Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tiếp Cận Nội Dung Cách Mạng Tư Sản Từ Một Số Tài Liệu Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CƠNG HẬU

TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN”
TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CƠNG HẬU

TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN”
TỪ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. HỒ THANH TÂM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khố luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả, số liệu nêu trong Khoá luận là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.


TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Quý Thầy Cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong q trình học tập, tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng
dẫn tận tình trong nghiên cứu khoa học Lịch sử, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm…
Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần nghiêm túc trong nghiên cứu khoa
học và tận tâm trong giảng dạy.
TS. Trần Thị Thanh Thanh, người đã trao cho tơi tình u khoa học và cũng
như góp phần kiến lập nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như phương pháp
để tơi có thể vững bước trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học Lịch
sử.
ThS. Hồ Thanh Tâm, người hướng dẫn khoa học. Trong q trình thực hiện
Khố luận tốt nghiệp, tơi đã nhận được từ Thầy sự hướng dẫn tận tình, cẩn
trọng và tinh thần nghiêm túc, trung thực trong nghiên cứu khoa học. Những
phương pháp nghiên cứu khoa học mà tôi học tập từ Thầy sẽ là hành trang
không thể thiếu trong suốt chặng đường nghiên cứu khoa học về sau.
Cô Nguyễn Thị Thu Hà, người trao cho tôi niềm đam mê, mang đến những
kiến thức ban đầu về Lịch sử.
Thầy Nguyễn Thượng Tồn, người tiếp tục trao cho tơi những kiến thức
Lịch sử, dìu dắt, động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thi Tốt nghiệp
Trung học Phổ thơng và Đại học.
Gia đình, những người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quãng
đời sinh viên.
TP. Hồ Chí Minh, Mùa thu 2018
NGUYỄN CƠNG HẬU



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ················································································· 1
1. Lý do chọn đề tài ····································································· 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ··························································· 2
3. Mục đích nghiên cứu ································································· 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ····················································· 4
5. Phương pháp nghiên cứu ···························································· 4
6. Nguồn tài liệu ········································································· 5
7. Đóng góp của đề tài ·································································· 6
8. Bố cục của đề tài ······································································ 6
Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC TÀI
LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ ··················· 8
1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu ···························· 8
1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu ····················· 10
1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung
“Cách mạng tư sản” ··································································· 12
Chương 2. NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY
TRONG GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI
LIỆU TIẾNG ANH ·································································· 14
2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689) ················································· 14
2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh”
trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································· 14
2.1.2. Nội dung “Cách mạng Anh”
trong tài liệu “Holt World History: The Human Journey” ················ 17
2.1.3. Thảo luận ································································· 25
2.2. Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) ·············································· 28

2.2.1. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì”
trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 28
2.2.2. Nội dung “Cách mạng Hoa Kì”
trong tài liệu “A History of Western Society” và “Holt World History: The
Human Journey” ································································ 29
2.2.3. Thảo luận ································································· 34
2.3. Cách mạng Pháp (1789 - 1799) ················································· 35
2.3.1. Nội dung “Cách mạng Pháp”
trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại” ································ 36


2.3.2. Nội dung “Cách mạng Pháp” trong tài liệu “A History of Western
Society”, Bài giảng online của Giáo sư John Merriman “Lecture 6 Maximilien Robespierre and the French Revolution” và “Holt World
History: The Human Journey” ················································ 38
2.3.3. Thảo luận ································································· 49
Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG
TƯ SẢN” TỪ TÀI LIỆU TIẾNG ANH (XÉT Ở GĨC NHÌN CỦA VIỆC
DẠY HỌC) ············································································ 51
3.1. Mở rộng nguồn dữ liệu nhận thức về nội dung “Cách mạng tư sản” ····· 51
3.2. Đề xuất cập nhật vào đề cương học phần “Lịch sử Thế giới Cận đại” ···· 53
3.3. Vận dụng những kiến thức mới vào dạy học Lịch sử
tại trường Phổ thông ··································································· 64
KẾT LUẬN ············································································ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ·························································· 69
PHỤ LỤC ·············································································· 71


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
“Lịch sử là một khoa học ln chỉnh sửa lại mình trên cơ sở những phát
hiện mới của khảo cổ, hoặc từ những tư liệu Lịch sử bị lãng quên, bị thất lạc, bị
che giấu vì những lý do xã hội nào đó, tới nay mới có điều kiện lộ sáng.” [2,
tr.5] Có lẽ vì thế mà khi một ấn phẩm mới được xuất bản chứa đựng sự bổ sung,
cập nhật thông tin hoặc chỉ đơn thuần giới thiệu một cách tiếp cận mới, nêu một
nhận định hay gợi ra một quan điểm nhận thức mới … ln nhận được sự hân
hoan đón nhận từ độc giả.
“Cách mạng tư sản” là một chủ đề quan trọng trong học phần Lịch sử
Thế giới Cận đại dùng để giảng dạy sinh viên chuyên ngành Lịch sử (và những
chuyên ngành lân cận) và cũng là nội dung trọng yếu trong chương trình mơn
Lịch sử hiện đang được áp dụng tại trường Phổ thơng (và trong chương trình dự
kiến ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Khi tiếp cận chủ đề này, không
thỏa mãn với những nội dung được trình bày, khơng thuyết phục với những
nhận định chưa logic của Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại1, chúng tơi đã mở
rộng việc tìm kiếm tài liệu, và nhận thấy: có khá nhiều tài liệu được viết bằng
tiếng Anh2, tài liệu dịch (chủ yếu từ tiếng Anh, Pháp) được lưu hành trên
Internet hay được xuất bản thành sách dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, tài
liệu tham khảo… Trong giới hạn nội dung các cuộc cách mạng tư sản mà chúng
tôi quan tâm, các tài liệu này hoặc là trình bày trịn vẹn nội dung một cuộc cách
mạng, hoặc là trình bày một (hay một số) vấn đề liên quan đến các cuộc cách
mạng, hoặc trình bày khái quát nội dung các cuộc cách mạng dưới dạng bài
giảng, tài liệu giáo khoa … và điều đáng lưu ý là, các thông tin Lịch sử, và gắn
với nó là các quan điểm, nhận định, cách tiếp cận …, được trình bày trong các
tài liệu vừa nêu, với chúng tôi, là thuyết phục và rõ ràng. Từ đây, chúng tơi nghĩ
rằng cần tiến hành một cơng trình nghiên cứu để tổng hợp và giới thiệu các
thông tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối tượng so sánh chủ yếu là Giáo
trình) để mở rộng nguồn dữ liệu thơng tin Lịch sử về chủ đề “Cách mạng tư
sản”, từ đó, đề xuất cập nhật những nội dung mới vào đề cương học phần Lịch
sử Thế giới Cận đại dùng trong việc giảng dạy sinh viên khoa Lịch sử - Đại học

Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn sinh
viên và vận dụng vào dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông, đặc biệt là góp phần
gợi ý cho các tác giả sách giáo khoa trong việc chuẩn bị biên soạn nội dung
“Các cuộc cách mạng tư sản” theo chương trình dự kiến ban hành của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
1

Chúng tôi đề cập đến 2 cuốn Giáo trình sau: [4] và [8]
Tuy nhiên, cuốn Giáo trình chính mà chúng tơi sử dụng chủ yếu làm đối tượng so sánh trong Khóa luận này là
[8], từ đây, xin gọi tắt là Giáo trình.
2
Chúng tơi giới hạn việc tìm kiếm bằng tiếng Anh vì đây là ngơn ngữ mà chúng tơi có thể sử dụng được.


2

Đề tài “TIẾP CẬN NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” TỪ MỘT
SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH” được thực hiện nhằm triển khai các ý tưởng, dự
định nêu trên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong không gian học thuật hiện nay, việc tiếp cận các vấn đề Lịch sử từ
các nguồn tài liệu tiếng Anh đang trở nên rất phổ biến và đạt nhiều thành tựu.
Điều này được thể hiện trong thư mục tham khảo của các cơng trình nghiên cứu
và các tài liệu được dịch để xuất bản. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu của đề
tài thuộc về một nội dung/chủ đề trong cấu tạo chương trình của một mơn học
trong khơng gian Đại học nên khơng có nhiều cơng trình được nghiên cứu theo
hướng so sánh, giới thiệu các thông tin lịch sử, quan điểm, nhận định … Do
vậy, để góp phần mang đến nhận thức chung về khơng gian các tài liệu được
xuất bản bằng tiếng Việt có cùng hướng nghiên cứu với đề tài Khóa luận, chúng
tơi sẽ trình bày một số ấn phẩm là bài giảng (được biên soạn dựa trên tài liệu

tiếng Anh), sách (tiêu chí lựa chọn là có cách trình bày khác với Giáo trình về
niên đại, phân kỳ Lịch sử…) và một vài tài liệu được dịch sang tiếng Việt.
Trong tập 2 của cuốn Lịch sử Thế giới (ấn bản năm 2000 của Nhà xuất
bản Văn hóa), Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang đã có cách phân kỳ “Cận đại”
và “Hiện đại” không giống với cách phân kỳ quen thuộc của các nhà Sử học
Marxist. Theo đó, Cách mạng Anh, cách mạng Hoa Kỳ được trình bày trong
chương 8. Cách mạng dân chủ ở Anh. Chế độ đại nghị thành lập và chương 12.
Nước Huê Kỳ thành lập (cuốn 1); còn Cách mạng Pháp được chọn làm sự kiện
mở đầu thời Hiện đại với Chương 1. Cách mạng Pháp năm 1789 (cuốn 2). Như
vậy, cách phân kỳ của Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang khác với Giáo trình và
tất nhiên, quan điểm nhận thức và nội dung trình bày các sự kiện cũng không
giống mà cụm từ “Cách mạng dân chủ ở Anh” có thể xem là một thí dụ dễ thấy.
Chủ yếu sử dụng các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh và tiếng Pháp,
năm 2005, trong Các bài giảng chuyên đề về Lịch sử các nước Tây Âu và Hoa
Kỳ (Tập II), Lê Phụng Hồng đã trình bày bài giảng “Nhìn lại một vài vấn đề
cách mạng tư sản Anh trong thế kỷ XVII”. Chủ yếu xoay quanh hai vấn đề
Ruộng đất và Chính quyền, với dung lượng hơn 100 trang sách, Lê Phụng
Hoàng đã phản biện lại những luận điểm được trình bày trong Giáo trình Lịch
sử Thế giới Cận đại của Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng với những lập
luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Được dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự giúp đỡ về tài chính của
Phịng Thơng tin - Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Nhà xuất bản
Thanh niên đã ấn hành cuốn Khái quát về Lịch sử nước Mỹ (Outline of U.S.
History - bản quyền thuộc Bureau of International Information Programs, U.S.
Department of State). Hai chương: Chương 3. Chặng đường giành độc lập và
Chương 4. Xây dựng một chính phủ quốc gia đã trình bày chi tiết diễn trình của


3


cuộc Cách mạng Hoa Kỳ từ lúc khởi đầu cho đến khi Tổng thống Washington
nhậm chức (1789) và một vài sự kiện sau đó. Trong suốt phần trình bày sinh
động, rõ ràng đó, chúng tơi đặc biệt ấn tượng với tiểu mục “Tầm quan trọng của
cuộc Cách mạng Mỹ” vì nội dung này có ý nghĩa tổng kết giá trị của Cách mạng
Hoa Kỳ như là một cuộc cách mạng vì tự do chứ khơng phải những lối mịn
quen thuộc như cách Giáo trình nhận xét.
Đặng Thanh Tịnh đã xuất bản cuốn Lịch sử nước Pháp năm 2008. Tuy
các tài liệu mà tác giả sử dụng để biên soạn được khai thác từ tiếng Việt và các
ấn bản tiếng Hán nhưng chúng tôi vẫn xếp vào trong đề mục này vì khi khảo sát
việc trình bày nội dung Cách mạng Pháp của tác giả trong Chương 3. Cuộc đại
cách mạng Pháp 1789 và Đế chế Napoleon Bonaparte, chúng tôi nhận thấy có
rất nhiều điểm tương đồng về thơng tin Lịch sử và cả một số nhận định với tài
liệu Holt World History: The Human Journey.
Năm 2008, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đã tái bản cuốn
Lược sử nước Anh của Bùi Đức Mãn. Tuy chưa có những kết luận mang tính
nhận định về bản chất, đặc điểm của cách mạng Anh (do hạn chế dung lượng
của cuốn sách và phù hợp với nhan đề “Lược sử”) qua các đề mục “Charles I và
cuộc nội chiến”, “Cromwell: Nhà độc tài quân phiệt”, “James II - Cuộc cách
mạng 1688” … thuộc 2 chương: Chương 9. Cuộc nội chiến và nên Cộng hòa và
chương 10. Nền quân chủ Phục hưng, cùng nội dung trình bày, tài liệu tham
khảo dùng cho việc biên soạn đã cho thấy cách tiếp cận vấn đề khác với Giáo
trình và tương đồng với các tài liệu tiếng Anh mà chúng tơi có dịp tham khảo.
Các ấn phẩm nêu trên đã cho thấy những nỗ lực bổ sung, cập nhật thông
tin, nhận định về nội dung “Cách mạng tư sản” từ nguồn tài liệu tiếng Anh là
một xu thế đang được chấp nhận, lan tỏa trong cộng đồng học thuật. Tuy chưa
có cùng đối tượng và phạm vi nghiên cứu với đề tài của Khóa luận để có một
cơng trình giới thiệu về ba cuộc cách mạng nhưng sự tồn tại của những ấn phẩm
nêu trên là những gợi ý trong tư duy, góp phần cung cấp các đối tượng làm cơ
sở so sánh giữa nguồn tài liệu tiếng Anh tiếp cận được và Giáo trình cũng như
tạo lập niềm tin đối với người thực hiện khóa luận.

3. Mục đích nghiên cứu
Khố luận được thực hiện nhằm các mục đích sau:
1. Giới thiệu các thơng tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp
cận được từ các tài liệu tiếng Anh.
2. So sánh thông tin, nhận định, quan điểm được trình bày trong Giáo trình
và các tài liệu tiếng Anh, từ đó, thảo luận về tính cụ thể - rõ ràng của thơng tin sự kiện lịch sử, tính thỏa đáng, thuyết phục và nhận định cũng như quan điểm
lịch sử.
3. Tạo lập nguồn tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm và có nhu
cầu sử dụng.


4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Theo quan điểm sử học Marxist, “Cách mạng tư sản” là khái niệm dùng
để chỉ các cuộc cách mạng diễn ra trong thời kỳ Cận đại do giai cấp tư sản lãnh
đạo nhằm mục tiêu cao nhất là xóa bỏ những cản trở của quan hệ sản xuất
phong kiến đã lạc hậu để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn,
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ quan niệm này,
“Cách mạng tư sản” sẽ là các cuộc “Cách mạng Nêđéclan”, “Cách mạng tư sản
Anh giữa thế kỉ XVII”, “Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ và sự thành lập nước Mĩ”, “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII”… hay những cuộc các mạng khác tiếp tục diễn ra ở Pháp, Hoa Kỳ, các
cuộc chiến tranh thống nhất Đức, Italia đều mang tính chất của cách mạng tư
sản. Tuy nhiên, cụm từ “Nội dung “Cách mạng tư sản”” trong tên đề tài chỉ đề
cập đến 3 cuộc cách mạng là: Cách mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa
Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp (1789 - 1799)3 cho phù hợp với giới hạn
dung lượng của Khóa luận tốt nghiệp đại học. Chúng tôi xem đây là những
trường hợp để minh họa hay gợi ý cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu ở
những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác.

Một số tài liệu tiếng Anh: chúng tôi chủ yếu tiếp cận 2 nguồn tài liệu:
Bài giảng online của GS. John Merriman và Joanne Freeman tại Đại học Yale
và một số tài liệu lưu hành trên internet dưới dạng sách giáo khoa (được trình
bày cụ thể hơn ở đề mục “Nguồn tài liệu”).
Tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ một số tài liệu tiếng Anh là
sự trình bày, giới thiệu các thơng tin, nhận định, quan điểm mới (trong đối
tượng so sánh chủ yếu là Giáo trình) được chúng tơi tiếp cận được từ các tài liệu
tiếng Anh nêu trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện Khóa luận, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp liên kết - so sánh và
phương pháp nghiên cứu trường hợp (case - study).
Phương pháp Lịch sử và phương pháp logic: chúng tơi sẽ trình bày các sự
kiện theo trình tự thời gian (lịch đại), trên cơ sở mô tả cụ thể các sự kiện lịch sử,
chúng tơi sẽ trình bày những nhận định, quan điểm nhận thức về các vấn đề
chính của các cuộc cách mạng, xem xét tính thỏa đáng của nhận định, quan
điểm nhận thức đó trong mối quan hệ với các sự kiện và quá trình riêng biệt
cũng như trình bày những nhận thức và quan điểm riêng.
Phương pháp liên kết - so sánh: chúng tôi tiếp cận nhiều tài liệu đề cập
đến cùng một vấn đề, do vậy, thao tác tất yếu của tư duy là so sánh để tìm ra
3

Tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, các tài liệu không thống nhất về mốc thời gian của các cuộc cách
mạng. Chúng tôi chọn lựa các mốc thời gian như đã trình bày vì cho rằng những sự kiện diễn ra ở thời điểm đó
xứng đáng được xem là mốc mở đầu và kết thúc các cuộc cách mạng.


5

điểm giống và khác nhau, liên kết các thông tin trong tài liệu để xem xét tính

thỏa đáng và thuyết phục, từ hai cơ sở này, chúng tôi đi đến việc chọn lựa tài
liệu mà chúng tơi cho là có giá trị hơn hết để giới thiệu, trình bày trong khóa
luận. Tất nhiên, việc tiếp cận các tài liệu tiếng Anh sẽ rất có giá trị cập nhật, bổ
sung, điều chỉnh sự kiện - thông tin lịch sử, nhận định … khi đặt trong mối quan
hệ so sánh với Giáo trình.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp: lựa chọn ba cuộc cách mạng: Cách
mạng Anh (1640 - 1689), Cách mạng Hoa Kỳ (1775 - 1783), Cách mạng Pháp
(1789 - 1799), chúng tôi xem đây là những trường hợp để minh họa hay gợi ý
cho việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu cùng hướng nội dung “Cách mạng tư
sản” ở những bậc học cao hơn hay không gian nghiên cứu khác.
6. Nguồn tài liệu
Để thực hiện Khóa luận, chúng tơi sử dụng các thông tin từ các bài giảng
online và các tài liệu giáo khoa tiếng Anh.
Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của Đại
học Yale, gồm:
1. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 5 - European Civilization, 1648 1945. 25 - 12 - 2017. retrieved from:
/>2. Merriman, J. (Fall 2008). Lecture 6 - Maximilien Robespierre and the
French Revolution. 25 - 12 - 2017. retrieved from:
/>3. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 2 - Being a British Colonist. 18 - 1
- 2018. retrieved from:
/>4. Freeman, J. (Spring 2010). Lecture 12 - Civil War. 25 - 3 - 2018.
retrieved from:
/>Cuốn “Holt World History: The Human Journey” (bản online): ấn phẩm
này trình bày nội dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề sau: Chapter 20.
1550 - 1789 Enlightenment and Revolution in England and America và Chapter
21. 1789 - 1815 The French Revolution and Napoléon.
Cuốn “A History of Western Society” (bản in): ấn phẩm này đề cập nội
dung “Cách mạng tư sản” qua các chủ đề: Chapter 16. Absolutism and
Constitutionalism in Western Europe (ca 1589 - 1715) và Chapter 21. The
Revolution in Politics 1775 - 1815.

Cuốn “World Studies: Medieval Times to Today” với chủ đề: Chapter 7.
Changes in the Western World gồm 2 đề mục The Enlightenment và Political
Revolutions.


6

Cuốn “World History: Patterns of interaction” đề cập qua các chủ đề:
Chapter 22. 1550 - 1789 Enlightenment and Revolution với 2 tiểu mục The
Scientific Revolution, The Enlightenment và Chapter 23. 1789 - 1815 The
French Revolution va Napoléon với 2 tiểu mục The French Revolution Begins,
Revolution Brings Reform and Terror.
Tất cả các tài liệu vừa nêu đều được tham khảo để thu nhận các thông tin
về sự kiện Lịch sử, quan điểm và nhận định. Tuy nhiên, khi tiếp cận nội dung
từng cuộc cách mạng, chúng tơi lựa chọn và trình bày dựa trên một hay một vài
tài liệu mà chúng tơi cho rằng được trình bày kỹ lưỡng và có chất lượng cao
hơn.
7. Đóng góp của đề tài
1. Giới thiệu các thông tin, nhận định, quan điểm mới được chúng tôi tiếp
cận được từ các tài liệu tiếng Anh nêu trên. Chúng tôi rất quan tâm đến việc
hiểu rõ (hay mức độ chi tiết, cụ thể) của sự kiện Lịch sử vì chỉ khi dựa trên sự
hiểu biết này, tất nhiên kèm theo nguồn tư liệu vững chắc và đa dạng, thì những
quan điểm, nhận định về các vấn đề quá khứ, trong trường hợp này là các cuộc
“cách mạng tư sản”, mới đủ sức thuyết phục và nhận được nhiều sự chia sẻ từ
cộng đồng học thuật, góp phần vào không gian rộng lớn, đa chiều của nhận thức
lịch sử.
2. Cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả chuẩn bị biên soạn
sách giáo khoa cũng như cung cấp thêm dữ liệu để giảng viên phụ trách điều
chỉnh, cập nhật vào đề cương học phần Lịch sử Thế giới Cận đại, nguồn tài liệu
tham khảo cho hoạt động dạy và học của giáo viên Phổ thông và sinh viên

chuyên ngành Lịch sử.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khố luận
gồm có 3 chương:
Chương 1. Sự cần thiết của việc tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu
khi tìm hiểu vấn đề Lịch sử
Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và
ngược lại, vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó.
Trong thời kì “thế giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn
đề theo lối mịn thì có lẽ khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng
chẳng còn mấy sức “quyến rũ”. Do vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu
nghiên cứu là một hoạt động cần thiết. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn
đề: Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu, Cách thức để tiếp cận
nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu, Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu
nghiên cứu đối với nội dung “Cách mạng tư sản”.
Chương 2. Nội dung “Cách mạng tư sản” được trình bày trong Giáo trình
Lịch sử Thế giới Cận đại và một số tài liệu tiếng Anh


7

Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư
sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau:
1. Tài liệu giáo trình:
Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human
Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston.
McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western
Society. Boston, MA: Houghton Mifflin.
Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York:
Barnes & Noble Inc.

2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của
Đại học Yale.
Qua q trình tiếp cận, cập nhật thơng tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì,
Pháp từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu,
thảo luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn
đề. Nội dung của chương này bao gồm 3 vấn đề: Cách mạng Anh (1640 - 1689),
Cách mạng Hoa Kì (1775 - 1783) và Cách mạng Pháp (1789 - 1799).
Chương 3. Giá trị của việc tiếp cận nội dung “Cách mạng tư sản” từ tài liệu
tiếng Anh (xét ở góc nhìn của việc dạy học)
Trong chương này, chúng tơi sẽ trình bày tính ứng dụng của Khố luận
trong việc dạy học, thể hiện qua các đề mục: (1) Mở rộng nguồn dữ liệu nhận
thức về nội dung “Cách mạng tư sản”, (2) Đề xuất cập nhật vào đề cương học
phần “Lịch sử Thế giới Cận đại”, (3) Vận dụng những kiến thức mới vào dạy
học Lịch sử tại trường Phổ thông.


8

Chương 1.
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIẾP CẬN ĐA DẠNG CÁC
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU KHI TÌM HIỂU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ
Khoa học là một khái niệm vừa đơn giản nhưng lại vừa phức tạp, và ngược lại,
vì thế, đã khiến các nhà nghiên cứu phải trăn trở và suy nghĩ về nó. Trong thời kì “thế
giới phẳng” như hiện nay, nếu chúng ta cứ tiếp thu một vấn đề theo lối mịn thì có lẽ
khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng chẳng cịn mấy sức “quyến rũ”. Do
vậy, việc “tiếp cận” nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu là một hoạt động cần thiết.
1.1. Lý do cần tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu
Nhà sử học nổi tiếng Edward Hallett Carr đã từng nói, sử học “là cuộc đối
thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” [22]. Người nghiên cứu cũng như
học tập Lịch sử ln tìm cách đối thoại với q khứ theo những hướng khác nhau.

Nếu như nghiên cứu và học tập Lịch sử chỉ giới hạn, hướng mình trong những phương
thức tiếp cận nhất định thì cũng chỉ là việc sưu tầm, học tập từ một số nguồn dữ liệu
mà thôi.
Trái lại, nếu như mạnh dạn tiếp nhận và vận dụng những phương pháp cũng
như sưu tầm được nhiều nguồn sử liệu thì vấn đề sẽ càng hấp dẫn và thu hút. Khoa
học Lịch sử cần và rất cần phải có sự tiếp cận cũng như cách thức tiếp cận cụ thể như
đa diện (multidimension) và đa chiều (multi - perspective) để có thể hiểu rõ bản chất
và lý giải những vấn đề logic hơn, thoả đáng hơn nhằm tăng tính thuyết phục. Thực tế
cho thấy, sinh viên khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm còn thiếu hụt kiến thức về
nội dung “Cách mạng tư sản”. Đây là một vấn đề khơng hề đơn giản vì thế để hiểu
thấu đáo đòi hỏi người học cần phải tiếp cận nhiều quan điểm, khai thác nhiều nguồn
tài liệu … Nếu như cứ tiếp cận theo hướng một chiều, cũng như giáo điều, thì sẽ
khơng thể giúp người học xây dựng cơ sở, nền tảng vững chắc để có thể hiểu đúng
bản chất của “Cách mạng tư sản” trong tiến trình Lịch sử Thế giới thời Cận đại.
Trong thời đại bùng nổ của cơng nghệ thơng tin, mọi người đều có thể truy cập
những thông tin cần thiết về những vấn đề quan tâm. Chỉ cần gõ vào từ khoá
“American Revolution” vào giao diện Google, thì rất nhanh, màn hình sẽ hiển thị trên
7 triệu kết quả có liên quan. Trong số hàng ngàn trang tài liệu đó có những chuyên
khảo, báo cáo, bài giảng online, của các đại học lớn tại Hoa Kì, sách, mẩu tin ngắn …
Trong tình hình đó, vấn đề đặt ra đối với cơng tác nghiên cứu cũng như giảng dạy là
không thể hạn chế hay bưng bít thơng tin, mà phải ra sức nghiên cứu cũng như tìm
hiểu cơ sở của các nhận định khoa học, đề xuất những phương pháp xử lý thơng tin
thích hợp.
Khoa học sẽ không bao giờ tỏ ra lỗi thời và nhàm chán, nếu như chúng ta
những người nghiên cứu ln biết cách làm mới nó sao cho phù hợp với xu thế cũng
như tư duy của thời đại. Ngoài ra, khoa học bên ngoài chúng ta là sự vận động không
ngừng nhưng nếu người nghiên cứu cứ với tư tưởng “bế quan toả cảng” trong khoa
học với nhiều lí do như khơng hợp với góc nhìn, khơng phù hợp với tư duy,… thì có
lẽ khoa học sẽ ngày càng lạc hậu và trở nên khô cằn.



9

Khoa học nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng, việc tiếp cận là một vấn đề
mang tính sống còn, bởi lẽ qua tiếp cận hàng loạt những vấn đề sẽ được thay đổi sắc
màu, những hoài nghi luận được đặt ra góp phần để khoa học phải vận động và vận
động không ngừng. Khoa học sẽ không bao giờ có điểm dừng và thế giới sẽ bước vào
thời kì u tối nếu như khơng có khoa học. Chính khi bắt đầu có khoa học cũng là lúc
thế giới bắt đầu bước vào thời kì ánh sáng, thời kì mà trí tuệ con người bắt đầu được
nâng lên những tầm cao mới.
Ở mỗi quốc gia, việc tiếp cận một vấn đề, có thể nói, hồn tồn khác nhau và
sự khác nhau đó do nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, trong khoa học nói riêng và các
lĩnh vực khác nói chung, khi sự tự do trong tư duy càng mở rộng thì vấn đề càng sáng
tỏ; nếu như sự tự do càng nẩy nở và khơng có cực đại nhất định thì đó sẽ là điều kiện
hết sức cần thiết để khoa học có thể nhảy múa và định hình đúng như bản chất của nó
chứ khơng như sự định hình, mà ở đó chịu nhiều tác động định kiến, để rồi sau khi
định hình thì kiến thức khoa học lại phải tiếp tục đục đẽo và sửa mình.
Khoa học Lịch sử là sự phục dựng quá khứ dựa trên những sử liệu gốc và góc
nhìn cũng như cách lập luận của cá nhân người nghiên cứu. Khoa học là sự kế thừa, vì
thế, qua các thời kì, hàng loạt những cơng trình ra đời xoay quanh vấn đề thì cốt lõi
vấn đề chỉ là thế nên sẽ khơng cịn tính hấp dẫn đối với người nghiên cứu và độc giả.
Vì thế, tiếp cận mang tính chất cập nhật trong khoa học là việc hết sức cần thiết mang
tính sống còn của khoa học Lịch sử, đồng thời sự tiếp nhận góc nhìn của sử gia
phương Tây sẽ là cơ sở để bàn luận, thay đổi, mở rộng hay bổ khuyết những thiếu sót
trong nghiên cứu của cá nhân và cộng đồng khoa học.
Nếu như khoa học cứ theo một đường mịn thì sự nghiên cứu về sau sẽ là vơ
ích. Qua đó, cho thấy việc tiếp cận là vấn đề mang tầm cao mới là sự tận dụng mọi
phương tiện vào việc nghiên cứu. Xét ở góc độ xoay quanh vấn đề “Cách mạng tư
sản”, nếu như cứ khu biệt xoay quanh các giáo trình nội bộ trong nước thì có lẽ tư duy
về vấn đề “Cách mạng tư sản” cũng chẳng có gì mới mẻ. Khoa học phải vận động và

thế hệ đi sau phải có những góc nhìn mới mang tính đột phá và kèm theo là sự thừa
hưởng những thành quả đi trước để làm nền chứ không là kim chỉ nam bởi lẽ nếu như
dựa vào những kết quả đi trước để viết về vấn đề đi trước thì chắc cũng chẳng có gì
hấp dẫn.
Khoa học Lịch sử - phải mở rộng cách tiếp cận đi thì hơn! Việc tiếp cận sẽ bổ
sung cũng như cập nhật những thơng tin có giá trị giúp khoa học Lịch sử thêm phong
phú và hấp dẫn người nghiên cứu cũng như bắt kịp sự vận động khoa học từ bên
ngồi. Ngồi ra, thơng qua q trình tiếp cận người nghiên cứu sẽ có cơ sở so sánh
cũng như đánh giá được khả năng nhận thức vấn đề cũng như góc nhìn của của bản
thân về một vấn đề.
Chính thể của quốc gia hoặc rộng hơn là tồn cầu sẽ phủ cả màu đen nếu như
tất cả những bộ óc dừng hoạt động - cảnh tượng mà chúng ta đều không dám nghĩ
đến. Do vậy, thế giới này cần có những bộ óc vượt thời đại để khoa học tiến bước vào
thời kì hồng kim đến rực sáng vì tư duy rộng mở thốt ly mọi định kiến sẽ rưới
những tinh hoa, tiếp tục đưa khoa học tiến bước vào những không gian mới ở tương
lai.


10

Có thể nói, khoa học mang tính chất của chính thể và chính thể này được xem
là remote điều khiển tư duy, cách tiếp cận vấn đề của những nhà khoa học, người
nghiên cứu,… Nhận thấy được vấn đề, và đặc biệt trong thời đại “thế giới phẳng”
như ngày nay, việc “tung - hứng” những vấn đề khoa học trong nội bộ xét cùng đã lạc
hậu, việc dựa vào thành quả đi trước để làm bệ đỡ, la bàn cho bước đi sau thật đáng
trách bởi nếu như tư duy về một vấn đề cứ xoay quanh nội bộ thì mãi đến sau này vấn
đề cũng chỉ được phản chiếu với một màu sắc.
Thế giới đang chuyển mình bước vào thời đại mới - thời đại hội nhập, giao lưu
cũng như học tập và tiếp nhận nền khoa học của nhau. Khi những cánh cửa khoa học
trên thế giới sẵn sàng mở ra, với vai trò là người nghiên cứu, học tập Lịch sử, chúng ta

hãy mạnh dạn bước vào “thế giới mới”, để tìm ra những điều hấp dẫn về Lịch sử. Khi
bước vào “thế giới mới”, chúng ta sẽ được tiếp nhận cũng như dễ dàng tiếp cận các
cơng trình nghiên cứu khác nhau của nhiều nước, nhiều sử gia nổi tiếng với nhiều góc
nhìn, và do đó, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được tiếp cận vấn đề mà chúng ta quan
tâm.
1.2. Cách thức để tiếp cận nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu
Trước hết, việc tiếp cận phải mang tính khách quan, mang tính phát triển, tính
sáng tạo. Trong một thế giới đang thay đổi qua từng nhịp thở, những cách tiếp cận vấn
đề mang tính giáo điều, cứng nhắc, duy ý chí cũng như sự chậm trễ trong chuyển đổi
sẽ không thể đem lại kết quả mong muốn, thậm chí cịn phản tác dụng. Vấn đề đặt ra
đối với người nghiên cứu và học tập cũng như giảng dạy về vấn đề Lịch sử là cần phải
dựa nền tảng lý luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, căn cứ vào tình hình hình thực tiễn
để đưa ra những phân tích phù hợp với thực tế khách quan. Tuy nhiên, cả Marx cũng
như Lenin không thể gánh vác được nhiệm vụ đưa ra câu trả lời sẵn cho những vấn đề
nảy sinh sau khi các ông qua đời 50 năm, 100 năm hay nhiều thế hệ nữa. Nhiệm vụ
đặt ra cho các thế hệ hậu sinh là phải tìm những cách tiếp cận mới để nhận thức và lý
giải các vấn đề trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của các tác giả kinh điển của
chủ nghĩa Marx - Lenin, đó là quan điểm tồn diện, lịch sử - cụ thể - hệ quả phương
pháp luận của hai nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Bản thân các nhà kinh điển cũng khơng coi lý thuyết của chính mình như một
cái gì đó hồn thiện, bất biến mà ln địi hỏi có sự bổ sung, vận dụng và phát triển
sáng tạo trong những điều kiện Lịch sử cụ thể. Bởi lẽ, “mọi lý thuyết đều màu xám,
còn cây đời mãi mãi xanh tươi” (Goethe) và chính các nhà lý luận cũng khơng bao giờ
coi học thuyết của mình là những câu trả lời vạn năng cho mọi tình huống xuất hiện
trong thực tiễn nghiên cứu khoa học.
Trong thời kì đổi mới tư duy khoa học cùng với bầu khơng khí dân chủ trong
khoa học đã ngày càng thể hiện rõ, sự can thiệp của “bàn tay quản lý hành chính” vào
phân xử đúng sai trong khoa học khơng cịn thơ bạo nữa “các cơ quan lãnh đạo Đảng
và Nhà nước ta nói chung đã khơng cấm đốn, trừng trị và cũng ít gây khó khăn ngăn
cản sáng kiến…” [10, tr.17]. Vì thế, đã tạo mọi điều kiện để người nghiên cứu có thể

thể hiện được tư duy sáng tạo cũng như mạnh dạn cập nhật góc nhìn từ các sử gia
phương Tây.


11

Tiếp cận là một khái niệm khá trừu tượng mà cho phép mỗi chúng ta có thể đưa
ra một vài dịng chữ miễn phù hợp và hợp lí. Theo chúng tôi, “tiếp” trong “tiếp cận”
nghĩa là tiếp thu thông tin khoa học kịp thời và chuẩn xác nhất còn “cận” trong “tiếp
cận” là sự giới hạn “tiệm cận” nghĩa là “cận” chính là ranh giới phân chia đặc tính
khoa học của người nghiên cứu này với người nghiên cứu khác, trường phái nghiên
cứu này với trường phái nghiên cứu khác, quốc gia này với quốc gia khác. Chính bản
thân từ “tiếp cận” đã tạo nên muôn màu khái niệm. Nhưng từ lý thuyết đến thực tiễn
lại càng khó khăn hơn nhiều lần nếu như nhà nghiên cứu hồn tồn khơng có chun
mơn sâu về vấn đề tiếp cận thì đó là một điều rất nguy hiểm. Bởi lẽ, như đã nói, trong
trong thời đại thơng tin lan tràn như ngày nay đó là một ích lợi trong cơng tác nghiên
cứu nhưng nếu người chập chững mới bước chân vào khoa học thì sẽ khó thở trước
nhiều nguồn thơng tin trên các trang mạng xã hội về một vấn đề nhất định. Trong thời
đại đại bùng nổ thông tin như ngày nay việc tiếp cận một vấn đề thông qua các kênh
tư liệu Âu - Mĩ là một điều không hề khó nhưng địi hỏi người nghiên cứu phải tiếp
cận có chọn lọc và trên hết là phải phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận
tư liệu.
Thơng qua q trình cập nhật, phân tích, nghiên cứu các tư liệu, giáo trình và
các bài giảng online cập nhật từ các trường Đại học như Đại học Yale,… Chúng tôi,
sẽ có cơ sở cũng như nền tảng để đối chiếu cũng như thảo luận một số vấn đề. Đó
thực sự là một việc làm khơng đơn giản địi hỏi người nghiên cứu phải hiểu rõ, thấu
đáo vấn đề và quan trọng hơn là đặt vấn đề đúng vào thời điểm mà nó xuất hiện. Qua
q trình tiếp cận, chúng tơi sẽ thảo luận cũng như góp phần nêu lên nhận định bản
thân về vấn đề từ đó góp thêm một góc nhìn khách quan.
Ngồi ra, thơng qua q trình tiếp cận chúng tơi sẽ có cơ sở cũng như tiếp thu

được nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh một vấn đề Lịch sử. Song, trong q
trình tiếp cận chúng tơi cũng tìm hiểu một cách cẩn trọng và suy nghĩ thấu đáo về vấn
đề để khi đưa ra những kết luận sẽ có giá trị và như một đóng góp nhỏ cũng như góc
nhìn cá nhân đối với vấn đề. Trong q trình tiếp cận đơi khi chúng tơi khơng khỏi
ngỡ ngàng bởi những thông tin tiếp cận được đồng thời chúng tôi cũng không vội kết
luận đúng hoặc sai. Bởi chúng tơi cho rằng, trong khoa học khơng có kết luận nào là
đúng hay sai mà chỉ có lập luận đủ sức thuyết phục hay chưa mà thôi. Và khoa học sẽ
chết đi nếu tại thời điểm đó tác giả cho rằng vấn đề là đúng hoàn toàn hoặc sai hồn
tồn, vì nếu đúng hoặc sai thì xem như quá rõ ràng đâu cần người nghiên cứu phải tiếp
tục. Vì khoa học ngày càng tiến bộ và những thơng tin có giá trị ngày càng được cập
nhật cũng như được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua nhiều kênh khác
nhau. Và bản thân người nghiên cứu phải cập nhật cũng như tập hợp nhanh chóng và
nghiên cứu một cách cẩn trọng và đưa ra những nhận định cá nhân cũng như góp thêm
một góc nhìn mới, nhận định riêng của bản thân về vấn đề. Tri thức khoa học là loại
tri thức có thể sai hoặc đúng và thậm chí nó có thể sai hoặc đúng trong những trường
hợp nhất định. Quá trình tiếp cận cũng như nghiên cứu là q trình vơ hạn để đi đến
một chân lí khách quan. Trong q trình tiếp cận, việc diễn ra va chạm giữa đúng và
sai là vấn đề tất yếu và người nghiên cứu có quyền mắc sai lầm nhưng cũng đồng thời
có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu nhằm sửa chữa, có trách nhiệm thay thế một quan


12

điểm nhiều sai lầm này bằng một quan niệm ít sai lầm hơn và cứ thế tiến gần đến chân
lý.
Như vậy, việc tiếp cận các nguồn tại liệu nghiên cứu đa dạng phải diễn ra với
một tư duy rộng mở để sẵn lịng đón nhận những quan điểm khơng giống mình; một
tư duy phê phán để phán xét độ tin cậy của thơng tin và tính thuyết phục của nhận
định; một tư duy phát triển, sáng tạo để có thể tạo ra những cái mới mang dấu ấn cá
nhân - thành tựu trong nghiên cứu. Và hơn tất cả để khoa học đạt được những thành

quả nhất định đòi hỏi nó phải được nghiên cứu một cách độc lập vì mọi sự ràng buộc
sẽ khiến khoa học ngày càng lạc hậu, xơ cứng, do vậy mất đi tính hấp dẫn.
1.3. Sự cần thiết phải tiếp cận đa dạng các tài liệu nghiên cứu đối với nội dung
“Cách mạng tư sản”
Trong chương trình Lịch sử Thế giới Cận Hiện đại ở các trường đại học, Lịch
sử phát triển của chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XV đến thế kỉ XX chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng. Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận một sự thật là, chủ nghĩa tư
bản hiện đại là một hệ thống ngày càng mang tính tồn cầu. Nhìn lại lịch sử có thể
thấy chủ nghĩa tư bản đã mang tính thế giới kể từ sau khi các cuộc cách mạng tư sản
hoàn thành và chủ nghĩa tư bản xác lập ở châu Âu và Bắc Mĩ. Qua đó, cho thấy việc
tìm hiểu cũng như cập nhật tư liệu về vấn đề “Cách mạng tư sản” là một việc làm
nhằm tiếp tục góp phần vào sự phục dựng lại quá trình ra đời của hệ thống tư bản chủ
nghĩa trên thế giới.
Có thể thấy một thực trạng khá phổ biến là cách tiếp cận đơn chiều trong công
tác giảng dạy Lịch sử về vấn đề “Cách mạng tư sản”. Thực tế cho thấy, trong một thời
gian dài, công tác giảng dạy Lịch sử thế giới ở các trường đại học Việt Nam chịu ảnh
hưởng nặng nề từ hệ thống học thuật của Liên Xô về cả nội dung và phương pháp
giảng dạy. Việc giảng dạy vấn đề “Cách mạng tư sản” khơng nằm ngồi thực trạng
này. Dù rằng đội ngũ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã đầu tư nhiều công sức để
biên soạn lại hệ thống giáo trình, sách giáo khoa về Lịch sử thế giới, tuy nhiên chúng
ta vẫn còn thấy đâu đó, trong một số giáo trình, sách giáo khoa những quan điểm giáo
điều, cứng nhắc, thiếu sức thuyết phục hoặc chưa đồng bộ về một số vấn đề. Đồng
thời, sinh viên còn thiếu độ sâu khi nhận thức về “Cách mạng tư sản” cũng như cảm
thấy khó khăn trước những thơng tin tản mạn. Tình hình đó địi hỏi chúng tôi cố sức
tiếp cận thêm các tài liệu để thoả mãn nhu cầu nhận thức quá khứ và phục vụ trong
cho công tác dạy học. Thêm nữa, qua việc mở rộng hướng tiếp cận sẽ cung cấp một
góc nhìn mới về Lịch sử cũng như cách thức thể hiện, trình bày một vấn đề về khoa
học Lịch sử từ các học giả phương Tây. Từ đó, tạo nên cơ sở để có thể so sánh cũng
như đối chiếu về phương thức và phương pháp học tập cũng như nghiên cứu Lịch sử.
Tiếp cận là vấn đề cấp thiết và cần thiết trong khoa học Lịch sử. Vì ở mỗi chính

thể khác nhau thì vấn đề sẽ được tiếp thu và cập nhật cũng như thể hiện ở mức độ
khác nhau. Suy cho cùng, việc tiếp cận cũng chỉ hướng đến góp phần để vấn đề thêm
sáng tỏ cũng như tạo nên sức hấp dẫn của vấn đề. Nội dung “Cách mạng tư sản” cho
đến nay vẫn còn nhiều bất đồng, bởi lẽ sự bất đồng trong khoa học cũng chỉ sinh ra từ
góc nhìn khác nhau. Vì thế, việc tiếp cận những tài liệu cũng như những bài giảng


13

đáng tin cậy từ các trường Đại học lớn tại Hoa Kì như góp thêm một nguồn tài liệu, sự
biện luận nhằm làm sáng rõ những vấn đề cịn hồi nghi.
“Cách mạng tư sản” theo các sử gia phương Tây và dưới góc nhìn của họ khi
so sánh và đối chiếu với góc nhìn cũng như cách tiếp cận với các tài liệu lưu hành như
Giáo trình hiện đang được sử dụng tại các trường đại học trong nước quả thật có
những bất đồng cũng như cách lập luận và đi đến kết luận khơng đồng nhất. Vì thế,
việc tiếp cận sẽ góp phần đi sâu hơn cũng như có cái nhìn mang tính tồn diện, rộng
mở hơn trong đánh giá các cuộc cách mạng.
Như vậy, theo chúng tôi, việc mở rộng hướng tiếp cận về nội dung “Cách
mạng tư sản” là một việc làm hết sức cần thiết trong tình hình dạy học hiện nay.


14

Chương 2.
NỘI DUNG “CÁCH MẠNG TƯ SẢN” ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG
GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Trong chương hai chúng tôi sẽ mở rộng tiếp cận nội dung “Cách mạng tư
sản” dựa trên các nguồn tài liệu sau:
1. Tài liệu giáo trình:

Holt, Rinehart and Winston. (2005). Holt World History: The Human
Journey. Texas: Holt, Rinehart and Winston.
McKay, J.P., J.P., Hill, B.D., & Buckler, J. (1999). A History of Western
Society. Boston, MA: Houghton Mifflin.
Littlefield, H.W. (1965). History of Europe 1500 - 1848, New York:
Barnes & Noble Inc.
2. Bài giảng online của Giáo sư John Merriman và Joanne Freeman của
Đại học Yale.
Qua quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin về Cách mạng Anh, Hoa Kì, Pháp
từ các tài liệu tiếng Anh, bài giảng điện tử, chúng tôi sẽ so sánh, đối chiếu, thảo
luận cũng như cập nhật và đưa ra quan điểm của cá nhân đối với từng vấn đề.
2.1. Cách mạng Anh (1640 - 1689)
Cách mạng Anh là cuộc cách mạng thứ hai trên thế gới sau cách mạng Hà Lan
thế kỉ XVI. Chúng tơi dựa trên:
(1) Giáo trình Lịch sử Thế giới Cận đại của tác giả Vũ Dương Ninh và Nguyễn
Văn Hồng, được sử dụng giảng dạy Học phần Lịch sử Thế giới Cận đại để điểm lại sơ
nét về cách mạng Anh.
(2) Holt World History: The Human Journey, là tài liệu chính phục vụ cho
cơng tác tiếp cận của chúng tôi đối với cuộc cách mạng Anh.
2.1.1. Nội dung “Cách mạng Anh” trong giáo trình “Lịch sử Thế giới Cận đại”
Bất kỳ một lĩnh vực khoa học nào đều có những nguyên tắc riêng của nó. Khoa
học Lịch sử cũng thế, để đi đến hai từ gọi là cách mạng chắc hẳn phải có nguyên
nhân, diễn biết, và kết quả.
Theo giáo trình, tác giả đã giành 22 trang để trình bày về cách mạng Anh.
Trong đó, 10 trang đề cập về nguyên nhân, 10 trang về tiến trình cách mạng, và 2
trang để bàn về kết quả cũng như những đánh giá của tác giả.
Với 10 trang đầu bàn về nguyên nhân, tác giả đề cập đến những tiền đề về xã
hội cũng như tư tưởng để dẫn đến cách mạng và sự phân bố giai cấp trong xã hội.
Đại ý về ngun nhân, tơi xin tóm tắt như sau: đến thế kỉ XVI, công thương
nghiệp Anh bắt đầu khởi sắc, thời kỳ huy hồng cơng thương bắt đầu với những biến

đổi. “…công nghiệp chế biến len tăng lên mạnh mẽ và nước Anh trở thành nước cung
cấp hồng hố bằng len cho các thị trường bên ngoài” [8, tr.9], nhưng “…do sự phát
triển củ công nghiệp len dạ ngày càng mạnh, nên nghề ni cừu trở thành nghề có lợi
nhất. Địa chủ không thoả mãn với địa tô thu được của nông dân nên đều tăng nguồn


15

thu nhập riêng bằng cách tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang cày cấy … biến
thành đồng cỏ chăn cừu …” [8, tr.11]. Qua hai trích dẫn trên, phản ánh rằng chính
thời kỳ huy hồng cơng thương ở các thành thị tráng lệ đã kéo theo sự thay đổi tang
thương ở các vùng nông thôn với hiện tượng được biết đến là “Nạn rào đất cướp
ruộng” [11, tr.309], hiện tượng trên được xem là q trình tích luỹ ngun thuỷ tàn
bạo ở nước Anh với hiện tượng “cừu ăn thịt người”. Nền chính trị Anh cũng chứa
đựng những mâu thuẫn vì “…đến đầu thế kỉ XVII, giữa vua và nghị viện,…ln có sự
xung đột gay gắt…” [8, tr.17]. Với những mâu thuẫn kinh tế, xã hội, chính trị,… được
tác giả phân tích khá thận trọng và khi mâu thuẫn khơng thể giải quyết theo chiều
hướng hồ giải thì ắt nó phải được giải quyết trong một bầu khơng khí đầy tang
thương.
Trong tiến trình cách mạng Anh, tác giả trình bày theo trình tự như sau:
(1) Cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642 - 1646): Ban đầu chỉ đơn giản là cuộc
tranh quyết giữa nhà vua và nghị viện, nhưng trong khơng khí của sự thù hận và phẫn
uất các đội dân binh ở Luân Đôn cũng đứng lên cầm vũ khí. Trong giai đoạn này, một
nhân vật xuất hiện với uy thế nổi bật đó là Oliver Cromwell, với những chủ trương
đánh vào tinh thần người dân đã giúp ông có trong tay một đạo quân đủ mạnh để
chống lại kẻ thù và đã đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới. Oliver Cromwell là
một trong những lãnh tụ của phái Độc lập “Phái Độc lập vốn đại diện cho quyền lợi
của tầng lớp quý tộc mới và tư sản loại nhỏ và vừa nên căn bản đối lập với yêu cầu
của quần chúng.” [8, tr.21]
(2) Phong trào phái San bằng: “Phái San bằng đại biểu lợi ích cho đông đảo

nhân dân là nông dân, thợ thủ công và tiểu tư sản” [8, tr.21]. Phái San bằng muốn đưa
cách mạng tiến xa nhưng phái Độc lập sau khi nắm được thành quả thì với họ sự
nghiệp cách mạng đã chấm dứt. Vì thế, tất yếu cuộc đấu tranh diễn ra giữa phái San
bằng và phái Độc lập, thực chất là cuộc tranh đấu giữa tầng lớp tư sản và quý tộc mới
với quần chúng nhân dân.
(3) Cuộc nội chiến lần thứ hai (1648) và bản án tử hình Charles I: Trong
lúc phái Trưởng lão “chủ trương thoả hiệp với vua, coi chiến tranh là phương tiện để
buộc vua phải nhượng bộ một số quyền lợi” [8, tr.19] cùng với phái Độc lập tìm cách
thương lượng để buộc nhà vua phải cơng nhận chính quyền nhưng Charles I vẫn muốn
bảo vệ nền quân chủ chuyên chế. Trước kẻ thù chung là chính quyền phong kiến đại
diện Charles I, phái Trưởng lão và Độc lập đã liên kết lại với nhau. Cuộc nội chiến lần
thứ hai bùng nổ và kết thúc bằng việc nhà vua bị bắt. Với sự phán xét bởi Nghị viện
ngày 30 - 1 - 1649 Charles I lên ngọn đầu đài “trước sự reo hò của đơng đảo quần
chúng” [8, tr.22].
(4) Chế độ Cộng hồ4 và những phong trào cuối cùng của phái San bằng:
Sau khi xử tử nhà vua, ngày 19 - 5 - 1649, nền cộng hồ được chính thức tun bố.
4

Trong bài giảng thuộc học phần Lịch sử Thế giới Cổ Trung đại, TS. Hà Bích Liên xác định các đặc điểm
chung của nền cộng hồ là:
+ Một chính thể khơng vua.
+ Tội nặng nhất đó là chuyên quyền.
+ Quyền lực có được thông qua bầu cử.


16

“Tầng lớp sĩ quan trong quân đội, đứng đầu là Crơmoen, nắm những chức vụ quan
trọng” [8, tr.23]. “Tình hình kinh tế dưới chế độ cộng hồ khơng sáng sủa gì hơn mà
trái lại, ngày càng trầm trọng” [8, tr.23]. Phái Độc lập không hề thực hiện bất cứ yêu

sách nào trong “Bản thoả ước nhân dân” - do phái San bằng thảo ra và đến 1647 họ
vẫn không quan tâm đến vua và nghị viện, cái họ cần là dân chủ và các thứ thuế đè
nặng họ, nhưng “Bản thoả ước nhân dân” không hề đề cập đến vấn đề ruộng đất. Và
việc phái Độc lập không thi hành “Bản thoả ước nhân dân” đã khiến người dân xem
đây là “xiềng xích mới” của họ và họ phải tiếp tục đấu tranh. Nhưng dưới sự đàn áp
khốc liệt của Cromwell, phái San bằng tan rã hoàn toàn.
(5) Phong trào của những người “Đào đất”: Phong trào được sự ủng hộ của
quần chúng vì hướng đến cái mà quần chúng nhân dân cần đó là đất đai. Phong trào
diễn ra theo chiều hướng ơn hồ “Bằng tình u và lịng kiên nhẫn, chúng ta sẽ thắng”
[8, tr.24]. Tuy nhiên, cương lĩnh của họ là mối nguy cho những người hữu sản vì họ
tuyên bố “Đất đai chẳng thuộc về ai cả, hãy làm chung và ăn chung”. Vì thế giai cấp
tư sản và những phe cánh của họ xem phong trào mang tính ơn hồ này sẽ là mối nguy
nên họ dùng vũ lực đàn áp khiến phong trào tan rã.
(6) Cuộc chiến tranh xâm lược Ireland, Scotland và sự tan vỡ của nền
Cộng hoà: Cromwell tiến hành xâm lược Ireland, Scotland và đạt được những thành
quả nhất định. Trên cơ sở lực lượng lớn mạnh Anh phát động chiến tranh chống lại Hà
Lan kẻ thù trên mặt biển và kết thúc với sự thắng lợi. Cromwell đã dùng quân đội giải
tán “Nghị viện Dài”, đó là địn tấn cơng vào nền cộng hoà và triệu tập “Nghị viện
Nhỏ” nhưng cũng tiến hành giải tán sau đó, thực chất là thanh tốn nền cộng hồ ở
Anh.
(7) Chế độ bảo hộ độc tài của Cromwell (1653 - 1658): Đề ngăn cản phong
trào quần chúng, giai cấp tư sản và quý tộc mới sẵn sàng thủ tiêu nền cộng hoà và
Cromwell trở thành “Nhà bảo hộ” độc tài. Trong khi đó, làn sóng căm phẫn trong
quần chúng nhân dân ngày càng dâng cao và cuộc chiến với Tây Ban Nha tuy thắng
nhưng chiến phí bỏ ra khơng đấp vào đâu, cùng với hàng loạt khủng hoảng bắt đầu.
Trước tình hình đó, sức mạnh của chính quyền bảo hộ khơng cịn vững chắc, đại tư
sản và q tộc tìm cách khơi phục chế độ quân chủ. Sau khi Cromwell chết, con trai là
Richard kế nghiệp nhưng khơng giải quyết được khó khăn vì thế đã bị tước danh hiệu
Bảo hộ của Richard đồng thời cũng chấm dứt thời kỳ độc tài do Cromwell lập nên.
(8) Sự phục hồi triều đại Schiua và chính sách phản động của nó: Trong

thời kỳ Richard thống trị, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Cuối cùng, chế độ quân chủ
được phục hồi và Charles II đang lưu vong trở về lên ngơi. Sau đó, James II kế nhiệm
nhưng cả Charles II và James II với những chính sách của mình đã ảnh hưởng đến tài
sản cũng như quyền của giai cấp tư sản và quý tộc. Vì thế một lần nữa, họ tìm cách lật
đổ James II và tìm một nền quân chủ khác để đảm bảo lợi ích của họ.
(9) Cuộc chính biến 1688 và những hậu quả của nó: Người thay thế James II
là William of Orange, thống đốc Hà Lan nhưng ông là con rể James II nên có thể danh
chính mà thay thế ngơi. Năm 1688, William of Orange cùng quân lính đổ bộ vào Anh
và tiến về Luân Đôn. James II bị cô lập, trốn sang Pháp. William of Orange lên ngôi,
lấy danh là William III. Để đảm bảo quyền lợi của giai cấp tư sản và quý tộc, Nghị


17

viện thơng qua “đạo luật về quyền hành”. Theo đó, nhà vua khơng có quyền duy trì
hay bãi bỏ luật, đặt thuế,… khi chưa có sự đồng ý của nghị viện. Như vậy quyền của
nhà vua bị thu hẹp, quyết định nhà vua có hiệu lực khi có chữ kí của thủ tướng và các
bộ trưởng thi hành nghị quyết của Nghị viện cũng như chịu trách nhiệm trước Nghị
viện chứ khơng phải trước nhà vua. Những quy định đó, nhằm ngăn chặn phục hồi chế
độ quân chủ chuyên chế và chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến.
Cuối cùng, tác giả giành 2 trang và đưa ra ba kết luận, đại ý như sau:
(1) Cách mạng Anh đã phá tan nền quân chủ phong kiến. Với lực lượng quần
chúng, nó đã đập tan nền quân chủ phong kiến, thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở
đường cho sức sản xuất mới phát triển.
(2) Cách mạng Anh tiến hành bởi sự liên minh giai cấp tư sản và quý tộc. Tuy
có nguồn gốc khác nhau nhưng vì có chung kẻ thù là chế độ phong kiến nên buộc họ
phải liên minh lại với nhau. “Cromwell, con người có vai trị lớn lao trong những
ngày đầu cách mạng, chính là nét tượng trưng của sự liên minh đó” [8, tr.29]. Nhưng,
khơng vì thế mà phủ định vai trị của quần chúng nhân dân, họ là những người đưa
cách mạng đến thắng lợi. Tác giả, cho rằng nền cộng hoà được thiết lập chính là nhờ

vào sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân. “Vấn đề đặt ra trước cách mạng tư
sản là vấn đề ruộng đất” [8, tr.29]. Nhưng sau khi giành chính quyền giai cấp tư sản
Anh đã đoạt ln cả ruộng đất và về chính quyền họ cũng khơng dám duy trì nền cộng
hồ mà phải thiết lập nền quân chủ lập hiến. Cùng với đó, tác giả cũng cho rằng cách
mạng Anh diễn ra dưới hình thức tơn giáo.
(3) Tác giả cho rằng vì quyền lợi giai cấp mà cách mạng phải dừng lại. Và còn
cho thấy mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong tiến trình của
cuộc cách mạng.
2.1.2. Nội dung “Cách mạng Anh” trong tài liệu “Holt World History: The Human
Journey”
Đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng sắp và sẽ diễn ra đó là cả q
trình tích luỹ những ngun nhân, hai từ chính trị là mấu chốt của cuộc cách mạng sắp
và ắt sẽ diễn ra ở Anh. Bởi lẽ, khi quyền tối cao của một vị vua được xem là thần
thánh thì tuyệt nhiên họ sẽ khó chịu cũng như phản cảm trước sự phản đối của bất kỳ
một cá nhân hay tập thể nào nhằm hạn chế uy quyền tối thượng đó. Và chính niềm tin
vào sự thần thánh đã khiến vua Anh - Charles I, khó có thể hồ cùng nhịp thở với thần
dân cũng như nền chính trị nước Anh lúc bấy giờ.
Nghị viên luôn ra sức phản đối quyền tối cao của đức vua, khiến mâu thuẫn
ngày càng lên đến đỉnh điểm và khó có thể kết thúc bằng một cuộc thương thuyết. Có
lẽ chúng ta đã linh cảm về một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng đang bắt đầu
“chuyển dạ”. Đúng thế! Mâu thuẫn đã đưa đến xung đột và một cuộc nổi dậy ở Anh,
một cuộc nổi dậy nhằm chống lại nhà cầm quyền đương thời.
Nhà vua - Charles I không thể nhận được tiền từ Nghị viện. Trong tình thế đó,
nhà vua cố ra sức ép mọi người cho vay tiền và bắt giam những người chống lại. Nghị
viện phản đối hành vi của nhà vua đồng thời trình lên cho Charles I một văn kiện gọi
là Luật khiếu nại về quyền (Petition of Right ). Văn kiện tuyên bố: (1) đức vua sẽ
không được đánh thuế quốc dân nếu như chưa có sự đồng ý từ Nghị viện, tức nếu nhà


18


vua muốn đánh thuế người dân phải thông qua Nghị viện, (2) nhà vua không được
tuyên bố quân luật, (3) nhà vua khơng được đưa lính bộ binh vào nhà tù trong thời
bình và (4) nhà vua khơng được bắt giam người nếu như chưa có cáo buộc cụ thể.
Nhà vua đã chấp thuận kí vào Luật khiếu nại về quyền (1628), một sự thoả hiệp
giữa nhà vua và Nghị viện tưởng chừng sẽ được giải quyết ổn thoả. Nhưng nhà vua đã
khơng thực hiện đúng theo những gì đã cam kết, trái lại vẫn tiến hành đánh thuế và sử
dụng mọi phương pháp có thể để có được tiền.
Trước hành vi của nhà vua, Hạ nghị viên phản đối quyết liệt. Nhận thấy sự tồn
tại của Nghị viện là bước cản của mình, Charles I đã ra lệnh giải tán Nghị viện và
trong suốt 11 năm nhà vua đã khơng triệu tập Nghị viện bất kì một lần nào cho đến
năm 1640.
Ngồi ra, Charles I cũng có sự phiền muộn về vấn đề tôn giáo. Nhà vua muốn
theo nghi thức tôn giáo của nhà thờ Anh giáo. Nhà vua xoa dịu những giới hạn đối với
tín đồ cơng giáo cũng như đưa ra những giáo điều nhất định của nhà thờ cơng giáo
vào trong Anh giáo. Trong lúc đó, phong trào người theo Thanh giáo đang có chiều
hướng tăng về sức mạnh. Nhiều người theo đạo Tin Lành tiên tiến đã rời khỏi đất
nước và đến trốn tránh ở Mĩ.
Tơn giáo của bang Scotland là một hình thức của đạo Tin Lành được xem là hệ
thống cai quản giáo hội của giáo hội Scotland. Khi Charles I cố gắng cưỡng ép giáo
hội người Scottish phải theo tập tục giáo phái Anh, điều đó dẫn đến cuộc bạo loạn
chống lại nhà cầm quyền bùng nổ. Những người Scots cảm thấy những thay đổi mà
Charles I muốn là quá công giáo. Năm 1638, nhiều người Scots kí một tuyên bố gọi là
Khế ước quốc gia (National Covenant). Trong thoả thuận trang nghiêm đó, những
người Scots thề rằng bất kì một sự thay đổi nào đến nhà thờ Scottish sẽ được xem là
hành vi xâm phạm tôn giáo của họ cũng như sự tự do chính trị của họ. Đối với
Scottish Presbyterians, lòng trung thành của họ đối với nhà thờ đến trước lòng trung
thành đối với nhà vua.
Charles I đưa quân đến Scotland nhưng khơng thể nào có thể chấm dứt cuộc
nổi loạn. Đề tìm kiếm tiền nhiều hơn nhằm phục vụ cho quân đội của mình, nhà vua

cho triệu tập Nghị viện. Tuy nhiên, những thành viên của Nghị viện khăng khăng đòi
thảo luận những phàn nàn của họ trước bất cứ việc gì khác, vì thế một lần nữa Charles
I giải tán Nghị viện. Sau đó người Scots đã đánh bại quân đội của Charles I. Đức vua
nhận thấy sẽ khơng bảo vệ nước Anh nếu khơng có thuế mới, nhà vua một lần nữa gọi
Nghị viện để cùng thảo luận vào năm 1640, nhưng sau đó Nghị viện cũng bị giải thể
một lần nữa khi nó khơng thể cùng nhà vua đưa những khoản tiền cần thiết - trong
Lịch sử gọi là Nghị viện ngắn (Short Parliament). Tuy nhiên, nhà vua ngây lập tức đã
phải gọi cho một người khác để kiểm tra lực lượng Scotch. Hành động cuối này của
nhà vua đã thừa nhận ông không thể nào cai trị mà thiếu đi sự giúp sức từ Nghị viện,
điều đó cho thấy chế độ quân chủ mang tính thần thánh đã phá sản.
Nghị viện dài (Long Parliament) (1640 - 1660), được gọi thế vì Nghị viện được
triệu tập năm 1640 và tiếp tục trong 20 năm, nó trở nên biết đến như Nghị viện dài.
Nhà vua muốn Nghị viện để cho ông ta thu tiền để chấm dứt cuộc nổi loạn ở Scotland.
Thay thế, người theo thanh giáo sẽ điều khiển Hạ viện hay còn gọi là viện dân biểu


19

(House of Commons) chấm dứt quyền của nhà vua đối với việc giải tán Nghị viện.
Ngồi ra, cịn thơng qua đạo luật mà Nghị viện phải họp ít nhất ba năm một lần. Nhà
vua không tự thu thuế làm của riêng và cũng buộc hành hình hai cố vấn của mình vì
tội phản quốc. Khi Nghị viện cũng cố gắng thay đổi trong giáo hội Anh giáo, tuy
nhiên, công chúng bắt đầu thay đổi ủng hộ nhà vua.
Trong khi diễn ra cuộc đấu tranh giữa Charles I với Nghị viện, một cuộc nổi
loạn đã nổ ra ở Ái Nhĩ Lan (Ireland). Khi nước Anh chinh phục được một phần Ái Nhĩ
Lan vào cuối những năm 1100, đất Ái Nhĩ Lan đã được trao cho những người di cư
Anh. Dưới thời James I, phần lớn người định cư người Anh đã kiểm sốt hầu hết sự
giàu có của Ái Nhĩ Lan. Những người nơng dân và thương nhân thuộc tín đồ giáo hội
người Scotland sau đó đã định cư ở khu vực phía Bắc của Ulster. Người cơng giáo gốc
Ái Nhĩ Lan đã làm việc như những người nông dân thuê nhà và người lao động.

Người Anh đã đối đãi với họ tàn nhẫn, như một người bị chinh phục. Người Ái Nhĩ
Lan có ít quyền hoặc sự tự do và họ sống trong sợ hãi bởi họ sẽ mất quyền sở hữu bởi
những người địa chủ Anh của họ. Sự chống cự các chính sách của người Anh bắt đầu
phát sinh, năm 1641, một cuộc nổi dậy đẫm máu chỉ huy bởi người công giáo Ái Nhĩ
Lan bắt đầu chống lại luật lệ của Anh. Trước tình hình đó, Nghị viện cần một đội quân
hùng hậu để dập tắt cuộc nổi loạn của người Ái Nhĩ Lan. Khơng tín nhiệm nhà vua, họ
đề nghị Nghị viện được vào để chỉ huy quân đội, nhưng nhà vua đã bác bỏ lời u cầu
đó. Nhà vua đã dẫn binh lính đến Hạ viện để bắt giữ một vài đối thủ của ông ta.
Không đi đến được sự thoả hiệp, một cuộc nội chiến bắt đầu năm 1642.
Các công dân của nước Anh bị chia rẽ mạnh mẽ. Những người ủng hộ nhà vua
bao gồm người Anh giáo, công giáo La Mã, quý tộc, và các đối thủ của cải cách Nghị
viện. Họ là những người ủng hộ chế độ quân chủ (royalists or Cavaliers). Những
người ủng hộ Nghị viện bao gồm người theo đạo Tin Lành hoặc những người không
phải theo Anh giáo. Họ được gọi là “Roundheads” (những người ủng hộ Nghị viện
trong nội chiến Anh, người tóc ngắn).
Oliver Cromwell, một lãnh đạo Thanh giáo đã đứng lên, đã tổ chức quân đội
của mình thành một đội quân hùng mạnh. Quân đội mơ hình mới (New Model Army)
của Oliver Cromwell đã đánh bại Charles I vào năm 1645. Oxford, tổng hành dinh
hoàng gia đã chịu thua vào năm sau. Nhà vua đã tẩu thoát sang Scotland, nhưng người
Scots đã trao Charles I qua Nghị viện để lấy thưởng.
Tháng 11 - 1647, Charles I đã trốn thoát và tập hợp những người ủng hộ để tiếp
tục chiến đấu. Tuy nhiên, quân đội của Cromwell đã nghiền nát họ, và chuyển đến
Nghị viện. Cromwell điều khiển Nghị viện, được biết như Nghị viện ngắn (Rump
Parliament), thủ tiêu chế độ quân chủ và thượng viện Anh hay viện nguyên lão (House
of Lords). Đồng thời, tuyên bố Anh là một cộng đồng - Chính phủ cộng hồ Anh thời
kì Cromwell (Commonwealth), hoặc cộng hồ.
Và nước Anh đã chuyển mình sang thời kỳ cộng hồ và số phận của nhà vua
Charles I cũng có những thay đổi đó là nhà vua đã bị chém đầu ở Whitehall vào năm
1649. Con trai ông bỏ chạy đến Pháp, và Lịch sử nước Anh chuyển mình sang một
thời kì mới - thời kì Oliver Cromwell nắm quyền kiểm sốt nước Anh.



×