Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lược khảo văn bản ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.57 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 13-19
This paper is available online at

LƯỢC KHẢO VĂN BẢN NGƠN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN
Phùng Diệu Linh
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Ngơn chí thi tập là tập thơ quan trọng của Phùng Khắc Khoan, một tác giả văn
học lớn thế kỉ XVI-XVII. Tuy nhiên, cũng như phần lớn văn bản Hán Nơm tại Việt Nam,
Ngơn chí thi tập tồn tại nhiều bất cập về mặt văn bản. Chín bản chép tay hiện tồn đều có sự
thiếu thống nhất về nhiều phương diện gây khó khăn cho độc giả cũng như quá trình tiếp
nhận. Bài viết này bước đầu khảo sát tình hình văn bản Ngơn chí thi tập, cung cấp các dữ
liệu cần thiết đồng thời thông qua đánh giá nhằm lựa chọn một thiện bản như một sự chỉ
dẫn cho cơng tác giám định, chỉnh lí văn hiến học.
Từ khóa: Ngơn chí thi tập, Phùng Khắc Khoan, văn bản học, văn bản, thiện bản.

1.

Mở đầu

Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) để lại 4 tập thơ chữ Hán gồm Ngôn chi thi tập, Mai Lĩnh
sứ hoa thi tập, Đa thức tập, Huấn đồng thi tập, trong đó Ngơn chí thi tập được giới nghiên cứu
nhận định là tập thơ thành công nhất về mặt nội dung, nghệ thuật. Tuy vậy tình hình văn bản Ngơn
chí thi tập lại tương đối phức tạp và chưa được khảo sát toàn diện.
Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn cho biết: “Sáng tác (của Phùng Khắc Khoan) có Sứ hoa,
Ngơn chí, Huấn đồng, Độc thi đa thức tập lưu hành ở đời” [1]. Tuy nhiên sau này do văn bản thất
tán, sao chép chồng lấn khiến diện mạo thơ Phùng Khắc Khoan trở nên phức tạp. Ngơn chí thi tập
cũng vì thế mà chịu họa lây.
Năm 1985 ông Trần Lê Sáng giới thiệu văn bản VHv.1442 như là một bản tốt nhất hiện
thời. Tuy nhiên ông lại xếp chung thơ đi sứ (Mai Lĩnh sứ hoa thi tập) vào thành phần 2 của Ngơn
chí thi tập: “Ngơn chí thi tập có 2 phần, phần 1 là Ngơn chí thi phần thứ 2 là Sứ Hoa thi”. Phần


Ngơn chí thi chia làm 2 quyển, quyển 1: 40 bài; quyển 2 103 bài. Ông kết luận thơ Ngơn chí gồm
143 bài [2].
Trong suốt khoảng thời gian từ nghiên cứu của Trần Lê Sáng cho tới khi những nghiên cứu
của PGS Bùi Duy Tân được công bố văn bản các sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung và
Ngơn chí thi tập nói riêng vẫn tồn tại tương đối lộn xộn với nhiều tên gọi không thống nhất, cùng
một tập nhưng lại bị quy thành nhiều tập và ngược lại.
Năm 2000, Bùi Duy Tân lần đâu tiên giới thiệu bản Ngơn chí thi tập đầy đủ nhất là văn bản
VHv.1951. Bản này trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu [3] ghi lầm là VHv.1591,
đây thực chất là kí hiệu của cuốn Cổ văn hợp tuyển, điều này gây cản trở cho công tác khảo cứu
Liên hệ: Phùng Diệu Linh, e-mail:

13


Phùng Diệu Linh

văn bản và nhầm lẫn trong thống kê số lượng tác phẩm thuộc Ngơn chí thi tập. Bùi Duy Tân phác
thảo lại tương đối mạch lạc diện mạo sáng tác của Phùng Khắc Khoan nói chung và Ngơn chí thi
tập nói riêng, đưa sáng tác thơ chữ Hán của Trạng Bùng về đúng 4 tập như sơ khai và Ngơn chí thi
tập được cơng bố với 5 quyển, hơn 200 bài thay vì 2 quyển hơn 100 bài ban đầu. Có thể nói, cho
tới nay, Bùi Duy Tân là nhà nghiên cứu có nhiều thành tựu nhất trong nghiên cứu sự nghiệp văn
học của Phùng Khắc Khoan. Tuy nhiên, do đặc điểm các cơng trình của Bùi Duy Tân đều mang
tính chất lược khảo, “khơng đặt vấn đề khảo cứu từng văn bản, chỉ lược khảo để có cái nhìn tương
đối về số lượng tác phẩm” [4] nên trên thực tế cơng tác chỉnh lí văn bản Ngơn chí thi tập gần như
vẫn cịn bỏ ngỏ.
Năm 2012, trong phụ lục cuốn sách dày 1000 trang kỉ niệm 500 năm ngày sinh Phùng
Khắc Khoan [5], các tác giả đưa ra bảng danh sách các kí hiệu thư tịch sao chép thơ văn
Phùng Khắc Khoan trong đó có Ngơn chí hiện đang lưu trữ tại thư viện Hán Nôm, bao gồm:
VHv.1951, VHv.1442, A.1364, A.555, A.431; VHv.2163 (Danh gia thi tập); A.132 (Tồn việt thi
lục); VHb.264.

Trong q trình nghiên cứu chúng tơi phát hiện thêm 1 bản Ngơn chí, hiện đang lưu trữ tại
thư viện Quốc gia Việt Nam mang kí hiệu R7.
Như vậy tính tới hiện tại, Ngơn chí thi tập tạm được ghi nhận tồn tại ở 9 bản, toàn bộ là chép
tay, ở cả biệt tập và vựng tập. Ngoài vài nét sơ lược về VHv.1442 và VHv.1951 do Trần Lê Sáng và
Bùi Duy Tân mô tả, các bản khác chưa được khảo sát, đánh giá chi tiết. Ngồi ra các bản hiện tồn
cũng khơng thống nhất về tên gọi, số lượng tác phẩm, cách thức sao chép, thời gian sao chép....
Bài viết này chúng tôi khảo tả 9 văn bản Ngơn chí thi tập kể trên, sơ bộ đánh giá đặc điểm,
giá trị văn bản đồng thời lựa chọn một thiện bản dùng cho công tác chỉnh lí văn hiến.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tình hình văn bản

2.1.1. Các bản lưu trữ tại kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm
a. Bản VHv.1951: Sách tương đối mới, đôi chỗ bị mờ nhưng chữ mất không đáng kể, khổ
22x15 cm; phần mục lục có 8 trang, mỗi trang 8 cột, mỗi cột chép tên 3 bài, mỗi tên bài cách nhau
1 khoảng trắng chừng 2 cm. Phần nội dung, mỗi trang chép 9 dòng, mỗi dòng 19 chữ. Trong sách,
nhan đề các bài thơ đều được chép tách ra thành một dòng riêng.
Văn bản viết tay chữ đẹp, kiểu chữ thống nhất trong toàn văn bản, ngờ rằng đây là bản “tả
dạng” để chuẩn bị cho cơng tác ấn lốt Ngơn chí thi tập. Văn bản khơng đề tên người chép, địa
điểm, thời gian sao chép. Sách khơng có bìa, trang đầu tiên là mục lục, bài đầu của mục lục là Thu
. Cuối phần mục lục ở trang 9 có dịng chữ Ngơn chí Phùng cơng thi tập mục
dạ hữu hồi
thứ chung
. Như vậy, tuy khơng cịn trang bìa nhưng có thể thấy VHv.1951
được người biên chép đặt là Ngơn chí Phùng cơng thi tập. Sách đóng thành 1 tập, gồm 66 tờ, chép
1 bài tựa và 5 quyển đầu Ngơn chí thi tập, gồm 256 bài, trong đó 231 bài của Phùng Khắc Khoan
còn lại 25 bài là chép thơ xướng hoạ, tiễn tặng, chúc tụng của bạn bè, người thân. Sách không

kiêng húy chữ thời.
So sánh số bài thơ thống kê tại mục lục với số tác phẩm thực chép trong sách thấy có độ
vênh lớn, cụ thể như sau:

14


Lược khảo văn bản Ngơn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

Bảng 1. Số lượng bài thơ giữa mục lục và thực chép trong VHv.1951
Mục lục
Thực chép
Quyển
QI
0
37
QII
68
103
QIII
39
40
QIV
14
14
QV
63
61
184
256

Tổng
Mục lục sách ghi thiếu hẳn quyển I và 35 bài của quyển II, (từ bài Nguyên nhật tư phụ thân
tới Thư đưòng bát cảnh, bích thuỷ nhiễu lan). Quyển III Mục lục chép thiếu bài Phụ vũ thanh lâm.
Ở quyển V, mục lục có ghi 2 bài cuối là Sinh niên tự thuật và Mộng trung thi nhưng trong phần nội
dung thiếu 2 bài này, Sinh niên tự thuật chỉ có tiêu đề. Đây tạm thời đang là văn bản chép đầy đủ
nhất Ngơn chí thi tập. Tồn văn bản khơng có hiện tượng kiêng húy chữ thời , như vậy VHv.1951
có thể được sao từ một bản có trước thời Tự Đức (1847 – 1883).
b) Bản A.555: Tên sách: Phùng Khoan thi tập. Sách khơng có mục lục và tựa, gồm một
quyển, 146 trang. Bìa cứng, láng nhựa cậy màu nâu sậm. Mép sách phía trên ghi Phùng Khoan thi
. Chữ viết đều đặn, sắc nét trên giấy dó khổ 30x20,5 cm, chất liệu còn mới (Trong Đề
tập
yếu ghi khổ giấy là 30x25 cm). Mỗi tờ viết 2 mặt, mỗi mặt chia làm 10 dòng, mỗi dòng 14 chữ,
chép các câu lẻ ở trên câu chẵn dưới (theo lối chép thơ lục bát), các câu cách nhau một khoảng 4
cm.
Trang đầu sách có dấu kiểm của thư viện các năm 1967, 1986, 1991. Sách viết tay chữ đẹp,
thống nhất, các chữ thời đều được kiêng huý thành thần , cuối câu đều có chấm câu bằng mực
son. Tuy nhiên lại chép sai và thiếu nhiều, dùng nhiều chữ giản thể, dị thể, nội dung không thống
nhất. Từ tờ 1a tới 16a chép QI, QII Ngơn chí thi tập gồm 80 bài; Từ tờ 16b chép thơ đi sứ của
Phùng Khắc Khoan, những trang cuối chép lẫn thơ của tác giả khác.
A.555 nhiều sai sót, dùng nhiều chữ dị thể, so với các bản khác độ khả tín khơng cao.
c). Bản A.1364: Tên sách: Ngơn chí thi tập
; sách dày 106 trang, khổ 31x20 cm;
có tựa, khơng có mục lục. Sách có dấu của Viện Viễn Đông bác cổ và dấu các năm 1974, 1991,
2002. . . Chữ viết rõ ràng, chân phương, thống nhất từ đầu tới cuối, do một người chép. Những chữ
sai đều được sửa ngay bên cạnh. Sách kiêng huý chữ thời thành thần . Như vậy bản này được
sao lại từ một bản có từ thời Tự Đức trở về sau.
Nội dung sách gồm 2 phần. Phần I: Chép QI, QII Ngơn chí thi tập gồm 138 bài (Từ Tự thuật
đến Đông hậu sinh xuân
); Phần II: Chép thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan.
d). Bản A.431: Tên sách: Phùng Thái phó trạng nguyên thi

. Sách gồm một
tập, dày 64 trang, khơng có mục lục và tựa, bìa cũ được thay bằng bìa xi măng vàng, chữ thảo,
viết trên giấy dó khổ 25x15cm. Chính giữa trang đầu sách ghi: Phùng Thái phó trạng nguyên thi
. Sách có dấu của Viện Viễn Đông bác cổ và dấu thư viện các năm 1967, 1974, 1980,
1991. Sách gồm 2 phần: Phần I (tờ 1a đến 18a): chép thơ Ngơn chí thi tập QI, QII; Phần II (từ tờ
18a): Chép thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan. Chữ viết trong sách không giống nhau ở các phần,
mỗi phần một kiểu chữ, thể hiện văn bản do nhiều người chép, chữ đều viết rất tháu, cẩu thả và rất
khó đọc, các chú thích, dẫn giải đều bị bỏ đi. Chúng tôi cho rằng đây là một bản ít có giá trị nên
tạm xếp vào nhóm có độ tin cậy thấp.
15


Phùng Diệu Linh

e). Bản VHv 1442: Tên sách: Ngơn chí thi tập
, được đóng thành 1 tập dày 140 trang
(do là bản photocopy nên chúng tôi dùng số Ảrập để đánh số trang), khổ sách 27x16 cm, có tựa,
khơng có mục lục, chữ thảo đẹp, thống nhất 1 kiểu từ đầu tới cuối. Trang đầu tiên có dịng chữ Mai
.
Quận công Phùng trạng nguyên trước
Sách gồm 2 phần: Phần I (từ trang 1 tới trang 106): Chép thơ Ngơn chí thi tập QI, QII (hết
trang 58), gồm 139 bài; Từ trang 59: Chép thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan. Trang 106 có dịng
chữ Ngơn chí thi tập hồn
, như vậy bản VHv.1442 xếp cả thơ đi sứ vào Ngôn chí thi tập.
Phần II: Từ trang 107: Ghi chép về các cuộc xướng hoạ, đối đáp của sứ thần Việt Nam và Trung
Quốc do hội Khai Trí Tiến Đức biên soạn. Sách không kiêng huý các chữ thời . Trang đầu sách
có dấu của thư viện Viện Khoa học Xã hội và dấu thư viện các năm 1981, 1974.
VHv.1442 có chất lượng tương đối tốt, người chép có ý thức, trách nhiệm, tuy nhiên số
lượng tác phẩm cũng thiếu nhiều (chỉ có QI và QII).
, gồm 150

f). VHb.264: Tên sách Phùng Xá xã Phùng Cơng ngơn chí thi
trang, khổ sách 21 x 13, có tựa, khơng có mục lục. Sách chép chữ xấu, tiêu đề các bài thường chép
lộn xộn, khơng theo quy cách nhất định, có lúc chép 1 tiêu đề, có lúc chép tiêu đề của 2 bài liền
nhau, có lúc lại khơng ghi tiêu đề mà chèn lên trên theo chiều ngang. Nội dung viết theo chiều dọc
trang giấy, một cột 2 câu, nửa trên chép các câu 1,3,5,7 nửa dưới tương ứng 2,4,6,8 (đối với bài bát
cú). Bài đầu tiên là Tự thuật bài cuối cùng là Đông hậu sinh xuân, tổng gồm 135 bài.
g). "Ngôn chí thi tập" chép trong "Tồn Việt thi lục" A.132
Tồn Việt thi lục là bộ thi tuyển đồ sộ của Việt Nam do học giả Lê Quý Đôn biên soạn. Hiện
nay cịn 13 văn bản [6]. Trong sơ 13 bản này thì duy nhất bản mang kí hiệu A.132 chép thơ Phùng
Khắc Khoan (tập 4, kí hiệu 132/4). Khổ sách 30x20, trang 9 dòng, dòng khoảng 20 chữ. Các tờ từ
1a đến 46a: Chép 178 bài trong đó có 2 quyển đầu Ngơn chí thi tập từ Tự thuật đến Sinh niên tự
thuật tổng 80 bài. Từ bài 81 chép thơ đi sứ (thuộc Mai Lĩnh sứ hoa thi tập). Từ 46b-54b: Chép thơ
Lương Hữu Khánh. Từ tờ 55a đến tờ 84b: chép 100 bài của Phùng Khắc Khoan không giới thiệu
thuộc tập nào.
Bản này tuy không phân định rõ từng tập thơ của Phùng Khắc Khoan mà chỉ ghi “cận thể
thi” nhưng trong tiểu dẫn về Phùng Khắc Khoan, Lê Q Đơn chép: trước tác có Sứ Hoa, Ngơn
chí, Huấn đồng, Độc Thi đa thức tập lưu truyền ở đời, như vậy tiêu đề của tập thơ trong bản này là
Ngơn chí thi tập.
h) "Danh gia thi tập truyện", kí hiệu VHv.2163
Sách gồm một bản viết tay, dày114 trang, khổ 26x14, có chữ Nơm, chép thơ thù vịnh cảm
tác, thơ thù vịnh Đường thi, truyện các danh gia. Sách chép Mai Lĩnh hầu thành mẫu chí truyện
ghi lại truyền thuyết về mẹ đẻ Phùng Khắc Khoan. Mai Lĩnh hầu thành mẫu chí truyện phụ chép
90 bài thơ thuộc Ngơn chí thi tập (trong đó 88 bài của Phùng Khắc Khoan, 2 bài họa của bạn hữu).
(tháng giêng, năm Giáp Dần, triều Tự Đức-1854) tuy nhiên
Trang cuối sách có ghi:
sách lại không kiêng húy chữ thời (niên hiệu Tự Đức bắt đầu từ năm 1848). Nhiều khả năng
VHv.2163 được chép lại từ bản sao của bản chép năm Giáp Dần.

2.1.2. Bản sao tại Thư viện Quốc gia - R7
Trong quá trình khảo sát chúng tơi phát hiện thêm một bản Ngơn chí thi tập mang kí hiệu

R.7 tại Thư viện Quốc gia, bản này chưa từng được nhắc tới trong các nghiên cứu trước đây về văn
bản Ngơn chí. Đây là một bản chép tốt, chữ thống nhất, có tên người biên chép. Tuy nhiên đáng
tiếc là bản này cũng chỉ chép 138 bài thuộc 2 quyển I, II của Ngơn chí thi tập.
16


Lược khảo văn bản Ngơn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

Sách gồm một quyển đóng bìa đen, láng dầu cậy, mép dưới bên phải sách bị sờn nhưng chỉ
mất rất ít chữ. Văn bản chép tay, chữ viết đẹp, cẩn thận bằng mực đen trên giấy dó khổ 24,5x12cm,
cuối các câu đều chấm bằng mực đen. Số trang được đánh ở góc trái phía trên sách. Tên các bài thơ
đều có kí hiệu khun trịn bằng mực đen. Mép trên, dưới sách ghi Danh gia tứ chi nhất (danh gia
Danh gia thi luật Đỗ Phụng Đạt cẩn phụng
thi quyển 1/4). Trang 1 ghi :
sao, tứ chi nhất (thơ luật của các danh gia, Đỗ Phụng Đạt kính cẩn sao chép, quyển 1 trên 4). Đây
là cuốn hiếm hoi còn lưu lại tên người sao chép. Căn cứ vào ghi chú này chúng ta cũng biết thêm
đây là 1 trong số 4 quyển chép thơ của các danh gia, tuy nhiên riêng kí hiệu R7 lại chỉ chép thơ
Phùng Khắc Khoan. Sách khơng có mục lục, gồm 74 tờ, mỗi tờ viết 2 mặt, mỗi mặt 8 dịng, mỗi
dịng có từ 18 tới 21 chữ. Từ tờ 1a đến 3b chép bài tựa Ngơn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan.
Sách chép QI, QII Ngơn chí thi tập từ bài Tự thuật đến Đông hậu sinh xuân (tổng cộng 140 bài
chép từ tờ 4a đến 39b. Phần sau chép thơ đi sứ bắt đầu từ Bắc sứ đăng trình tự thuật thi (Tờ 40a
đến 73a). Tờ cuối (74a,b) chép 3 bài thơ của một tú tài tên Nguyễn Quang Sinh. Sách kiêng huý
chữ thời thành thần , so với những bản trên, đây là bản chép tương đối cẩn thận và đầy đủ,
nhiều giá trị tham khảo.

2.2.

Đánh giá tình hình
Từ kết quả lược khảo trên chúng tôi rút ra một vài thơng số chính:
Bảng 2. Tổng hợp đặc điểm chính của các văn bản "Ngơn chí thi tập"


STT
1
2
3
4
5
6
7

Kí hiệu Mục lục
VHv-1951
+
A.555
0
A.1364
0
A.431
0
VHv.1442
0
A.132
0
R7
0

Tựa
+
0
0

0
+
0
+

Húy
0
+
+
+
0
0
+

Số quyển
5
2
2
2
2
2
2

Số bài
256
102
138
70
138
81

138

8

VHb.264

0

+

+

2

135

9

VHv.2163

0

0

0

2

90


(kí hiệu:+: có; 0: khơng)
Tên gọi tập thơ trong các văn bản
Ngơn chí Phùng cơng thi tập
Phùng Khoan thi tập
Ngơn chí thi tập
Phùng Thái phó trạng ngun thi
Ngơn chí thi tập
Ngơn chí thi tập
Ngơn chí thi tập
Phùng Xá xã Phùng cơng Ngơn chí
thi tập
Ngơn chí thi tập

Căn cứ vào bảng tổng hợp trên, chúng tôi biện giải về một số phương diện văn bản học của
Ngơn chí thi tập.
17


Phùng Diệu Linh

2.2.1. Tên gọi văn bản
Các văn bản lược khảo phía trên có tên gọi khơng thống nhất: Ngơn chí thi tập; Ngơn chí
Phùng cơng thi tập; Phùng Khoan thi tập, Phùng Thái phó trạng nguyên thi, Phùng Xá xã Phùng
cơng ngơn chí thi tập. Chúng ta đều biết Phùng Khắc Khoan không hề đỗ trạng nguyên, cũng
không thấy có tài liệu nào ghi ơng làm tới chức Thái phó. “Đại Việt sử kí tục biên quyển XVII, tờ
72a chép: Ngày 27, lấy Công bộ tả thị lang Phùng Khắc Khoan làm Lại bộ tả thị lang, phong Mai
Lĩnh hầu” [7]. Bởi vậy việc tôn xưng Phùng Khắc Khoan là Phùng Thái phó trạng nguyên e rằng là
của những người biên chép không chuyên, chỉ do mến mộ mà phong danh cho ông theo dân gian.
Mặt khác, Phùng Khắc Khoan trong bài tựa đã đặt tên tập thơ là Ngơn chí thi tập: Xem thơ của
cổ nhân, trộm muốn vụng dại bắt chước nhân thế mới đem thơ của mình tập hợp biên soạn lại đặt

tên là Ngơn chí thi tập, (nguyên văn:
(kiến chi cổ nhân tập lục thiết thưởng hiệu tần nhân kinh bình chi sở thủ bút thi giả tập biên chí,
danh viết Ngơn chí thi tập) vì thế Ngơn chí thi tập là tên gọi chính thức của văn bản.

2.2.2. Dung lượng, số quyển, số bài
Tiểu dẫn về Phùng Khắc Khoan trong Toàn Việt thi khẳng định: Phùng tiên sinh để lại 4 tập
thơ gồm: Sứ Hoa, Ngơn chí, Đa thức tập, Huấn đồng thi tập nên chúng tơi cho rằng Ngơn chí và Sứ
Hoa là 2 tập thơ độc lập, không phải là hai phần của cùng một sách Ngơn chí thi tập. Theo tiêu chí
này, chỉ có VHv.1951 là chép riêng Ngơn chí cịn lại đều chép cùng với Mai Lĩnh sứ Hoa thi tập.
Theo tiêu chí biên soạn được chính Phùng Khắc Khoan nói đến ở bài tựa thì Ngơn chí thi
tập cứ 10 năm được đóng thành 1 quyển, bắt đầu từ năm 16 tuổi. Tác giả Bùi Duy Tân cho rằng:
Phùng Khắc Khoan thọ 85 tuổi như vậy Ngơn chí thi tập phải có 7 quyển [8]. Theo chúng tơi, nếu
chỉ dựa vào tuổi thọ của ông để khẳng định số quyển trong Ngơn chí thi tập e rằng chưa được xác
đáng, cần phải có thêm bằng chứng thuyết phục khác. Chúng tơi vẫn xác định cho văn bản chép
Ngơn chí thi tập đầy đủ nhất là VHv.1951 gồm 5 quyển, còn lại các văn bản khác đều chỉ chép 2
quyển đầu. Các bản cịn lại chia làm hai nhóm: Nhóm 1: Chép đầy đủ và thống nhất số lượng bài ở
2 quyển đầu: bản VHv.1951, VHv.1442, A.1364, R7; Nhóm 2: lược tuyển: A.132; VHv.2163 chép
thiếu: A.555; A.431; VHb.264.
Văn bản A.555 xuất hiện bài Bạng mà tất cả các bản khác khơng có. Theo Mai Lĩnh hầu
thành mẫu chí truyện, bài này được Phùng Khắc Khoan sáng tác trên đường vào Thanh Hố trong
một vụ kiện cáo với ơng đồ già địa phương. Nếu đúng như vậy thì khoảng thời gian ông sáng tác
bài Bạng nằm trong thời gian Ngôn chí thi tập ra đời, nội dung bài Bạng cũng rất phù hợp với tiêu
chí sáng tác của Ngơn chí.

2.2.3. Thời gian sao chép, người sao chép
- Xét về thời gian sao chép phản ánh qua văn bản có thể chia làm hai nhóm:
+ Loại khơng kiêng h chữ thời : Bản VHv.1951; VHv.1442; A.132; VHv.2163 có thể
được sao từ một bản có trước thời Tự Đức.
+ Loại tị huý thời thành thần gồm: A.555, A.1364, A.431, VHb.264, R7 là các bản sao
từ những bản có niên đại sớm nhất là thời Tự Đức.

Tuy nhiên việc xác định thời điểm sao chép các văn bản vẫn chưa thể khẳng định được bởi
cịn q ít dữ liệu. Về người sao chép, bản VHv.1442 do hội Khai Trí Tiến Đức tổ chức sao chép,
không ghi cá nhân chấp bút; bản R7 ghi người sao chép tuy nhiên cũng chỉ ghi tên mà không có
chú giải gì thêm.
18


Lược khảo văn bản Ngơn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan

3.

Kết luận

Từ những thông tin trên chúng ta thấy VHv.1951 giữ được đầy đủ nhất số quyển, số bài
trong thi tập, bảo lưu được cách chép tương đối cổ (tị húy); nội dung văn bản đầy đủ: có mục lục,
tựa, chú giải; ngồi ra cịn ghi lại khá phong phú những bài thơ của bạn bè thân hữu của Phùng
Khắc Khoan. Có thể coi VHv.1951 là thiện bản của Ngơn chí thi tập cũng là bản nền dùng trong
cơng tác hiệu khám văn bản. Đối với 2 quyển đầu của Ngơn chí R7, VHv1442, A.1364 là những
bản đầy đủ tựa, chú giải, cách sao chép có sự thống nhất cao, biên soạn cẩn trọng. . . Có thể dùng
những bản này làm đối bản trong hiệu khám, chỉnh lí văn bản 2 quyển đầu Ngơn chí thi tập. Những
bản còn lại là bản tham khảo. Ba quyển III, IV, V của Ngơn chí hiện tại tạm xem là độc bản bởi
chỉ tồn tại trong VHv.1951.
Trở lên là những nét khái qt sơ bộ về tình hình văn bản Ngơn chí thi tập cũng là những chỉ
dẫn cần thiết trong cơng tác nghiên cứu, giám định, chỉnh lí thư tịch cổ đại nói chung và nghiên
cứu Ngơn chí thi tập nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
). Xem
[1] Tồn Việt thi lục, quyển 20, A132/4. (Nguyên văn:
1a.
[2] Trần Lê Sáng, 1985. Phùng Khắc Khoan cuộc đời và thơ văn. Nxb Hà Nội, tr 167.

[3] Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu. Nxb Khoa học xã hội, 1993. Tập 2, tr.592-593.
[4] Bùi Duy Tân, 2000. Thơ văn trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr 450.
[5] Nhiều tác giả, 2012. Phùng Khắc Khoan hợp tuyển thơ văn. Nxb Hội nhà văn. Xem Thư mục
khảo luận cuối sách.
[6] Hà Minh, 2013. Tổng quan tình hình và giá trị văn bản Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn Nghiên cứu thi tuyển chữ Hán Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm, tr 173.
[7] Đại Việt sử kí tồn thư, Bản kỉ tục biên quyển XVII- Kỉ nhà Lê. (Nguyên văn:
). Xem tờ 72a.
[8] Bùi Duy Tân, 2001. Lược khảo văn bản tác phẩm Hán Nôm của Phùng Khắc Khoan
(1528-1613). Tạp chí Hán Nơm, số 3 (48).
ABSTRACT
A survey of the manuscripts of Phung Khac Khoan’s Ngon chi thi tap
Ngon chi thi tap is an important poem anthology of Phung Khac Khoan, one of the greatest
Vietnamese authors in the 16th and 17th Centuries. However, as with most Sino-Nom manuscripts
in Viet Nam, the Ngon chi thi tap has many variants. Due to the great variability between the nine
known hand-written manuscrips, readers find it difficult for readers to grasp the author’s meaning
and it makes it impossible to preserve Trang Bung’s writtings for future generations. This article
is an initial study of the Ngon chi thi tap manuscrips. The author will at a later date provide
essential data and evaluate and choose what he feels is the best Ngon chi thi tap variant and use
that to,evaluate, correct and edit ancient bibliographies.

19



×