Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.68 KB, 67 trang )

Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Nam ta có một người vốn chưa từng đỗ Trạng nguyên mà tài năng khí
phách lại lừng danh hiển hách ở đời, từng được phong là “lưỡng quốc trạng
nguyên”, được người đời xếp vào hạng “nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông),
được triều đình nhà Lê phong là “trung nghĩa nội luỹ, Kiệt tiết tuyên lực công thần,
Kim tử vinh lộc đại phu” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả -
tác phẩm, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, tr.34), dân xứ Đoài thì yêu mến, trân
trọng, ngợi ca gọi ông là “Thần Nông” (Bùi Duy Tân, sđd). Người đó không ai
khác chính là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Con người ấy vừa lão thực, giản dị
mà trung hiếu, nhân hậu vô ngần. Cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước, tận
tâm tận lực vì sự nghiệp Trung hưng, dốc lòng phò tá giúp vua mà không màng
danh lợi. Và ở đâu Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện với tầm vóc, phẩm chất của
một nhà quân sự tài năng, đa mưu túc kế, của một danh nhân, thi sĩ, nhân cách lớn
ở đời.
Bên cạnh sự nghiệp kinh bang tế thế, giao bang hữu nghị của ông đủ khiến
cho người đời tôn kính, ngưỡng mộ, thì trong sự nghiệp văn bút, một lần nữa
Phùng Khắc Khoan lại chứng tỏ hơn tài năng hơn người của mình. Ông làm thơ để
nói lên tấm lòn yêu nước, thương đời, đồng thời cùng là để bộc lộ ý chí, hoài bão,
khát vọng, khí phách của bậc đại trượng phu thời loạn. Bao nhiêu thế hệ nhân dân
yêu mến thơ ông, bao nhiêu người dành thời gian nghiên cứu các sáng tác của
ông. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hiểu lầm, thiếu sót, lầm lẫn.
Phần vì có nhiều sách nói về ông, phần thì lại có nhiều giai thoại đáng ngờ. Theo
như nghiên cứu của các học giả, cùng với văn bản Hán nôm hiện còn trên các thư
viện thì thấy thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan chắc chắn còn 4 tập lớn: Ngôn
chí thi tập, Huấn đồng thi tập, Mai Lĩnh sứ hoa thi tập, Đa thức tập. Ngoài ra
1
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
còn có rất nhiều những tác phẩm khác từ văn bia, văn tựa, lục bát, hay văn tế, diễn
ca đến các sách sấm truyền bói toán còn ở dạng nghi truyền không biết có phải của


ông hay không. Và trong di cảo Hán văn đồ sộ, khả kính ấy thì Ngôn chí thi tập
được coi lả tập thơ giá trị nhất, chiếm nhiều thời gian tâm huyết nhất của Trạng
Bùng, đồng thời cũng là tập thơ bộc lộ mãnh liệt nhất khát của bậc đại trượng phu
bấy giờ.
Ngôn chí thi tập được coi là tập thơ chính trong sự nghiệp thơ văn của
Trạng Bùng, cứ theo từng năm tác giả lại chép ra để nói lên cái chí học tập tiến bộ
như thế nào. Nó không những có giá trị to lớn về nội dung, ý nghĩa, mà còn có sự
đóng góp đáng kể về thể loại, đề tài trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam.
Với tài năng nhân phẩm, con người ấy đã tạo dựng nên một sự nghiệp hiển vinh,
kinh bang tế thế, an nguy trị loạn ở đời, lại thành thực vô cùng trong từng vần thơ
bộc lộ nỗi niềm, chí hướng nam nhi. Những vần thơ trong Ngôn chí thi tập vừa
giản dị, mộc mạc mà gần gũi, chất chứa ý chí khát vọng cao đẹp. Nghiên cứu về
thơ ông cũng chính là hành động, trân trọng, tưởng nhớ đến con người có công lao
to lớn không chỉ với thôn xóm kẻ Bùng mà còn đối với cả dân tộc. Tìm hiểu về
Ngôn chí thi tập trên phương diện thể loại, từ ngữ, đề tài... sẽ góp phần nào hiểu
hơn về quan niệm, tư tưởng, nhân cách của con người vốn được coi là có cuộc đời
ngoại hạng này.
Vì những lý do như trên, tôi đã lựa chọn vấn đề “Khảo sát ngôn ngữ thơ
Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập” làm đề tài khóa luận
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Tài năng, khí phách lại giản dị lại dị lão thực, cho nên Phùng Khắc Khoan
được xếp vào hàng nhân tài danh cao vọng trọng. Ông được coi là một trong năm
tác giả hàng đầu về thơ đi sứ thời Lê trung hưng. Riêng trên lĩnh vực văn chương,
2
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
người đời nhắc tới ông với thái độ kính nể, tự hào, các học giả đặt bút ghi bia
trước sự nghiệp trước tác cùa ông, học sĩ nước ngoài thì nghiêng đầu nể phục. Chỉ
thế thôi cũng đủ hiểu thơ văn ông khả kính đến nhường nào. Từ thời phong kiến
đã có rất nhiều sách, nhiều người viết về ông. Ngay đến cả hoàng đế Thần Tông

Vạn Lịch đến vua Tự Đức, từ học sĩ Thiếu Bảo Trương Vị đến sứ Triều Tiên Chi
Phong Quang Túy, rồi đến cả Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, thần Siêu thánh Quát
và bao nhiêu nhân sĩ thôn xóm kẻ Bùng đều dành những mĩ từ tặng riêng cho ông.
Thế nhưng từ khi Trạng qua đời thì thơ văn ông lại ít người khảo cứu, hoặc chăng
có nghiên cứu sưu tầm thì lại lầm lẫn, thiếu sót nhiều. Riêng tập thơ Ngôn chí thôi
cũng có rất nhiều điều đáng chú ý bàn luận. Theo lời đề tựa trong Ngôn chí thi tập
do chính Phùng Khắc Khoan viết đến nay còn giữ lại được thì các bài thơ “cứ theo
từng năm mà chép ra kể từ năm 16 tuổi trở lên, để ghi lại cái thời chí để vào việc
học. Cứ 10 năm thì đóng thành một quyển để xem trình tự của việc học tiến tới như
thế nào” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan – tác giả - tác phẩm….,
T60) Nghiên cứu về Ngôn chí thi tập thực tế có nhiều nhầm lẫn, thiếu sót lớn.
Ngay cả đến bộ Di sản Hán nôm Việt Nam Thư mục đề yếu tập 2, trang 592- 593,
kí hiệu sách bị in lầm thành VHv 1951 (vốn là kí hiệu của hợp văn cổ tuyển). Điều
này dẫn tới một số sai sót của nhiều học giả khi sắp xếp, tuyển chọn các bài thơ
trong Ngôn chí thi tập. Di cảo thơ văn Phùng Khắc Khoan qua khảo cứu của một
số học giả lớn như Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn, Trần Lê Sáng, Trần Quốc Vượng...
phần nào tương đối minh bạch. Riêng giáo sư Bùi Duy Tân đã cùng đồng nghiệp
của mình bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết, về tận làng Bùng tìm
hiểu những câu chuyện có liên quan đến Trạng, qua từng thư viện để nghiên cứu,
sắp xếp lại toàn bộ thơ văn Phùng Khắc Khoan. Nếu như làm thơ Ngôn chí thi tập
thì lẽ ra bộ này phải có tới 7 tập, và theo giáo sư Bùi Duy Tân thì đến nay chỉ còn
5 tập mà thôi. 5 tập thơ còn lại số lượng không đều nhau, nếu cộng các bài thơ có
tính chất ngôn chí ở các tuyển tập khác thì tổng số thơ ngôn chí của Phùng Khắc
3
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
Khoan còn lại 240 bài. Riêng các bài thơ được tác giả chính thức đặt vào trong tập
Ngôn chí thi tập đến nay còn có nhiều tranh luận.
Có rất nhiều sách viết về Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan nói riêng
và thơ văn của ông nói chung. Ví dụ như sách Ông trạng của Trần Lê Văn, Phùng
Khắc Khoan – cuộc đòi và thơ văn của Trần Lê Sáng, nxb HN, 1985, Kiến văn

tiểu lục của Lê Quý Đôn... Giáo sư Bùi Duy Tân sau hơn 10 năm nghiên cứu đã
cùng các đồng nghiệp của mình cho ra đời cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan-
tác gia- tác phẩm, Sở Văn hoá thông tin Hà Tây, năm 2005. Dù chỉ là tuyển tập
các bài thơ nhưng đây được coi là tài liệu đáng tin cậy nhất bởi giáo sư đã bỏ ra rất
nhiều thời gian, tâm huyết cùng với trình độ nghiên cứu chuyên môn cao, kinh
nghiệm khảo cứu văn bản tỉ mỉ, khúc chiêt rõ ràng. Cuốn sách này được dùng
chính thức trong các trường đại học ngành ngữ văn. Chính vì thế mà ở đề tài khóa
luận này, tôi đã lấy các bài thơ trong Ngôn chí thi tập mà giáo sư Bùi Duy Tân đã
tuyển chọn, sắp xếp làm cơ sở khảo cứu.
Nhìn một cách tổng quát về tình hình nghiên cứu thơ văn Phùng Khắc
Khoan, thấy hầu hết các tác giả tiếp cận thơ Trạng trên phương diện nội dung, ý
nghĩa hay gia phả, thần tích, sự tích cuộc đời làm quan, đi sứ của cụ. Còn rất nhiều
ý kiến về tập thơ Ngôn chí thi tập về cả số lượng lẫn niên đại bài thơ. Chính vì thế
trong đề tài khóa luận này, tôi chỉ bước đầu khảo sát một cách khái quát ngôn ngữ
Ngôn chí thi tập qua 88 bài thơ mà giáo sư Bùi Duy Tân đã tuyển chọn, sắp xếp kĩ
càng lớp lang trong cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan- tác giả- tác phẩm, hi
vọng mang đến cho người đọc ít nhiều thông tin về quan niệm tư tưởng cũng như
ngôn từ mà ông Trạng của chúng ta đã sử dụng cho “đứa con tinh thần” của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu về ngôn ngữ 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Trạng Bùng
theo từng đơn vị, cấp độ vần, luật, hay những điển cố điển tích.. nhằm đưa lên một
4
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
vài khái quát về đặc điểm thơ ông, hiểu rõ hơn về vần thơ ngôn chí đầy tâm huyết
ấy. Khóa luận không đi vào tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp hay cách dùng từ mà chỉ đi
vào tìm hiểu khái quát một vài thông tin chỉ số của tần số chữ Hán, sự tập trung
các thể tài, thống kê điển tích, sự tập trung các cấp độ ngôn ngữ trong 88 bài thơ.
Từ đó phần nào nêu lên được giá trị phong cách ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan
nói chung và Ngôn chí thi tập nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Để tìm hiểu đặc trưng phong cách tập thơ Ngôn chí thi tập của Trạng Bùng
dưới góc nhìn từ phương diện ngôn ngữ là vấn đề rộng và thực sự nan giải. Bởi vì
bản thân Ngôn chí thi tập đến nay đã không còn toàn vẹn, bị mất mát khá nhiều,
thậm chí không ít những dị bản khác nhau. Như ở trên đã nói “ngôn chí thi tập”
đến nay chỉ còn 5 tập. Số lượng 5 tập cũng không đều nhau thậm chí còn xen vào
đó rất nhiều các bài thơ của bạn bè, quan hữu xướng tặng cho ông. Nếu cộng tất cả
những bài thơ ngôn chí ở các tuyển tập khác thì thơ ngôn chí còn lại khoảng 240
bài. Quả là số lượng không ít chút nào khi đó mới chỉ là số thơ người đời còn lưu
lại. Như thế cũng đủ để hiểu sự nghiệp văn chương của ông khả kính đến thế nào
và việc tìm hiểu một cách trọn vẹn đặc trưng ngôn ngữ, phong cách tập “ngôn chí
thi tập” là điều không dễ dàng. Do thời gian làm khóa luận không nhiều, điều kiện
khỏa sát thực tế không có, thêm vào đó chuyên môn khảo sát văn bản Hán Nôm
còn quá non kém, cho nên trong đề tài khóa luận của mình, tôi chỉ giới hạn trọng
tâm đi vào khảo sát 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan mà
GS. Bùi Duy Tân tuyển tập (sđd). Có thể coi 88 bài thơ này là đặc trưng tiêu biểu
cho tiếng nói chân thành, trung hậu của một đại sĩ phu có tâm huyết, hoài bão lớn
ở đời, có niềm vui ưu ái, tấm lòng yêu nước thương đời, muốn dốc hết tài năng để
giúp vua “biến loạn thành trị, biến nguy thành an, lo nước thương đời, nhân hậu
thân dân” (Bùi Duy Tân, sđd)
5
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng thao tác phương pháp phân tích, thống kê, quy
nạp và so sánh định lượng đối với các dữ liệu. Các thao tác trên cùng với các dữ
liệu đều được nhập vào bảng tính trên phần mềm Microsft Word nhằm đem lại
hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn, để bước đầu có nhận định đúng đắn hơn về
phong cách thơ ngôn chí của Phùng Khắc Khoan.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
phần nội dung sẽ bao gồm hai chương như sau:

Chương 1: Ngôn ngữ 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc
Khoan dưới góc nhìn định lượng. Trong chương 1 chủ yếu đi vào khái quát 88
bài thơ của Trạng Bùng trên phương diện thống kê về thể loại, đề tài, vốn từ ngữ
cùng với một vài nhận xét trong cách biểu đạt ngôn từ và hệ thống các điển cố,
điển tích… nhằm đưa ra kết luận ban đầu về phong cách thơ “ngôn chí” của ông.
Chương 2: Giá trị thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong tiến trình
thơ chữ Hán trung đại Việt Nam nhằm làm nổi bật lên được giá trị về nội dung
cũng như những đóng góp về thể tài trong “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ chữ
Hán của ông nói chung. Bên cạnh đó đưa ra những nhận xét đánh giá của các học
giả đương đại cũng như của giới nghiên cứu về thơ chữ Hán Trạng Bùng để có cái
nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về con người từng được hậu thế tôn làm “Thần
nông” này.
Cuối khoá luận còn có Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có bảng
thống kê cụ thể hơn trong khảo sát ngôn ngữ 88 bài thơ này.
PHẦN NỘI DUNG
6
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
CHƯƠNG 1
NGÔN NGỮ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG
KHẮC KHOAN - DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊNH LƯỢNG
Văn học vốn được bắt nguồn từ cuộc sống của con người, được sinh ra bởi
con người và cũng vì con người mà tồn tại. Văn học cũng chính là tác phẩm của
nghệ thuật ngôn từ hay nói cách khác ngôn từ là chất liệu để sáng tác văn học. Và
nếu như “ngôn từ là lời nói được sử dụng với tất cả phẩm chất thẩm mĩ, khả năng
nghệ thuật của nó thì ngôn ngữ lòa tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết
hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ...)” (Lí
luận văn học, Nxb GD, T183). Một tác phẩm văn học nào dù ngắn hay dài, dù ử
thời đại nào của lịch sử xã hội cũng đều có những giá trị nhất định. Nó có thể đóng
góp về giá trị nội dung, hay tư tưởng hoặc là vốn từ cũng như một số cách dùng từ
đặc biệt khác. Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan cũng không nằm ngoài

điều đó. Nghiên cứu ngôn ngữ qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập sẽ là nghiên
cứu về vốn từ và tổ chức của vốn từ ấy ở các cấp độ khác như thể loại, đề tài, vần,
luật...Việc nghiên cứu đó sẽ được bắt đầu bằng việc khái quát các thể loại qua 88
bài thơ ngôn chí thấm đẫm tâm hồn nhạy cảm, ý chí, khát vọng hoài bão lớn của
một nhà nho trung hiếu mẫu mực này.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI QUA 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN
CHÍ THI TẬP
Hầu hết các nhà thơ xưa đều lấy thơ Đường làm chuẩn mực trong các sáng
tác của mình. Sự phong phú về thể loại cộng với niêm luật chặt chẽ, chuẩn xác,
tinh tế khiến cho thơ Đường có ảnh hưởng không nhỏ tới thi ca phương Đông. Sự
7
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
chuẩn xác niêm, luật, vần... được đặt ra không chỉ là nguyên tắc mà còn là thước
đo cho sự tài năng văn chương của người làm thơ. Trung Quốc có hai thể thơ nổi
tiếng là Cổ thể và Kim thể. Hai thể thơ này hầu hết được các nhà thơ xưa nước ta
sử dụng nhiều. Có thể là do ảnh hưởng của thi cử quan trường bấy giờ. Trạng
Bùng của chúng ta làm thơ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc học hành thi
cử để làm quan giúp nước cứu đời cùng với những am hiểu về Thi, Thư, Lễ,
Nhạc… chính là tiền đề giúp cho ông viết nên những vần thơ ngôn chí của mình.
Khái quát về niêm luật cùng với hệ thống vần thơ để tìm hiểu xem ông đã sử dụng
thể tài nào là chủ yếu trong số 88 bài thơ sẽ góp phần nào cung cấp thông tin về sự
ổn định của tính khuôn mẫu cũng như ảnh hưởng thơ Đường trong thơ ông.
1.1.1 THỂ LOẠI 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP
Trung Quốc có hai thể thơ lớn, đó là thơ Cổ thể và thơ Kim thể. Thơ Cổ thể
hay còn gọi là Cổ thi, Cổ phong là thể thơ tương đối tự do, gồm những câu năm
chữ hay bảy chữ (ngũ ngôn cổ phong, thất ngôn cổ phong), và tạp ngôn ( nghĩa là
không hạn chế về số câu, số chữ). Thơ Cổ phong xuất hiện vào thời Đông Hán,
trước thời Đường và chính trong Kinh thi hầu hết được sử dụng thể tài này bởi ưu
điểm ngắn gọn, súc tích của nó. Kim thể hay còn gọi là Cận thể thì thường được
sử dụng nhiều hơn trong các trước tác của các học giả lớn, không chỉ có ở Trung

Quốc (như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu...) mà còn ở Việt Nam ( Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du..). Nó có ảnh hưởng lớn hơn, sâu rộng hơn so với Cổ thể. Kim thể dựa
vào số câu trong bài mà chia ra luật thi, tuyệt cú, và tiểu luật (hay tam vận luật
thi). Trong tiểu luật lại dựa vào số chữ trong câu mà chia ra ngũ ngôn và thất
ngôn.
Xét về tiêu chí chặt chẽ, niêm luật đối xứng thì thể tài Kim thể có phần chặt
chẽ, logic và ổn định hơn. Nó có nguyên tắc nhất định buộc người làm thơ phải
tuân theo. Phùng Khắc Khoan trước hết là một danh nho và thơ ông cũng nằm
8
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
trong quy luật các thể thơ này. Xét 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” thì các bài
thơ đó được phân bố như sau:
Thể loại Số lượng
Cổ thể
Ngũ cổ 0
Thất cổ 0
Tạp ngôn 2
Kim thể
Tuyệt cú
Ngũ ngôn tứ
tuyệt
0
Thất ngôn tứ
tuyệt
9

Luật thi
Ngũ ngôn bát cú 1
Thất ngôn bát cú 75
Tiểu luật 0

Bảng 1: Sự phân bố thể loại trong 88 bài thơ
Nhìn vào bảng thống kê cũng đủ thấy Phùng Khắc Khoan sử dụng thể tài
kim thể nhiều hơn so với cổ thể. Giáo sư Bùi Duy Tân trong bảng thống kê khối
lượng tác phẩm Hán nôm của Phùng Khắc Khoan (T66, sđd) cũng nói rõ trong
240 bài trong Ngôn chí thi tập sử dụng hầu hết đề tài luật thơ Đường, vài bài từ và
chỉ có vài bài cổ thể. Trong số 88 bài thơ giáo sư tuyển chọn ra sách phần lớn
Trạng Bùng sử dụng Luật thi trong đó thất ngôn bát cú chiếm tỉ lệ lớn. Tuy nhiên
Phùng Khắc Khoan lại rất sáng tạo trong các tác phẩm của mình. Một mặt ông
tuân theo Luật thi, một mặt có vài bài tự thêm phần đề dẫn. Ví dụ như bài Đề
hoằng đạo thư đường làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng có thêm phần đề dẫn
khá dài. Sự phá cách về thể thơ cúng được ông sử dụng ngay trong tập thơ Ngôn
chí nhưng vẫn không làm giảm đi ý nghĩa câu chữ ngôn từ. Trong bài Nguyên đán
thọ phụ thân cũng có phần đề dẫn, làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng ở câu thơ
thứ sáu lại chia làm 2 vế, mỗi vế một dòng nhằm nhấn mạnh lời chúc thọ người
cha đáng kính. Và trong số 88 bài thơ đó có bài Hý đề Tráp sơn thạch động được
9
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
làm theo thể Lục ngôn luật. Đây là một bài thơ Lục ngôn luật hoàn chỉnh. Thể này
rất ít gặp trong văn học trung đại Việt Nam, mới chỉ thấy có vài ba bài ở thời Trần
mà thôi. Hay như bài Nhàn trung ngẫu hứng (kỳ tứ) mặc dù làm theo thể Thất
ngôn tứ tuyệt, ở câu đầu tiên lại chỉ có sáu chữ được ngắt bằng dấu phẩy. Mới chỉ
xem xét thể tài thơ “ngôn chí thi tập” qua một số ít tuyển chọn thôi đã đủ thấy sự
phong phú trong cách làm thơ của Phùng Khắc Khoan. Ông không chỉ nắm rõ luật
thi mà còn rất sáng tạo trong vần thơ của mình. Phải chăng là do sự ảnh hưởng
trong những tháng năm theo đuổi học hành theo Trạng Trình và lúc ra làm quan
hay đi sứ đã làm nên sự phong phú trong thơ ông. Đó còn là cái tài của con người
“hào kiệt đĩnh đạc vào bậc tướng văn tướng võ” ấy. (Đỗ Uông)
1.1.2 LUẬT THƠ QUA 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP
Sự chặt chẽ của niêm luật thơ Đường cũng chính là một trong những thành
tựu rực rỡ của thi ca Trung Hoa. Từ luật trắc bằng tới đối ngẫu vần luật, từ Cổ thể

cho tới Kim thể đều có những đặc trưng riêng về thể loại, luật thi của mình. Là
một nhà Nho chính thống nên các sáng tác của Phùng Khắc Khoan đều đậm chất
nho gia, thi sĩ. Điều đó thể hiện qua sự tuân thủ chặt chẽ luật thơ Đường. 88 bài
thơ hầu hết theo thể tài kim thể, hơn nữa luật thơ trong Cổ thể tương đối tự do nên
khi xem xét luật thơ trong 88 bài thơ này chí xem xét về luật thơ Kim thể. Trong
thể tài Kim thể, luật thơ được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất. Nếu chữ này là
thanh bằng thì gọi là “Bằng khởi cách” (huyền, không: bằng), là thanh trắc gọi là
“Trắc khởi cách” (sắc, hỏi, ngã, nặng: trắc). Hai thuật ngữ này đi liền với thuật
ngữ “nhập vận”. Nếu chữ cuối cùng của câu thơ thứ nhất có vần với chữ cuối cùng
của câu thơ thứ hai thì gọi là “nhập vận”, ngược lại nếu không vần thì gọi là “bất
nhập vận”. Trên cơ sở đó thơ luật sẽ có 4 dạng niêm luật rõ ràng là: bằng khởi
cách nhập vận, bằng khởi cách bất nhập vận, trắc khởi cách nhập vận, trắc khởi
cách bất nhập vận. Bốn dạng này trong 88 bài thơ được phân bố như sau:
10
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
Thể thơ Bằng khởi
cách nhập
vận
Bằng khởi
cách bất nhập
vận
Trắc khởi
cách nhập
vận
Trắc khởi
cách bất nhập
vận
Ngũ ngôn tứ
tuyệt
0 0 0 0

Thất ngôn tứ
tuyệt
4 3 2 0
Ngũ ngôn bát

0 0 0 1
Thất ngôn
bát cú
32 10 24 10
Tổng số 36 13 26 11
Bảng 2: Sự phân bố luật thơ trong 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của
Phùng Khắc Khoan.
Trong số 88 bài thơ khảo xét trên có thể nhận thấy tỉ lệ các bài có bằng khởi
cách - trắc khởi cách thì có sự thiên lệch về bằng khởi cách hơn. Điều này Phùng
Khắc Khoan cũng giống hầu hết các nhà thơ khác lúc bấy giờ. Đa số các bài thơ
xưa đều tuân theo luật bằng khởi cách, trắc khởi cách ít được dùng hơn. Tỉ lệ
những bài nhập vận / bất nhập vận trong 86 bài thơ theo thể tài kim thể là 62/23,
nghĩa là chiếm khoảng gần 70 % số bài kim thể theo đúng niêm luật của thơ
Đường. Nguyễn Du trong ba tập thơ chữ Hán lớn của mình (Bắc hành tạp lục,
Nam trung tạp ngâm, Thanh hiên thi tập) có 226 bài theo thể tài kim thể thì số
bài kim thể chuẩn theo niêm luật cũng chiếm tới trên 80%. Với Nguyễn Du có lẽ
là do ảnh hưởng của những năm đèn sách, theo đuổi trường quy cho nên khi ông
làm thơ luôn bám rất sát khuôn pháp thơ Đường. Còn với Phùng Khắc Khoan, như
đã nói ở trên, bản thân ông là một nhà Nho, lại là một nhà Nho chính thống hơn
thế nữa lại làm quan, đi sứ nhiều... đã không những buộc ông khi làm thơ phải
11
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
tuân theo đúng sự chuẩn xác, tinh tế của Đường thi mà còn thể hiện tài năng của
kẻ sĩ. Đây cũng là điều dễ hiểu trong về luật thơ trong “ngôn chí thi tập” nói riêng
và thơ chữ Hán của ông nói chung.

1.1.3 VẦN THƠ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP
Khảo sát qua 86 bài thơ Kim thể trong “ngôn chí thi tập” thì thấy phần lớn
mỗi bài đều được gieo một vần. Có 26 bài thơ gieo hai vần (6a, 19b, 19e, 27b, 25,
32, 41, 50a, 52, 55, 67, 9, 37, 10, 13, 36, 56, 61, 28, 31, 42, 38, 59a, 59b, 50g, 65),
49 bài được gieo vần bằng, 37 bài gieo theo vần trắc. Hai bài theo thể tài cổ thể thì
có một bài gieo hai vần (48), một bài gieo một vần (3). Có thể thấy tỉ lệ các bài
gieo vần trắc- bằng là không quá cách xa nhau. So với đại thi hào Nguyễn Du thơ
của Phùng Khắc Khoan có sự cân bằng hơn. Nguyễn Du trong 226 bài thơ chữ
Hán làm theo thể tài kim thể thì có tới 219 bài gieo vần bằng, 7 bài gieo vần trắc
(theo thống kê của Phan Thị Thu Hiền, Đặc trưng ngôn ngữ của thơ chữ Nguyễn
Du, luận văn thạc sĩ ngữ văn, 2006). Vì quan niệm vần trắc thường chỉ có ở thơ cổ
thể và bị coi là không chính chính quy cho nên các bài thơ gieo vần bằng chiếm tỉ
lệ lớn trong thi ca. Nguyễn Du gần như bám rất sát luật thơ Đường nhưng Phùng
Khắc Khoan lại phá cách và sử dụng nhiều cái mà người ta gọi là “không chính
quy” ấy. Trong 86 bài thơ của ông trong “ngôn chí thi tập” chỉ có duy nhất 1 bài
trốn vần, 13 bài gieo vần có những chữ hoàn toàn đồng âm, ví dụ như: 春 xuân
(mùa xuân) được hiệp vần với 椿 xuân (chúc thọ), 慳 khan (tiếc, keo kẹt) được
hiệp vần với – 看 khan (xem), 爻 hào (quẻ Hào) được hiệp vần với – 毫 hào
(lông)...
Như vậy nhìn một cách khái quát vần thơ trong 88 bài thơ này của Trạng
Bùng cũng nằm trong khuôn khổ phong cách sáng tác mà các thi nhân sử dụng
bấy giờ. Chiếm phần lớn vẫn là những bài gieo vần bằng và hầu hết đều theo
12
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
chuẩn mực của Đường thi, nghĩa là các bài thơ bát cú đa phần đều có 5 chữ gieo
vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 và ở 9 bài tuyệt cú thì bài nào cũng có 3 chữ gieo vần.
Tuy nhiên có một điều Trạng khác với các nhà thơ khác lúc bấy giờ, khi làm thơ
ông không quá thiên về việc gieo vần bằng, tỉ lệ các bài thơ gieo vần trắc cũng
chiếm không ít. Biết hài hòa trong từng bài thơ, theo từng thể tài, tạo nên sự phong
phú đa dạng trong tập thơ của mình, đó là điều không phải ai cũng làm được như

ông.
( Bảng Thống kê các nhóm vần thơ trong 88 bài thơ và bảng Thống kê các
nhóm vần đồng âm xin xem Phần phụ lục)
1.2. 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP - DƯỚI GÓC NHÌN
KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ
Văn chương vốn là nghệ thuật của ngôn từ. Chính vì vậy ngôn từ không chỉ
là chất liệu để sáng tác mà còn là thước đo cho chỉ số phong phú trong thi ca. Việc
tìm hiểu đặc trưng từ ngữ trong một văn bản Hán Nôm cũng cần có những quy tắc
nhất định. Theo GS. Nguyễn Tài Cẩn khi điều tra về đặc tưng chữ Hán trong một
văn bản thơ cần phải khảo sát trên cả 3 phương diện: cách đọc – các nhóm vần –
các loại chữ. Vào thời Phùng Khoan sống tức là khoảng thế kỷ XVI thì cách đọc
chữ Hán ở Việt Nam tương đối đi vào ổn định. Việc dùng chữ Hán là tiếng quan
phương chính thống trong hành chính, văn chương đã chi phối phần lớn các tác
phẩm Hán văn bấy giờ. Hơn thế nữa quan niệm sáng tác văn chương lúc đó phần
lớn đều cho rằng đã làm thơ thì phải làm thơ chữ Hán, và phải theo niêm luật chặt
chẽ của thơ Đường. Như thế mới gọi là kẻ sĩ theo học nơi quan trường. Cho nên
khi nghiên cứu ngôn ngữ 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc
Khoan sẽ bở qua về vấn đề “cách đọc”. Ở các phần trên bước đầu đã đi vào tìm
hiểu từ ngữ 88 bài thơ trên phương diện thể loại, vần thơ cũng như cách gieo vần.
13
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
Tuy nhiên điều đó vẫn chưa giúp được gì nhiều cho vấn đề tìm hiểu đặc trưng
ngôn ngữ bởi dẫu sao đó cũng chỉ là những thống kê rời rạc trên cấp độ chữ (tự)
mà thôi. Việc mở rộng phạm vi phạm vi khảo sát ở các cấp độ lớn hơn chữ (như
là từ, ngữ, câu...) mà vẫn tuân thủ đúng các nguyên tắc về ngôn ngữ học đại cương
cho tiếng Hán là vô cùng cần thiết. Và ở phương diện về từ ngữ, 88 bài thơ chữ
Hán trong tập thơ “ngôn chí thi tập” của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan khóa
luận sẽ đi vào khảo sát dưới cấp độ, đó là chữ và từ.
1.2.1. MỘT VÀI CHỈ SỐ VỀ TỪ NGỮ TRONG 88 BÀI THƠ
Sau khi thống kê 88 bài thơ thì có một vài thông tin như sau:

Tổng số lượt chữ Hán (kí hiệu L) là 4674 chữ, tổng số chữ Hán khác nhau
(kí hiệu N) là 1418 chữ. Như vậy tần số trung bình của mỗi chữ sẽ được tính bằng
tỉ số sau:
L 4674
– = —— = 3,29
N 1418
Như vậy nếu theo con số tính toán ở trên nghĩa là trung bình mỗi chữ Hán
trong 88 bài thơ khảo sát này sẽ xuất hiện 3,29 lần. Nếu làm tròn là 3 chúng ta có
thể liệt kê ra được những chữ có cao hơn hoặc thấp hơn tần số trung bình. Cụ thể
như ở bảng sau đây:
Tần số
xuất hiện
(chữ)
Số chữ Tần số
xuất hiện
(chữ)
Số chữ Tần số
xuất hiện
(chữ)
Số chữ
1 657 12 9 23 3
2 261 13 8 24 3
3 138 14 2 25 3
4 90 15 2 26 2
5 63 16 6 27 1
14
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
6 44 17 4 28 2
7 31 18 2 29 1
8 24 19 4 31 2

9 22 20 2 33 1
10 13 21 1 35 3
11 11 22 1 44 1
Bảng 3: Tần số xuất hiện của chữ Hán trong 88 bài thơ
Nhìn vào bảng thống kê tần số có thể thấy trong tổng số 1418 lượt chữ Hán
khác nhau thì có tới 657 chữ tác giả chí có sử dụng một lần. Điều đó có nghĩa gần
một nửa tổng số từ nhà thơ không lặp lại cách diễn đạt cũ. Tần số xuất hiện chữ
càng cao thì số chữ xuất hiện lại càng giảm đi. Chỉ có 261 chữ lặp lại hai lần, 138
chữ lặp lại ba lần, trường hợp chữ có tần số cao hơn tần số trung bình còn lại
không đáng kể, chiếm khoảng hơn 23 % tổng danh sách (còn 362 chữ). Mới chỉ là
khảo sát ở giới hạn 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” thôi đã thấy vốn từ của
Trạng Bùng thật đáng kính nể, so với Nguyễn Trãi hay Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm quả không thua kém gì. Phùng Khắc Khoan đã vận dụng mọi từ ngữ linh
hoạt để biểu đạt ý tưởng, quan niệm cũng như hoài bão, khát vọng lớn lao của một
đại trượng phu yêu nước. Có khi cùng nói một ý nhưng ông lại dùng nhiều từ khác
nhau để tránh lặp từ gây nên nhàm chán. Có lẽ do ông học sâu, hiểu rộng lại từng
đi nhiều nơi trong, ngoài nước cho nên vốn từ trong thơ ông phong phú cũng là
điều hiển nhiên dễ hiểu.
1.2.2. CÁC NHÓM TỪ LOẠI VÀ GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA VỐN TỪ
TRONG 88 BÀI THƠ
Khảo sát từ loại trong 88 bài thơ chữ Hán ở tập “ngôn chí thi tập” này khóa
luận sẽ tập trung đi vào tìm hiểu thống kê trên hai nhóm từ là thực từ và hư từ.
Nhóm thực từ sẽ bao gồm các từ loại như: danh từ, động từ, tính từ. Nhóm hư từ
bao gồm: phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, ngữ khí từ, đại từ và trợ động từ. Riêng về
15
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
phần thực từ khóa luận sẽ nói sâu hơn qua đó khái quát phần nào phong cách thơ
“ngôn chí” của vị Trạng tài hoa này.
1.2.2.1. THỰC TỪ
a) Danh từ.

Hầu hết trong thơ xưa khối lượng danh từ đều chiếm đại đa số. Đó là những
danh từ chỉ về thiên nhiên cây cỏ, hay tứ thời trong năm. Tự cổ chí kim các nhà
thơ dường như đều dành cho thiên nhiên nhiều ưu ái. Nguyễn Trãi từng có rất
nhiều bài thơ nói về những cây rau, cây cỏ bình thường trong cuộc sống như bài
về cây chuối, cây rau muống... cho đến những loài hoa biểu tượng cho tấm lòng
kiên trinh, trung hiếu như tùng, cúc, trúc, mai, sen, đào.... Rồi đến các bài thơ của
Nguyễn Du cũng có không ít danh từ nói về thời gian năm tháng “hạ thử”, “xuân
hàn”, “nhật mộ”... Trạng Bùng làm thơ cũng không ngoài quy lệ ấy. 88 bài thơ
trong “ngôn chí thi tập”, số lượng danh từ cũng chiếm một vị trí đáng kể. Ông
cũng từng ví mình như cây tùng, cây bách lúc nào cũng hiên ngang trước tuyết
giá, như con cá kình cá nghê không chịu ở nơi đầm lầy mà phải vẫy vùng nơi đại
dương. Đó chính là cốt cách của một đại trượng phu có nhân cách lớn ở đời.
Để hiểu rõ hơn cách biểu đạt danh từ trông 88 bài thơ, đồng thời thống kê
được những danh từ có tần số xuất hiện cao hơn tần số trung bình, tôi đã lập bảng
thống kê nhóm danh từ thuộc một số phạm trù: Tự nhiên – Thời gian – Kiến trúc –
Đồ vật, phương hướng, vị trí – Xã hội con người.
Môi trường Thời gian
Kiến trúc- đồ vật
Phương hướng, đồ
vật
Con người xã hội-
cá nhân
sơn

23 niên

23 thư

23 Nhân


35
16
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
thiên

53 xuân

44 song

7 tâm

31
phong

24 thu

6 tửu

4 đầu

10
giang

6 cổ

25 trung

20 sự

28

nguyệt

19 thời

35 bút

10 gia

13
thủy 16 nhật

31 xứ

8 mộng

5
vân

15 kim

25 nam

5 thân

11
hải

6 tuế

10 tiền


12 thế

24
hoa

9 tây
西
3 danh

19
trần

11 hạ

9 nhãn

6
thảo

7 môn

10 khách

9
địa

13 thành

5 tử


11
long

3 ngoại

8 nam

9
tuyết

3 đông

4 quốc

8


4 đình

7 quân

9


4 văn

9
tùng


4 khí

11
mai

11 đạo

26
thạch

8 sắc

6
Bảng 4. Danh từ có tần số cao
Qua bảng thống kê trên, nếu chỉ nhìn thơ Trạng Bùng dưới phương diện từ
ngữ thì thấy rằng vốn danh từ của ông cũng không khác nhiều so với các tác giả
thời trước. Vốn từ chỉ thiên nhiên, trời đất, vũ trụ, thời gian chiếm tần số cao nhất
như sơn (23), thiên (53), phong (24), niên (23), xuân (33), cổ (25).... Nói về cỏ cây
hoa lá, con người ấy hay nói về những cây biểu tượng cho sự mạnh mẽ, bất chấp
17
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
khó khăn vươn lên như tùng, cúc, mai, bách...để bộc lộ hoài bão, khát vọng cũng
như tấm lòng trung hiếu, cốt cách thanh tao của mình. Cứ mỗi độ xuân về chúng
lại bừng lên mầm xanh sức sống mới 松 於 歲 後 節 尤 勁, 枚 向 春 先 色 愈 慳
tùng ư tuế hậu tiết vưu kính, mai hướng xuân tiên sắc dũ thanh – cây thông thêm
năm tháng đốt càng thêm cứng, cây mai trước tiết xuân về sắc càng thêm thanh
khiết (bệnh trung hoài thủ). Ông ví mình như cây bách cây tùng hiên ngang bất
chấp gió sương, như con cá kình cá nghê suốt đời vẫy vùng nơi biển rộng 南 蓂
曾 見 鯤 鵬 奮, 羽 翼 超 升 與 漢 齊 nam minh tằng kiến côn bằng phấn, vũ dực
siêu thăng dữ Hán tề - cây tùng cây bách đâu chịu hàng trước tuyết giá, cá kình cá

nghê đâu chịu lưu luyến vũng nước chân trâu (tự thuật). Để rồi mỗi độ xuân về lại
uống rượu ngâm lá bách trừ tà và ngắm hoa mai. Cành mai thanh tao cao quý
Trạng Bùng luôn coi nó là người bạn tri âm tri kỷ, lại vừa xem như lịch sống báo
hiệu mùa xuân sang: 惟 有 梅 花 心 結 有 年年 占 榜 似 吾 儒 duy hữu mai hoa
tâm kết hữu, niên niên chiếm bảng tự ngô Nho- chỉ có hoa mai là đáng kết bạn
đồng tâm với ta, năm nào cũng nở đầu tiên giống như nhà Nho ta thi đỗ đầu vậy
(nguyên nhật). Ông yêu quý nó cũng bởi nó có 氣 質 自 天 全 khí chất tự thiên
tuyền- khí chất vẹn toàn và cũng bởi cái: 骨 格 慳 瞿 慳 色 鮮 cốt cách thanh cù,
nhan sắc tiên- cốt cách thanh mảnh, nhan sắc thì tươi của nó (vịnh nộn mai). Cây
mai thanh khiết, tao nhã mà giản dị chẳng khác gì con người của tác giả, suốt một
đời làm một ông quan thanh liêm, một bề tôi trung thành tận tụy, luôn khao khát
được đem tài của mình ra giúp vua cứu nước thương đời, lúc nào cũng mong cho
dân được ấm êm no đủ.
Nhóm danh từ chỉ thời gian cũng xuất hiện với tần số khá cao: xuân (33),
niên (23), thời (35), nhật (10)... Chúng ta vẫn biết thời gian trong thơ ca cổ điển
18
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
thiên về nhiều nhất là hai mùa xuân, thu. Mùa xuân cho đất trời vạn vật, cỏ cây
hoa lá bừng lên sức sống mới đem lạ cho thi nhân cảm xúc rộn ràng, hứng khởi.
Mùa thu với sự tàn phai lay lắt, cây cối héo úa tạ tàn lại khiến cho thi nhân có cảm
giác tiếc nuối, buồn thương. Nhưng dường nói về tứ thời trong năm Trạng Bùng
lại có vẻ ưu ái mùa xuân hơn. Mỗi khi nhớ về quãng đời đã qua Phùng Khắc
Khoan không nuối tiếc, u buồn như nhiều thi nhân khác. Nếu như đọc thơ Nguyễn
Du luôn “cho người ta cái cảm giác triền miên của một buổi chiều thu” ( Xuân
Diệu, 2003, tr.45) bởi vì với ông từng có lúc “hắc dạ thiều quang hà xứ tầm” –
đêm tối đem tìm đâu ra ánh sáng mùa xuân (xuân dạ). Còn với Trạng Bùng thì
ông lại vận dụng một cách đầy sáng tạo cho những vần thơ xuân của mình. Những
tiêu đề bài thơ với cái tên như : Trừ tịch ( đêm ba mươi Tết), Nguyên đán ( mùng
một Tết) có thể nói chiếm số lượng khá lớn trong số 88 bài. Ông viết về nó trong
mọi không gian khác nhau, khi thì ở doanh trại, khi thì vào lúc thi đỗ ở Thanh

Hoa. Mỗi độ xuân về lại khiến cho thi nhân có thêm niềm tin, cái nhìn mới: 冬 去
春 來 風 景 好, 百 花 從 此 向 陽 開 đông khứ xuân lai phong cảnh, bách hoa
tòng thử hướng dương khai- đông qua xuân lại phong cảnh thêm tốt đẹp, trăm thứ
hoa cũng theo đó mà nở tràn (Trừ tịch thư hoài), rồi 家 藏春 福 與 多 書.... gia
tàng xuân phúc dữ đa thư – trong nhà có cái giàu về xuân và nhiều sách (Nguyên
nhật thư hoài). Xuân về thi nhân thêm một tuổi mới, ông lại làm thơ để đánh dấu
mốc tuổi của mình qua những bài thơ Hành niên. Mùa xuân trong thơ Trạng luôn
khiến cho người ta cảm giác được trẻ lại, được rạo rực bồi hồi, lúc nào cũng đầy
niềm tin vào thế thái nhân tình.
Có một điều đặc biệt phải kể tới trong những vần thơ “ngôn chí” của ông là
có rất nhiều danh từ chỉ nhân vật nổi tiếng khi xưa. Đó hầu hết là những nhân vật
trong sách sử Trung Hoa, có kẻ đáng cười và có người đáng để học tập. Nếu như
19
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
trong hai tập thơ chính của Nguyễn Trãi (Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập) ông
nhắc nhiều đến Khuất Nguyên (5 lần), Đào Uyên Minh (14 lần), Tô Đông Pha (5
lần), Đỗ Phủ (12 lần) (theo thống kê của Lê Thuỳ Dưong – văn 47 CLC, Tìm hiểu
ảnh hưởng của các tác gia văn học Trung quốc đối với Nguyễn Trãi, báo cáo
khoa học) thì Phùng Khắc Khoan thiên về các nhân vật Khổng Tử, Trương Lương,
Đào Khản, Y Doãn, Phó Duyệt, Vương Khải, Thạch Sùng… Nguyễn Trãi ấp ôm
trong mình một hoài bão khát vọng báo ơn vua, cứu nước thương đời nhưng lại bị
gian thần gièm pha đố kỵ, thế là ông khao khát dược trở về ẩn dật, trở về cuộc
sống điền viên qua những dòng thơ gọi nhớ về Đào Uyên Minh: nhất biệt gia sơn
kháp thập niên, quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên – núi quê từ giã mười năm trọn,
tùng cúc nay về nửa xác xơ (Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác), hay: Hàn tũng, vãn
cúc, Uyên Minh kính, độc thụ cô thôn, Tử Mỹ đường – bóng cây Tử Mỹ lòng tha
thiết, hang cúc Uyên Minh nghĩ vấn vương ( Phụng canh băng hồ ký tặng thôn
trung cao vận). Nguyễn Trãi đã tìm thấy sự đồng cảm về tâm hồn và nét giống
nhau về số phận cuộc đời ở chính những con người thuở trước. Là Tô Đông Pha
học rộng biết nhiều, tinh thông kinh sử, lúc đầu vào đời cũng suôn sẻ như Nguyễn

Trãi nhưng về sau lại lận đận, cả ba lần làm quan là cả ba lần bị biếm chức và đi
đày. Là Đõ Phủ tài năng thi đỗ nhưng cả đời làm quan là cả đời khổ nghèo, phiêu
dạt đây đó. Nguyễn Trãi thương cho những con người tài năng mà chịu nhiều vất
vả, thương cho những ý chí khát vọng lớn lao mà phải chịu đố kỵ gièm pha của
bọn nghịch thần và cũng là thương cho chính mình. Chính vì thế mà ông luôn
muốn lui về ở ẩn sống cuộc đời trong sạch an nhàn. Phùng Khắc Khoan lại không
đồng ý với cách ở ẩn. Ông tự đi tìm cho mình một chúa để thờ, để dốc lòng phục
vụ. bản thân Phùng Khắc Khoan đựoc sống trong chế độ vua tôi biết trọng dụng
nhân tài, lại được Trịnh Kiểm tin dùng và được thoả cái chí nam nhi. Cho nên đọc
thơ ông người ta hầu như chỉ bắt gặp những hình tượng nhân vật, con người khi
xưa làm nên bao công danh hiển hách đánh dấu son trong lịch sử Trung Hoa và
20
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
ông khát khao được như họ: Y liệt cách thiên quang vãng cổ, Đán công ánh nhật
bính lai câm - sự nghiệp Y Doãn toả rỡ ngút trời toả rạng đời xưa, công lao Chu
Công Đán như ánh dương nay còn rạng tỏ (trung), hay: Y Phó công danh thiên cổ
trọng – công danh của Y Doãn, Phó Duyệt mãi vẫn được coi trọng (khiển muộn).
Và ông ngợi ca đức vua Nghiêu, Thuấn: Đại xưng Ngu Thuấn nhân nhi thánh –
khen Ngu Thuấn là đại hiếu vừa là bậc nhân, vừa là bậc thánh (Hiếu), muốn bắt
chước Khổng Tử biết để tâm vào việc học từ khi còn bé: Tự giác niên phương chí
học thu – ta biết mình đang độ tuổi đẻ chí vào việc học (Tự thuật nhị thủ).
Có khát vọng, có ý chí lại có cơ hội được thực hiện hoài bão của mình nên
Phùng Khắc Khoan đưa vào trong thơ mình hầu hết là hình tượng những con
người làm nên sự nghiệp lớn. Ông khao khát được thể hiện tài trai của mình phục
vụ cho nghiệp đại hưng, yêu mến, thần tượng và hiểu được điều làm nên thành
công của các bậc Nho sĩ đời xưa. Trạng Bùng nối tiếp tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi để hành xử ở đời. Đã sinh ra trong đời là nam nhi thì học tập gương
người xưa mà làm rạng danh cho đời, không nhất thiết phải “Đầu bút hà tu hiệu A
Ban” - cần gì phải bắt chước ban Siêu ném bút xuống đất (Khiển muộn). Một loạt
danh từ riêng với tên của những con người khác nhau được Trạng Bùng đưa vào

đã phần nào phản ánh được phong cách con người tác giả, cho ta thêm hiểu hơn về
những con người ông coi là thần tượng của mình.
Bên cạnh đó chiếm không ít trong số danh từ phải kể đến tên về những địa,
sơn, thủy như: Tây Đô, Lan Lăng, Xích Thổ, Thiên Quan, Vạn Lại.... Bất cứ nơi
nào ông đặt chân tới cũng đều để lại rất nhiều tâm trạng khác nhau. Lúc bồi hồi
một niềm thương xót, lúc lại ngùn ngụt ý chí nam nhi như lúc đi qua Quảng Bình:
Thiệp thuỷ đăng sơn lao khẳng đạn, xuyên nhai vượt hác hiểm hà nan - lội suối trèo
non chẳng sợ gian khổ, xuyên đèo vượt suối hiểm trở coi thường (Quá Quang
Bình bôn thoan), hay lúc nhận mệnh vua đi đến Thiên Quan: “giản khê lịch biến
21
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
thiên hồi thuỷ, thảo thụ kinh dư vận điệp san - suối khe lội khắp ngàn dòng chảy,
núi non trùng điệp vượt qua len lỏi cỏ cây” mà ông vẫn “mỵ đạn hiẻm di kiên nhất
tiết - chẳng sợ hiểm nghèo bền giữ một khí tiết (Phụng sai vãng Thiên quan phủ
tập, đạo quá Ngọc Lâu tức sự). Tất cả điều đó đều chứng tỏ một không gian sống
rộng rãi trong suốt năm tháng cuộc đời của Trạng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì
cuộc đời Phùng Khắc Khoan có nhiều thăng trầm, biến động. Ông sinh ra ở đất
Mạc nhưng lại lặn lội vào Thanh Hóa để dốc lòng cho sự nghiệp Trung hưng,
cũng từng làm quan và đi sứ nhiều lần nhưng cũng từng bị đi đày nơi đất hiểm. Và
dù đi tới nơi đâu, trong hoàn cảnh nào con người ấy cũng luôn được mọi người
ngợi ca, kính nể.
Như hàng nghìn thi nhân khác, mùa thu cũng mang đến cho Trạng Bùng bao
ưu tư trăn trở. Đó là nỗi lo việc nước cứ canh cánh, lòng yêu thương muốn báo
đáp công sinh thành của cha mẹ lúc nào cũng quẩn quanh trong giấc mộng: 對 與
秋 宵 刻 漏 遲, 萬 般 心 事 有 ? 知.... Đối dữ thu tiêu khắc lậu trì, vạn ban tâm
sự hữu thùy tri? – ngồi trước đồng hồ nhỏ giọt chậm chạp trong đêm thu, muôn
vàn nỗi lòng ngổn ngang có ai hay biết (Thu dạ hữu hoài), hay 紛 慳 百 感 逐 時
生, 何 況 秋 宵 不 動 情.... phân vân bách cảm trục thời sinh, hà huống thu tiêu
bất động tình – ngổn ngang trăm mối cứ theo thời gian trôi mãi, huống chi lại là
đêm thu làm sao không xúc động (Thu dạ hữu hoài). Thế nhưng trong cảnh thu ấy

cũng chính là lúc giúp cho thi nhân thấy được cảnh sắc tuyệt vời 望 來 最 愛 寒
潭 ? 徹 底 渾 無 一 點 塵..... vọng lai tối ái hàn đàm thủy, triệt để hồn vô nhất
điểm trần – trông lại chỗ đầm nước trong xanh thật đáng yêu, trong suốt đến đáy
không mảy may tý bụi ( Thu thiên vãn diểu ngẫu thành). Khác hẳn với các nhà
thơ khác, ông nhìn cảnh vật mùa thu với tâm trạng ngổn ngang nhưng không thê
22
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
lương buồn thảm, vẫn nhìn ra cái đẹp của mùa thu có chút héo úa tạ tàn. Con
người ấy quả không đơn giản chút nào.
Khi nói về con người có một số danh từ chi phương diện tinh thần có tần số
khá cao như tâm (31), nhân (35)... cùng các từ nói về quan hệ gia đình như phụ
(5), tử (11)... Có thể thấy dù ở địa vị nào chăng nữa thì quan niệm về cái nhân, cái
tâm, về tấm lòng trung hiếu của người con, bề tôi... vẫn luôn túc trực trong Trạng
Bùng. Và ông coi đó mới là cái quan trọng nhất để kẻ có chí giữ được đạo người.
Có thể nói vốn danh từ trong 88 bài thơ nói riêng và tập thơ ngôn chí nói
chung về cơ bản là thuộc phạm trù phong cách thơ xưa, thiên về chỉ thiên nhiên
cây cỏ. Điều này thấy rõ trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Ngạn, hay đại
thi hào Nguyễn Du.... Giữa dòng chung ấy mỗi thi nhân đều tạo ra cho mình một
phong cách riêng không trộn lẫn với ai được. Trạng Bùng của chúng ta cũng thế.
Cho đến mãi muôn đời hậu thế vẫn “như còn thấy chân dung một quan Trạng giản
dị, dân dã, nhân hậu, lão thực... còn đang hiện diện nơi thôn xóm kẻ Bùng” ( Bùi
Duy Tân, sđd). Bởi thơ ông mang những đặc trưng riêng, phản ánh tâm tư, suy
nghĩ, ý chí biểu đạt tâm hồn và cách cảm thụ thế giới luôn phong phú mang sắc
màu hi vọng. Con người ấy lúc nào cũng đem theo trong mình chí người hiền
mong giúp nước, cứu đời, muốn nhập cuộc để an nguy, trị loạn, vực lại kỷ cương
đạo đức đã sa sút một thời. Và chính ông cũng là người kế thừa truyền thống của
Nguyển Trãi về quan niệm văn chương, cũng cho rằng văn chương phải gắn liền
với sự nghiệp công danh “Tự cổ khởi thân khanh tướng giả, phúc trung toàn yếu
hữu Thi, Thư – từ xưa những người làm nên khanh tướng, toàn là những trong
bụng có Thi, Thư ( tự thuật)

b) Động từ
23
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập có thể nói tần số của các động từ cũng khá
cao. Ngoài các động từ đơn chỉ những hoạt động có tính chất đơn giản như 學 học,
歸 quy, 來 lai, 到 đáo, 回 hồi, 出 xuất, 行 hành... còn có đông đảo những động từ
phức tiêu biểu là về khoa cử, học hành như 志學 chí học (để chí vào học), 心聖賢
tâm thánh hiền (để tâm vào cái tâm của thánh hiền), 樂名慳 lạc danh giáo (vui với
cái vui danh giáo)... Nhóm động từ có tần số cao hơn tần số trung bình tập trung
chủ yếu ở một số phạm trù sau đây:
Sự tồn tại Hoạt động di
chuyển
Hoạt động nghe
nhìn, nhận thức.
Hoạt động khác
sinh

26 phù

5

8 khai

9
Hữu

44 khứ

4


25 thị

17
Tại

12 lạc

4

4 cư

7
quy

3

8 đối

8
lai

35 thành

8
lưu

8 hỉ

24
xuất


5 đắc

17
hành

15 học

12
vi

11 phùng

8
đáo

22 năng

4
hồi

11
Bảng 5: Động từ có tần số cao
Trong số những động từ thống kê ở trên thì động từ chỉ hoạt động di chuyển
có tần số cao hơn cả như: lai (35), hành (15), lưu (8)... hay các động từ thể hiện sự
tồn tại như: sinh (26), hữu (44), tại (12).... Điều này thể hiện phạm vi hoạt động
24
Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập
rộng cũng như sự di chuyển nhiều lần trong cuộc đời của Trạng. Lúc làm quan,
khi đi sứ, khi bị đi đày nơi xa xôi hiểm yếu, và cuối đời thì trở về quê lo nỗi lo

mùa màng với người dân, mở lớp dạy học....
Nếu như đọc thơ Nguyễn Du, người ta hay bắt một gặp một loạt các động từ
thiên về sắc thái buồn đau, thương xót: liên, sầu, hoài, thương, ai... bởi con người
ấy cuộc đời là cả chuỗi ngày xa quê, như ngọn cỏ bồng lìa gốc nên đi đâu cũng
mang nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn nhớ quê hương. Thời đại Nguyễn Du sống đúng
vào thờ xuống dốc, khủng hoảng, xã hội thối nát tối tăm, giá trị đạo đức bị đảo lộn
suy đồi nên con người ấy luôn mang nỗi sầu cố quốc hoài Lê. Phùng Khắc Khoan
lại được sống vào thời nhà Lê đang dốc sức trong sự nghiệp Trung hưng. Ông
được Trịnh Kiểm tin dùng, luôn được giữ lại trong trướng để họp bàn việc quân cơ
mật nên Phùng Khắc Khoan một lòng dốc sức phò tá nghiệp phù Lê. Đọc thơ ông
người ta hầu như thấy ông luôn nói buồn ít, vui nhiều. 88 bài thơ mà động từ hỷ
lặp lại những 24 lần và hiếm khi gặp các từ như bi, ai, hoài.... Điều ấy không có
nghĩa con người Trạng Bùng ít xúc cảm. Con người ấy cũng mang trong mình nỗi
khắc khoải, bồn chồn, ngổn ngang trăm mối giữa đêm thu quạnh quẽ và rạo rực
lúc xuân sang. Phải chăng con người ấy được sống trong xã hội biết trọng kẻ sĩ,
bậc hiền tài cho nên ông thỏa sức sử dụng cái chí giúp nước cứu đời khiến cái nhìn
của ông luôn mang đầy màu hi vọng. Có thể nói ông là một nhà thơ đa cảm chứ
không đa sầu cũng là hợp lý chăng.
Là một nhà Nho chính thống, ông nối tiếp quan niệm truyền thống của
người xưa, cho rằng kẻ bề tôi đã ăn bổng lộc của vua thì phải dốc lòng trung để
phò vua giúp nước 所 貴 乎 臣 識 克 欽, 事 宜 篤 個 忠 心 sở quý hồ thần thức
khắc khâm, sự quân nghi đốc cá trung tâm – cái đáng quý ở kẻ làm tôi là phải biết
giũ chức phận làm tôi, thờ vua nên dốc lòng trung (Trung). Và với ông kẻ trượng
25

×