Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

G:nguoi giu bi mat cho ...doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.43 KB, 3 trang )

NGƯỜI GIỮ BÍ MẬT CỦA HUYỀN THOẠI PHẠM XUÂN
ẨN
24/12/2007
Một ngày cuối năm 1969, trên đường phố Sài Gòn có vụ cự cãi giữa một phụ nữ bán hàng
rong với mấy cảnh sát. Cảnh sát đuổi những người bán hàng rong đi nơi khác. Người phụ nữ
rủ bà con phản đối chính quyền ức hiếp dân. Thấy mấy bà làm dữ, nhóm cảnh sát bỏ đi sau
khi dọa dẫm, chửi thề. Những cảnh sát ấy (người có cấp bậc cao nhất là thượng sĩ) đâu thể
ngờ người bán hàng rong vừa cự cãi với họ đang "mang" quân hàm cao hơn họ rất nhiều, cấp
bậc đại uý, mà là đại úy tình báo QĐNDVN.
Phương tiện hoạt động của bà là mâm đồ trang sức bằng vàng giả rẻ tiền. Ngày hôm ấy, suýt
chút nữa là cảnh sát đã hất đổ cái mâm đang chứa đựng những thông tin tối mật về kế hoạch
chiến dịch Lam Sơn - đường 9 Nam Lào diễn ra sau đó mấy tháng. Khi chính quyền Sài Gòn
và các quan thầy cố vấn Mỹ đau như cắt vì kế hoạch chiến dịch đã bị đối phương nắm trước,
thì người phụ nữ ấy vẫn tảo tần bán bưng trên khắp nẻo Sài Gòn.
Sở dĩ lần ấy bà không nhường nhịn cảnh sát cho êm chuyện, vì với tư cách trạm liên lạc di
động, bà buộc phải có mặt ở vị trí đó để duy trì đường dây. Người phụ nữ ấy là chiếc cầu nối
duy nhất giữa nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn với hậu phương. Hôm ấy, sau khi cảnh
sát bỏ đi, bà không phải đợi lâu, ông Ẩn đường hoàng chạy xe hơi đến gặp bà. Ông cho biết,
ông đến trễ là do tướng Nguyễn Cao Kỳ giữ lại nói chuyện. Chỉ qua mấy phút ngắn ngủi trò
chuyện vu vơ giữa thanh thiên bạch nhật, ông Ẩn và bà đã trao đổi xong những thông tin, tài
liệu mà với cặp mắt bình thường không ai có thể nhận ra. Nghề tình báo tưởng như tuyệt đối
bí mật ấy được bà và ông Ẩn biến hóa sáng tạo thành công khai, mang dáng vẻ đời thường.
Có lẽ chính yếu tố bất ngờ đó đã giúp họ suốt 15 năm hoạt động ngay trước mũi đối phương
mà hầu như chưa có lần nào rơi vào tình thế hiểm nghèo.
Những nẻo đường đấu tranh
Bà Ba ra đời cùng năm với Cách mạng Tháng Mười, ở huyện Đức Hòa (Long An). Cô gái quê
đã sớm đến với cách mạng. Năm 1936, bà được kết nạp Đảng. Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, bà
cùng các đồng chí ở Đức Hòa tổ chức cướp chính quyền ở một số nơi. Nhưng cuộc khởi
nghĩa bị dìm trong biển máu. Anh ruột và chồng bà bị bắt đày đi Côn Đảo. Giặc Pháp lùng bố
gắt gao, bà phải lánh khỏi địa phương. Bà có mặt ở Sài Gòn trong những ngày Cách mạng
Tháng Tám hào hùng.


Tận hưởng cuộc sống độc lập chưa đầy tháng, bà bước vào cuộc kháng chiến 9 năm với tư
cách UVBCH Hội PN Sài Gòn. Năm 1948, bà được điều chuyển về Hội Phụ nữ tỉnh Tân An.
Năm 1952 bà về Rạch Giá, thôi làm công tác phụ nữ, chuyển sang làm công tác mật, cái cơ
duyên cho một nữ sĩ quan tình báo sau này.
Hiệp định Genève được ký kết, bà có tên trong danh sách tập kết ra Bắc, nhưng cuối cùng đã
xin ở lại. Sau đó là mấy năm bà hoạt động ở địa bàn Cà Mau, được ông Mười Hương (một
cán bộ an ninh cấp cao) đào tạo trong một lớp học đặc biệt ở Đất Mũi. Liên tục những chuyến
công tác mật của bà đi lại giữa Cà Mau và Sài Gòn, đường xa hun hút với bao cạm bẫy rình
rập. Năm 1958 bà chuyển về Châu Đốc - Hồng Ngự, tại đây sau một lớp tập huấn nghiệp vụ
tình báo, bà được tung về Sài Gòn với bí số B3.
Hạnh phúc thời chiến
Có thể nói, gia đình bà là điển hình của chia ly cách trở trong một giai đoạn bi thương mà hào
hùng của đất nước. Bà và ông Trần Văn Phước gặp nhau trên đường đấu tranh và thành vợ
thành chồng đầu năm 1941. Từ đó cho đến ngày miền Nam giải phóng, suốt 34 năm trên danh
nghĩa chồng vợ nhưng thời gian hai người ở bên nhau có thể đếm bằng số ngày. Sau ngày
cưới chưa đầy tháng, ông bị bắt đày đi Côn Đảo.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Tôn cùng mấy ngàn tù Côn Đảo được đón về đất
liền. Bà đã có phút giây hạnh phúc tột cùng trên bến cảng buổi sáng hôm ấy, khi lẫn trong
đoàn người ốm đói mà rạng rỡ là hai gương mặt người thân (chồng và anh ruột) cứ ngỡ đã bỏ
thây ngoài hải đảo. Nhưng chỉ vài tuần sau, tiếng súng Nam Bộ kháng chiến đã nổ, chiến
trường lại tiếp tục chia cắt đôi vợ chồng vừa mới sum họp. Họ chỉ thật sự có những ngày hạnh
HÌNH ẢNH LỊCH SỬ
Hôm nay 212
Hôm qua 765
Tất cả 281196
Visitors Counter 1.0.3
phúc bên nhau, mà là hạnh phúc trên đường kháng chiến, khi bà từ Sài Gòn chuyển về Tân
An cùng địa bàn với ông từ năm 1948 đến 1951.
Hai đứa con, một gái một trai, đã ra đời trong thời gian ngắn ngủi đó. Năm 1951, ông chuyển
về Long - Châu - Sa, ít khi hai vợ chồng gặp lại nhau. Khi ông vượt Trường Sơn ra Bắc vào

năm 1952 để học đợt chỉnh huấn Đảng, họ không thể ngờ đó là cuộc chia ly chồng Bắc vợ
Nam thuộc loại dài nhất cuộc chiến, không phải 21 năm như bao cặp vợ chồng khác, mà đến
23 năm.
Năm 1954, bà đứng trước sự chọn lựa không dễ dàng, nếu chấp nhận lên tàu tập kết thì sẽ
sum họp với chồng, nhưng phải xa con. Trái tim bao la của người mẹ đã đưa bà đến sự lựa
chọn ngược lại - ở lại miền Nam với hai con nhỏ. Thế nhưng, dù ở lại, bà vẫn phải chịu cảnh
xa con. Gửi con cho người chị chồng, bà về chiến trường Cà Mau xa xôi. Mỗi tháng đôi lần bà
đi công tác mật về Sài Gòn. Con đường mấy trăm cây số bị hư hỏng nặng trong chiến tranh
như vắt kiệt sức lực của người phụ nữ ốm yếu. Mỗi lần xe chạy ngang Tân Hương, nơi có hai
thiên thần bé bỏng của bà đang vui đùa đâu đó dưới tàn cây xa xa, bà cố nuốt nước mắt vào
tim, để có thêm nghị lực.
Nhà báo Mỹ và điệp viên B3
Chỉ mấy tháng sau ngày miền Nam giải phóng, cùng với ông Phạm Xuân Ẩn, bà được tuyên
dương Anh hùng LLVT ngay đợt đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước và thăng quân hàm
thiếu tá ngành tình báo. Ông Phạm Xuân Ẩn nói về bà: "Không thể nhớ hết đã bao lần bà
mang theo người những tài liệu tối mật có ảnh hưởng đến cục diện toàn miền Nam và đến
sinh mạng cá nhân tôi".
Thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Ba.
Ông Ẩn nhỏ hơn bà 10 tuổi, nên gọi nhau là "chị Ba" và "cậu Hai". Mười lăm năm gắn bó, sinh
mệnh hai người gắn chặt với nhau. Nhà tình báo chiến lược đã tạo được vỏ bọc khá chắc
chắn với vị trí một phóng viên thường trú của một tờ báo đầy thế lực ở Mỹ. Ông Ẩn hầu như
chỉ có khả năng duy nhất bị lộ diện là từ người cộng sự - đại úy B3.
Ngay từ năm 1961, ông Ẩn đã dàn xếp những lý lẽ để công khai hóa sự gặp gỡ của một
phóng viên sang trọng với người phụ nữ bán hàng rong: một vụ tai nạn xe hơi mà người lái là
ông Ẩn và nạn nhân là bà. Một nhà báo giàu sang thỉnh thoảng ghé thăm nạn nhân của mình
là điều mà các cặp mắt dò xét có thể bị đánh lừa. Còn nữ điệp viên B3 (bí số của bà) cũng có
cách tạo vỏ bọc cho mình, đôi khi khá táo bạo và thông minh, như bà đã từng làm người ở cho
gia đình của một trung tá Sài Gòn.
Đối với bà, mỗi chuyến đi, mỗi điệp vụ đều có nhiều phương án đặt ra sau khi đã điều nghiên
kỹ đối phương. Trong các phương án đó không hề có tình huống nào để lộ cơ sở, đặc biệt là

ông Ẩn. Phương án bất đắc dĩ cuối cùng là "tự sát, thủ tiêu tài liệu". Thỉnh thoảng qua mật báo
bà cũng nhận được những tin vui: Tin chiến thắng có phần đóng góp của đơn vị bà; tin đơn vị
D36 (cụm tình báo SG) được phong danh hiệu Anh hùng; tin bà được thăng quân hàm trung
úy, rồi đại úy; tin chồng bà vẫn khoẻ mạnh và gặp con trai ở Hà Nội...
Những lúc như thế, bà xếp gánh hàng, tìm một nơi thanh vắng, ngồi ngắm nhìn bầu trời xanh
mà nghe hạnh phúc dâng tràn. Những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn thông tin hai chiều
càng dồn dập. Mỹ - ngụy bỏ Tây Nguyên, quân đội Sài Gòn rút như cuốn chiếu khỏi miền
Trung, rồi Sài Gòn được giải phóng một cách vẹn nguyên...
Cùng với những người trong cuộc, ông Ẩn và bà đã biết chắc cái kết cục 30.4.1975 trước đó
mấy tháng. Chiều ngày 30.4 bà kêu taxi đi khắp Sài Gòn để nhìn thành phố rạng rỡ đón hoà
bình, và đó là chuyến đi đầu tiên sau mấy chục năm bà không lên phương án đối phó với nguy
hiểm.
Theo NGUYỄN PHẤN ĐẤU - Báo Lao Động

[ Quay lại ]
CÁC TIN LIÊN QUAN
Phạm Xuân Ẩn
Anh hùng giữa mặt trận không tiếng súng
Thế giới với Phạm Xuân Ẩn
Người Việt Nam trầm lặng
Kỳ lạ một nhân cách
Tiễn đưa Phạm Xuân Ẩn
Những huyền thoại để lại
Phạm Xuân Ẩn từ góc nhìn của báo chí Mỹ
Design by Joomlateam.com | Powered by Joomlapixel.com |
Top

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×