Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 139 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn do tôi nghiên cứu và thực hiện.
Các số liệu và các nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài luận văn của mình
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Học viên cao học

Nguyễn Thị Phượng


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng biết ơn sâu sắc nhất, Tác giả luận văn xin chân thành
bày tỏ lịng biết ơn của mình tới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của giáo viên hướng
dẫn PGS. TS. Nguyễn Trung Dũng, PGS. TS. Đặng Tùng Hoa và các thầy, cô Khoa
Sau đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý cùng tồn thể thầy cơ giáo Trường Đại học
Thủy lợi. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Trung tâm Quan trắc và Dự báo
Tài nguyên nước, một số chun gia có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý sử dụng
tài nguyên nước cũng như các đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô trong Hội đồng khoa học đã đóng
góp những ý kiến, những lời khun q giá giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo
nên thiếu sót và khuyết điểm là điều khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của của các thầy cơ và đồng nghiệp, đó chính là sự
giúp đỡ quý báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hồn thiện hơn trong q
trình nghiên cứu và công tác sau này
Xin chân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2013


Học viên cao học

Nguyễn Thị Phượng


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1.1

Các ngun tắc tổng quát về giá trị sử dụng

24

Hình 1.2

Các nguyên tắc cơ bản về chi phí của nước

26

Hình 2.1

Diễn biến nồng độ các chất ơ nhiễm trong hồ Chùa Bầu
2005-2009

41


Hình 2.2

Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Đáy

42

Hình 2.3

Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Nhuệ

43

Hình 2.4

Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Duy Tiên

45

Hình 2.5

Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S. Châu

46

Hình 2.6

Hình 2.6 Diễn biến nồng độ các chất dinh dường trên S.
Sắt


47

Hình 2.7

Tỷ lệ % nhu cầu nước của các ngành hiện nay

57

Hình 2.8

Hình ảnh tuyến kênh bị ơ nhiễm do rác thải của chợ cóc

59

Hình 2.9

Bản đồ hiện trạng xả nước thải vào nguồn các lưu vực

Hình 3.1

sơng thuộc tỉnh Hà Nam

73

Quản lý tài ngun nước bền vững

87


DANH MỤC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tài nguyên nước trên trái đất

27

Bảng 2.1

Một số con sơng chính trên địa bàn tỉnh

39

Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Nồng độ các chất hữu cơ và dinh dưỡng hồ chùa Bầu
trong năm 2010

41

Hàm lượng Asen trong nước ngầm của các Trạm cấp
nước tập trung


51

Bảng kết quả khảo sát các cơng trình cấp nước tại Hà
Nam

52

Bảng 2.5

Dân số tỉnh Hà Nam năm 2010

54

Bảng 2.6

Cơ cấu sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2010

56

Bảng 2.7

Kết quả phân tích nước thải của một số cơ sở

60

Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10

Các chất ô nhiễm nước thải của một số ngành qua các

năm

62

Số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy xác
nhận cam kết bảo vệ môi trường thẩm định, phê duyệt

71

Hoạt động thanh, kiểm tra đối với công tác mơi trường,
nước và khống sản

74

Bảng 3.1

Tình hình xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm

79

Bảng 3.2

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đất phi nông

Bảng 3.3

nghiệp tỉnh Hà Nam

86


Dự báo công suất một số nhà máy nước

91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
PTBV
Bộ NN&PTNT
Bộ TN&MT
UBND
Sở NN&PTNT
TNN
QLTHTNN
TTQH&ĐTTNN
TCCP
CP
QCVN
KCN

Diễn giải
Phát triển bền vững
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Ủy ban nhân dân
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
Tài nguyên nước
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước
Tiêu chuẩn cho phép

Chính Phủ
Quy chuẩn Việt Nam
Khu cơng nghiệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ
ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............................................................................... 1
1.1. Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững ..................................................1
1.1.1. Tài nguyên nước trong quá trình phát triển ...............................................1
1.1.2. Phát triển bền vững ....................................................................................3
1.1.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên nước và phát triển bền vững .......................7
1.2. Vấn đề quản lý tài nguyên nước ............................................................................7
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý tài nguyên nước..................................................7
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước......................................10
1.2.3. Các công cụ quản lý tài nguyên nước bền vững......................................14
1.3. Quản lý tài nguyên nước ở việt nam và trên thế giới ........................................26
1.3.1. Quản lý tài nguyên nước trên Thế Giới ...................................................26
1.3.2. Quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam......................................................30
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước .........................34
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt số lượng.....34
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tài nguyên nước về mặt chất
lượng ..................................................................................................................35
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH
HÀ NAM....................................................................................................................................39
2.1. Hiện trạng nguồn tài nguyên nước tỉnh Hà Nam ...............................................39
2.1.1. Hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt ...................................................39
2.1.2. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất............................................48
2.1.3. Hiện trạng các cơng trình khai thác sử dụng tài nguyên nước .................54

2.1.4. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước giai đoạn hiện tại .................................55
2.1. 5. Những vấn đề về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam .................58
2.2 Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam .........64
2.2.1. Hiện trạng nguồn tài liệu thu thập ...........................................................64
2.2.2. Tình hình cấp phép tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước............65
2.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TNN ...65
2.2.4. Mức và cơ chế phân bổ ngân sách cho quản lý tài nguyên nước ............65
2.2.5. Tình hình hợp tác quốc tế về tài nguyên nước.........................................66
2.2.6. Cơ cấu quản lý tài nguyên nước ..............................................................66
2.3. Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh Hà Nam .........................67
2.3.1 Đánh giá chung công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam .............67
2.3.2. Những ưu điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam..68
2.3.3. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam
...........................................................................................................................76


CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
NƯỚC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH HÀ NAM ..............80
3.1. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
...........................................................................................................................80
3.1.1. Những mâu thuẫn giữa phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa - xã hội
và tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam .........................................................80
3.1.2. Sự cần thiết phải đặt vấn đề quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà
Nam....................................................................................................................82
3.2. Những thuận lợi cơ bản và nguy cơ - thách thức cho công tác quản lý tài
nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam...................................................................83
3.2.1. Những thuận lợi cơ bản ...........................................................................83
3.2.2. Nguy cơ - thách thức................................................................................86
3.3. Các quan điểm và mục tiêu quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam
...........................................................................................................................88

3.3.1. Các quan điểm .........................................................................................88
3.3.2. Mục tiêu quản lý tài nguyên nước khu vực tỉnh Hà Nam........................89
3.4. Các giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền
vững khu vực tỉnh Hà Nam................................................................................89
3.4.1. Các giải pháp về tổ chức và cơ sở chính sách quản lý tài nguyên nước .89
3.4.2. Các giải pháp về khoa học - công nghệ ...................................................90
3.4.3. Các giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên
nước khu vực tỉnh Hà Nam................................................................................91
3.4.4. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho từng ngành..........................92
3.4.5. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm do đơ
thị hố và phát triển bền vững đơ thị .................................................................95
3.4.6. Các giải pháp quản lý tài nguyên nước cho người sử dụng nước trên địa
bàn tỉnh Hà Nam ................................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................102
1. Kết luận..................................................................................................................................102
2 Kiến nghị ...................................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Nam là tỉnh thuộc đồng bằng Sơng Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp với
thành phố Hà Nội, phía Đơng giáp tỉnh Hưng n và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp
tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hồ Bình.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như trục đường Quốc
lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và một số tuyến đường liên tỉnh khác như Quốc lộ
21A, 21B... Thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện giao thơng sẽ là tiền đề thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá tỉnh với các tỉnh khác, đặc biệt là với
thủ đô Hà Nội. Trên địa phận Hà Nam có 04 con sơng lớn (Sơng Hồng, Sông Nhuệ,

Sông Đáy, sông Châu Giang) và hệ thống các sơng nhỏ và ao, hồ, kênh mương.
Để hồn thành mục tiêu về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 20052010, tỉnh đã ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản
xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Mặc dù tình đã cố gắng tạo việc làm và tăng thu
nhập cho nhân dân nhưng lại gây ra các sức ép đối với mơi trường như thu hẹp diện
tích đất sản xuất nơng nghiệp, giảm trữ lượng khống sản, giảm diện tích rừng trên
núi đá vơi, gia tăng lưu lượng phương tiện tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, khơng khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam đang có
xu thế mở rộng về phạm vi, quy mô và sản lượng khai thác. Khống sản trọng tâm
được khai thác nhiều là đá vơi xi măng, đá vơi hố chất, dolomit, sét xi măng, phụ
gia xi măng, đá xây dựng, cát xây dựng và san lấp, sét gạch ngói và đất đá san lấp.
Trong những năm gần đây, mỗi năm Hà Nam khai thác khoảng 7 triệu m3 đá các
loại, 0,5 triệu tấn sét để sản xuất xi măng, 0,45 triệu m3 đất sét để sản xuất gạch,
trên 300.000 m3 cát san nền và xây dựng.
Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển mạnh nhất ở hai huyện Kim Bảng
và Thanh Liêm. Các khoáng sản đang được khai thác ở hai huyện này chủ yếu được
sử dụng để sản xuất đá xây dựng, xi măng, hố chất, vật liệu san lấp... Ngồi ra, trên


địa bàn tỉnh cịn có hoạt động khai thác cát lịng sơng làm vật liệu xây dựng, san
lấp, khai thác sét để sản xuất gạch ngói.
Cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các
ngành, đã góp phần tích cực tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh. Công
nghiệp vật liệu xây dựng phát triển nhanh, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh với các sản phẩm chủ yếu như: xi măng, đá, bột nhẹ, gạch nung; công
nghiệp chế biến tập trung các ngành nghề sản xuất thực phẩm và nước giải khát, dệt
may, sản xuất giấy, sản xuất kim loại, sản xuất hàng dân dụng... Năm 2008 công
nghiệp chế biến đạt 7.963,3 tỷ đồng tăng gấp 2,45 lần so với năm 2005. Một số sản
phẩm công nghiệp trọng điểm tăng trưởng khá so với năm 2005, năm 2008: sản
phẩm gạch ngói tăng 1,67 lần; dệt tăng 2,16 lần; hàng may mặc tăng 5,03 lần...

Phát triển cơng nghiệp địi hỏi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm
công nghiệp đồng bộ như xây dựng: hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý chất
thải, gây ô nhiễm môi trường. Đến nay trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 01 KCN đã
hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành nhà máy xử lý
nước thải tập trung (KCN Đồng Văn I).
Khai thác khoáng sản khơng theo quy hoạch và khơng có sự hồn nguyên,
phục hồi môi trường sau khi khai thác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng
đến cảnh quan và sinh thái. Tại các khu khai thác khoáng sản chủ yếu là ơ nhiễm do
khí, bụi, việc giảm thiểu chất ơ nhiễm còn chưa được các doanh nghiệp quan tâm
đúng mức.
Sản xuất xi măng và gạch sử dụng một lượng lớn nguồn nhiên liệu, than, dầu,
khi sản xuất thải vào môi trường một lượng lớn chất ô nhiễm nếu không được xử lý.
Sản xuất làng nghề quy mô nhỏ, mặt bằng sản xuất hẹp xen kẽ trong khu dân
cư. Công nghệ sản xuất lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều ngun, vật
liệu hố chất độc hại gây ơ nhiễm mơi trường.
Việc sử dụng khơng đúng quy trình, liều lượng hoá chất bảo vệ thực vật và
lạm dụng phân hố học trong sản xuất nơng nghiệp dẫn đến sự tồn lưu một lượng


rất lớn hố chất bảo vệ thực vật trong mơi trường và trong các sản phẩm nông
nghiệp gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, mơi trường nước, mơi trường đất đặc
biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong những
năm gần đây lượng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không được tận dụng mà
người dân đã đốt gây ô nhiễm môi trường khơng khí và sức khỏe người dân, rơm rạ
ướt khơng đốt được đã vứt bừa bãi ra các kênh mương gây ách tắc dịng chảy và ơ
nhiễm nguồn nước mặt.
Lượng chất thải (nước thải, chất thải rắn) từ quá trình chăn nuôi gia súc, gia
cầm ở Hà Nam rất lớn. Tỷ lệ chất thải trong q trình chăn ni được xử lý còn rất
thấp hầu hết thải trực tiếp ra mơi trường, gây ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí,
ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe người nhân dân. Do hầu hết các hộ chăn nuôi

trong tỉnh đều nằm xen kẽ với khu dân cư tập trung nên việc quy hoạch xây dựng
khu chăn nuôi tập trung và nhân rộng mơ hình xử lý chất thải chăn ni bằng hầm
biogas là vô cùng cần thiết và cấp bách. Do đó, đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Hà Nam”
được thực hiện. Hi vọng đề tài sẽ tác động tích cực tới chiến lược phát triển bền
vững kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam .
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu tổng quan về quản lý tài nguyên nước và phát triển kinh tế bền
vững, đưa ra mối quan hệ giữa quản lý tài nguyên nước và phát triển bền vững.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh
Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước cho tỉnh
Hà Nam và có thể áp dụng cho các tỉnh khác ở Việt Nam.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận


Theo báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED vào
năm 1987 nói rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những
nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai”. Chính vì vậy q trình phát triển kinh tế của một nền
kinh tế quốc dân hay của bất kỳ ngành nào cũng phải đạt ba mục tiêu cơ bản là:
- Bền vững về kinh tế.
- Bền vững về sử dụng tài nguyên môi trường.
- Bền vững về văn hoá và xã hội.
Sự phát triển về kinh tế phải đạt được các mục tiêu kinh tế đề ra. Hiện tại nó
được xem là yếu tố quan trọng nhất và được ưu tiên nhiều. Song trong phát triển
bền vững thì nó phải hài hịa với hai mục tiêu cịn lại.
Sự bền vững tài ngun và mơi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên
để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu

cầu của các thế hệ tương lai.
Đối với văn hố xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích
lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao
mức sống của người dân và sự ổn định xã hội. Đồng thời phải giữ gìn các bản sắc
văn hố dân tộc.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thủy
văn các sông chính, sơng nhánh trên địa bàn tỉnh, số liệu mực nước để phân tích
đánh giá khả năng của nguồn nước của tỉnh.
- Phương pháp thống kê, phân tích: Thống kê số liệu cơng trình khai thác sử
dụng nước, tình hình xả thải và nồng độ trung bình các chất trong nước những năm
trước. Từ những số liệu thực tế đi đến phân tích những vấn đề về nước, làm rõ được
mặt tích cực và hạn chế trong cơng tác quản lý nước của tỉnh Hà Nam.


- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến đóng góp của 2 chun gia
chính một chun gia trong lính vực quản lý thài nguyên nước mặt, một chuyên
gia trong quản lý tài nguyên nước dưới đất. Bên cạnh đó cịn tham khảo ý kiến của
một số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong Trung tâm. Nội dung thảo luận chính
trong các cuộc họp liên quan đến quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất của
tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập số liệu quan trắc được tại
các lô khoan, số liệu quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh, tiến hành xử lý số liệu
làm kết quả cho nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích trong phịng thí
nghiệm: tiến hành điều tra thực địa lấy 08 mẫu nước thải tại một số điểm nóng
về ơ nhiễm mơi trường nước; trên các sơng Đáy, Nhuệ, sông Châu Giang, sông
Sắt, sông Duy Tiên tiến hành lấy mẫu theo quỹ; hồ Chúa Bầu lấy 04 mẫu phân
tích thí nghiệm xác định nồng độ các chất NH4+, PO43-, BOD5, COD. Ngồi ra
cịn lấy 10 mẫu nước phân tích Asen tại các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh.Tiến

hành phóng vấn 20 người về nội dung tài nguyên nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Các chủ thể liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước ở tỉnh Hà Nam
gồm có:
- Tài nguyên nước mặt, nước dưới đất tỉnh Hà Nam;
- Các hộ gia đình sử dụng nước trên đia tỉnh Hà Nam;
- Các khu công nghiệp, làng nghề sử dụng nước và xả nước thải;
- Các cơ quan quản lý tài nguyên nước;
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên nước trong phạm vi tỉnh Hà Nam


và khu vực lân cận nếu có những tác động đến quản lý tài nguyên nước của tỉnh.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2012
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý tài nguyên nước, mối quan hệ giữa
quản lý tài nguyên nước và phát triển, yêu cầu của phát triển bền vững, sự cần thiết
phải có các chính sách quản lý tài nguyên nước định hướng phát triển bền vững.
- Đánh giá rõ thực trạng tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước tại khu
vực tỉnh Hà Nam, các vấn đề ô nhiễm đang tồn tại và nguyên nhân gây ra nó tại tỉnh
Hà Nam.
- Từ sự cần thiết và tình trạng hiện tại, đề xuất một số giải pháp quản lý tài
nguyên nước để đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Hà Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
kết cấu gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc quản lý tài nguyên nước đề đảm bảo phát triển
bền vững;
Chương 2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Hà Nam;

Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu quản lý tài nguyên nước đảm bảo phát triển
bền vững tỉnh Hà Nam.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
ĐỂ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Tài nguyên nước và vấn đề phát triển bền vững
1.1.1. Tài nguyên nước trong quá trình phát triển
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và mơi trường. Hầu hết các hoạt động trên
đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn
2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần cịn
lại khơng đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ
tồn tại trên mặt đất và trong khơng khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu
nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho
nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một
nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ
trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học
hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền. Chương trình khung
trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được
gọi là quyền về nước.
Nước mặt

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước
mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào
đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.


2

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ
thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt
trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các
yếu tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể
chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng
làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn
nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng
sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để
phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì khơng cần nước,
vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt
năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác
có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm
lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong
các bể chứa khi dịng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cấp
nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không đáng kể.
Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô

nhiễm.
Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế
giới, sau đó là Nga và Canada.
Dịng chảy ngầm
Trên suốt dịng sơng, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai
dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dịng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (khơng


3

phải nước ngầm) dưới các con sông. Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không
quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dịng chảy mặt.
Dịng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và
nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã
được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt.
Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và
dịng sơng ngầm.
Nước ngầm
Nước ngầm hay cịn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các
lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta cịn phân biệt nước ngầm nơng, nước ngầm
sâu và nước chơn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào
(bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân
chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn
chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm
cho con người sử dụng nó một cách vơ tội vạ trong một thời gian dài mà khơng cần
dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ
cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các

nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động
của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các
vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào
đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể
làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ơ nhiễm nó. Con người có thể bổ
cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
1.1.2. Phát triển bền vững
Khái niệm


4

“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ mai sau”
[Brundtland, 1987]
Mục tiêu
“Cho phép mỗi thành viên của xã hội được sống với sự phát triển đầy đủ các
tiềm năng về thể chất, tinh thần và trí tuệ” [Agenda21]
Nguyên tắc
Một xã hội bền vững cho phép các thành viên trong xã hội đạt được cuộc
sống có chất lượng cao nhờ những phương thức bền vững về sinh thái. [LHQ, 1992]
Tiêu chí chính của PTBV
Xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường:
Theo chương trình Mơi Trường cuả Liên hợp quốc, tiêu chí chính cho PTBV
là phát triền phải đáp ứng được những nhu cầu tiện nghi nhất và nhu cầu của những
người dễ bị thương tổn nhất trong xã hội. Đó là những người thu nhập thấp, trẻ em,
phụ nữ và người dân bản địa.
Những người nghèo chủ yếu quan tâm tới cuộc sống hàng ngày chứ không
quan tâm tới việc bảo tồn lâu dài các nguồn tài nguyên. Nếu sự phát triển lây đi

những nguồn tài nguyên trực tiếp về thức ăn và chỗ ở của họ mà không đền bù thỏa
đáng đương nhiên người nghèo sẽ phải dùng đến nguồn thức ăn có sẵn trong tự
nhiên xung quanh họ mà không quan tâm đến tác động môi trường do hành động
của họ.
Người nghèo cũng là người có khuynh hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự
suy thối mơi trường qua việc các hệ thống cấp nước bị nhiềm bẩn hoặc thiếu
những điều kiện vệ sinh, qua việc họ bị buộc phải sống ở nơi những người giàu có
hơn khơng thích sống như ở những khu vực hay xảy ra xói mịn hoặc lũ lụt, trong
những nơi quá đông đúc hoặc những nơi bị ảnh hưởng bởi các chất thải độc hại
công nghiệp.
Do phải sống dựa vào những nguồn thức ăn và nguyên liệu có sẵn ở địa
phương nên người nghèo dễ bị tổn thương hơn các đối tượng khác nếu vì sự phát


5

triển mà những nguồn tài nguyên ây bị măt đi. Những người giàu có trong xã hội có
thể mua được những sản phẩm nhập khẩu từ các nơi khác nên họ không bị ảnh
hưởng xấu như những người nghèo. Cứ như vây, khoảng cách giàu nghèo ngày
càng tăng do sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một số người, sự nghèo
hơn của một số khác và môi trường lại bị suy thối mãi. Vì thế vấn đề nay phải là
tiêu điểm chú ý trong PTBV nhất là khi xây dựng và cải tiến chính sách ln phải
quan tâm tới lợi ích của người nghèo và vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Chìa khóa để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, hạn chế sự lãng phí tài
nguyên là phải đảm bảo đảm bảo sự công bằng, nghĩa là người được hưởng lợi từ
việc phát triển phải trả các chi phí và những người bị mất mát quyền lợi(như người
bị mất đi đất đai hoặc tập quán của họ) phải được tham gia trong việc đưa ra những
quyết định và cùng được hưởng các lợi ích. Để phát triển kinh tế bền vững việc phát
triển phải công bằng, nghĩa là tất cả mọi người phải được chia sẻ quyền lợi một
cách công bằng.

Bảo vệ là sự quản lý sinh quyển một cách chặt chẽ đảm bảo cho sử dụng các
nguồn tài nguyên tái tạo đúng với khả năng của chúng, mang lại lợi ích tối đa,
khơng làm giảm sút khả năng hồi phục và tiềm năng sản xuất của tài nguyên trong
tương lai. Nó hoạt động có ý nghĩa tích cưc, bao gồm cả quản, duy trì, sử dụng hợp
lý, hồi phục và năng cao hiệu suất sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối
với các nguồn tài nguyên tái tạo. Vì thế, bảo vệ là nhân tố không thể thiếu trong
PTBV.
Điều quan trọng đầu tiên để thực hiện PTBV là năng cao nhận thức môi
trường cho các cơ quan của chính phủ, những người đề xướng phát triển, cho công
chúng và những cộng đồng dân cư - đối tượng của việc thực hiện các sáng kiến phát
triển cụ thể để PTBV. Việc truyền bá thông tin, giáo dục và sự tham gia của cộng
đồng trong các quyết định phát triển là rất quan trọng nhầm lựa chọn được các hành
động thỏa mãn yêu cầu đặt ra và đảm bảo sự công bằng.
Các điều kiện PTBV bao gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và
bền vững về sinh thái (nguồn: Trương Quang Học, 2006)


6

Sự bền vững về kinh tế:
Sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế
Đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của nhân dân
Tránh sự suy thối đình trệ trong tương lai
Sự bền vững về xã hội:
Các sự phát triển đều được xã hội chấp nhận và ủng hộ
Phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội
Đảm bảo công bằng xã hội, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội được bảo vệ và
phát huy.
Sự bền vững về sinh thái:
Duy trì năng lực của hệ sinh thái, đảm bảo các sinh vật trong hệ sinh thái duy

trì được năng suất, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh
Tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên
Duy trì và phát triển các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng mơi
trường sống
Quản lý và xử lý tái chế các nguồn phế thải từ hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người
Phịng ngừa các rủi ro mơi trường
Khi có những mối đe dọa về những thiệt hại nghiêm trọng hoặc các rủi ro
khơng thể tránh khỏi thì khơng được vì bất kỳ lý do nào khác để trì hỗn việc thực
hiện những biện pháp cần thiết và có hiệu quả để ngăn ngừa sự suy thối mơi
trường
Xu thế tương lai của PTBV:
PTBV không phải là một mục tiêu tĩnh, một điểm đến khơng thay đổi mà đó
là một mục tiêu ln biến chuyển, một tầm nhìn bao quát mà nhân loại đang hướng
tới và tất nhiên sẽ phải trải qua một hành trình lâu dài
PTBV khơng phải là một điểm đến mà là một hành trình khơng bao giờ kết
thúc.
Cần mạnh dạn thay đổi trong thể chế, chính sách, pháp luật.


7

1.1.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên nước và phát triển bền vững
Để phát triển bềnvững đất nước thì cần phải đảm bảo sự bền vững trong tất
cả các lĩnh vực sử dụng tài nguyên, trong đó đặc biệt quan trọng là tài nguyên đất và
nước.
Phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi trong khai thác sử dụng cũng như
quản lý nguồn nước phải đạt được yêu cầu bền vững. Điều đó có nghĩa:
TNN phải được khai thác sử dụng hợp lý, không vượt quá khả năng của nguồn
nước, để nước có thể hồi phục hay tái tạo theo chu trình thủy văn vốn có;

TNN phải được sử dụng một cách tiết kiệm và thực sự hiệu quả, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng của con người để làm sao nước thực sự trở thành nguồn tài
nguyên có giá trị;
TNN phải được bảo vệ, đặc biệt là về mặt chất lượng. Phải kiểm sốt và hạn chế
ơ nhiễm nước, khơng thể để cho tình trạng ơ nhiễm nước trở thành trầm trọng và lan
rộng làm giảm lượng nước sạch của con người;
TNN là của tất cả mọi người và mọi người đều có quyền sử dụng và có trách
nhiệm bảo vệ nước. Vì thế trong quản lý sử dụng nước phải đảm bảo tính cộng đồng
và tính cơng bằng và phải có sự tham gia của tất cả các thành phần có liên quan
trong xã hội, phải đóng góp cho sự phát triển.
Để thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước thì tài nguyên nước phải được
quản lý và sử dụng theo các nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Đồng
thời tài nguyên nước ngoài quản lý theo địa bàn hành chính cịn phải được quản lý
theo lưu vực sông.
1.2. Vấn đề quản lý tài nguyên nước
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý tài nguyên nước
Mục tiêu để đạt được một xã hội công bằng và bền vững trong các cuộc họp
quốc tế đi đến kết luận rằng ” nước sạch đóng vai trị tổng hợp và quyết định đến
chất lượng của toàn bộ sự sống”.


8

Những vấn đề thử thách lớn đối với nước sạch như: sức ép về dân số ngày
càng gia tăng trong các nước phát triển, sự biến đổi khí hậu tồn cầu không quy luật
và mâu thuẫn trong khi khai thác nguồn nước:
Sức ép về dân số và chât lượng cuộc sống ngày càng gia tăng một vài thập kỷ tới ở
Việt Nam. Năm 1999 dân số cả nước là 76,3 triệu, tỷ lệ đơ thị hóa là 23,5%. Dự báo
năm 2025 dân số tăng lên khoảng 100 triệu người và sẽ ổn định tới mức 120 triệu
người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa. Sự gia tăng dân số và năng cao chất lượng

cuộc sống thì nhu cầu nước cho phát triển sản xuât là trước hết và nước sạch cho
sinh hoạt là một thách thức lớn đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước
quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế không ngừng và ngày càng cao, nhu cầu nước của các
ngành kinh tế xã hội tăng lên nhiều, mâu thuẫn về nhu cầu nước giữa các ngành đòi
hỏi phải có giải pháp đảm bảo nhu cầu nước và sự điều chỉnh hợp lý để đạt mục tiêu
phát triển nền kinh tế xã hội chung của cả nước tiến lên cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Sự biến đổi khí hậu:
Sự biến đổi khí hậu tồn cầu khơng rõ ràng và phi quy luật, như nhiệt độ
tăng, thay đổi mưa, mực nước biển, sự biến đổi cường độ và xác suất của bão. Tài
nguyên nước bắt đầu suy thoái và tiếp tục biến đổi chịu tác động của nạn phá rừng,
ô nhiễm và sự biến đổi khí hậ tồn cầu. Thiên tai bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,
úng, ngập lụt, sóng triều, ơ nhiễm nguồn nước..., ngày càng tăng, là mối đe dọa
thường xuyên và gây thiệt hại to lớn về người và tài sản ở nước ta
Mẫu thuẫn trong khi khai thác nguồn nước chung:
Khai thác tài nguyên nước của các quốc gia thượng lưu lưu vực các sông
quốc tế vì lợi ích riêng ngày càng gia tăng lên nhiều và khó kiểm sốt chặt chẽ.
Thực tế ở nhiều lưu vực sông quốc tế thuộc khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam
Mỹ... đã xảy ra tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia ven sông. Đây là một thách
thức lớn và tiềm tàng về tranh chấp nguồn nước cần vượt qua trong lính vực phát
triển và quản lý tài nguyên nước đa quốc gia.


9

Mẫu thuẫn về quyền lợi liên quan đến nguồn nước giữa các địa phương đã
nảy sinh và sẽ tiếp tục gia tăng. Tình trạng này đã thể hiện ở các hệ thống thủy lợi
liên tỉnh, liên huyện. Đã có trường hợp đòi chia hệ thống khi tách đơn vị hành chính.
1. Lũ lụt

Lũ lụt là thiên tai nghiêm trọng nhất, đặc biệt là khi đại đa số dân sống ở
những vùng đất thấp bị lụt lội. Về mặt lịch sử, lũ lụt và ngập úng là vấn đề nổi cộm
ở vùng châu thổ sơng Hồng và sơng Mê Kơng. Tồn bộ những thiệt hại do lụt lội
gây ra trong năm 1994 tổng cộng là 260 triệu USD và 500 người chết, sản xuất
nông nghiệp bị cản trở nghiêm trọng.
Khi dân số và kinh tế có xu hướng tăng mạnh, thì cần phải cải thiện mức độ
cơng tác phịng chống lũ lụt. Ngập úng trong thời gian dài làm cho đất canh tác
không sử dụng được và làm cho điều kiện sống rất khó khăn.
Các biện pháp chống lụt ở các vùng có sự khác nhau. Chặng hạn, trong khi
đê điều dọc các con sơng và bờ biển ở phía bắc sơng Hồng/ châu thổ sơng Thái
Bình chằng chịt, thì khơng có hạ tầng cơ sở ở các tỉnh miền trung và vùng núi nơi
có nhiều cơn lũ đột ngột và ngập nước, chính quyền các địa phương đang tập trung
vào hệ thống dự báo và các hồ chứa đa chức năng ở đầu nguồn. Ở châu thổ sông Mê
Kông, phần lớn vùng này không được bảo vệ và lũ lụt ở đây kéo dài và lan rộng.
Các biện pháp quy hoạch chống lũ lụt ở đây như xây dựng những đê kè thấp ở
những vùng bị úng ngập nặng để bảo vệ khỏi những cơn lũ sớm hay hệ thống đê
điều đầy đủ ở những vùng đất nông nghiệp thấp đều chưa có tính thuyết phục về
kinh tế, xã hội và mơi trường.
2. Hạn hán
Địa hình và khí hậu gió mùa cũng gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên
hàng năm vào mùa khô. Vào tháng 11 đến tháng 4 hàng năm ở nước ta liên tục xảy
ra hiện tượng hạn hán, gây cản trở đến tình hình sản xuất nơng nghiệp. Lượng nước
trong ba tháng có it nước nhất chỉ chiếm 5-8% dòng chảy hàng năm và lượng nước
hàng tháng trong tháng có ít nước nhất chỉ có 1-2%. Biện pháp để khắc phục sự


10

thiếu nước về mùa khơ là phải tích nước về mùa lũ ở các hồ chứa làm nhiệm vụ
điều tiết dịng chảy.

3. Vấn đề suy thối và ơ nhiễm nguồn nước
• Q trình đóng góp tích cực trong sự phát triển cũng như các hoạt động của
con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra một số hiện tượng nghiêm trọng
trong ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề môi trường và tàn phá mơi trường,
trong đó có sụ suy thối và ô nhiễm nguồn nước đã được cả thế giới quan
tâm bơi các nguy hiểm sau:
• Sự phá thủng tâng ô zôn
• Mưa axit
• Nhiệt độ của trái đất tăng lên
• Ơ nhiễm các nguồn tài ngun đất, nước và khơng khí
4. Sự xâm nhập mặn
Sự xâm nhập mặn ở dọc bờ biển việt nam trong mùa kiệt là vấn đề chất
lượng nước ở phía nam nước ta, tác động đén thủy lợi( phá hoại mùa màng) và việc
cung cấp nước ở vùng nông thôn. Vấn đề này nghiêm trọng khi khơng có đủ dịng
chảy về phía bờ biển đẻ ngăn dòng chảy ngược lại của nước biển
5. Sự xuống cấp của lưu vực sơng
Do tình trạng đốn gỗ, đặc biệt là ở các vùng miền núi và khai hoang du canh,
nên các lưu vực sông đã bị phát quang rừng và xuống cấp. Tình trạng này đã gây ra
xói mòn và bồi lắng. Vấn đề nay xấu đi đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Tình
trạng xói mịn gây ra nhiều cấn đề. Trước tiên, việc tăng các chất cặn lắng đọng làm
giảm khả năng dự trữ của hồ. Thứ hai, ở những suối và kênh mương không được
quản lý phù sa quá nhiều có tác động tiêu cực đến lượng nước dùng cho thủy lợi,
dâng lũ và khả năng đi lại trên sơng ngịi và cũng làm tăng chi phí cho việc xử lý
nước cho tiêu dùng thành thị và công nghiệp. Thứ ba, mức độ lắng đọng cao có thể
cũng tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nước.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước
1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, bộ,


11


cơ quan ngang bộ:
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
b. Bộ Tài nguyên và Mơi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sơng trong phạm vi cả nước,
có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; ban
hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá về quy hoạch, điều tra cơ bản, thăm dò,
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước;
- Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền
và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên
nước, quy hoạch tài nguyên nước; quy trình vận hành liên hồ chứa, danh mục lưu
vực sông, danh mục nguồn nước; kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài
nguyên nước, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt;
- Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất,
vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất; cơng bố dịng chảy tối thiểu, ngưỡng khai
thác nước dưới đất; thơng báo tình hình hạn hán, thiếu nước;
- Tổ chức thẩm định các dự án chuyển nước lưu vực sơng, cho ý kiến về quy
hoạch chun ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các hoạt động có liên
quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước theo thẩm quyền;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đào tạo
nguồn nhân lực về tài nguyên nước;
- Cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và
cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên nước;
tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình khai thác, sử dụng, bảo
vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; tổ



12

chức quan trắc cảnh báo, dự báo và thông báo về mưa, lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước, ô
nhiễm, xâm nhập mặn và các hiện tượng bất thường về tài nguyên nước;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tài nguyên nước; quản lý, lưu trữ
thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; công bố, xuất bản các tài liệu, thơng tin về tài
ngun nước;
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết những vấn đề
liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, việc tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc
gia nhập điều ước quốc tế về tài nguyên nước; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế
về tài nguyên nước;
- Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê Công
Việt Nam và các tổ chức lưu vực sông;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài
nguyên nước theo thẩm quyền.
c. Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà
nước về tài nguyên nước.
2.Trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của UBND các cấp.
a. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây.
- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tài nguyên nước;
- Lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước, kế
hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị
ô nhiễm, cạn kiệt;
- Khoanh định, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất,
vùng cần bổ sung nhân tạo nước dưới đất và công bố dòng chảy tối thiểu, ngưỡng



×