Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

SKKN - Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử nghiên cứu
III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
V. Tính mới của đề tài
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học và ôn
thi THPT quốc gia môn Địa lí
1. Lược đồ tư duy
2. Kĩ thuật dạy học
3. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học trong dạy học
địa lí ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh
Lưu.
4. Cấu trúc ma trận đề thi THPT quốc gia mơn Địa lí năm 2019
II. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học địa lí.
1. Phương pháp lập lược đồ tư duy
2. Hoạt động dạy học trên lớp với LĐTD
3. Sử dụng lược đồ tư duy trong các tiết dạy địa lí lớp 12 THPT
III. Dạy học Địa lí bằng các kĩ thuật dạy học tích cực
IV. Tổ chức hoạt động dạy học Địa lí lớp 12 THPT bằng các kĩ thuật dạy
học tích cực .
V. Hướng dẫn ôn tập các kĩ năng địa lí cơ bản cho học sinh
1. Kĩ năng biểu đồ.
2. Kỹ năng bảng số liệu
3. Kỹ năng sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam.
VI. Thực nghiệm sư phạm
PHẦN III. KẾT LUẬN


Trang
1
1
2
2
3
3
4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
12
20
26
26
39
43
46
49

CHỮ VIẾT TẮT
- THPT

: Trung học phổ thông

1


- GV

: Giáo viên

- HS

: Học sinh

- KTDH

: Kĩ thuật dạy học

- PPDH

: Phương pháp dạy học

- SKKN

: Sáng kiến kinh nghiệm

- LĐTD

: Lược đồ tư duy

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài


2


Kinh tế thế giới hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với sự chi phối của nền
kinh tế tri thức, cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ đặt ra cho nền giáo
dục những cơ hội mới song cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta địi hỏi nguồn nhân lực cần được chú
trọng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo
dục là làm sao đào tạo được con người mới năng động, sáng tạo, có tri thức khoa
học, nhạy bén, thơng minh, có khả năng tự mình tìm hiểu tri thức cũng như có
năng lực giải quyết mọi vấn đề đặt ra đối với thực tiễn nước nhà. Trước bối cảnh
đó, nền giáo dục cần đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung, phương
pháp đến những hình thức, cách thức tiến hành tổ chức dạy học.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã
được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết
số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định giáo dục không chỉ là quốc
sách hàng đầu, mà là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía
trước.
Đại hội XII của Đảng kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta
đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát
triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà
“dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.
Với môn Địa lí trong nhà trường phổ thơng thì mục tiêu không chỉ cung cấp
những tri thức của khoa học Địa lí mà hơn hết đó là hình thành và rèn luyện những
năng lực cần thiết của người lao động mới nhất là năng lực vận dụng tri thức vào
giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
Trong những năm gần đây, dạy học địa lí nhất là địa lí lớp 12 - THPT đã có
nhiều đổi mới. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học vẫn chưa được nâng cao. Nguyên

nhân của tình trạng trên phần lớn là do GV chưa thực sự tích cực vận dụng các
phương pháp, kỹ thuật tích cực vào q trình dạy học.
Để nâng cao chất lượng dạy và học địa lí 12 – THPT, mỗi GV cần biết cách
áp dụng các KTDH cùng với hệ thống các PPDH tích cực. Tuy nhiên, để sử dụng
hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực, GV cần phải nắm được các bước tiến hành,
ưu điểm, nhược điểm, khả năng ứng dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các kĩ
thuật dạy học đặc trưng của của bộ mơn.
Nhằm giúp cho HS có thái độ, hành vi đúng đắn trước các vấn đề địa lí đất
nước và địa lí địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tích lũy kiến
thức, kĩ năng thi THPT quốc gia đạt kết quả cao và GV môn Địa lí có thêm kinh
nghiệm trong giảng dạy, luyện thi địa lí tơi mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí” làm sáng kiến
kinh nghiệm.
3


II. Lịch sử nghiên cứu
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề phát huy tính tích cực của HS đã được nhiều nhà
giáo dục quan tâm như Xôcrát, thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, ông đã đưa ra
phương pháp vấn đáp Ơristic buộc người học phải tích cực suy nghĩ để trả lời câu
hỏi. Tiếp đó là nhiều nhà giáo dục khác như J.A.Komenxki (Tiệp Khắc), JJ.
Rausseau (Pháp), A. Dixtecve (Đức), K.D.Usinxki (Nga), K.F.Kharlamop (Nga)…
các nhà giáo dục này đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát huy tính tích cực của HS
trong quá trình dạy học.
Ở nước ta, vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức của HS đã được quan tâm
từ những năm 1960. Nhiều nhà giáo dục trong nước cũng đã khẳng định phải cần
thiết phát huy tính tích cực trong học tập của HS. Đây là một biện pháp để nâng
cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Từ năm 2000 trở lại đây, với việc thực hiện chương trình đổi mới giáo dục ở
nước ta, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hơn nữa đến vấn đề phát huy tính

tích cực nhận thức trong học tập của HS. Các tác giả đều nhấn mạnh đến tính tích
cực và vấn đề phát huy tính tích cực của người học trong q tình dạy học.
Trong q trình nghiên cứu về tính tích cực và vấn đề phát huy tính tích cực cho
HS, các tác giả đã đề cập đến biện pháp phát huy tính tích cực cho HS. Một trong
những biện pháp mang lại hiệu quả đó chính là áp dụng các PPDH tích cực nhất là
việc sử dụng các KTDH trong tổ chức các hoạt động nhận thức để tích cực hóa q
trình nhận thức của HS. Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của
giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều
khiển quá trình dạy học.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu
Sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12- THPT nhằm góp phần đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Địa lí ở trường THPT.
Phân dạng các loại câu hỏi phần kĩ năng địa lí để ơn tập cho học sinh trước
khi tham dự kì thi THPT quốc gia mơn Địa lí.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng lược đồ tư duy, các
kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học
Địa lí lớp 12 - THPT.
- Xây dựng, sử dụng các kĩ thuật dạy học để tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT và cách phân dạng câu hỏi kĩ năng
địa lí.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài
- Đưa ra được các kết luận và kiến nghị
4


IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu việc xây dựng, sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học để

tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, cách phân dạng câu hỏi trắc
nghiệm phần kĩ năng trong dạy học, ôn thi THPT quốc gia mơn Địa lí lớp 12
THPT.
- Phạm vi thực nghiệm: các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai,
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
- Tiến hành thực nghiệm bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
V. Tính mới của đề tài
- Đề tài đã đề xuất được cách thức xây dựng và sử dụng lược đồ tư duy, các
kỹ thuật dạy học tích cực áp dụng trong dạy học, ơn thi THPT quốc gia mơn Địa lí
cũng như việc phân dạng các câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành địa lí.

5


PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng dạy học và ôn thi
THPT quốc gia môn Địa lí
1. Lược đồ tư duy
Lược đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là
phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.
Lược đồ tư duy cho ta một cách nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh
vực rộng lớn. Cho ta thấy rõ và kết nối những ý tưởng và thông tin tổng hợp. Đồng
thời hiểu được các mối quan hệ chủ chốt, tập hợp số lượng lớn dữ liệu vào một
chỗ. Có thể nói lược đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ thể hiện quá trình tư duy về
một vấn đề đặt ra.
Lược đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ
trung tâm, rồi nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh cấp
hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai. Điều này giống như phương thức của cây
trong thiên nhiên nối các nhánh toả ra từ thân của nó.
2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thuật dạy học (KTDH): là những động tác, cách thức hành động của GV
và HS trong những tình huống hành động nhỏ, nhằm thực hiện và điều khiển quá
trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Các KTDH vô cùng
phong phú về số lượng, bên cạnh những KTDH thông thường ngày nay người ta
đặc biệt chú trọng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
3. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học trong dạy học địa
lí ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.
- Qua điều tra phỏng vấn 22 GV dạy mơn Địa lí ở 4 trường THPT trên địa
bàn thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An (THPT Hoàng Mai,
THPT Hoàng Mai 2, THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, Quỳnh Lưu 3 về thực
trạng sử dụng PP lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học tích cực khác trong các bài
giảng nói chung, bài ơn tập, luyện tập nói riêng và có kết quả như sau:
Bảng1.2. Phần trăm số người sử dụng lược đồ tư duy, các kĩ thuật dạy học tích cực
khi tổ chức DH.

TT

1

Các PP và hình thức
tổ chức dạy học
GV sử dụng lược đồ tư duy
trong giờ dạy học bài mới

Số người sử dụng
( % số người )
Thường
xuyên
3 (13,6%)


Không
thường
xuyên
7 (31,8%)

Không
sử dụng
12 (54,5%)
6


2

GV sử dụng lược đồ tư duy
trong giờ dạy ôn tập

2 (9,1%)

6 (27,3%)

14 (63,6%)

3

GV sử dụng các kĩ thuật dạy học
tích cực khác

2 (9,1%)

7 (31,8%)


13 (59,1%)

Nhận xét: GV ở các trường THPT ít sử dụng lược đồ tư duy, kĩ thật dạy học
tích cực trong DH địa lí, nhiều GV cịn chưa sử dụng.
Hiện nay các thầy cơ giáo đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất
lượng dạy học; đầu tư cho việc dạy và soạn bài. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều GV có tư
tưởng ngại nghiên cứu, đầu tư đổi mới PPDH.
4. Cấu trúc ma trận đề thi THPT quốc gia mơn Địa lí năm 2019
TT

Chủ đề

1

Nhận
biết

Thơng
hiểu

Vận
dụng

Vận
dụng
cao

Số câu


Địa lí khu vực và quốc 0
gia (lớp 11)

2

0

0

2

2

Địa lí tự nhiên

3

2

0

0

5

3

Địa lí dân cư

1


1

0

0

2

4

Địa lí ngành kinh tế

1

1

3

1

6

5

Địa lí vùng kinh tế

0

1


5

4

10

6

Thực hành kĩ năng địa lí

8

3

2

2

15

Tổng

13

10

10

7


40

Điểm

3.25

2.5

2.5

1.75

10

Qua việc phân tích mâ trận đề thi THPT quốc gia mơn địa lí năm 2019 ta thấy
trong đề thi thường có từ 12 đến 15 câu trắc nghiệm liên quan tới các kỹ năng địa
lí (kĩ năng biểu đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng phân tích Átlát địa lí),
chiếm 30 - 40% tổng điểm bài thi. Vì vậy việc ơn tập các kỹ năng địa lí cho học
sinh là rất cần thiết.
II. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học địa lí
1. Phương pháp lập lược đồ tư duy

7


Việc lập bản đồ tư duy được bắt đầu từ trung tâm với một hình ảnh của chủ
đề. Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai
đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai.. bằng các đường
kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tơ đậm hơn, dày

hơn. Khi chúng ta nối các đường với nhau, bạn sẽ hiểu và nhớ nhiều kiến thức hơn
do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng. Mỗi từ hoặc ảnh hoặc ý nên
đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ. Nên cố gắng tạo ra một kiểu bản đồ
riêng cho mình (kiểu đường kẻ, màu sắc …) Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các
đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của
mắt hơn rất nhiều. Cần bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc tạo lập lược đồ tư duy được
thực hiện nhanh chóng và trực quan hơn thông qua phần mềm Mindmap.
2. Hoạt động dạy học trên lớp với LĐTD
- Bước 1: HS lập LĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
- Bước 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về
LĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
- Bước 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện LĐTD về kiến
thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hồn chỉnh
LĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
- Bước 4: củng cố kiến thức bằng một LĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc
một LĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày,
thuyết minh về kiến thức đó.
Dạy học bằng LĐTD là phương pháp tạo hứng thú trong học tập cho học
sinh, góp phần làm đổi mới và phong phú hơn các PPDH góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục. Lược đồ tư duy có tác dụng cao trong ơn tập, hệ thống kiến thức
từ đó giúp học sinh nhớ tốt hơn, trình bày kiến thức đầy đủ và nâng cao hiệu quả
giờ ôn tập, luyện tập.
3. Sử dụng lược đồ tư duy trong các tiết dạy địa lí lớp 12 THPT

8


- Hướng dẫn HS vẽ lược đồ tư duy khái quát hóa nội dung 1 mục


9


10


- Hướng dẫn HS vẽ lược đồ tư duy khái quát hóa nội dung 1 bài học.

11


- Hướng dẫn HS vẽ lược đồ tư duy khái quát hóa nội dung nhiều bài học.

12


13


14


15


III. Dạy học Địa lí bằng các kĩ thuật dạy học tích cực
1. Kĩ thuật các mảnh ghép
Kĩ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác giữa cá
nhân và nhóm và liên kết các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích
thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trị của cá nhân học sinh trong

q trình hợp tác.
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia
- Lớp học được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 – 6 HS), mỗi nhóm được
giao một nhiệm vụ tìm hiểu/nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau
nhưng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này gọi là “nhóm chun gia”.
Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận. Mỗi cá nhân làm việc
độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến
của mình.
- Khi thảo luận phải đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất
cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao, trở thành “chun gia” của lĩnh vực đã
tìm hiểu. Sau đó có khả năng trình bày được câu trả lời của nhóm ở vịng 2.
Giai đoạn 2: Nhóm mảnh ghép
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 – 6 người (bao gồm 1 – 2 người từ nhóm
1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3), gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc
này mỗi học sinh “chuyên gia” trở thành “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”.
- Từng học sinh từ “nhóm chuyên gia” trong “nhóm mảnh ghép” lần lượt trình
bày lại nội dung trình bày của nhóm mình. Các câu hỏi và câu trả lời của vịng một
được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Đảm bảo tất cả các
thành viên trong “nhóm mảnh ghép” nắm bắt được đầy đủ nội dung của nhóm
chuyên gia.
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vịng 1
thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết. Nhiệm vụ này mang
tính gắn kết, khái quát, tổng hợp tồn bộ nội dung đã tìm hiểu được ở các nhóm
của vịng 1.
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.
Ví dụ 1- Dạy học bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ

Vịng 1( Nhóm chun gia) - Thời gian 7phút
16


- Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm 8 HS) mỗi nhóm thực hiện
một nhiệm vụ khác nhau.
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm, HS hồn thành nhiệm vụ.
+ Nhóm 1(Đỏ): Tìm hiểu về tình hình phát triển ngành cơng nghiệp khai thác,
chế biến khoáng sản của vùng (Thế mạnh, hiện trạng, khó khăn phát triển)
+ Nhóm 2 (Xanh): Tìm hiểu tình hình phát triển cây cơng nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt và ơn đới (Thế mạnh, hiện trạng, khó khăn phát triển)
+ Nhóm 3 (Vàng): Tìm hiểu tình hình phát triển chăn ni gia súc.
+ Nhóm 4 (Tím) : Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế biển.
+ Nhóm 5(Cam): Tìm hiểu về tình hình phát triển ngành cơng nghiệp năng
lượng của vùng (Thế mạnh, hiện trạng, khó khăn phát triển)
Vịng 2 (Nhóm mảnh ghép) - Thời gian 15phút
- Bước 1: Hình thành nhóm mới (mỗi nhóm gồm 2 HS từ các nhóm chuyên gia)
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Vẽ lược đồ tư duy thể hiện các
thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng TDMN Bắc Bộ.
- Bước 3: HS thảo luận, hoàn thành lược đồ tư duy.
- Bước 4: HS các nhóm treo kết quả “Kỹ thuật phịng tranh” , nhóm khác góp
ý bổ sung, GV tổng kết, chuẩn hóa nội dung và cho điểm các nhóm.
Ví dụ 2 - Dạy học Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Ngun
Vịng 1( Nhóm chun gia) - Thời gian 7phút
Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ riêng. Thời gian
4-5 phút.
+ Nhóm 1 (Đỏ) : Tìm hiểu về thế mạnh phát triển cây cơng nghiệp lâu năm.
+ Nhóm 2 (Xanh): Tìm hiểu về thế mạnh khai thác và chế biến lâm sản.
+ Nhóm 3 (Vàng): Tìm hiểu về thế mạnh thủy điện.
Vịng 2 (Nhóm mảnh ghép) - Thời gian 15phút

- Bước 1: Hình thành nhóm mới từ những thành viên của các nhóm ghép lại,
với nhiệm vụ mới là: vẽ lược đồ tư duy thể hiện các thế mạnh phát triển kinh tế của
Tây Nguyên . Thời gian thảo luận khoảng 8 phút.
- Bước 2: GV gọi đại diện nhóm xong trước lên báo cáo kết quả thảo luận của
nhóm, các nhóm cịn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn hóa và đánh giá.
2. Kĩ thuật “khăn trải bàn”
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp
tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.
17


Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của HS. Tăng cường tính độc lập,
trách nhiệm cá nhân của HS. Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa HS với HS.
* Các bước tiến hành khi sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”
- Bước 1: Chia HS thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng từ 4 - 6 HS, phát
cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. Giao nhiệm vụ, chủ đề cần thảo luận, tìm hiểu cho
từng nhóm
- Bước 2: Các nhóm tiến hành làm việc. Đầu tiên chia giấy Ao thành các
phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia
theo số thành viên trong nhóm. Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần
xung quanh đó.
Viết ý kiến cá nhân
1

Viết ý
kiến cá
Ý kiến chung của cả nhóm
nhân 4
Hình 2.3: Sơ đồ kĩ thuật “khăn trải bàn”
Viết ý kiến cá nhân


2

Viết ý
kiến cá
nhân

3

Viết ý kiến cá nhân
- Bước 3: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy
nghĩ và trả lời câu hỏi, nhiệm vụ theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân,
viết ý kiến vào phần giấy của mình, hoặc viết váo giấy A4 rồi dán vào xung quang
giấy Ao.
- Bước 4: Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm
thống nhất ý kiến chung và viết vào phần chính giữa tờ giấy Ao.
- Bước 5: Các nhóm báo cáo kết quả, HS nhận xét, GV tổng kết, chính xác
hóa nội dung kiến thức.
Ví dụ 1- Dạy học Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
(Phần ngun nhân tạo ra tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa)
- Bước 1: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 HS, giao nhiệm vụ cho
các nhóm thảo luận theo câu hỏi: Tại sao thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt
đới ẩm gió mùa? GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao.
18


- Bước 2: Đầu tiên, mỗi nhóm chia tờ Ao thành nhiều phần theo số thành viên
trong nhóm và một phần ở chính giữa.
- Bước 3: Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ và viết ý kiến vào phần giấy của
mình, hoặc viết vào giấy A4, dán vào xung quanh giấy Ao.

- Bước 4: Nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, viết vào phần chính giữa của tờ
giấy.
- Bước 5: Các nhóm báo cáo kết quả. HS theo dõi nhận xét, bổ sung. GV đánh
giá sản phẩm của từng nhóm và chính xác hóa nội dung.
Ví dụ 2 - Dạy học Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đơng
Nam Bộ (Phần tìm hiểu tại sao phải đặt ra vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu ở Đông Nam Bộ)
- Bước 1: Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 - 8 HS. Giao nhiệm
vụ cho các nhóm: Em hãy giải thích tại sạo lại đặt ra vấn đề khai thác lãnh thổ
theo chiều sâu ở Đơng Nam Bộ? GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. Các
nhóm thảo luận khoảng 4 – 5 phút.
- Bước 2: Mỗi nhóm chia tờ giấy Ao thành từng phần ứng với số thành viên
trong nhóm và một phần ở chính giữa.
- Bước 3: Mỗi cá nhân tự nghiên cứu độc lập khoảng 2 phút và viết ý kiến vào
phần giấy của mình hoặc viết vào giấy A4, dán váo xung quanh giấy Ao.
- Bước 4: Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và viết ý kiến chung của cả nhóm
vào phần chính giữa của giấy.
- Bước 5: Các nhóm lần lượt trình bày kết quả, nhóm HS khác nhận xét, bổ
sung. GV đánh giá sản phẩm của từng nhóm và chính xác hóa nội dung.
3. Tranh luận ủng hộ - phản đối
Tranh luận ủng hộ - phản đối (tranh luận chia phe) là một kĩ thuật dùng trong
thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến
khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét
chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải nhằm
đánh bại ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác
nhau.
* Các bước tiến hành
- Bước 1: Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối
lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu
nhiên hoặc theo nguyện vọng muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.

Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, một nhóm cần thu thập những luận
cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
19


- Bước 2: Sau khi các nhóm đã thu thập được các luận cứ thì bắt đầu tiến hành
thảo luận thơng qua đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận :
Nhóm ủng hộ đưa ra lập luận ủng hộ về vấn đề nghiên cứu, nhóm phản đối đưa ra
một ý kiến phản đối. Nếu mỗi nhóm có số thành viên ít hơn 6 người thì khơng cần
đại diện nhóm mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận của mình.
- Bước 3: Tiến hành thảo luận chung sau khi hai nhóm đã đưa ra mọi lập luận,
ý kiến của mình.
- Bước 4: GV đánh giá kết quả thảo luận, chính xác hóa nội dung học tập.
Ví dụ 1- Dạy học Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở
Đồng bằng sông Hồng (Phần tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế của vùng
Đồng bằng sông Hồng)
Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm lớn. Đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ cho từng
nhóm:
+ Nhóm 1: Chứng minh vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều thế mạnh cho
phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 2: Chứng minh vùng đồng bằng sơng Hồng có nhiều hạn chế trong sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhóm có thể thu thập ý kiến của các thành viên bằng cách lấy ý kiến bằng
lời, rồi thư ký ghi chép hết lại, hoặc từng cá nhân sẽ viết ý kiến của mình ra giấy,
rồi thu giấy đó lại để thảo luận, thống nhất. Các nhóm làm việc trong khoảng 5
phút.
Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận trên cơ sở các ý kiến đã thu thập được,
đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo những ý kiến của nhóm mình.
Bước 3: Tiến hành thảo luận chung sau khi hai nhóm đã đưa ra mọi ý kiến của
mình, GV đánh giá, tổng kết, chính xác hóa nội dung nhận thức.

Ví dụ 2 - Dạy học Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên của
vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (Phần tìm hiểu về các thế mạnh và hạn chế về
tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long)
Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. Đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ cho từng
nhóm:
+ Nhóm 1: Chứng minh vùng đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều thế mạnh
về tự nhiên cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 2: Chứng minh vùng đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều hạn chế về
tự nhiên trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhóm có thể thu thập ý kiến của các thành viên bằng cách lấy ý kiến bằng
lời, rồi thư ký ghi chép lại, hoặc từng cá nhân sẽ viết ý kiến của mình ra giấy, rồi
thu giấy đó lại để thảo luận, thống nhất. Các nhóm làm việc trong khoảng 5 phút.
20


Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận trên cơ sở các ý kiến đã thu thập được.
Đại diện nhóm lên trình bày, báo cáo những lập luận của nhóm mình.
Bước 3: Tiến hành thảo luận chung sau khi hai nhóm đã đưa ra ý kiến của
mình, GV đánh giá, tổng kết, chính xác hóa nội dung nhận thức.
4. Kĩ thuật tổ chức các trị chơi
Các trị chơi (giải ơ chữ, ai nhanh hơn, đốn ý đồng đội... ) góp phần phát
huy được các năng lực cần thiết cho học sinh, tạo nhiều hứng thú trong giờ học. Kĩ
thuật này thường được dùng trong hoạt động khởi động hoặc củng cố kiến thức khi
dạy học bài mới/chủ đề/ơn tập.
Ví dụ 1: Khi dạy Ơn tập phần Địa lí tự nhiên Việt Nam
1
2

N


Ĩ

N

G



M

T

H



M

L



C

Đ



A


Y



N

A

I

3

N

Ơ

I

C

H

Í

T

U

4


B

I

Ê

N

G

I



I

5

T

H

I

Ê

N

T


6

Đ



I

N

Ú

I

L



N



I

7
8

Ơ

N


Đ

9

G

I

Ĩ

M

Ù

A

B

I



N

Đ

Ơ

N


G

G

I

Ĩ

L

À

R

Â

M

N

H

I

Ê

T

Đ


M

Ù

A

Đ

Ơ

N

G

M

A

U

10
11
12

R



G


N

13
14

C

À

0


I

GV cho HS thực hiện trị chơi “giải ơ chữ”
Hình thức: cả lớp hoặc chia 2 đội chơi
Bước 1: GV đọc câu hỏi. HS lần lượt chọn và trả lời các ô chữ hàng ngang.
Bước 2: HS trả lời ô chữ hàng dọc; nếu không trả lời được GV gợi ý từ chìa khóa.
Bước 3: GV đánh giá kết quả/khen ngợi.
Câu hỏi ơ chữ hàng ngang:
Câu 1: Tính chất của khí hậu Việt Nam?
Câu 2: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài,
mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngồi của rìa lục địa có độ sâu 200 m hoặc
hơn nữa là...?
21


Câu 3: Nước ta có nhiệt độ cao và góc nhập xạ lớn là do nằm trong khu vực.....?
Câu 4: Nước ta có hơn 4500 km đường......trên đất liền.

Câu 5: Ảnh hưởng tiêu cực của Biển Đông đối với nước ta?
Câu 6: Địa hình nước ta chủ yếu là ...?
Câu 7: Góc nhập xạ của Mặt Trời đến lãnh thổ nước ta như thế nào?
Câu 8: Đai sinh vật ở độ cao trên 2600m trên dãy Hoàng Liên Sơn là...?
Câu 9: Ngồi tính chất nóng ẩm, khí hậu nước ta cịn có thêm tính chất nào nữa?
Câu 10: Nước ta tiếp giáp với biển nào?
Câu 11: Loại gió hoạt động mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ nước ta vào đầu mùa hạ
có tên gọi là gì?
Câu 12: Loại rừng phổ biến cho cảnh quan thiên nhiên Việt Nam là loại rừng nào?
Câu 13: Từ tháng XI đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của
gió gì?
Câu 14: Điểm cực Nam nước ta thuộc tỉnh nào?
Từ chìa khóa ơ hàng dọc: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIĨ MÙA
Ví dụ 2: Khi dạy ơn tập phần một số vấn đề phát triển và phân bố nơng
nghiệp.
1
2

Q

U

T

H



Y


S



N



N

G

C

A

N

H

T

R

A

N

G


T

R



I

I

T

R

Ơ

N

G

B



T

R

E


H



N

H

Á

N

R

U

Y



N

8

C

A

O


S

U

9

L

U

A

G



3
4

N

U

Ơ

5
6
7

C


Ơ

T

O

Câu 1. Một trong những thế mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long là...?
Câu 2. Đây là cách thức sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên?
Câu 3. Hiện nay hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất đóng vai trị quan trọng trong
sự phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở nước ta là....?
Câu 4. Ngồi đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy sản, nước ta còn phát triển mạnh
hoạt động .......thủy sản?
22


Câu 5. Dừa được trồng nhiều ở tỉnh này?
Câu 6. Vào mùa khô loại thiên tai ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nước ta
là...?
Câu 7. Nền nông nghiệp tiểu nông mang tự cung, tự cấp của nước ta trước đây
là...?
Câu 8. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là...?
Câu 9. Đây là loại nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta?
Từ chìa khóa ô hàng dọc: TÂY NGUYÊN
Ví dụ 3: Khi dạy bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
GV cho học sinh thực hiện trò chơi “ai nhanh hơn”
- Bước 1: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi. Chia lớp làm 2 đội
Tìm từ đúng/sai với đặc điểm dân số, dân cư nước ta. (GV cắt phiếu bỏ vào hộp)
(ĐƠNG DÂN , ÍT DÂN, TĂNG NHANH, TĂNG CHẬM, TẬP TRUNG CHỦ
YẾU Ở ĐỒNG BẰNG, TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở ĐỒI NÚI, DÂN SỐ GIÀ

, DÂN SỐ TRẺ, NHIỀU DÂN TỘC, ÍT DÂN TỘC, NGƯỜI THÁI CHIẾM ĐA
SỐ, NGƯỜI KINH CHIẾM ĐA SỐ)
- Bước 2: HS chọn phiếu lên dán trên bảng
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức (khen ngợi)
5. Kĩ thuật đóng vai
Ví dụ 1: Dạy học chủ đề Địa lí Dân cư nước ta.
Kịch bản đóng vai: Dân hỏi bộ trưởng trả lời
Dân: Theo tôi được biết, dân số nước ta hiện nay đã gần 100 triệu người với
tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử nên gia tăng còn khá cao. Vậy nhà nước đã đưa ra
những chính sách nào để dân số nước ta không bùng nổ trong tương lai?
=>Bộ trưởng: Để giải quyết vấn đề này nhà nước ta đã đưa ra những chính
sách như: Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, mỗi hộ gia đình sinh
nhiều nhất là 2 con để nuôi dạy cho tốt... đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền các chủ
trương chính sách pháp luật về dân số đến người dân để nâng cao nhận thức.
Dân: Thực tế cho thấy, sự phân bố dân cư giữa đồng bằng - miền núi, giữa
thành thị và nơng thơn có sự chênh lệch lớn vậy làm thế nào để điều chỉnh sự
chênh lệch này?
=> Bộ trưởng: Để điều chỉnh sự chênh lệch này, nhà nước đã xây dựng
chính sách chuyển cư phù hợp, phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa, hình thành
các đơ thị vệ tinh... để góp phần phân bố dân cư lao động hợp lí giữa các vùng.
23


Dân: Vậy sự phân bố dân cư như trên có ảnh hưởng gì đến việc sử dụng lao
động khơng?
=> Bộ trưởng: Việc phân bố như vậy dẫn đến vùng thừa lao động, vùng
thiếu lao động gây ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
của mỗi vùng.
Dân: Hiện nay tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn cịn gay gắt. Vậy
nhà nước đã có những biện pháp nào để giải quyết tình trang đó?

=> Bộ trưởng: Nhà nước đã tập trung giải quyết việc làm cho người lao
động theo các hướng: Phân bố lại dân cư, lao động hợp lí; tuyên truyền người dân
thực hiện tốt chính sách dân số; đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở cả nông thôn,
thành thị; thu hút các dự án đầu tư nước ngoài; đào tạo nghề cho người lao động;
hợp tác xuất khẩu lao động...
Dân: Hiện nay người dân có nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước khá
cao. vậy nhà nước quan tâm đến vấn đề này như thế nào?
=> Bộ trưởng: Nhà nước đã đưa xuất khẩu lao động trở thành một chương
trình lớn, khuyến khích tạo mọi điều kiện đối với các cá nhân lao động có nhu cầu
xuất khẩu lao động sang các nước: hỗ trợ vay vốn, mở rộng thị trường xuất khẩu,
đại sứ quán của nước ta ở nước ngoài hỗ trợ công dân khi cần thiết.
Dân: Trong năm 2019 vừa qua, nổi lên vụ việc 39 thi thể người Việt Nam
được phát hiện trong contaner đông lạnh ở Anh. Nhà nước cần khuyến cáo người
dân những vấn đề gì?
=> Bộ trưởng: Nhà nước khuyến cáo người dân khi có nhu cầu xuất khẩu
lao động cần chọn các công ty có uy tín, đặc biệt cần qua Sở lao động thương binh
- xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhà nước sẽ phối hợp với cơ
quan an ninh điều tra các tổ chức cá nhân đưa người vượt biên trái phép ra nước
ngoài để truy tố trước pháp luật.
Dân: Xin cảm ơn ngài bộ trưởng.
Ví dụ 2: Dạy học bài các vùng kinh tế/ôn tập các vùng kinh tế.
- Bước 1: GV cho học sinh đóng vai là kĩ sư nông nghiệp/ nhà kinh tế học
khi đến các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, ... thì đầu tư phát triển
các ngành kinh tế nào? Tại sao?
- Bước 2: HS đóng vai trình bày, HS khác hỏi câu hỏi phụ, GV nhận xét,
chốt kiến thức.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học Địa lí lớp 12 THPT bằng các kĩ thuật dạy học
tích cực .
Ví dụ 1: Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA


HĐ: Khởi động (3-5phút)
24


GV cho học sinh thực hiện trò chơi “ai nhanh hơn”
- Bước 1: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi. Chia lớp làm 2 đội
Tìm từ đúng/sai với đặc điểm dân số, dân cư nước ta (cắt bỏ phiếu vào hộp)
(ĐƠNG DÂN , ÍT DÂN, TĂNG NHANH , TĂNG CHẬM, TẬP TRUNG CHỦ
YẾU Ở ĐỒNG BẰNG, TẬP TRUNG CHỦ YẾU Ở ĐỒI NÚI, DÂN SỐ GIÀ
, DÂN SỐ TRẺ, NHIỀU DÂN TỘC, ÍT DÂN TỘC, NGƯỜI THÁI CHIẾM ĐA
SỐ, NGƯỜI KINH CHIẾM ĐA SỐ)
- Bước 2: HS chọn phiếu lên dán trên bảng
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức (khen ngợi)
HĐ 1: Đặc điểm dân số nước ta
(Kỹ thuật vẽ lược đồ tư duy - Thời gian 15 phút))
- Bước 1: GV chia HS thành các nhóm nghiên cứu nội dung SGK và Át lát
địa lí Việt Nam trang 15, 16 hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện các đặc điểm dân số
nước ta.
- Bước 2: HS treo kết quả “kĩ thuật phòng tranh”
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức và chiếu cách hình về dân số để phân tích
=> ảnh hưởng?
HĐ 2: Tìm hiểu về phân bố dân cư
(Kỹ thuật tổ chức trò chơi - Thời gian 15 phút))
Bước 1:
- GV tổ chức trò chơi: chia lớp thành 2 đội: mỗi đội 7 người
- GV vẽ 2 cặp hình trịn/hình vng 1hình to, 1 hình nhỏ giữa nền phịng học

Miền núi

Đồng bằng


Nơng thơn

Thành thị

Bước 2: u cầu học sinh nhảy vào đứng trong ô để phản ánh đúng sự phân bố dân
cư ở nước ta
Bước 3: Học sinh nhận xét sự phân bố dân cư.
25


×