Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ngoại giao quốc phòng của việt nam giai đoạn 1996 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
-----o0o-----

HOÀNG HẢI

NGOẠI GIAO QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1996 - 2018

HUẾ, 05/2019


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 6
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 7
5. Nguồn tài liệu .......................................................................................................... 8
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 8
7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO CƠNG TÁC ĐỐI NGOẠI QUỐC
PHỊNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2018 .......................................... 10
1.1. Khái niệm quốc phòng và ngoại giao quốc phòng của Việt Nam ..................... 10
1.2. Sự chuyển biến của tình hình khu vực và thế giới ............................................. 11
1.3. Truyền thống ngoại giao của Việt Nam ............................................................. 14
1.4. Vị trí địa-chiến lược và sự gia tăng vị thế quốc tế của Việt Nam ...................... 17
1.5. Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trước năm 1996 ..................................... 20


1.6. Sự thay đổi tư duy quốc phịng và chính sách đối ngoại quốc phịng của Việt
Nam từ năm 1996 đến nay ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. CHUYỂN BIẾN TRONG CƠNG TÁC ĐỐI NGOẠI QUỐC
PHỊNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2018 .......................................... 24
2.1. Giai đoạn hoàn thiện tư duy đối ngoại quốc phòng (1996 - 2001) .................... 25
2.2. Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trong những năm 2001 - 2011 .............. 29
2.2.1. Mở rộng và tăng cường hoạt động đối ngoại quân sự ................................... 30

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

i

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
2.2.2. Bước đầu đặt nền tảng cho ngoại giao kinh tế quốc phòng ........................... 34
2.2.3. Tiếp tục phát triển và thiết lập các lĩnh vực hợp tác quốc phòng mới ........... 37
2.3. Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2018 .................. 39
2.3.1. Phát triển ngoại giao quân sự lên tầm cao mới .............................................. 39
2.3.2. Quan hệ kinh tế quốc phịng có vai trị ngày càng gia tăng ........................... 46
2.3.3. Nâng cao tính hiệu quả của các cơ chế hợp tác quốc phòng khác ................. 48
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGOẠI GIAO QUỐC PHÒNG CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2018 ....................................................... 52
3.1. Những đặc điểm của ngoại giao quốc phòng Việt Nam .................................... 52
3.2. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra ....................................................... 55
3.2.1. Thành tựu và hạn chế ...................................................................................... 55
3.2.2. Những vấn đề đặt ra ........................................................................................ 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... i

I- Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................... i
II- Tài liệu tiếng nước ngoài ...................................................................................... iv
III- Tài liệu internet tiếng Việt .................................................................................... v
PHỤ LỤC ............................................................................................................... viii

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

ii

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG NƯỚC NGỒI

TIẾNG VIỆT

AACC

ASEAN Air Chiefs Conference

Hội nghị Tư lệnh Khơng quân
ASEAN

AARM

ASEAN Armies Rifle Meet


Giải bắn súng quân dụng Quân
đội các nước ASEAN

ACAMM

ASEAN Chiefs of Army
Multilateral Meeting

Hội nghị Tư lệnh Lục qn
ASEAN

ACDFIM

ASEAN Chiefs of Defence
Forces Informal Meeting

Hội nghị khơng chính thức Tư
lệnh lực lượng quốc phòng các
nước ASEAN

ADMM

ASEAN Defence Ministers
Meeting

Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN

ADMM+


ASEAN Defence Ministers
Meeting Plus

Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng

ASEAN Foreign Ministers

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao

Meeting

ASEAN

APEC

Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á-Thái Bình Dương

ARF

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn Khu vực ASEAN

ASEAN


Association of South East Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

BRI

Belt and Road Initiative

BRICS

Brazil, Russia. India, China,
South Africa.

Các nền kinh tế lớn mới nổi

CISM

Conseil International du Sport
Militaire

Hội đồng Thể thao Quân sự
quốc tế

AMM

Sáng kiến Một vành đai, Một
con đường


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

iii

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
EC

European Commission

Ủy ban Châu Âu

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

G20

Group 20

Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

Humanitarian Assistance and

Diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và

Disaster Relief/Military

Cứu trợ thảm họa của Quân y

Medicine

các nước

HADR/MM

Mạng các Cơ quan Nghiên cứu

NADI

Network of Asean Defence and
Security Institutions

PAMS

Pacific Armies Management
Seminar

Hội thảo Quản lý Lục quân

Thái Bình Dương

Prisoners of war/Missing in

Vấn đề tù binh chiến tranh và
người Mỹ mất tích trong Chiến

POW/MIA

action

Chiến lược quốc phòng và an
ninh ASEAN

tranh Việt Nam.

RIMPAC

Rim of the Pacific

Tập trận hải quân quốc tế Vành
đai Thái Bình Dương

SNG

Sodruzhestvo Nezavisimykh
Gosudarstv

Cộng đồng các Quốc gia Độc
lập


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

iv

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước những chuyển biến ngày càng phức tạp của bối cảnh quốc tế và khu
vực đương đại, ngoại giao Việt Nam nói chung trong những năm cuối thế kỉ XX,
đầu thế kỉ XXI đang có những thay đổi trên tất cả các lĩnh vực nhằm thích nghi với
sự chuyển động của thời cuộc. Trong hồn cảnh đó, ngoại giao quốc phịng với tư
cách là một bộ phận không thể tách rời, cũng có những bước phát triển mới tương
ứng với sự phát triển chung của nền ngoại giao Việt Nam. Sự phát triển này được
biểu hiện một cách tồn diện trên góc độ lý luận và thực tiễn. Về lý luận, nội hàm
khái niệm ngoại giao quốc phòng được mở rộng với nhiều vấn đề mới, không chỉ
đơn thuần là ngoại giao quân sự. Về thực tiễn, công tác đối ngoại quốc phòng tiếp
tục được mở rộng, tăng cường với những đối tác truyền thống cùng nhiều đối tác
mới mà trước đây ngoại giao quân sự chưa có tác động tới. Mặc dù ở thời điểm hiện
tại, ngoại giao quốc phịng khơng phải là một trong những trụ cột của ngoại giao
Việt Nam gồm: chính trị - kinh tế - văn hóa - vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài,
nhưng ngoại giao quốc phịng đang có xu hướng phát triển, gia tăng vai trị cũng
như vị trí của mình, hồn tồn có thể trở thành trụ cột mới trong tương lai. Điều đó
đặt ra những vấn đề cần làm rõ như: sự phát triển của ngoại giao quốc phòng Việt
Nam trong phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài diễn ra như thế nào? Đặc điểm
của ngoại giao quốc phòng Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2018 ra sao? Và ngoại
giao quốc phòng Việt Nam trong khoảng thời gian đó có vai trị, đóng góp gì cho

nền ngoại giao chung của Việt Nam? Chính sự phát triển khơng ngừng của đường
lối chỉ đạo, công tác thực hiện ngoại giao quốc phòng của Việt Nam từ năm 1996
đến năm 2018 đang tạo ra những khoảng trống trong việc giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu này.
Về góc độ khoa học, nghiên cứu “Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai
đoạn 1996 - 2018” nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá một cách đa chiều về
đường lối ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực
đương đại. Qua đó, đề tài góp phần nhất định trong việc tìm hiểu đường lối ngoại
giao nói chung của Việt Nam và lĩnh vực ngoại giao quốc phịng nói riêng; góp
thêm một cách nhìn mới về đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước tới những
nhà nghiên cứu và mọi người đọc có quan tâm.
Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh đương đại, Việt Nam đang liên tục có những
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

1

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
điều chỉnh về chính sách đối ngoại nói chung và ngoại giao quốc phịng nói riêng.
Để thích ứng với những biến đổi mới của thế giới, việc nghiên cứu về ngoại giao
quốc phòng ở mỗi thời điểm khác nhau đều mang lại những thành quả khác nhau.
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2018 mà đề tài đang hướng đến cũng khơng ngoại
lệ. Qua đó phần nào sẽ tìm ra những vấn đề còn tồn tại trong đường lối ngoại giao
quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần đặt tiền đề cho cơng tác
nghiên cứu ngoại giao quốc phòng các giai đoạn sau.
Với những yêu cầu mang tính khoa học và thực tiễn như vậy đã thôi thúc tác
giả lựa chọn vấn đề “Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân Khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử

Thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở trong nước, việc nghiên cứu chính sách quốc phịng, chính sách ngoại giao
của Việt Nam nói chung đã và đang được đẩy mạnh tại các cơ quan, tổ chức cũng
như cá nhân các nhà nghiên cứu độc lập. Từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi
mới, thuật ngữ “ngoại giao quốc phòng” bắt đầu được sử dụng từ những năm cuối
thế kỉ XX, thay thế cho thuật ngữ “ngoại giao quân sự”, thể hiện bước phát triển
mới về tư duy quốc phịng của Việt Nam. Từ đó, cơng tác nghiên cứu ngoại giao
quốc phịng được thúc đẩy nhanh chóng với nhiều lĩnh vực khác nhau.
Liên quan đến các thơng tin mang tính chất tiền đề cho giai đoạn nghiên cứu
của đề tài khóa luận, tác giả Nguyễn Văn Lượng với cơng trình “Quốc phịng Việt
Nam trong những năm đầu đất nước Đổi mới (1986 - 1996)” đã góp phần chỉ ra một
số vấn đề trong cơng tác đối ngoại quân sự của Việt Nam trước năm 1996. Cơng
trình “Tư tưởng quốc phịng Việt Nam” của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân
sự đã khái lược các vấn đề lí luận về tư tưởng quốc phịng nói chung của Việt Nam
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, góp phần làm rõ sự kế thừa và phát triển trong
tư tưởng quốc phòng Việt Nam đương đại.
Một số cơng trình nghiên cứu quan trọng hàng đầu liên quan trực tiếp đến
vấn đề nghiên cứu của khóa luận bao gồm: “Một số vấn đề về công tác đối ngoại
quốc phòng Việt Nam” là cuốn sách tổng hợp các bài nghiên cứu, bài phát biểu của
tác giả Nguyễn Huy Hiệu. Bản thân tác giả - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu
nguyên là Thứ trưởng Bộ Quốc phịng phụ trách cơng tác đối ngoại quốc phòng của
Việt Nam giai đoạn 1998 - 2011. Ở cuốn sách này, tác giả Nguyễn Huy Hiệu đã nêu
bật những nội dung cốt lõi của công tác đối ngoại quốc phịng của Việt Nam trong
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

2

SV: HOÀNG HẢI



Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
khoảng thời gian ông đương nhiệm đến năm 2006. Do vậy, các bài viết của ơng có
giá trị tham khảo rất lớn đối với đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Ngoại giao quốc
phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018”. Một cuốn sách quan trọng khác
nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh công tác đối ngoại quốc phịng của Việt Nam
cần nói đến là “Hoạt động đối ngoại quân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do
tác giả - Trung tướng Phạm Thanh Lân làm chủ biên. Cuốn sách là sản phẩm tổng
kết lại Hội thảo Khoa học: “Nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại quân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng tổ chức, bao
gồm 24 bài viết của 24 tác giả đã đóng góp rất nhiều trong việc nghiên cứu nền tảng
lý luận của cơng tác đối ngoại qn sự. Ngồi ra, các tác giả đã góp phần làm rõ
nhiều vấn đề thực tiễn không chỉ ở công tác đối ngoại quân sự mà bước đầu đã đề
cập đến các hoạt động đối ngoại về kinh tế và văn hóa của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chỉ dừng lại ở năm 2009, bởi vậy những
kết quả nghiên cứu bước đầu này còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu thêm trong bối
cảnh hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam đã và đang thay đổi nhanh
chóng. Cơng trình nghiên cứu “Quốc phịng Việt Nam trong quá trình Đổi mới
(1986 - 2005” (đề tài nghiên cứu cấp Bộ nghiệm thu và xuất bản năm 2006) của Bộ
Quốc phịng tiếp tục mang đến những thơng tin khái qt chung về quốc phịng Việt
Nam, trong đó đã phác thảo qua một vài nét về công tác đối ngoại quốc phòng của
đất nước từ năm 1986 đến năm 2005. Các cơng trình quan trọng này đã nghiên cứu,
tổng kết về chính sách quốc phịng nói chung và cơng tác đối ngoại quốc phịng nói
riêng, phần nào làm rõ được một số vấn đề của hoạt động ngoại giao quốc phịng
Việt Nam cho đến năm 2009.
Bên cạnh đó, rất gần gũi với hướng nghiên cứu của Khóa luận “Ngoại giao
quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018, tại Học viện Ngoại giao Việt Nam
đã có hai Luận văn Thạc sĩ gồm: Luận văn “Đối ngoại quốc phòng của Việt Nam từ
sau Chiến tranh lạnh đến nay” của tác giả Chu Xuân Tuấn hoàn thành và bảo vệ
năm 2011; Luận văn “Đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới”
được hoàn thành và bảo vệ năm 2012 của tác giả Hoàng Thị Thêm. Hai tác giả trên

đã có những đóng góp khác nhau trong việc nghiên cứu cơng tác đối ngoại quốc
phịng ở cả góc độ đa phương lẫn song phương. Tác giả Chu Xuân Tuấn đã có đóng
góp tập trung trong việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác đối ngoại
quốc phịng. Tác giả Hồng Thị Thêm đã góp phần đưa ra những dự báo, định
hướng cho hoạt động hợp tác quốc tế về quốc phòng của Việt Nam. Tuy nhiên, lĩnh
vực được nghiên cứu chủ yếu của hai tác giả này vẫn tập trung trong hợp tác quân
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

3

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
sự đơn thuần.
Trong công tác nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc phòng, Cục Kinh tế, Bộ
Quốc phòng đã xuất bản cuốn sách có tựa đề “Quân đội trên mặt trận sản xuất xây
dựng kinh tế - 60 năm hành trình cùng đất nước”. Đây là một cuốn tuyển tập các
cơng trình nghiên cứu của nhiều cán bộ, sĩ quan về công tác sản xuất kinh tế của
Quân đội nhân dân Việt Nam kể từ năm 1956 cho đến năm 2016. Các tác giả đã có
đóng góp rất lớn trong việc mô tả lịch sử 60 năm làm kinh tế và phần nào đó đã có
những gợi mở về công tác đối ngoại trên lĩnh vực kinh tế của Quân đội nhân dân
Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về tổng thể nền ngoại giao chung của Việt Nam
mà ngoại giao quốc phòng là một bộ phận cấu thành thì khơng thể khơng nhắc đến
các nhà nghiên cứu uy tín như: tác giả Vũ Dương Ninh với cơng trình nghiên cứu
“Lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam 1940 - 2010”, tác giả Vũ Dương Hn
với cơng trình “Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam”, tác giả Phạm
Quang Minh với cơng trình “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986 2010)”… Các công trình nghiên cứu tổng quan về ngoại giao Việt Nam của họ ít
nhiều đều có nhắc đến các vấn đề liên quan đến cơng tác ngoại giao quốc phịng của

Việt Nam đương đại. Ngoài ra, nhiều tác giả khác ở trong nước cũng có khơng ít
các bài viết trên các tạp chí chun ngành, ít nhiều có những đóng góp trong việc
nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao quốc phịng của Việt
Nam nói riêng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu kể trên đều đã khái quát được những
vấn đề cơ bản trong chính sách quốc phịng, cơng tác đối ngoại quốc phịng của Việt
Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên về mặt thời gian nghiên cứu, các cơng trình
này đều chưa tái hiện được đầy đủ các vấn đề về ngoại giao quốc phòng của Việt
Nam trong giai đoạn 1996 - 2018. Các tác giả vẫn chưa mơ tả được một cách tồn
vẹn những bước phân dòng mới và những ưu điểm của các ngành hẹp thuộc lĩnh
vực ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trong thời đại mới.
Ở ngồi nước, chính sách ngoại giao quốc phòng của Việt Nam được các nhà
nghiên cứu quốc tế khá quan tâm, nhất là trong bối cảnh cục diện thế giới đang có
những chuyển biến lớn. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia được quan
tâm nhất ở khu vực Đông Nam Á từ các nước lớn trên thế giới. Nổi bật trong số các
nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng của Việt Nam có các tác giả như:
Giáo sư người Australia Carlyle A. Thayer thường xun có những cơng
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

4

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
trình nghiên cứu, phân tích về quốc phịng Việt Nam trên các tờ báo, tạp chí khác
nhau. Đáng chú ý có cơng trình nghiên cứu “Vietnam’s Defence Diplomacy and Its
Impact on Foreign Policy”, ở đó, tác giả đã khái quát được bức tranh đối ngoại quốc
phòng của Việt Nam với các quốc gia có vai trị nổi bật. Ơng cũng dành khá nhiều
sự quan tâm đến hoạt động đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN

trong giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh. Ngoài ra, tác giả Carlyle A. Thayer cịn có
khá nhiều các bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế nói về chính sách quốc phịng
nói chung và hoạt động đối ngoại quốc phịng cả song phương lẫn đa phương nói
riêng của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức trên thế giới.
Nhà nghiên cứu Adlinna Abdul Alim cũng là một tác giả có sự quan tâm đặc
biệt đến tình hình quốc phịng của các nước ASEAN trên các tạp chí quốc tế như tạp
chí Quốc phịng châu Á. Trong bài viết “ASEAN Boosting Maritime Fleet”, nhà
nghiên cứu này đã phân tích q trình tăng cường lực lượng Hải quân của các nước
ASEAN, trong đó ít nhiều đã đề cập đến những chuyển biến trong q trình hiện đại
hóa Hải qn của Việt Nam thời gian qua.
Một số nhà nghiên cứu người Nga như tác giả Dmitry Bokarev, ơng đã góp
phần làm rõ quan hệ quân sự giữa Việt Nam với Nga thông qua bài viết “Ongoing
Russo-Vietnamese Military Cooperation Ensures Regional Stability” đăng trên Tạp
chí New Eastern Outlook. Tác giả V.N.Kolotov trong cơng trình nghiên cứu “Vòng
cung bất ổn Á-Âu và ảnh hưởng của nó tới an ninh Việt Nam” đã nghiên cứu cụ thể
tình hình bất ổn tại vịng cung Đơng Á và quan hệ của Nga với các quốc gia tại khu
vực này. Trong đó, Việt Nam là một đối tượng nghiên cứu quan trọng. Điều này
cũng góp phần lý giải vì sao các hoạt động đối ngoại quốc phòng của Việt Nam là
cần thiết nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Tuy nhiên, phần lớn các tác giả nói trên chỉ tiếp cận tới một phần nào đó
trong cơng tác ngoại giao quốc phòng của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu này
thường đánh giá các vấn đề liên quan đến Việt Nam thơng qua quan điểm, ý chí dân
tộc của họ. Ngoài ra, sự hạn chế trong thời gian nghiên cứu của các cơng trình này
cũng để lại những thiếu sót cần phải bổ sung. Do vậy, các cơng trình nghiên cứu đó
chưa nhìn nhận, đánh giá được một cách toàn diện những đặc trưng cũng như những
biến đổi trong chính sách ngoại giao quốc phịng của Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu như trên vừa đem lại những điều kiện thuận lợi nhưng
cũng mang đến những thách thức cho tác giả kế thừa và phát triển quá trình nghiên
cứu theo quan điểm của mình trong việc thực hiện Khóa luận tốt nghiệp: “Ngoại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ


5

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018”.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tái hiện, phân tích cũng như đánh giá sự chuyển biến mới từ tư duy
quân sự đơn thuần sang tư duy quốc phịng tồn diện, đa dạng hóa, đa phương hóa
trong đường lối ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2018.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam
giai đoạn 1996 - 2018” bao gồm các vấn đề cụ thể sau:
- Những tiền đề tác động tới đường lối ngoại giao quốc phòng của Việt Nam
trong giai đoạn được nghiên cứu.
- Nội dung, sự biến đổi của ngoại giao quốc phòng của Việt Nam từ năm
1996 đến năm 2018.
- Những đánh giá về ngoại giao quốc phòng Việt Nam giai đoạn 1996 2018.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu đường lối ngoại giao
quốc phịng nói chung, biểu hiện qua cơng tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam
đối với các nước (trong đó tập trung vào các nước lớn trên lĩnh vực ngoại giao quân
sự, đồng thời có sự quan tâm nhất định đến các quốc gia nhỏ, tầm trung trong các
lĩnh vực ngoại giao quốc phịng khác); các khu vực có tác động quan trọng với Việt
Nam ứng với khoảng thời gian được nghiên cứu.
Về thời gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm
1996 đến năm 2018. Ở Việt Nam, thời gian này tương ứng với năm nhiệm kỳ lãnh

đạo đất nước từ Đại hội VIII đến Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm
1996 là thời điểm Việt Nam bước đầu xây dựng tư duy quốc phịng tồn diện của
mình so với tư duy qn sự đơn thuần của thời kì trước đó. Điều đó được đặt nền
tảng vững chắc bởi đường lối hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam và
những thành tựu ngoại giao đặc biệt của đất nước trong năm 1995.
Về vấn đề nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu những thay đổi trong
đường lối ngoại giao quốc phòng, sự phân dòng mới trong ngoại giao quốc phịng

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

6

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
của Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài đi sâu vào phân tích cơng tác đối ngoại quốc
phịng của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và thế giới trong giai đoạn
1996-2018, tập trung vào các nước lớn, các nước có vai trị nổi bật và có tác động
quan trọng đối với Việt Nam.
Do hai khái niệm “đối ngoại quốc phịng” và “ngoại giao quốc phịng” có
nội hàm tương đương nhau, được Bộ Quốc phòng Việt Nam sử dụng linh hoạt trong
nhiều văn kiện, tài liệu. Vì vậy, trong đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Ngoại giao quốc
phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018” tác giả cũng xin được sử dụng linh
hoạt hai khái niệm này với ý nghĩa tương đương.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở quan điểm khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng
cùng Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao và quân sự. Đây là nền tảng lý luận cơ
bản nhất đối với cơng tác nghiên cứu nói chung ở Việt Nam và cách tiếp cận vấn đề
của tác giả cũng không nằm ngoài nền tảng khoa học này.

Phương pháp nghiên cứu cơ bản nhất được tác giả sử dụng là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, đề tài sẽ tái hiện các vấn đề
trong đường lối ngoại giao quốc phòng của Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ XX
tới hai thập niên đầu thế kỉ XXI, tương ứng với mỗi giai đoạn, bối cảnh lịch sử với
những đặc trưng riêng của nó. Với phương pháp logic, đề tài sẽ khái quát hóa, hệ
thống hóa sự phát triển cũng như biến đổi trong đường lối ngoại giao quốc phòng
của Việt Nam trong giai đoạn này. Phương pháp logic cũng được thể hiện thông qua
sự hợp lí, chặt chẽ trong việc sắp xếp các vấn đề theo các trình tự nhất định.
Bên cạnh đó, đề tài đã bước đầu sử dụng cách tiếp cận của phương pháp hệ
thống - cấu trúc thể hiện cụ thể như sau: Một là, xem xét ngoại giao quốc phòng là
một bộ phận trong hệ thống ngoại giao chung; Hai là, phân tích, làm rõ các bộ phận
cấu thành nên ngoại giao quốc phòng của Việt Nam; Ba là, xem xét quan hệ quốc
phòng của Việt Nam với các chủ thể khác trong hệ thống quan hệ quốc tế nhiều
tầng nấc nói chung.
Ngồi ra, để củng cố hệ thống luận cứ, luận chứng và làm tăng tính khách
quan, tạo một góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các
phương pháp như: phương pháp định tính - định lượng; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê và một số phương pháp
nghiên cứu liên ngành khác.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

7

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
5. Nguồn tài liệu
Khóa luận “Ngoại giao quốc phịng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018”
tập trung nghiên cứu thông qua các nguồn tài liệu sau:

- Nguồn tư liệu gốc gồm: các Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc của Đảng
Cộng sản Việt Nam các khóa VIII, IX, X, XI và XII; Sách Trắng Quốc phòng Việt
Nam các năm 1998, 2004, 2009 của Bộ Quốc phòng; Sách Xanh Ngoại giao Việt
Nam của Bộ Ngoại giao; một số nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc
phòng, cùng các tư liệu hồi kí, bài phát biểu của các cá nhân lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước và Qn đội nhân dân Việt Nam.
- Các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có
liên quan đến vấn đề “Ngoại giao quốc phịng của Việt Nam giai đoạn 1996 2018”.
- Nguồn tài liệu tham khảo đặc biệt số ra hàng ngày của Thông tấn xã Việt
Nam.
- Nguồn tài liệu từ các tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước, các bài báo
trên các trang mạng chính thống tại Việt Nam, cũng như các tờ báo có uy tín cao
của nước ngồi.
Đề tài sử dụng chủ yếu nguồn tài liệu tiếng Việt hoặc đã được dịch sang
tiếng Việt. Số lượng các tài liệu tiếng nước ngồi cịn chiếm tỉ lệ hạn chế do khả
năng ngoại ngữ có hạn của tác giả.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp một phần nhỏ trong việc làm rõ bước phát triển tư duy quốc
phịng tồn diện của Việt Nam, thể hiện thơng qua sự đa dạng hóa, đa phương hóa
trong đường lối ngoại giao quốc phịng trong bối cảnh đương đại; làm rõ quá trình
mở rộng về nội hàm của cơng tác đối ngoại quốc phịng và sự gia tăng vai trò của
ngoại giao quốc phòng Việt Nam trong tổng thể nền ngoại giao chung của đất nước
trong giai đoạn 1996 - 2018; đánh giá những thành tựu đáng chú ý cùng những vấn
đề gai góc trong cơng tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam ở giai đoạn này, đặc
biệt là công tác đối ngoại trên lĩnh vực kinh tế của Quân đội nhân dân Việt Nam,
một điều hầu như chưa có những cơng trình cụ thể đi sâu vào nghiên cứu. Qua đó,
đề tài góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu dòng chảy lịch sử của đường lối ngoại
giao nói chung của Việt Nam.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ


8

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
Thơng qua việc phân tích những biểu hiện mới của cơng tác đối ngoại trên
các lĩnh vực quốc phịng trong giai đoạn 1996 - 2018, đề tài khóa luận rút ra được
những đặc tích cơ bản của ngoại giao quốc phòng Việt Nam trong khoảng thời gian
được đề cập. Qua đó góp phần bổ sung một góc nhìn cho việc nghiên cứu đường lối
ngoại giao nói chung của Việt Nam.
Cuối cùng, khóa luận tốt nghiệp này có những đóng góp nhất định trong
cơng tác khai thác tư liệu liên quan đến lĩnh vực ngoại giao quốc phòng của Việt
Nam giai đoạn 1996 - 2018.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
đề tài bao gồm ba chương cơ bản:
- Chương 1. Những tiền đề cho công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam
giai đoạn 1996 - 2018
- Chương 2. Chuyển biến của ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai
đoạn 1996 - 2018
- Chương 3. Đánh giá chung về ngoại giao quốc phòng của Việt Nam từ năm
1996 đến năm 2018
Huế, tháng 05 năm 2019
Tác giả

Hoàng Hải

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ


9

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
CHƯƠNG 1.
NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1996 - 2018
1.1. Khái niệm quốc phòng và ngoại giao quốc phòng của Việt Nam
Thông qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, khái niệm “Quốc phòng” được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2018 có nội dung như
sau: “Quốc phịng là cơng cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của tồn dân
tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm
nịng cốt” [38;tr.8]. Có thể hiểu rằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc ở đây dàn
trải trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa, giáo dục,
an ninh,… Sự mở rộng bên trong nội hàm của khái niệm “Quốc phòng” đã kéo theo
sự phát triển không ngừng về lý luận và thực tiễn của cơng tác đối ngoại quốc
phịng. Do vậy, hoạt động đối ngoại quân sự (hiểu theo nghĩa rộng là đối ngoại quốc
phòng) tuy chỉ là một mặt trong các hoạt động đối ngoại Đảng, Nhà nước nhưng về
thực chất, nó là tổng hợp của nội dung các hoạt động đối ngoại khác như đối ngoại
chính trị, đối ngoại kinh tế, đối ngoại văn hóa…[30;tr.76-77]
Khái niệm “Ngoại giao quốc phòng” hay “Đối ngoại quốc phòng” được Việt
Nam xác định là bộ phận quan trọng của nền ngoại giao Nhà nước. Cơng tác đối
ngoại quốc phịng thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng, chính sách đối ngoại
của Nhà nước thơng qua các đơn vị quốc phịng, bao gồm cả các đơn vị quân sự và
dân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng. Mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là thiết lập
và phát triển quan hệ về quốc phòng với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, tơn
trọng lẫn nhau nhằm góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước, xây dựng lực

lượng vũ trang, củng cố quốc phịng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, góp phần giữ vững
hịa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới. Ngoại giao quốc phòng nhằm thực
hiện các nhiệm vụ:
“Một là, thiết lập, phát triển quan hệ quốc phịng với các quốc gia có chủ
quyền và các tổ chức quốc tế.
Hai là, xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế; thực hiện đối
ngoại về quốc phòng; xây dựng, củng cố lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tình
đồn kết giữa Qn đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới.
Ba là, tham gia xây dựng và thực thi các cơ chế hợp tác quốc phòng song
phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và tồn cầu vì mục tiêu hịa bình, ổn định
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

10

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
và phát triển.
Bốn là, thông tin đối ngoại về quốc phịng”.[38;tr.23]
Để thực hiện thành cơng những nhiệm vụ cơ bản này, ngoại giao quốc phòng
của Việt Nam cần phải hội tụ trong mình tất cả những đặc tính dân sự của cơng tác
ngoại giao lẫn đặc tính qn sự của các hoạt động quốc phòng. Do vậy, ngoại giao
quốc phòng của Việt Nam vừa chịu sự tác động, từ những nhân tố chung từ lịch sử
tới hiện tại, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nhiều nhân tố đặc thù trong lĩnh vực
quốc phịng.
1.2. Sự chuyển biến của tình hình khu vực và thế giới
Về cục diện chung của tồn cầu: Tình hình thế giới trong những năm cuối
thế kỉ XX ghi dấu ấn chủ yếu của trật tự đơn cực do Mỹ chi phối, đến hai thập niên
đầu thế kỉ XXI đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, bức tranh thế giới đương đại

tuy chưa định hình nên các tuyến giới rõ ràng, nhưng đang biến đổi không ngừng
theo xu thế hình thành nên một trật tự thế giới mới, khơng cịn là cục diện “nhất siêu
đa cường” như khoảng thời gian cuối thế kỉ XX. Sự chuyển biến đó diễn ra vơ cùng
phức tạp, khơng đơn thuần chỉ có yếu tố đối đầu là nổi bật giống như trật tự hai cực
trước đây, mà trong trật tự thế giới mới những yếu tố hợp tác, cạnh tranh, đối đầu
ln biến đổi, xen cài.
Đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
nhận định rằng: “thế giới đang chứng kiến sự dịch chuyển quyền lực từ Tây sang
Đơng” [45;tr.11]. Có thể hiểu rằng, cục diện thế giới đang thay đổi từ trạng thái
“nhất siêu đa cường” với trung tâm quyền lực mạnh nhất là Mỹ sang một trạng thái
mới, mà ở đó các trung tâm quyền lực mới đang nổi lên, gia tăng sức ảnh hưởng của
mình tới tồn cầu, đặc biệt là trung tâm quyền lực ở phương Đông. Thời đại của Đại
Tây Dương - Địa Trung Hải dần được thay thế bởi sự trỗi dậy của Thái Bình Dương
- Ấn Độ Dương với những hạt nhân chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và
Nhật Bản. Trên tổng thể những dấu ấn về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa… trên
tồn cầu trong thập niên vừa qua, đang cho thấy cục diện thế giới có xu thế hình
thành nên một trật tự thế giới với ba chủ thể có ảnh hưởng lớn nhất đối với mọi vấn
đề mang tính toàn cầu là Mỹ, Trung Quốc và Nga. Bộ ba này sẽ tạo nên một trật tự
“tam cường” phức tạp, có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại
cố định một yếu tố đơn lẻ nào, bao gồm các yếu tố: hợp tác, cạnh tranh và đối đầu.
Ngoài ra, các cường quốc lớn của thế kỉ XX như Nhật Bản và các nước Tây Âu
đang phát triển chậm lại, thậm chí bước vào giai đoạn thối trào. Các nền kinh tế
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

11

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018

lớn mới nổi khác đang vươn lên nhanh chóng nhưng thiếu đi sự ổn định như: Ấn
Độ, Brazil, Indonesia… khiến cho bức tranh quan hệ quốc tế trở nên ngày càng đa
sắc màu.
Sự thay đổi của cục diện thế giới trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI đòi hỏi
các nước trên thế giới phải có những điều chỉnh để thích nghi. Cục diện chính trị thế
giới ngày nay có nét giống với cục diện chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX, khi đó
các cường quốc già đang dần mất vị thế của mình vào tay các cường quốc trẻ mới
nổi. Quá trình chuyển biến này kéo theo những biến động vơ cùng lớn, thậm chí là
bùng nổ các cuộc chiến tranh, xung đột ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau mà đỉnh
điểm là cuộc chiến tranh thế giới vào đầu thế kỉ XX.
Các vấn đề quốc tế nổi cộm, những năm cuối thế kỉ XX, hòa bình hợp tác là
xu thế chung của nhân loại khi Chiến tranh lạnh đã lùi xa, tuy nhiên khơng vì thế
mà tình trạng đối đầu, xung đột đã chấm dứt. Ở vị trí là một cực quyền lực lớn nhất
thế giới, các hành động nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ gần như không
gặp phải các chướng ngại vật đáng kể. Q trình “Đơng tiến” của khối Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thúc đẩy nhanh chóng, phần nào đó có liên quan
trực tiếp đến cuộc chiến tranh với Cộng hòa Liên bang Nam Tư năm 1999. Cuộc
chiến với NATO mà đứng đầu là Mỹ đã khiến nước cộng hịa ở Đơng nam Âu này
tan rã. Nước Mỹ gần như độc tôn trên con đường bá chủ thế giới trong những năm
cuối thế kỉ XX.
Bước sang thế kỉ XXI, thế giới chứng kiến một biến động lớn, nước Mỹ bị
tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Sau sự kiện này, Mỹ đã áp đặt một cách tiếp cận
mới với toàn cầu bằng chiến lược chống khủng bố, qua đó Mỹ tăng cường can thiệp
vào các quốc gia “bị tình nghi” có liên quan đến các lực lượng khủng bố. Khơng
dừng lại ở đó, chính sách can thiệp sâu vào nội bộ của các nước còn được Mỹ tăng
cường thơng qua các chính biến “Mùa xn Arab”, các cuộc “cách mạng Màu” trên
khắp thế giới. Tuy mỗi đời thống thống Mỹ có những cách tiếp cận thế giới khác
nhau, nhưng chiến lược tồn cầu của Mỹ hầu như khơng thay đổi.
Tình hình an ninh chính trị của châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều
sự kiện lớn bao gồm: Cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước EU; cuộc khủng

hoảng di cư qua con đường biển Địa Trung Hải; cuộc khủng hoảng chính trị, xung
đột quân sự tại Ukraina và sự kiện Brexit đang đặt châu Âu vào những thách thức to
lớn, toàn diện về kinh tế, chính trị, an ninh…
Tình hình Trung - Cận Đơng có những thay đổi mang tính đột biến. Lần đầu
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

12

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
tiên Nga đưa lực lượng quân đội của mình tham gia một cuộc chiến chống khủng bố
bên ngoài phạm vi ảnh hưởng truyền thống, theo lời đề nghị của Tổng thống Syria
Bashar Al-Assad. Sự can thiệp của Nga vào tình hình chiến sự tại Syria làm thay
đổi hồn tồn cơ cấu quyền lực tại khu vực. Điều đó càng làm tăng mâu thuẫn cũng
như khả năng va chạm, xung đột với Mỹ và các đồng minh.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dần trở thành trung tâm quyền lực mới,
thay thế cho khu vực quyền lực Đại Tây Dương. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang
làm tăng nguy cơ bất ổn tại vịng cung Đơng Bắc Á - Đơng Nam Á. Cùng với đó,
các cuộc khủng hoảng kinh tế sau Đại khủng hoảng năm 2008 vẫn tiếp tục đặt ra
những thách thức lớn đối với sự phát triển chung của toàn cầu, nhưng lại đang tạo
điều kiện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương nắm lấy cơ hội của thời đại.
Tình hình đối đầu trên bán đảo Triều Tiên có những dấu hiệu hạ nhiệt bên
trong, nhưng lại làm nóng lên tình hình ở bên ngồi. Việc tái hòa hợp giữa hai miền
Nam - Bắc Triều Tiên vốn là điều các nước lớn khơng mong đợi. Do đó, những
chuyển biến tại đây sẽ tiếp tục tạo ra những thay đổi lớn tại khu vực Đông Bắc Á.
Khu vực Đơng Nam Á sau cú sốc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã và
đang phục hồi nhanh chóng, trở thành một trong những khu vực tăng trưởng nhanh
nhất thế giới. Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau trong nhiều

lĩnh vực. Tuy nhiên, tình hình khu vực từ sau khủng hoảng tài chính khơng vì thế
mà bớt đi tính chất phức tạp. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia
Đông Nam Á vẫn luôn âm ỉ, tạo ra rào cản lớn cho các mối quan hệ song phương tại
khu vực. Sự ảnh hưởng của các cường quốc toàn cầu gây ra nhiều nguy cơ bất ổn
cho khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những bất ổn lớn liên quan đến vấn đề biển
Đông.
Điều đáng lo ngại của tình hình thế giới những năm cuối thế kỉ XX đầu thế
kỉ XXI là chiến lược lấy phát triển kinh tế làm ưu tiên hàng đầu thời kì Hậu Chiến
tranh lạnh đang gặp những trở ngại lớn, xu thế đối đầu đang có xu hướng gia tăng
giữa các trung tâm quyền lực mới và cũ, đáng chú ý là quan hệ “tam cường” Mỹ Trung - Nga.
Tựu chung trong giai đoạn 1996 đến năm 2018, xu thế hợp tác vẫn trở thành
xu thế chủ đạo nhưng không cịn q vượt trội so với tình trạng đối đầu. Các mối
quan hệ mới được hình thành và phát triển đa sắc màu kể từ sau Chiến tranh lạnh.
Với bối cảnh đó, Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mới về tư duy ngoại
giao, mà biểu hiện rất rõ qua những thành tựu ngoại giao lớn trong thập niên cuối
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

13

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
thế kỉ XX như: Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đơng Nam Á; bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc; thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ; Liên
minh châu Âu - EU; mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ khác không kể
sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, ý thức hệ… Đến lúc này, ngoại giao Việt Nam đã
có bước phân dòng mới, nhiều lĩnh vực ngoại giao mới được hình thành để đáp ứng
được yêu cầu mới của thời đại. Trong đó ngoại giao quốc phịng đã chính thức có
một vai trị cụ thể, lần đầu tiên thuật ngữ “ngoại giao quốc phòng” được đề cập đến

trong Sách Trắng Quốc phịng Việt Nam năm 1998 [6;tr.16]. Qua đó khẳng định rõ
ràng vai trị mới của cơng tác đối ngoại quốc phòng trong những năm cuối thế kỉ
XX đầu thế kỉ XXI.
1.3. Truyền thống ngoại giao của Việt Nam
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến
cuối thế kỉ XX, ngoại giao quốc phòng Việt Nam chỉ đơn thuần là đối ngoại quân sự
và thường đồng nhất với chính sách ngoại giao chung của đất nước. Với đặc thù của
một đất nước luôn phải chống chịu những cuộc xâm lăng từ bên ngoài mà chủ yếu
đến từ phương Bắc, ngoại giao Việt Nam hình thành nên những đặc trưng hầu như
ít thay đổi. Cho đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo công cuộc
cách mạng dân tộc đến nay, những truyền thống đặc trưng ấy không những đã được
kế thừa mà còn được phát triển lên một tầm cao mới. Cụ thể có thể khái quát truyền
thống ngoại giao của Việt Nam trong những luận điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, tư tưởng bang giao hòa hiếu với các nước láng giềng, nhất là với
những nước lớn ở khu vực.
Tư tưởng này là một trong những nội dung cơ bản nhất của tư tưởng quốc
phòng Việt Nam [47;tr.124], trở thành một truyền thống ngoại giao ít biến động của
cả dân tộc. Truyền thống ấy trở thành một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến
đường lối ngoại giao nói chung và ngoại giao quốc phịng nói riêng của Việt Nam
hiện nay. Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 1998 một lần nữa khẳng định rõ:
“Tính chất quốc phịng của Việt Nam là hịa bình, tự vệ. Q trình xây dựng quốc
phịng là q trình tiếp thu, kế thừa và phát triển truyền thống đấu tranh cho hịa
bình, độc lập tự do, giữ cho đất nước trong ấm ngoài êm” [6;tr.15].
Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam qua hàng ngàn năm cũng minh
chứng rõ nét đặc điểm này. Trong nhiều cuộc kháng chiến của dân tộc, lực lượng
quân và dân Việt Nam qua các thời kì, nhiều lần có thể tiêu diệt hoàn toàn những kẻ
thù lớn tới từ phương Bắc, nhưng Việt Nam đều chủ động mở cho kẻ thù một con
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

14


SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
đường lui. Sau mỗi chiến thắng, các triều đại Việt Nam đều có những hoạt động
ngoại giao sang những nước “cựu thù” để tìm kiếm những giải pháp hịa bình. Sự
thiện chí, mong muốn hịa bình đó đã và đang được Đảng Cộng sản Việt Nam kế
thừa và phát huy trong thời hiện đại. Tuy đã đánh tan những thế lực xâm lược hùng
mạnh nhất thế giới như: Pháp, Mỹ và Trung Quốc, nhưng sau đó, Việt Nam đều có
những động thái xoa dịu, biến thù thành bạn với các nước này.
Thứ hai, truyền thống “ngoại giao tâm công” tức là đánh vào lòng người,
với nội dung cốt lõi là việc cho cộng đồng quốc tế, hay chính những kẻ thù thấy
được tính chính nghĩa của Việt Nam và tính phi nghĩa của các hoạt động chống
phá, xâm lược của chúng.
Cũng như tư tưởng “bang giao hòa hiếu”, truyền thống “ngoại giao tâm
cơng” được gìn giữ, kế thừa và phát huy trong hầu hết các giai đoạn lịch sử của Việt
Nam. Thậm chí, ngay trong các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của Việt
Nam, “ngoại giao tâm công” vẫn được đặc biệt chú trọng. Cụ thể, trong kế sách
“tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt, trước khi tấn công quân Tống đang chuẩn
bị xâm lược Đại Việt, ông đã soạn “Phạt Tống lộ bố văn” (Bài tuyên bố về việc
đánh Tống), công bố cho nhân dân nhà Tống trong những vùng quân đội nhà Lý đi
qua, nhằm giải thích cho họ thấy được tội ác của Vương An Thạch và triều đình nhà
Tống. Nhờ đó, cuộc tấn công quân Tống tại Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu
được nhân dân khu vực này ủng hộ, góp phần quan trọng trong thắng lợi chung của
cuộc kháng chiến chống Tống tại chiến tuyến Như Nguyệt sau đó. Hay đến thời Lê,
điển hình của “ngoại giao tâm cơng” được thể hiện rõ bởi tư tưởng của Nguyễn Trãi
thơng qua “Bình Ngô đại cáo”, hay các bức thư mà ông gửi cho Vương Thơng cùng
các tướng lĩnh qn Minh. Ví như trong một bức thư gửi Vương Thông, Nguyễn
Trãi viết: “Bữa trước, nói là vì Đơng Quan, đất chật hẹp, mới sắp cho quân trong

thành được kéo về trước tiên, rồi đến quân các xứ Thanh Hóa lục tục theo sau. Nay
lại muốn Sái Đô Đốc qua sông cùng hội, thế mà lại giám trách tơi là bất tín, như
thế, có sai, có bậy khơng. Xét mình làm bất nghĩa mà vu tội vạ cho người, thế không
phải là bản tâm người quân tử” [28;tr.511-512].
Kế thừa truyền thống này, từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, “ngoại giao tâm công” được phát triển lên tầm cao mới. Nhờ vậy đã giúp làn
sóng phản chiến, ủng hộ Việt Nam ngay trong lòng nhân dân của các nước xâm
lược nổi lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối
với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam cũng ngày càng gia tăng, góp phần khơng
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

15

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
nhỏ vào thành công của cách mạng Việt Nam. Giai đoạn khó khăn nhất đối với Việt
Nam là giai đoạn từ 1978 đến cuối thập niên 80 thế kỉ XX, ngoại giao tâm công của
Việt Nam gặp thách thức vô cùng lớn về vấn đề Campuchia. Nguyên nhân nằm ở
việc Mỹ và Trung Quốc đã ra sức tuyên truyền với thế giới về một hình ảnh “Tiểu
bá Việt Nam” xâm lược Campuchia1, khiến Việt Nam bị bao vây, cấm vận, cô lập
về ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Tuy vậy, Việt Nam đã từng bước
vượt qua giai đoạn khó khăn này, tích cực cải thiện hình ảnh đất nước đối với thế
giới, tăng cường hội nhập quốc tế, giữ gìn và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ,
lợi ích dân tộc. Như tác giả Carlyle A. Thayer nhận xét rằng: “giải quyết vấn đề
xung đột ở Campuchia đã mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác khu vực và đem
đến một cơ hội lớn cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại” [61;p.38].
Ở thời điểm hiện tại, trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI, các hoạt động ngoại
giao quốc phòng cũng hướng tới việc làm cho thế giới thấy được Việt Nam ngày

càng trở thành một thành viên có trách nhiệm cao với cộng đồng quốc tế. Hơn nữa,
trong bối cảnh cục diện tồn cầu có xu thế phát triển thành một trật tự thế giới mới,
tham vọng của các nước lớn, các siêu cường đang thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ
trang toàn diện, làm gia tăng nguy cơ va chạm, xung đột tại khắp các khu vực.
Trong đó, Việt Nam cũng là một quốc gia có nguy cơ cao bị đe dọa về an ninh,
quốc phịng. Do đó, nhu cầu phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam là chính
đáng, nhằm bảo vệ các giá trị cốt lõi, các giá trị lịch sử hiển nhiên của dân tộc. Việt
Nam đang khẳng định rằng mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong
cũng như ngoài nước là phi nghĩa, và mọi hành động gây hấn có thể sẽ bị đáp trả
toàn diện bằng năng lực tổng hợp của Việt Nam, trong đó có năng lực quân sự.
Thứ ba, ln kiên trì ngun tắc, song rất mềm mỏng, linh hoạt, “dĩ bất biến
ứng vạn biến”, biết giành thắng lợi từng bước trong đấu tranh ngoại giao
[27;tr.164-165].
Thời kì cổ-trung đại, mối đe dọa chủ yếu đối với độc lập chủ quyền của dân
tộc chủ yếu là từ quốc gia đại cường phía Bắc. Trong quan hệ quốc tế, bạn bè có thể
Trên thực tế, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, biên giới phía Tây Nam của Việt Nam
thường xuyên bị quân Khmer Đỏ đánh phá, gây nhiều thiệt hại. Chế độ này đã tạo ra một cuộc tàn
sát khủng khiếp tại đất nước Campuchia và khu vực biên giới với Việt Nam. Năm 1978, Việt Nam
đã đưa quân đội sang giúp Chính quyền Cách mạng Campuchia theo lời đề nghị của họ nhằm đánh
đổ chế độ diệt chủng Polpot-Ieng Sary với tinh thần “giúp bạn cũng như giúp mình”. Sau khi đánh
bật Khmer Đỏ ra khỏi Campuchia, để bảo vệ Chính quyền Cách mạng và đất nước bạn, Việt Nam
buộc phải duy trì sự hiện diện của mình tại Vương quốc này đến năm 1989. Điều đó dẫn đến những
hệ quả chính trị phức tạp, liên tục bị các thế lực thù địch bóp méo sự thật, gây ảnh hưởng tới quan
hệ quốc tế của Việt Nam.
1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

16


SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
thay đổi nhưng láng giềng thì khơng, do vậy Việt Nam buộc phải biết cách chung
sống với cường quốc láng giềng. Lần lượt các tư tưởng “trong xưng đế, ngồi xưng
vương”, “thần phục Thiên Triều” về mặt hình thức hay tư tưởng “bang giao hòa
hiếu” là những quan điểm ngoại giao ít thay đổi trong lịch sử Việt Nam, nhằm mục
đích cốt lõi nhất là bảo vệ, giữ vững được độc lập chủ quyền, chống đồng hóa về
mặt văn hóa.
Đến thời hiện đại, với nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, trong hồn
cảnh đất nước phải tổ chức các cuộc kháng chiến chống lại các nước đế quốc, thực
dân mạnh nhất thế giới, quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” lại càng được phát
triển. Nhất là trong thời điểm Pháp đẩy mạnh quá trình trở lại xâm lược Đơng
Dương, tính linh hoạt, mềm mỏng, nhân nhượng trong công tác ngoại giao với Pháp
được thể hiện rõ, giúp cách mạng Việt Nam tránh được việc cùng lúc đối đầu với
nhiều kẻ thủ. Nhưng nhân nhượng phải có giới hạn và giới hạn đó là khơng vi phạm
lợi ích quốc gia - dân tộc [27;tr.216]. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và 20
năm kháng chiến chống Mỹ tiến tới thống nhất đất nước, nghệ thuật biết thắng từng
bước được nâng lên một tầm cao mới.
Xuyên suốt dòng lịch sử của dân tộc, Việt Nam luôn phải đương đầu với
những cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới từ các triều đại Trung Quốc đến
Pháp, Mỹ. Việt Nam ln phải trường kì kháng chiến, vừa đánh vừa đàm, vì vậy
truyền thống kiên trì trong những nguyên tắc chiến lược nhưng linh hoạt về mặt
sách lược có điều kiện hình thành và phát triển lên tầm nghệ thuật. Đưa nó trở thành
một đặc điểm bất biến trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Đến thời nay, trong giai
đoạn 1996 - 2018, đặc điểm này tiếp tục được kế thừa, phát huy và biến hóa để
thích nghi với những u cầu mới của thời đại.
1.4. Vị trí địa-chiến lược và sự gia tăng vị thế quốc tế của Việt Nam
Việt Nam có vị trí vơ cùng quan trọng trên bàn cờ địa-chiến lược ở khu vực

Đơng Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung. Thậm chí
trong một số giai đoạn lịch sử cụ thể, vị trí địa-chiến lược của Việt Nam có ảnh
hưởng tới tồn cầu. Một số nét chính về vị trí của Việt Nam cần nói tới như: là quốc
gia trung tâm của ASEAN, tiếp giáp một cường quốc của thế giới là Trung Quốc một quốc gia đang tham vọng có được vị thế của một siêu cường; Việt Nam án ngữ
trên con đường biển quan trọng hàng đầu thế giới kết nối giữa Ấn Độ Dương và
Thái Bình Dương. Điều đó đưa Việt Nam trở thành một trong những ưu tiên chính
trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của các quốc gia trên thế giới.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

17

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
Trong những năm gần đây, với vị trí địa chiến lược của mình, Việt Nam ln
nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn ở khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngay trong chuyến
thăm nước ngồi đầu tiên của nhiệm kì thứ hai, ơng đã chọn sang thăm Việt Nam.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, đánh dấu sự
chấm dứt của thời kỳ “giấu mình chờ thời” của các thế hệ lãnh đạo trước đó. Trung
Quốc thời Chủ tịch Tập Cận Bình khơng giấu tham vọng sẽ trở thành một cực trong
trật tự thế giới mới, có thể đối trọng với nước Mỹ siêu cường và các thế lực khác
trên toàn cầu. Việt Nam không chỉ là quốc gia láng giềng rất quan trọng đối với
Trung Quốc, mà trực tiếp là một nhân tố quan trọng trong sáng kiến “một vành đai,
một con đường (BRI)”1 của nước này. Mặt khác, Trung Quốc hay bất kì một cường
quốc nào trên thế giới đều muốn thông qua Việt Nam để gia tăng ảnh hưởng về an
ninh, chính trị, xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Đông Nam Á. Sau khi trải
qua nhiệm kì đầu tiên vơ cùng thành cơng khi củng cố, gia tăng quyền lực của mình
trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền lực

tuyệt đối trong nhiệm kì thứ hai. Việc chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên ông tới
thăm thể hiện rõ sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc đến Việt Nam nói riêng và
khu vực Đơng Nam Á nói chung.
Đối với Mỹ, Tổng thống Donald Trump trong năm đầu tiên cầm quyền đã
sớm có chuyến thăm tới Việt Nam bên lề Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017. Tuy
không phải là một chuyến thăm chính thức, nhưng chuyến thăm và làm việc tại Việt
Nam của vị tân tổng thống Mỹ đã thể hiện phần nào tầm quan trọng của Việt Nam
trong chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do” của Tổng thống
Donald Trump. Trước đó, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước dài
trong thời điểm cuối của nhiệm kì Tổng thống Barack Obama, khi Mỹ chính thức
gỡ bỏ hồn tồn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Khơng chỉ hai quốc gia được coi là siêu cường2 hiện nay quan tâm đến, mà
Việt Nam cũng trở thành một ưu tiên quan trọng hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của các trung tâm quyền lực khác như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản… Các nước
luôn muốn đưa Việt Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của mình, điều đó đặt ra những
u cầu mới cho ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao quốc phòng Việt
Chiến lược phát triển cùng lúc hai “con đường tơ lụa” thời hiện đại trên bộ và trên biển của Trung
Quốc.
2
Mỹ vẫn là một siêu cường tồn diện cịn Trung Quốc đang là một siêu cường về kinh tế, từng
bước thực hiện tham vọng siêu cường tồn diện.
1

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

18

SV: HOÀNG HẢI



Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
Nam nói riêng.
Về sự gia tăng vị thế một cách toàn diện của Việt Nam, từ năm 1996 đến năm
2017, GDP Việt Nam đã gia tăng gần gấp 10 lần từ 24,657 tỉ USD năm 1996 lên
223,864 tỉ USD năm 2017 [58 & Phụ lục 1]. Đến năm 2018, nền kinh tế của Việt
Nam tiếp tục tăng trưởng 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 [84]. Đi cùng
với sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh đó là sự gia tăng đáng kể vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Việt Nam trở thành một nước tham gia sâu rộng vào các
tổ chức khu vực cũng như thế giới, ngày càng trở thành một quốc gia có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế. Trong mối quan hệ với các nước, Việt Nam luôn
nhận thức sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chú ý rằng ta có mạnh thì họ
mới chịu đếm xỉa đến. Ta yếu thì chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu là kẻ
ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy” [17;tr.244].
Ngay từ những năm cuối thế kỉ XX, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với
hơn 160 nước, trong đó có tất cả các nước, các trung tâm lớn, kể cả 5 nước thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có chân trong
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực… [6;tr.12-13]. Đến thời điểm năm 2015, Việt
Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 185 quốc gia trên tổng số 193 thành viên của
Liên hợp quốc; tham gia hơn 70 tổ chức quốc tế và đóng vai trị là thành viên tích
cực, chủ động và có trách nhiệm của các tổ chức này. Với việc Việt Nam đã thiết
lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 đối tác và quan hệ đối tác toàn diện với 10 đối
tác, chiều sâu và mức độ thực chất trong quan hệ với các quốc gia được nâng lên
một tầm vóc mới [4;tr.17].
Đáng chú ý, năm 2017, lần thứ hai Việt Nam đứng ra tổ chức Hội nghị Cấp
cao APEC sau lần đầu vào năm 2006. Và lần đầu tiên, Việt Nam là nước chủ nhà
APEC được mời tham dự các cuộc họp của G20 (nhóm 20 nền kinh tế phát triển
nhất thế giới) trong năm này. Điều đó thể hiện sự tin cậy, đánh giá cao của cộng
đồng quốc tế đối với những sáng kiến hợp tác vượt lên trên tầm khu vực mà Việt
Nam đã đề xuất cho APEC [80]. Trên nhiều biểu hiện thuộc các lĩnh vực khác đều
đang cho thấy thế và lực của Việt Nam hiện nay đã gia tăng đáng kể so với những

năm trước đây. Đồng thời cho thấy, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng và
hiệu quả hơn với thế giới.
Tất nhiên, điều đó ẩn chứa trong mình cả những yếu tố cơ hội lẫn thách thức
cho Việt Nam. Trong hồn cảnh đó, ngoại giao Việt Nam nói chung và ngoại giao
quốc phịng nói riêng phải có nhiệm vụ vừa tăng cường, phát triển các mối quan hệ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

19

SV: HOÀNG HẢI


Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2018
đối tác với các nước nhưng cũng vừa kiên quyết đấu tranh với những bất lợi cho Tổ
quốc, tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của đất nước.
1.5. Ngoại giao quốc phòng của Việt Nam trước năm 1996
Kể từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh cho đến
trước năm 1996, ngoại giao quốc phòng của Việt Nam về cơ bản vẫn đồng nhất với
công tác ngoại giao quân sự. Về mặt lý luận, mặc dù công tác nghiên cứu các vấn đề
về quốc phịng Việt Nam đã có những thành tựu, tuy nhiên, sự chuyển biến về chất
trong công tác đối ngoại quốc phịng chưa có những biểu hiện đáng kể. Sự thiếu
thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ “quân sự” và “quốc phịng” trong các cơng
trình nghiên cứu về giai đoạn này vẫn phổ biến. Về thực tiễn, hoạt động đối ngoại
quốc phịng của Việt Nam hầu như chỉ duy trì bằng các hợp tác mua bán, bảo dưỡng
trang thiết bị, vũ khí cũng như việc đào tạo nguồn nhân lực quân sự đơn thuần với
các đối tác truyền thống.
Tính đến năm 1996, phạm vi đối ngoại quân sự của Việt Nam vẫn tương đối
hạn chế. Công tác đối ngoại quân sự tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ hữu nghị
đặc biệt Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia; giữ mối quan hệ quân sự tốt với
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên; giữ vững quan hệ với cộng đồng SNG, các

nước Đông Âu; tiếp tục quan hệ bình thường với Pháp và các nước phương Tây;
từng bước có những chuyển biến trong quan hệ quân sự với Trung Quốc và Mỹ
[31;tr.128-129]. Trong khoảng thời gian này, quan điểm về quốc phòng của Việt
Nam còn thiếu đi sự linh hoạt, ranh giới giữa đối tác hợp tác và đối tượng để đấu
tranh được phân biệt tương đối rõ ràng, nhiều văn bản trong nước vẫn chỉ đích danh
đối tượng cần đấu tranh, đặc biệt là từ phía Mỹ. Điều đó là dễ hiểu bởi điều kiện tác
động của bối cảnh lịch sử.
Nhìn chung, giai đoạn mười năm đầu Đổi mới (1986 - 1996) là giai đoạn có
tính chất bản lề, nhằm chuẩn bị cho quá trình thay đổi tư duy quốc phịng nói chung
và đối ngoại quốc phịng nói riêng. Sự thay đổi này có cơ sở từ nhiều yếu tố bên
trong lẫn bên ngoài, bao gồm: Bước tiến mới về tư duy từ Đại hội VI sau đó được
sửa đổi, bổ sung liên tục sau đó ở Đại hội VII năm 1991; những thành tựu ngoại
giao đã đạt được của đất nước giữa những năm 90 của thế kỉ XX; cùng những
chuyển biến khách quan của thế giới trước năm 1996. Chính nhờ giai đoạn bản lề
(1986 - 1996) này đã góp phần giúp Việt Nam định hình được đường lối ngoại giao
quốc phịng của mình kể từ Đại hội VIII năm 1996. Trên cơ sở đường lối từ năm
1996, sự thay đổi tư duy được thấy rõ ràng hơn từ việc Bộ Quốc phòng ra mắt Sách
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC LỊCH SỬ

20

SV: HOÀNG HẢI


×