Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đọc hiểu văn bản: Cảnh khuya - Tư liệu Ngữ Văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.46 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CẢNH KHUYA</b>
<b>ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</b>
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM


Bài cảnh khuya nằm trong chùm thơ của năm 1947.


Đêm đã khuya, đã sâu. Núi rừng, chim muông từ lâu đã im lặng. Bản làng ở xa, cơ quan ở gần,
từ lâu cũng đã ngủ yên. Đêm có trăng, sáng và mát. Gió cũng ngừng. Cây cối im lìm khơng
động, cảnh vật như lắng suy.


Trên nền im lặng bao la ấy nổi bật lên một âm thanh văng vẳng mơ hồ nhưng êm dịu như một
tiếng hát xa - tiếng suối :


<i>Tiếng suối trong như tiếng hát xa</i>


Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, bao giờ chỗ Bác ở cũng gần một con suối để
Bác còn lấy nước trồng rau, thỉnh thoảng còn ra ngồi câu cá. Tiếng suối róc rách, rì rầm, lúc nào
cũng có. Nhưng khuya nay nó vút cao lên bởi mọi tiếng động chung quanh đều chìm xuống, tơn
cho nó rõ ra, và đêm đã đi vào chiều sâu. Câu thơ bỏ nhịp 4/3 mà ngắt hơi ở âm trong theo điệu
3/4 càng làm nó nổi lên, sắc gọn thêm. Nó lại rất trong bởi khơng cịn tạp âm nào vẩn đục. Và
cũng bởi nó cùng vạn vật lắng sâu vào tâm hồn, vào nơi sâu kín nhất, tình khiết nhất.


Câu thơ vang lên những hai thứ tiếng : tiếng Suối và tiếng hát. Tưởng chừng cái im lặng của
cảnh khuya bị phá vỡ. Hố ra lại khơng. Cũng như tiếng gõ cửa ban đêm trong thơ Giả Đảo,
tiếng ngỗng đêm thu trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng suối trong đêm khuya lại càng tăng thêm
cái tĩnh mịch sâu lắng của cảnh khuya.


Tiếng suối rất trong ấy lại văng vẳng, mơ hồ như một tiếng hát từ xạ vọng lại. Tiếng hát nghe xa,
đồng vọng, có qng cách gạn lọc, khơng hay cũng hoá êm dịu. Đã nghe suối chảy thành lời hát,
tiếng suối thành giọng người, thì tiếng hát tất nhiên là đẹp, là hay, ít nhất là êm dịu. Nhưng ở đây
lại cần cái không gian chở đến tai người cái đẹp, cái hay, cái êm dịu ấy. Cho nên tiếng hát đã


được đẩy ra xa, thật xa, và phép so sánh trong câu thơ, đặc biệt là âm mở của từ xa, đã tạo ra cái
không gian vời vợi ấy :


Tiếng suối trong như tiếng hát xa ... a ... a ... a ... Câu thơ vang dài, bất tận. Tiếng hát như xuyên
trùng trùng không gian mà đến, làm cho đêm đã sâu, độ lắng đã sâu lại càng sâu càng lắng.
Có ai đó băn khoăn : lại có tiếng hát nào đây ? Sao lại có sự so sánh hơi ngược này ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong khơng khí lắng sâu ấy của đất trời, một hình ảnh hiện lên :
<i>Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.</i>


Ánh trăng bao phủ, trùm lên cổ thụ. Ánh trăng lồng vào tán lá. Cành lá cắt ánh trăng thành
những mảng trắng đen lẫn lộn, những bóng trăng và bóng cây. Hai lớp bóng ấy lại trùm lên, lồng
vào khóm hoa, và bóng hoa, bóng trăng, bóng cây lại in lên mặt đất. Chỉ có tối và sáng, trắng và
đen, loang loáng ánh bạc. sắc màu bề ngoài mát lạnh. Mọi vật im phăng phắc. Ấy thế mà bên
trong, thiên nhiên lại vận động ấm áp vô chừng. Đây là một cảnh tượng chập chồng, trăng lẩn
vào cây, cây lẩn vào hoa, bóng hoa, bóng cây, bóng trăng chồng chéo lên nhau, ơm ấp quấn quýt
lấy nhau, trong âm điệu hai lần lặp lại từ lồng và trong âm thanh ấm áp, nồng đượm cũng của từ
lồng ấy.


Nếu hai chữ tiếng ở câu trên chỉ làm tăng vẻ tĩnh mịch lạ thường thì ở câu này hai từ lồng cũng
không hề tạo ra một cử động nào cả. Khơng có gió, cây lá không hề rung rinh, ánh trăng trên trời
trong không hề ẩn hiện. Mọi vật đứng yên không động. Các mảng tối của lá cành in hình lên nền
trăng sáng, đường viền rõ mồn một như cắt. Thế là hồ nhịp với âm thanh của suối cũng có hình
dáng ; ánh trăng, cổ thu, khóm hoa lại thành tĩnh vật như một bức thuỷ mặc : cảnh khuya như vẽ.
Đẹp mà có hồn. Tĩnh mà sâu :


<i>Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,</i>
<i>Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.</i>


Con người lắng nghe nhạc suối, lặng ngắm cảnh trăng, bây giờ mới nổi lên, từ đáy sâu lắng của


cảnh vật về khuya, của tâm tư nhiều nỗi. Là nhân vật trữ tình, nhưng nào phải hồn tồn là tác
giả, Bác Hồ của chúng ta. Từ người mang ý phiếm chỉ, người là đối lập với trăng, với cổ thụ, với
hoa. Hay đúng hơn, Bác Hồ đã khách quan hố con người mình để hồ tan vào cảnh vật. Con
người không chỉ lắng nghe, lặng ngắm mà còn cùng trong với giọng suối, cùng xa với tiếng hát,
cùng xôn xao thầm lặng với trăng chiếu hoa lồng, cùng yên lặng lắng sâu với cảnh khuya. Trong
cảnh ấy, tiếng suối là điểm thức, bóng lồng là điểm thức, cho nên con người chưa ngủ là cùng
bạn tai âm.


Có điều câu thơ cắt ngang ở giữa, cái thế chạm nhau giữa cảnh khuya như vẽ và người chưa ngủ
đã bày ra, nhưng không phải để đối lập người với cảnh vốn chan hoà sâu sắc như vừa thấy, mà
cốt cho nổi bật lên vị trí con người : Con người này, dù là thưởng ngoạn như khuya nay ở đây,
hay đương đầu với dơng tố hằng ngày của năm 1947 hay bất kì ở đâu, cũng vẫn một mực việc
làm tháng rộng ngày dài ung dung. Cho nên đây là chưa ngủ và chưa ngủ lặp lại những hai lần,
chứ không phải không ngủ, càng không phải là không ngủ được. Con người ở thế chủ động và
hoàn toàn thoải mái.


Chưa ngủ vì đang mải mê với cảnh, cũng là một lí do đẹp, đó là cái chưa ngủ của nghệ sĩ. Ví thử
bài thơ đến đó chấm dứt thì người đọc có quyền nghĩ rằng đó là lí do duy nhất. Nhưng khơng.
Chưa ngủ trước có thể nguyên nhân là vậy còn chưa ngủ sau lại như cái chính, đúng hơn, như bổ
sung : chưa ngủ vì một lí do khác, lí do chiến sĩ. Con người cịn thức vì những tình cảm cao sâu :
vì lo nối nước nhà.


Không thể nào lầm được, con người đó phải là Bác Hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

mình buồn não cho nước nhà thì chỉ ném vào cảnh đời một cái bực mình lẩn trốn Ngủ quách sự
đời thấy kẻ thức.


Cho nên hạ một câu : Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà đâu phải mọi người đều nói được. Trong khi
Bác nói một cách rất tự nhiên. Cái nhẹ nhàng hồn nhiên và giản dị ấy ai ngờ lại hiện ngay trong
cách ghép của tổ hợp từ này. Ta thường nghe nói nỗi nhớ, nỗi buồn; nối nhà, nối mình, cịn nỗi


nước nhà thì chưa thấy đâu nói. Bởi nó tiêu biểu, nó tập hợp ở đỉnh cao nhất mọi tình cảm và
mọi nghĩ suy, và điều đó chỉ có Bác Hồ nói là thích hợp nhất, nhẹ nhàng, hồn nhiên nhất. Kể cả
cái lo không giấu giếm ấy cũng chẳng làm vẩn bợn được ánh trăng sáng và tiếng suối trong ở
trên. Bởi nó khơng làm xáo trộn được tâm hồn con người vĩ đại mặc dù niềm lo cho nước nhà ấy
ở năm 1947 này là vô vàn to lớn, nặng nề.


Năm 1947, giặc chiếm hết thành phố và hầu hết các thị trân, lan rộng ra vùng nông thôn. Năm
1947, giặc mở chiến dịch lớn lên Việt Bắc, bất thần nhảy dù xuống Bắc Cạn hòng bao vây tiêu
diệt lực lượng chủ não của ta. Nhưng cũng năm 1947 ấy, Bác xoè bàn tay ra giải thích cho cán
bộ : giặc lan ra thì như bàn tay xoè ra, sức chúng yếu đi, ta dễ đánh. Cũng thời gian ấy mọi người
truyền nhau câu ví von rất quần chúng : "ta là trâu tơ, giặc Pháp như voi già", và câu thơ dí dỏm
mà sâu sắc của Bác :


<i>Nay tuy châu châu đá voi </i>
<i>Nhưng mai voi sẽ bị lịi ruột ra.</i>


Mà khơng đợi đến ngày mai, ngay năm ấy, chiên dịch của giặc thất bại thảm hại, ta chiến thắng
lẫy lừng.


Cái thê'ấy của cuộc kháng chiến cũng là cái thế trong tâm hồn Bác. Lo vô vàn nhưng vẫn ung
dung. Những hai lần chưa ngủ, một lần hằn thêm vì lo, nhưng câu thơ vẫn nhẹ tênh. Chỉ thấy
một cái gì sâu lắng mênh mơng, sâu lắng giữa tâm hổn con người trong cái sâu lắng của đất trời
dưới trăng khuya. Cũng như thấy cái ấm áp, trìu mến toả ra từ ý nghĩa và âm hưởng của nỗi nước
nhà. Chính ỏ Bác Hồ mới có sự thâm nhập ấy, nổi nước nhà là nỗi riêng của Bác, nỗi riêng của
Bác chỉ có nỗi nước nhà. Câu thơ chấm dứt trong tình cảm bao la, vĩ đại ấy.


Trong nỗi lo dằng dặc về nước nhà, Bác tạm ngừng một phút để lắng sâu vào cảnh vật và Bác đã
bắt gặp cảnh đẹp giữa rừng khuya trong khoảnh khắc dành cho trái tìm nghệ sĩ của mình. Ban
đầu, con người như hoà tan với thiên nhiên, chỉ có cảnh vật lắng sâu trong im lặng và vẻ đẹp xơn
xao ngấm ngầm của nó. Đến cuối, hình ảnh con người cũng lắng sâu trong suy tư về nỗi nước


niềm nhà mới hiện lên với cả vẻ đẹp của tâm hồn cao cả, rạng ngời giữa cảnh đẹp-mênh mông
của trời đất.


Thiên nhiên và con người, cảnh đẹp và niềm lo, nghệ sĩ và chiến sĩ, truyền thống và hiện đại,
lãng mạn và hiện thực, bình thường và siêu việt, giản dị và vĩ đại,... tất cả đều nhịp nhàng trong
một sự hài hoà, một thế cân bằng tuyệt đỉnh.


Luyện cho cái thế cân bằng ấy thành tác phong con người kể đã khó. Nhưng trong lúc cuộc
kháng chiến còn chồng chất gian nan như năm 1947 mà nhìn ra ngay trong ấy những cái đẹp, cái
vui, giữa tiêng bom đạn mà nghe ra tiếng suối, giữa mông lung lo nghĩ mà thấy sáng ánh trăng,
nhìn ra những điếm thức trong cảnh ngủ, thấy mầm mông của cái mới đang sinh thành giữa bao
la cái cũ... thì đó thật là một vị thuốc trường sinh của con người cách mạng, ơ bài thơ này cũng
như ở bao bài thơ khác của Người đã in đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>VĂN BẢN ĐỌC THÊM</b>


NGẮM TRĂNG
(Vọng nguyệt)


Trong tù không rượu củng khơng hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ,
Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ.


(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)


<b>- Gợi dẫn</b>


</div>

<!--links-->

×