Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vẻ đẹp hình tượng của người nông dân nghĩa sĩ cần giuộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.72 KB, 7 trang )

Vẻ đẹp hình tượng của người nơng dân – nghĩa sĩ trong
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài:
1.Nguyễn Đình Chiểu là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung
đại Việt Nam. Người được Phạm Văn Đồng đánh giá là “ngôi sao
sáng trong văn nghệ dân tộc và càng nhìn càng thấy sáng”. Ơng
để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ , thể hiện lý tưởng đạo đức nhân
nghĩa và lòng yêu nước sâu sắc. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là
đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm
biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương
dân của ơng. Với lịng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà
thơ đã dựng lên bức tượng đài bất tử về những người nông dân –
nghĩa sĩ anh hùng, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì
Tổ Quốc. Có thể nói, văn tế là khúc ca bi tráng cho một thời kì lịch
sử đau thương nhưng vĩ đại.
2.Thơ ca kết tinh vẻ đẹp của thời đại. Âm vang của lịch sử thường
đọng lại đẹp nhất những trang thơ. Hồn sơng núi như ngưng tụ
vào hình ảnh thơ trong mỗi câu chữ. Hạnh phúc nhất của người
cầm bút có lẽ là in dấu ấn nghệ thuật trên những trang thơ khơng
phai mờ trong tâm trí người đọc. Có thể nói “Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu là những vần thơ như thế. Với lòng
thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng lên bức
tượng đài bất tử về những người nông dân – nghĩa sĩ anh hùng,
những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ Quốc. Đó là
một khúc ca bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ
đại.
2.Nhà văn Leonit leonop đã nói: “tác phẩm nghệ thuật, nhất là
tác phẩm nghệ thuật nghệ ngôn từ, bao giờ cũng là một phát
minh về hình thức khám phá về nội dung”. Ý kiến trên nhấn mạnh
yếu tố dân tộc độc đáo, mới mẻ trong quá trình sáng tạo tác
phẩm, gắn với tài năng của người nghệ sĩ. Và đồng thời, khi đọc


những tác phẩm văn học thực có giá trị, chúng ta cũng đồng tình


với nhận định “văn học chân chính – đó là kí ức và lương tâm của
dân tộc” (Ni-cu-lin). Mỗi đứa con tinh thần của người nghệ sĩ ngoài
việc lưu giữ lại những dấu ấn sáng tạo của nhà văn còn lưu giữ kí
ức về thể loại và nhất là những “kí ức và lương tâm của dân tộc”.
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu cũng đã lưu giữ cho chúng ta rất
nhiều dấu ấn của kí ức của một thời kì đau thương và anh dũng.
Điều đó có thể chứng minh qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng
lên bức tượng đài bất tử về những người nông dân – nghĩa sĩ anh
hùng, những người đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh vì Tổ Quốc. Có
thể nói, văn tế là khúc ca bi tráng cho một thời kì lịch sử đau
thương nhưng vĩ đại.
Thân bài
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ra đời vào năm 1858, khi thực dân
Pháp nổ súng xâm lược vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm
được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một
q trình mở rộng tấn cơng ra các vùng lân cận như Tân An, Cần
Giuộc, Gị Cơng... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ
mà là nơng dân, vì q căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm
đứng lên chiến đấu tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được
một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang
làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những
tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.Theo
yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu
làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để đọc tại buổi truy điệu các
nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.
Ngay sau khi khái quát bối cảnh của thời đại và luận về lẽ sống

chết khẳng định ý nghĩa hi sinh của những người nghĩa sĩ. Nguyễn
Đình Chiểu đã giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của người nông
dân – nghĩa sĩ.
“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.


Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng
trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”
Chỉ với mấy câu thơ tác giả đã khái qt nên hình ảnh người
nơng dân nghĩa sĩ. Họ vốn xuất thân là những người nông dân
giản dị, chất phác, những người “dân ấp, dân lân” quanh năm gắn
liền với công việc đồng áng, dãi nắng dầm mưa, bán mặt cho đất
bán lưng cho trời, quen với “ruộng trâu” “làng bộ”, thuần thục
việc cuốc cày. “Cui cút làm ăn, toan l0 nghèo khó” một câu thơ chỉ
có tám chữ nhưng có thể khái quát lên cuộc sống của những
người nơng dân ấy, đó là một cuộc sống nghèo khổ, cui cút,
quanh năm “toan lo nghèo khó” , một cuộc sống thầm lặng bình
n phía sau lũy tre làng. Họ hoàn toàn xa lạ, ngỡ ngàng với chiến
tranh, vũ khí. Cùng với nghệ thuật tương phản “chưa quen – chỉ
biết” “vốn quen – chưa biết” kết hợp với nghệ thuật liệt kê (việc
cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tập súng, tập mác, tập cờ,...)
Nguyễn Đình Chiểu đã nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và
chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam
Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau. Những
người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và
lương thiện, có lẽ chính là do hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên
trở thành những người “nghĩa sĩ” đánh Tây.

Sau khi giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của người nông dân –
nghĩa sĩ tác giả đã vẽ nên một hình ảnh người nơng dân – nghĩa sĩ
với lòng yêu nước nồng nàn:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin
quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba
năm, ghét thói mọi như nhà nơng ghét cỏ.
Bữa thấy bịng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày
xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng
nhật nguyệt chói lịa, đâu dung lũ treo dê, bán chó.


Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng
thèm trốn ngược trốn xi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.”
Khi thực dân Pháp nổ súng sang xâm lược, những người nông dân
thuần phác từ trước đến giờ sống trong bình yên chưa từng biết
đến chiến tranh là gì ban đầu cảm thấy lo sợ, sau đó họ bắt đầu
trơng chờ “tin quan” nhưng với cái triều đình và thời đại thối nát
mục ruỗng ấy thì sự chờ đợi của họ chỉ là sự phí cơng. Thấy "mùi
tinh chiên vấy vá" không thể chống mắt đứng nhìn, khơng thể
ngồi n mà đợi. Triều đình đã "bỏ rơi" họ, nhưng làm sao ngăn
được tình yêu đất nước nồng nàn ở họ. Bọn xâm lăng kia đã cướp
đi những gì máu thịt của họ, chúng phá vỡ giấc bình n nơi thơn
q, làm sao khơng căm cho được. Nỗi uất hận đến tột cùng ấy đã
biến những con người đang cúi xuống ấy bỗng đứng phắt dậy,
vươn vai, và họ chợt trở thành người khổng lồ như chú bé làng
Gióng mày nghìn năm xưa khi chợt nghe lời truyền của sứ giả.
Nhưng có một điều cơ bản rất khác xưa là tiếng rao truyền cứu
nước không phải phát đi từ triều đình, từ nhà vua mà đã được
phát đi từ chính trái tim của những người nơng dân Cần Giuộc. Nó

chính là lịng căm thù giặc sục sơi vì hành động cướp nước. Họ
“ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn
ra cắn cổ” cũng giống như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã
từng viết trong bài “Hịch tướng sĩ”: “...chỉ giận chưa thể xả thịt, lột
da, ăn gan, uống máu quân thù...”. Đó chính là thái độ căm ghét,
căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu
mà chân thực, cách căm thù đậm chất nông dân Nam Bộ. Tác giả
đã sử dụng các điển tích, điển cố để khẳng định ý thức độc lập
dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người nơng dân đối với Tổ
Quốc. Vì độc lập, thống nhất của nước nhà cho nên họ không bao
giờ dung tha, không đội trời chung với giặc, đó là lũ “treo đầu dê,
bán thịt chó” lừa dối, bịp bợm. Lịng u nước hun đúc từ nghìn
xưa trong huyết quản sôi sục, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc
chứ “nào đợi đòi ai bắt”, họ tự nguyện “mến nghĩa làm quân chiêu
mộ” để tự mình giành lấy bình n cho chính mình. Đó là sự
chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lịng u nước và


niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của
“quan” đã khiến họ tự lực, tự nguyên đứng lên chiến đấu cho đất
nước và cho cả chính bản thân họ.
Vốn xuất thân là nông dân, không biết gì về binh đao chiến
trường, chỉ là “dân ấp dân lân” mà “mến nghĩa làm quân chiêu
mộ”, một tinh thần chiến đấu tuyệt vời:

“Khá thương thay:
Vốn chẳng phải quân cơ, qn vệ, theo dịng ở lính diễn binh;
chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.
Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh
thư, khơng chờ bày bố.

Ngồi cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi;
trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo
kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu
quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới,
coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn
to, xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn
kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng
nổ.”
Vẻ đẹp tinh thần của họ là dám đánh, dám hy sinh; một lòng xin
ra sức, ra tay, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Tịnh thần dám
đánh, dám hi sinh ấy càng đẹp biết bao nhiêu khi họ chỉ là những
người “dân ấp dân lân”, tự liên kết thành đội ngũ để chiến đấu
chứ không phải là qn lính của triều đình. Từ cửa nếp nhà tranh
của mình, họ xơng thẳng vào trận, khơng hề được luyện tập võ
nghệ cũng chẳng đòi học binh thư, binh pháp. Tinh thần ấy lại
thêm lớn lao khi nhìn vào vũ khí trong tay họ. Có thể nói, trang bị
sắc bén của họ chính là tấm lịng u nước và nghĩa lớn vì nước,


chứ “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”, “gậy tầm vông “làm sao đem
đối chọi được với súng đạn, với tàu thiếc tàu đồng. Cái sắc bén,
cái sức giết giặc của nó chi là ở trái tim, ở dũng khí của người cầm
dao, cầm gậy vẻ đẹp của họ thật hào hùng, nhưng bên cạnh cái
hào hùng ấy lại là nỗi đau, nỗi thương muốn rơi nước mắt! Họ đã
lập được những chiến công đáng tự hào “đốt xong nhà dạy đạo”
hay “chém rớt đầu quan hai nọ”. Những động từ mạnh chỉ hành
động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sơi nổi, “đạp

rào”, “xơ cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”,...; tác
giả sự dụng các động từ chéo để làm tăng thêm sự quyết liệt của
trận đánh. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang
chém ngược, tung hồnh, hiên ngang chiếm lĩnh cả khơng gian
trận địa, làm cho giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng hè, tiếng ó của
họ át cả tiếng đại bác của tàu thiếc tàu đồng. Rơm con cúi, lưỡi
dao phay cũng đốt xong đồn giặc, cũng chém rớt đầu quan hai
giặc. Trước những con người anh hùng ấy, quân giặc hung dữ với
súng đạn nghênh ngang đều như co rúm lại, thấp bé, tồi tàn đến
thảm hại. Có thể nói hình bóng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
nổi lên trên nền trời rực lửa, sừng sững như một tượng đài kỳ vĩ.
Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã thất bại, nhưng vẫn thể hiện được tấm
lòng yêu nước chân thành và sâu sắc của những người nghĩa sĩ
anh hùng. Đó chính là sự hi sinh anh dùng cao đẹp của người
nông dân – nghĩa sĩ:
“Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh;
hơn còn mà
chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.”
Nhà thơ cảm phục và ngợi ca sự hi sinh cao cả của nghĩa sĩ,
khẳng định lẽ sống cao đẹp của họ, khẳng định sự bất tử của
nghĩa sĩ Cần Giuộc trong lòng dân tộc. Họ mang trong mình một
quan niệm sống tích cực “sống đánh giặc thác cũng đánh giặc”.
Họ đã lấy cái chết để làm rạng ngời lẽ sống cao đẹp của thời đại
“thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Các nghĩa sĩ đã sống anh
dũng chiến đấu, và hy sinh rất vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và
hy sinh của họ là để ta biết rằng đất nước nào cũng là độc lập, tự


chủ. Không ai được quyền xâm chiếm. Sự hy sinh của những người
nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà họ đã để lại. Họ là tấm

gương sáng để dân tộc Việt Nam noi theo mà làm, là ngọn đèn soi
sáng cho dân tộc Việt Nam. Những con người tự nguyện chiến đấu
với những vũ khí thơ sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường
để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại. Hình tượng
những người nơng dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh anh
dũng xứng đáng đi vào sử sách.
Khi khắc họa hình tượng người nơng dân nghĩa sĩ, người viết hoàn
toàn sử dụng bút pháp hiện thực, chân dung của họ được tái hiện
chân thực nhất từ dáng vẻ về ngoài, cho đến cuộc sống lao động
vất vả hàng ngày,… Nguyễn Đình Chiểu đã vận dụng nhiều biện
pháp nghệ thuật như so sánh (ghét thói mọi như nhà nông ghét
cỏ…). Đặc biệt là thủ pháp đối lập được sử dụng nhiều: lướt tới/
xông vào, đâm ngang/ chém ngược, manh áo vải, ngọn tầm vông/
đạn to, đạn nhỏ,… Giọng điệu thay đổi theo dòng cảm xúc, nghệ
thuật xây dựng nhân vật chân thực, thủ pháp tương phản và cấu
trúc của thể văn biền ngẫu kết hợp với ngôn ngữ vừa trang trọng,
vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ đã góp phần khắc họa vẻ
đẹp anh dũng, bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.
Kết bài
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì
lịch sử “khổ nhục những vĩ đại của dân tộc”, là bức tượng đài bất
tử về những người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm
chiến đấu, hi sinh vì Tổ Quốc.



×