Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nâng cao chất lượng trong công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại trung tâm nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các
số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố trong
tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2018
Tác giả luận văn

Lâm Văn Bằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS-TS Dương Đức Tiến và những ý kiến về chuyên môn quý
báu của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như
sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật (sau đây gọi tắt là
Trung tâm). Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi
đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận tình và cơ quan cung cấp số liệu trong q trình
học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:.................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3
6. Kết quả dự kiến đạt được: ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG. ...............................................................................4
1.1. Tổng quan về công tác Kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng. .......4
1.1.1. Các khái niệm và giới thiệu chung về cơng trình xây dưng. .................................4
1.1.2. Khái niệm về sự cố, tuổi thọ cơng trình, giám định chất lượng cơng trình xây
dựng. ................................................................................................................................ 9
1.1.3. Khái niệm Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng: ...................... 13
1.2. Tổng quan các mơ hình tổ chức thực hiện cơng tác Kiểm định chất lượng cơng
trình. ............................................................................................................................... 15
1.2.1. Tổng q về cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. ......................... 15
1.2.2. Các trường hợp thực hiện kiểm định: ..................................................................18
1.2.3. Các mơ hình tổ chức thực hiện cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình. ........23
1.3. Những bài học kinh nghiệm về công tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây
dựng dân dụng. ..............................................................................................................29
1.3.1. Phương pháp tổ chức, triển khai cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình. ......29
1.3.2. Các giai đoạn của công tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng.............30
1.3.3. Một số tồn tại chủ yếu của các cơng trình, dự án. ...............................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG I............................................................................................... 34

iii



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG .............................................................................. 35
2.1. Cơ sở pháp luật về công tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
....................................................................................................................................... 35
2.1.1. Quy định của Nhà nước về công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng
dân dụng: ....................................................................................................................... 35
2.1.2. Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến cơng tác kiểm định chất
lượng cơng trình xây dựng dân dụng. ........................................................................... 40
2.2. Cơ sở khoa học về công tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
....................................................................................................................................... 41
2.2.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chuẩn áp dụng trong công tác kiểm định chất lượng
cơng trình xây dựng:...................................................................................................... 41
2.2.2. Ngun tắc, phương pháp, quy trình thực hiện cơng tác kiểm định cơng trình xây
dựng. .............................................................................................................................. 44
2.2.3. Quy trình thực hiện kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng. ........................ 46
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác Kiểm định chất lượng cơng trình
xây dựng dân dụng. ....................................................................................................... 51
2.3.1. Ảnh hưởng của thiết kế. ...................................................................................... 52
2.3.2. Ảnh hưởng của công nghệ, giải pháp thi công. ................................................... 53
2.3.3. Ảnh hưởng của chất lượng vật liệu, sản phẩm cấu kiện dùng thi công xây lắp.. 53
2.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. ............................................................... 53
2.3.5. Ảnh hưởng của biến động mực nước ngầm và nền đất bên dưới công trình. ..... 53
2.3.6. Ảnh hưởng của cơng trình liền kề. ...................................................................... 54
2.3.7. Ảnh hưởng do những biến động bất thường khác. .............................................. 54
2.4. Nghiên cứu các mơ hình tổ chức tư vấn Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng
dân dụng. ....................................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
DÂN DỤNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ

THUẬT. ........................................................................................................................ 57
3.1. Giới thiệu về Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật. ......................... 57
iv


3.1.1. Quá trình hình thành, tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm. ........................... 57
3.1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm. ..................................................... 60
3.2. Phân tích thực trạng cơng tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng
tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật. ..................................................61
3.2.1. Các cơng trình, dự án Trung tâm đã thực hiện công tác Kiểm định chất lượng
công trình: ...................................................................................................................... 61
3.2.2. Phân tích, đánh giá kết quả cơng tác kiểm định và tìm ra những thiếu sót trong
q trình kiểm định. .......................................................................................................62
3.3. Đề xuất các giải pháp Nâng cao chất lượng trong công tác kiểm định chất lượng
công trình xây dựng dân dụng tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các yếu tố cơ bản của chất lượng cơng trình xây dựng .................................. 9
Hình 1.2 : Sập sàn trong q trình thi cơng đổ bê tơng ................................................. 10
Hình 1.3: Sập sàn trong q trình thi cơng .................................................................... 11
Hình 1.4: Cơng trình bị nghiêng, lún ............................................................................ 11
Hình 1.5: Vị trí của kiểm định trong vịng đời của một cơng trình ............................... 17
Hình 1.6. Mơ hình thực hiện cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình ...................... 25
Hình 1.7: Dự án: Khu nhà ở phục vụ tái định cư phường Phú Mỹ, quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh .................................................................................................................. 26

Hình 1.8. Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng nhà chung cư tại Hà Nội .......... 26
Hình 1.9 : Công tác khảo sát vết nứt sàn công trường tại Hà Nội ................................ 27
Hình 1.10: Bắn súng bật nẩy cấu kiện sàn .................................................................... 27
Hình 1.11: Siêu âm cấu kiện bê tơng ............................................................................ 28
Hình 1.12: Cơng tác nén mẫu khoan kiểm tra cường độ bê tơng .................................. 28
Hình 2.1: Mơ hình, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phát triển công nghệ quản lý và
kiểm định xây dựng – Cục Giám định Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng Bộ Xây dựng. ................................................................................................................ 55
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Trung tâm Nghiên cứu phát triển Hạ tầng kỹ thuật ............... 59
Hình 3.2: Q trình cơng tác kiểm định ........................................................................ 63

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Đánh giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu bê tông cốt thép theo các dấu hiệu
mặt ngồi cơng trình ......................................................................................................67
Bảng 3.2 Nhận định mức độ hư hỏng của kết cấu bê tông cốt thép .............................. 68
Bảng 3.3 Vết nứt do tác động của lực trong kết cấu bê tông cốt thép ........................... 71

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT

: Chủ đầu tư

CLCT

: Chất lượng cơng trình


ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

HTQLCL

: Hệ thống quản lý chất lượng

NTTC

: Nhà thầu thi công

QLCL

: Quản lý chất lượng

QLNN

: Quản lý nhà nước

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TVGS

: Tư vấn giám sát

TVTK


: Tư vấn thiết kế

XDCT

: Xây dựng công trình

KĐCLCTXD : Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Trình tự đầu tư xây dựng một dự án chia làm ba giai đoạn gồm: Giai đoạn chuẩn bị
dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng của dự án đưa cơng
trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ - Theo
khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
- Công tác Quản lý chất lượng cơng trình hiện nay đã có những chuyển biến tích cực,
phù hợp với địi hỏi của thực thực tế trong đổi mới và phát triển của ngành xây dựng
hiện nay. Chất lượng cơng trình xây dựng phải được quản lý trong cả 3 giai đoạn đầu
tư xây dựng trên và nó được thể hiện rõ nhất và quan trọng nhất là trong giai đoạn thực
hiện dự án của trình tự đầu tư xây dựng. Vấn đề này là trách nhiệm của các chủ thể,
thành phần tham gia trong dự án bao gồm: Người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, các
đơn vị tư vấn, các nhà thầu thi công xây dựng, Cơ quan quản lý nhà nước.
Trong công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, ngồi việc kiểm sốt chất
lượng trước khi thi cơng, trong q trình thi cơng thì việc kiểm tra, kiểm định chất
lượng một cấu kiện hoặc tồn bộ cơng trình mới xây dựng cũng như cơng trình đã đưa
vào sử dụng, nhằm làm rõ, kiểm chứng chất lượng của bộ phận, hay toàn bộ cơng trình
phục là cơng việc khơng thể thiếu, khơng thể bỏ qua bởi nó cho các bên liên quan biết

rõ chất lượng thực sự của sản phẩm xây dựng có đáp ứng được các yêu cầu của thiết
kế, tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không. Công tác Kiểm định chất lượng
cơng trình xây dựng được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án, kết thúc dự án và
giai đoạn dự án đã được đưa vào sử dụng mục đích để kiểm tra, đánh gia chất lượng
cơng trình xây dựng.
Các nội dung và phương pháp kiểm định như sau:
- Khảo sát đánh giá bằng trực quan công trình xây dựng;
- Thực hiện các cơng tác thí nghiệm tại hiện trường và lấy mẫu thí nghiệm về phịng
thí nghiệm để kiểm tra chất lượng hiện trạng cơng trình xây dựng.
-

Kiểm tra hồ sơ biên bản nghiệm thu, bản vẽ hồn cơng của cơng trình

1


Dựa trên các kết quả tính tốn về khảo sát, kết quả tính tốn của cơng tác thí nghiệm
đưa ra các đánh giá, kết luận, về sự phù hợp với thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn
hiện hành.
Xuất phát từ thực tế nhu cầu trong công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng và
để hồn thiện hơn cơng tác kiểm định cho đơn vị đang công tác là Trung tâm Nghiên
cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật. Tác giả luận văn chọn đề tài: "Nâng cao chất lượng
trong công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng tại Trung tâm
Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích:
- Phân tích các nội dung của cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
- Trình bày cụ thể các phương pháp kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
- Phân tích, đánh giá những tồn tại trong cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình xây
dựng dân dụng tại Trung tâm từ đó đưa ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng

trong công tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng của Trung tâm.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận:
Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết: Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về công tác kiểm
định chất lượng của các đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm và của các chuyên gia trong
lĩnh vực kiểm định.
Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: xem xét các yếu tố phát triển khi nghiên cứu
đề tài gồm các lĩnh vực kinh tế xã hội, môi trường sinh thái…
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết;
- Phương pháp thu thập điều tra;

2


- Phương pháp sử dụng các lý thuyết toán học thống kê xác xuất, các phương pháp lý
thuyết tập hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác Kiểm định chất
lượng hiện trạng công trình tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả trong cơng tác
Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng từ đó nâng cao chất lượng cơng
tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực
tiễn về công tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng giai đoạn hiện

nay để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu Nâng cao chất lượng trong công tác
kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả nghiên cứu giải pháp Nâng cao chất lượng trong công tác kiểm định chất
lượng công trình xây dựng dân dụng tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ
thuật là những gợi ý thiết thực có thể vận dụng vào cơng tác quản lý chất lượng trong
xây dựng cơng trình dân dụng thời gian tới.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Hệ thống hóa các vấn đề tổng quan về công tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây
dựng dân dụng.
Phân tích thực trạng cơng tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng tại
Trung tâm nghiên cứu phát triển hai tầng kỹ thuật.
Đề xuất một số giải pháp nhằm Nâng cao chất lượng trong cơng tác kiểm định chất
lượng cơng trình xây dựng dân dụng.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
1.1. Tổng quan về cơng tác Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng
1.1.1. Các khái niệm và giới thiệu chung về công trình xây dưng
- Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được
thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng - Theo
khoản 15 điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu

khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư
xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án –
Theo khoản a điều 6 Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về
quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất
(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;
lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự tốn xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với
cơng trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký
kết hợp đồng xây dựng; thi cơng xây dựng cơng trình; giám sát thi cơng xây dựng; tạm
ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành; nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành;
bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các
công việc cần thiết khác - Theo khoản b điều 6 Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các
cơng việc: Quyết tốn hợp đồng xây dựng, bảo hành cơng trình xây dựng - Theo khoản

4


c điều 6 Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng;
- Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước,
được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng, cơng
trình cơng nghiệp, giao thơng, nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, cơng trình hạ tầng
kỹ thuật và cơng trình khác – Theo khoản 10 điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
ngày 18/06/2014.
- Khái niệm về cơng trình xây dựng dân dụng: Theo phụ lục 1 Thông tư 03/2016/TTBXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp cơng trình xây dựng
và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng thì cơng trình xây

dựng dân dụng bao gồm các cơng trình sau:
+ Cơng trình giáo dục: Nhà trẻ, trường mẫu giáo; Trường tiểu học; Trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thơng có nhiều cấp học; Trường đại
học, trường cao đẳng; Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường cơng
nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ;
+ Cơng trình y tế: Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa
phương;Trung tâm thí nghiệm an tồn sinh học;
+ Cơng trình thể thao: Sân vận động, sân thi đấu các mơn thể thao ngồi trời có khán
đài; Nhà thi đấu, tập luyện các mơn thể thao có khán đài; Sân gơn; Bể bơi, sân thể thao
ngồi trời; Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hoá, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp
xiếc, vũ trường và các công trình văn hố tập trung đơng người khác; Bảo tàng, thư
viện, triển lãm, nhà trưng bày;
+ Chợ;
+ Nhà ga hàng khơng (Nhà ga chính);
+ Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị: Trụ sở làm việc của Quốc hội, Chính
phủ, Chủ tịch nước; Trụ sở làm việc của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân và cơ quan
chuyên môn trực thuộc các cấp; Trụ sở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
5


 Thế nào là một sản phẩm có chất lượng, thế nào là chất lượng cơng trình xây
dựng?
- Theo định nghĩa của tiêu chuẩn ISO9001:2008 thì “Chất lượng là mức độ của một
tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”.
Phân tích rõ về nội dung định nghĩa này như sau:
- Thứ nhất về cụm từ: “các yêu cầu” – dưới góc độ một tổ chức, một công ty sản xuất
và kinh doanh trong một môi trường nhất định thì các u cầu có thể là các yêu cầu
bên ngoài, các yêu cầu bên trong. Các yêu cầu bên ngồi theo nghĩa hẹp có thể bao
gồm: u cầu của luật pháp, yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của công nghệ, yêu cầu
cạnh tranh với các đối thủ…hay xét theo nghĩa rộng là các yêu cầu xuất phát từ mơi

trường bên ngồi. Các u cầu bên trong là các yêu cầu của doanh nghiệp như: yêu cầu
kỹ thuật đối với sản phẩm, yêu cầu xuất phát từ năng lực con người, năng lực công
nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các yêu cầu thêm vào cho sản phẩm
hay dịch vụ đảm bảo độ tin cậy hay tăng khả năng cạnh tranh…Như vậy, khi một sản
phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng các yêu cầu này thì được gọi là chất lượng phù
hợp, nếu mức độ đáp ứng thấp hơn thì là chất lượng thấp, cao hơn là chất lượng cao;
- Thứ hai xét về cụm từ: “đặc tính vốn có” đó là đặc tính vốn có của sản phẩm chứ
khơng phải các đặc tính thêm vào sản phẩm. Ví dụ, khi chúng ta sơn tường ngồi nhà
mà chúng ta sử dụng sơn nước thì rõ ràng sau một thời gian tường nhà sẽ bị bong tróc,
rêu mốc do đó sản phẩm sơn nước khơng có đặc tính chống lại rêu mốc và các điều
kiện khí hậu bên ngồi điều này vơ hình chung đem lại sự kỳ vọng của người sử dụng
về sản phẩm cao hơn những gì gọi là vốn có của nó, do đó, sản phẩm đó khơng gọi là
có chất lượng phù hợp;
- Cịn một khía cạnh nữa cũng cần phải xét đến, khi nhắc đến chất lượng, thường
chúng ta sẽ phải sử dụng từ “chất lượng phù hợp” chứ không phải chất lượng tốt hay
chất lượng khơng tốt. Vì bản chất chất lượng của sản phẩm phù hợp với các u cầu
đối với một mơi trường bên ngồi và bên trong nhất định chứ khơng phải mọi mơi
trường. Ví dụ kết cấu thép thường không thể gọi là bền vững trong mơt trường biển,
nhà gỗ khơng thể gọi là có độ an tồn cao trong phịng chống cháy...

6


Có nhiều quan điểm khác định nghĩa về chất lượng của một sản phẩm cụ thể như sau:
- Quan điểm theo hướng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính
sản phẩm quy định tính thích dụng sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với
cơng dụng của nó;
- Quan điểm theo hướng nhà sản xuất thì chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc
trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong
điều kiện kinh tế xã hôi nhất định như sự phù hợp với thị trường, đảm bảo về mặt cạnh

tranh, đi kèm theo các chi phí giá cả;
 Chất lượng cơng trình xây dựng:
Cơng trình xây dựng là một loại hàng hóa cho nên chất lượng cơng trình xây dựng
cũng mang đầy đủ các đặc điểm của chất lượng sản phẩm hàng hóa đó là: Chất lượng
cơng trình xây dựng là tập hợp các đặc tính vốn có của cơng trình đó thỏa mãn các yêu
cầu (khai thác, vận hành, sử dụng...)
Theo thời gian các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng về vật liệu, về kết cấu cơng trình có
những thay đổi. Điều kiện làm việc của cơng trình cũng như tác động của các môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội …diễn ra trong nhiều trường hợp cũng khơng hồn
tồn đúng như trong thiết kế.
Các chỉ số kỹ thuật đạt đựơc của cơng trình hoặc một kết cấu cơng trình biến đổi theo
thời gian. Các khái niệm tuổi bê tông, sức chịu tải của đất trong quá trình cố kết, tuổi
thọ cơng trình…là những ví dụ giải thích điều này. Chỉ số kỹ thuật trong cơng trình
suy giảm thì khả năng chịu lực cũng bị suy giảm. Khả năng chịu lực “hiện hữu” của
cơng trình hoăc một kết cấu tại một thời điểm nào đó thể hiện “trạng thái kỹ thuật cơng
trình”.
Các đặc tính vốn có của cơng trình xây dựng là: Đặc tính mỹ thuật và đặc tính kỹ
thuật. Đây là các đặc tính được tạo nên bới tập hợp các nhân tố cấu thành cơng trình
xây dựng: Con người, vật liệu, các yếu tố tự nhiên (cảnh quan, khí hậu, địch họa...).
Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với qui chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,

7


các qui định trong văn bản qui phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế (Hình
1.1).
Từ khái niệm tổng qt này, chất lượng cơng trình xây dựng phải bao gồm các u cầu
cần có của một cơng trình xây dựng (các yêu tố đảm bảo chất lượng) mà cịn phải thỏa
mãn các u cầu vì lợi ích của xã hội (sự phù hợp). Ngay trong yêu cầu đảm bảo chất

lượng đã bao gồm không chỉ đảm bảo sự an tồn về mặt kỹ thuật mà cịn an toàn về
nhu cầu sử dụng các yếu tố kinh tế kỹ thuật. Một cơng trình q an tồn, q chắc chắn
nhưng không đẹp, không phù hợp kiến trúc, không kinh tế thì cũng khơng thoả mãn
u cầu về chất lượng cơng trình, ngược lại một cơng trình đẹp chưa hẳn đã đảm bảo
an tồn. Một cơng trình xây dựng chỉ thỏa mãn yêu cầu của chủ sở hữu nhưng vi phạm
quy hoạch, kiến trúc đô thị, ảnh hưởng môi trường,… thì cũng khơng thể coi là cơng
trình có chất lượng.
Đảm bảo

CLCTXD=






Phù hợp

An toàn
Bền vững
+
Kỹ thuật
Mỹ thuật






Quy chuẩn

Tiêu chuẩn
Quy định PL
Hợp đồng

Hình 1.1. Các yếu tố cơ bản của chất lượng cơng trình xây dựng
Do vậy, để cơng trình xây dựng có chất lượng phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ
thuật, kinh tế... thì cơng trình xây dựng cần được kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào
(Giai đoạn chuẩn bị đầu tư) và các yếu tố đầu ra (q trình thi cơng nghiệm thu, q
trình khai thác, sử dụng....).
Trong thời gian qua, công tác QLCLCTXD - yếu tố quan trọng quyết định đến
CLCTXD đã có nhiều tiến bộ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì trình độ của
đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao, sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân các ngành
nghề xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi
công hiện đại, sự hợp tác trao đổi kinh nghiệm, việc học hỏi những công nghệ kỹ thuật
tiên tiến của các nước có nền cơng nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành
các chính sách hợp lý, các văn bản pháp quy tăng cường công tác QLCLCTXD, chúng
ta đã xây dựng được nhiều cơng trình góp phần quan trọng vào hiệu quả của nền kinh
8


tế quốc dân. Trong lĩnh vực xây dựng dân dụng đã xây dựng nhiều nhà chung cư, nhà
liền kề với nhiều tính năng hữu dụng nhất; các trường học, cơng trình văn hóa, thể
thao… cũng đã được xây dựng hàng loạt để phục vụ nhu cầu thiết thực và nâng cao
đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì cũng đã có những rủi ro, sự cố đáng
tiếc xảy ra trong q trình thi cơng. Và cũng đã có những cơng trình khơng đảm bảo
chất lượng không đảm bảo được nhu cầu sử dụng, công trình bị nứt vỡ, nghiêng, lún
gây mất an tồn cho người sử dụng, tốn kém tiền của của nhân dân, của nhà nước.
Nhiều cơng trình khơng có biện pháp, khơng triển khai cơng tác bảo trì làm cho tuổi
thọ cơng trình giảm xuống, gây thấm dột, bong tróc.

Chính vì thế công tác QLCLCTXD là rất quan trọng và cần phải chú trọng và phải có
sự chung tay của các bên liên quan từ cơ quan QLNN, CĐT, các đơn vị tư vấn, các nhà
thầu để có thể tạo ra được những sản phẩm xây dựng tốt nhất.
1.1.2. Khái niệm về sự cố, tuổi thọ cơng trình, giám định chất lượng cơng trình xây
dựng
 Sự cố cơng trình, tuổi thọ cơng trình xây dựng:
 Sự cố cơng trình:
- Định nghĩa sự cố: Sự cố cơng trình xây dựng là hư hỏng vượt q giới hạn an tồn
cho phép, làm cho cơng trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi cơng xây dựng cơng
trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc tồn bộ trong q trình thi cơng xây
dựng và khai thác sử dụng cơng trình (Theo khoản 34 điều 3 Luật xây dựng số
50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014);

9


Một số hình ảnh về sự cố cơng trình xây dựng

Hình 1.2 : Sập sàn trong q trình thi cơng đổ bê tơng
- Sập sàn trong q trình thi cơng đổ bê tơng. Ngun nhân chính gây ra là do công
tác lắp dựng dàn giáo không đảm bảo về khả năng chịu lực để chống đỡ sàn khi có
tải trọng của bê tơng đổ lên. Có thể do nhà thầu thi công không lắp dựng giáo chống
sàn không đúng biện pháp được phê duyệt, hoặc có thể là biện pháp thi công giáo
chống ban đầu đã phê duyệt không đảm bảo về khả năng chịu lực của sàn.
- Công tác quản lý, kiểm sốt chất lượng cơng trình của các đơn vị liên quan như
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi cơng…cịn lỏng lẻo thiếu trách nhiệm dẫn
đến sự cố gây hậu quả nghiêm trọng.

10



Hình 1.3: Sập sàn trong q trình thi cơng
- Sập sàn bê tơng cốt thép tầng 2 trong q trình thi công sàn tầng 3. Nhà thầu thi
công không tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 4453-1995về công tác giáo chống (2,5 tầng),
và cộng thêm có thể là bê tơng sàn tầng 2 chưa đạt cường độ theo thiết kế…vì thế
gây ra sự cố nghiêm trọng này.

Hình 1.4: Cơng trình bị nghiêng, lún
- Cơng trình bị nghiêng trong thời gian đã được đưa vào sử dụng, nguyên nhân gây
ra sự cố này là do nền móng yếu, cơng tác thi cơng gia cố móng khơng đảm bảo sức
chịu tải của cơng trình. Không được quan trắc lún để theo dõi kiểm tra thường xuyên
theo yêu cầu của thiết kế.

11


- Phân loại sự cố:
+ Sự cố sập đổ: Bộ phận cơng trình hoặc tồn bộ cơng trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để
làm lại;
+ Sự cố về biến dạng: Nền, móng bị lún; kết cấu bị nghiêng, vặn, võng… khơng thể sử
dụng được bình thường phải sửa chữa mới dùng được;
+ Sự cố sai lệch vị trí: Móng, cọc móng sai lệch vị trí, hướng; sai lệch vị trí quá lớn
của kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn… phải sửa chữa hoặc thay thế;
+ Sự cố về công năng: Công năng không phù hợp; thấm dột; cách âm, cách nhiệt
không đạt yêu cầu; thẩm mỹ phản cảm…phải sửa chữa, thay thế để đáp ứng cơng năng
của cơng trình.
- Cấp độ của sự cố:
+ Sự cố cấp độ nhẹ: Là cơng trình hoặc bộ phận cơng trình bị hư hỏng hoặc có dấu
hiệu hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép nhưng chưa bị sập đổ hoặc có nguy
cơ bị phá hoại.

+ Sự cố cấp độ vừa: là bộ phận kết cấu, bộ phận cơng trình bị sập đổ hoặc bị hư hại đe
dọa tính mạng của con người hoặc có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường.
+ Sự cố cấp độ nghiêm trọng: là cơng trình bị sập đổ hồn tồn hoặc bộ phận cơng
trình bị sập đổ, bị hư hại nặng nề gây thiệt hại về người, tài sản đe dọa ô nhiễm môi
trường.
- Điều tra sự cố:
+ Khi thực hiện điều tra một sự cố của cơng trình xây dựng, khảo sát, thu thập thơng
tin, phân tích và đánh giá sự cố là các bước trong quy trình của phương bệnh học cơng
trình khi tiến hành xử lý các sự cố cơng trình xây dựng đã xảy ra. Nội dung chi tiết
gồm các phần:
- Tiếp cận và thu thập thông tin về sự cố;
- Phân tích nguyên nhân sự cố theo nguyên lý loại trừ dần để xác định nguyên nhân
chính, các nguyên nhân phụ;
- Thiết lập kịch bản diễn biến sự cố;
12


- Đề xuất hướng khắc phục sự cố và bài học.
 Tuổi thọ cơng trình:
- Tuổi thọ của một đối tượng (cơng trình hoặc bộ phận cơng trình): Là thời gian tồn tại
(tính theo lịch) của đối tượng đó từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng cho tới khi đạt tới
trạng thái giới hạn;
- Tuổi thọ thiết kế (tuổi thọ danh định): Là thời gian từ khi đưa vào sử dụng tới khi
cơng trình đạt tới trạng thái giới hạn do người thiết kế dự tính trước;
- Tuổi thọ sử dụng: Là thời gian thực tế khai thác công trình mà trong thời gian đó
khơng có việc sửa chữa bộ phận hay tồn bộ cơng trình;
- Tuổi thọ sử dụng u cầu: Là thời gian sử dụng cơng trình đáp ứng được các yêu cầu
của người khai thác (ví dụ yêu cầu của khách hàng đối với thiết kế hoặc có những nhu
cầu đặc trưng riêng cho cơng trình).
1.1.3. Khái niệm Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng

- Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư
hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng,
bộ phận cơng trình hoặc cơng trình xây dựng thơng qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp
với việc tính tốn, phân tích (Theo khoản 8 điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12
tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây
dựng);
- Cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng được tiến hành bởi các
biện pháp: khảo sát (đo, vẽ, đánh giá ngoại quan...), kiểm tra các tính chất cơ, lý, hóa
của sản phẩm bằng phương pháp phá hủy (thử tải trực tiếp, lấy mẫu từ cấu kiện để
thử...) hoặc không phá hủy (siêu âm, đo mật độ bằng phóng xạ...). Ngày nay, khoa học
công nghệ đã cho ra đời nhiều thiết bị kiểm định cho phép xác định một hay nhiều tính
chất của bộ phận cơng trình hoặc cơng trình với mức độ chính xác cao so sánh với quy
định của thiết kế, của tiêu chuẩn và quy chuẩn. Người kiểm định cần đối chiếu, so sánh
các tính chất (kích thước, cường độ, khả năng chịu lực...) với thiết kế đã được duyệt và
tiêu chuẩn, quy chuẩn (quy định của pháp luật) để đánh giá xem chất lượng của sản

13


phẩm xây dựng đó có đạt u cầu hay khơng, có được đưa vào sử dụng hay phải gia
cố, sửa chữa hoặc phá đi làm lại.
Vậy chúng ta có thể diễn giải đầy đủ hơn khái niệm kiểm định chất lượng cơng trình
xây dựng như sau: “Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng dân dụng là hoạt
động khảo sát, kiểm tra, thử nghiệm nhằm định lượng một hay nhiều tính chất
liên quan đến chất lượng của sản phẩm hoặc cơng trình xây dựng làm cơ sở cho
việc phân tích, tính tốn, so sánh với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng,
tiến hành đánh giá, kết luận và kiến nghị liên quan đến chất lượng cơng trình”.
 Nội dung chính của cơng tác kiểm định là:
Theo khoản 2 điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của
Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng, thì các trường hợp

thực hiện cơng tác kiểm định là:
“Kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu cơng trình được
thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong hợp đồng xây dựng hoặc chỉ dẫn kỹ thuật theo u cầu của
thiết kế;
b) Khi cơng trình, hạng mục cơng trình, bộ phận cơng trình xây dựng có biểu hiện
không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng đầu tư theo hình
thức đối tác công tư;
d) Trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của
pháp luật về giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu của cơ quan chủ trì tổ chức giám
định nguyên nhân sự cố khi xảy ra sự cố cơng trình xây dựng;
đ) Theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước các cơng trình xây dựng hoặc u
cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần thiết”.
- Theo điểm đ khoản 2 điều 29 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015
của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng:
“Trong q trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền được quyền yêu cầu chủ đầu tư và
14


các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và thực hiện thí nghiệm
đối chứng, thử tải, kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục hoặc tồn bộ cơng trình
theo quy định tại Điều 29 Nghị định này”
- Đích hướng tới của cơng tác kiểm định, dù kiểm định chất lượng của một kết cấu
đang xây dựng, một cơng trình mới xây dựng xong hoặc cơng trình đang vận hành…
đều nhằm đánh giá trạng thái kỹ thuật của cơng trình, chất lượng hiện trạng cơng trình
tại thời điểm kiểm tra, tức khả năng chịu lực hiện hữu của nó. Do đó, cơng việc trọng
tâm là phải có các số liệu thực thơng qua các thí nghiệm trong phịng và thí nghiệm
hiện trường theo các phương pháp lấy mẫu trực tiếp hoặc lấy mẫu không phá hoại
cùng với việc sử dụng các phương pháp phân tích, tính tốn hiện đại, tin cậy.

- Các bài tốn phân tích trạng thái kỹ thuật cơng trình được tiến hành với các số liệu
đầu vào là hiện trạng cơng trình cùng với các tổ hợp tải trọng thực tế đã từng xảy ra và
có thể xảy ra thường là các bài tốn khó khăn, nhiều thách thức mà khơng phải kỹ sư
kết cấu nào cũng có thể thực hiện được.
 Giám định chất lượng cơng trình xây dựng: Là hoạt động kiểm định chất lượng
cơng trình xây dựng được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này.
- Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các
quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này. (Theo khoản 9 điều 3
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 của Chính Phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng).
1.2. Tổng quan các mơ hình tổ chức thực hiện cơng tác Kiểm định chất lượng
cơng trình
1.2.1. Tổng q về cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Như đã phân tích ở trên, cơng tình xây dựng là loại sản phẩm hàng hóa đặc thù, được
sản xuất đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm nên rất cần thiết kiểm tra chặt chẽ
các khâu, các giai đoạn trong quá trình hình thành sản phẩm. Công việc quan trọng đầu
tiên là đảm bảo chất lượng thiết kế. Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế, sản phẩm thiết kế
cần được đơn vị thứ ba độc lập giúp chủ đầu tư thẩm tra từ các số liệu đầu vào có liên
15


quan trực tiếp đến cơng trình, phương pháp tính tốn, các giải pháp cấu tạo và giải
pháp thiết kế nhằm thoả mãn được nhiệm vụ thiết kế đặt ra phục vụ cho quá trình khai
thác sử dụng. Đây được xem là tiêu chuẩn đầu tiên và xuyên suốt không chỉ trong giai
đoạn của công tác thiết kế, mà đặc biệt quan trọng trong cơng tác thi cơng, nghiệm thu
cơng trình. Việc thuê tư vấn giám sát kiểm soát chất lượng thi cơng cũng khơng thể
kiểm sốt hết các vấn đề của chất lượng cơng trình nếu khơng có kiểm định chất
lượng. Cơng tác kiểm định chất lượng là cách có thể đánh giá mức độ, kiểm tra đối

chứng và làm sáng tỏ thực trạng chất lượng.
Để góp phần chủ động kiểm sốt tốt nhất chất lượng cơng trình trong suốt vịng đời
cơng trình, hoạt động kiểm sốt của đơn vị thứ ba độc lập cần triển khai ở cả ba giai
đoạn hình thành và vận hành sản phẩm với các hình thức khác nhau (xem hình 3.1).
- Trong giai đoạn thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công)
cần thẩm tra, thẩm định thiết kế;
- Trong giai đoạn thi công xây dựng (giai đoạn chuyển sản phẩm trên giấy thành sản
phẩm vật chất cụ thể) là giai đoạn có nhu cầu kiểm sốt chất lượng thông qua công tác
kiểm định nhiều và phổ biến nhất. Công tác kiểm định giai đoạn này bao gồm kiểm
định chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị cơng trình, chất lượng các cơng
việc thi cơng và chất lượng cơng trình hồn thành;
- Trong giai đoạn khai thác, sử dụng cơng trình ,cơng tác kiểm định nhằm mục đích
chủ động phịng ngừa sự xuống cấp hay hư hỏng cơng trình (bảo trì phịng ngừa) hoặc
phục vụ trực tiếp công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp và cải tạo và thay thế khi cần
thiết.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố cơng trình khi đang thi công hoặc đang được khai thác
sử dụng, công tác kiểm định là nhân tố quan trọng nhất phục vụ việc điều tra sự cố,
xác định chính xác nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục sự cố.

16


Khảo sát, thiết kế
GIAI
ĐOẠN
THIẾT
KẾ

(Không


(Đạt)

đạt)

Thẩm tra,
Th.định

Vật tư, Vật liệu, cấu kiện XD
GIAI
ĐOẠN
THI

THI CƠNG

Sửa
chữa
khắc

CƠNG

(Đạt)
Kiểm
định

phục
Kiểm
(Khơng đạt)

Loại


định

(Khơng đạt)

(Đạt)
Nghiệm thu

GIAI
ĐOẠN

(Đạt)

THÁC

Sửa
chữa,
duy tu,

SỬ

bảo trì

KHAI

DỤNG

VẬN HÀNH,
SỬ DỤNG

Cải tạo,

nâng cấp,
phá dỡ...

Kiểm
định
(Đạt)

Âm
Khơng đạt

Khơng đạt

TIẾP TỤC SỬ DỤNG

Hình 1.5: Vị trí của kiểm định trong vịng đời của một cơng trình
17

Loại


×