Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

những biện pháp đẩy mạnh công tác Marketing tại Công ty TNHH tin học - điện tử Khang Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.82 KB, 13 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Tuyết

Trang 56
CHƯƠNG 5

NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING TẠI
CÔNG TY TNHH TIN HỌC - ĐIỆN TỬ KHANG TIÊN

5.1 Giao công việc cụ thể cho từng nhân viên
Qua phân tích tình hình nhân sự cũng như các hoạt động của nhân viên, tôi
nhận thấy trong sáu nhân viên thì họ đã được đào tạo qua trình lớp về kỹ thuật
chuyên môn, nhưng về kiến thức Marketing đa số họ còn rất hạn chế, hơn thế nữa
chưa được đào tạo qua trường lớp cho nên quá trình thực hiện các hoạt động
Marketing thì họ làm theo tình huống, đồng thời không thực hiện theo một kế
hoạch cụ thể. Bên cạnh đó Giám đốc Công ty là người giỏi về kỹ thuật còn kiến
thức Marketing thì chỉ biết sơ sài vì thế mà các chương trình Marketing tại đơn vị
đã thực hiện còn nhiều công việc chưa thực hiện tốt, các kế hoạch chưa cụ thể rõ
ràng, đặc biệt là chi phí cho công tác tiếp thị còn rất khiêm tốn và không cụ thể.
Cho nên để đẩy mạnh công tác Marketing tại đơn vị thì Giám đốc Công ty
nên có tầm nhìn chiến lược về các kế tiếp thị, đồng thời nhận thức rõ tầm quan
trọng của Marketing ảnh hưởng đến các hoạt động KD. Để từ đó xây dựng những
chiến lược Marketing cụ thể hơn, đặc biệt nên quan tâm thường xuyên đến chiến
lược giá của đối thủ cạnh tranh và giá cả thị trường.
Tuy nhiên, trong cơ cấu nhân sự của Công ty đa số các nhân viên chỉ làm
nhiệm vụ chính là kỹ thuật, các công việc Marketing thì các nhân viên phòng kỹ
thuật làm không thường xuyên và quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Qua đó,
Công ty nên phân công rõ ràng từng công việc cho nhân viên của mình, hạn chế
quá trình làm việc ngoài kiến thức chuyên môn. Bên cạnh đó, trong quá trình tiếp
thị thì nhân viên Marketing phải được đào tạo để có hiểu biết chút ít về kỹ thuật
để có thể kết hợp tốt với nhân viên kỹ thuật làm công tác Marketing.
Bên cạnh đó, Công ty nên phối thức lại cơ cấu tổ chức sao cho đảm bảo đủ


nhân lực để thực hiện tốt các công việc hằng ngày, phân công nhân sự rõ ràng
cho từng bộ phận trong đơn vị, đồng thời lãnh đạo phải xác định rõ ràng nhiệm
vụ của từng nhân viên trong mỗi công việc khác nhau. Hạn chế, không để trách
nhiệm của các nhân viên chồng chéo nhau.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Tuyết

Trang 57
Đồng thời Công ty nên thành lập bộ phận tiếp thị độc lập với các phòng
ban khác. Thường xuyên quan tâm chăn sóc KH cũ, xây dựng chiến lược
Marketing để thu hút KH mới, mặc khác phải giao việc cụ thể cho từng nhân viên
tiếp thị cũng như các nhân viên kỹ thuật và ai sẽ thực hiện giao tiếp với KH, ai
thực hiện công việc sửa chữa kỹ thuật và trách nhiệm mỗi nhân viên ra sao.
Riêng bộ phận kho nên tuyển thêm nhân viên để phù hợp với tình hình thực tế.
5.2 Đào tạo và huấn luyện nhân viên
Qua tìm hiểu và phân tích quá trình nhân viên tham gia vào hoạt động KD
của Công ty cũng như thực hiện các hoạt động Marketing, tôi nhận thấy tình hình
cạnh tranh giữa các đối thủ trong địa bàn ngày càng khốc liệt hơn, hơn nữa KH
càng lúc càng khó tính hơn và nhu cầu của họ ngày càng cao, đồng thời các đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn dễ xâm nhập ngành đặc biệt là thị trường huyện Long Mỹ
có rất ít các Công ty KD trong lĩnh vực tin học. Bên cạnh đó nhân viên KD của
Công ty chưa được đào tạo qua những kỹ năng bán hàng, kỹ năng thuyết phục
KH hay kỹ năng giao tiếp, hơn nữa là tình hình tài chính Công ty không ổn định
và mạnh bằng các đối thủ cạnh tranh. Cho nên để đẩy mạnh công tác Marketing
tại đơn vị thì Công ty cần tập trung đào tạo và huấn luyện nhân viên bán hàng,
hơn thế nữa quá trình huấn luyện phải diễn ra thường xuyên và liên tục, nội dung
huấn luyện và đào tạo phải phù hợp với thực tế hoạt động KD. Bên cạnh đó,
Công ty nên gửi nhân viên bán hàng tham dự các khóa ngắn hạn về Marketing để
họ có được những kiến thức cơ bản về thị trường, KH, đối thủ cạnh tranh và đặc
biệt là có những kiến thức quan trọng về bán hàng nhằm làm việc hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong quá trình phân tích thực trạng Marketing tại Công ty thì tôi

nhận thấy xu hướng sử dụng máy tính nhằm mục đích học tập và làm việc ngày
càng cao của học sinh và các công nhân viên chức. Đồng thời kinh tế huyện có
mức tăng trưởng ổn định làm cho thu nhập của người dân ngày càng cao và mức
sống của họ được cải thiện vì thế mà nhu cầu sử dụng máy tính để giải quyết các
công việc, học tập và giải trí ngày càng cao. Mà trong khi đó các chương trình
Marketing của Công ty chưa có sự đổi mới, đồng thời các nhân viên nghiên cứu
thị trường và tiếp thị còn hạn chế. Vì thế để đẩy mạnh công tác Marketing thì
Công ty phải lập chiến lược đào tạo các nhân viên Marketing và tuyển dụng thêm
nhân viên tiếp thị có trình độ, kiến thức Marketing và kinh nghiệm làm nghiên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Tuyết

Trang 58
cứu thị trường, KH và đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, đội ngũ tiếp thị tại đơn vị
cũng được đào tạo và huấn luyện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ và hoạt
động Marketing tốt hơn.
5.3 Chiến lược sản phẩm/ dịch vụ
 Chiến lược sản phẩm
Để xây dựng những chiến lược phát triển SP thì những công việc cần nên
làm là phải phối thức lại các SP với nhau, thường xuyên quan tâm đến hoạt động
trưng bày và giới thiệu SP. Đồng thời nỗ lực tạo ra nhiều điểm khác biệt trong
việc cung cấp các dịch vụ hơn so với đối thủ.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp Công ty nâng cao
năng lực cạnh tranh với đối thủ. Hiện tại sản phẩm và dịch vụ của Công ty chưa
nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế, Công ty cần tiến hành phân tích nhu
cầu của KH để từ đó có thể cung cấp SP dịch vụ tốt hơn và thoả mãn nhu cầu của
khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng hơn về qui cách phục vụ của Cty.
Thực tế hiện nay cho thấy các loại hình sản phẩm tại các Công ty máy vi
tính là hầu hết giống nhau nên tình hình trạng tranh giữa các Công ty ngày càng
gay gắt hơn. Vì thế để cạnh tranh nhằm giữ được khách hàng cũ và phát triển
khách hàng mới, Công ty TNHH tin học - điện tử Khang nên hoạch định những

chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể hơn trong tương lai nhằm từng bước nâng
cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng và mang lại nhiều lợi ích cho
khách hàng.
Bên cạnh đó, qua phân tích Bảng 3 (Số lượng máy vi tính bán ra thị trường
của Cty qua 3 năm). Tôi tiến hành dự báo số lượng bộ máy vi tính bán ra năm
2008, năm 2009 và năm 2010 bằng phương pháp bình phương bé nhất, theo
phương pháp này, để xác định nhu cầu trong tương lai ta dùng phương trình:

Trong đó:
Y
d
: Nhu cầu dự trù quá khứ và nhu cầu dự trù tương lai hằng năm.
X: Trị số ta cho.
n: là số năm.
a,b: Các tham số được tính theo các công thức sau:
Y
d
= aX + b
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Tuyết

Trang 59
( )
2
2
∑ ∑
∑ ∑ ∑


=
XXn

YXXYn
a = 64 ; b =
( )
∑ ∑
∑ ∑ ∑ ∑


2
2
2
XXn
XYXYX
= 34
Kết quả dự báo như sau:
Bảng 9: DỰ BÁO NHU CẦU MUA MÁY VI TÍNH CỦA KH TRONG
TƯƠNG LAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN BÉ NHẤT
Đvt: số bộ máy tính
Năm
Y X X
2
X*Y Y
d
2005 102 1 1 102
2006 154 2 4 308
2007 230 3 9 690
Tổng 486 6 14 1.100

2008 4
290
2009 5

354
2010 6
418
(Nguồn: Tác giả tự thực hiện dự báo)
Nhận xét: qua bảng dự báo nhu cầu mua máy tính của KH trong tương lai
chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng bộ máy vi tính bán ra đều tăng trong lương
lai từ năm 2008 đến năm 2010. Ngoài ra để hỗ trợ thêm cho phần dự báo chính
xác hơn thì trong chiến lược SP Công ty nên:
+ Phát huy sáng kiến, cải tiến cách thức phục vụ khách hàng.
+ Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng
phục vụ KH thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng, Công ty TNHH tin học - điện tử Khang Tiên cần phải thực hiện tốt
khâu tổ chức và tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là tuyển thêm nhân viên tiếp thị có
khả năng phân tích nhu cầu của KH và thực hiện tốt những chương trình về
Marketing, sử dụng trình chuyên môn để khách hàng nhận biết sản phẩm và qui
cách phục vụ của Công ty. Nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và đem lại cho họ nhiều lợi ích thiết thực hơn.
 Chiến lược cung cấp dịch vụ
Qua phân tích thực trạng dịch vụ ở chương 3, tôi nhận thấy rằng dịch vụ mà
Công ty cung cấp cho KH không có nét gì đặc biệt so với đối thủ. Bên cạnh đó
nhân viên thực hiện các chương trình Marketing nhằm cung cấp dịch vụ cho KH
còn rất sơ sài, làm không theo kế hoạch. Cho nên để nâng cao chất lượng dịch vụ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Tuyết

Trang 60
thì Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa việc huấn luyện và đào tạo nhân viên
nhằm tạo ra những lội thế cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời quá trình tư vấn
qua điện thoại phải được chuẩn bị kỹ hơn về nội dung kiến thức chuyên môn,
cách thuyết phục KH.

5.4 Chiến lược giá
Trước tình hình lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao như hiện nay đã
ảnh hưởng rất đến hoạt động kinh doanh của Công ty, thể hiện rõ nét là những
sản phẩm máy tính, linh kiện nhập với giá cao vì tốn nhiều chi phí cho công tác
vận chuyển. Vì vậy, để có chiến lược giá phù hợp trong từng điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, Công ty TNHH tin học - điện tử Khang Tiên cần thiết phải thành lập
bộ phận Marketing để theo dõi và cập nhật những thông từ thị trường, KH, nhà
cung ứng và đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt Công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa
đến việc định giá của đối thủ và phải chủ động hơn trong chiến sách giá, tìm
nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá so với đối thủ cạnh tranh.
Để thực hiện tốt chính sách điều chỉnh giá cả trên thị trường thì Công ty
nên thực hiện các công việc sau:
+ Lấy y kiến thăm dò của KH xem giá cả thực tế của Công ty có phù hợp
với điều kiện tiêu dùng không.
+ Các nhân viên Marketing nên quan sát và so sánh với giá đối thủ cạnh
tranh, nhận định xem giá cả có chênh lệch quá lớn hay không.
+ Dựa trên kinh nghiệm, nhận định của các nhà phân phối so với giá cả thị
trường để có thể định giá cho Công ty phù hợp với thực tế KD.
Bên cạnh đó về lâu dài Công ty nên duy trì tính ổn định giá cả, định giá
phải phù hợp với thực tế KD, đồng thời phải thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược
trong tương là luôn tạo thế chủ động điều chỉnh khi giá thị trường tăng hay giá
của các đối thủ giảm để giành thị phần trên thị trường.
Tuy nhiên một số mặc hàng có giá cao hơn đối thủ cạnh tranh thì Công ty
cần phải xây dựng lại chính sách giá cả sao cho phù hợp với thực tế hoạt động
kinh doanh tại đơn vị và đảm bảo đầu ra ổn định.
5.5 Chiến lược phân phối
Đối với các Công ty thương mại – dịch vụ thì hệ thống phân phối sản phẩm
đa số là thực hiện bán hàng trực tiếp. Công ty TNHH tin học - điện tử Khang

×