dầu thô trên thế giới cứ tăng trung bình 102 USD/thùng và
cao nhất là tháng 6 năm 2008 lên gần tới 140 USD/thùng (Global Financial
Data). Vì vậy làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá xăng dầu trong nước. Gây khó
khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Nhưng trong những tháng cuối năm 2008
giá dầu giảm nhưng vẫn còn cao.
- Tỷ giá hối đoái: Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu thì tỷ giá hối đoái luôn
là vấn đề quan tâm. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 9%,

vượt xa mức thay đổi quanh 1% những năm gần đây, trong khi đồng USD vẫn
chiếm tỷ trọng chi phối trong thanh toán quốc tế (khoảng 70%) ( theo thống kê
của Bộ Công Thương). Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái
chiều trong nửa đầu năm 2008 (giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến
ngay sau đó), gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp.
4.1.1.2. Yếu tố xã hội
- Nguồn nhân lực: Đây là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
Nước ta có nguồn nhân lực lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 26 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
thông nhiều. Đối với Đồng bằng sông Cửa Long có rất ít tr ường đào tạo ngành
nghề mà các doanh nghiệp cần. Nên việc đào tạo nguồn nhân lực rất tốn thời
gian và chi phí.
- Tâm lý của người dân Việt nam thích tiêu dùng nhưng điều kiện sống
ngày càng cao họ càng chi tiêu nhiều hơn. Nhưng họ vẫn có tâm lý là nghĩ
hàng ngoại lúc nào cũng tốt hơn. Vì vậy hàng hóa trong nước bị ảnh hưởng
tâm lý của người tiêu dùng.
4.1.1.3. Yếu tố chính phủ và chính trị
- Nước ta là một quốc gia có nền chính trị ổn định nhất Châu Á. Đây là điều
kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo sự quan
tâm cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Xuất khẩu thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc
dân của nước ta. Do đó mà được Chính Phủ và Nhà nước quan tâm khuyến
khích phát triển. Đặc biệt trong năm 2008, giá cả xăng dầu tăng nên làm cho
tàu thuyền không ra khơi đánh bắt. Vì vậy mà doanh nghiệp không có nguồn
nguyên liệu đầu để chế biến. Nên Chính phủ đã đưa ra Quyết định 289/CP về
việc hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân. Đây là động lực không những khuyến khích

các ngư dân chăm lo làm ăn mà còn giúp các doanh nghiệp tăng cường chế
biến.
- Luật doanh nghiệp không ngừng sửa đổi và bổ sung ngày hoàn thiện hơn
để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên
vẫn còn một số quy định và thủ tục rườm rà như là trong lĩnh vực hải quan đã
gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi làm thủ tục.
4.1.1.4. Yếu tố tự nhiên
- Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài rất thuận lợi cho các
doanh nghiệp chế biến thủy sản và tỉnh Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng
điều đó. Với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú đã cung cấp nguồn nguyên
liệu đầu vào cho các công ty chế biến thủy sản.
- Tuy nhiên khi các công ty chế biến thủy sản thành lập thì làm cho môi
trường bị ô nhiễm vì nước thải của các nhà máy chế biến. Phần lớn do các
công ty không có hệ thống xử lý nước thải. Ông Vũ Ngọc Phước (trưởng đoàn
thanh tra tỉnh Kiên Giang) cho biết qua kiểm tra bảy doanh nghiệp điều không
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 27 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
có hệ thống xử lý nước thải. Mà cho tràn ra Cảng làm cho môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó thì thời tiết cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của công ty.
Ảnh hưởng của các cơn bão làm cho tàu thuyền không ra khơi đánh bắt nên
công ty không có nguồn nguyên liệu đầu vào để thực hiện những hợp đồng
xuất khẩu có giá trị lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Tóm lại, yếu tố tự nhiên vừa tạo điều kiện thuận lợi nhưng cũng có những
bất lợi cho doanh nghiệp sản xuất. Do đó các doanh nghiệp phải biết sử dụng
và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4.1.1.5. Yếu tố công nghệ
Ngày nay khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng. Do đó mà việc áp

dụng khoa học công nghệ vào đời sống và sản xuất rất là cần thiết. Áp dụng
khoa học công nghệ giúp cho quá trình sản xuất đươc nhanh chóng, đồng thời
tránh được tụt hậu để có thể cạnh tranh các đối thủ. Định hướng phát triển của
nước ta đến năm 2010 trở thành nước công nghiệp. Vì vậy mà việc áp dụng
công nghệ của các doanh nghiệp được Chính phủ ủng hộ và khuyến khích. Đối
với những doanh nghiệp càng về sau thì tiến bộ của công nghệ cao hơn so với
doanh nghiệp trước đây. Ngày nay khi nước ta hội nhập thì yếu tố công nghệ
luôn được quan tâm nhiều hơn không những cạnh tranh trong nước và cả khu
vực.
4.1.2. Các yếu tố môi trường vi mô
4.1.2.1. Nhà cung ứng
- Khi nói đến các nhà cung ứng ta chỉ nghĩ là cung ứng nguyên vật liệu và
thiết bị máy móc. Bên cạnh đó thì còn các nhà cung ứng vốn và lao động. Tuy
nhiên các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào rất là quan trọng. Đối với công ty
Huy Nam thì nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu mua lại các chủ vựa. Các nhà
cung ứng của công ty thì nhiều nhưng không có nhà cung ứng lớn. Do đó mà
công ty tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc thu mua. Tuy nhiên các nhà
cung ứng này vẫn duy trì mối quan hệ tốt với công ty từ khi công ty thành lập. Tỷ
lệ các nhà cung ứng công ty Huy Nam như sau:
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 28 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
Nhà cung ứng của công ty TNHH Huy Nam
14%
9%
13%
8%
14%
16%

26%
Hoàng Minh Đông
Bùi Thị Như Ý
Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Hữu Vĩnh
Lê Thị Thanh Vân
Nguyễn Văn Tư
Khác

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Huy Nam)
Hình 6: Các nhà cung ứng của công ty TNHH Huy Nam
+ Chủ vựa chiếm tỷ lệ lớn nhất của công ty là Nguyễn Văn Tư chiếm 16% . Bên
cạnh đó thì chủ vựa Lê Thi Thanh Vân và Hoàng Minh Đông chiếm 14%,
Nguyễn Văn Thành chiếm 13%. Đây là các chủ vựa có mối quan hệ lâu dài với
công ty từ khi công ty thành lập. Công ty luôn thanh toán tiền đầy đủ và đúng
hẹn nên được các chủ vựa hài lòng và gắn bó với công ty.
+ Nhà cung ứng Bùi Như Ý chiếm 9% và Nguyễn Hữu Vĩnh chiếm 8%. Đây là
hai nhà cung ứng mới của công ty nhưng chiếm tỷ lệ khá lớn. Bên cạnh đó thì
còn các nhà cung ứng khác chiếm tỷ lệ khá lớn là 26%. Vì các nhà cung ứng của
công ty nhiều nhưng mỗi công ty chiếm tỷ lệ nhỏ nên công ty ít khi bị thiếu hụt
nguyên liệu lớn.
Tóm lại công ty nên giữ mối quan hệ tốt tất cả các nhà cung ứng mà đặc biệt là
nhà cung ứng Văn Tư, Thanh Vân và Minh Đông. Bên cạnh đó tìm thêm nhà
cung ứng mới để công ty có thêm nguồn nguyên liệu đầu vào.
- Nhà cung ứng vốn: Nguồn cung ứng thứ hai của công ty là các ngân hàng.
Do làm ăn có uy tín nên được sự tín nhiệm của các ngân hàng rất cao. Hiện nay
công ty đang giao dịch với sáu ngân hàng: Vietcombank, Saccombank, Ngân
hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Eximbank, ngân hàng phát triển Kiên
Giang, ngân hàng NN và PTNT Kiên Giang. Việc trả nợ của công ty luôn đúng
thời hạn nên được các ngân hàng cho vay thêm và gia hạn nợ đầu tư vào sản xuất

để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 29 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
- Nhà cung ứng thứ ba của công ty là nguồn nhân lực. Tỉnh Kiên Giang có
nguồn lực lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Nên đối với
những ngành nghề mà công ty cần thì phải gởi đi đào tạo. Do đó mà tốn nhiều
thời gian và chi phí. Tuy nhiên đối với lao động phổ thông tham gia sản xuất là
nhiều nhưng không ổn định vì chủ yếu là dân nhập cư. Nên đây là yếu tố gây khó
khăn cho công ty. Vì khi mới nhận công nhân vào đào tạo thành nghề thì thời
gian ngắn họ nghĩ phải tuyển thêm nhân viên mới nên lại tiếp tục đào tạo nữa.
4.1.2.2. Khách hàng
Công ty chủ yếu xuất khẩu trực tiếp. Nên việc tìm thị trường xuất khẩu còn
hạn chế. Thị trường chủ yếu là Châu Âu, Nhật, Nga, và các thị trường khác. Do
đó dễ bị tồn động hàng hóa khi các thị trường này giảm nhập khẩu. Trong những
năm qua thì các thị trường này có giảm. Cơ cấu các doanh thu theo các thị trường
như sau:
Bảng 4: CƠ CẤU DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG
(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Huy Nam)
- Thị trường Châu Âu chiếm khoảng trên 36,30% doanh thu năm 2008 của
công ty. Đây là khách hàng truyền thống và gắn bó với công ty từ khi công ty
thành lập. Tuy nhiên năm 2008 doanh thu giảm nhưng chủ yếu do tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới. Đồng thời đây là thị trường yêu cầu về an toàn thực
phẩm rất cao.
- Thị trường Nhật: Đây cũng là khách hàng truyền thống và khó tính của công
ty chiếm 29,31% doanh thu năm 2008, trong năm 2007 thị trường này giảm chỉ
Thị
trường
xuất

khẩu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Châu Âu 1.893 4.863 43,35 1.636 4.678 43,86 1.187 3.799 36,30

Nhật 618 3.271 29,16 427 2.714 25,45 594 3.066 29,31
Nga 659 1.613 14,38 163 437 4,09 455 1.320 12,62
Khác 625 1.471 13,11 894 2.837 26,60 762 2.278 21,77
Tổng 3.795 11.218 100 3.119 10.666 100 2.999 10.461 100
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 30 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
còn 25.45%. Trong 3 năm qua thị trường này tương đối ổn định. Vì vậy mà cần
phải giữ uy tín với khách hàng này đồng thời nâng giá trị để xuất khẩu nhiều hơn.
- Thị trường Nga: Thị trường này chiếm khoảng 12,62% trong năm 2008. Đây
không phải là con số nhỏ, mặc dù trong thời gian gần đây Nga kiểm soát rất
nghiêm ngặt khi các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt nam.
- Thị trường khác như Singapo, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc,
Mỹ,…chiếm 21,77% năm 2008 nhưng kim ngạch xuất khẩu của mỗi thị trường
này tuy thấp nhưng góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Hai thị trường mới
nhất đối với công ty đó là thị trường Úc và Mỹ. Thị trường Mỹ là thị trường rộng
lớn và nhu cầu tiêu dùng cao, công ty khó khăn tiếp xúc các thị trường này vì vậy
mà công ty tạo mối quan hệ tốt để giữ chân những khách hàng. Hai thị trường
này chủ yếu nhập khẩu tôm đông.
Tóm lại, qua phân tích yếu tố khách hàng của công ty TNHH Huy Nam ta
thấy khách hàng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
công ty đó là thị trường Châu Âu và Nhật. Bên cạnh đó hai thị trường: Úc và Mỹ
mới tham gia là thị trường tiềm năng của công ty. Vì vậy công ty phải tăng chất
lượng sản phẩm đồng thời tạo ra sự đa dạng để có mối quan hệ bền vững và lâu
dài.
4.1.2.3. Các đối thủ cạnh tranh
a) Các đối thủ trong tỉnh
Bảng 5: CÁC CÔNG TY XUẤT KHẨU THỦY SẢN UY TÍN Ở KIÊN GIANG


STT Tên Công ty Kim ngạch xuất khẩu (USD)
1. Công ty XNK thủy sản Kisimex 26.237.257
2. Công ty TNHH Huy Nam 10.653.376
3. Công ty TNHH Kiên Hùng 7.905.719
(Nguồn: Bộ Công thương)



www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 31 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
Bảng 6: Điểm mạnh và điểm yếu các công ty thủy sản uy tín ở Kiên Giang

STT Tên công ty Điểm mạnh Điểm yếu
1 Công ty XNK thủy sản
Kisimex
- Uy tín lâu năm
- Sản phẩm đa dạng
- Kim ngạch xuất khẩu
lớn
- Tài chính vững mạnh
- Không có sản
phẩm đặc trưng

2 Công ty TNHH Huy Nam - Năng lực sản xuất
cao
- Có sản phẩm đặc
trưng.
- Thiết bị hiện đại

- Sản phẩm
chưa đa dạng
- Nguồn vốn
hạn hẹp
- Mới thành lập
3 Công ty TNHH Kiên Hùng - Chi phí quản lý thấp
- Có chính sách đào tạo
nhân viên.

- Mới thành lập
- Năng lực sản
xuất thấp
(Nguồn: Nhận định của Phòng kinh doanh)

Qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các công ty thủy sản Kiên Giang ta
thấy: Về kim ngạch xuất khẩu công ty đứng thứ 2 chỉ sau công ty xuất nhập khẩu
thủy sản Kisimex. Các đối thủ cạnh tranh có sản phẩm đa dạng và nguồn tài
chính vững mạnh nên thuận lợi cho việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên các đối thủ cạnh tranh còn một số hạn chế không có sản phẩm đặc trưng và
năng lực sản xuất còn thấp. Vì vậy trong tương lai công ty tìm nguồn tài chính
đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hơn
nữa.


www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 32 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
b) Các đối thủ trong nước
Bên cạnh các công ty thủy sản trong tỉnh thì còn các công ty thủy sản trong

nước. Các công ty xuất khẩu hàng đầu là NAVICO, ARIFISH CO, Minh Phú
seafood, Hùng Vương seafoods, Cafatex,..Các công ty này này năng lực sản xuất
nhiều và uy tín. Nên việc cạnh tranh gay khó khăn cho các công ty mới gia nhập
ngành. Do đó mà công ty cần phải chú trọng nâng chất lượng và cải tiến sản
phẩm. Cụ thể các doanh nghiệp này được Bộ Công thương lựa chọn là doanh
nghiệp xuất khẩu uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu lớn.
Bảng 7: CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

STT Tên Công ty Kim ngạch xuất khẩu (USD)
1. Công ty NAVICO 181.081.619
2. Công ty cổ phần thủy hải sản Minh Phú 144.990.000
3. Công ty cổ phần Hùng Vương 75.166.225
4. Công ty TNHH CPTS & XNK Quốc Việt 74.740.000
5. Công ty cổ phần Vĩnh Hòa 74.398.976
6. Công ty cổ phần CBTS & XNK Cà Mau 72.015.288
7. Công ty cổ phần thủy sản Minh Hải 63.015.288
(Nguồn: Bộ Công thương)

4.1.2.4. Sự đa dạng của sản phẩm
Ngày nay xã hội phát triển nhu cầu của con người đòi hỏi càng cao. Không
dừng lại ở ăn ngon mặt đẹp mà còn chú trọng vào chất lượng. Do đó để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng thì trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cao cấp chế
biến từ tôm, ghẹ, cá…xuất hiện. Bên cạnh đó thì còn những sản phẩm cá basa, cá
tra,…Trong khi công ty ta chủ yếu là sản phẩm mực đông, vì vậy cần phải nâng
chất lượng sản phẩm và tạo ra sự đa dạng để theo kịp với thị trường. Tuy nhiên
đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn đặt lên hàng đầu.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 33 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt

4.1.3. Lập ma trận SWOT
4.1.3.1. Liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
a) Điểm mạnh
- Công ty TNHH Huy Nam ở Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên
Giang là địa điểm thuận lợi cho công ty thu mua nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nên
công ty ít tốn thời gian để vận chuyển nguyên liệu về kho.
- Công ty thành lập được 5 năm, mặc dù đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh
nghiệm nhưng mà tất cả nhân viên đều nhiệt tình và có trách nhiệm với công
việc.
- Công ty luôn giữ uy tín với khách hàng, nên quan hệ giữa khách hàng và
công ty có mối quan hệ tốt.
- Mặc dù mới thành lập nhưng với sự phấn đấu và nổ lực không ngừng của
toàn thể nhân viên công ty, công ty đã đạt được thành tích như 3 năm liền được
bộ công thương lựa chọn và công bố doanh nghiệp xuất khẩu uy tín. Đây là điểm
mạnh để công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.
- Công ty luôn bán hàng đúng giá, chất lượng và độ tin cậy cao nên được
người tiêu dùng tín nhiệm và duy trì quan hệ hợp tác lâu dài.
- Công ty tập trung chế biến những sản phẩm mực chủ yếu nên sản phẩm
được chú trọng nhiều hơn, chất lượng được chú trọng nên có khả năng cạnh tranh
với các công ty cùng ngành.
b) Điểm yếu
- Do công ty mới thành lập nên đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm.
- Nguồn nguyên liệu thu mua còn hạn hẹp.
- Công ty chưa tìm hiểu rõ thị trường nên chi phí mua nguyên vật liệu còn cao
làm cho công ty khó cạnh tranh với các công ty cùng ngành.
- Do công ty còn non trẻ và chưa đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm nên thị
trường xuất khẩu còn hạn hẹp.
- Nguồn ngân quỹ của công ty còn hạn hẹp.
c) Cơ hội
- Trong những năm gần đây thì sự phát triển nhanh chóng của tỉnh, đặc biệt là

đối với ngành thủy sản thì đây là cơ hội tốt cho công ty trong thời gian sắp tới.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 34 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
- Nền kinh tế chính trị ổn định nên tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp sản
xuất.
- Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống ngày càng thay đổi. Khi
thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng lên người ta chú trọng tới ăn ngon mặc đẹp
hơn. Do đó trong giai đoạn này công ty tăng cường chế biến những mặc hàng
có giá trị là cơ hội tốt cho công ty.
- Đa số các doanh nghiệp khác chế biến rất nhiều sản phẩm, trong khi đó
công ty phần lớn chế biến Mực nên công ty sẽ có ưu thế hơn khi cạnh tranh
trên thị trường với các công ty cùng ngành.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
d) Thách thức
- Khi được Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng khu Công nghiệp và khu
Cảng cá Tắc Cậu nhằm tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp
trong và ngoài tỉnh đầu tư trong lĩnh vực ngành thuỷ hải sản. Các doanh
nghiệp mọc lên thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt
hơn.
- Với những khách hàng khó tính thì sản phẩm không những ngon mà phải
đảm bảo chất lượng, mẫu mã. Do đó để đáp ứng những khách hàng này doanh
nghiệp cần phải chú trọng về nhiều mặt của sản phẩm.
- Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm như tôm đông, Cá đông,…nên sản
phẩm dễ bị thay thế.
- Nguồn nguyên liệu mua vào không ổn định vì nguyên liệu được đánh bắt
ngoài biển mang về nên phụ thuộc vào thời tiết.
- Ngành thủy sản Việt Nam, dù hội nhập quốc tế khá sớm, có nhiều kinh
nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá, nhưng vẫn dễ bị tổn thương sau khi

Việt Nam trở thành thành viên của (WTO). Do đó đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ bị tác động mạnh mẽ hơn.




www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 35 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt
4.1.3.2. Chiến lược và giải pháp thực hiện

Điểm mạnh (S)
S1: Vị trí công ty thuận
lợi cho việc thu mua
nguyên vật liệu.
S2: Đội ngũ nhân viên
nhiệt tình và có trách
nhiệm.
S3: Có mối quan hệ tốt
với khách hàng.
S4: Công ty được bộ
công thương lựa chọn và
công bố là doanh nghiệp
xuất khẩu uy tín 3 năm
liền.
S5: Công ty luôn bán
hàng đúng sản phẩm,
chất lượng và độ tin cậy
cao.

S6: Sản phẩm đặc trưng
Điểm yếu (W)
W1: Công ty mới thành
lập nên đội ngũ nhân
viên còn thiếu kinh
nghiệm
W2: Nguyên vật liệu thu
mua còn hạn hẹp
W3: Chi phí mua nguyên
liệu còn cao
W4: Thị trường xuất
khẩu còn hạn hẹp.
W5: Nguồn quỹ còn hạn
chế
W6: Chưa chú trọng đến
việc quảng cáo sản phẩm.

Cơ hội (O)
O1: Ngành thủy sản đang có
tiềm năng phát triển.
O2: Nhu cầu xã hội về sản
phẩm của công ty ngày càng
cao.
O3: Nền kinh tế chính trị Việt
Nam ổn định
O4: Công ty chủ yếu chế biến
sản phẩm mực nên có kinh
nghiệm. Trong khi đó đối thủ
Chiến lược SO
1. S

1,2,3
+ O
1,3
: Đẩy
mạnh sản xuất sản
phẩm để cung cấp
liên tục cho khách
hàng hiện tại đồng
thời tìm thêm thị
trường xuất khẩu
mới.
2. S
4,5,6
+ O
2,4,5
: Chiến
lược phân khúc thị
Chiến lược WO
1. W
1,2
+ O
1
: Đào
tạo đội ngũ nhân viên
về trình độ chuyên
môn.
2. W
2,3
+ O
2,3

: Mở
rộng thị trường thu
mua nguyên liệu ra
các tỉnh lân cận, đồng
thời có mối quan hệ
bền vững để ổn định
giá.
www.kinhtehoc.net

Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam
GVHD:Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 36 SVTH: Hồ Thị Bích Nguyệt










cạnh tranh có nhiều sản phẩm.
O5: Khoa học công nghệ ngày
càng phát triển
trường: tăng cường
chế biến những mặt
hàng giá trị cao cho
những khách hàng có
nhu cầu cao.


3. W
4,6
+ O
4,5
: Giới
thiệu sản phẩm lên
trang Web và quảng
cáo ra thị trường nước
ngoài.
Thách thức (T)
T1: Sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay
gắt
T2: Đòi hỏi chất lượng ngày
càng cao của khách hàng
T3: Sự đa dạng của sản phẩm
trên thị trường nên sản phẩm
dễ bị thay thế.
T4: Nguồn nguyên liệu không
ổn định.
T5: Việc mở cửa hội nhập.
Chiến lược ST
1. S
1,2,4,5
+ T
1,2,3
: Giữ
vững phương châm của
công ty và phấn đấu để
nhận được danh hiệu

doanh nghiệp sản xuất
giỏi.
2. S
3,6
+ T
4,5
: Xây
dựng kế hoạch kinh
doanh chủ động nguồn
nguyên liệu để làm sản
phẩm giá trị cao.

Chiến lược WT
1. W
1,2,3
+ T
1,3
: Giảm các
chi phí khác để giá
thành giảm, thậm chí
không có lợi nhuận.
2. W
4,5,6
+ T
4,5
: Đi vay
nợ để dự trữ nguyên
liêu.
3. W
1,3

+ T
2
: Nâng chất
lượng mặt hàng có giá
trị đồng thời tăng giá.
www.kinhtehoc.net

×