Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
TỪ THỰC TIỄN TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH SƠN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM
TỪ THỰC TIỄN TP. HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Hồ Quang Huy

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Quang Huy - Giám
đốc Nhà xuất bản Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp, là người đã hướng dẫn tơi rất
tận tâm, nhiệt tình và khoa học để tơi hồn thành luận văn Thạc sĩ này. Bên
cạnh đó, Tiến sĩ Hồ Quang Huy ln tạo điều kiện để tơi chủ động trình bày
quan điểm, bày tỏ ý kiến và Tiến sĩ đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi
đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn Thạc
sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa Luật Học viện Khoa học Xã hội đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên môn
của ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính trong suốt thời gian theo học
nơi đây. Từ đó, tơi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho quá trình
thực hiện luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt những năm học tập và trong suốt quá
trình nghiên cứu, viết luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan mọi kết quả nghiên cứu của đề tài: “Quản lý Nhà nước
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu
tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học trong luận văn này chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác cho đến thời điểm hiện tại.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM Ở
VIỆT NAM......................................................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm...................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với

hoạt động

văn hóa, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm............................................................................................................. 10
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hố phẩm................................................................................................. 14
1.1.3. Vai trị của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hoá phẩm................................................................................................. 15
1.2. Nội dung, chủ thể, đối tượng và phương thức quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm.................................................... 16
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm................................................................................................. 16
1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm............................................................................................................. 17
1.2.3. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm................................................................................................. 18

1.2.4. Phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm................................................................................................. 18


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hóa phẩm.................................................................................................. 20
1.3.1. Yếu tố chính trị......................................................................................................... 20
1.3.2. Yếu tố kinh tế thị trường..................................................................................... 24
1.3.3. Yếu tố văn hóa - xã hội........................................................................................ 24
1.3.4. Luật pháp và các chính sách có liên quan.................................................. 25
1.3.5. Khoa học công nghệ.............................................................................................. 27
1.4. Khung pháp luật hiện hành về quản ý nhà nước đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm khơng nhằm mục đích kinh doanh..........27
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM TẠI TP.HCM.........................30
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh có
liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm.......................................................................................................................... 31
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 31
2.1.2. Đặc điểm xã hội....................................................................................................... 31
2.1.3. Đặc điểm văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh.................................... 33
2.1.4. Tổng quan về hoạt động văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh.......34
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................. 35
2.2.1. Về tổ chức bộ máy.................................................................................................. 35
2.2.2. Về chức năng, nhiệm vụ...................................................................................... 36


2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh............................................................ 38

2.4. Kết quả thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh................................................. 40
2.4.1. Quy định về thẩm quyền cấp phép, giám định nội dung văn hóa
phẩm trước khi xuất khẩu, nhập khẩu.......................................................... 40
2.4.2. Kết quả kiểm tra, giám định văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
42
2.5. Những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc thực hiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tại
Thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................... 49
2.5.1. Ưu điểm........................................................................................................................ 49
2.5.2. Hạn chế......................................................................................................................... 50
2.6. Nguyên nhân............................................................................................................................. 53
2.6.1. Nguyên nhân khách quan.................................................................................... 53
2.6.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................................... 57
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH..................................................................................................................................................... 62
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ... 62
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất

khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.....64


3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ... 66
3.3.1. Nhóm giải pháp về sửa đổi, bổ sung khn khổ chính sách, pháp
luật .………………………………………………………………66


3.3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng, củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý
nhà nước về xuất nhập khẩu văn hóa phẩm ở địa phương................68
3.3.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực............................................................... 69
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

BCH TW

Ban chấp hành Trung ương

BVH, TT & DL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CTQG

Chính trị Quốc gia

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

QLNN

Quản lý nhà nước


DSVH

Di sản văn hóa

Tr.

Trang


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hình sao chụp Quyết định thành lập Phịng Kiểm tra Văn hóa phẩm
Xuất nhập khẩu.......................................................................................................... 35
Hình 2.2. Hình ảnh bộ phim truyền hình Madam Secretary ghi chú địa danh
Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam thành địa danh của
Trung Quốc "Fuling, China" Phù Lăng, Trung Quốc............................ 40
Hình 2.3. Hình ảnh bộ phim hoạt hình “Everest - Người tuyết bé nhỏ” xuất
hiện hình ảnh đường lưỡi bò trong phim...................................................... 40
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.4. Thống kê số liệu văn hóa phẩm được cấp phép năm 2015.................42
Bảng 2.5. Thống kê số liệu văn hóa phẩm được cấp phép năm 2016.................43
Bảng 2.6. Thống kê số liệu văn hóa phẩm được cấp phép năm 2017.................44
Bảng 2.7. Thống kê số liệu văn hóa phẩm được cấp phép năm 2018.................45
Bảng 2.8. Thống kê số liệu văn hóa phẩm được cấp phép năm 2019.................47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.9. Văn hóa phẩm được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu....................48
Biểu đồ 2.10. Văn hóa phẩm khơng được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu......48


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn bắt đầu đổi mới năm 1986, Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát
triển, mở rộng quan điểm về văn hóa của các giai đoạn trước và Đảng xác
định văn hóa là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tại Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trên tinh thần đó, Nhà nước xây dựng hành lang pháp lý để bảo tồn những giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có sàng lọc các giá trị văn hóa thế
giới, coi trọng chính sách đầu tư văn hóa, đầu tư cho con người; khuyến khích
và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động văn hóa
ngày càng nhiều hơn.
Q trình phát triển và hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, bên cạnh
việc tiếp thu những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, Việt Nam cũng phải
đối mặt với những sản phẩm văn hóa “xấu” len lỏi vào đời sống xã hội, làm
mất đi hoặc xói mịn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tác
động bằng nhiều hình thức, nhiều con đường xâm nhập khác nhau, có nguy cơ
làm cho mơi trường văn hố lành mạnh bị phai nhạt, ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần, tư tưởng chính trị của các tầng lớp nhân dân, đe dọa đến an ninh, an
toàn xã hội và thế hệ mai sau. Thời gian qua, có nhiều loại sản phẩm văn hố
độc hại từ bên ngồi đã xâm nhập vào nước ta bằng nhiều hình thức như:
băng, đĩa, thiết bị lưu trữ dữ liệu, sách, báo… có nội dung kích động gây hận
thù dân tộc; xuyên tạc lịch sử; tuyên truyền mê tín dị đoan; vi phạm thuần
phong mỹ tục Việt Nam. Các sản phẩm này không chỉ tác động xấu đến tư
tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý, hành vi của các tầng lớp nhân dân, làm ảnh
hưởng đến những giá trị đạo đức tốt đẹp truyền thống dân tộc, tạo cơ hội, điều

1


kiện cho cái xấu, cái ác, phi nhân tính ăn mòn, hủy hoại những giá trị nhân

văn.
QLNN là một lĩnh vực cơng tác hết sức quan trọng, có tác động to lớn
tới sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và của
một địa phương nói riêng. Ngày 09 tháng 6 năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”, vai trò QLNN về văn hóa ngày càng được đề cao trong việc
quản lý và phát triển văn hóa từ trung ương đến địa phương, góp phần tích
cực vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong
đó, phải kể đến vai trị QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn
hóa phẩm, góp phần khơng nhỏ vào việc xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh, nâng tầm nhận thức của nhân dân, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc; giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngồi có chọn lọc;
ngặn chặn sự xâm nhập của văn hóa độc hại, gây ảnh hưởng xấu đến qúa trình
phát triển của đất nước. Công tác QLNN đối với hoạt động xuất nhập khẩu
văn hóa phẩm đã khơng ngừng được đổi mới, tăng cường chất lượng, song
vẫn không tránh khỏi những hạn chế, bất cập so với tình hình phát triển mạnh
mẽ như hiện nay.
Thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm, cụ thể là trên địa bàn TP.HCM đã và đang đặt ra nhiều vấn đề
cấp bách trong tình hình hiện nay như: Vấn đề QLNN về văn hóa trong giai
đoạn hội nhập, đầu tư nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất,
trang thiết bị máy móc, kinh phí hoạt động v.v… cịn chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Việc nghiên cứu, đánh giá công tác QLNN đối với hoạt động xuất
nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm đề xuất các giải pháp QLNN hiệu quả hơn, là
một nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với các cơ quan QLNN trong giai đoạn hiện

2



nay. Từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “QLNN đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ Luật học, ngành Luật hiến pháp và Luật
Hành chính của mình.

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
QLNN đối với hoạt động văn hóa là một trong những vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, điển hình là một số cơng trình nghiên cứu
liên quan như:
-

Phan Hồng Giang và Bùi Hồi Sơn, (2014), Quản lý văn hóa trong

tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội. Nội dung giới
thiệu những quan điểm chung về quản lý văn hóa trong bối cảnh nước ta đang
đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế; giới thiệu kinh nghiệm
quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế giới; đánh giá thực trạng quản lý
văn hóa ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình đổi mới (1986); đề xuất những
định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
-

Song Thành, (2010), “Hồ Chí Minh - nhà văn hóa kiệt xuất”, Nxb

CTQG, Hà Nội. Nội dung sách chủ yếu nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa. Cuốn sách đã nêu rõ nguồn gốc tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh từ khía
cạch văn hóa phương Đơng với sự tiếp thu những mặt tích cực của Phật giáo,

Nho giáo, Lão giáo và văn hóa phương Tây mà điển hình là văn hóa Pháp: Tự
do - Bình đẳng - Bác ái. Những tư tưởng đó có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc hình thành tư tưởng của Bác về văn hóa, xây dựng đời sống văn
hóa mới ở Việt Nam. Đó là: văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa ứng
xử, văn hóa ngoại giao…
-

Trần Quốc Vượng, (2003), Văn hố Việt Nam - Tìm tịi và suy

ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội. Nội dung cuốn sách là tài liệu có giá trị giúp
cho bạn đọc nhìn nhận được giá trị của nền văn hóa của dân tộc Việt Nam sâu
sắc và thiết thực hơn.
-

Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền,

Trần Thị Diên (1998), Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa - Thơng tin,

4


Hà Nội. Nhóm tác giả đã nêu những vấn đề chủ yếu về quản lý như: Chính
sách quản lý, hoạt động văn hóa, nội dung quản lý hoạt động văn hóa và xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay.
- Nguyễn Văn Tình (2009), Chính sách văn hóa trên thế giới và việc
hồn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
Nội dung sách đề cập đến những khái niệm về văn hóa, quản lý và quản lý
văn hóa, giới thiệu những chính sách về văn hóa của các quốc gia trên thế
giới, tình hình xây dựng và hồn thiện chính sách văn hóa ở Việt Nam.
- Đỗ Huy, (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển

nền văn hố mới Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung sách
trình bày các tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền văn hóa
mới Việt Nam từ những định hướng cơ bản đến các tư tưởng cụ thể về văn
hóa: văn hóa giáo dục, đạo đức, văn hóa pháp luật, nghệ thuật.
Một số tài liệu nghiên cứu liên quan đến hoạt động QLNN trên lĩnh
vực văn hóa như:
- Hồ Sĩ Quý (2008), Về phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con
người, Tạp chí Triết học, (số 8), tr. 207. Nội dung bài viết đề cập và gợi mở
nhiều vấn đề liên quan đến phương pháp luận nói chung, phương pháp luận
nghiên cứu văn hố và con người nói riêng. Cụ thể là, tác giả đã đưa ra những
ý kiến trao đổi xoay quanh hệ vấn đề: khái niệm phương pháp luận, phương
pháp luận nghiên cứu văn hoá, phương pháp luận nghiên cứu con người,
phương pháp luận nghiên cứu phức hợp, phương pháp luận về khái niệm
người Việt, phương pháp luận về tính cách dân tộc nhằm góp phần vào việc
nghiên cứu văn hố và con người một cách đầy đủ hơn.
- Lê Ngọc Anh (2007), Để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền
tảng tinh thần của xã hội, Tạp chí Triết học, (số 9), tr. 196. Tác giả nêu quan
điểm phát triển văn hố là cần phải xây dựng và hồn thiện giá trị, nhân cách

5


con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng
và phát triển lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn
hoá con người Việt Nam; đồng thời gắn kết chặt chẽ chiến lược phát triển văn
hoá với chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, với việc
phát triển mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá.
-

Vũ Thị Phương Hậu (2008): QLNN trên lĩnh vực văn hóa những


vấn đề lý luận và thực tiễn, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả
đã đề cập đến những vấn đề lý luận mà thực tiễn đặt ra, đồng thời cũng chỉ ra
những mặt yếu kém trong công tác QLNN và đưa ra một số giải pháp để hồn
thiện
cơng tác QLNN.
Các cơng trình, đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo có
giá trị thiết thực cho tác giả kế thừa trong việc nghiên cứu xây dựng đề tài của
mình. Mục tiêu chung của việc nghiên cứu các hoạt động văn hóa là nâng cao
nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiến bộ, mang tính chất đạo đức xã hội và truyền
thống dân tộc. Đó là phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và
nâng cao tri thức dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ
thể nào về QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Từ
đó cho thấy, đề tài “QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa
phẩm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” trong giai đoạn hiện nay là một
hướng nghiên cứu mới. Kết quả nghiên cứu của đề tài là hệ thống các cơ sở
khoa học, giải pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn tại địa phương phù
hợp trong tình hình mới hiện nay.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về QLNN đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn TP.HCM, luận văn
góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công tác QLNN đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Thơng qua việc phân tích, đánh giá
thực trạng trên địa bàn TP.HCM, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần

hồn thiện và nâng cao cơng tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác
QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn tại TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật, hệ thống thể chế, chính
sách, cơ chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan QLNN đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm. Cụ thể là tập trung vào cơng tác QLNN
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn TP.HCM.

7


4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến nay (tập trung từ 2015 đến
2019).
+ Không gian: Phạm vi TP.HCM.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về QLNN trong các hoạt
động văn hóa. Đồng thời, luận văn kế thừa, tham khảo học tập từ các cơng
trình nghiên cứu, các kết luận khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn
gồm: phân tích tài liệu, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn tình
hình xuất nhập khẩu văn hóa phẩm trên địa bàn TP.HCM.

8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về QLNN
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm, luận văn xác định rõ
những nhân tố ảnh hưởng, tác động, làm rõ ý nghĩa và góp phần hệ thống hóa
các quy định của pháp luật về QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
văn hóa phẩm. Từ đó, xác định rõ tầm quan trọng của cơng tác QLNN về văn
hóa nói chung trong giai đoạn hội nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
của đất nước trong tình hình hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm trong công tác QLNN đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn tại địa
TP.HCM.
- Trên cơ sở nhận diện thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động xuất nhập khẩu văn hóa
phẩm với những năm tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
có 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về QLNN đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm ở Việt Nam.

- Chương 2: Thực trạng QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm tại TP.HCM.
- Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm từ thực tiễn TP.HCM.

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VĂN HÓA PHẨM Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò QLNN đối với hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm
1.1.1. Khái niệm QLNN, QLNN đối với hoạt động văn hóa, QLNN
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm
1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Hoạt động QLNN xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. QLNN
về bản chất là quản lý toàn bộ hoạt động của xã hội, mặc dù nội hàm của
QLNN thay đổi ít nhiều khác nhau phụ thuộc vào chế độ chính trị, đặc điểm
văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai
đoạn lịch sử. QLNN bao gồm 3 chức năng [1]:
- Chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện;
- Chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành
chính nhà nước đảm nhiệm;
- Chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.
Mơ hình QLNN trong mỗi quốc gia đều có nhiều chủ thể tham gia quản
lý xã hội như: các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế…,
QLNN có những điểm khác biệt so với quản lý của các tổ chức khác như sau:
- Chủ thể QLNN là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được
trao quyền như: cơ quan lập pháp; cơ quan hành pháp; cơ quan tư pháp;

- Đối tượng của QLNN là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, cơng dân làm việc bên ngồi lãnh thổ
quốc gia;

10


- QLNN là quản lý toàn diện mọi mặt của của đời sống xã hội: chính
trị; an ninh, quốc phịng, ngoại giao; kinh tế; văn hóa; xã hội…;
- QLNN mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng cơng cụ bằng pháp
luật, chính sách để quản lý xã hội.
Tất cả các yếu tố QLNN nêu trên nhằm mục tiêu là phục vụ nhân dân,
duy trì sự ổn định và phát triển của toàn xã hội theo một trật tự nhất định mà
nhà nước đó đề ra. QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi
của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, do các công chức
và cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội [17, tr.3].
1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa
Nói về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật;
Những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh ấy tức là văn hóa. Văn hóa là sự
tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn” [2, tr. 431]. Điều đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành mối
quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp phát triển văn hóa và con người Việt Nam và
Bác đã có những quyết sách, chủ trương hành động đúng đắn, khơi dậy được
sức mạnh của toàn dân, tạo điểm tựa tinh thần để cùng nhân dân làm nên

những chiến công trong lịch sử dân tộc.
Theo định nghĩa của Tổng thư ký UNESCO thì văn hóa là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá
khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành

11


nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc [3, tr.29]. Tóm lại, văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn.
Tiếp thu quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều
văn bản, chỉ thị, nghị quyết, Đảng ta cũng khẳng định những giá trị trường tồn
và sức mạnh to lớn của văn hóa. Đó là: “Văn hóa Việt Nam là thành quả
hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ
nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu
tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hồn thiện mình.
Vǎn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam,
làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [4]. Đây là biểu hiện của sự kế thừa,
tiếp thu và bổ sung tinh thần, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn
hóa trong điều kiện, tình hình hiện nay.
Từ cơng tác quản lý, có thể nhận thấy hai yếu tố cốt lõi khi đề cập tới
khái niệm văn hóa là: giá trị văn hóa và hoạt động văn hóa:
- Giá trị văn hố là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh
và kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người.
Đảng ta rất đề cao giá trị văn hóa và xuyên suốt trong mỗi thời kỳ, gần đây tại
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016) của Đảng đã xác định:
"Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con
người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

tạo mơi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng
lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật";
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng: "Dân ta có một lịng nồng nàn
u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ

12


quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [5]. Chính vì vậy, tinh thần u nước đã
thấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả
các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng
hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu, đó là một
giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc ta. Ngày nay, giá trị văn hóa đặt trong
bối cảnh của tình hình quốc tế và trong nước ở thời kỷ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, thời gian vừa qua, xảy ra dịch
bệnh được xác định từ ngày 23 tháng 01 năm 2020 (thời điểm xác định trường
hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút
Corona gây ra). Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại bước vào “cuộc
chiến đấu trong thời bình”. Cuộc chiến phịng, chống dịch Covid19 với tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động là “Chống dịch như
chống giặc”. Một lần nữa, truyền thống đó lại được khơi dậy trong nhân dân
bằng việc chấp hành nghiêm túc mọi yêu cầu từ Chính phủ và chung tay cùng
nhau chống dịch Covid-19;
- QLNN đối với hoạt động văn hóa là sự tác động của Nhà nước đến
đời sống văn hóa thơng qua việc tổ chức, quản lý mọi hoạt động văn hóa
nhằm điều chỉnh, hồn thiện và phát triển văn hóa trong q trình xây dựng
CNXH, đảm bảo sự phát triển của văn hóa theo đúng định hướng của Đảng và
Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân;

- QLNN đối với hoạt động văn hố bao gồm tồn bộ hoạt động văn
hóa và thơng tin, tồn bộ nền văn hóa quốc gia (văn hóa vật thể, văn hóa phi
vật thể và những hoạt động của con người liên quan đến văn hóa) bằng quyền
lực của nhà nước, thơng qua hiến pháp, pháp luật và các cơ chế chính sách
nhằm đảm bảo sự phát triển của nền văn hóa.

13


1.1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu văn hóa phẩm
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm được định nghĩa tại
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn
hóa phẩm khơng nhằm mục đích kinh doanh như sau:
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm khơng nhằm mục đích
kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): là hoạt động
đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa
khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử
dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo,
liên hoan, viện trợ, phổ biến hoặc các mục đích khác khơng mang tính thương
mại thu lợi nhuận.
1.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hoá phẩm
QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hố phẩm có những
đặc điểm sau:
- Chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bảo đảm dân chủ cho hoạt động sáng tạo, phát triển các sản phẩm
văn hóa.
- Bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo đảm
tính đa dạng của sản phẩm văn hóa.

- Kế thừa, phát huy giá trị văn hóa dân tộc với mở rộng giao lưu.
- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngồi làm giàu đẹp thêm nền văn hóa
Việt Nam, ngăn chặn chống sự xâm nhập của văn hóa phẩm xấu.
- Góp phần xã hội hóa các hoạt động văn hóa và chống xu hướng
thương mại hóa hoạt động văn hóa.

14


1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu văn hoá phẩm
Điều 60 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu
tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước, xã hội tạo mơi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no,
tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu
lịng u nước, có tinh thần đồn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) đề ra mục tiêu: xây dựng
nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn
hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh
nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Và với
quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hôi, là mục tiêu, động lực phát
triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính
trị, xã hội [6].
Trên tinh thần đó, QLNN đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn

hoá phẩm có vai trị sau:
- Góp phần tích cực vào việc tuyên truyền về chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Xây dựng, phát triển văn hóa, kinh tế - xã
hội, phục vụ đời sống tinh thần, vật chất cho nhiều đối tượng trong và ngoài
nước.

15


×