Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
54
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
5.1 ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
5.1.1 Điểm mạnh
- Chi nhánh NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh nằm ở vị trí trung tâm
thuận lợi cho các xã trong huyện, lại có một phòng giao dịch dùng để phục vụ
cho các xã vùng xa. Vì vậy đã tạo điều kiện cho Ngân hàng cũng như cán bộ tín
dụng trong công tác huy động vốn, thu hút được nhiều vốn nhàn r
ỗi trong khu
vực đông đúc dân cư này.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm với nhiều năm công tác
tại Ngân hàng, có nghiệp vụ chuyên môn và nhiệt tình năng động trong công việc
như phục vụ khách hàng, kiểm tra đôn đốc khi đến hạn trả tiền, thường xuyên đi
vận động nông hộ cụ thể là doanh số huy động vốn cũng tăng, doanh số cho vay
cũng tăng, dư nợ tăng, tình hình thu nợ
cũng đạt kết quả tốt và nợ xấu lại giảm
đáng kể.
- Người dân huyện Cao Lãnh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên nhu cầu
vay vốn cho sản xuất và tái sản xuất là rất cần thiết trong việc quay vòng đồng
vốn để sản xuất nông nghiệp.
- Ngân hàng hoạt động lâu và có hiệu quả, tạo được niềm tin với khách
hàng,vì phương châm của Ngân hàng là hết lòng phục vụ cho mọ
i đối tượng sản
xuất nông nghiệp. Những năm gần đây lại thường xảy ra dịch bệnh trên gia cầm
và heo, vàng lùn xoắn lá trên cây lúa làm cho hộ nuôi phải mất cả vốn lẫn lời,
nhu cầu về vốn là rất cần thiết. Vì vậy, Ngân hàng nông nghiệp là mục tiêu
hướng đến các đối tượng này.
- Lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp so với các Ngân hàng Thương
Mại cổ phần vì vậy sẽ thu hút được nhi
ều khách hàng hơn.
5.1.2 Điểm yếu
- Do cán bộ tín dụng quá ít nên một người phải đảm nhiệm 2 xã, phải
đảm nhiệm nhiều công việc nên có thể làm cho hiệu quả công việc giảm xuống.
- Do nguồn vốn của Ngân hàng đa số phụ thuộc vào nguồn vốn điều hoà
của Ngân hàng cấp trên nên đôi lúc phải mất thời gian đợi cân đối nguồn vốn,
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
55
nên đã làm chậm trễ trong việc cung cấp vốn cho nông hộ, điều đó có thể ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân trong việc mua phân
thuốc, thức ăn, nguồn nguyên liệu dự trữ…
5.1.3 Cơ hội
- Với công cuộc đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi như hiện nay, Ngân
hàng sẽ có cơ hội tốt hơn trong công việc cho vay củ
a mình.
- Ngày nay do nhu cầu cuộc sống cao đòi hỏi người dân phải luôn tự đổi
mới các đối tượng sản xuất vì vậy nhu cầu vốn cao và họ sẽ tìm đến những Ngân
hàng có lãi suất cho vay thấp để vay vốn.Vốn là Ngân hàng nông nghiệp phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên lãi suất cho vay tương đối thấp so với
các Ngân hàng khác.
5.1.4 Thách thức
- Do ngày nay nhu cầu về vốn cao nên rất nhiều Ngân hàng đã mọ
c lên,
rất nhiều chi nhánh của Ngân hàng khác tràn về và các tổ chức tín dụng, cho nên
đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Đối với Ngân hàng phải làm sao lấy được tín nhiệm của người dân, làm
sao cho họ tin tưởng mình là người bạn thân thiết, đồng hành trên bước đường
của họ, có như thế thì mới có thể cạnh tranh với đa số các Ngân hàng khác.
- Ngân hàng phải làm sao để giảm bớt sự phụ thuộ
c vào nguồn vốn điều
hoà để có thể phục vụ kịp thời, nhanh chóng cho người dân.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
5.2.1Về công tác huy động vốn
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn rất thấp so với
tổng nguồn vốn. Do đó, việc tăng cường công tác huy động vốn là rất cần thiết
đối với Ngân hàng.
- Cần đưa ra mức lãi su
ất huy động theo tuần vì như thế mới thu hút
được nguồn vốn nhanh, người dân sẽ chủ động gởi tiền nhiều hơn.
- Thành lập các tổ vận động tại địa bàn, xã để dễ dàng theo dõi thời gian
thu hoạch mùa màng của hộ, thời điểm mà hộ có tiền nhàn rỗi nhiều nhất để huy
động vốn kịp thời.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
56
- Cho nên công tác huy động vốn cần phải hiểu rõ rằng: Đối với khách
hàng khi họ gởi tiền vào Ngân hàng thì điều quan tâm đầu tiên là sự an toàn cho
đồng tiền của họ. Chính vì vậy, Ngân hàng phải tạo niềm tin cho khách hàng khi
gởi tiền bằng cách cho họ thấy được những thuận lợi và lợi nhuận mang lại khi
gởi tiền vào và cả khi rút tiền ra. Điển hình là việc đưa lãi suất bậc thang vào
hình thức huy động để t
ạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, bởi lẽ với số
tiền gởi đó khi nào cần họ có thể rút ra bất cứ lúc nào và sẽ được hưởng mức lãi
suất tương ứng với khoản thời gian đó. Hơn nữa hiện nay Ngân hàng đang đối
đầu với sự cạnh tranh của 6 Ngân hàng trên cùng địa bàn. Vì thế, mức lãi suất
tiền gởi không cao hơn mức lãi suất ti
ền gởi của các Ngân hàng khác thì Ngân
hàng khó mà thu hút được khách hàng.
- Một điều không thể thiếu đó là vào dịp lễ, tết …Ngân hàng nên tăng
cường công tác khuyến mãi bằng cách tặng phẩm hoặc quy định mọi khách hàng
khi gởi tiền bao nhiêu thì sẽ được thưởng theo quy định mà Ngân hàng đề ra.
Ngoài ra cán bộ tín dụng phải biết được thời gian thu hoạch mùa màng, bởi vì
trong thời gian này người dân mới có lượng tiền nhàn rỗi nhiều nhất.
5.2.2 Về công tác cho vay
- Bên cạ
nh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với
những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nổ lực tìm biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đồng tiền không bị đóng băng, làm tăng
doanh thu và lợi nhuận thì Ngân hàng phải có những biện pháp thực sự phù hợp
giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày
càng cao.
- Phải ki
ểm tra đối tượng cho vay thật kỉ để hạn chế rủi ro vì ngày nay
các tệ nạn ngày càng nhiều.
- Mở rộng nhiều hình thức cho vay để thu hút nhiều đối tượng vay hơn.
- Trong những năm trở lại đây cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nghiệp vụ
tín dụng của mình. Tuy nhiên, do khách hàng của NHNN & PTNT huyện Cao
Lãnh chủ yếu là nông hộ, phần lớn phân bổ ở vùng nông thôn và những món vay
thường nh
ỏ nên các điều kiện về thủ tục, thời gian vay cán bộ tín dụng cần tạo
mọi điều kiện thuận lợi để có thể đáp ứng kịp thời về nhu cầu vốn cũng như lúc
trả nợ của họ.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
57
5.2.3 Đối với công tác thu hồi nợ
Thu hồi nợ là vấn đề cần thiết, kịp thời, đúng thời hạn. Bởi vì Ngân hàng
chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Một ngành nghề mà phải phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên, giá cả lại rất nhạy cảm với biến động của thị trường. Vì
vậy, họ có thể áp dụng một số biện pháp
để nâng cao khả năng thu hồi nợ.
- Thành lập tổ thu nợ tại mỗi xã để thuận tiện cho việc thu nợ và xử lý
rủi ro.
- Khi làm thủ tục cho vay, cán bộ tín dụng phải phân tích cho hộ vay
mức lãi vay và kỳ hạn trả một cách tỉ mỉ để họ hiểu và thực hiện việc trả nợ đúng
kì hạn vay.
- Cần có số điện thoại hoặc địa chỉ
liên lạc thuận tiện để cán bộ có thể
thông báo cho khách hàng một cách nhanh chóng.
- Đối với khoản nợ quá hạn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên đến
nhắc nhở và giải thích cho khách hàng hiểu về lãi suất nợ quá hạn là rất cao và
một khi để bị quá hạn quá lâu thì làm thủ tục vay lại rất khó khăn.
- Đối với nợ xấu mà hộ có khả năng trả mà không trả thì phải nhờ đến
chính quy
ền địa phương, hoặc cơ quan pháp luật giải quyết.
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ NÔNG
DÂN.
5.3.1 Đối với hộ nông dân
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà có ý nghĩa về mặt thống kê
là các mô hình sản xuất, chi phí sản xuất, tổng nhu cầu,vốn tự có của gia đình. Để
sử dụng được đồng vốn vay có hiệ
u quả em đưa ra một số giải pháp sau:
- Chọn đối tượng sản xuất phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng,
khai thác được tối đa nguồn tài nguyên của từng vùng.
- Tránh chạy theo cơ sốt của giá cả thị trường, sản xuất phải đúng mục
đích và đảm bảo được thị trường đầu vào và đầu ra nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn vay và nâng cao thu nhập.
- Đối với các hộ chăn nuôi, thủy sản nên giảm bớt chi phí sản xuất bằng
cách tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, nguồn thức ăn phụ từ thiên nhiên, từ rau
củ, quả cho ăn vừa đủ tránh cho ăn dư thừa, hoang phí.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
58
- Đối với các hộ trồng trọt nên sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học và tận dụng công lao động gia đình như làm cỏ, bắt sâu để
giảm được chi phí sản xuất vì giá cả của nguồn phân, thuốc hóa học hiện nay rất
cao.
- Diện tích đất canh tác phải được tận dụng tối đa để tăng thu nhập như
kết hợ
p mô hình nuôi tôm cá với hai vụ lúa cao sản ngắn ngày, thì cho lợi tức cao
hơn so với chỉ canh tác cây lúa đơn thuần và sử dụng công gia đình để có hiệu
quả. Mô hình Lúa-Màu cho hiệu quả gấp 4 lần so với chỉ độc canh 2 lúa.
- Sử dụng cây, con giống tốt cũng là một biện pháp làm giảm chi phí sản
xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao như giống kháng rầy, giống cao sản thì hạn
chế được sâu bệnh lạ
i cho năng suất cao, con giống tốt nuôi mau lớn.
- Thành lập tổ hợp tác cùng nhau sản xuất, nhờ sự giúp đỡ của chính
quyền địa phương để tạo nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra
để hạn chế rủi ro có hàng mà không bán được hoặc bị ép giá.
- Nhờ sự hỗ trợ của phòng nông nghiệp hoặc sở nông nghiệp hướng dẫn
về kĩ thuật canh tác để
sản xuất có hiệu quả hơn
5.3.2 Đối với Ngân hàng
Bảng 19: THỐNG KÊ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI VAY
VỐN CỦA NÔNG HỘ
Có Không
Chỉ tiêu
Hộ % Hộ %
1. Những thuận lợi
- Vay vốn đáp ứng kịp thời cho mùa vụ 30 88,2 4 11,8
- Vay vốn mở rộng được quy mô sản xuất 18 54,5 15 45,5
- Vay vốn dự trữ được nguồn nguyên liệu 10 30,3 23 69,7
2. Những khó khăn
- Về làm đơn 18 52,9 16 47,1
- Về lãi xuất vay cao 15 44,1 19 55,9
- Về tài sản thế chấp 14 41,2 20 58,8
- Về thời gian vay ngắn 7 20,6 27 79,4