Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên Cứu Quy Trình Xác Định Hàm Lượng Thủy Ngân Trong Một Số Loại Kem Dưỡng Da Bằng Phương Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HĨA HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH
HÀM LƯỢNG THỦY NGÂN TRONG MỘT SỐ
LOẠI KEM DƯỠNG DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP
PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
SỬ DỤNG KỸ THUẬT HÓA HƠI LẠNH

Người thực hiện:

Trần Thị Thúy Vy

MSSV:

K40.201.117

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Hưng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy ThS. Nguyễn
Ngọc Hưng, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để em có thể thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thành Lộc, thầy Trương
Chí Hiền, cơ Phạm Thị Thảo Un đã giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận


và các thầy cơ trong khoa Hóa – trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã giảng dạy em
trong bốn năm qua.
Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, anh chị, bạn bè đã luôn bên
cạnh ủng hộ, giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận.
Nguồn kiến thức là vô tận và thời gian thực hiện khóa luận cịn hạn chế nên
trong q trình thực hiện sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, em chân thành cảm ơn
những lời góp ý quý giá của các Q Thầy Cơ.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Thúy Vy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Đại cương về các tính chất của thủy ngân ............................................................. 3
1.1.1. Đặc tính ngun tử và tính chất hóa lý ......................................................... 3
1.1.2. Trạng thái thiên nhiên và các thành phần đồng vị ........................................ 4
1.1.3. Ứng dụng của thủy ngân .............................................................................. 5
1.2. Độc tính ............................................................................................................. 6
1.2.1. Con đường xâm nhập................................................................................... 6
1.2.2. Tác hại đối với con người ............................................................................ 6
1.3. Sơ lược về kem dưỡng da .................................................................................. 7
1.4. Một số phương pháp định lượng thủy ngân ........................................................ 8
1.4.1. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử nguồn plasma cao tần cảm ứng ICPAES ...................................................................................................................... 8
1.4.2. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa GF-AAS.................... 9
1.4.3. Phương pháp sắc kí khí (GS) ....................................................................... 9
1.4.4. Phương pháp phổ khối nguyên tử nguồn plasma cao tầng cảm ứng ICP-MS 9

1.4.5. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hóa hơi lạnh CV-AAS
............................................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ................................................................................. 14
2.1. Hóa chất – Dụng cụ ......................................................................................... 14
2.1.1. Hóa chất .................................................................................................... 14
2.1.2. Trang thiết bị và dụng cụ ........................................................................... 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.2.1. Ảnh hưởng của các điều kiện đo phổ hấp thụ Hg của hệ thống CV-AAS ... 15
2.2.2. Kiểm tra điều kiện đo phổ CV-AAS đã được tối ưu hóa ............................ 16
2.2.3. Xây dựng phương pháp định lượng thủy ngân đối với phép đo CV-AAS... 17
2.2.4. Tối ưu hóa quy trình xử lý mẫu kem dưỡng da .......................................... 18
2.2.5. Khảo sát hệ số thu hồi của quy trình xử lý mẫu.......................................... 19
2.2.6. Phân tích định lượng thủy ngân trong mẫu kem dưỡng da ......................... 20
2.2.7. Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả ..................................................... 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 22
3.1. Kiểm tra điều kiện đo phổ CV-AAS đã được tối ưu hóa .................................. 22
3.2. Xây dựng phương pháp định lượng thủy ngân đối với phép đo CV-AAS ......... 23


3.2.1. Khảo sát khoảng tuyến tính của phép đo thủy ngân ................................... 23
3.2.2. Xây dựng đường chuẩn Hg ........................................................................ 25
3.2.3. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ............ 27
3.2.4. Khảo sát độ lặp phép đo............................................................................. 28
3.3. Tối ưu hóa quy trình xử lý mẫu kem dưỡng da ................................................ 29
3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thể tích HClO4 đến quy trình xử lý mẫu .............. 29
3.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của dung dịch KMnO4 25 g.L-1 .................................. 31
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của dung dịch NH2OH.HCl 50 g.L-1 .......................... 33
3.3.5. Khảo sát mức nhiệt độ xử lý mẫu .............................................................. 33
3.3.6. Khảo sát thời gian xử lý mẫu ..................................................................... 35
3.3.7. Tổng kết điều kiện xử lý mẫu .................................................................... 36

3.3.8 Khảo sát hệ số thu hồi của quy trình xử lý mẫu .......................................... 36
3.3.9. Kết quả phân tích các mẫu kem dưỡng da .................................................. 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 40
4.1. Kết luận ........................................................................................................... 40
4.2. Đề nghị ............................................................................................................ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 42
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 44


CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Việt (tiếng Anh)

AAS

Phổ hấp thụ nguyên tử (Atomic Absorption Spectrography)

AES

Phổ phát xạ nguyên tử (Atomic Emission Spectrography)

CV

Kỹ thuật hóa hơi lạnh (Cold Vapour)

GC

Sắc ký khí (Gas Chromatography)


GF

Lị graphite (Graphite Furnace)

HCL

Đèn catot rỗng đơn nguyên tố (Hollow Cathode Lamps)

ICP

Nguồn plasma cao tần cảm ứng (Inductively Coupled Plasma)

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation)

MS

Phổ khối lượng (Mass Spectrography)

R

Độ phân giải (Resolution)

STT


Số thứ tự


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Một số hằng số vật lí quan trọng của thủy ngân ...................................... 2
Bảng 2.1. Danh mục hóa chất khác sử dụng trong đề tài nghiên cứu....................... 11
Bảng 2.2. Thông tin về các mẫu kem dưỡng da ...................................................... 16
Bảng 3.1. Các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử Hg của máy CV-AAS .............. 18
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra điều kiện đo phổ đã được tối ưu hóa ............................ 18
Bảng 3.3. Nồng độ các dung dịch chuẩn xác định khoảng tuyến tính ...................... 19
Bảng 3.4. Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính ....................................................... 19
Bảng 3.5. Nồng độ các dung dịch chuẩn xác định đường chuẩn của thủy ngân ....... 20
Bảng 3.6. Khảo sát xây dựng đường chuẩn ............................................................. 21
Bảng 3.7. Phương trình hồi quy của thủy ngân ....................................................... 22
Bảng 3.8. Kết quả độ lặp của phép đo Hg ............................................................... 23
Bảng 3.9. Khảo sát ảnh hưởng của HClO4 đến quy trình xử lý mẫu ........................ 23
Bảng 3.10. Khảo sát ảnh hưỏng của HNO3 đến quy trình xử lý mẫu ...................... 24
Bảng 3.11. Khảo sát ảnh hưỏng của dung dịch KMnO4 25 g.L-1 ............................ 25
Bảng 3.12. Khảo sát ảnh hưỏng của thể tích NH2OH.HCl 50 g.L-1 ........................ 26
Bảng 3.13. Khảo sát mức nhiệt độ xử lý mẫu ......................................................... 27
Bảng 3.14. Khảo sát thời gian xử lý mẫu ............................................................... 28
Bảng 3.15: Khảo sát hệ số thu hồi các loại kem dưỡng da ...................................... 29
Bảng 3.16. Kết quả phân tích hàm lượng thủy ngân trong các mẫu kem dưỡng da.. 30


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của Hg ................................. 20
Hình 3.2. Quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ thủy ngân ...................... 21

Hình 3.3. Ảnh hưởng của thể tích HClO4 đến độ hấp thụ quang ............................. 24
Hình 3.4. Ảnh hưởng của thể tích HNO3 đến độ hấp thụ quang .............................. 25
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thể tích KMnO4 25 g.L-1 đến độ hấp thụ quang .............. 26
Hình 3.5. Khảo sát mức nhiệt độ phá mẫu .............................................................. 27
Hình 3.7. Khảo sát thời gian xử lý mẫu .................................................................. 29


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện dẫn
đến nhu cầu làm đẹp và sử dụng mỹ phẩm ngày càng tăng. Chính vì thế nền cơng
nghiệp mỹ phẩm ngày càng phát triển. Các mặt hàng mỹ phẩm ngày trở nên đa dạng
và phong phú về chủng loại và mẫu mã. Tuy nhiên, khơng phải người tiêu dùng nào
cũng có khả năng sử dụng những sản phẩm cao cấp. Hiện nay, khơng ít người tiêu
dùng chấp nhận và đánh cược sức khỏe của mình vào các loại mỹ phẩm kém chất
lượng. Điều này làm cho các mặt hàng mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng trở nên phổ
biến và được tiêu thụ tràn lan trên thị trường.
Mỹ phẩm thường là hỗn hợp gồm nhiều chất thường được dùng để bơi hoặc
thoa bên ngồi cơ thể. Trong số đó, kem dưỡng da là một trong những loại mỹ phẩm
được sử dụng thường xuyên với lượng tương đối lớn. Kem dưỡng da có tác dụng bảo
vệ da, dưỡng ẩm, làm trắng da,.. và thường được bơi trực tiếp lên cơ thể. Do đó, nếu
trong kem dưỡng da có chứa các hợp chất khơng tốt cho sức khỏe, nó sẽ thấm sau vào
bên trong và tích tụ trong cơ thể.
Một số kim loại nặng như Hg, Pb, As, Cd,.. thường được tìm thấy trong mỹ
phẩm. Chúng có tác dụng có tác dụng tăng hiệu quả của mỹ phẩm trong thời gian
ngắn. Tuy nhiên, các kim loại nặng thường rất độc đối với cơ thể con người, và chúng
có khả năng tích lũy theo thời gian trong cơ thể. Nhiễm độc kim loại nặng gây nên
nhiều hậu quả khó lường, thậm chí có thể tử vong. Thủy ngân thường được thêm vào
kem dưỡng da vì các muối thủy ngân có tác dụng ức chế sự hình thành melanin, ngăn
các sắc tố phát triển, từ đó khiến da trắng sáng hơn. Tuy nhiên, thủy ngân có thể xâm
nhập vào cơ thể qua da, tích tụ dần và gây ngộ độc. Sự nhiễm độc thủy ngân với hàm

lượng nhỏ có thể gây ra các rối loạn về thần kinh như run tay, run chân, mất trí nhớ, về
lâu dài có thể gây nên các bệnh về hơ hấp, dạ dày và thần kinh. Với hàm lượng lớn,
thủy ngân có thể gây nhiễm độc cấp tính với nhiều biểu hiện khác nhau và có thể gây
tử vong.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các phương
pháp xác định hàm lượng vết thủy ngân đã được công bố như: phương pháp quang phổ
UV-VIS, phương pháp phổ phát xạ nguyên tử nguồn plasma cao tần cảm ứng ICP1


AES, phương pháp sắc ký khí, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa
GF-AAS, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hóa hơi lạnh CVAAS. Trong đó, phương pháp CV-AAS có độ nhạy và độ ổn định cao, phù hợp với
trang thiết bị phòng thí nghiệm của khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh.
Do đó, việc xác định hàm lượng thủy ngân trong mỹ phẩm là cần thiết. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đó, nhằm góp phần vào công tác kiểm định chất lượng mỹ
phẩm, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu quy trình xác định hàm lượng thủy ngân
trong một số loại kem dưỡng da bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ
thuật hóa hơi lạnh”.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về các tính chất của thủy ngân
1.1.1. Đặc tính nguyên tử và tính chất hóa lý [3]
Thủy ngân (mercurius hay hydrargyrum – Hg) là ngun tố hóa học thuộc ơ số
80, nhóm IIB, chu kì 6 trong bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.
Bảng 1.1: Một số hằng số vật lí quan trọng của thủy ngân
Cấu hình electron


[Xe]4f145d106s2

Ngun tử khối

200,59

Bán kính ngun tử (Å)

1,60

Năng lượng ion hóa (eV)
I1

1,10

I2

10,431

I3

18,75

Thế điện cực chuẩn Hg2+/Hg (V)

+0,854

Khối lượng riêng (gam/cm3)

13,55


Nhiệt độ nóng chảy (℃)

-39

Nhiệt độ sơi (℃)

357

Độ âm điện

1,9

Thủy ngân là kim loại nặng, tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường, có màu
trắng bạc nhưng ở trong khơng khí ẩm, chúng dần bị bao phủ bởi màng oxit nên mất
ánh kim. Thủy ngân rất dễ nóng chảy và dễ bay hơi, hơi gồm những đơn nguyên tử. Ở
20℃, áp suất hơi của Hg là 1,3.10-3 mmHg. Thủy ngân tan trong dung môi phân cực
và cả trong dung môi không phân cực. Dung dịch của Hg trong nước (khi khơng có
khơng khí) ở 25℃ và 1 atm chứa 6.10-8 gam Hg/lít.
Thủy ngân có thể hịa tan nhiều kim loại để tạo thành hỗn hống. Tùy theo tỉ lệ
của kim loại tan trong thủy ngân, hỗn hống có dạng lỏng hoặc rắn. Tuy nhiên, một số
kim loại như: Mn, Fe, Co, Ni và Pt khó tạo hỗn hống với thủy ngân. Do đó, người ta
có thể chứa Hg trong các thùng bằng sắt.
3


Thủy ngân là kim loại kém hoạt động hóa học. Thủy ngân không tác dụng với
oxi ở nhiệt độ thường, nhưng tác dụng rõ rệt ở 300℃ tạo thành HgO, nhưng ở 400℃,
oxit thủy ngân lại bị phân hủy thành các nguyên tố ban đầu. Thủy ngân có thể tác dụng
với S và I2 dễ dàng ở điều kiện thường. Thủy ngân chỉ tác dụng với những axit có tính

oxi hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng, khơng phản ứng với axit thường như HCl,
H2SO4 loãng,… và dung dịch kiềm.
1.1.2. Trạng thái thiên nhiên và các thành phần đồng vị
Thủy ngân xuất hiện trong tự nhiên và tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Thủy
ngân rất hiếm khi được tìm thấy dưới dạng kim loại tinh khiết, chủ yếu tồn tại dưới
dạng hợp chất hoặc các muối vô cơ. Một trong những khoáng vật quan trọng và phổ
biến chứa thủy ngân là quặng Cinnabar. Thủy ngân được tinh chế từ quặng sunfua
bằng cách nung nóng quặng đến nhiệt độ trên 540℃, hơi thủy ngân sẽ được thu lấy và
làm lạnh để thu được thủy ngân lỏng. [3]
Trong muối vô cơ, thủy ngân có hóa trị I và II, trong muối hữu cơ, thủy ngân có
hóa trị II. Các hợp chất thủy phân vô cơ bao gồm sunfua thủy ngân, oxit thủy ngân và
clorua thủy ngân. Hầu hết các hợp chất thủy ngân vô cơ là bột hoặc tinh thể màu trắng,
trừ sunfua thủy ngân, có màu đỏ và chuyển thành màu đen sau khi tiếp xúc với ánh
sáng. Một số muối thủy ngân (như HgCl2) đủ bay hơi để tồn tại dưới dạng khí quyển.
Khi thủy ngân kết hợp với cacbon, các hợp chất được hình thành được gọi là
hợp chất thủy ngân hữu cơ. Có một số lượng lớn các hợp chất thủy ngân hữu cơ tiềm
tàng (như đimetyl thủy ngân, phenyl thủy ngân, etyl thủy ngân và metyl thủy ngân);
tuy nhiên, đến nay hợp chất thủy ngân hữu cơ phổ biến nhất trong môi trường là metyl
thủy ngân.
Thủy ngân có hai mươi bốn đồng vị, trong đó có bảy đồng vị thiên nhiên là
198

199

200

196

Hg (014%);


202

Hg (29,80%);

194

Hg có chu kì bán hủy là một trăm ba mươi ngày. [3]

Hg (10,02%);
204

Hg (16,84%);

Hg (23,12%);

201

Hg (13,22%);

Hg (6,85%). Trong các đồng vị phóng xạ, bền nhất là đồng vị

4


1.1.3. Ứng dụng của thủy ngân
Thủy ngân có nhiều ứng dụng và đóng vai trị quan trọng trong nhiều ngành
cơng nghiệp khác nhau dựa vào những đặc tính quý báu của thủy ngân như: nhạy với
sự thay đổi nhiệt độ, áp suất, có thể tạo hỗn hống với nhiều kim loại,…
– Trong công nghiệp, thủy ngân được dùng để chế tạo các dụng cụ nghiên cứu
khoa học và dụng cụ trong phịng thí nghiệm như nhiệt kế, áp kế,…

– Trong kỹ nghệ điện, thủy ngân là hóa chất quan trọng để chế tạo các đèn hơi
Hg, các máy nắn và ngắt dịng, các thiết bị kiểm tra cơng nghệ.
– Chế tạo hỗn hống sử dụng trong các công việc như sau:
+ Trong nha khoa để trám răng.
+ Trong chế tạo các ắc quy sắt – niken.
+ Tạo hỗn hống với vàng và bạc dùng để mạ vàng và mạ bạc. Tuy nhiên, ngày
này phương pháp này được thay thế bằng phương pháp điện phân.
+ Tách vàng và bạc ra khỏi các quặng sa khống của chúng.
Tuy nhiên, do tính chất độc hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường nên ngày nay,
thủy ngân khơng cịn được sử dụng trong một số quá trình trên và bị cấm ở nhiều nơi.
Một số loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm được dùng trong y
tế như:
+ Neptal: thuốc lợi tiểu.
+ Mecurocrom: thuốc sát trùng, dùng ngoài da, nếu dùng bên trong vết
thương có thể bị nhiễm độc. [1]
Trước đây, một số hợp chất thủy ngân hữu cơ cũng được dùng làm hóa chất để
trừ dịch hại như trừ nấm, nhưng vì các hóa chất đó gây nhiễm độc cho người dùng và
lưu tồn tại lâu dài trong môi trường tự nhiên nên đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam từ
năm 1996.

5


1.2. Độc tính
1.2.1. Con đường xâm nhập
Thủy ngân chủ yếu xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp do tính chất
dễ bay hơi ở nhiệt độ thường. Gần 80% hơi Hg hít vào được giữ lại và thấm vào cơ thể
tùy thuộc vào độ hịa tan của nó. Khi thao tác bằng tay làm rơi vãi thủy ngân, nó sẽ
phân tán thành nhiều giọt, các giọt nhỏ đó bám vào bụi lại phân tán nhỏ hơn nữa, làm
cho diện tích tiếp xúc của Hg với khơng khí tăng lên vơ tận, tạo điều kiện cho nó bốc

hơi và xâm nhập vào cơ thể. 1 m3 khơng khí bão hòa hơi Hg ở 20℃ chứa khoảng 15
mg Hg, cao gấp 1500 lần nồng độ cho phép.
Thủy ngân cũng có khả năng hấp thụ vào cơ thể người qua da nhưng không
mạnh bằng đường hô hấp. Mặt khác, chất độc Hg bám trên da có thể vào cơ thể qua
đường miệng.
Giống như chì, thủy ngân có thể xâm nhập bằng đường tiêu hóa từ thức ăn. Một
trong những loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc thủy ngân là cá do q trình tích lũy sinh
học thủy ngân trong tự nhiên ở môi trường sống của chúng. Thủy ngân kim loại ít bị
hấp thụ qua đường tiêu hóa.
Sau khi vào cơ thể, thủy ngân thường được chuyển hóa thành ion Hg2+ và
thường tích lũy trong máu, thận và não. Thủy ngân vô cơ sẽ được thải loại qua kết
tràng và thận. Một tỷ lệ nhỏ được thải loại qua da và nước bọt. [1]
1.2.2. Tác hại đối với con người
Thủy ngân và các hợp chất vô cơ cũng như hữu cơ của nó đều độc.
1.2.2.1. Thủy ngân kim loại
Thủy ngân là một chất độc đối với tế bào, tác dụng của nó rất phức tạp. Thủy
ngân gây thối hóa tổ chức, tạo thành các protein rất dễ tan làm tê liệt chức năng của
các nhóm thiol, các hệ thống men cơ bản và oxi hóa – khử của tế bào.
Hít thở khơng khí có nồng độ Hg 1 mg/m3 trong thời gian dài có thể bị nhiễm
độc (từ 1 – 3 mg/m3 có thể gây viêm phổi cấp).

6


Tiếp xúc lâu dài với nồng độ Hg 0,1 mg/m3 có nguy cơ nhiễm độc với triệu
chứng cổ điển như run…
Thủy ngân ở nồng độ thấp từ 0,06 – 0,1 mg/m3 gây ra các triệu chứng mất ngủ,
ăn kém ngon. [1]
1.2.2.2. Clorua thủy ngân (HgCl2)
Clorua thủy ngân là hợp chất vơ cơ thường gặp, có độc tính rất cao, theo

Douris, độc tính của clorua thủy ngân qua đường miệng như sau:
– Từ 1g trở lên, một lần: gây nhiễm độc siêu cấp tính, tử vong nhanh.
– Từ 150 – 200 mg, một lần: gây nhiễm độc cấp tính, thường tử vong.
– Từ 0,5 – 1,4 mg, trong 24 giờ: gây nhiễm độc mãn tính.
– 0,007 mg, trong 24 giờ: có thể gây nhiễm độc cho những người kém sức chịu
đựng. [1]
1.2.2.3. Xianua thủy ngân [Hg(CN)2]
Là một chất rất độc. Một người khỏe mạnh cho uống 0,13 g Hg(CN)2 có thể
chết sau 9 ngày, với các triệu chứng nhiễm độc thủy ngân. [1]
1.2.2.4. Các hợp chất thủy ngân hữu cơ
Thủy ngân hữu cơ có độc tính thấp hơn thủy ngân và hợp chất thủy ngân vô cơ.
Chúng thường gây ra các rối loạn tiêu hóa, thận và thần kinh. Theo Yoshino, metyl
thủy ngân làm giảm sự tổng hợp protein của tế bào thần kinh invitro trước khi xuất
hiện các triệu chứng về thần kinh học. [1]
1.3. Sơ lược về kem dưỡng da
Kem dưỡng da thuộc loại mỹ phẩm dùng trên da có tác dụng dưỡng ẩm, chống
lão hóa da, dưỡng trắng da, … và thường có cấu trúc nhũ tương, Nhũ tương trong kem
dưỡng da thường gồm ba loại: nước trong dầu, dầu trong nước và chất kết dính.
Các sản phẩm kem dưỡng da thường chứa 5% – 50% thành phần giống như
chất béo (dầu, chất béo, sáp), 1% – 10% chất nhũ hóa và 50% – 90% thành phần có thể
7


hịa tan trong nước và nước. Ngồi ra, một số kim loại nặng như chì, thủy ngân,
asen,… có tác dụng tăng hiệu quả của kem dưỡng da trong thời gian ngắn nên chúng
thường được thêm vào. Tuy nhiên, nếu hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho
phép sẽ gây nhiễm độc cho người sử dụng. Thủy ngân thường được thêm vào kem
dưỡng da vì các muối thủy ngân có tác dụng ức chế sự hình thành melanin, ngăn các
sắc tố phát triển, từ đó khiến da trắng sáng hơn. [12]
Kem dưỡng da là một loại sản phẩm làm đẹp không thể thiếu và được sử dụng

thường xuyên. Chúng thường được sử dụng một lượng lớn trên vùng da của tồn bộ cơ
thể. Do đó, nguy cơ tích lũy và nhiễm độc thủy ngân đối với người sử dụng và dẫn đến
những hệ lụy hết sức nghiêm trọng về sức khỏe. Vì vậy, việc xác định kiểm tra giới
hạn thủy ngân trong kem dưỡng da là hết sức quan trọng. Theo quy định của cục quản
lý Dược Việt Nam, giới hạn thủy ngân trong mỹ phẩm không được vượt quá 1 ppm. [2]
1.4. Một số phương pháp định lượng thủy ngân
1.4.1. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử nguồn plasma cao tần cảm ứng ICPAES
Phổ phát xạ nguyên tử nguồn plasma cao tần cảm ứng là phương pháp phổ phát
xạ sử dụng nguồn năng lượng cảm ứng cao tầng để kích thích ngun tử và ion phát
xạ. Tồn bộ chùm sáng phổ phát xạ nguyên tử của mẫu được thu lấy, phân ly thành
từng tia 𝜆i riêng biệt và ghi phổ bằng máy đo quang phổ.
Phương pháp này có độ nhạy và độ chính xác tương đối cao. Bằng phương pháp
này có thể phân tích hàm lượng vết đối với hơn 70 nguyên tố hóa học với giới hạn
định lượng (LOQ) từ 10-3% đến 10-4%. [9]
Năm 2005, Fengxiang X. Han và các cộng sự đã xác định hàm lượng thủy ngân
trong mẫu thực vật và đất bằng phương pháp ICP-AES. Nghiên cứu này đã thu được
giá trị LOD và LOQ lần lượt là 5 μg.L-1 và 17 μg.L-1. Khoảng nồng độ thủy ngân trong
dung dịch đất đã được xử lý là từ LOQ đến 60 mg.L-1 và trong dung dịch thực vật đã
được xử lý là 8 mg.L-1. Phương pháp này mang lại hệ số thu hồi khá cao và hợp lý
(92%) cho cả mẫu đất và mẫu thực vật. [10]

8


1.4.2. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa GF-AAS
Kỹ thuật ngun tử hóa khơng ngọn lửa là q trình ngun tử hóa tức khắc
mẫu phân tích trong cuvet graphite với thời gian rất ngắn (3 – 5 giây) nhờ năng lượng
nhiệt của dịng điện cơng suất lớn (4 – 5 kW) và trong mơi trường khí trơ argon.
Phương pháp này có độ nhạy cao, lượng mẫu sử dụng tương đối nhỏ (10 – 50 μ.L-1) và
độ ổn định tương đối tốt nên được sử dụng khá phổ biến.[9]

Năm 2010, Daiane P. Torres và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định
thủy ngân trong xăng pha loãng trong etanol bằng phương pháp GF-AAS sau khi tạo
hơi lạnh, tiền cô đặc trong cột vàng và bẫy trên ống graphite. Trong nghiên cứu này,
tác giả đã xác định hàm lượng thủy ngân có trong mẫu dao động từ 0,40 μ.L-1 đến 0,90
μ.L-1, giới hạn phát hiện của phương pháp là 0,14 μ.L-1, hệ số thu hồi nằm trong
khoảng từ 92% đến 100%.[11]
1.4.3. Phương pháp sắc kí khí (GS)
Do tính chất dễ bay hơi nên sắc ký khí là phương pháp tương đối phổ biến để
xác định hàm lượng rất nhỏ của thủy ngân.
Năm 2005, Juan Jose Berzas Nevado và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
xác định hàm lượng các loại thủy ngân trong mẫu cá bằng phương pháp sắc kí khí kết
hợp phổ huỳnh quang nguyên tử. Giới hạn phát hiện của metyl thủy ngân là 2 pg và
thủy ngân vô cơ là 1 pg. Hệ số thu hồi của phương pháp này nằm trong khoảng 92% –
105%. [13]
1.4.4. Phương pháp phổ khối nguyên tử nguồn plasma cao tầng cảm ứng ICP-MS
Phương pháp phổ khối lượng nguyên tử ICP-MS sử dụng nguồn năng lượng
cảm ứng cao tần ICP để hóa hơi, nguyên tử hóa, phân mảnh hóa và ion hóa, tạo ra các
ion dương của chất phân tích. Sau đó, thu, chọn và lọc lấy các ion khối M+1 số khối
m/Z của tất cả các chất phân tích để dẫn dịng ion này vào bộ phân giải phổ khối. [9]
Phương pháp này có độ nhạy và độ chọn lọc cao, vùng tuyến tính rộng và có thể
kết hợp với kỹ thuật tách sắc kí các chất cho mục đích phân tích cao cấp. Vì vậy, ngày
nay phương pháp phổ khối nguyên tử ICP-MS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

9


Năm 1998, James Allibone, Ebby Fatemian và Peter J Walker đã xác định hàm
lượng thủy ngân trong nước uống bằng phương pháp ICP-MS sử dụng vàng làm chất
ổn định. Với LOD là 0,032 μg.L-1 và hệ số thu hồi là 99%, phương pháp này có thể sử
dụng để xác định hàm lượng thủy ngân một cách thường xuyên.[14]

Năm 2017, tác giả S.S. Agrawal và Pallavi Sharma đã xác định hàm lượng thủy
ngân trong kem dưỡng trắng da bằng phương pháp ICP-MS. Kết quả nghiên cứu với
11 loại kem dưỡng da khác nhau, hàm lượng thủy ngân tổng xác định được là 0,14
ppm đến 0,136 ppm. [18]
1.4.5. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kỹ thuật hóa hơi lạnh CVAAS
1.4.5.1. Nguyên tắc phương pháp AAS [9]
Khi chiếu một chùm tia sáng đơn sắc có những bước sóng xác định vào đám hơi
nguyên tử, các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ chọn lọc các bức xạ nhất định đúng với bức
xạ mà nó có thể phát ra được trong q trình phát xạ của nó. Phổ sinh ra trong quá
trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử (phổ AAS). Phương pháp phân tích dựa
trên cơ sở đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố được gọi là phép đo phổ hấp
thụ nguyên tử.
Quá trình thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử :
– Hóa hơi và ngun tử hóa mẫu tạo mơi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ
hấp thụ nguyên tử mong muốn.
– Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám
hơi nguyên tử vừa điều chế được. Các nguyên tử của nguyên tố cần xác định trong
đám hơi sẽ hấp thụ bức xạ nhất định và tạo ra phổ của nó. Phần cường độ chùm tia
sáng bị hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ của nó trong mơi trường hấp thụ.
– Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ, người ta thu toàn bộ chùm sáng,
phân ly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường độ
của nó. Cường độ chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ nguyên tử. Trong một giới
hạn nhất định của nồng độ C, giá trị cường độ này phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C
theo cơng thức :
10


Aλ = a.L.Cb
Trong đó:
– Aλ là cường độ một vạch phổ hấp thụ nguyên tử λ;

– a là hằng số thực nghiệm;
– L là bề dày của môi trường hấp thụ chùm sáng đi qua (khe burner);
– C là nồng độ ngun tố phân tích có trong dung dịch mẫu;
– b (0 < b ≤ 1) là hằng số bản chất.
1.4.5.2. Ưu và nhược điểm của phép đo AAS [9]
i. Ưu điểm
– Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có độ nhạy và độ chon lọc tương đối cao nên
được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định lượng vết các kim loại;
– Không cần làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích. Do đó tốn ít
ngun liệu mẫu, tốn ít thời gian, khơng cần dùng nhiều hóa chất tinh khiết cao khi
làm giàu mẫu. Mặt khác cũng tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lý qua các giai
đoạn phức tạp;
– Các kết quả phân tích rất ổn định, sai số nhỏ.
ii. Nhược điểm
– Trang thiết bị tương đối đắt tiền nên nhiều cơ sở nhỏ không đủ điều kiện để
xây dựng phịng thí nghiệm và mua sắm máy móc.
– Do phép đo có độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn rất có ý nghĩa đối với kết quả
phân tích hàm lượng vết. Vì thế mơi trường khơng khí trong phịng phải khơng có bụi,
dụng cụ và hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao.
– Phương pháp phân tích này chỉ cho ta biết thành phần nguyên tố của chất ở
trong mẫu phân tích, mà khơng chỉ ra trạng thái liên kết của nguyên tố ở trong mẫu.

11


1.4.5.3. Kỹ thuật hydrua hóa [9]
i. Nguyên tắc
Trong những điều kiện nhất định, một số nguyên tố (các ion của nó) có khả
năng phản ứng với hydro mới sinh, hay chất khử mạnh trong môi trường axit sinh ra
hợp chất hydrua ở trạng thái khí, hợp chất này dễ bị nguyên tử hóa thành nguyên tử tự

do có khả năng hấp thụ quang sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử của nó.
Q trình phản ứng hydrua hóa và ngun tử hóa nguyên tố Hg sử dụng chất
khử là NaBH4:

Hg 2+ + 4BH4- + 2H+ 
 HgH2  + 2B2H6 + 2H 2 

HgH2 (k) 
 Hg(k) + H2(k)
Hợp chất hydrua được dẫn vào cuvet thạch anh bằng khí trơ argon hay khơng
khí sạch để ngun tử hóa hơi hydrua và đo phổ của nó.
ii. Ưu điểm
– Độ nhạy rất cao, LOD của phương pháp phân tích thủy ngân là 0,2 ppb;
– Do tách được chất phân tích ra khỏi nền của mẫu ở dạng hợp chất hydrua, nên
đã loại trừ được nhiều yếu tố, đồng thời cũng làm giàu được chất phân tích, vì thế nó
có độ nhạy cao;
– Phương pháp xác định có độ chọn lọc cao;
– Chi phí hóa chất khơng cao.
1.4.5.2. Một số cơng trình nghiên cứu xác định thủy ngân bằng phương pháp CVAAS
Năm 2011, Claudia P. Peregrino và các cộng sự thực hiện nghiên cứu xác định
hàm lượng thủy ngân tổng trong một số loại kem dưỡng trắng da ở Mexico. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được phương trình hồi quy là A = 0,0293 +
0,0041.CHg (ppm) với hệ số tương quan r = 0,9984, khoảng nồng độ tuyến tính của
phép đo là 0,01 – 0,04 ppm, giá trị LOD là 0,005 ppm. [15]
12


Năm 2012, Eliézer Quadro Oreste và các cộng sự đã phát triển hệ thống phá
hủy mẫu đơn giản và rẻ tiền hơn gọi là ngón tay lạnh. Hệ thống này giúp axit tuần
hoàn trong ống, tránh bay hơi axit và mất chất. Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,08

μg.L−1. Quy trình phân hủy bằng ngón tay lạnh trong hệ thống mở rất hữu ích, an tồn
và đơn giản để xác định Hg trong các mẫu sinh học. Hơn nữa, nó có thể được sử dụng
để thay thế cho phá hủy mẫu bằng lị vi sóng. [19]
Năm 2013, tác giả Lê Thị Hường Hoa đã thực hiện luận án ‘Nghiên cứu xây
dựng quy trình phát hiện và xác định hàm lượng một số chất bị cấm sử dụng trong mỹ
phẩm. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được phương trình hồi quy là y =
1779x + 6,185 với hệ số tương quan r = 0,9987, hệ số thu hồi dao động từ 88,82% đến
116,55%, giá trị LOD và LOQ lần lượt là 150 μg.L-1 và 500 μg.L-1. [4]

13


CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất – Dụng cụ
2.1.1. Hóa chất
2.1.1.1. Chất chuẩn
Tên chất chuẩn: Hg(NO3)2 1000ppm
Xuất xứ: Merck KgaA, Đức.
2.1.1.2. Hóa chất khác
Bảng 2.1. Danh mục hóa chất khác sử dụng trong đề tài nghiên cứu
Nguyên trạng

STT

Tên hóa chất

1

Axit clohiđric (HCl)


Đặc (37%)

Merck KgaA, Đức

2

Axit nitric (HNO3)

Đặc (65 – 68%)

Trung Quốc

3

Axit pecloric (HClO4)

Đặc (70 – 72%)

Merck KgaA, Đức

4

Axit sunfuric (H2SO4)

Đặc (98%)

Trung Quốc

5


Hydroxylamoni clorua (NH2OH.HCl)

Rắn

Trung Quốc

6

Kali đicromat (K2Cr2O7)

Rắn

Trung Quốc

7

Kali pemanganat (KMnO4)

Rắn

Trung Quốc

8

Natri bohyđrua (NaBH4)

Rắn

Trung Quốc


9

Natri hidroxit (NaOH)

Rắn

Merck KgaA, Đức

(%)

Xuất xứ

2.1.2. Trang thiết bị và dụng cụ
2.1.2.1. Trang thiết bị
– Hệ thống máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA Spectrometers iCE 3000
Series (Thermo Scientific);
– Thiết bị hóa hơi lạnh VP100 (Thermo Scientific);
– Cân phân tích (Sartorius – CP A2225D);
– Hệ thống phá mẫu Kjeldahl (Speed Digester K – 436);
14


– Máy cất nước hai lần (Hamilton Laboratory Class Limited – Sartorius).
2.1.2.2. Dụng cụ
– Bình định mức 25 mL, 50 mL, 100 mL, 500 mL, 1000 mL (Đức);
– Pipet 1 mL, 2 mL, 5 mL, 10 mL (Đức);
– Cốc thủy tinh 100 mL, 250 mL, 500 mL (Đức);
– Ống đong 10 mL (Đức);
– Đũa thủy tinh;
– Giấy lọc Whatman 42 (Anh).

2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng quy trình xác định hàm lượng thủy ngân trong một số loại
kem dưỡng da.
2.2.1. Ảnh hưởng của các điều kiện đo phổ hấp thụ Hg của hệ thống CV-AAS [9]
2.2.1.1. Ảnh hưởng của tốc độ dịng khí mang argon và chiều cao ống chữ T
Tốc độ dịng khí mang argon và chiều cao ống chữ T chứa hơi thủy ngân có ảnh
hưởng đến kết quả phân tích.
Tốc độ dịng khí càng mạnh thì sự lơi cuốn hơi Hg sẽ diễn ra nhanh và hoàn
toàn. Tuy nhiên, thời gian lưu trong ống hấp thụ thấp làm cho tín hiệu thu được thấp.
Nếu tốc độ dịng khí q thấp thì sự lơi cuốn hơi Hg sẽ diễn ra chậm và khơng hồn
tồn, thời gian lưu trong ống hấp thụ lâu, tăng thời gian đo làm cho kết quả phân tích
cao hơn và giảm độ nhạy của phương pháp. Ngồi ra, hơi Hg sẽ khó bị đuổi hoàn toàn
ra khỏi ống hấp thụ, làm ảnh hưởng đến các phép đo sau.
Ống chữ T phải đảm bảo nằm trên trục hấp thụ quang để tránh ảnh hưởng đến
chùm tia sáng bức xạ trong quá trình phân tích.
2.2.1.2. Ảnh hưởng của độ rộng khe đo và cường độ đèn HCL
Khe đo của máy quang phổ (khe vào và khe ra của chùm tia sáng) có ảnh hưởng
trực tiếp đến cường độ vạch phổ. Khi khe đo nhỏ, ta có vùng tuyến tính rộng, khi khe
15


đo lớn thì vùng tuyến tính bị thu hẹp lại.
Cường độ làm việc của đèn HCL có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ vạch
phổ. Cường độ dòng đèn nằm trong vùng từ 60% đến 80% so với cường độ cực đại ghi
trên đèn và duy trì khơng đổi trong suốt phép đo. Khi cần độ nhạy thì chọn cận dưới,
cịn khi cần độ ổn định cao thì chọn cận trên.
2.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chất khử NaBH4 và nồng độ axit HCl
Trong kỹ thuật hydrua hóa, chất khử và axit được sử dụng để tạo hợp chất
hydrua (HgH2), hợp chất này đễ bị phân hủy thành hơi Hg ngay ở nhiệt độ phòng.
Theo cookbook của hãng Thermo Scientific, chất khử thường được sử dụng là SnCl2

ổn định trong HCl hoặc NaBH4 ổn định trong NaOH. Tuy nhiên, đối với một số mẫu
có chứa thủy ngân dưới dạng thủy ngân hữu cơ, SnCl2/HCl không thể khử về dạng ion.
Trong khi đó, NaBH4 có thể phản ứng với các hợp chất thủy ngân hữu cơ trong một số
loại mẫu khác nhau. Do đó, trong phép phân tích này, NaBH4 được sử dụng là chất
khử và được ổn định trong dung dich NaOH 0,5% (m/v). Kênh axit thường sử dụng
axit clohiđric. [17]
Nồng độ chất khử và axit phải đảm bảo khử hoàn toàn ion Hg2+ trong mẫu về
dạng hợp chất hydrua trong thời gian ngắn. Do đó, việc tối ưu hóa nồng độ chất khử và
axit đóng vai trị quan trọng trong phép phân tích này.
2.2.2. Kiểm tra điều kiện đo phổ CV-AAS đã được tối ưu hóa
Năm 2017, tác giả Bùi Phước Hùng đã tiến hành khảo sát và tối ưu hóa các điều
kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của thủy ngân sử dụng kỹ thuật hóa hơi lạnh trên hệ
thống thiết bị máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AA Spectrometers iCE 3000 Series.
Để tiết kiệm thời gian và hóa chất, chúng tơi tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch
thủy ngân chuẩn 6 μg.L-1 định mức bằng HNO3 2M. Sau đó, tiến hành so sánh với kết
quả của phép đo trong luận văn. Nếu tín hiệu thu được ổn định và sai khác không quá
lớn so với kết quả thu được trong luận văn thì có thể sử dụng điều kiện đã được tối ưu
hóa này trong suốt q trình phân tích. Nếu Ngược lại, nếu tín hiệu khơng ổn định và
sai khác q lớn thì phải tiến hành khảo sát lại. [5, 17]

16


2.2.3. Xây dựng phương pháp định lượng thủy ngân đối với phép đo CV-AAS
2.2.3.1. Khảo sát xác định khoảng tuyến tính của phép đo thủy ngân
Hàm lượng Hg được xác định bằng phương pháp đường chuẩn. Để định lượng
chính xác hàm lượng của một nguyên tố thì nồng độ của nó phải nằm trong khoảng
tuyến tính. Do đó, việc xác định khoảng tuyến tính là hết sức quan trọng.
Để khảo sát xác định khoảng tuyến tính nồng độ Hg và giá trị độ hấp thụ, chúng
tôi tiến hành pha các dung dịch thủy ngân chuẩn có nồng độ tăng dần từ 0,1 – 100

μg.L-1 rồi đem đo độ hấp thụ. Sau đó, sử dụng phần mềm Origin 8.5.1 để xây dựng
phương trình hồi quy mối quan hệ giữa nồng độ C và độ hấp thụ A.
2.2.3.2. Xây dựng đường chuẩn Hg
Khoảng tuyến tính của Hg là một khoảng tương đối rộng. Tuy nhiên, hàm lượng
thủy ngân trong mẫu là hàm lượng vết, vì thế để tránh sai số và tiết kiệm hóa chất
chúng ta sẽ xây dựng đường chuẩn của Hg ở nồng độ nhỏ gần với nồng độ của Hg có
trong mẫu.
Để xây dựng đường chuẩn Hg, chúng tơi tiến hành pha các dung dịch thủy ngân
chuẩn có nồng độ tăng dần từ 0,2 – 15 μg.L-1 rồi đem đo độ hấp thụ quang. Sau đó, sử
dụng phần mềm Origin 8.5 để xây dựng phương trình đường chuẩn.
2.2.3.3. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng của Hg
Giới hạn phát hiện là giá trị nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống
phân tích cịn cho tín hiệu phân tích có nghĩa so với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu
của đường nền với độ tin cậy nhất định.
Giới hạn định lượng là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân
tích định lượng được với tín hiệu phân tích có nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu
trắng hay tín hiệu nền với một độ tin cậy nhất định.
Thực tế có nhiều cách xác định LOD và LOQ, trong đề tài này chúng tôi xác
định LOD và LOQ dựa vào phương trình đường chuẩn đã được xây dựng ở trên. [7]

17


LOD =

3.Sy
b

;


LOQ =

10.Sy
b

Trong đó: – Sy là độ lệch chuẩn của phương trình đường chuẩn;
– b là hệ số của phương trình chuẩn.
2.2.3.4. Khảo sát độ lặp của phép đo
Trong một quy trình phân tích, yếu tố lặp lại là yếu tố quan trọng bên cạnh độ
đúng của phép đo. Yếu tố này đánh giá tính ổn định và độ tin cậy của phép đo.
Để đánh giá độ lặp của phép đo, ta tiến hành pha 3 mẫu có nồng độ ở điểm đầu,
điểm giữa và điểm cuối của đường chuẩn với các điều kiện và thành phần giống như
mẫu chuẩn và đo độ hấp thụ quang. Thực hiện đo mỗi mẫu 10 lần.
Kết quả được đánh giá thông qua độ lệch chuẩn (S) và độ lệch tương đối (RSD)
của tín hiệu độ hấp thụ.
2.2.4. Tối ưu hóa quy trình xử lý mẫu kem dưỡng da
Chúng tôi chọn phương pháp vơ cơ hóa mẫu ướt bằng hệ thống bình phá mẫu
Kjedahl với các tác nhân oxi hóa axit nitric đặc 65 – 68%, axit pecloric đặc 70%. Quy
trình xử lý mẫu được đề nghị như sau: [8]
– Cân chính xác 0,5 g mẫu kem dưỡng da cho vào bình phá mẫu Kjeldahl;
– Thêm tiếp 10 mL axit HNO3 đặc, lắc đều;
– Thêm tiếp 5 mL axit HClO4 đặc, lắc đều;
– Lắp bình vào hệ thống, chỉnh mức nhiệt độ 6, thời gian phá mẫu là 80 phút;
– Để dung dịch sau khi phá mẫu nguội đến nhiệt độ phòng, thêm từ từ dung
dịch KMnO4 đến khi màu tím bền trong 15 phút.
– Thêm từ từ dung dịch NH2OH.HCl để khử lượng dư KMnO4.
– Lọc dung dịch thu được và định mức thành 50 ml bằng dung dịch HNO3 1%.

18



×