Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

GIỚI THIỆU ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.13 KB, 21 trang )

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu Vietcombank Việt Nam
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng
chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại
lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã
hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về
các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và
về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại
NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2008 chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ Ngân hàng
thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần theo quyết định số
138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 ngày
02/06/2008.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm


2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 63 chi
nhánh và 205 phòng giao dịch ở các tỉnh và thành phố trên cả nước, 1 Hội sở
chính, 1 sở giao dịch, , 1 công ty con ở nước ngoài, 4 công ty liên doanh, 3 công
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
24
ty liên kết và 2 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris, với đội ngũ cán bộ gần
9.000 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các
đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh
doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm
cuối năm 2008 lên tới xấp xỉ 220 nghìn tỷ VND (tương đương 12,6 tỷ USD),
tổng dư nợ đạt gần 112 nghìn tỷ VND (6,4 tỷ USD), tăng trưởng dư nợ tín dụng
đạt 16%, vốn chủ sở hữu đạt hơn 13.100 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo
chuẩn quốc tế.
3.1.1.2 Những thành tựu
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại
hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico
Hong Kong.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN
hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
Hai.
Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc

(First Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank.
Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT
nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á
bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-
NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27
tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
25
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp,
tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198
với đối tác Singapore.
Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu
Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB
Leasing.
Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS.
Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt
nhất năm 2003 tại Việt Nam.
Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy
nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".

Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo
quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị
ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao
động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-
2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư
Chứng khoán – VCBF.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân
hàng châu Á tiêu biểu".
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
26
Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình
sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt
thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong
số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng
giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối
cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Năm 2008 chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại Nhà nước sang Ngân hàng

thương mại cổ phẩn.
Năm 2008, NHNT nhận giải thưởng “Quản lý tiền mặt” tốt nhất tại Việt Nam.
Năm 2008, NHNT được trao tặng giải thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu chứng
khoản uy tín và công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do hiệp hội kinh doanh
chứng khoán Việt Nam bình chọn.
Năm 2008, Tổng Giám Đốc NHNT nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo xuất sắc
trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008”.
3.1.2 Giới thiệu Vietcombank chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có tiền thân ban đầu
là phòng ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có cùng trụ sở với Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh Hậu Giang, số 2 Ngô Gia Tự, Thành phố Cần Thơ.
Ngày 25/01/1989 Tổng Giám Đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra
quyết định số 16/NH-QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng
Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, chuyển từ phòng ngoại hối Hậu Giang đại
diện pháp nhân của Ngân Hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.
Ngày 01/10/1989 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chính thức
được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần
Thơ và Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of VietNam, CanTho Branch.
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
27
Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ.
Trụ sở: Số 7 Đại lộ Hòa Bình, Thành phố Cần Thơ.
Website: http:// www.vietcombankcantho.com
Vietcombank Cần Thơ được xem là một trong những chi nhánh lớn của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Với chức năng là một Ngân hàng thương mại chuyên
ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Cần Thơ là thực hiện tín

dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ v à các dịch
vụ ngoại hối khác.
Nhân sự ban đầu chỉ có 18 người với 5 phòng nghiệp vụ: phòng Kế hoạch và
Tín dụng, phòng Thanh toán quốc tế, phòng Kế toán tài vụ, phòng Ngân quỹ và
phòng Hành chính nhân sự. Khi mới thành lập phương tiện còn thiếu thốn so với
các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn. Vietcombank Cần Thơ đã phải đương đầu
với không ít những khó khăn thách thức của cơ chế thị trường. Sau hơn 19 năm
hoạt động, Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao
uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước với chức năng nhiệm vụ
của mình, chi nhánh đã thể hiện vai trò của một Ngân hàng chủ lực góp phần tích
cực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
3.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý
Năm 2008, Ngân hàng có 1 trụ sở chính và 6 phòng giao dịch trực thuộc với
tổng số cán bộ là 200 người.
Tại trụ sở chính bao gồm 1 Giám Đốc, 4 Phó Giám Đốc và 10 phòng nghiệp
vụ.
- Giám Đốc:
+ Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi
hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và cơ quan
chủ quản cấp trên.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi
từ cấp dưới.
+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động
của chi nhánh.
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
28

+ Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật
cán bộ công nhân viên trong đơn vị
- Phó Giám Đốc:
+ Hỗ trợ Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động.
+ Tham gia với Giám Đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về
chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
+ Giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
- Các phòng nghiệp vụ: là những bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám Đốc
trong việc quản lý và điều hành kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện tốt từng
lĩnh vực công tác được giao, đưa mọi hoạt động của Ngân hàng vào nề nếp.
- Các phòng giao dịch: tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn Thành phố,
đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc vay
vốn, tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.















www.kinhtehoc.net





GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn

29

Giám Đốc
P.KTNB Tổ chức Chi bộ
Phó Giám Đốc
Phòng
QL nợ
Phòng
vốn
Phòng
TTQT
PGD
Hậu
Giang
PGD
Ninh
Kiều
Phòng
KD
DV
PGD
An
Hòa
PGD
Cái

Răng
PGD
Vĩnh
Long
PGD
Nam
CT
Phòng
hành
chính
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
vi
tính
Phòng
kế
toán
Phó Giám Đốc
Thi đua Công đoàn
Phó Giám Đốc
P.Khách hàng
Phó Giám Đốc
XDCB
Phát triển
mạng lưới
Đoàn
thanh niên
: Phụ trách chỉ đạo

: Phụ trách trực tiếp
HÌNH 3: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA
VIETCOMBANK CẦN THƠ NĂM 2009
Chú thích
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự – VCB Cần Thơ )
www.kinhtehoc.net

GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn

30
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ
3.2.2.1 Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu
với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ,
nhờ thu, chuyển tiền…với các công việc chủ yếu:
- Thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam
với các công ty doanh nghiệp nước ngoài.
- Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thư tín dụng.
- Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh… theo yêu cầu
của khách hàng nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được phần lớn chi phí.
- Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi.
3.2.2.2 Phòng vốn
- Theo dõi, thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hàng
ngày của toàn chi nhánh.
- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và
các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển.
- Gởi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như
tăng nhanh vòng quay vốn.
- Thực hiện chương trình lãi suất bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu
ra và đầu vào.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.
- Phòng còn thực hiện một số chức năng khác: kế toán vốn, kinh doanh
ngoại tệ…
3.2.2.3 Phòng kế toán
Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như:
- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
- Kế toán các khoản thu chi trong ngày.
- Mở tài khoản mới cho khách hàng.
- Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa
ngân hàng với các ngân hàng khác và giữa ngân hàng với ngân hàng trung ương.
3.2.2.4 Phòng quản lý nợ
- Thu nợ và theo dõi các khoản tiền của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ.
www.kinhtehoc.net

×