Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.72 KB, 9 trang )

Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 15 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠNH
PHÚ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
Huyện Thạnh Phú nằm ở cuối của cù lao Minh thuộc tỉnh Bến Tre, giữa
hai sông Hàm Luông và Cổ Chiên, tiếp giáp với biển Đông.
+ Phía Đông giáp với biển Đông.
+ Phía Tây giáp với Mỏ Cày.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Trà Vinh, ranh gới là sông Cổ Chiên.
+ Phía Bắc giáp với huyện Ba Tri, ranh giới là sông Hàm Luông.
Di
ện tích tự nhiên toàn huyện là 44.351,06 ha bao gồm 17 xã và một thị
trấn. Thị trấn Thạnh Phú cách thành phố Hồ Chí Minh 94 km và cách thành phố
Cần Thơ 79 km theo dường chim bay. Thạnh Phú là một trong 3 huyện ven biển
của tỉnh Bến Tre. So với các huyện như: Bình Đại, Ba Tri thì huyện Thạnh Phú
tuy chưa phát triển mạnh về kinh tế nhưng ở vị trí này huyện vẫn có những thế
mạnh để phát triển về kinh tế xã hội như sau:
+ Tiếp giáp biển Đông với trên 25 km đường bờ biển kéo dài từ Vàm
Rỗng đến Khâu Băng là thuận lợi lớn để phát triển kinh tế vùng biển như: khai
thác và nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, đa dạng
hóa ngành nghề, phát triển du lịch.
+ Nằm giữa hai con sông lớn là sông Hàm Luông và Cổ Chiên, Thạnh Phú
được phù sa bồi đắp hàng năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng, tổng hợp và bền vững. Đây


cũng là vùng sinh thái “ngọt – lợ và mặn” nên có nhiều điều kiện thuận lợi để
khai thác các mô hình sản xuất kết hợp giữa nông nghiệp và thủy sản.





Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 16 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
3.1.1.2. Đất đai
Đất đai toàn huyện Thạnh Phú gồm 20 loại đất được chia làm 5 nhóm
chính:
- Đất phù sa: Chiếm 45 ha diện tích, đây là loại đất thích hợp trồng nhiều
loại cây như lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn trái.
- Đất mặn: chiếm diện tích lớn nhất là 24.036 ha vùng đất này đã được cải
tạo và đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh thích hợp để trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa 1 vụ
màu. N
ổi bật là mô hình canh tác 1 vụ lúa – 1 vụ tôm với mô hình nông – ngư kết
hợp.
- Đất cát: chiếm 4.042 ha, đất này thích hợp trồng màu, đồng cỏ để chăn
nuôi.
- Đất phèn: chiếm 2.616 ha.
- Đất xáo trộn: chiếm 3.595 ha.
Tính đến cuối năm 2007 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 34.329,57
ha, chiếm 77,4% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 10.001,38 ha
chiếm 22,55% đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng chiếm 20,11 ha chiếm 0,45% diệ
n
tích đất tự nhiên.
Bảng 1: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN THẠNH PHÚ NĂM

2007
Khoản mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp 34.329,57 77,4
Đất phi nông nghiêp 1.001,38 22,55
Đất chưa sử dụng 20,11 0,45
(Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú tháng 02 năm 2008)

3.1.1.3. Thời tiết và khí hậu
- Mưa là yếu tố khí hậu chi phối mạnh mẽ nhất đến sản xuất nông nghiệp.
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện đạt 1.279 mm, thuộc vùng tương đối
ít mưa nhất của đồng bằng sông Cửu Long.
- Độ ẩm bình quân là 83,7%, cao nhất trong các tháng mùa mưa (84-94%) và
thấp nhất vào mùa khô (65-80%).
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 17 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
3.1.2. Dân số và lao động
- Năm 2007 toàn huyện có 31.821 hộ với tổng số nhân khẩu là 144.032 người.
Với dân số này thì diện tích bình quân đầu người là 0,24 ha/người.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2007 là 0,93%.
- Mức tỷ lệ sinh là 1.05%.
Bảng 2: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA
HUYỆN THẠNH PHÚ NĂM 2007
Khoản mục Số người Tỷ lệ so với tổng
số dân (%)
Tổng số hộ (hộ) 31.821
Tổng số dân 144.032
Tổng số dân trong độ tuổi lao động 92.181 100
+ Lao động nam 45.992 49,9
+ Lao động nữ 46.189 50,1

(
Nguồn: UBND huyện Thạnh Phú tháng 02 năm 2008)

3.1.3. Kinh tế
3.1.3.1. Lĩnh vực nông nghiệp
Tổng diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của toàn huyện là
34.329,57 ha, với cơ cấu sử dụng đất như sau:

Thủy sản,
14767.87
Lúa,
8850.51
Cây hàng
năm,
1763.11
Cây lâu
năm,
4360.96
Lâm nghiệp,
4587.12

(Nguồn:
UBND huyện Thạnh Phú tháng 02 năm 2008)

Hình 1: CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở THẠNH PHÚ 2007
a. Trồng trọt
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 18 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Cây lúa: Diện tích cây lúa gieo trồng cả năm 2007 là 13.200 ha/ 13.500 ha

đạt 97,78% kế hoạch, tăng 1,72% so với năm trước; năng suất bình quân 20,2
tạ/ha; sản lượng thu hoạch 26.664 tấn, đạt 59,08% kế hoạch, giảm 35,22% so với
cùng kỳ. Nhìn chung, diện tích canh tác lúa tiếp tục giảm ở vùng ngọt hóa, nhưng
tăng ở vùng lợ, phù hợp với xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tuy nhiên vụ
mùa 2006 – 2007 diện tích không đạt kế hoạch do ả
nh hưởng dịch rầy nâu và
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá diễn ra trên bình diện rộng, đây là vụ có năng suất
thấp nhất khoảng 20 năm trở lại đây.
Bảng 3: KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÁU Ở HUYỆN THẠNH PHÚ NĂM 2007
STT Khoản mục ĐVT 2006 2007 2007/2006
I Lúa cả năm
1 Diện tích Ha 13.431 13.200 98,28
2 Năng suất Tấn/ha 3,12 2.02 64,74
3 Sản lượng Tấn 41.952 26.664 63,56
II Vụ Đông Xuân
1 Diện tích Ha 19 - -
2 Năng suất Tấn/ha 47 - -
3 Sản lượng Tấn 893 - -
III Vụ Hè Thu
1 Diện tích Ha 3.952 4.000 101,21
2 Năng suất Tấn/ha 2,87 3,38 117,77
3 Sản lượng Tấn 11.340 13.500 119,05
IV Vụ Mùa
1 Diện tích Ha 9.460 9.471 100,11
2 Năng suất Tấn/ha 3,23 1,66 51,39
3 Sản lượng Tấn 30.565 15.722 51,44
(Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thạnh Phú tháng 02 năm 2008)

Vụ Đông Xuân năm 2007 bà con không gieo cấy do tình hình bệnh vàng
lùn và lùn xoắn lá gây hại.

Cây mía: Trong năm 2007 diện tích trồng được 864 ha/ 1.100 ha, đạt
78,55% kế hoạch giảm 24,87%, năng suất bình quân đạt 73,4 tấn/ha, sản lượng
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 19 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
63.440 tấn, do một số diện tích trồng xen dừa, dừa ở độ tuổi lớn nên mía bị phá
bỏ.
Cây dừa: Diện tích trồng dừa năm 2007 là 2.758 ha, đạt 106,07% kế hoạch
(2.600 ha), và tăng 17,15% so với năm 2006 do các xã ở vùng ngọt hóa thực hiện
dự án phát triển 5.000 ha dừa của tỉnh đã mở rộng diện tích trồng mới thêm 404
ha. Giá dừa trái trong năm luôn tăng liên tục và ở mức cao đã tác động ng
ười dân
tập trung đầu tư thâm canh, chăm sóc vườn dừa hiện có, kết hợp trồng xen nuôi
xen rất có hiệu quả.
Các loại cây trồng khác:
Cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày 2.770 ha, đạt 98,93% kế hoạch
(2.800 ha), tăng 19,9% so với năm 2006; năng suất đạt tương đối khá là 12.300
tấn.
Cây ăn trái là 367 ha, đạt 124,08% kế hoạch (296 ha), và tăng 31,65 % so
với năm 2006 (279 ha). Cây ca cao đang chỉ đạo trồng thí điểm ở 2 xã Thới
Thạ
nh và Tân Phong 30 ha theo dự án của tỉnh.
b. Chăn nuôi
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt thì chăn nuôi cũng được người nông dân chú
trọng.
Bảng 4: KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM
CỦA HUYỆN THẠNH PHÚ NĂM 2007
Khoản mục ĐVT Thực hiện
2006
Kế hoạch

2007
Thực
hiện 2007
TH 2007/
KH 2007
(%)
TH 2007/
TH 2006
(%)
Chăn nuôi
gia súc
Con 587 550 448
+ Đàn trâu Con 587 550 448 81,45 76,32
+ Đàn bò Con 20.520 25.000 22.152 88,61 107,95
+ Đàn heo Con 25.670 26.000 22.634 87,05 88.17
Chăn nuôi
gia cầm
1000
con
184 200 178 89,00 96,74
(Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thạnh Phú tháng 02 năm 2008)

×