Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận môn Xã hội học “Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.06 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý xã
hội. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác nghiên cứu DLXH bởi
nghiên cứu DLXH có thể nắm bắt được tâm trạng của nhân dân, hiểu được nguyện
vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp. Từ năm 2009 đến nay,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết; Thông báo; Kết luận quan trọng có
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu DLXH như: Thông báo số 274-TB/TW ngày
29/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đề án tăng cường năng lực điều tra
xã hội học, nắm bắt DLXH” nhấn mạnh “nắm bắt DLXH là nhiệm vụ quan trọng và
rất cần thiết để các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước nắm được tình hình tư tưởng,
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, có căn cứ khoa học để ban
hành chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách”. Đặc biệt, vào năm 2014, Ban Bí thư đã
ban hành Kết luận số 100-KL/TW về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác
điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH” trong đó nhấn mạnh “Các cấp ủy Đảng và chính
quyền cần nhận thức đầy đủ về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu DLXH, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị”.
Trên phương diện nghiên cứu khoa học về dư luận xã hội, Việt Nam vẫn chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về dư luận xã hội. Đặc biệt, nghiên cứu khoa
học dư luận xã hội về bảo vệ môi trường là khá mới mẻ với tỉnh Bắc Giang. Bởi vì
nếu thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được kết hợp với lý luận về lĩnh
vực này sẽ cho thấy được quy luật vận động của vấn đề bảo vệ môi trường ở địa
phương, phát hiện được các căn nguyên của vấn đề nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng
làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhất trong thông tin, tuyên truyền
và quản lý về mơi trường. Chính vì vậy, tơi chọn Đề tài nghiên cứu “Dư luận xã hội
về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" thực sự là vấn đề rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cung cấp những cơ sở khoa học để nắm bắt và
định hướng DLXH về BVMT và đề xuất các giải pháp về thông tin, tuyên truyền để
định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận xã hội trong giải quyết các vấn đề về môi
trường, tạo môi trường xã hội ổn định, góp phần phát triển KT-XH tại tỉnh Bắc Giang.

1




NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các
nhóm xã hội đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích và
giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận công
khai đối với các vấn đề quan tâm. Dư luận xã hội bao gồm các thành phần:
- Nhận thức: bao gồm tri thức, hiểu biết, thông tin, giao tiếp. Nhận thức về
bảo vệ môi trường được đo lường bằng: (sự quan tâm của nhân dân đến vấn đề bảo
vệ môi trường; nhận thức về hiện trạng môi trường; nhận thức về chính sách và
pháp luật bảo vệ mơi trường; nhận thức về các kiến thức bảo vệ môi trường.
- Thái độ: bao gồm các trạng thái cảm xúc, tình cảm, các nhu cầu, động cơ,
tâm tư, nguyện vọng. Với thành phần này, dư luận xã hội luôn bao hàm tình cảm. Ví
dụ như u hay ghét, quan tâm chú ý hay thờ ơ không chú ý, ủng hộ hay phản đối.
Thái độ về bảo vệ môi trường được đo lường bằng: (Mức độ lo lắng về vấn đề mơi
trường; mức độ hài lịng với các hoạt động bảo vệ môi trường và mong muốn với
các hoạt động bảo vệ môi trường).
- Xu hướng hành động thể hiện qua cách thức cư xử, sự sẵn sàng hành động
theo một kiểu nhất định nào đó. Với thành phần này, dư luận xã hội luôn phản ánh
xu hướng hành động như hành động sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ hay phản đối, sẵn
sàng lên tiếng khen ngợi hay phê phán. Xu hướng hành động được đo lường bằng 4
thành phần bảo vệ mơi trường bao gồm:Xu hướng hành động phịng, chống ô nhiễm
môi trường; Xu hướng hành động ứng phó với sự cố môi trường; Xu hướng hành
động khắc phục ô nhiễm môi trường; Xu hướng hành động khai thác sử dụng, tài
nguyên thiên nhiên.
1.2. Định hướng dư luận xã hội

Định hướng DLXH là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của
nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành
DLXH tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất
và có tác động giáo dục.

2


Nội dung định hướng DLXH: Một là, hình thành ở công chúng nhận thức
đúng đắn về sự kiện, hiện tượng, q trình xã hội; Hai là, hình thành ở cơng chúng
thái độ phù hợp với sự kiện, hiện tượng. Ba là, hình thành hành vi phát ngơn hợp lý
của cơng chúng đối với sự kiện, hiện tượng.
Phương thức định hướng DLXH: Định hướng thơng qua uy tín của người lãnh
đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội; Định hướng dư luận thơng qua sinh hoạt, hội họp của các
tổ chức; Định hướng dư luận thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thông
đại chúng (Thứ nhất, tạo điều kiện để nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra
những vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của họ; Thứ hai, hình thành, tạo
lập DLXH tích cực về một vấn đề, sự kiện nào đó nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự
phát triển của sự kiện, hiện tượng đó; Thứ ba, thơng tin cho nhân dân về tình trạng
của DLXH đối với các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn xã hội,
nhất là những vấn đề có tính cấp; Thứ tư, xây dựng lịng tin, thế giới quan khoa học
và các chuẩn mực giá trị đúng đắn, tiến bộ, nhân văn; Thứ năm, điều chỉnh hành vi
của các cá nhân trong xã hội, tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần
chúng).
Định hướng dư luận bằng dư luận; Định hướng dư luận bằng cách tác động
vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, thay đổi quan niệm, thái độ của
con người (tác động đến yếu tố nhận thức của chủ thể dư luận bằng cách cung cấp
thơng tin chính xác, đầy đủ, kịp thời; Đứng trên quan điểm lợi ích, giải thích làm rõ
các mối quan hệ về lợi ích để định hướng DLXH).
1.3. Môi trường, ô nhiễm môi trường và Bảo vệ môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện
môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do
con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên. BVMT bao gồm các hoạt động: Hoạt động phịng,
chống ơ nhiễm mơi trường; Hoạt động ứng phó với sự cố mơi trường; Hoạt động
3


khắc phục ô nhiễm môi trường; Hoạt động khai thác sử dụng, tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
1.4. Khái niệm dư luận xã hội về BVMT
Từ khái niệm DLXH và BVMT như trên, đề tài đưa ra cách hiểu “DLXH về
BVMT” là các ý kiến đánh giá của các nhóm xã hội về các hoạt động bảo vệ môi
trường - các hoạt động này dựa trên sự quan tâm và ảnh hưởng đến lợi ích của các
các nhóm xã hội, ý kiến đánh giá về hoạt động bảo vệ môi trường dựa trên nền tảng
là nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các nhóm xã hội về vấn đề BVMT.
2. Chức năng của dư luận xã hội
2.1. Chức năng đánh giá
DLXH thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với các sự kiện,
hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. DLXH có vai trị quan trọng trong việc hình
thành thang giá trị xã hội. Trên thực tế, người ta thường chạy theo các giá trị mà
DLXH đề cao chứ không phải các giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra. Thang
giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra, cho dù có đúng đến đâu, cũng khó có thể
đi vào thực tế nếu khơng được DLXH tán thành, ủng hộ. Thang giá trị của DLXH

mỗi thời một khác. Dư luận xã hội đánh giá dựa trên các tri thức khoa học, các
chuẩn mực xã hội hoặc có thể là các kinh nghiệm xã hội đời thường. Những căn cứ
để đánh giá mang tính chủ quan và khách quan cho nên sự đánh giá của dư luận xã
hội có thể đúng hoặc có thể sai. Những đánh giá đúng có tác dụng tích cực đối với
sự phát triển của xã hội cịn đánh giá sai có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội.
2.2. Chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội
DLXH rất nhạy cảm với các hành vi xâm phạm lợi ích chung, lợi ích của tồn
xã hội, nhất là hành vi của các phần tử, các nhóm cực đoan, lên án kịp thời và gay
gắt các hành vi này, làm cho cho các cá nhân, các nhóm cực đoan phải “chùn tay”;
DLXH cũng rất quan tâm đến các hành vi có lợi cho toàn xã hội, kịp thời cổ vũ, các
cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành vi này. Dư luận xã hội có khả năng điều
chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của cá nhân và nhóm. Sự điều chỉnh thể hiện ở
chỗ DLXH tìm cách tạo sức ép để sắp xếp các quan hệ và các hành vi cho phù hợp
với trật tự hiện hữu. Như vậy, DLXH thực hiện chức năng điều hoà đối với các quan
hệ, hành vi mà nó coi là “lệch chuẩn”.

4


2.3. Chức năng giáo dục của dư luận xã hội
Nhờ có uy tín lớn, sự khen chê, khun bảo của DLXH có tác động rất mạnh
đến ý thức và hành vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Bằng sự khen,
chê, khuyên can kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi
ích, các giá trị xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, ln lý, DLXH có vai trị rất lớn
trong việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về sự phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, đẹp
- xấu. DLXH khen ngợi những người biết làm ăn một cách chính đáng, tích cực làm
việc thiện. Đồng thời, DLXH cũng lên án gay gắt những hành vi tham ô, tham
nhũng, lạm dụng quyền lực ... Bằng việc lên án hoặc khen ngợi, DLXH luôn được
liên tưởng với những trừng phạt đối với những hành vi vi phạm các chuẩn mực và
những phần thưởng tinh thần cho sự tuân thủ.

2.4. Chức năng giám sát, tư vấn, phản biện xã hội
DLXH có vai trị giám sát hoạt động của nhà nước và các tổ chức xã hội, gây
sức ép lớn đối với tệ tham nhũng, quan liêu, tắc trách. Các quan chức tham nhũng,
quan liêu, mất dân chủ rất “ghét” báo chí, DLXH vì báo chí, DLXH ln “nhịm
ngó” vào các cơng việc mờ ám của họ, sẵn sàng lên án, tố cáo họ. Trước những vấn
đề nan giải của đất nước, DLXH có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt mà các
cơ quan tham mưu cho chính quyền có thể chưa nghĩ ra được. DLXH cũng có khả
năng đưa ra các ý kiến phản biện xác đáng đối với các quyết định của các cơ quan
đảng, chính quyền, tổ chức CT-XH.
2.5. Chức năng giải toả tâm lý xã hội
Sự bất bình, các nỗi niềm oan ức của con người, nếu khơng được giãi bày, nói
ra, sẽ khơng mất đi mà lắng chìm xuống tầng vơ thức trong tâm thức của con người
và có thể trở thành những mầm mống bệnh hoạn nghiêm trọng về tinh thần, đến một
lúc nào đó sẽ bộc phát thành những hành vi, phản ứng bất thường khơng thể kiểm
sốt được. Sự giãi bày, bày tỏ thành lời có thể giải toả nỗi bất bình, uất ức của con
người. Bị oan ức mà nói ra được người ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm.
3. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội
3.1. Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
Nội dung và sắc thái của dư luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ
hiểu biết của cơng chúng, nhóm xã hội. Sự hiểu biết nhiều hay ít, sâu sắc hay khơng
sâu sắc của cơng chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện quyết định
5


sự đánh giá đúng hay sai của cơng chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, sự kiện, hiện
tượng đó. Một trong những yếu tố nhận thức có ảnh hưởng khá phổ biến đến sự
phán xét của dư luận xã hội, đó là khn mẫu tư duy xã hội.
Khn mẫu tư duy xã hội là những quan niệm, suy lý, phán xét khái qt,
giản đơn, hữu hạn nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng
đồng xã hội. Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống của con

người: trong tôn giáo, đạo đức, chính trị .... ở đâu chúng ta cũng có thể lấy các ví dụ
về khn mẫu tư duy. Trong thời bao cấp, trong lĩnh vực tư tưởng chính trị, các
khn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan niệm như : “Chủ nghĩa xã hội
khơng có kinh tế thị trường”; “Kinh tế kế hoạch hố đối lập với kinh tế thị
trường”.... Các khn mẫu tư duy về các nước tư bản: “Kinh tế tư bản là kinh tế
khơng có kế hoạch”; “Sự phồn vinh của các nước tư bản chỉ là sự phồn vinh bề
ngoài giả tạo”.... Trong lĩnh vực đạo đức, một thời đã tồn tại các khuôn mẫu tư duy
như: “Tiểu thương, tiểu chủ, những người làm ăn cá thể là kẻ xấu”; “Phụ nữ khơng
có chồng mà có con là thiếu đức hạnh”.... Trong lĩnh vực tri giác, cũng tồn tại rất
nhiều khn mẫu tư duy, ví dụ: “Nhất lé, nhì lùn”; “Đàn ơng miệng rộng thì tài. Đàn
bà miệng rộng điếc tai láng giềng”.
Mọi định nghĩa giản đơn, ngắn gọn, phổ cập về các sự việc đều có thể được
coi là khuôn mẫu tư duy. Khuôn mẫu tư duy theo sự vận động của thực tế cuộc sống
sẽ trải qua hai giai đoạn: giai đoạn hợp thời (thời điểm chân lý mà nó phản ánh cịn
tồn tại) và thời điểm lỗi thời (thời điểm chân lý mà nó phản ánh đã qua đi).
Sự tồn tại của các khuôn mẫu tư duy là cần thiết, khơng có nó sẽ khơng có
hành động xã hội. Cái sai chỉ xuất hiện khi con người tuyệt đối hố các định nghĩa,
các khn mẫu tư duy, vẫn bám lấy chúng khi chúng đã lỗi thời.
Chỉ có các khái quát, phán xét, suy lý phổ biến trong xã hội (hoặc trong một
cộng đồng, nhóm xã hội) mới có thể trở thành khn mẫu tư duy xã hội. Dư luận xã
hội là phương thức tồn tại của khn mẫu tư duy xã hội. Để chủ động hình thành dư
luận xã hội trước hết phải hình thành các khn mẫu tư duy xã hội. Khi đã có khn
mẫu tư duy xã hội, dư luận xã hội mà chúng ta muốn có sẽ tự khắc bật ra khi gặp
bối cảnh tương ứng.
3.2. Cơ sở xã hội của dư luận xã hội
Các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia, dân
tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội. Trong một

6



nhà nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc
thường được coi trọng hơn các lợi ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp);
trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, người ta thường lấy lợi ích quốc gia,
dân tộc, lợi ích cộng đồng làm cơ sở để đưa ra sự nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ
của mình. Trong một nhà nước yếu, dân chủ khơng được coi trọng, pháp luật, kỷ
cương bị buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh lợi
ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhưng nếu phân
tích kỹ thì khơng phải như vậy, lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là căn cứ của các
ý kiến đó.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nhiều lợi ích
khác nhau. Về bản chất, các lợi ích này là thống nhất với nhau. Tuy nhiên, ngoài các
lợi ích cá nhân, đặc thù hợp lý của các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm xã hội (các
lợi ích gắn liền với lợi ích quốc gia, dân tộc), các cá nhân, tầng lớp, giai cấp, nhóm
xã hội có thể chạy theo các lợi ích cá nhân, đặc thù cực đoan, có lợi cho mình
nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc nói chung, của các cá nhân, tầng
lớp, giai cấp, nhóm xã hội khác nói riêng.
Trong thời bao cấp, luồng dư luận không tán thành quan điểm cho rằng
CNXH cũng có kinh tế thị trường, phê phán quan điểm này là "chệch hướng
XHCN" không phải bao gồm toàn những người thiếu hiểu biết về vấn đề kinh tế thị
trường mà cịn có cả những người có hiểu biết tốt, hiểu biết được rằng CNXH cũng
có kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi phát biểu ý kiến thì họ lại nói khác, "nghĩ một
đàng, nói một nẻo". Tiếng nói của họ, sự phản đối của họ không phải do yếu tố nhận
thức quyết định mà là do các lợi ích đặc thù cực đoan quyết định: họ lo ngại sự đổi
mới sẽ làm mất đi các đặc quyền, đặc lợi gắn liền với cơ chế tập trung quan liêu,
bao cấp mà họ đang có...
4. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội
4.1. Các giai đoạn trong quá trình hình thành của dư luận xã hội
Các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai
đoạn:

Giai đoạn tiếp nhận thơng tin
Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân
Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân
7


Giai đoạn hình thành các luồng ý kiến chung (dư luận xã hội).
Trong giai đoạn đầu, thông tin về sự kiện, theo nhiều con đường khác nhau,
được truyền đạt đến các cá nhân. Trong giai đoạn thứ 2, trên cơ sở nhận thức của
mình, các cá nhân bắt đầu đưa ra các ý kiến phán xét, đánh giá có thể rất khác nhau,
thậm chí đối lập nhau về sự kiện. Sự trao đổi, cọ sát ý kiến giữa các cá nhân trong
giai đoạn 3 sẽ dẫn tới sự hình thành các luồng ý kiến chung, hay nói cách khác, đó
là dư luận xã hội.
4.2. Các yếu tố tác động đến quá trình hình thành dư luận xã hội
Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức, có liên quan đến lợi ích của
cơng chúng trước các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, như chúng ta đã phân tích
ở (cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội), ít nhiều đều có tác động đến
quá trình hình thành dư luận xã hội. Một trong những yếu tố có tác động mạnh đến
quá trình hình thành dư luận xã hội là tác động của truyền thơng, thơng tin trên báo
chí.
Hiệu quả của truyền thơng đến q trình hình thành dư luận xã hội phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như uy tín của nguồn thông tin; thời điểm phát tin (nhiều nghiên
cứu cho thấy, nguồn thơng tin sớm nhất có tác động lớn nhất đến việc hình thành dư
luận xã hội, ai đưa ra thơng tin sớm nhất, người đó dễ có khả năng làm chủ được dư
luận xã hội); liều lượng thông tin, cách thức thông tin.... Các yếu tố xã hội khác có
thể có nhiều ảnh hưởng đến q trình hình thành dư luận xã hội là: gia đình, nhóm
xã hội, tầng lớp, giai cấp, đảng tịch.... Ngoài ra, mạng xã hội cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận xã hội. Mạng xã hội đang là xu
thế phổ biến, được nhiều người sử dụng. Do đó, khơng nên xem mạng xã hội ở khía
cạnh tiêu cực mà cần nhìn nhận nó nhưng một kênh thơng tin tác động rộng rãi,

nhanh chóng để kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội. Võ Văn
Phuông (2018) cho rằng trước những thách thức phi truyền thống, trước yêu cầu của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trình độ dân trí ngày một cao, dân chủ trong xã
hội ngày càng mở rộng, kéo theo những tâm trạng xã hội đa chiều cả tích cực và
tiêu cực. Mạng xã hội có vai trị quan trọng vì nó có đường đi riêng, cơ chế lan toả
thơng tin nhanh có thể tạo nên các điểm nóng trong xã hội. Trên góc độ chính trị,
MXH đã gây điêu đứng cho nhiều nước, mạng xã hội đã tạo nên những biến động
chính trị, xã hội to lớn ở Tuynidi và Ai Cập.

8


5. Quan điểm, chủ trương của Đảng về dư luận xã hội và bảo vệ môi trường
5.1. Quan điểm của Đảng về dư luận xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lịng
dân (tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân) là một trong những công việc quan
trọng hàng đầu nhằm đề ra được các chủ trương, đường lối cách mạng phù hợp lịng
dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng
làm được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”. Nhiều văn bản,
quyết định của các cơ quan lãnh đạo Đảng đã khẳng định điều này. Ngay từ năm
1982, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Viện Nghiên cứu dư luận xã hội thuộc
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, trong đó có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
như: “Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội có nhiệm vụ tổ chức việc nghiên cứu dư
luận nhân dân đối với những vấn đề cơ bản của đất nước và những vấn đề quan
trọng có tính thời sự; tổng hợp, phân tích dư luận xã hội để báo cáo với các cơ quan
Đảng và Nhà nước; tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thông tin viên, cộng tác
viên của Viện về lý luận, nghiệp vụ. Viện được trực tiếp quan hệ với các cấp ủy
đảng, các ngành, các đoàn thể quần chúng để tổ chức nghiên cứu dư luận xã hội”.
Những năm đầu Đổi mới và đặc biệt là thời gian gần đây, Đảng ta tiếp tục có những
sự chỉ đạo nhằm tăng cường cơng tác điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội. Ví

dụ, trong văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) đã
nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư tưởng sau đây: “Nâng cao chất lượng thông tin
nội bộ và công tác tuyên truyền, coi trọng biện pháp điều tra dư luận xã hội”.
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) tiếp tục yêu cầu:
“Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề cần thiết cho công tác lãnh đạo,
quản lý Nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu dân ý”.
Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã
hội học, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng".
Đặc biệt, vào năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 100- KL/TW về
việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu
DLXH” trong đó nhấn mạnh “Các cấp ủy Đảng và Chính quyền cần nhận thức đầy
đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH, xác
định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị”.
Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan được Đảng giao
9


nhiệm vụ chính trong nghiên cứu dư luận xã hội, cụ thể như: Nắm bắt, phân tích,
tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân
trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trước
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tiến hành các
cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ quá trình hình thành, hồn thiện
và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước;
định kỳ điều tra dư luận xã hội về hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; Đề
xuất các biện pháp định hướng, hình thành DLXH tích cực, tạo sự thống nhất về
nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tham gia đấu tranh chống
thông tin và quan điểm sai trái, thù địch. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn nghiên cứu
Dư luận xã hội của Việt Nam, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu dư luận xã hội của

thế giới, phát triển khoa học nghiên cứu và tác động dư luận xã hội, khoa học
nghiệp vụ dư luận xã hội của Việt Nam; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
công tác nghiên cứu dư luận xã hội cho mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội và
cán bộ làm công tác tuyên giáo các cấp; đào tạo sau đại học chuyên ngành xã hội
học, tâm lý học xã hội về dư luận xã hội; Quan hệ, hợp tác với các cơ quan điều tra,
nghiên cứu dư luận xã hội của các nước để học hỏi kinh nghiệm, các kỹ năng, kiến
thức mới trong lĩnh vực điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của Viện; Tổ chức công tác thông tin - tư liệu trên lĩnh vực
dư luận xã hội; lưu giữ các dữ liệu, thông tin dư luận xã hội theo đúng các quy định
hiện hành; xuất bản các ấn phẩm về dư luận xã hội; Phối hợp với các cơ quan chức
năng giám sát an ninh tư tưởng, chính trị của các cuộc thăm dị dư luận xã hội do
các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam.
Các nhiệm vụ chủ yếu của các đầu mối nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội ở
các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương: nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản
ánh nhanh dư luận của các tầng lớp nhân dân trước những sự kiện, hiện tượng, vấn
đề xã hội quan trọng trong nước, trong ngành, tại địa phương và trên thế giới, đặc
biệt là trước các chủ trương, chính sách của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp;
Tiến hành các cuộc điều tra xã hội học về dư luận xã hội phục vụ q trình hình
thành, hồn thiện và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng của cấp
ủy đảng, chính quyền ngành, địa phương; định kỳ điều tra dư luận xã hội về hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị của địa phương; Đề xuất các biện pháp định
hướng, hình thành DLXH tích cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành

10


động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước và của ngành, địa phương; tham gia đấu tranh
chống thông tin và quan điểm sai trái, thù địch; Phối hợp với các cơ quan chức năng
giám sát an ninh tư tưởng, chính trị của các cuộc thăm dị dư luận xã hội do các tổ

chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành trên địa bàn ngành, địa phương...
5.2. Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
5.2.1. Chủ trương của Đảng về bảo vệ mơi trường
Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo gắt gao công tác bảo vệ môi trường. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) nhận định: “Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề tồn cầu, cấp
bách có liên quan đến vận mệnh lồi người. Đó là giữ gìn hịa bình, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh chống khủng bố, bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
tồn cầu”. Cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng tránh thiên tai ở nước ta đã
được Đảng rất quan tâm. Việt Nam đã sớm tham gia Cơng ước khung của Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu được thực hiện, qua đó nhận thức
của các cấp, các ngành về biến đổi khí hậu và nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu
đã có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, thể chế, chính sách về ứng phó với
biến đổi khí hậu từng bước được thiết lập, được thể hiện trong nhiều văn bản (như:
Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia
về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, Luật đê điều, Luật sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng, Pháp lệnh phòng chống lụt bão...). Về tổ chức bộ
máy, ở trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ quản lý
nhà nước về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung
ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai ở các địa phương
cũng đã được kiện toàn, bổ sung theo hướng phù hợp với những biến đổi của khí
hậu. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định vị trí, vai trị quan trọng của biến
đổi khí hậu. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 khẳng định: “Phát
triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu”. Trong thời gian qua, việc thực hiện Nghị quyết XII
đã có những chuyển biến, nhưng cịn nhiều hạn chế. Việc ứng phó với biến đổi khí
hậu cịn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường gây nhiều thiệt hại về

11


người và tài sản”. Ngoài ra một số các văn bản, chỉ thị đã được Đảng ta thực hiện
như: Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/2002 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác
BVMT trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7
Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 56-KL/TW ngày
23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI
về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
5.2.2. Chính sách, pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường
Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) đã có những quy định mang
tính nguyên tắc về BVMT; Luật BVMT (ban hành năm 1993 và được Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 7 ngày 23 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015) và
các văn bản có liên quan. Đến thời điểm này, đã thống kê được trên 33 Luật và 22
Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác BVMT. Trong hệ thống các Luật, Pháp
lệnh về BVMT, Luật BVMT có thể coi là đạo luật có vị trí trung tâm (luật chung)
trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT. Bên cạnh Luật BVMT, hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT cịn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo
vệ các thành tố mơi trường (cịn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên). Ngoài
ra, quy định về nghĩa vụ BVMT hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật
về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác.
5.2.3. Các văn bản quy phạm dưới Luật, Pháp lệnh
Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh kể trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Tài ngun và Mơi trường và các Bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn có nội dung quy định về BVMT. Hiện có hơn 90 Nghị định của

Chính phủ, hơn 50 Quyết định và 30 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cùng hàng
trăm thông tư, chỉ thị, quyết định của các Bộ, ngành đã ban hành có nội dung liên
quan trực tiếp tới công tác BVMT. Một số văn bản, quy định pháp luật về BVMT
như sau: Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 về việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 24- NQ/TW ngày 03/6/2013 về chủ động ứng

12


phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2014 về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính
phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường; Nghị
định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt
động môi trường..
Các văn bản về quy hoạch ngành, phê duyệt các chiến lược, chương trình
hành động về BVMT hoặc liên quan đến BVMT: Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg
ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ
Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Kế
hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”; Quyết định
số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 212/2005/QĐ-TTg ngày 26/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ Về
việc ban hành Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các biến đổi gen; sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày

21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại
các đô thị và KCN.
II. THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
1. Đặc điểm, tình hình địa bàn nghiên cứu
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm cách Thủ đơ Hà Nội 50km về phía Bắc, cách
Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng
hơn 100km về phía Đơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và
Tây Bắc giáp thành phố Hà Nội, Thái Ngun, phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh
Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành
phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã,
phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). Theo số liệu thống kê năm 2016,
13


dân số tồn tỉnh Bắc Giang có trên 1,6 triệu người, bao gồm 21 thành phần dân tộc,
trong đó có 21 thành phần dân tộc thiểu số gồm: Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán
Dìu... tổng số là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Đồng bào các dân
tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao:
Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên.
Bắc Giang ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong khu vực trung du Bắc Bộ,
đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông Cầu, sông Thương,
sơng Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý, có vùng trung du rộng
lớn thuận lợi việc canh tác. Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng,
được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của
cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng
tơn giáo ở lễ hội truyền thống.
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có 15 đảng bộ trực thuộc (trong đó 10 đảng bộ
huyện, thành phố; 05 đảng bộ trực thuộc), với 83.887 đảng viên, 732 tổ chức cơ sở
đảng (373 đảng bộ cơ sở, 359 chi bộ cơ sở) 4.448 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.

Bộ máy cơ quan đảng, chính quyền, đồn thể cấp tỉnh gồm: 09 ban, cơ quan của
Tỉnh ủy; Mặt trận Tổ quốc và 05 đồn thể chính trị - xã hội; 46 sở, ban, ngành trực
thuộc HĐND, UBND tỉnh và cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, tình hình trong nước và thế giới cịn nhiều khó khăn, diễn biến
phức tạp. Song, với sự đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp ủy
đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tỉnh Bắc
Giang đã đạt được kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế tiếp tục
tăng trưởng khá (tăng trưởng GRDP năm 2019, ước đạt 16,2%, đứng thứ 2 cả
nước). Quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh; tiềm lực kinh tế của tỉnh ngày càng
mạnh. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thơng tin, truyền thơng... phát
triển tồn diện theo hướng tăng về quy mô và từng bước nâng cao về chất lượng,
một số lĩnh vực nằm trong nhóm đứng đầu các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và
cả nước. Chỉ số hiệu quả hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) năm 2018 của tỉnh đứng
thứ 3/63 tỉnh thành phố cả nước. Hạ tầng kinh tế - xã hội đang được cải thiện tích
cực, nhất là hạ tầng giao thơng, đơ thị, thương mại, công nghiệp, y tế, giáo dục. Bộ
mặt đô thị và nơng thơn có nhiều khởi sắc, thành phố Bắc Giang đã trở thành đô thị
loại II. Thu nhập của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt. Cơng
tác xây dựng Đảng, chính quyền đạt nhiều kết quả tích cực. Năng lực lãnh đạo và

14


sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng được nâng lên. Cơng tác quản lý, điều
hành của chính quyền các cấp ngày càng hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động của mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục có chuyển biến tiến bộ. Khối đại đoàn kết
toàn dân tiếp tục được củng cố vững chắc. An ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội
trên địa bàn được giữ vững. Đến nay, Bắc Giang đã trở thành tỉnh phát triển khá
trong khu vực miền núi phía Bắc ta.
2. Sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn tỉnh Bắc

Giang
Thứ nhất, dư luận xã hội hiện nay đang lo lắng về ô nhiễm môi trường tại các
khu công nghiệp và cụm cơng nghiệp của tỉnh. Tỉnh Bắc Giang có 04 khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động, KCN Vân Trung, KCN Song Khê - Nội Hồng, KCN
Đình Trám, KCN Quang Châu; có 29 cụm cơng nghiệp đang hoạt động; tuy nhiên,
hầu hết các cụm cơng nghiệp chưa có khu xử lý nước thải tập trung, cịn thải ra mơi
trường bên ngoài, gây bức xúc trong nhân dân. Một số doanh nghiệp ngồi khu,
cụm cơng nghiệp cũng cịn hiện tượng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Thứ hai, ô nhiễm môi trường của các làng nghề. Trên địa bàn tỉnh có 39 làng
nghề, làng có nghề được cơng nhận. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng
tại một số làng nghề như: làng nghề nấu rượu Vân, tại xã Vân Hà, huyện Việt Yên;
làng nghề giết mổ gia súc tại làng Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh, Việt Yên; làng nghề
Mỳ Kế, thành phố Bắc Giang…., gây sự lo lắng của nhân dân sinh sống xung
quanh.
Thứ ba, về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt. Toàn tỉnh hiện nay, nhiều xã chưa
giải quyết được vấn đề xử lý rác thải; cơ bản cịn thực hiện chơn lấp; 29 lị đốt thủ
cơng, khơng bảo đảm tiêu chuẩn xử lý khí thải, cịn phát thải ra mơi trường. Cịn lại
68 xã chưa bố trí khu tập kết, xử lý rác thải, tập trung chủ yếu tại các xã khu vực
nông thôn, miền núi: huyện Lục Ngạn (26 xã), Lục Nam (10 xã), Yên Thế (10 xã),
Sơn Động (13 xã).
Thứ tư, về xây dựng nghĩa trang tập trung. Tỉnh đã quy hoạch nghĩa trang tập
trung cấp tỉnh tại địa bàn huyện Lục Nam; tuy nhiên, khi biết có chủ trương xây
dựng nghĩa trang tại địa bàn Lục Nam, nhân dân sinh sống tại nơi quy hoạch và
vùng lân cận phản ứng quyết liệt, dẫn tới Tỉnh phải tạm dừng triển khai dự án.
3. Thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
3.1. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc
15


Giang trong thời gian qua

a. Việc thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng
Cấp ủy, chính quyền các cấp đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo ứng
phó vói biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đặc
biệt, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền
vững tài nguyên, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến
đổỉ khí hậu là một trong sáu nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Đồng thời, Ban Thường
vụ ban hành Nghị quyết số 139-NQ/TƯ ngày 01/9/2016 về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020. HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số
05/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết phí bảo vệ
mơi trưịng đối vớỉ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. UBND tỉnh ban
hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương về ứng phó với biến
đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh.
b. Phịng ngừa và kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường
Đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường, đặc biệt đối với dự án có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường cao và các dự
án sử dụng công nghệ thuộc Danh mục hạn chế chuyển giao. Trong thời gian qua, đã
phê duyệt 508 báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh, đã xác nhận 1.074 kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp
huyện.
Công tác bảo vệ môi trường được chỉ đạo quyết liệt, nhất là việc thu gom, xử lý
rác thải ở khu vực nơng thơn; tồn tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 1.384 họp tác
xã, tổ, đội vệ sinh môi trường làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Đã
quy hoạch 3 điểm xây dựng nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ tiên tiến. Hạ tầng
xử lý chất thải, nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm
đầu tư; đến nay, 4/5 khư cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 08/26 cụm
công nghiệp đang hoạt động được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ thu
gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đạt 67,6%, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở
thành thị đạt 96,7%, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 93,6%,
tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch đạt 83%.

Cơng tác xã hội hố về bảo vệ mơi trường được triển khai tích cực theo tinh thần
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ; UBND tỉnh ban hành

16


quy đinh giải thưởng môi trường, quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác
thải sinh hoạt, qua đó thu hút nhiều tồ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi
trường trên địa bàn tỉnh. Phát động rộng rãi phong trào thi đua bảo vệ mơi trường, lồng
ghép với phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dụng nơng thơn
mới; nhiều mơ hình về bảo vệ mơi trường hoạt động có hiệu quả.
Cơng tác thanh tra, kiếm tra, giám sát mơi trường được tăng cường, trong đó chú
trọng kiểm tra đột xuất đối vói các cơ sở có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ơ nhiễm
mơỉ trường để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định, Đã tiến hành kiểm tra 298 cơ sở,
xử phạt vi phạm hành chính 95 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 11 tỷ đồng.
c. Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của
người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khỏe của nhân dân
Tập trung xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa
bàn, có 15/23 cơ sở được chứng nhận hồn thành xử lý triệt để, đạt tỷ lệ 65,2%; trong
08 cơ sở cịn lại có: 03 cơ sở đã hồn thành đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải
nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định (Bệnh viện đa khoa tỉnh,
Bãi rác huyện Việt Yên, Bãi rác huyện Hiệp Hòa); 03 cơ sở đang triển khai thực hiện
(làng nghề Vân Hà, bãi rác huyện Yên Dũng và làng có nghề giết mổ gia súc thôn Phúc
Lâm; 02 cơ sở chưa thực hiện (bãi rác huyện Lục Ngạn, Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội tỉnh- nay là cơ sở cai nghiện ma túy). Công tác kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường
tiếp tục được tăng cường do vậy đã không phát sinh mới cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Các dự án về hỗ trợ, bảo vệ môi trường, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu, cụm cơng
nghiệp, các cơng trình cấp thốt nước được quan tâm bố trí kinh phí. Tăng cường thu
hút các nguồn lực đầu tư xây dựng các cơng trình nước sạch vệ sinh mơi trường trên

địa bàn, trong đó đã thu hút dự án Nhà máy nước sạch DNP- Bắc Giang (nâng tơng số
cơng trình nước sạch trên địa bàn tỉnh là 110). Thường xuyên tiến hành nạo vét, khắc
phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các ao, hồ, kênh mương, hệ thống cống rãnh
thu gom nước thải. Tích cực huy động nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng ơ
nhiễm mơi trường nghiêm trọng ở làng nghề Phúc Lâm, làng nghề Vân Hà, huyện Việt
Yên.
Đã phê duyệt Quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh để làm cơ sở triến khai xây dựng
các khu vực hỏa táng, xây dựng lộ trình di chuyển nghĩa trang, phần mộ lẻ; thu hút đầu
tư dự án công viên nghĩa trang, Việc quy hoạch và xây dựng nghĩa trang ở các địa
17


phương được gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
a. Hạn chế, tồn tại
Công tác quản lý đất đai ở một số nơi chưa chặt chẽ, cịn xảy ra tình trạng lấn
chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, đất để hoang hóa hoặc sử dụng không hiệu quả.
Công tác lập, quản lý quy hoạch đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng
thường cịn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; một số địa phương vẫn cịn tình trạng
bng lỏng quản lý, chưa quyết liệt trong công tác ngăn chặn, xử lý, còn xảy ra các
hoạt động tập kết, kinh doanh, khai thác cát, sỏi trái phép.
Việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường cịn nhiều hạn chế.
Các nguồn có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường trên địa bàn tỉnh chưa được kiểm
soát thật sự chặt chẽ. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường ở
một số địa phương chưa kiên quyết, chế tài và lộ trình khắc phục sai phạm chưa cụ
thể; chưa tập trung cao độ để xử lý và thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiếm tra.
Hệ thống thu gom, xử lý rác thải; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống
thoát và xử lý nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu.
Môi trường nông thôn tuy có cải thiện, nhưng cịn nhiều bất cập. Mạng lưới
thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa được đầu tư đồng bộ; hạ tầng kỹ

thuật thu gom, xử lý rác thải chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, các khu thu gom, xử lý
cơ bản đã quá tải, chưa có biện pháp xử lý hiệu quả lượng rác tồn đọng.
b. Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhãn khách quan: Hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và
môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khống sản, mơi trường cịn nhiều bất
cập, nhiều chính sách, văn bản hướng dẫn đã được ban hành nhưng chưa cụ thể, vì
vậy trong quá trình triền khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.
- Nguyên nhân chủ quan: Một số câp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng
mức, đầy đủ tầm quan trọng của ứng phó vớỉ biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường; chậm ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo
cơng tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
không thực hiện đúng các quy định về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường khi phê duyệt các dự án đầu tư. Nhận thức của cộng đồng về ứng phó
với biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun và bảo vệ mơi trường nhìn chung cịn hạn

18


chế.
Việc phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan cịn thiếu chặt chẽ. Đội ngũ cán
bộ làm công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự đủ mạnh cả về số lượng và kinh
nghiệm, nhất là ở cấp cơ sở.
3.3. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm
3.3.1. Đánh giá chung
Sau hơn 05 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, nhận thức của các cấp
ủy, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân về vai trị, vị trí, tầm quan
trọng về chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên; tạo sự chuyến biến mạnh mẽ về ý thức
trách nhiệm, tính chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên

địa bàn tỉnh được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc quyết liệt; bước
đầu đạt một số kết quả tích cực. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
thực hiện chặt chẽ, quyền, lợi ích họp pháp của người sử dụng đất được bảo đảm;
khắc phục tình trạng manh mún trong sử dụng đất, khuyến khích người dân tự
nguyện tham gia dồn điền, đổi thửa; công tác quản lý tài ngun khống sản tiếp tục
có những chuyến biến tích cực, dần đi vào nền nếp, tình trạng khai thác khoáng sản
trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Công tác quản lý nước mặt, nước
ngầm, nước xả thải được quan tâm, quản lý chặt chẽ; công tác bảo vệ môi trường
được tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Từng bước khắc phục tình
trạng gây ơ nhiễm mơi trường tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, các bệnh
viện và nơi cơng cộng; xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường; chất lượng lập,
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được nâng lên.
3.3.2. Một sổ bài học kinh nghiệm
Một là, làm tốt công tác tưyên truyền; các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW gắn với tình hình thực tế, bảo đảm
đồng bộ, gắn với nhỉệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Hai là, cần có sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng,
chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các ban, ngành, các đoàn thể,
các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Xác định công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản
19


lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, là
nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Ba là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường, kiên quyết xử lý
nghiêm những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ mơi
trường.
Bốn là, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ về tài chính

và các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi tỉnh trong cơng tác bảo vệ
mơi trường.
III. GIẢI PHÁP THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, ĐỊNH HƯỚNG DƯ
LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về BVMT
Trước thực trạng nhận thức chưa tốt của các tầng lớp nhân dân tại địa bàn
nghiên cứu về BVMT, tỉnh Bắc Giang cần phải có các chương trình tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân. Đặc biệt, tỉnh Bắc
Giang nên tăng độ bao phủ các đối tượng được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao nhận thức về bảo vệ mơi trường khơng chỉ có tập trung nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường cho đối tượng cán bộ cơng chức, viên chức như hiện nay.
Truyền hình và báo mạng điện tử là 2 phương tiện truyền thông đại chúng có
ảnh hưởng mạnh đến nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Cho nên, tỉnh
Bắc Giang cần tập trung sử dụng 2 phương tiện truyền thông này trong công tác
tuyên truyền về môi trường.
Facebook và Youtube đều có ảnh hưởng đến nhận thức của nhân dân về bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang cần phải thận trọng trong việc sử dụng 2
phương tiện này bởi chất lượng thông tin đăng tải và sự tin tưởng của người dân vào
2 phương tiện này là không cao. Tuy nhiên, đây cũng là hai kênh truyền thông mới.
Tỉnh Bắc Giang cần phải kiểm soát và sử dụng hiệu quả bởi những lợi ích từ chúng
mang lại.
Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường. Do vậy, để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, tỉnh
Bắc Giang cần phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
cho các tầng lớp nhân dân.

20


2. Giải pháp kiểm soát thái độ lo lắng và khơng hài lịng với hoạt động bảo vệ

mơi trường
Trước thái độ lo lắng đến các vấn đề môi trường và khơng hài lịng với các
hoạt động bảo vệ mơi trường tại địa bàn có các khu, cụm cơng nghiệp, làng nghề và
xử lý rác thải, tỉnh Bắc Giang cần phải có các hành động cải thiện mơi trường sống
cho người dân, trấn an thái độ của họ bằng các hành động thực tiễn như xử lý ô
nhiễm môi trường, xử phạt thật nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm gây ơ
nhiễm mơi trường.
Truyền hình, báo viết và báo mạng điện tử có ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ
lo lắng của người dân về vấn đề môi trường và thái độ khơng hài lịng với cơng tác
tun truyền về bảo vệ môi trường. Do vậy, cần tăng cường tuyên truyền chủ
trương, chính sách, pháp luật về mơi trường, những tấm gương điển hình, người tốt
việc tốt về bảo vệ môi trường, công khai các tổ chức cá nhân vi phạm môi trường,
công khai việc xử lý các tổ chức đó trên 2 phương tiện truyền thơng này.
Facebook và Youtube có ảnh hưởng đến sự lo lắng của người dân về vấn đề
bảo vệ môi trường và thái độ không hài lịng của người dân với cơng tác tun
truyền về bảo vệ môi trường. Do vậy, các trang mạng xã hội như facebook, youtube,
yahoo (blogs) cần được kiểm sốt thơng tin tránh để người dân bị ảnh hưởng bởi
các thông tin tiêu cực trên các trang mạng xã hội này dẫn đến việc có những lo lắng
quá mức về vấn đề mơi trường. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng cần tăng cường
cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, đấu tranh với
các quan điểm sai trái, thù địch về bảo vệ môi trường trên 2 trang mạng xã hội là
Facebook và Youtube.
Tơn giáo có ảnh hưởng đến sự lo lắng của người dân với các vấn đề mơi
trường và thái độ khơng hài lịng với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Do vậy, các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang cần có các hình thức đối thoại với bà
con giáo dân, tuyên truyền, thuyết phục, vận động để tạo sự đồng thuận về các vấn
đề mơi trường, ngăn chặn sự kích động của các thế lực thù địch đối với bà con giáo
dân tại địa bàn nghiên cứu.
3. Giải pháp thúc đẩy xu hướng hành động tích cực, hạn chế xu hướng hành
động tiêu cực trong bảo vệ môi trường

Tỉnh Bắc Giang cần đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, động viên người
dân tích cực tham gia các hoạt động phịng, chống ô nhiễm môi trường mang tính cá
21


nhân như: Quét rọn rác tại nhà và chỗ ở; Tiết kiệm sử dụng điện, nước; Trồng cây
xanh; Mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh
Bắc Giang cũng nên tạo mơi trường tranh luận, dân chủ, công khai, minh bạch,
không quy chụp, quy tội mà khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn nữa vào
các hoạt động bảo vệ môi trường mang tính cộng đồng như: Tuyên truyền cho
người thân, bạn bè về hoạt động phịng ngừa, giữ gìn, tránh tác động xấu đến mơi
trường; Góp ý với chính quyền về hoạt động phịng ngừa, giữ gìn mơi trường.
Tỉnh Bắc Giang cần thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của
các tầng lớp nhân dân về môi trường để kịp thời trao đổi thông tin, tranh luận, giải
quyết công khai, minh bạch để xóa bỏ các băn khoăn, bức xúc trong tâm trạng, tư
tưởng của nhân dân, tạo diễn đàn để người dân có thể thoải mái trao đổi, giải tỏa các
bức xúc, từ đó hạn chế các hành động lệch chuẩn phản đối chính quyền như các
hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền.
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bảo vệ môi
trường, tỉnh Bắc Giang cần coi việc thay đổi thái độ của người dân với chính quyền
trong hoạt động bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc định
hướng nhân dân vào các hoạt động bảo vệ mơi trường tích cực.
4. Giải pháp trong quản lý mơi trường tại các “điểm nóng” trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang
Ban hành các văn bản cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong đó chú trọng xây
dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút đầu tư cho cơng tác bảo vệ
môi trường đặc biệt công tác thu gom xử lý, tái chế chất thải, các dự án sử dụng
công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng;
Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp;

tăng cường công tác phối hợp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
BVMT đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVMT trong giai đoạn tới;
Lồng ghép các tiêu chí mơi trường trong lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển của tỉnh; rà
soát, điều chỉnh thống nhất các quy hoạch, triển khai đồng bộ các quy hoạch theo
hướng phát triển kinh tế gắn với BVMT;
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định quy hoạch, xét duyệt dự án
đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác

22


động môi trường/xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trên địa
bàn theo hướng lựa chọn cơng nghệ mới, sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm; hạn chế các
dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm cao; Yêu cầu áp dụng Hệ thống quản lý môi
trường theo Tiêu chuẩn ISO 14000 trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về
BVMT của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; tập trung
đối với các cơ sở có lưu lượng xả thải lớn, có nguy cơ cao gây ơ nhiễm mơi trường;
tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, nâng cao
tỷ lệ xác nhận hồn thành cơng trình BVMT trước khi vận hành chính thức; kịp thời
phát hiện,xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.
Tăng cường đầu tư kinh phí sự nghiệp BVMT đảm bảo duy trì mức chi cho sự
nghiệp mơi trường không dưới 01% tổng chi ngân sách theo Nghị quyết 41-NQ/TW
ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị; giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn kinh phí
sự nghiệp mơi trường. Hướng dẫn, cơng khai quy trình và ưu tiên cho vay vốn từ
các quỹ BVMT hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư trường hợp
vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác để đầu tư BVMT.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào

bảo vệ môi trường nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên
phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm lượng chất thải phát sinh, giảm
phát thải khí nhà kính; thúc đẩy q trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực mơi trường, biến đổi khí hậu; tranh thủ tối
đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế về BVMT.
Nâng cao năng lực quan trắc và phân tích mơi trường theo mạng lưới được
phê duyệt; kiểm soát chặt chẽ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của các tổ
chức, doanh nghiệp; tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn; đẩy mạnh
quan trắc tự động về môi trường; tổ chức đánh giá sức chịu tải của môi trường ở
một số khu vực trọng điểm và ban hành quy chuẩn môi trường địa phương trên một
số lĩnh vực theo hướng thắt chặt hơn so với quy chuẩn môi trường quốc gia.
Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường nhằm thống nhất
quản lý, lưu trữ, liên kết dữ liệu và cảnh báo kịp thời tình trạng ơ nhiễm mơi trường,
suy thối và sự cố mơi trường, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng ngừa,
hạn chế và khắc phục.
23


5. Giải pháp định hướng dư luận xã hội về bảo vệ mơi trường
Dựa trên phân tích tài liệu và kết quả phỏng vấn chuyên gia, để công tác định
hướng DLXH về BVMT đạt kết quả tốt, trong thời gian tới các cơ quan tuyên
truyền của Bắc Giang cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là, hình thành ở công chúng nhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan
đến môi trường trên địa bàn tỉnh; công chúng nhận thức đúng đặc điểm, ý nghĩa,
bản chất của sự kiện, hiện tượng liên quan đến môi trường đã xảy ra phù hợp với
lịch sử và logic biểu hiện của nó; cơng chúng nhận thức đúng về các vấn đề môi
trường xảy ra bằng thế giới quan duy vật biện chứng, bằng kinh nghiệm và phương
pháp tư duy khoa học; nhận thức của công chúng về vấn đề môi trường phải dựa
trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các
chuẩn mực giá trị truyền thống, các yêu cầu phát triển của tập thể và xã hội.

Hai là, hình thành ở cơng chúng thái độ phù hợp với các hoạt động BVMT.
Điều quan trọng nhất cần phải làm là tạo được thái độ giống nhau trong cộng đồng
về BVMT, loại bỏ các quan điểm sai, khác biệt về hoạt động BVMT trên địa bàn
tỉnh
Ba là, hình thành hành vi phát ngơn, xu hướng hành động hợp lý của công
chúng đối với sự kiện, hiện tượng: thống nhất, thể hiện sự nhất trí cao với đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các giá trị của truyền
thống dân tộc, nhiệm vụ của tập thể và cộng đồng phải liên quan đến vấn đề BVMT;
thể hiện sự thống nhất nhận thức, tình cảm, động cơ bên trong của mỗi cơng dân,
bộc lộ thái độ đúng đắn, phù hợp với nội dung BVMT cần chuyển tải; phù hợp với
các qui tắc và các chuẩn mực ngôn ngữ đã được thừa nhận trong xã hội và cộng
đồng; Ngôn ngữ tuyên truyền về BVMT phải rõ ràng, chính xác, phổ thơng, dễ hiểu,
tạo ra sức thuyết phục và ảnh hưởng, lôi cuốn nhiều nhóm xã hội, nhiều cộng đồng
xã hội tham gia.
Để thực hiện được các nội dung bên trên cần phải thực hiện các phương pháp
định hướng DLXH về BVMT dưới đây:
Phương pháp 1: Định hướng DLXH về BVMT thông qua uy tín của người
lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội. Cơ sở tâm lý của việc sử dụng phương pháp này để
định hướng DLXH là qui luật nhân cách hóa quan hệ. Cùng một nội dung phát ngơn
nhưng nếu đó là phát ngôn của một giáo sư, một nhà khoa học hay một chính khách
(có uy tín) thì người ta tin hơn là phát ngôn của một sinh viên hay của một nhân

24


viên bình thường. Trong một cơ quan, một tập thể, một nhóm xã hội, họ chính là
người lãnh đạo, quản lý, nhà hoạt động xã hội có uy tín. Trong các tôn giáo, họ là
các chức sắc tôn giáo (cha cố, nhà tu hành). Trong các dân tộc thiểu số miền núi họ
là già làng, trưởng bản, cịn ở nơng thơn họ có thể là các trưởng họ tộc, người cao
tuổi... Những người thủ lĩnh này có vai trị to lớn trong việc định hướng DLXH diễn

ra tại cơ quan, đơn vị hoặc trong nhóm xã hội, trong tập thể. Vai trò, tác dụng định
hướng DLXH tỷ lệ thuận với phẩm chất, năng lực và uy tín của họ. Nếu cán bộ lãnh
đạo, quản lý có uy tín lớn, có trình độ cao, sự đánh giá của họ sẽ được công chúng
tin cậy, noi theo và DLXH trong trường hợp đó phát triển theo hướng tích cực. Đặc
biệt, khi định hướng DLXH về những vấn đề quan trọng, nhạy cảm cần cử những
người có địa vị cao, có uy tín lớn phát ngơn để cơng chúng nhanh chóng có sự chấp
nhận.
Phương pháp 2: Định hướng dư luận về BVMT thông qua sinh hoạt, hội họp
của các tổ chức. Cuộc họp của các tổ chức bao gồm (tổ chức chính trị, chính trị - xã
hội, xã hội - nghề nghiệp...) là một kênh truyền thông, một phương tiện tác động tư
tưởng, cho nên chúng cũng là một kênh, một phương tiện có thể sử dụng để định
hướng DLXH. Định hướng DLXH qua kênh này có ưu thế nổi trội là có thể định
hướng dư luận một cách nhanh chóng và trực tiếp đến từng nhóm đối tượng sinh
hoạt trong cùng một tổ chức. Để định hướng DLXH kịp thời, trực tiếp, trong sinh
hoạt, hội họp của các tổ chức cần thực hiện tốt q trình mang tính hai chiều sau:
Thứ nhất, truyền đạt, cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, những thơng tin chính
thức, chính thống, những thơng tin đã được chọn lọc kỹ càng; Thứ hai, đấu tranh,
phản bác những quan điểm, tư tưởng, ý kiến lệch lạc, tin đồn nhảm, luận điểm phản
tuyên truyền, sai trái, xuyên tạc...
Định hướng dư luận thông qua hoạt động của các phương tiện truyền thơng
đại chúng; một trong những vai trị quan trọng cơ bản hàng đầu của các phương tiện
thông tin đại chúng là định hướng DLXH. Các phương tiện thông tin đại chúng định
hướng DLXH là thể hiện yêu cầu thống nhất giữa yêu cầu từ bên trên - của lãnh đạo
quản lý và nhu cầu từ bên dưới - của quần chúng nhân dân. Với các chức năng và
ưu thế vốn có của mình, các phương tiện truyền thơng đại chúng, chủ yếu là báo
chí, tham gia định hướng DLXH với các phương thức sau:
Tham gia tuyên truyền về BVMT để đông đảo mọi tầng lớp xã hội được biết
và bày tỏ thái độ; Cung cấp thông tin đa dạng, nhiều chiều, sâu sắc về BVMT giúp
quá trình đánh giá của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng mang tính khách
25



×