Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ACB chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.52 KB, 9 trang )

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 13 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CN CẦN THƠ
3.1. TỔNG QUAN VỀ TP. CẦN THƠ
3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ được tách ra từ tỉnh Cần Thơ vào năm 2004 có diện tích
1.389,59 km² và dân số 1,112 triệu, là một thành phố nằm ở trung tâm đồng bằng
sông Cửu Long, trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà
Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh. Từ tầm nhìn này, hàng loạt
các công trình, dự án tầm cỡ đã và đang được triển khai để biến Cần Thơ thành
thành phố cửa ngõ vùng hạ lưu sông Mê Kông. Cầu Mỹ Thuận đã vượt qua sông
Tiền, sắp tới cầu Cần Thơ sẽ nối liền đôi bờ sông Hậu và trở thành cây cầu dây
văng lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp
trở thành sân bay quốc tế. Tiếp đó, Cần Thơ sẽ xây dựng cảng biển quốc tế, gắn
với việc chỉnh trị luồng Định An,... Để từ đây, đường hàng không, đường bộ,
đường biển và đường sông hoàn chỉnh sẽ tạo nên thế liên hoàn về giao thông
giữa thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Campuchia, với tam giác kinh tế Cần
Thơ - Cà Mau - Kiên Giang.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ
Cần Thơ được biết đến như là "Tây Đô" (thủ đô của miền Tây) của một thời
rất xa. Cần Thơ nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, phà Cần Thơ...
Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển
dần theo hướng công nghiệp hóa. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
phát triển nhanh, các khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án với tổng vốn
đăng ký tăng dần. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dần sang hình thái nông
nghiệp đô thị, chất lượng cao. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển khá
nhanh theo hướng đa dạng hóa loại hình, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả
và hướng tới những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn với sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế.


Công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh; trật tự đô thị được
tăng cường, nếp sống văn minh đô thị từng bước được hình thành, bộ mặt đô thị
kể cả nội thành và ngoại thành đang đổi mới từng ngày. Quan hệ sản xuất được
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 14 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
chăm lo xây dựng củng cố, doanh nghiệp nhà nước được chú ý sắp xếp lại, kinh
tế hợp tác có bước phát triển mới.
Sau hơn 120 năm phát triển, thành phố đang là trung tâm quan trọng nhất của
vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật…
3.1.3. Phát triển trong tương lai
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-
2020. Theo đó, xây dựng Cần Thơ trở thành Thành phố hiện đại và văn minh, là
đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước
năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học
- công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là
đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn
trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng đồng bằng sông
Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập theo giấy phép
số 52/QP-UBND Tỉnh Cần Thơ cho phép đặt cơ quan tại tỉnh. Giấy phép chấp
nhận cho mở chi nhánh trong nước thuộc NHTMCP do NH Nhà nước Việt Nam
cấp số 069384 cấp ngày 16/09/1995. Ngày 29/7/2008, để rút ngắn và cải cách thủ
tục thành lập doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Công an
đã cùng ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA. Theo

đó, trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thành lập cho đến khi không
còn tồn tại, mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và được dùng để kê khai
nộp thuế cho tất cả các loại thuế phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kinh
doanh nhiều ngành, nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các
địa bàn khác nhau. Vì vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Ngân hàng
hiện nay mang số 5713040105 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ cấp ngày
28/10/2008.
ACB chi nhánh Cần Thơ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày
27/03/1996 trụ sở đặt tại 17-19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa TP. Cần Thơ. Ngành nghề
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 15 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
kinh doanh gồm huy động vốn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi
thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ
chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu
thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức
kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng
bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài
chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản
lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
Qua 12 năm hoạt động, ACB Cần Thơ đã góp phần hết sức to lớn cho sự phát
triển của TP. Cần Thơ, đã trở thành một đối tác đáng tin cậy của quý khách hàng.
Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn hướng đến sự hoàn thiện, tạo
dựng giá trị cao nhất cho khách hàng. Với phong cách phục vụ chuyên nghiệp,
thái độ ân cần, niềm nở, NH luôn tạo được sự tin tưởng của quý khách hàng.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
3.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

















Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ
PHÒNG
GIAO DỊCH – NGÂN QUỸ
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH DOANH
Bộ phận
Giao dịch
Bộ phận Dịch vụ
khách hàng
Bộ phận
Ngân quỹ
Bộ phận Thẻ
Kiều hối, WU

Bộ phận
Vi tính
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Thanh toán quốc tế
Bộ phận
Pháp lý chứng từ
Bộ phận Tiếp thị
thẩm định khách
hàng
Bộ phận Thẩm định
& Quản lý TSTC
Bộ phận
Dịch vụ khách hàng
Bộ phận
Xử lý nợ
PHÒNG
KẾ TOÁN – VI TÍNH
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 16 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
3.2.2.2. Chức năng của từng bộ phận
 Phòng Giao dịch ngân quỹ
Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm
soát viên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân
quỹ và kiểm ngân viên.
Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản,
thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiết

kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực
hiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi, mua bán ngoại
tệ, vàng, bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngoại tệ,
chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối…
Thường xuyên kiểm soát chứng từ, đối chiếu số dư ngày, tháng… với số
liệu của phòng kế toán.
Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi
tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ… ).
 Phòng Kinh doanh
Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ
phận thanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm
định và quản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý
chứng từ và bộ phận xử lý nợ xấu.
Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loại
khách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổng
giám đốc quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng
thể lệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB.
Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thế
chấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quá
hạn kịp thời.
Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc
theo dõi nợ vay. Thường xuyên tiến hành tổng hợp số liệu cho vay và thanh toán
quốc tế theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và ACB.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB Chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 17 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat

động tín dụng của chi nhánh.
 Phòng Kế toán – Vi tính
Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn
vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ. Quản lý chung, hạch toán thu nhập, phí
phải thu, phải trả, quản lý thu chi đúng nguyên tắc chế độ của ngân hàng Á Châu
Mặt khác phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ luân chuyển chứng từ
một cách khoa học và hợp lý; kiểm soát chứng từ, hạch toán, nhập chứng từ vào
máy vi tính để quản lý; lên bảng cân đối ngày, tháng, năm theo đúng chế độ kế
toán quy định và truyền số liệu qua mạng theo hướng dẫn của ngân hàng Á Châu.
Quản lý mạng máy tính của chi nhánh và bảo mật số liệu, lưu trữ an toàn
số liệu, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán và mẫu kế toán theo chế độ quy định.
 Phòng Hành chính
Là đơn vị đắc lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nơi tổ chức
điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa
cháy và công văn thư hành chính lễ tân. Phối hợp bộ phận kho quỹ, bảo vệ an
toàn kho quỹ. Đảm bảo phương tiện di chuyển tiền an toàn.
3.2.3. Một số nội dung cơ bản về quy chế nghiệp vụ cho vay
Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm
phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân
thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra. Quy trình cho vay tại ACB
Cần Thơ được thực hiện thông qua 14 bước cơ bản sau đây:
3.2.3.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Tại chi nhánh khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và
hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này
được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân
viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).
3.2.3.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến
hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung
tâm định giá tài sản trực thuộc Hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân

viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo.
www.kinhtehoc.net

×