Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

RUNG XA NU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.9 KB, 13 trang )

Rõng xµ nu
(nguyÔn trung thµnh)
A/ Vài nét về tác giả
_ Tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh 5/ 9/ 1932 tại Thăng Bình _ Quảng Nam. Ông còn có
một bút danh khác la Nguyên Ngọc
_ 1950, đang học trung học chuyên khoa, ông gia nhập quân đội
_ 1951 – 1954, làm phóng viên báo Quân đội Nhân dân ở liên khu V. Ông lấy bút danh là
Nguyên Ngọc
_ 1962, ông làm chủ tịch chi hội Việt Nam giải phóng miền trung trung bộ, phụ trách Văn
nghệ Quân đội giải phóng của quân khu V và lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành.
_ Sau 1975, làm phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam
_ Tác phẩm tiêu biểu : Đất nước đứng lên (1956 ), Đất Quảng (1971 – 1974 ), Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc ( 1969 )
B/ Xuất xứ tác phẩm
_ Rừng xà nu được viết 1965, khi quân Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam
_ Tác phẩm được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân đội giải phóng miền trung
trung bộ, số 2, 1965. Sau được đưa vào tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc 1969
_ Không khí quyết liệt của phong trào cách mạng giải phóng miền Nam khoảng cuối những
năm 50 của thế kỉ XX đã gợi hứng cho tác giả
C/ Tóm tắt tác phẩm
Làng Xô man nằm trong tầm đại bác của giặc. Cúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần.
Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Nhưng cũng như dân
làng Xooman, rừng xa nu vẫn kiêu dũng vươn lên. Nhân dịp Tnú về thăm làng và nghỉ
tạinhà cụ Mết, đêm đó cụ đã kể cho dân làng nghe cuộc đời của Tnú. Những năm ấy, giặc
khủng bố dã man phong trào cách mạng, nhưng làng Xooman vẫn nuôi cán bộ. Tnú và Mai
là những thiếu niên dũng cảm vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Tnú được cán bộ Quyết dìu dắt.
Anh làm liên lạc, sau bị địch bắt đi tù. Thoát tù, anh trở về cùng dân làng chuẩn bị chiến
1
đấu. Được tin này giặc kéo về làng. Chúng bắt cọp cái và cọp con để dụ cọp đực. Trước
cảnh vợ con bị tra tấn dã man, Tnú tay không nhảy xổ vào giữa bọn giặc định cứu vợ con.


Nhưng vợ con anh bị giết, bản thân anh bị bắt. Chúng dùng giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười
đầu ngón tay của anh. Trước cảnh dã man này, cụ Mết lãnh đạo dân làng nhất tề vùng lên
đánh giặc và kêu gọi tự trang bị vũ khí tích trữ lương thực để tiếp tục chiếnđấu. Cũng
trong đêm ấy, Tnú kể cho dân làng nghe chuyện chiến đâu, anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn
địch bằng đôi bàn tay tàn tật của mình. Sáng hôm sau Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh
đến cửa rừng xà nu cạnh con nước lớn. Ba người đứng ở đó nhìn ra xa đến hút tầm mắt
cũng không thấy gì khác ngoài rừng xà nu nối tiếp chạy tới tận chân trời
D/ PH¢N TÝCH
1. H/tượng x/nu
I/ Lý do chon hình tượng cây xà nu
_ Văn chương thường dùng thiên nhiên làm biểu tượng cho con người ( cây tre tượng trưng
cho người Việt Nam, cây đa cây sồi tượng trưng cho người già, cây liễu tượng trưng cho
người phụ nữ, cây kơ nia tượng trưng cho tình yêu chung thủy )
_ Nguyên Trung Thành tìm đến cây xà nu bởi :
+ Xà nu là một cây họ thông mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đó là thứ cây khỏe, giàu sức
sống sinh sôi nhanh ham ánh sáng mặt trời và gắn bó với người dân Tây Nguyên
+ Bản thân nhà văn cũng gắn bó sâu nặng với mảnh đất này, và bị ám ảnh về vẻ đẹp và sức
sống mãnh liệt của loài cây này
II/Hình tượng cây xà nu
1/ Xà nu đau thương mà kiêu dũng
Ngày ấy, cách mạng miền Nam đang trải qua nhưng ngày đen tối, khó khăn khốc liệt. Cùng
chịu chung số phận với dân làng Xô man là rừng xà nu
*/ Rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc
–>Vị trí nguy hiểm, vị trí che chắn cho dân làng
–> Tác giả dựng lên cái tư thế của sự sống trong sự đối diện cùng cái chết; sự sinh tồn trong
vòng đe dọa của sự hủy diệt
2
–>Gợi ra khúc bi tráng của chiến tranh
“Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng
bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở về gà gáy”. Nằm ở vị trí nguy hiểm, bị bắn phá suốt

ngày đêm, nên
*/Tang tóc đau thương bao trùm cánh rừng
“hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng
vạn cây không cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ
ào ào như một trận bão”, “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề rồi dần dần bầm lại, đen
và đặc quyện lại thành từng cụ máu lớn”
Mặc dù bị tàn phá, bị hủy diệt nhưng
*/ Trong đau thương, xà nu vẫn kiêu dũng vươn lên
_ Xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời
Trong rừng cũng ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến như thế. Nó phóng lên rất
nhanh để tiếp lấy ánh sáng, thứ ánh sáng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn
thẳng tắp.
_ Xà nu sinh sôi nảy nở khỏe
Và trong rừng cũng ít có loài câu nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. “Cạnh một cây xà nu
mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng
lên bầu trời”.
_ Xà nu có sức sống bất diệt lấn át cái chết
Đạn đại bác có thể giết được một vài cây xà nu chứ không thể hủy diệt được cả rừng xà nu.
Bản năng sinh tồn, sự thèm khát vươn tới bầu trời và ánh sáng đã khiến cả cánh rừng
chiến thắng sự tàn phá của bom đạn. Ở nơi như thế, sự sống vẫn mạnh hơn cái chết, sự
sống vẫn luôn bất diệt trong sự hủy diệt
_ Ngay trong cái chết, xà nu vẫn phô bày vẻ đẹp của mình
“Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, “lóng
lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực
lớn của mình che chở cho làng”. “Đứng trên đồi xà nu trong ra xa đến hết tầm mắt cũng
không thấy gì ngoài những đồi xà nu nối tiếp dến chân trời”
3
Xà nu đẹp mà kiêu dũng. Nhưng xà nu không đơn thần là một bức tranh thiên nhiên Tây
Nguyên hoang sơ hùng vĩ, mà cái hay cái đặc sắc của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã nhìn
rừng xà nu như một sinh thể hòa nhập vào đời sống và tiêu biểu cho dân làng Xô man

2/ xà nu tiêu biểu cho dân làng Xô man
Xà nu và những biến thể của nó xuất hiện trong tác phẩm không dưới 20 lần
_ Xà nu gắn bó máu thịt với con người Tây Nguyên nói chung, dân làng xô man nói riêng.
Ở đây, cây xà nu mọc nhiều vô kể : bao quanh làng, rải rác khắp làng, chen vào từng nhà,
từng gia đình, vào cuộc sống hàng ngày của con người. Đến đâu ta cũng thấy bóng dáng xà
nu. Cây xà nu hiện ra trước mắt, trong kỉ niệm, trong tâm khảm. Rừng xà nu, đồi xà nu,
cây xà nu, lửa xà nu, nhựa xà nu, lá xà nu, vỏ xà nu, khói xà nu…Tất cả đều gắn bó máu
thịt với cuộc sống của dân làng Xô man. Họ sinh ra dưới bóng xà nu, lớn lên lam làm sinh
hoạt cùng xà nu, lúc hò hẹn cũng ở dưới gốc xà nu. Rồi đến khi yên nghỉ họ cũng nằm bên
dưới cánh rừng xà nu ấy.
Xà nu không chỉ đi vào cuộc sống chân chất đời thường mà
_ Xà nu còn lao vào cuộc sống một mất một còn của dân tộc
–>Nguyễn Trung Thành đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật nhân cách hóa. Nghĩa là
ông mô tả cây xà nu như con người, biểu tượng cho con người
Xà nu biết căm giân, biết quật khởi và khát khao mãnh liệt cuộc sống, di truyền cho con
cháu mai sau
+ Xà nu đau thương hay chính dân làng xô man đang phải trải qua cơn lốc quái ác của
chiến tranh
Chúng ta thấy ở đấy những thân hình xà nu, nhựa xà nu như những cục máu lớn. Mỗi cây
xà nu gục ngã như thêm một người mất đi. Cây to cây nhỏ và vô số cây lấm tấm những vết
đạn như dân làng từ già đến trẻ không ai là không bị ảnh hưởng của chiến tranh. Cơn lốc
quái ác ấy cứ xoắn xuýt và vây lấy từng số phận con người. Xà nu bị gục ngã hay Mai chết
do bị tra tấn trong kì sinh nở. Xà nu gẫy hay anh Quyết hi sinh vì bom đạn kẻ thù…Và còn
bao nhiêu người như bà Nhan, anh Xút đã hi sinh trong cuộc chiên tranh này. Máu của họ
đã đổ như nhựa xà nu ứa ra từng cục lớn quyện bầm tím lại.
Mặc dù bị vùi dập bởi bom đạn của kẻ thù nhưng
+ Xà nu hay chính dân làng Xô man vẫn quật khởi kiêu dũng vươn lên
Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời cũng như Tnu, Mai, Dít và dân làng Xô man yêu tự
do. “Cạnh một cây xà nu gục ngã có tới bốn năm cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn
4

mũi tên lao thẳng lên bầu trời’, cũng như dân làng Xô man lớp này kế tiếp lớp khác trong
cuộc chiên tranh vệ quốc vĩ đại này. Anh Quyết hi sinh đã có Tnu, Mai. Mai ngã xuống
giữa tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống như cây xà nu bị chặt đứt ngang thân mình, đã có
Dít lớn lên nhanh chóng, trở thành chính trị viên xà đội. Rồi bé Heng, thế hệ tiếp sau Dít
cũng trưởng thành. Giặc có thể giết được người dân Xô man chứ không thể giết được lòng
căm hận ngùn ngụt trong họ
Ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây lớn, vững chãi không chịu khuất phục trước mưa
bom bão đạn của kẻ thù, nó “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho làng”. Đó phải chăng
là cụ Mết, hiện thân của tinh thần quật khởi, người đã nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng
“như con chim đã đủ lông mao lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết
thương của chúng chóng lành như trên cơ thể cường tráng
–>Nếu sức sống của xà nu là bất diệt, dòng nhựa xà nu được truyền lại nguyên vẹn từ
những cây cổ thụ đến cây non thì ở con người Xô man ta cũng thấy dòng máu Tây Nguyên
quật cường cũng được truyền lại nguyên vẹn từ lồng ngực của thế hệ già sang thế hệ trẻ.
–>Nhân cách hóa là phép tu từ chủ đạo, rừng xà nu là hình ảnh ẩn dụ về những con người
Tây Nguyên sống dưới tầm đại bác của giặc
III/ Ý nghĩa của hình tượng rừng xà nu
_ Rừng xà nu đã gợi ra được không gian thực, bối cảnh thực cho câu chuyện về dân làng
Xô man đánh Mĩ
_ Rừng xà nu, cây xà nu là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành. Không dừng
lại ở việc miêu tả hình ảnh cụ thể, mà ông muốn thông qua hình tượng rừng xà nu để ca
ngợi những con người Tây Nguyên kiên cường dũng cảm
2. Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên trong tác phẩm Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành
Rừng xà nu là câu chuyện về làng Xô man đánh mĩ. Truyện có nhiều nhân vật. Mỗi nhân
vật, mỗi con người Xô nam là một cây xà nu kì vĩ mang tầm vóc dũng sĩ. Và là một tập thể
anh hùng, nên họ cũng có
I / Nét chung
_ Yêu nước, yêu Đảng, yêu Bác Hồ
Dân làng Xô man vẫn tự hào “năm năm chưa hề có cán bộ bị bắt giặc bắt hay giết trong

rừng này. Họ không sợ bị giặc giết, bởi trong trái tim mỗi người Stra đều khắc sâu niềm tin
cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×