Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Thường Xuyên Cho Giáo Viên Tại Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Hương
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thùy Hương

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG


Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Thùy Hương, cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên
cứu do tơi thực hiện:
- Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình của
riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Dung.
- Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng
trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.
- Các số liệu, kết quả thống kê nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.

Vĩnh Long, ngày 18 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Hương


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lịng chân thành, đầu tiên tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy/Cô Khoa Khoa học Giáo dục;
phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh về sự nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt khóa học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thúy Dung là
người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện
cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi để
luận văn này được hồn thành.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Ban Giám hiệu, Tổ
trưởng chuyên mơn và q Thầy/Cơ trường THPT Trà Ơn, trường THPT Lê Thanh

Mừng, trường THPT Vĩnh Xuân, trường THPT Hựu Thành, q Thầy/Cơ bậc
THPT trường THCS và THPT Hịa Bình huyện Trà Ơn và q Thầy/Cơ trong Ban
Giám hiệu trường THPT Hịa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã ln động
viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt
thời gian qua.
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu, song luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được
sự chỉ dẫn, góp ý của q Thầy/Cơ và bạn bè đồng nghiệp để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày 18 tháng 03 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Thùy Hương


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU

.......................................................................................................... 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................ 7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..........................................................................7
1.2. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................10
1.3. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường trung học
phổ thông .......................................................................................................14
1.4. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường
trung học phổ thông.......................................................................................23
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
cho giáo viên tại trường trung học phổ thông ...............................................33

Kết luận chương 1 .............................................................................................. 36
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ
ÔN, TỈNH VĨNH LONG ............................................................. 37
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục trung học phổ thơng
tại huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................37
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................39
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các
trường trung học phổ thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long .........................41

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về sự cần


thiết của hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại
trường trung học phổ thông ..................................................................... 41
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long ................................................................................................ 43
2.3.3. Thực trạng các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thơng huyện Trà

Ơn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................. 52
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại
các trường trung học phổ thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long...................53

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan
trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
tại trường trung học phổ thông ................................................................ 53
2.4.2. Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT, huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................. 54
2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................... 60
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thơng, huyện
Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................................62

2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cán bộ
quản lí nhà trường .................................................................................... 62
2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về giáo viên ........ 64
2.5.3. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường
và điều kiện .............................................................................................. 65
2.5.4. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ...................... 66
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 70


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TRÀ

ÔN, TỈNH VĨNH LONG ............................................................. 71
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................71
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại
các trường trung học phổ thơng, huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long..................72

3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch ....................... 73
3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức ............................... 76
3.2.3. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo ............................... 78
3.2.4. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra .............................. 79
3.2.5. Nhóm biện pháp liên quan đến các điều kiện phục vụ hoạt động
BDTX cho GV ......................................................................................... 82
3.2.6. Nhóm biện pháp tạo yếu tố thuận lợi cho quản lí hoạt động cho bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường trung học phổ thông ...... 84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................................85
3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất ...............86

3.4.1. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và khách thể khảo sát ...................... 86
3.4.2. Tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất .............................................. 87
3.4.3. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ........................................ 89
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 96
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................96
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ


Viết tắt

Bộ Giáo dục - Đào tạo

: Bộ GD - ĐT

Bồi dưỡng

: BD

Bồi dưỡng thường xuyên

: BDTX

Cán bộ quản lí

: CBQL

Cơ sở vật chất

: CSVC

Cơng nghệ thơng tin

: CNTT

Đào tạo

: ĐT


Điểm trung bình

: ĐTB

Điểm trung bình cộng

: ĐTBC

Giáo viên

: GV

Giáo dục phổ thơng

: GDPT

Giáo dục và Đào tạo

: GD&ĐT

Hiệu trưởng

: HT

Mức độ cấp thiết

: MĐCT

Mức độ khả thi


: MĐKT

Phó Hiệu trưởng

: PHT

Phổ thơng

: PT

Quản lí

: QL

Sở Giáo dục - Đào tạo

: Sở GD - ĐT

Tổ trưởng chuyên môn

: TTCM

Thứ hạng

: TH

Thứ tự

: TT


Trung học cơ sở

: THCS

Trung học phổ thông

: THPT


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Ký hiệu

1

Bảng 2.1

2

Bảng 2.2

3

Bảng 2.3

4

Bảng 2.4


5

Bảng 2.5

6

Bảng 2.6

7

Bảng 2.7

8

Bảng 2.8

9

Bảng 2.9

10

Bảng 2.10

11

Bảng 2.11

12


Bảng 2.12

13

Bảng 2.13

14

Bảng 2.14

15

Bảng 2.15

16

Bảng 2.16

17

Bảng 2.17

18

Bảng 2.18

Tên bảng
Trang
Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ
thơng của huyện Trà Ơn trong 3 năm từ 2016 –

37
2018.
Thống kê số phịng học, phịng thí nghiệm, phịng bộ
38
mơn, phịng thư viện của 5 trường ở huyện Trà Ơn.
Thống kê đội ngũ cán bộ quản lí năm học 2017 –
38
2018.
Thống kê đội ngũ giáo viên của các trường trung học
39
phổ thơng huyện Trà Ơn.
Mẫu khảo sát thực trạng.
40
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên
về sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng thường
42
xuyên cho giáo viên.
Đánh giá việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng tập
43
trung theo triệu tập của Sở Giáo dục - Đào tạo.
Đánh giá việc thực hiện hoạt động học tập, sinh hoạt
45
chuyên môn tại trường Trung học phổ thông.
Đánh giá việc thực hiện hoạt động dự giờ và rút kinh
46
nghiệm giờ dự.
Đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên đề (cấp
47
trường, tổ)
Đánh giá việc thực hiện hoạt động tự học, tự bồi

49
dưỡng của giáo viên.
Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường
51
trung học phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh giá về các điều kiện phục vụ hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường
52
Trung học phổ thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên
về tầm quan trọng của quản lí hoạt động bồi dưỡng
53
thường xuyên cho giáo viên tại trường Trung học
phổ thông.
Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng
55
thường xuyên cho giáo viên.
Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động
56
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.
Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng thường
57
xuyên cho giáo viên.
Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường
58


TT


Ký hiệu

19

Bảng 2.19

20

Bảng 2.20

21

Bảng 2.21

22

Bảng 2.22

23

Bảng 2.23

24

Bảng 2.24

25

Bảng 3.1


26

Bảng 3.2

27

Bảng 3.3

28

Bảng 3.4

29

Bảng 3.5

30

Bảng 3.6

31

Bảng 3.7

Tên bảng
xuyên cho giáo viên.
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện
các chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ
thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.

Thực trạng quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về cán bộ quản lí.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về giáo viên
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về môi trường và điều kiện.
Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ
thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học phổ
thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp thực hiện các
chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên theo đánh giá của cán bộ quản lí
và giáo viên được khảo sát.
Mức độ cấp thiết của nhóm biện pháp tác động vào
các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường
Trung học phổ thơng.
Mức độ khả thi của nhóm biện pháp thực hiện các
chức năng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên.
Mức độ khả thi của nhóm biện pháp tác động vào
các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quản lí hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường
Trung học phổ thông.

Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết của các
nhóm biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên các trường Trung học phổ
thông.
Tổng hợp đánh giá về mức độ khả thi của các nhóm
biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên

Trang

60

61
62
64
65

66

72

87

89

90

91

92


92


TT

Ký hiệu

32

Bảng 3.8

Tên bảng
Trang
cho giáo viên các trường Trung học phổ thông.
Tổng hợp đánh giá về mức độ cấp thiết và khả thi
của các nhóm biện pháp quản lí hoạt động hoạt động
93
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường
Trung học phổ thơng huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TT

Ký hiệu

Tên biểu đồ

Trang


1

Sơ đồ 1.1

Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên tại trường Trung học phổ thơng.

15

2

Sơ đồ 1.2

Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho

25

3

Biểu đồ 2.1

4

Biểu đồ 2.2

5

Biểu đồ 3.1


giáo viên tại trường Trung học phổ thông.
Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các hoạt
động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại
các trường Trung học phổ thông, huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các
trường Trung học phổ thơng huyện Trà Ơn, tỉnh
Vĩnh Long.
Tổng hợp mức độ cấp thiết và khả thi của các
biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên cho giáo viên tại các trường Trung học
phổ thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

51

67

94


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng của giáo dục phổ thơng nói chung và giáo dục trung học phổ
thơng nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố quan trọng là đội ngũ
giáo viên. Đội ngũ này cần được bồi dưỡng thường xuyên về năng lực và phẩm chất
để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên (BDTX) cho giáo viên (GV) trong trường trung học phổ thơng (THPT) là

một nội dung quản lí khơng thể thiếu đối với hiệu trưởng trường THPT.
Hoạt động BDTX cho giáo viên trung học phổ thơng (THPT) và quản lí (QL)
hoạt động BDTX cho GV THPT càng trở nên quan trọng khi Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về phê duyệt “Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT” (Thủ tướng Chính phủ, 2015). Thủ
tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 về
phê duyệt “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở
giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục PT giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2015” (Thủ tướng Chính phủ, 2016). Đề án đặt ra mục
tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV và cán bộ quản lí (CBQL) cơ sở giáo dục PT
bảo đảm chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục PT, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Qua đề án, tầm quan trọng của công tác bồi
dưỡng GV THPT càng được khẳng định; việc nâng cao chất lượng GV được xem là
khâu đột phá, trọng tâm của cơng cuộc đổi mới căn bản và tồn diện GD&ĐT, là
yêu cầu cấp thiết trong việc thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, công tác BDTX cho đội ngũ GV THPT đã được Sở
GD&ĐT Tỉnh Vĩnh Long quan tâm thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo GV xây dựng kế hoạch và
tổ chức BDTX cho đội ngũ GV cốt cán của Tỉnh; chỉ đạo các trường PT trong Tỉnh
xây dựng kế hoạch BDTX cho GV tại đơn vị và khuyến khích mỗi GV thường
xuyên tự đổi mới, tích cực tự học, tự nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.


2

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai công tác BDTX cho GV THPT và
quản lí cơng tác BDTX cho GV tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long tuy được quan tâm thực hiện nhưng chưa thật sự hiệu quả: công tác QL của
hiệu trưởng thể hiện một số hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra hoạt động BDTX cho GV trong trường, năng lực tự học và bồi dưỡng

chuyên môn của một số GV chưa đáp ứng theo yêu cầu.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề BDTX cho GV và QL công tác
BDTX cho GV các bậc học khác nhau tại nhiều địa phương trên cả nước. Tuy
nhiên, nghiên cứu vấn đề này tại các trường THPT huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long
chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Xuất phát từ các lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường THPT huyện Trà Ơn, tỉnh
Vĩnh Long” là cần thiết, nhằm tìm ra các biện pháp QL góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT của địa phương này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường
THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường
THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, luận văn đề xuất các biện pháp QL hoạt động
này tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định tuy
nhiên việc quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT này vẫn còn một


3

số hạn chế, do ảnh hưởng bởi một số yếu tố thuộc về CBQL nhà trường, về cá nhân

GV và các điều kiện phục vụ hoạt động BDTX cho GV trong trường THPT.
Nếu hệ thống hóa được lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường
THPT và làm sáng tỏ thực trạng về QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường
THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, thì sẽ đề xuất được các biện pháp QL hoạt
động này mang tính cấp thiết và khả thi cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại
trường THPT.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các
trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
5.3. Đề xuất các biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các
biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về QL hoạt động
BDTX cho GV tại các trường THPT công lập của chủ thể QL là hiệu trưởng nhà
trường.
6.2. Về địa bàn khảo sát: Khảo sát tại 5 trường THPT cơng lập của huyện Trà
Ơn, tỉnh Vĩnh Long: trường THPT Trà Ôn, trường THPT Lê Thanh Mừng, trường
THPT Vĩnh Xuân, trường THPT Hựu Thành và trường THCS - THPT Hịa Bình
(chỉ khảo sát ở bậc THPT của trường này).
6.3. Về khách thể khảo sát: Mẫu khảo sát 115 người, bao gồm: 5 hiệu trưởng,
10 phó hiệu trưởng, 25 tổ trưởng chuyên môn, 75 GV tại 5 trường THPT nói trên.
6.4. Về thời gian khảo sát: Khảo sát thực trạng diễn ra trong 2 năm học: 2016
- 2017 và 2017 - 2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc



4

Quan điểm hệ thống - cấu trúc đòi hỏi phải xem xét đối tượng nghiên cứu là
hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, nhiều bộ phận liên quan với nhau. Vì thế, nghiên
cứu, khảo sát thực trạng một cách tồn diện: tất cả các nội dung liên quan đến công
tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT; tất cả các đối tượng liên quan đến hoạt
động này trong trường PT; tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến
quản lí hoạt động này tại trường phổ thơng.
Các biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT được đề xuất trong
mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lý giữa các biện pháp,
nâng cao đồng bộ hiệu quả quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic đòi hỏi nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động
BDTX GV cho THPT vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể.
Việc này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp, thể hiện
được tính logic, chặt chẽ và khoa học trong nghiên cứu.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá cơng
tác quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT trong điều kiện thực tế và cụ thể của
các trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Xuất phát từ quan điểm thực tiễn,
có thể đề xuất một số biện pháp cần thiết quản lí hoạt động BDTX cho GV THPT
mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT huyện Trà
Ơn, tỉnh Vĩnh Long.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các tài liệu lí luận trong và ngồi nước có liên quan đến hoạt động BDTX cho
GV và QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT để xây dựng khung lí luận về
QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT.

7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi


5

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi dành cho 5 hiệu trưởng, 10 phó
hiệu trưởng, 25 tổ trưởng chuyên môn và 75 giáo viên, nhằm làm rõ thực trạng hoạt
động BDTX cho GV và QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ngồi ra, phương pháp này cịn sử dụng để khảo sát ý kiến
về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu tiến hành với 5 CBQL nhà trường, 5 TTCM và
5 GV nhằm làm rõ hơn thông tin thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các hồ sơ, văn bản liên quan đến quản lí hoạt động BDTX cho
GV tại 5 trường THPT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nhằm làm rõ hơn thông tin
thu nhận từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.
7.2.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí các số liệu thu được từ quá trình khảo sát
nhằm làm rõ thực trạng.
8. Đóng góp mới của luận văn
8.1. Về lí luận
Luận văn hệ thống hóa lí luận về hoạt động BDTX và quản lí hoạt động
BDTX tại trường THPT.
8.2. Về thực tiễn
Luận văn mô tả sát thực, cụ thể, tồn diện thực trạng quản lí hoạt động
BDTX cho GV tại các trường THPT Huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn đề xuất được một số biện pháp quản lí hoạt động BDTX cho GV
tại các trường THPT Huyện Trà Ơn, tỉnh Vĩnh Long.

9. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về QL hoạt động BDTX cho GV tại trường THPT.
Chương 2: Thực trạng QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT
Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long.


6

Chương 3: Biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT
Huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên GV đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, cả ở nước ngoài và ở trong nước.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên rất được quan tâm thực hiện và được xem là hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ bắt buộc đối với giáo viên:
Ở Pháp, một quốc gia có nền giáo dục rất phát triển ở Châu Âu, đã xây dựng 49
nguyên tắc mới cho giáo dục. Trong đó có đề cập đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng
thường xuyên GV: mỗi GV được hưởng ít nhất 35 giờ đối với công tác đào tạo tiếp tục
hàng năm và thời gian làm việc của GV giảm từ 18 giờ xuống 15 giờ/tuần, thay vào

đó GV phải có 4 giờ/tuần có mặt trong nhà trường để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị
cho các hoạt động giảng dạy và tham gia làm việc theo nhóm để chia sẻ, học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy lẫn nhau (Trích lại từ Hà Sĩ Hồ & Lê Tuấn, 1995).
Ở Anh có chương trình cố vấn cho GV mới vào nghề (montering for
beginning teachers) chương trình này cũng được xem như là một hình thức BDTX
cho GV (Andrew J. Hobson, 2009).
Tiếp tục phát triển nghề nghiệp cho GV sau tuyển dụng (Continuous
professional development) là một mơ hình BDTX khác cũng được các nước Châu
Âu thực hiện để nâng cao chất lượng GV (Peter Lee, 2014).
Còn ở Nhật Bản, quốc gia phát triển vào bậc nhất của Châu Á cũng đặc biệt
chú trọng tới công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV. Theo luật Giáo dục Nhật
Bản quy định: Để trở thành GV phổ thơng phải có chứng chỉ sư phạm và ở quốc gia
này cũng đưa ra

quy chế bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với GV phổ thông mới

vào nghề với thời lượng là 300 giờ cho năm thứ nhất, 30 buổi trong năm thứ 10. GV
đương nhiệm được bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp với phương thức
đổi mới, đa dạng. (Trích lại từ Mạc Thị Việt Hà, 2008)


8

Đối với Trung Quốc sau mỗi chu kỳ 5 năm GV phải tham gia khóa BD
nghiệp vụ trong 240 giờ; Cịn ở Hàn Quốc thì 182 giờ trong năm thứ năm và ở Đài
Loan thì bắt buộc là 90 giờ mỗi chu kỳ 3 năm GV phải tham gia đào tạo BD chuyên
môn nghiệp vụ (Issues Concerning Teacher Education in the East Asian Region,
Asia-Pacific Journal of Teacher Education&Development, 2003).
Nhìn chung, giống như các ngành nghề khác, nghề giáo cũng phải được bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tu nghiệp hay đào tạo lại sau một thời gian làm việc

để được bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng kịp sự tiến bộ
và thay đổi nhanh hiện nay của thế giới, đặt biệt là thay đổi không ngừng của thời
đại công nghệ mới.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên. Với quan điểm giáo viên là một trong những nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục của nhà trường và nhiệm vụ BDTX cho giáo viên được ưu
tiên thực hiện. Cụ thể, việc thực hiện BDTX cho GV hàng năm được thể chế hóa tại
Thơng tư số 30/2011/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình BDTX cho GV trung
học phổ thông và Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT quy định Quy chế bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi
tắt là Thông tư 26). Trong đó nhấn mạnh, cơng tác BDTX cho GV nhằm đạt mục
tiêu “GV học tập BDTX để cập nhật kiến thức chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng
phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực GD
và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV,

yêu cầu nhiệm

vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển GD của địa phương, yêu cầu đổi mới và
nâng cao chất lượng GD. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV; năng lực
tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi
dưỡng GV của nhà trường, của phòng GD&ĐT và của sở GD&DDT” (Bộ GD &
ĐT, 2012) (trích mục tiêu của TT 26). Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ BDTX cho
GV đạt hiệu quả, trong những năm qua có rất nhiều hội thảo khoa học và nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan tới công tác BDTX cho GV và quản lí
GV. Cụ thể có thể kể đến đó là :

BDTX cho



9

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Đào tạo bồi dưỡng GV tại các trường
Đại học đa ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay” do Trường ĐH thủ đô Hà
Nội thực hiện tháng 5 năm 2016, trong đó PGS.TS Phan Thu Hằng có bài “Đổi mới
cơng tác BDTX giải pháp - nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT hiện nay” - bài
viết đã đề xuất nhiều giải pháp về BDTX cho GV THPT.
Hội thảo “Hoạt động bồi dưỡng GV và CBQL giáo dục khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long” do trường Đại học Đồng Tháp chủ trì vào tháng 01 năm 2017,
trong đó hội thảo đưa ra được nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi
dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và tồn diện GD.
Hội thảo “Cơng tác QL trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình
GD phổ thông khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” do trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh liên kết với Sở GD Vĩnh Long thực hiện tháng 3 năm 2018 - trong hội thảo đã
đặt ra nhiều vấn đề và đề ra được nhiều giải pháp về phát triển, đào tạo đội ngũ giáo
viên, cán bộ QL chuẩn bị tốt cho thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thơng của
khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới. Đặc biệt, trong kỉ yếu hội
thảo có bài viết trao đổi về Kinh nghiệm quốc tế về công tác BDTX đối với CBQL
trường học của TS. Phạm Bích Thủy, thơng qua bài viết của tác giả, người nghiên
cứu thấy rõ hơn được sự khác biệt và những tương đồng về công tác BDTX cho
CBQL và công tác BDTX cho GV THPT.
Về các cơng trình nghiên cứu, có nhiều đề tài đề cập đến cơng tác BDTX và
quản lí cơng tác BDTX cho GV ở nhiều bậc học, tiêu biểu như:
Đề tài “Biện pháp QL công tác BDTX cho GV các trường THPT tại huyện
Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Ngô Anh Hải thực hiện năm 2012; Luận văn
năm 2014, của Vũ Hồng Quân đã nghiên cứu một cách sâu hơn về “Biện pháp quản
lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS của Phòng GD&ĐT huyện
Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Cả hai đề tài này đã khái quát chi tiết về thực trạng của
công tác BDTX cho GV thơng qua đánh giá về nội dung, phương pháp, hình thức
BDTX cho GV và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí hoạt

động bồi dưỡng đội ngũ GV phù hợp với đặc trưng điều kiện kinh tế - xã hội từng
vùng, miền trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và giai đoạn triển khai.


10

Trên các tạp chí chun ngành có khá nhiều bài viết về vấn đề BDTX cho
GV như bài “Bồi dưỡng thường xuyên mới là yếu tố quyết định chất lượng giáo
viên” của GS Đinh Quang Báo (2018). Tác giả Vũ Duy Tín (2013) với bài viết
“Cần đổi mới cơng tác bồi dưỡng thường xuyên” và bài viết của tác giả Nhật Duy
(2014) về “Công tác bồi dưỡng thường xuyên và những điều bất cập” đăng trên báo
Giáo dục và thời đại
Như vậy, nghiên cứu về đổi mới đào tạo, bồi dưỡng và BDTX cho GV đã có
khá nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu, các đề tài này được triển khai ở nhiều bình
diện khác nhau, đặc biệt được quan tâm trên bình diện QL giáo dục. Nhưng riêng về
lĩnh vực quản lí hoạt động BDTX cho GV tại các trường THPT, huyện Trà Ơn, tỉnh
Vĩnh Long thì chưa có cơng trình nào đề cập tới. Đây là một vấn đề mà người nghiên
cứu lựa chọn để thực hiện trong bối cảnh hiện tại.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại trường
trung học phổ thông
* Bồi dưỡng
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản năm
2006 thì “bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”.
Hiện nay, trong nhiều bài báo khoa học về lĩnh vực giáo dục trên thế
giới, nhiều tác giả có đề cập đến thuật ngữ “fostering”, theo từ điển Anh - Anh
của Oxford thì “fostering - foster something to encourage something to develop”,
có thể dùng từ tương đồng trong tiếng Anh là “promote” người nghiên cứu tạm dịch
là “ni dưỡng thúc đẩy một cái gì đó để nó phát triển”
Theo cách giải thích từ ngữ của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính

phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức, viên chức thì “bồi dưỡng là hoạt động
trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công
vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức”. Bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy
định cho ngạch cơng chức. Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao.


11

Tác giả Nguyễn Minh Đường quan niệm: “Bồi dưỡng có thể coi là q trình
cập nhật những kỹ năng cịn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và
thường xác nhận bằng một chứng chỉ” (Trích lại từ Hồ Văn Liên, 2009).
Vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là q trình bổ sung kiến thức cịn thiếu, cập
nhật và làm giàu thêm tri thức mới, nhằm thúc đẩy mỗi cá nhân hoàn thiện và phát
triển nghề nghiệp của bản thân đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại.
* Bồi dưỡng giáo viên
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, “Bồi dưỡng GV là việc nâng cao, hồn
thiện trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho các GV đang dạy học”;
bên cạnh đó, “bồi dưỡng GV là sự tiếp tục phát huy năng lực tự học, tự đào tạo đã
được tạo ra ở quá trình đào tạo ban đầu theo hình thức bồi dưỡng từ xa, theo định
hướng tự đào tạo để dạy HS tự học” (Trần Bá Hồnh, 2002).
Trong bài quản lí nhân sự trong giáo dục - đào tạo, tác giả Mạc Văn Trang
có nêu: “Bồi dưỡng GV là nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của GV lên
một bước mới” (Trích lại từ Hồ Văn Liên, 2009).
Bồi dưỡng GV là bổ sung những kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, cập
nhật thêm những tri thức mới về các lĩnh vực của khoa học giáo dục nhằm nâng cao
trình độ mọi mặt cho đội ngũ GV, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
trồng người. Như vậy, bồi dưỡng GV là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng để
nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chun mơn nhất định, giúp GV có

cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chun
mơn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy ở cấp THPT.
Là quá trình làm tăng thêm trình độ hiện có của GV về phẩm chất chính trị, đạo
đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp hiện tại của giáo viên
THPT. Trên thế giới bồi dưỡng GV được xem là việc đào tạo lại (retraining), đổi
mới, cập nhật kiến thức kỹ năng nghề nghiệp. Ở nước ta bồi dưỡng GV cũng được
xem như là đào tạo tiếp nối đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi đang làm việc
(continuous professional development).
* Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Đối với nghề giáo là một nghề đặc thù, mỗi GV ngoài việc đã được trang bị


12

kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, thì trong thực tế giảng dạy
địi hỏi người thầy phải thường xuyên liên tục tự bồi dưỡng năng lực giảng dạy và
kiến thức chuyên môn. Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng sẽ giúp hồn thiện q trình
đào tạo, làm giàu tri thức, kinh nghiệm của mỗi bản thân GV, góp phần nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Theo tác giả Phạm Thúy Hà thì “BDTX cho GV là quá trình nâng cao trình
độ chun mơn, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên một cách thường
xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kĩ năng,
thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho GV đáp ứng yêu cầu dạy học.”
(Phạm Thúy Hà, 2015)
Khái niệm này là khái niệm được luận văn lựa chọn.
* Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
BDTX cho GV là quá trình tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cho GV sau khi được
tuyển dụng, việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện hàng năm nhằm nâng cao phẩm
chất chính trị, trình độ chun mơn, kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên
một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến

thức, kĩ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho GV đáp ứng yêu cầu
dạy học. Hoạt động BDTX cho GV là yêu cầu cấp thiết để nâng cao trình độ về mọi
mặt cho GV. Công tác này vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa có ý nghĩa chiến
lược lâu dài trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV bậc THPT góp phần thiết
thực trong việc nâng cao chất lượng dạy-học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông. Hoạt động BDTX cho GV không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan QLGD các
cấp, của các cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi GV.
Như vậy, hoạt động BDTX cho GV là hoạt động bồi dưỡng GV và tự bồi
dưỡng của GV trong suốt năm học, giúp giáo viên cập nhật kiến thức, BD phẩm
chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực GD và
những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, yêu cầu nhiệm vụ
năm học, cấp học, yêu cầu phát triển GD của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng
cao chất lượng GD.


13

1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại
trường trung học phổ thông

* Quản lí
Theo từ điển Tiếng Việt: “quản lí là trơng coi, giữ gìn theo những u cầu
nhất định. quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định” (Viện ngôn ngữ học Việt Nam, 2006).
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “management” được sử dụng nhiều nhất với
nghĩa quản lí. Tiếp đó là thuật ngữ “administration” cũng được đề cập đến với nghĩa
là quản lí. Về cơ bản, hai thuật ngữ này được dùng với nghĩa

“quản lí” như nhau.


Có thể thấy rằng một số nước Châu Âu, Châu Phi và Anh quốc thường dùng thuật
ngữ “management”, còn các nước khác như Hoa Kì, Canada, và Úc lại thiên về
thuật ngữ “admintration” (trích theo Trần Kiểm, 2010).
Bàn về khái niệm quản lí, có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Harol Koontz quan niệm: “Quản lí là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu
đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của
những người khác”. (Harol Koontz, 1993). Theo Frederich Wiliam Taylor (18561915) người Mỹ cho là: “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm
và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất”; còn theo Paul
Hersey và Ken Blanc Hard: “Quản lí là q trình cùng làm việc và thơng qua các cá
nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích tổ chức”
Tác giả Vũ Hào Quang định nghĩa “Quản lí chính là sự tác động liên tục, có
định hướng, có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể và đối tượng nhằm
đạt được hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra” (Vũ Hào Quang, 2001).
Tác giả Nguyễn Lộc cũng định nghĩa quản lí là “q trình lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng
mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được những mục tiêu của tổ chức”
(Nguyễn Lộc, 2010).
Tổng hợp quan niệm của các tác giả, có thể hiểu, quản lí là những tác động
có ý thức của chủ thể QL đến đối tượng QL, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra công việc của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của tổ chức.


×