Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐÀM VĂN VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ MẤT RĂNG HÀM TRÊN
TỪNG PHẦN BẰNG KỸ THUẬT IMPLANT
CÓ GHÉP XƯƠNG

Chuyên ngành
Mã số

: Răng Hàm Mặt
: 62720601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2013


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với những ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật vào y học, ngành
răng hàm mặt đã có những bước tiến đột phá trong phục hình mất răng. Phục
hình răng giả cố định tối ưu nhất là sử dụng phương pháp cấy ghép implant nha
khoa. Implant là một trụ nhỏ bằng titanium được xử lý bề mặt và cấy vào trong
xương hàm, trên đó gắn chụp răng bằng sứ giống như răng thật. Cấy ghép Implant


giúp phục hồi lại chức năng ăn nhai, có tính thẩm mỹ cao, tồn tại lâu dài, ngăn
chặn sự tiêu xương hàm, ổn định khớp cắn, bảo vệ sự toàn vẹn của các răng cịn
lại, nhờ đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện [1]. Cùng với thời
gian, phương pháp cấy ghép implant ngày càng được hoàn thiện nhờ các tiến bộ về
nghiên cứu sản xuất vật liệu, dụng cụ trang thiết bị nha khoa hiện đại và các
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới. Chính vì những lý do trên, cấy ghép implant
đang là sự lựa chọn hàng đầu cho những người bị mất răng.
Cùng hòa nhịp với sự tiến bộ xã hội, nhu cầu của bệnh nhân ngày càng cao, nhất là
trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Làm thế nào để sau cấy ghép implant nha khoa
người bệnh hài lòng cả về chức năng ăn nhai và thỏa mãn trong khía cạnh thẩm mỹ là
một thách thức đối với nha khoa tổng quát nói chung và cấy ghép Implant nói riêng.
Sự hài hịa về hình thể, kích thước và màu sắc của phục hình trên implant với mô
mềm quanh implant là yếu tố quyết định sự thành cơng trong cấy ghép nha
khoa. Vì thế, trong chuyên ngành nha khoa khái niệm ‘chỉ số thẩm mỹ trắng’(white
esthetic score: WES ) và ‘chỉ số thẩm mỹ hồng’ (pink esthetic score: PES) ngày
càng được nhấn mạnh hơn[2][3]. Trong các hội nghị implant nha khoa quốc tế gần
đây những chủ đề trên chiếm đa số các bài báo cáo của các chuyên gia cấy ghép
implant trên toàn thế giới.


3

Một trong những yếu tố quan trọng để cấy ghép implant là thể tích xương
đầy đủ nhằm đảm bảo cho implant thành công cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Xương hàm trên là xương xốp vì thế sau khi mất răng thường gây tiêu xương
nhiều, hơn nữa đặc điểm giải phẫu bản xương phía ngồi nhóm răng phía trước
hàm trên rất mỏng, phía sau thì liên quan đến xoang hàm, vì vậy ở vùng giải phẫu
này hiện tượng thiếu xương là thường gặp và gây rất nhiều khó khăn cho các bác
sĩ trong thực hành cấy ghép implant nha khoa. Mặt khác, nhóm răng trước hàm trên
đóng vai trị quan trọng trong khía cạnh thẩm mĩ, là nơi mà các nhà lâm sàng trên

thế giới gọi là “vùng thách thức” trong implant nha khoa. Xuất phát từ những tình
huống trên lâm sàng và nhu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu
điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương"
với những mục tiêu sau :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X quang của bệnh nhân mất răng hàm trên
từng phần được điều trị cấy implant có ghép xương.
2. Đánh giá kết quả cấy ghép implant nha khoa của nhóm bệnh nhân trên.
3. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến nhú lợi quanh implant.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số đặc điểm giải phẫu liên quan trong cấy ghép implant nha
khoa ở hàm trên.
1.1.1. Xương hàm trên
Xương hàm trên gồm có các thành phần sau:
1.1.1.1. Thân xương hàm trên: Có 4 mặt
* Mặt ổ mắt: Mặt ổ mắt nhẵn, hình tam giác, tạo thành phần lớn nền ổ
mắt. Phía sau có rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tiếp với ống dưới ổ mắt, nơi
có dây thần kinh dưới ổ mắt đi qua.
* Mặt trước: Mặt trước ngăn cách với mặt ổ mắt bởi bờ dưới ổ mắt. Ở
dưới bờ này có lỗ dưới ổ mắt, là nơi dây thần kinh dưới ổ mắt thoát ra. Ngang
mức răng nanh ở phía trên chân răng có hố nanh. Đây là điểm giải phẫu cần
lưu ý khi cấy implant ở vùng này. Phía trong của mặt trước có khuyết mũi,
dưới khuyết mũi có gai mũi trước.
* Mặt thái dương: Phía sau lồi lên là lồi củ hàm trên. Trên lồi củ có 4 - 5
lỗ để dây thần kinh huyệt răng sau đi qua.
* Mặt mũi: Ở mặt này có rãnh lệ đi từ ổ mắt xuống. Phía trước rãnh lệ có

mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm trên.
1.1.1.2. Mỏm trán: Chạy lên trên để khớp với xương trán.
1.1.1.3. Mỏm gò má: Tương ứng với đỉnh của thân xương, hình tháp, phía trên
có một diện gồ ghề để khớp với xương gò má.
1.1.1.4. Mỏm khẩu cái: Là một mỏm nằm ngang, tách ra từ phần dưới mặt mũi
của thân xương hàm trên và cùng với mỏm khẩu cái của xương bên đối diện
tạo thành vòm miệng. Ở đường giữa phía trước vịm miệng có lỗ răng cửa và
ống răng cửa, nơi động mạch khẩu cái trước và thần kinh bướm khẩu cái đi
qua. Chiều dài của ống răng cửa dao động từ 8 - 26 mm, trục của nó nghiêng
từ 57
o

- 89,5 so với mặt phẳng Franfort.


5

Lỗ răng cửa

Mỏm trán
Huyệt ổ răng

Lỗ dưới ổ mắt

Mỏm gò má

Gai mũi trước

Lỗ khẩu cái


Khớp khẩu cái giữa

Mỏm huyệt ổ răng

Hình 1.1. Xương hàm trên[4]
1.1.1.5. Mỏm huyệt răng
Mỏm huyệt răng quay xuống dưới, trên mỏm có những lỗ huyệt ổ răng.
Sau khi nhổ răng một thời gian thì các lỗ huyệt ổ răng được lấp đầy, mỏm
huyệt răng khi đó được gọi là mào sống hàm. Mào sống hàm ở vùng răng số 5
và 6 rất gần với sàn xoang hàm trên, phải đặc biệt lưu ý khi cấy implant ở
vùng này. Xoang hàm trên là một khoang chứa khí nằm trong thân xương
hàm trên. Trên người trưởng thành, đây là một đơi xoang lớn nhất nằm hai
bên mũi có dung tích khoảng 12 đến 15ml . Kích thước trung bình chiều rộng
là 23mm, chiều trước sau là 34mm và chiều cao là 33mm. Xoang hàm trên
được phủ bởi lớp niêm mạc dày khoảng 0,3 - 0,8 mm . Sự mở rộng xoang vào
xương ổ răng là yếu tố ảnh hưởng chính đến số lượng các bè xương dọc và
chiều cao xương còn lại để cấy ghép nha khoa cho vùng răng sau hàm trên.
Bờ trước xoang ở người trưởng thành còn đầy đủ răng ở vào khoảng
răng hàm nhỏ thứ hai hoặc răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên. Khi mất răng,
xoang hàm có thể xâm lấn vào vùng xương ổ răng trống. Sự xâm lấn của
xoang vào xương ổ răng khơng thể tiên đốn được và cần phải xem xét cẩn
thận trên X-quang để tránh làm tổn thương niêm mạc xoang trong quá trình
cấy ghép nha khoa. Niêm mạc lót trong xoang rất mỏng và bám chặt vào


màng xương. Một điều may mắn là màng xương lại bám rất lỏng lẻo vào
xương ngoại trừ phần bám ở vách ngăn xoang, do vậy, màng xương rất dễ
nâng lên trong quá trình ghép xương nâng đáy xoang [4]. Sàn xoang hàm nằm
thấp hơn sàn hốc mũi từ 1-1,5mm [5].
Cấu trúc xoang hàm có bốn mặt và một đáy:


Hình 1.2 Thiết đồ cắt đứng dọc qua xoang hàm [5]
- Bốn mặt (thành) của xoang tương đối mỏng và tương ứng với mặt ổ
mắt (thành trên), mặt trước (thành trước), mặt gò má (thành sau), mặt vách
mũi xoang(thành trong).
- Đáy xoang hàm: Liên quan kế cận với các chân răng hàm. Đôi khi xuất
hiện vách ngăn xoang là nơi niêm mạc xoang dễ bị rách trong quá trình nâng
màng xoang.

Hình 1.3 : Vách ngăn và mạch máu trong xoang [5]
- Niêm mạc của xoang hàm gồm các loại tế bào trụ có lơng chuyển, các
tế bào chế nhầy, các tế bào trung gian [6][7].


1.1.2. Mạch máu và thần kinh [8]
Các nhánh của thần kinh mặt (vận động) và dây sinh ba (cảm giác)
được định vị sâu trong mơ và ít có nguy cơ bị tổn thương khi bóc tách vạt.
Ở phía trong của hàm trên: Khi phẫu thuật cần thận trọng vì có sự hiện
diện của lỗ khẩu cái lớn và động mạch khẩu cái lớn.
Hình 1.4. Động mạch khẩu cái lớn [8]
1.1.3. Niêm mạc
Niêm mạc miệng bám vào xương ổ răng hàm trên, vòm miệng bao gồm
cả niêm mạc chịu lực nhai (niêm mạc lợi dính) và niêm mạc lót (niêm mạc di
động. Khi sống hàm bị tiêu xương, đường nối niêm mạc lợi dịch chuyển dần
về phía mào sống hàm, khi đó sống hàm được phủ bằng niêm mạc sừng hố
khơng di động. Vòm miệng cứng được phủ bằng niêm mạc sừng hoá và
thường là chỗ lấy niêm mạc để đem đi ghép. Vùng hai bên vịm miệng cứng
có lớp dưới niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc lỏng lẻo này làm cho niêm mạc dễ
bóc tách và thích hợp với việc cho mảnh ghép [4].
Lợi dính là phần lợi nằm giữa lợi tự do và niêm mạc miệng. Với cấu trúc

bề mặt là biểu mơ sừng hóa, bám vào xương răng và xương ổ răng do đó lợi
dính có vai trị rất quan trọng trong việc bảo vệ tổ chức quanh răng, duy trì độ
bền vững của implant [9]. Độ rộng, chiều cao, chiều dày của lợi dính cùng với
chiều cao, chiều dày và chất lượng xương là những yếu tố cần thiết để phẫu
thuật viên lựa chọn cách thức phẫu thuật phù hợp. Theo Trịnh Đình Hải ở
người Việt Nam, chiều rộng lợi sừng hóa có thể sắp xếp từ cao đến thấp theo


trình tự tương ứng với các răng như sau: Răng số 7 hàm trên, răng số 1 hàm
dưới, răng số 1 hàm trên, răng số 3 hàm trên, răng số 5 hàm trên, răng số 3
hàm dưới, răng số 5 hàm dưới và răng số 7 hàm dưới [10]. Nghiên cứu của
Nguyễn Mẹo và Hoàng Tử Hùng cho thấy chiều rộng của lợi sừng hóa ở vị trí
răng cửa giữa hàm trên là 4,80 ± 1,05 mm[11]. Trong một nghiên cứu khác
Hà Thị Bảo Đan và cs cho kết quả chiều rộng trung bình của lợi sừng hóa cao
nhất ở vùng răng cửa giữa và răng cửa bên hàm trên là 5,21 mm [12].
1.2. Sự thay đổi của sống hàm sau khi mất răng [13]
1.2.1. Quá trình liền thương trong xương ổ răng.

Hình 1.5: Quá trình hình thành xương sau nhổ răng [13]
Thành lập cục máu đông: Ngay lập tức sau nhổ răng máu sẽ lấp đầy ổ răng.
Protein từ mạch máu và các tế bào hư hại bắt đầu một loạt quá trình để hình
thành mạng lưới các sợi tơ huyết. Các tiểu cầu tập hợp lại và tác động qua lại
với lưới tơ huyết để hình thành cục máu đông.
Làm sạch vết thương: Bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào di chuyển
vào vết thương, ăn hết vi khuẩn và mô hư hại và làm sạch ổ răng.
Sự hình thành mơ xương: Những mạch máu mới, tế bào trung mô , nguyên


bào sợi xuất phát từ dây chằng nha chu và tủy xương vùng xung quanh đi vào
ổ răng. Tế bào trung mô bắt đầu tăng sinh và lắng đọng thành khn ở vùng

ngồi tế bào. Mơ hạt sẽ dần dần thay thế cục máu đông.
Mô xương được cấu trúc và tái cấu trúc: Xương non cung cấp một giàn đỡ
vững chắc với bề mặt rắn chắc, những đơn vị xương sơ cấp dần dần được
thay thế bằng những xương phiến và tuỷ xương .
1.2.2. Q trình liền thương ngồi xương ổ răng.
Trong khi mào xương mặt trong không thay đổi thì mào xương mặt ngồi
di chuyển vài mm về phía chóp.

Hình 1.6: Trong khi vách xương mặt trong duy trì trong suốt quá trình lành
thương (đường ngang), mào vách xương ngồi thấp hơn 2mm về phía chóp
(đường chấm chấm).[13]
Có 2 lí do làm cho xương mất phía ngồi nhiều hơn phía trong. Thứ
nhất, trước khi nhổ răng, 1-2mm mép mào xương phía ngồi có xương bó.
Chỉ một phần nhỏ mào xương phía trong có xương bó. Xương bó là mơ phụ
thuộc vào răng, sẽ mất đi khi nhổ răng. Như vậy, mào xương mặt ngồi liên
hệ nhiều với xương bó hơn mặt trong nên mô cứng mất nhiều hơn. Thứ hai,
vách ổ răng mặt trong dày hơn mặt ngoài. Chúng ta biết rằng lật vạt tồn phần
và bóc tách mơ nha chu từ mô xương sẽ gây ra tiêu xương bề mặt. Điều này
làm giảm chiều cao của xương mặt ngồi nhiều hơn vì xương mặt ngồi mỏng
hơn là xương mặt trong.


1.2.3. Những thay đổi hình thể sống hàm sau mất răng.
Hình thái học đặc trưng của xương ổ răng có quan hệ với hình dạng và
kích thước của răng. Những người có răng dài và nhỏ, so sánh với người răng
ngắn và rộng, thì thấy xương ổ răng mỏng manh hơn và đặc biệt chỗ xương
mỏng đôi khi bị cửa sổ xương. (Hình 1.7).

Hình 1.7: Mặt ngồi hàm trên của người có mơ nha chu dày (a) và mỏng (b)
[13]

Răng và mơ bám dính xung quanh- xêmăng chân răng, dây chằng nha
chu và xương bó (bundle bone)- lập thành 1 đơn vị chức năng. Do đó, lực
sinh ra như lực nhai, được truyền từ thân răng qua chân răng và mơ bám
dính tới cấu trúc mơ cứng nâng đỡ trong xương ổ răng, nơi lực bị phân tán.
Sự mất răng và mất chức năng sẽ dẫn tới một loạt sự thay đổi thích nghi của
phần sống hàm mất răng. Điều này được chứng minh bằng cách theo dõi việc
nhổ răng hàng loạt và theo sau đó là phục hình tháo lắp thì kích thước của
sống hàm sẽ giảm đi rõ rệt, không chỉ chiều ngang mà cả chiều dọc. Hơn nữa,
cung hàm cũng sẽ ngắn lại.Theo dõi phục hình tháo lắp một răng thì thấy sống
hàm cũng bị thu nhỏ rõ rệt (Hình 1.8).

Hình 1.8 : (a)Hình ảnh mặt ngồi sống hàm bị lõm. (b) Sau khi lật vạt, bộc lộ
vùng mào xương mặt ngoài bị tiêu [13]


1.2.4. Một số phân loại thể tích và chất lượng xương sau khi mất răng
1.2.4.1. Phân loại của Wang và Shammari (2002) [14]
H: thiếu hổng xương theo chiều ngang .
V: thiếu hồng xương theo chiều đứng.
C: phối hợp thiếu hổng cả chiều ngang và chiều đứng.
1.2.4.2. Phân loại của Tinti và Parma- Benfenati (2003) [15]
A. Thiếu hổng sống hàm theo chiều ngang được chia thành 2 loại.
Loại 1: bề mặt implant lộ > 50% và nằm trong hình bao xương.
Loại 2: bề mặt implant lộ > 50% và nằm ngoài hình bao xương.

Hình 1.9: Thiếu hổng sống hàm trong và ngoài bao[15]
B. Thiếu hổng sống hàm theo chiều đứng: 2 loại
Loại 1: không đủ xương theo chiều đứng < 3 mm
Loại 2: không đủ xương theo chiều đứng > 3 mm
1.2.4.3. Phân loại của Park (2007)[16]

Gồm 7 loại:
- I-A: implant được bao quanh tồn bộ bởi xương, khơng có tình trạng
thiếu xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngoài ≥ 2
mm.
- I-B: implant được bao quanh tồn bộ bởi xương, khơng có tình trạng
thiếu xương dạng cửa sổ hoặc khe hở quanh implant, bản xương mặt ngồi < 2
mm.
- II-A: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng
khơng có thiếu hổng dạng cửa sổ. Chỉ có dạng khe hở ở mặt ngồi hoặc mặt
trong.
- II-B: có thiếu hổng xương dạng khe hở quanh cổ implant, nhưng
khơng có thiếu hổng dạng cửa sổ. Thiếu hổng dạng khe hở ở cả mặt ngoài và
mặt trong.


- III-A: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng khơng có thiếu hổng dạng khe
hở
quanh cổ implant. Chỉ thiếu hổng dạng cửa sổ ở mặt ngoài hoặc mặt trong.
- III-B: có thiểu hổng dạng cửa sổ, nhưng khơng có thiếu hổng dạng khe
hở
quanh cổ implant. Thiếu hổng dạng cửa sổ ở cả mặt ngoài và mặt trong.
- IV: thiếu hổng cả 2 dạng khe hở quanh cổ implant và dạng cửa sổ.
Loại IIA

Loại III

Loại IIB

Loại IV


Hình 1.10: Các hình thái thiếu xương[16]
1.2.4.4. Phân loại xương ổ răng ngay sau khi nhổ của Caplanis và cs (2009)
[17]
Loại 1: EDS-1: Huyệt răng mới nhổ cịn ngun vẹn và khơng bị tổn
hại, với dạng sinh học mô nha chu dày trên bệnh nhân khoẻ mạnh. 4 vách
xương ổ răng cịn ngun, vách ngồi dày ≥ 1 mm. Viền xương ổ cách viền
lợi lý tưởng ≤ 3 mm. Thiếu hổng này cho phép đặt implant tức thì trong vị trí
lý tưởng về mặt phục hình. Mức mơ mềm lý tưởng có thể tiên lượng được.
Loại 2: EDS-2: Tổn thương xương viền ở mức độ nhẹ hoặc mất xương
vùng tiếp cận 2 mm, dạng sinh học mơ nha chu dày hoặc mỏng. Vách xương
mặt ngồi < 1 mm, hoặc có sự phối hợp các yếu tố này trên bệnh nhân khoẻ
mạnh. ≤ 1 vách xương bị suy giảm. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 3 - 5
mm. Mức mô mềm lý tưởng đạt được nhưng không thể tiên lượng được. Nên
bảo tồn ổ răng hoặc đặt implant tức thì (1 hoặc 2 giai đoạn).


Loại 3: EDS-3: Tổn thương xương ở mức độ trung bình, mất xương
hoặc mơ mềm theo chiều đứng hoặc chiều ngang 3 - 5 mm, 1 hoặc 2 vách
xương bị tổn hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu dày
hoặc mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng 6 - 8 mm, viền lợi hiện tại
cách viền lợi lý tưởng 3 – 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm nhẹ. Nên
bảo tồn ổ răng, sau đó đặt implant(2 giai đoạn).
Loại 4: EDS-4: Ổ răng suy giảm trầm trọng với mất mô mềm hoặc/và
mô cứng > 5 mm theo chiều đứng hoặc chiều ngang, ≥ 2 vách xương ổ bị tổn
hại trên bệnh nhân khoẻ mạnh, dạng sinh học mô nha chu cả ở dạng dày hoặc
mỏng. Viền xương ổ cách viền lợi lý tưởng > 8 mm, viền lợi hiện tại cách
viền lợi lý tưởng > 5 mm. Mức mô mềm lý tưởng suy giảm. Nên bảo tồn ổ
răng, sau đó bổ sung để đạt mức lý tưởng về xương và mô mềm rồi mới đặt
implant (3 giai đoạn).


Hình 1.11 Tương quan giữa mô mềm và mô cứng ngay sau nhổ răng
1.2.4.5. Phân loại của Wang và Amar (2008)[ 18]
Phân loại này dựa trên quan điểm cho rằng implant nên đạt kích thước
chuẩn : 4mm đường kính và 10mm chiều dài. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng tỷ lệ thành công cao hơn khi chiều dài implant từ 10mm trở lên.
Loại A: Đáy xoang hàm cách đỉnh sống hàm ít nhất 10mm , với chiều rộng
lớn hơn hoặc bằng 5mm. khoảng cách giữa đỉnh sống hàm đến CEJ của răng


kế cận là nhỏ hơn hoặc bằng 3mm. trường hợp này, có thể cấy implant mà ko
cần ghép xương.
Loại B: Sàn xoang hàm cách đỉnh sống hàm 6-9mm. chiều rộng ít nhất là
5mm và không cần ghép xương theo chiều ngang. Mào xương cách CEJ 3mm
hoặc ít hơn. Trường hợp này, xoang có thể được nâng bằng pp nâng xoang
kín hay hở, và implant có thể được đặt cùng lúc. Loại B có thể có khuyết
hổng cần ghép xương trước, trong hoặc sau khi nâng xoang và cấy implant.
Loại B được chia thành 3 tiểu loại:
Tiểu loại h (horizontal defect: thiếu hụt bề ngang): sàn xoang cách đỉnh
sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm và cần ghép xương theo chiều
ngang như Tái tạo mơ có hướng dẫn GBR để có được đủ chiều rộng. Mào
xương cách CẸJ nhiều nhất là 3mm. trường hợp này, có thể ghép xương theo
hướng ngang (VD: GBR, ghép xương onlay, chẻ xương/ mở rộng xương) tới
ít nhất 5mm , sau đó tiến hành quy trình cho loại B
Tiểu loại v (vertical defect: thiếu chiều cao) : sàn xoang hàm cách đỉnh
sống hàm 6-9mm, bề rộng xương bình thường( 5mm). mào xương cách CEJ
hơn 3mm và cần ghép xương theo chiều đứng. Trường hợp này, đỉnh sống
hàm được nâng cao nhờ ghép xương để có được tỷ lệ thân răng -implant thích
hợp. Sau đó, qui trình điều trị cho loại B được tiến hành.
Tiểu loại c (combined defect) khuyết hổng phối hợp:
Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 6-9mm, chiều rộng ít hơn 5mm, khoảng

cách từ mào xương tới CẸJ hơn 3mm. trường hợp này cần ghép xương cả
chiều đứng và chiều ngang. Sau khi ghép, implant được cấy theo quy trình
cho loại B.
Loại C: Đỉnh sống hàm cách đáy xoang hàm 5mm hoăc ít hơn, chiều rộng
xương lớn hơn hoặc bằng 5mm và đỉnh sống hàm CEJ ít hơn 3mm. nâng
xoang hở thường đem lại kết quả tốt hơn. Nếu implant đã ổn định, có thể cấy
implant ngay bằng kỹ thuật 2 thì. Nếu chưa ổn định, nên chờ 6 tháng sau nâng
xoang để lành thương. Sau đó cấy implant ngay sau khi q trình lành thương
hồn tất. Loại C cũng có thể chia thành 3 tiểu loại:


Tiểu loại h( horizontal defect)
Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít hơn, chiều rộng ít hơn
5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ 3mm hoặc ít hơn. Nên nâng xoang hở, và
implant được đặt ngay sau ghép xương. Ghép xương theo hướng ngang được
thực hiện nếu cần.
Tiểu loại v (vertical defect): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc
ít hơn, chiều rộng bình thường lớn hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách
CEJ nhiều hơn 3mm. Xoang được nâng để duy trì tỷ lệ thân răng/implant
thích hợp. Sau đó, implant được đặt theo qui trình B. Tuy nhiên, bệnh nhân
nên được giải thích về việc tỷ lệ thân răng-implant khơng thuận lợi có thể
xuất hiện sau khi làm phục hình..
Tiểu loại c (conbined): Sàn xoang cách đỉnh sống hàm 5mm hoặc ít
hơn, chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 5mm. đỉnh sống hàm cách CEJ nhiều hơn
3mm. Xoang được nâng hở. Ghép xương theo chiều ngang và cao là cần thiết
để đặt implant thích hợp và phục hình. Sau khi nâng xoang và ghép xương
thành công, tiến hành đặt implant.
1.2.4.6. Phân loại chất lượng xương[19]
Dựa vào hình ảnh X quang chia làm 4 loại xương:
- D1: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương vỏ, có hình ảnh cản quang rõ nét

trên phim X quang.
- D2: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ dày, cản quang rõ, bên dưới là lớp xương
xốp cản quang ít hơn với các bè xương rõ nét.
- D3: Cấu tạo bởi lớp xương vỏ mỏng, bên dưới là lớp xương xốp ít cản
quang, hình ảnh các bè xương mờ.
- D4: Cấu tạo chủ yếu bởi lớp xương xốp ít cản quang, hình ảnh các
bè xương rất mờ nhạt. Lớp xương vỏ rất mờ hoặc có thể khơng có.
Dựa vào độ cứng của xương khi khoan mũi khoan đầu tiên:
- D1: Chất lượng xương rất cứng dọc theo toàn bộ chiều dài của mũi
khoan, cần phải dùng áp lực mới đưa được mũi khoan xuống.
- D2: Sau khi khoan thủng lớp xương vỏ dày thì đến lớp xương xốp với


mật độ thấp hơn.
- D3: Chỉ cần khoan thủng lớp xương vỏ tương đối mỏng là đến lớp
xương xốp, lực cản lại đường đi của mũi khoan là rất nhỏ.
- D4: Hầu như khơng có trở lực khi khoan, hướng đi của mũi khoan dễ bị
lệch nếu tay khoan không được giữ ổn định.

Hình 1.12 : Độ đậm đặc của xương[19]
1.3. Tích hợp xương[20][21]
Brånermark, người đi tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép Implant
nha khoa đã đưa ra thuật ngữ tích hợp xương (osseointegration) là: Sự liên kết
trực tiếp về cấu trúc và chức năng giữa bề mặt Implant và tổ chức xương xung
quanh.
Để cho Implant được ổn định cần có sự ổn định cơ học ban đầu của
Implant ngay sau khi cấy. Điều này chỉ đạt được khi có đủ khối lượng xương
đặc hoặc xương xốp được tăng cường bởi các bè xương. Quá trình liền xương
là một quá trình phức tạp, ở vùng xương đặc đầu tiên là có sự hấp thụ của tổ
chức khống hố, tổ chức chết khơng có mạch máu sau đó là q trình hình

thành xương mới xung quanh Implant. Ở vùng xương xốp q trình tích hợp
xương xảy ra sớm hơn. Ngay sau khi cấy Implant đã có một mối liên kết chắc
chắn giữa Implant và vùng xương đặc khơng có mạch máu, vùng này thường
có độ dày 1mm. Ở vùng xương xốp bên dưới có sự dịch chuyển của các bè
xương cùng với các mạch máu bị cắt đứt tạo ra một vùng lỏng lẻo gọi là cục
máu đông. Trong vài ngày tiếp theo cục máu này trưởng thành và được gia cố
bằng tổ chức hạt giàu bạch cầu trung tính và các đại thực bào. Các tế bào bạch
cầu bắt đầu làm sạch vết thương, từ phần xương lành các cấu trúc mạch bắt
đầu đi vào các tổ chức hạt mới được hình thành, xương chết bắt đầu được hấp


thụ. Tổ chức mới được hình thành bao gồm:
- Các mạch máu mới được tái tạo.
- Các nguyên bào sợi.
- Các tế bào biểu mơ chưa biệt hố sẽ chuyển thành dạng xương.
- Xương non: Xương này chưa có khả năng chịu lực, sau đó chúng được
gia cố dần bởi các bè xương, khi đó nó mới có khả năng chịu lực. Dần dần
xương non được thay thế bởi xương bè, quá trình này thấy rõ nhất ở tuần thứ
8 sau khi cấy Implant.
1.4. VẬT LIỆU GHÉP XƯƠNG.
Vật liệu ghép xương có nhiều mục đích khác nhau trong tái tạo xương
có hướng dẫn: Nâng đỡ cho màng, hoạt động như một cái giàn để xương phát
triển vào từ vùng nhận xương, kích thích xương phát triển vào, là một tấm
chắn cơ học chống lại áp lực từ mô mềm che phủ phía trên…
Tuy nhiên, chỉ định ghép xương đa dạng từ thiếu hổng nhỏ quanh
implant đến tái tạo những thiếu hổng lớn. Vì sử dụng cho nhiều mục đích như
vậy, một vật liệu đơn thuần không đáp ứng được tất cả địi hỏi. Do đó, thường
phải cần kết hợp 2 hoặc nhiều vật liệu để có thể thành cơng trong điều trị. Vật
liệu ghép xương được chia thành 4 dạng sau [22].
1.4.1. Xương tự thân(Autograft)

Là loại xương được lấy từ chính bệnh nhân. Đây là loại xương duy
nhất có cả ba đặc tính : Sinh xương, dẫn tạo xương và cảm ứng xương, đặc biệt
là tính sinh xương, hơn nữa xương tự thân có thể lấy được khối lượng lớn, chi
phí thấp nên được coi là tiêu chuẩn vàng trong ghép xương [23]. Tuy vậy nhược
điểm là bệnh nhân phải chịu thêm tổn thương nếu cần khối lượng lớn (mào
chậu, vùng cằm, xương sọ…). Hiện nay với những dụng cụ chuyên dụng : Ống
hút thu hồi xương, mũi khoan lấy xương, cây nạo xương thì những khuyết hổng
nhỏ có thể được ghép hỗn hợp giữa xương dị thân( xương đồng loại, dị loại hay
sinh học tổng hợp) với xương tự thân lấy được trong q trình khoan tạo vị trí
đặt implant hoặc lấy xương ở cùng một phẫu trường cấy ghép có mở rộng
nhằm tăng khả


năng thành cơng, tiết kiệm chi phí cũng như tránh cho bệnh nhân phải chịu
thêm một vị trí phẫu thuật cho xương. Từ 2005 -2010 Chiapasco và cs tiến hành
ghép xương khối tự thân cho 50 BN sau 3 – 7 tháng thì đặt 192 implant, kết
quả là
100% số implant

được làm phục hình [24]. Một nghiên cứu khác của

Miyamoto và cs ghép xương tự thân và đặt implant có sử dụng màng titanium
trên 51 bn có những khuyết hổng chiều ngang trung bình 3,7±2.0mm, khuyết
hổng chiều cao trung bình 5,4±3,4mm cho thấy kết quả tốt trên 50 bệnh nhân,
chỉ có một trường hợp thất bại [25].
1.4.2. Xương đồng loại( Allograft)
Xương đồng loại được lấy từ tử thi người đã xử lý loại bỏ các yếu tố
kháng nguyên, giữ lại khung collagen và các yếu tố tăng trưởng. Hiện tại có 2
cách thức phổ biến là xương đồng loại đông khô khử khống nhằm bộc lộ các
protein tạo hình thái xương BMP(Bone Mophogenic Protein) để tăng khả

năng dẫn tạo xương và một dạng khác là xương đồng loại đông khô không
khử khống có tính cảm ứng xương và dẫn tạo xương nhẹ nhưng thời gian
tiêu chậm hơn so với xương khử khống. Nhược điểm là cần kiểm sốt chặt
chẽ qui trình xử lí sản xuất tránh lây nhiễm chéo. Năm 2010 Bach Le va cs
cấy ghép 32 implant trên 15 BN có ghép xương đồng loại đơng khơ khơng
khử khống cho kết quả tồn bộ số implant đã tích hợp xương và làm phục
hình với thời gian theo dõi trung bình là 16,8 tháng [26].
1.4.3. Xương dị loại( Xenograft)[27]: Là xương ghép lấy từ cơ thể một lồi
động vật khác, mơ ghép thường được sử dụng là xương bò non, xương lợn ,
san hơ sau khi xử lí loại bỏ tồn bộ protein. Xương dị loại chỉ có tính chất
dẫn tạo xương trong q trình ghép xương, thời gian chuyển hóa lâu, giá
thành cao. Một số sản phẩm như Bio- Oss, Nu-oss…
Nghiên cứu của Neugebauer và cs đặt 107 implant đồng thời ghép
xương dị loại (Bovine HA) cho thấy tỉ lệ thành cơng là 97,3%, chỉ có 3
implant thất bại[28].


1.4.4. Xương tổng hợp(Alloplast)
Các vật liệu sinh học tổng hợp có khung vơ cơ để cho các tế bào xương
từ nền nhận và vùng lân cận di chuyển vào (tính chất dẫn tạo xương). Với số
lượng không hạn chế, giá thành rẻ, an toàn. Tuy nhiên khả năng tạo xương
kém và thời gian lâu vì vậy nên phối hợp với xương đồng loại thì cho kết quả
tốt hơn. Một số sản phẩm như: Cerasorb(TCP), 4Bone(60%TCP+40%HA),
MBCP(40%TCP+60%HA), thời gian tiêu thay đổi theo tỉ lệ TCP/HA.
Johansson và cs (2010) dùng xương tổng hợp ghép xương nâng xoang
cho 3 bệnh nhân có chiều cao xương từ 1 – 2 mm, sau 6 – 9 tháng tiến hành
đặt implant kích thước 4.8 x 12 mm. Kết quả sau phục hình 1 năm mào xương
rất ổn định, chức năng của xoang khỏe mạnh[29].
Ormianer và cs ( 2006 ) cấy 1065 implant có ghép hỗn hợp xương Beta
- tricalcium phosphate với máu của bệnh nhân tại nơi phẫu thuật vào vùng

khuyết hổng giữa implant và thành xương ngay sau khi nhổ răng, sau khi theo
dõi 12 – 48 tháng chỉ có 26 implant thất bại, chiếm 2,4%[30].
1.5. Màng sinh học [31].
Trong phẫu thuật tái tạo xương, màng được sử dụng để ngăn các tế bào
mô mềm xâm nhập vào trong các chỗ khuyết của xương. Việc sử dụng màng
sinh học đã trở thành tiêu chuẩn cho các phẫu thuật trong miệng bằng cách sử
dụng phương pháp tái tạo xương có hướng dẫn (GBR) để điều trị các tổn
thương xương trong viêm quanh implant cũng như làm tăng khối lượng
xương trước hoặc đồng thời với cấy implant.
Đặc trưng cơ bản của màng sinh học: Để chọn vật liệu phù hợp nhất
cho một ứng dụng lâm sàng cụ thể, ta cần phải hiểu các chỉ số yêu cầu cơ bản
của các vật liệu tạo màng này. Những đặc điểm cơ bản này bao gồm tương
hợp sinh học, ngăn tế bào, tích hợp mơ, tạo và duy trì khoảng, tạo hình trong
lúc phẫu thuật và giảm thiểu các biến chứng.


Hình 1.13: Vị trí khuyết hổng được lấp đầy bởi các phân tử xương tự thân
(dấu sao) và được bao phủ bởi màng sinh học trên thực nghiệm [31]
- Tương hợp sinh học là một yêu cầu cơ bản của bất kỳ vật liệu cấy ghép
nào. Thuật ngữ này được mô tả với rất nhiều các thông số như độc tế bào,
tương hợp mô, các ảnh hưởng với vi sinh vật…
- Ngăn tế bào: Mục đích chính là để ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào
mô mềm vào khoảng trống nơi mà quá trình tái tạo xương đang diễn ra.
- Màng có khả năng tích hợp mơ lý tưởng tạo sự ổn định cơ học cao trong
tái tạo xương.

Hình 1.14: Khiếm khuyết xương ở vịm sọ thỏ được che phủ bởi màng
collagen ở 12 tuần (a) Xương thay thế vào các khu vực khiếm khuyết bao
gồm các thớ dày với sự xen kẽ của tủy xương (BM). (b) Mơ liên kết giàu
collagen bao gồm bề mặt bên ngồi xương [31]

- Tạo và duy trì khoảng: Là khả năng chống lại sự xẹp xuống trong các điều
kiện của cơ thể và do đó tạo ra và duy trì đầy đủ khối lượng và kích thước


hình học của khoảng trong suốt quá trình lành thương. Yếu tố quan trọng
quyết định khả năng của màng sinh học để chống lại sự xẹp xuống là tính
cứng chắc và thời gian tiêu của vật liệu được sử dụng. Một vấn đề quan
trọng ảnh hưởng đến khả năng tự tiêu màng sinh học là sự thối hóa của
vật liệu làm mất đi độ bền cơ học và khả năng tạo khoảng của nó ngay sau
khi kết dính màng bởi vậy phần nào đặc tính khơng thuận lợi của màng tự
tiêu so với màng không tiêu được khắc phục bằng việc sử dụng vật liệu
tiêu chậm để ngăn chặn sự xẹp xuống.
- Tạo hình trong lúc phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, màng sinh học
được cắt và tạo hình sao cho phù hợp với vị trí khuyết hổng xương. Độ
cứng và đặc tính kỵ nước của màng khơng tiêu nên màng phải cố định tại
chỗ bởi các vít nhỏ. Các màng tự tiêu, đặc biệt là màng collagen rất dễ
uốn, và do đặc tính ưa nước nên nó bám chặt xung quanh bề mặt xương
và vật liệu ghép ngay khi ngấm máu, có thể cố định bằng các mũi khâu
đệm ngang.
- Giảm thiểu các biến chứng: Tính đặc thù của màng không tiêu là khả năng
đào thải sớm của màng cao, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng vết mổ
và sau đó là hậu quả xấu của việc tái tạo xương. Màng tự tiêu dễ dàng hơn
để theo dõi và ít có nguy cơ đào thải màng sớm. Có hai loại màng tự tiêu
(các aliphatic polyester tổng hợp và dẫn xuất của collagen từ động vật) và
không tiêu (màng ePTFE, màng titan), tùy mức độ khuyết hổng xương, vật
liệu sử dụng dưới màng xương…. Mà nhà lâm sàng có thể lựa chọn loại
màng cho phù hợp.


Hình 1.15. Vùng khiếm khuyết xương hàm của chó được phủ màng collagen

[31]
1.6. Diễn biến mơ học của q trình ghép xương
Hoạt động sinh lý của xương xảy ra đồng thời hai quá trình hủy xương
và sinh xương. Hai quá trình này đối lập nhưng hỗ trợ chuyển hóa cho nhau
trong quá trình tái tạo xương ghép. Hai quá trình này hoạt động nhờ hệ thống
các tế bào : Nguyên bào xương, hủy cốt bào, tế bào liên kết xương. Các tế bào
này được biệt hóa từ tế bào trung mơ, hình thành nên ngun bào xương và tế
bào xương trưởng thành. Đồng thời, các quá trình hủy cốt bào cũng được hình
thành nhằm cân đối với sự trưởng thành và sửa chữa hoàn thiện của tổ chức
xương. Sự lành thương và tái tạo của xương ghép nhờ ba cơ chế: Sinh tạo
xương (Osteogenesis), dẫn tạo xương (Osteoconduction) và cảm ứng xương
(Osteoinduction). Q trình tái tạo xương ít nhất phải có một trong ba cơ chế
trên tham gia [32].
- Tính chất sinh tạo xương: Những tế bào của vật liệu ghép có khả
năng tham gia trực tiếp vào q trình tạo xương. Tính chất này chỉ có ở xương
tự thân vì trong đó có các tế bào tăng trưởng xương (Osteogenetic cell) kích
thích tế bào xương từ nền nhận phát triển vào xương ghép.
- Tính chất cảm ứng xương: Quá trình này thường thấy trong ghép
xương tự thân và xương đồng loại. Khả năng thu hút, qui tập các tế bào đa
năng từ giường ghép, các tế bào đa năng có thể biến thành các tạo cốt bào.
Hiện tượng này xảy ra khi có các tác nhân kích thích như mảnh ghép tự thân,


các Protein tạo hình xương (BMP) trong xương đồng loại, chính các yếu tố
này làm chuyển dạng những tế bào trung mơ thành các tạo cốt bào.
- Tính chất dẫn tạo xương: Thường gặp trong ghép xương dị loại,
xương tổng hợp, một phần trong cơ chế lành thương của xương ghép tự thân
và đồng loại. Xương ghép chỉ tạo khung sườn để các tế bào xương vùng lân
cận phát triển vào.
1.7. Kỹ thuật ghép xương.

Một trong những điều kiện quan trọng nhất nhằm đạt được và duy trì
thành cơng của sự tích hợp xương là phải có đầy đủ thể tích xương lành mạnh
tại vị trí nhận implant. Điều này khơng chỉ đơn thuần là xương có đủ chiều
cao cho phép việc đặt implant một cách thích hợp mà cịn đòi hỏi mào xương
phải đủ bề rộng và khoảng cách gần - xa. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ rõ
là những implant đặt ở những vị trí mà có sự thiếu hụt của vách xương mặt
ngồi thì có một tỷ lệ lớn xảy ra những biến chứng về mô mềm và những
nguy hiểm tiềm tàng về sự tồn tại lâu dài của implant, những implant có chiều
dài ngắn hơn 10mm có tỉ lệ thất bại cao hơn cũng được nhiều báo cáo phân
tích kĩ liên quan đến yếu tố sinh cơ học. Để ngăn ngừa sự gia tăng tỷ lệ những
biến chứng và thất bại của việc đặt implant, những nghiên cứu này đã thừa
nhận là đối với một vùng nhận implant mà có sự hiện diện của tình trạng thiếu
hụt thể tích xương thì cần cân nhắc giữa một sự chống chỉ định có tính chất
tại chỗ do thiếu xương với việc có thêm một phẫu thuật thích hợp để tái tạo
xương nhằm cho phép việc đặt implant đạt kết quả tốt hơn [33][34][35].
Những kỹ thuật được đề xuất bao gồm việc làm tăng chiều cao xương bằng
ghép xương tự thân lấy từ mào chậu trong những trường hợp tiêu xương quá
nhiều, kỹ thuật nâng xoang, thực hiện những mảnh ghép tự thân nhằm làm
tăng thể tích xương ở mặt bên, kỹ thuật chẻ xương… gọi chung là tạo hình
mở rộng xương ổ răng, trong đó kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn và
nâng xoang ghép xương được ứng dụng rộng rãi khi cấy ghép implant .


1.7.1. Kỹ thuật tái sinh xương có hướng dẫn
- Giai đoạn phát triển: Sự phát triển của kỹ thuật dùng màng sinh học
cho những bệnh nhân implant đã được ứng dụng từ kỹ thuật tái tạo mơ trong
nha chu, cịn gọi là tái tạo mơ có hướng dẫn (GTR). GTR được phát triển đầu
tiên vào đầu những năm 1980 bởi Nyman và cs, những nghiên cứu này được
thực hiện với sự áp dụng màng ePTFE, đây là một loại màng có tính trơ về mặt
sinh học và đã trở thành một loại màng tiêu chuẩn trong các phương pháp GTR

và GBR trong suốt giai đoạn phát triển của cả hai kỹ thuật này. Những nghiên
cứu này đã xác nhận rằng việc áp dụng phương pháp sử dụng màng ePTFE như
một vách ngăn vật lý giữa các mô và các loại tế bào là có khả năng đặc biệt
trong sự lành thương. Màng sinh học này tạo nên một vùng được ngăn cách,
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mạch máu và tế bào tạo xương từ
vùng tủy vào trong vùng bị thiếu hổng này mà khơng có sự can thiệp bởi các
nguyên bào sợi. Việc sử dụng màng ePTFE cho kỹ thuật GBR trên bệnh nhân
với mục tiêu chính là tái tạo xương bị thiếu hổng quanh implant tại những vị trí
nhận implant nhưng có sự thiếu xương tại chỗ [38]. Kỹ thuật GBR có thể tiến
hành đồng thời với việc đặt Implant hoặc thực hiện riêng. Việc đặt implant kết
hợp với GBR cùng một lúc thường áp dụng trong trường hợp cấy implant ngay
sau khi nhổ răng nhằm tái tạo phần xương quanh implant bị thiếu hoặc mào
xương ở mặt ngồi implant bị thiếu. Cịn việc tiến hành thực hiện GBR ở
một thì khác thường áp dụng trên lâm sàng khi vị trí đặt implant có kích
thước xương chiều ngồi trong q mỏng. Kỹ thuật dùng màng để tái tạo
xương được thực hiện trong lần phẫu thuật đầu tiên với 6-9 tháng lành thương,
implant sẽ được đặt trong một cuộc phẫu thuật lần 2.
Một biến chứng thường gặp nhất là sụp màng ePTFE, việc này nếu xảy
ra sẽ làm giảm thể tích của mơ tái tạo bên dưới màng. Trong những năm 1990
nhiều nghiên cứu đã cho thấy kỹ thuật GBR có hiệu quả làm tăng bề dày
xương trong implant nha khoa. Những nghiên cứu lâm sàng này cũng kết luận
rằng kỹ thuật GBR-cơ bản dựa trên màng ePTFE kết hợp với việc ghép xương


hoặc những chất thay thế xương – có những nhược điểm sau:
- Có một tỷ lệ đáng kể màng bị lộ từ mô mềm bị hở, hiện tượng này
thường do có sự nhiễm trùng bên dưới màng, việc này ảnh hưởng đến tỷ lệ
thành cơng của phương pháp.
- Có những khó khăn trong cách thức phẫu thuật do đặc tính kỵ nước
của màng, cần đến một sự cố định màng bằng vít nhỏ.

- Cần một cuộc phẫu thuật lần 2 để lấy những màng có tính trơ về mặt
sinh học này ra do chúng không tự tiêu.
Trong các cuộc gặp gỡ này, những nhà khoa học đã vạch rõ những mục
tiêu cần cải thiện nhằm có thể tiên lượng kết quả và áp dụng phổ biến kỹ
thuật GBR cho BN cần điều trị bằng implant. Mục đích của những cải tiến
trong kỹ thuật GBR:
- Tăng tỷ lệ thành công và giảm tỷ lệ những biến chứng do sự lộ màng
và viêm nhiễm.
- Làm cho kỹ thuật được thực hiện thuận tiện hơn, dễ dàng đặt màng
trong quá trình phẫu thuật.
- Làm sao thuận tiện hơn cho bệnh nhân trong việc lấy màng ra trong
kỳ thuật lần 2, có thể lấy màng ra bất cứ lúc nào và rút ngắn thời gian lành
thương càng sớm càng tốt.
Những màng sinh học có tính tự tiêu (bioresorbable membrane BM)
được giới thiệu lần đầu vào thập kỷ 1990. Sau đó, có nhiều nghiên cứu trên
động vật với các loại BM khác nhau trong phương pháp GBR được báo cáo
cho kết quả chấp nhận được. Một cách tổng quát, có hai loại BM đã được
đánh giá là màng polymeric membranes được làm từ polylactic hoặc
polyglycolic và màng collagen có nguồn gốc từ động vật.
Sự so sánh giữa nhiều loại để chọn được loại màng thích hợp, so sánh
để chọn được loại khuyết hổng xương và loại xương ghép thêm nhằm nâng đỡ
cho màng có vai trị quan trọng đến kết quả điều trị. Có nhiều loại xương
ghép và nhiều loại vật liệu thay thế xương có thể sử dụng để ghép lên vùng


×