Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ.pdf_02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.95 KB, 8 trang )

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 4 SVTH: Võ Thị Cm Thu

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh mức chênh lệch giữa chi phí
bỏ ra và doanh thu đạt được qua một quá trình của cá nhân hay của một tập thể.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được trên cơ sở nâng cao năng suất
lao động và chất lượng công tác quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc
các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn mà còn phải nắm chắc cung
cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh,…
Hiểu một cách đơn giản, hiệu quả hoạt động kinh doanh là kết quả đầu ra
tối đa trên chi phí đầu vào. Mặt khác, hiểu được thế mạnh, thế yếu của Doanh
nghiệp nhằm khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng được những cơ hội của
thị trường, cần có nghệ thuật kinh doanh để Doanh nghiệp được vững mạnh và
phát triển không ngừng.
2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh không chỉ là công cụ để phát hiện những
khả năng tiềm tàng mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý kinh doanh.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các Doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế thiếu sót trên cơ sở đó
mà xây dựng các mục tiêu đúng đắn và phù hợp hơn.
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra quyết định
quản trị cho một Doanh nghiệp.


www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 5 SVTH: Võ Thị Cm Thu
2.1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thông tin của các nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh phát triển
như một môn khoa học độc lập để đáp ứng thông tin cho các nhà quản trị.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các
thông tin cần thiết để nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng như những
hạn chế của Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định đúng đắn mục tiêu, đề ra các
quyết định kinh doanh có hiệu quả.
+ Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh ở Doanh nghiệp nhằm làm rõ hiệu
quả kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác để đề ra phương án
và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động ngoài việc phân tích các điều kiện bên
trong Doanh nghiệp còn phải phân tích các điều kiện tác động bên ngoài để có
thể dự đoán các sự kiện kinh doanh trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra chiến lược
kinh doanh phù hợp có kế hoạch cụ thể nhằm phòng ngừa các rủi ro có thể xảy
ra.
2.1.2. Một số vấn đề về doanh thu
2.1.2.1. Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phNm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ
sau khi trừ và được khách hàng chấp nhận thanh toán, không phân biệt là đã trả
tiền hay chưa. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập Doanh nghiệp, đó là toàn bộ số
tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phNm, cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp.
2.1.2.2. Phân loại doanh thu
Doanh thu bao gồm hai bộ phận:

Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phNm, hàng hoá thuộc
những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về các dịch vụ cho
khách hàng theo chức năng hoạt động và chức năng sản xuất của Doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số khái niệm khác có liên quan đến doanh thu:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm
trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại.
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 6 SVTH: Võ Thị Cm Thu
- Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
cộng cho các khoản hoàn nhập như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ
khó đòi không phát sinh trong kỳ báo cáo.
Doanh thu từ tiêu thụ khác bao gồm:
- Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
- Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như thu về tiền
lãi gửi Ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu
tư trái phiếu, cổ phiếu.
- Thu nhập bất thường như: Thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi
đã chuyển vào thiệt hại.
- Thu nhập từ các hoạt động khác như: Thu về nhượng bán, thanh lý tài
sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bản quyền phát
minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phNm chế biến từ phế liệu, phế phNm.
2.1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng đối với các Doanh nghiệp hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc
tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng. Chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các nhà
quản trị bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp những căn cứ đánh giá một cách

khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất
định để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
2.1.3. Một số vấn đề về chi phí
2.1.3.1. Khái niệm về chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phNm, dịch vụ đã hoàn thành hoặc kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của Doanh nghiệp là
doanh thu và lợi nhuận.
2.1.3.2. Phân loại chi phí
Phân loại chi phí là ý muốn chủ quan của con người nhằm đến phục vụ
các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tùy vào mục đích sử dụng, góc độ nhìn,
chi phí được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Từ đó, ta có nhiều loại
chi phí như chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 7 SVTH: Võ Thị Cm Thu
biến, chi phí bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ
hội,…
2.1.3.3. Ý nghĩa của việc xác định chi phí
Xác định chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ Doanh nghiệp nào.
Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể
kiểm soát được chi phí, từ đó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả
hơn và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của Doanh nghiệp.
2.1.4. Một số vấn đề về lợi nhuận
2.1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận
+ Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của Doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa

doanh thu bán sản phNm, hàng hoá và dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn
hàng bán, chi phí hoạt động của sản phNm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế
theo quy định của pháp luật.
+ Lợi nhuận là điều kiện để Doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá
nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng đến mục đích
lợi nhuận, có được lợi nhuận Doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của
mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa,
nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp
thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì Doanh nghiệp tiến đến việc phá sản là
tất yếu không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi Doanh nghiệp muốn tái sản
xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, lợi
nhuận giúp nâng cao đời sống cho người lao động, đó chính là động lực to lớn
nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tinh thần làm việc của người lao động vốn
được xem là một trong những bý quyết tạo nên sự thành công của Doanh nghiệp.
2.1.4.2. Phân loại lợi nhuận
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, chỉ tiêu này được tính toán
trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và các dịch vụ trừ chi phí bán hàng và quản
www.kinhtehoc.net

Phân tích hiệu quả HĐKD loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực TP Cần Thơ

GVHD: Nguyễn Quốc Nghi Trang 8 SVTH: Võ Thị Cm Thu
lý Doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, thành phNm dịch vụ đã bán trong kỳ báo
cáo.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Phản ánh hiệu quả hoạt động của hoạt
động tài chính của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập
hoạt động tài chính trừ ra các chi phí phát sinh từ hoạt động này.

+ Lợi nhuận khác là những khoản lợi nhuận của Doanh nghiệp không dự
tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra, những khoản lợi
nhuận khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài được làm rõ bằng cách sử dụng một số
phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Trong bài luận văn này, các số liệu được sử dụng là các số liệu thứ cấp,
được tổng hợp và phân tích từ các báo cáo tài chính từ Phòng Tài chính - Kế toán
của Điện lực Thành phố Cần Thơ, thông tin trên các báo và internet.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu sử dụng hai phương pháp so sánh số tuyệt
đối và tương đối.
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn
giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực
kinh tế.
Sử dụng phương pháp này cần nắm vững các nguyên tắc:
- Lựa chọn chỉ tiêu so sánh
Tiêu chuNn để so sánh của kỳ được chọn làm căn cứ so sánh gọi là so sánh
gốc, các gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu năm trước, kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng của các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch) nhằm đánh giá tình hình dựa trên kế
hoạch.
www.kinhtehoc.net

×