Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

LÊ ANH VŨ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Trọng Tư, các
nhà quản lý, bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã
hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài luận văn: “Một số biện pháp quản lý nâng cao
chất lượng thiết kế tại Công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ” chuyên
ngành Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như thực tiễn
trong việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế CTXD tại công ty cổ phần tư vấn
XDNN&PTNT Phú Thọ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian
và trình độ có hạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cơ giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện
luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Cơng nghệ và Quản
lý xây dựng - khoa Cơng trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh tế
và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại thư viện Trường Đại học


Thủy Lợi, các Phó Giáo sư, Tiến sỹ, kỹ sư... cùng các cán bộ công tác Công ty cổ phần
tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ, đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu liên quan và
giúp đỡ tác giả hồn thành luận văn.

Việt Trì, ngày…tháng….năm 2016
Tác giả luận văn

LÊ ANH VŨ

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG & QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CTXD ...................................................................................................4
1.1

Cơng trình xây dựng ...................................................................................4

1.1.1

Khái niệm ...................................................................................................4

1.1.2


Đặc điểm cơng trình xây dựng ...................................................................4

1.1.3

Chất lượng cơng trình xây dựng .................................................................5

1.1.4

Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng .........................5

1.2

Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD ...............6

1.2.1

Khái niệm về quản lý chất lượng................................................................6

1.2.2

Quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế cơng trình xây dựng .............................7

1.2.3

Giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng ..........................................8

1.3
Những thành tựu và sự cố liên quan đến chất lượng cơng trình trong lĩnh
vực xây dựng thủy lợi ................................................................................................12
1.3.1


Những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi ..................................12

1.3.2

Những sự cố liên quan đến chất lượng cơng trình ...................................15

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ
SƠ THIẾT KẾ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG ...............................................................18
2.1

Hồ sơ thiết kế cơng trình xây dựng ..........................................................18

2.1.1

Khái niệm .................................................................................................18

2.1.2

Chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD ..............................................................18

2.1.3 Các thông tư, nghị định, tiêu chuẩn áp dụng trong hồ sơ thiết kế cơng
trình thủy lợi ..........................................................................................................19
2.2

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế cơng trình xây dựng
22

2.2.1


Vai trị nguồn nhân lực trong thiết kế CTXD ...........................................22

2.2.2

Vai trị của vật tư, máy móc, thiết bị ........................................................23

2.2.3

Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát hồ sơ thiết kế ..........................24

iii


2.3
Cơng tác quản lý chất lượng thiết kế cơng trình xây dựng ở Việt Nam
hiện nay 25
2.4
Công tác quản lý chất lượng thiết kế CTXD tại công ty cổ phần tư vấn
XDNN&PTNT Phú Thọ ............................................................................................28
2.4.1

Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ ...............28

2.4.2

Quy trình tư vấn thiết kế của cơng ty hiện nay ........................................36

2.4.3


Quy trình kiểm sốt chất lượng hồ sơ thiết kế của cơng ty ......................37

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CTXD TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XDNN&PTNT PHÚ THỌ ................................................................41
3.1
Đánh giá công tác quản lý chất lượng thiết kế CTXD tại công ty cổ phần
tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ .................................................................................41
3.1.1

Những thuận lợi trong cơng tác thiết kế CTXD: ......................................41

3.1.2

Những khó khăn và tồn tại trong công tác thiết kế CTXD: .....................41

3.2
Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty
cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ ...................................................................43
3.2.1

Xây dựng quy trình thiết kế và kiểm sốt quy trình thiết kế ....................43

3.2.2

Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn các nguồn lực ..............................54

3.2.3


Biện pháp nâng cao chất lượng khảo sát cơng trình .................................72

3.2.4

Thành lập bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) ........................73

3.2.5

Xây dựng quy trình trao đổi thơng tin ......................................................76

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81
PHỤ LỤC ......................................................................................................................82

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình

1.1:



hình

quản



chất


lượng

tồn

diện

TQM

………………………….….….9
Hình

1:2

Các

đặc

điểm

của

TQM………………………………………………...……10
Hình

1.3:

Hồ

chứa


nước

cửa

Đạt-

tỉnh

Thanh

Hóa.

.

……………………………..…..13
Hình

1.4:

Nhà

máy

thủy

điện

Sơn


La

Sở-

TP



………………………………………...........…14
Hình

1.5:

Trạm

bơm

n

Nội……………………………………….....….15
Hình

1.6

:

Thủy

điện


Ia

Krel

2

bị

vỡ………………………………………………..….15
Hình 1.7: Thủy điện Đăk Me 3 bị vỡ …………………………………………….…
..16
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của cơng ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú
Thọ…….…35
Hình 2.2 Sơ đồ quy trình kiểm sốt chất lượng sản phẩm của cơng ty
…………….......38
Hình

3.1



đồ

minh

họa

quy

trình


thiết

kế………………………………………….....49
Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức của phịng KCS……………………………………………..75
Hình

3.3



đồ

tổ

chức

của

cơng

KCS………………………..75

v

ty

khi

thành


lập

phịng


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 :Một số tiêu chuẩn ngành thủy lợi hiện hành ……………………….19- 2021
Bảng 2.2 Các văn bản hướng dẫn Luật XD 2014 (50/2014/QH13) ……….……..21- 22
Bảng

2.3:

Nguồn

nhân

lực

của

cơng

ty

tính

đến

năm


2016…………………………….32
Bảng 2.4: Máy móc phục vụ cơng việc cơng ty đã trang bị tính đến năm
2016………..34
Bảng

3.1:

Phân

loại

tài

liệu

đầu

vào…………………………………………………...43
Bảng

3.2:

Bảng

kế

hoạch

thiết


kế…………………………………………………...…51
Bảng 3.3 Dự kiến nhân sự giai đoạn quý II, quý III năm 2016…………………….. .54
Bảng 3.4 Kế hoạch tuyển dụng năm 2017 của công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT
Phú Thọ…………………………………………………………………………….....56
Bảng

3.5

Kế

hoạch

mua

sắm

trang

2017………………70

vi

thiết

bị,

phần

mềm


trong

năm


Bảng

3.6:

Thiết

bị

văn

phòng

phẩm

cần

2017…………………………..71

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-CBNV:

Cán bộ nhân viên

-CLCT:


Chất lượng cơng trình

-CTXD:

Cơng trình xây dựng

-CNCT:

Chủ nhiệm cơng trình

-CNCN:

Chủ nhiệm chun ngành

-CTTK:

Chủ trì thiết kế

-CTKT:

Chủ trì kỹ thuật

-HĐKP:

Hành động khắc phục

-HĐPN:

Hành động phịng ngừa


-KPH:

Khơng phù hợp

vii

mua

sắm

năm


-QLCL:

Quản lý chất lượng

-TKCT:

Thiết kế cơng trình

-TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

-TCN:

Tiêu chuẩn ngành


-TKV:

Thiết kế viên

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản nói chung, ngành xây dựng nói riêng giữ một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, là một trong những lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền
kinh tế quốc dân. Sản phầm xây dựng là sự kết tinh của các thành quả về khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và kinh tế của nhiều ngành ở một thời kỳ nhất định. Sản phẩm xây
dựng có tính chất liên ngành trong đó những lực lượng tham gia chủ yếu gồm chủ đầu
tư, các nhà thầu xây lắp, nhà thầu thiết kế, đơn vị cung ứng v...v.
Một sản phẩm xây dựng hoàn thiện trải qua rất nhiều giai đoạn từ khâu khảo sát, thiết
kế, thi công cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng. Trong đó cơng tác thiết kế là khâu
quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nó có vai trị chủ yếu quyết
định đến hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực xây dựng, các công ty tư vấn thiết kế trong nước
nói chung và trong tỉnh Phú Thọ nói riêng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất
lượng. Việc cạnh tranh thị trường trong lĩnh vực tư vấn thiết kế ngày càng khó khăn
hơn. Do đó vấn đề nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng nhằm tăng
sức cạnh tranh là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty cổ phần tư
vấn XDNN&PTNT Phú Thọ.
Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp quản lý nâng cao chất lượng thiết kế tại Công ty cổ phần tư vấn
XDNN&PTNT Phú Thọ”.
2. Mục đích của đề tài
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn thiết kế tại công ty cổ phần tư vấn

XDNN&PTNT Phú Thọ

1


Đưa ra một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật để nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế
cơng trình xây dựng tại cơng ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hồ sơ thiết kế cơng trình xây dựng tại Cơng ty cổ phần tư vấn
XDNN&PTNT Phú Thọ.
3.2 Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Số liệu lấy từ năm 2016-2018
Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần tư vấn
XDNN&PTNT Phú Thọ, địa bàn hoạt động của cơng ty.
Phạm vi nội dung: Tình hình cơng tác quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam, các
yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thiết kế và hồ sơ thiết kế cơng trình.
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hồ sơ thiết cơng trình xây dựng tại
Công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
Phương pháp thu thập phân tích tài liệu;
Phương pháp áp dụng tiêu chuẩn chất lượng;
Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học

2



Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để công ty cổ
phần tư vấn XDNN&PTNT Phú Thọ xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng thiết kế
của đơn vị.
Là cơ sở khoa học cho các cơng ty có điều kiện tương tự áp dụng mơ hình quản lý vào
sản xuất.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả tại công ty.
Nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế tại công ty cổ phần tư vấn XDNN&PTNT, tạo sức
cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế cơng trình xây dựng.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG & QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CTXD
1.1 Cơng trình xây dựng
1.1.1 Khái niệm
“Theo mục 10 điều 3 luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18, tháng 6, năm 2014”.
Cơng trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình dân
dụng, cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng
trình hạ tầng kỹ thuật và cơng trình khác. [8]
1.1.2 Đặc điểm cơng trình xây dựng
CTXD thường có quy mơ, kích thước và vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng, sử dụng
kéo dài.

CTXD có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào,
thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng cơng trình.
CTXD mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa – nghệ thuật và quốc
phịng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố thượng tầng kiến trúc, mang
bản sắc truyền thống, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói CTXD phản ảnh trình
độ kinh tế, khoa học – kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển của một đất
nước.
Có thể thấy CTXD mang những đặc thù riêng, tính chất phức tạp. Một vài ví dụ về
những cơng trình thủy lợi lớn của nước Việt Nam đã hòan thành và đem lại nhiều lơi
ích to lớn cho đất nước.
Hồ chứa nước Cửa Đạt có dung tích gần 1,5 tỷ m3, có nhiệm vụ cắt giảm lũ cho vùng
hạ du, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu cho trên 86.000 ha đất nông nghiệp. Với
tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng, theo tính tốn, mỗi năm Cơng trình đầu mối thủy

4


lợi-thủy điện Cửa Đạt đem lại hiệu quả kinh tế từ lợi ích tưới tiêu khoảng 407,438 tỷ
đồng, lợi ích chống lũ ước 430 tỷ đồng và 254,12 tỷ đồng từ phát điện thương mại. [3]
Nhà máy thủy điện Hòa Bình- một cơng trình xây dựng có quy mơ cơ sở vật chất và
kỹ thuật vào loại lớn nhất Việt Nam trong thế kỷ 20. Với thời gian xây dựng 15
năm,công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi
tổ máy có cơng suất 245.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ.
[11]
1.1.3 Chất lượng cơng trình xây dựng
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
cơng trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà cịn phải thỏa
mãn các u cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.

Chất lượng CTXD cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng
cơng trình, từ quy hoạch, lập dự án, khảo sát, thiết kế và thi cơng.
Để đạt được chất lượng cơng trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng như các yếu tố nguyên vật liệu, thiết bị, năng lực của nhà thầu thi công, nhà
thầu thiết kế, giám sát v.v.. Trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính
quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia.
1.1.4 Ý nghĩa của việc quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Cơng trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng cơng trình, hình thành
nên cơng trình xây dựng có sự tham gia của nhiều chủ thể: Chủ đầu tư, các tư vấn, nhà
thầu thi công xây dựng.
Chất lượng công trình xây dựng là chất lượng của cả 1 dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, có liên quan đến tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựngcơng trình:
Giai đoạn lập dự án: chất lượng cơng trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng lập
thiết kế cơ sở.

5


Giai đoạn thực hiện dự án: chất lượng cơng trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng
khảo sát xây dựng; chất lượng thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi cơng; chất lượng
của q trình thi cơng xây dựng cơng trình.
Giai đoạn đưa dự án vào khai thác vận hành: chất lượng cơng trình xây dựng phụ
thuộc vào việc thực hiện quy trình bảo trì cơng trình.
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh
mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình mà còn là
yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trị
quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là
mục đích hướng tới.
1.2 Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD
1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng

Chất lượng khơng tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố
có liên quan chặt chẽ đến nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản
lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức
năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng.
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
Theo GOST 15467-70: Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất
lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này
được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng
đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.
Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: Quản lý chất
lượng được xác định như một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự
phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng
trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối
tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.

6


Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý
chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: Nghiên
cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế
nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: quản lý chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm
soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ
thống chất lượng.
Như vậy tuy còn nhiều tồn tại các định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, song
nhìn chung chúng có những điểm giống nhau như:

Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý
như: hoạch định, tổ chức, kiểm sốt và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng
chính là chất lượng của quản lý.
Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức,
kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi
thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng
phải được lãnh đạo cao nhất chỉ đạo.
Trong lịch sử phát triển của sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã không ngừng
tăng lên do tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt.
Cùng với sự phát triển đó thì khoa học quản lý được phát triển và hoàn thiện ngày
càng đầy đủ hơn phù hợp với bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng. [6]
1.2.2

Quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình xây dựng

Hồ sơ thiết kế bao gồm các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan,
thuyết minh thiết kế, bảng tính v..v.
7


Chất lượng hồ sơ thiết kế cơng trình xây dựng là những yêu cầu về hồ sơ được thiết kế
theo đúng quy chuẩn xây dựng, tuân thủ đúng các quy định về kiến trúc, quy hoạch
xây dựng hiện hành.
Các bước thiết kế sau phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Sự
phù hợp của việc lựa chọn dây truyền và thiết bị công nghệ (nếu có).
Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự tốn. Tính đúng đắn
của việc áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá. Việc vận
dụng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí

trong dự tốn theo quy định.
Do vậy quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD chính là đảm bảo sản phẩm được thực
hiện theo đúng nội dung các bước thiết kế đã quy định; phù hợp với quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng giao nhận thầu
thiết kế với chủ đầu tư.
1.2.3 Giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng
• Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM- Total Quality Management
 Khái niệm:
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng
vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công
dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong cơng ty
và xã hội.
 Lợi ích của TQM:
Thúc đẩy nhận thức về chất lượng và kêu gọi sự tham gia của mọi người, do đó giảm
sai hỏng. Điều này có nghĩa là kiểm soát chất lượng ngay tại nguồn.
Giải quyết vấn đề trở nên đơn giản. Thông qua các công cụ như kỹ thuật thống kê, kỹ
thuật phân tích sai hỏng…, các sai lỗi được nhận diện và giải quyết.

8


Giúp cải tiến liên tục các quá trình & sản phẩm. Cải thiện hiệu suất sử dụng thiết bị và
năng suất của lực lượng lao động.
Tập trung vào chất lượng sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.
Tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận

CẢI TIẾN
LIÊN TỤC

Mục tiêu


Các nguyên tắc

Hướng vào
khách hàng

Cải tiến quá
trình

Mọi người
tham gia

Vai trò của Lãnh đạo

Yếu tố nền tảng

Hướng dẫn và đào tạo- Cơ cấu hỗ trợ

Hình 1.1: Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện TQM

 TQM có các đặc điểm sau:
Khách hàng là tiêu điểm số 1, thực hành PDCA (Plan–Do–Check-Action).
Chất lượng tổng hợp là ưu tiên số 1 để cạnh tranh.
Con người là nguồn lực số 1, cần phân quyền thích hợp, thực hành QCC (Quality
Control Circle).

9


Cơ cấu tổ chức linh hoạt và Quản lý chéo.

Đảm bảo thông tin và áp dụng SPC (quản lý chất lượng bằng các công cụ thống kê) để
liên tục cải tiến.
Chất lượng được tạo nên bởi sự tham gia của mọi người.
Chất lượng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc bằng đào tạo.
Đảo bảo mọi người và cả xã hội đều có lợi.
Chất lượng được tạo bởi sự tự giác, ý thức tự quản, chia sẻ, hợp tác.
Quản lý bằng cách triển khai hệ thống chính sách tồn cơng ty.
Cơ cấu tổ chức linh hoạt, quản lý chức năng chéo.
Quản lý dựa trên sự kiện từ thống kê và thơng tin chính xác, kịp thời
Khuyến khích các ý tưởng cải tiến, sáng tạo.
Thường xuyên xem xét, đánh giá nội bộ bởi các cấp.

Hình 1:2 Các đặc điểm của TQM [9]
• Hệ thống chất lượng Q- Base.

10


Trong một số vấn đề hệ thống Quản lý chất lượng Q- Base không đi sâu như tiêu
chuẩn ISO 9000, nhưng yêu cầu của hệ thống Q- Base là tối thiểu. Từng cơng ty có thể
phát triển từ hệ thống Q- Base lên cho phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO
9000. Hệ thống Quản lý chất lượng Q- Base rất linh hoạt và từng doanh nghiệp có thể
vận dụng theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.
Hệ thống Quản lý chất lượng Q- Base đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong Quản lý
chất lượng, chính sách và chỉ đạo về chất lượng, xem xét hợp đồng với khách hàng,
q trình cung ứng, kiểm sốt nguyên vật liệu...
Hệ thống Quản lý chất lượng Q- Base là tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng
đã được thực thi tại New Zealand, australia, Canada, Thuỵ Điển, Đan Mạch và một số
các nước khác ở trong khối asean.
Hệ thống chất lượng Q- Base chưa phải là tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000 nhưng nó

được thừa nhận rộng rãi làm chuẩn mực để chứng nhận các hệ thống đảm bảo chất
lượng.
 Hệ thống Quản lý chất lượng Q- Base áp dụng cho các trường hợp.
Hướng dẫn để Quản lý chất lượng trong Công ty.
Theo hợp đồng giữa Công ty và khách hàng ( Bên thứ nhất và bên thứ hai).
Chứng nhận của bên thứ ba.
• Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
Các tiêu chuẩn do ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế - International Organisation
for Standardisation) ban hành đều bắt đầu với chữ ISO. Tổ chức này là liên hiệp các
Tổ chức tiêu chuẩn quốc gia (gồm 163 thành viên) hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát
triển sản xuất, thương mại và liên lạc trong các tổ chức kinh doanh trên toàn thế giới
thông qua phát triển các tiêu chuẩn chất lượng chung. ISO thành lập năm 1947, trụ sở
chính tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể
được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới.

11


Đạt được chứng nhận ISO 9001 (hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp
những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai
hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp
dụng. Chuyên gia cơng bằng bên ngồi được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến
hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu cơng ty có tn thủ theo tiêu chuẩn hay
khơng. Nếu họ tn thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và
dấu của tổ chức công nhận - tổ chức cơng nhận sự hợp pháp của tổ chức chứng nhận
đó.
Phiên bản thứ 5 của ISO 9001, ISO 9001:2015 đã được ban hành vào 15/9/2015. Phiên
bản năm 2015 có những thay đổi quan trọng mà theo cách nói của Nigel Croft, chủ
tịch ban kỹ thuật ISO chịu trách nhiệm xây dựng và sốt xét tiêu chuẩn, q trình này

giống một “bước tiến hóa” hơn là một “cuộc cách mạng”.
1.3 Những thành tựu và sự cố liên quan đến chất lượng công trình trong lĩnh
vực xây dựng thủy lợi
1.3.1 Những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi
Một số cơng trình thủy lợi tiêu biểu của quốc gia góp phần khơng nhỏ vào phát triển
kinh tế, ổn định sản xuất cho người dân vùng dự án.
• Hồ chứa nước Cửa Đạt
Hồ chứa nước Cửa Đạt là một hồ chứa lớn thuộc Xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân,
tỉnh Thanh Hóa, khai thác tổng hợp nguồn nước sông Chu phục vụ cho các yêu cầu
phát triển của vùng hạ lưu sông Mã, tỉnh Thanh Hóa, như:
Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862ha đất canh tác - Kết hợp phát điện với công
suất lắp máy N=(88-97)MW
Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7.715 m3/s
Giảm lũ với tần suất 0.6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh không vượt quá 13.71
m (lũ lịch sử năm 1962).
Các hạng mục thi công bao gồm:

12


Khu đầu mối: cơng trình cấp I.
Tràn xả lũ: 5 cửa xả có kích thước (11*17)m, chiều rộng thơng thủy 55m, xả lũ với tần
suất P=0.1% là 8200m3/s.
Tuynen lấy nước dài 620m, đường kính D=7.5m.
Khu đập phụ Dốc Cáy: đập đất chiều dài đập 220.4m;
Khu đập phụ Hón Can: đập đất chiều dài đập 357m;

Hình 1.3: Hồ chứa nước cửa Đạt- tỉnh Thanh Hóa [3]
• Thủy điện Sơn La
Dự án Thủy điện Sơn La là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau Thủy điện Lai Châu

khởi công ngày 22/12/2010 và là bậc trên của Thủy điện Hịa Bình).
Cơng trình chính thuộc địa phận xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện thuộc tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

13


Nhiệm vụ chính của Dự án: Cung cấp điện lên hệ thống điện quốc gia với công suất
lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW); sản lượng điện trung bình
hằng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khơ cho
đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
Diện tích lưu vực: 43.760 km2
Dung tích hồ chứa: 9,26 tỷ m3
Cơng suất lắp đặt: 2.400 MW, số tổ máy 6 tổ x 400 MW
Điện lượng trung bình nhiều năm: 10,246 tỷ kWh (trong đó tăng cho thủy điện Hịa
Bình là 1,267 tỷ kWh)
Kết cấu đập bê tông trọng lực cao 138,1 m; chiều dài đỉnh đập 961,6 m; cơng trình có
12 khoang xả sâu, 6 khoang xả mặt. Nhà máy thủy điện kiểu hở, bố trí sau đập.

Hình 1.4: Nhà máy thủy điện Sơn La [7]
• Trạm bơm Yên Sở
Trạm bơm Yên Sở nằm trong dự án tiêu thoát nước của TP được khởi công xây dựng
từ năm 1998. Dự án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một được hoàn thành vào năm
2005, giải quyết tình trạng úng ngập với lượng mưa 172mm/2 ngày. Trong đó cụm
14


cơng trình đầu mối n Sở bao gồm trạm bơm và cống qua đê 45m3/s, kênh dẫn vào
trạm bơm từ hồ và sông, kênh xả ra sông Hồng 90m3/s.
Tổng mức đầu tư trạm bơm Yên Sở giai đoạn II là 204 tỷ đồng và 1.003 triệu yên

Nhật. Tram bơm bao gồm 9 máy bơm, có cơng xuất từng máy là 5m3/s (tương đương
0,884 triệu m3/ngày đêm).
Các hạng mục chính xây dựng dự án II gồm: nâng công suất trạm bơm Yên Sở từ 45
m3/s lên 90m3/s; cải tạo 12 hồ chứa, cải tạo và cống hóa khoảng 31km kênh, mương;
xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bẩy Mẫu với công xuât 13.300m3/ngày; xây dựng
28,5km đường, hạ tằng dọc sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét; Xây dựng 9 cầu, cống
qua sơng.

Hình 1.5: Trạm bơm n Sở- TP Hà Nội [5]
1.3.2 Những sự cố liên quan đến chất lượng công trình
• Sự cố thủy điện Ia Krel 2
Rạng sáng 12/6, đập thủy điện Ia Krel 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) bị
vỡ một đoạn khoảng 40 m khiến nước trong lòng hồ ào ào tràn về hạ du. Bề mặt đoạn
thân đập bị vỡ xuất hiện 3 vết nứt ngang, một số điểm sụt lún.. Phần nắp dọc thân cống
bị phá vỡ kết cấu bê tông cốt thép, phần cuối cống khoảng 10 m bị cắt rời, đẩy trôi về
hạ lưu. Mái thượng lưu, hạ lưu gần đoạn đập vỡ bị phá hủy, sụt lún.
15


Hình 1.6 : Thủy điện Ia Krel 2 bị vỡ
• Sự cố thủy điện Đăk Mek 3
Thủy điện Đăk Mek 3 khởi công từ tháng 3.2009 với công suất 7,5 MW, dung tích hồ
chứa trên 1,7 triệu m3, vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng. Cơng trình do Cơng ty CP thiết kế
Nam Việt (trụ sở tại TP.HCM) thiết kế, Công ty thi công cơ giới Hồng Phát được chỉ
định thi công. Chiều 22.11 đập ngăn nước bị vỡ khiến một đoạn đập bê tông dài 60 m,
cao khoảng 20 m, dày khoảng 1,5 m đổ sập.

Hình 1.7: Thủy điện Đăk Me 3 bị vỡ [10]

16



KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 học viên đưa ra những khái niệm về cơng trình xây dựng, chất lượng
cơng trình xây dựng, quản lý chất lượng và quản chất lượng hồ sơ thiết kế cơng trình
xây dựng. Một số thành tựu cũng như sự cố liên quan đến chất lượng cơng trình trong
lĩnh vực xây dựng cơng trình thủy lợi ở Việt Nam. Từ đó tìm ra mối liên hệ mật thiết
giữa chất lượng hồ sơ thiết kế và chất lượng cơng trình xây dựng. Tạo tiền đề cho
những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế CTXD.

17


×