Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập nhóm công pháp hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.3 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Đi lại trên vùng biển là một trong những quyền quan trọng nhất của tàu thuyền trên
biển. Quyền này có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền tự do khác, bởi lẽ từ việc thừa nhận
quyền đi lại này, tàu thuyền của các quốc gia sẽ có điều kiện để thực hiện đầy đủ nhất các
quyền tự do khác được pháp luật quốc tế thừa nhận. Theo quy định của pháp luật biển quốc
tế, xuất phát từ bản chất pháp lý của các vùng biển nên nội dung quyền đi lại của tàu thuyền
trong mỗi khu vực lại có những nét đặc trưng riêng. Vậy quy chế ra vào của tàu thuyền nước
ngoài trên vùng biển Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Thực tiễn áp dụng ra
sao? Để làm rõ vấn đề này nhóm em đã chọn đề bài số 4: “những vấn đề pháp lý và thực
tiễn về quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam” để làm đề
tài nghiên cứu cho bài tập nhóm.
NỘI DUNG
I.

Những vấn đề lý luận chung về vùng biển Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao

gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo
pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
1982.
I.1.

Vùng nội thủy
Về cách xác định: Theo điều 8 của Luật Biển 1982, nội thủy là “các vùng nước nằm ở

phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải”.
Điều 9 Luật Biển Việt Nam quy định: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở
phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”. Đây là cách diễn đạt khác dựa
trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982, tính chất của việc xác định vị trí của vùng nội thủy đều


giống nhau, phía trong tiếp giáp với bờ biển (thuộc đất liền), phía ngồi tiếp giáp với đường
cơ sở của lãnh hải.
Về quy chế pháp lí: Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia ven biển, có quy
chế pháp lý như vùng nước ao hồ, sơng ngịi trong lục địa và thuộc chủ quyền hoàn toàn và
1


tuyệt đối của quốc gia. Tất cả mọi luật lệ ban hành của quốc gia ven biển đều có hiệu lực cho
vùng nội thủy cũng như trên đất liền. Chủ quyền này bao trùm lên toàn bộ vùng trời, vùng
đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển và vùng bên dưới lòng nước.
I.2.

Vùng lãnh hải
Về cách xác định: Cả Công ước Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam 2012 đều

xác định lãnh hải là vùng biển nằm phía ngồi tính từ đường cơ sở ra phía biển và có chiêu
rộng khơng vượt q 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
Về quy chế pháp lí: Nếu như vùng đất liền và vùng nội thủy quốc gia có chủ quyền
hồn tồn và tuyệt đối thì vùng lãnh hải dù cũng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng
quốc gia ven biển đó cũng chỉ có chủ quyền hồn tồn và đầy đủ, vẫn có một số quyền mà
quốc gia bị hạn chế (một trong số đó là quyền đi lại vô hại trong vùng lãnh hải của tàu thuyền
nước ngoài) – điều này đều được cả 2 luật quy định.
I.3.

Vùng tiếp giáp lãnh hải
Về cách xác định: Điều 13, Luật biển Việt Nam xác định vùng tiếp giáp lãnh hải là

vùng biển tiếp liền và nằm ngồi lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới
ngồi của lãnh hải.
Về quy chế pháp lý: Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc

quyền kinh tế nên tại đây Nhà nước có thể thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán của
quốc gia và các quyền khác áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế quy định tại điều 16 Luật
biển Việt Nam 2012. Đồng thời, Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải
nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh
xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam. (Điều 14, Luật Biển Việt Nam 2012).
I.4.

Vùng đặc quyền kinh tế
Về cách xác định: Điều 15 Luật biển Việt Nam xác định vùng đặc quyền kinh tế là

vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có
chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Về quy chế pháp lý: Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển đặc thù, trong đó có sự
cân bằng về các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển với các quyền và các quyền
tự do của các quốc gia khác. Quy chế này được quy định rất rõ trong các điều khoản của
2


Công ước luật biển 1982 cũng như Điều 16 Luật biển Việt Nam 2012 trong đó nhà nước thực
hiện quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng
nước bên trên đáy biển, đáy biển và lịng đất dưới đáy biển; tơn trọng quyền tự do hàng hải,
hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các
quốc gia khác theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, khơng làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
I.5.

Vùng thềm lục địa
Về cách xác định: Điều 17 Luật biển Việt Nam xác định: Thềm lục địa là vùng đáy


biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài
của rìa lục địa.Trong trường hợp mép ngồi của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200
hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở; trong trường
hợp mép ngồi của rìa lục địa này vượt q 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa
nơi đó được kéo dài khơng q 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc khơng q 100 hải lý tính
từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Về quy chế pháp lý: Điều 18 Luật biển Việt Nam và các điều khoản của Công ước
luật biển 1982 xác định: Nhà nước Việt Nam có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa và các
tài ngun khai thác được từ đó. Ngồi ra, nhà nước ta cũng có quyền tài phán đối với các
lĩnh vực sau: các đảo nhân tạo, các thiết bị; cơng trình trên thềm lục địa, các nghiên cứu khoa
học hay bảo vệ môi trường. Các quyền chủ quyền và tài phán này không liên quan và không
ảnh hưởng đến các quyền đối với vùng nước và vùng trời phía trên nó.
II.

Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế ra vào của tàu thuyền nước

II.1.

ngoài trên vùng biển của Việt Nam
Những vấn đề pháp lý về quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng

biển của Việt Nam
II.1.1. Quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển thuộc chủ quyền
của Việt Nam
Do ảnh hưởng của yếu tố chủ quyền và nguyên tắc đất thống trị biển, quyền ra vào của
tàu thuyền nước ngồi có phần hạn chế hơn so với các khu vực khác. Mặc dù cùng là vùng
biển thuộc chủ quyền quốc gia, tuy nhiên do tính chất chủ quyền của quốc gia ven biển đối
3



với các vùng biển này khác nhau nên nguyên tắc ra vào của tàu thuyền cũng khơng hồn tồn
giống nhau, cụ thể:
a) Đối với nội thủy

Do tính tuyệt đối của chủ quyền, “quyền” tự do đi lại của tàu thuyền nước ngoài bằng
“0”, mọi hoạt động hàng hải của tàu thuyền trên vùng biển này đều phải được sự cho phép
của quốc gia ven biển và tuân thủ đầy đủ các quy định có liên quan của quốc gia ven biển.
* Thứ nhất, đối với tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương
mại.
Về nguyên tắc chung, tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương
mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước. Ngoại lệ trong một số trường
hợp bất khả kháng như tàu gặp sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành
trình hoặc các lí do về thiên tai (sóng thần, bão, lốc...) hoặc các lí do nhân đạo (cứu người bị
bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đồn của tàu khác gặp nạn trên biển...) thì chỉ cần thông
báo trước khi vào nội thủy. Theo quy định của Luật biển Việt Nam 2012, tàu quân sự và tàu
thuyền cơng vụ của nước ngồi chỉ được đi vào nội thủy, neo đậu tại một cơng trình cảng, bến
hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc cơng trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên
ngoài nội thủy Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ. Tàu quân sự và tàu thuyền
công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc
các cơng trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải
tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải hoạt động
phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam. Trong nội thủy Việt Nam, tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước
ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp
được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính
phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ.
Về thủ tục và cách thức di chuyển, hoạt động của tàu quân sự nước ngoài khi đến Việt
Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, chi tiết

tại Nghị định 104/2012/ND-CP ngày 5/12/2012 quy định đối với tàu qn sự nước ngồi đến
nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4


* Thứ hai, đối với tàu dân sự:
Căn cứ vào quy định của UNCLOS 1982, nếu một chiếc tàu không đáp ứng đầy đủ các
yếu tố để xác định là tàu quân sự thì được xem như tàu dân sự (tàu Nhà nước dùng vào mục
đích thương mại và tàu buôn của tư nhân dùng). Pháp luật của các quốc gia thường cho phép
các tàu dân sự nước ngoài ra vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở tự do thơng thương và có đi
có lại. Mặt khác trình tự thủ tục ra vào và hoạt động của tàu dân sự nước ngoài trong vùng nội
thủy sẽ được quy định đơn giản và linh hoạt hơn so với quy định dành cho tàu quân sự nhằm
đáp ứng nhu cầu và lợi ích kinh tế, thương mại cũng như tự do hàng hải…
b) Quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng lãnh hải

Về phương diện chủ quyền, lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ thuộc chủ quyền
hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia. Về cơ bản lãnh hải có quyền pháp lý gần giống với nội
thủy. Điểm khác biệt của lãnh hải so với nội thủy là, ở lãnh hải tàu thuyền của mọi quốc gia
có biển hay khơng có biển đều được hưởng “quyền đi qua không gây hại”.
Các quy định về đi qua khơng gây hại của tàu thuyền nước ngồi trong lãnh hải Việt
Nam được quy định tại Điều 23 hoàn toàn giống với các quy định về quyền đi qua không gây
hại được quy định của Công ước Luật biển năm 1982. Nghiên cứu Công ước Luật Biển 1982
về quyền đi qua không gây hại của quốc gia ven biển chúng ta thấy rằng, việc thừa nhận
quyền này đã thể hiện tính chất hạn chế về chủ quyền của quốc gia ven biển trong lãnh hải so
với nội thủy.
Theo điều khoản quy định tại Điều 23 Luật biển Việt Nam quyền đi qua không gây hại
được áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại tàu thuyền dân sự, quân sự, tàu ngầm cũng như tàu
chạy bằng năng lượng nguyên tử, tàu chứa những chất phóng xạ hay những chất độc hại.
Để bảo vệ cho tàu thuyền đi lại, và các quyền của mình, quyền của Việt Nam đã định
ra nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài quy định tại

Điều 24 Luật Biển 2012 trong lãnh hải về các vấn đề như: An tồn hàng hải, điều phối giao
thơng đường biển, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông; Bảo vệ thiết bị và hệ thống bảo
đảm hàng hải, thiết bị hay cơng trình khác; Bảo vệ đường dây cáp và ống dẫn; Bảo tồn tài
nguyên sinh vật biển; Hoạt động đánh bắt, khai thác và ni trồng hải sản; Gìn giữ môi
trường biển; ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường biển; Nghiên cứu khoa học
5


biển và đo đạc thủy văn; Hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh…. Tuy nhiên, với mỗi loại tàu
thuyền khi đi vào vùng lãnh hải của Việt Nam cũng có những quy định khác nhau. Cụ thể:


Đối với tàu quân sự:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Biển Việt Nam 2012: “[...] Đối với tàu quần
sự nước ngồi khi thực hiện quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo
trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam”. Trong Cơng ước Luật Biển 1982, tàu qn
sự nước ngồi khơng địi hỏi phải thông báo hay xin phép trước khi vào lãnh hải của quốc gia
ven biển. Sự khác biệt này xuất phát từ những nguyên nhân sau:
-

Sự xuất hiện của tàu quân sự nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia luôn

-

được coi là mối đe dọa tiềm tàng đến an ninh, hịa bình của quốc gia đó;
Do diện tích vùng biển lớn và tiềm lực, sức mạnh quân sự của mình cịn hạn chế, chưa
có đủ khả năng để kiểm soát tất cả các tàu thuyền dặc biệt là tàu quân sự nước ngoài

-


hoạt động trên các vùng biển Việt Nam nói chung và vùng lãnh hải nói riêng.
Nhà nước Việt Nam ưu tiên việc bảo vệ an quốc gia, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ.
Do vậy, cần thiết phải có các quy định để kiểm sốt tàu qn sự nước ngồi khi vào

lãnh hải Việt Nam. Và việc quy định như trên không được coi là trái với Công ước 1982 mà
Việt Nam đã tham gia ký kết. Bởi vì:
Thứ nhất, tại Điều 25 Cơng ước có quy định như sau: “Quốc gia ven biển có quyền thi
hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải của mình để ngăn cản mọi việc đi qua có gây
hại.”
Thứ hai, Cơng ước về Luật biển năm 1982 cũng cho phép quốc gia ven biển xây dựng
hệ thống pháp luật về lãnh hải. Vậy nên, Việt Nam có thể đưa ra các quy định buộc tàu quân
sự nước ngồi phải thơng báo trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trên lãnh hải
của Việt Nam.
Thứ ba, lãnh hải là luôn là một phần của lãnh thổ, thuộc chủ quyền của quốc gia ven
biển, nên, theo nguyên tắc đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền, anh ninh quốc
gia, các quốc gia ven biển được phép áp dụng các quy định đối với tàu quân sự nước ngoài
nêu trên.


Đối với tàu dân sự:
6


Loại tàu này được áp dụng theo quy định chung của Luật biển Việt Nam. Đặc biệt, đối
với tàu nước ngoài chở dầu hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc chuyên chở chất phóng
xạ, chất độc hại hoặc nguy hiểm khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân
thủ tuyến đường hàng hải quy định cụ thể trong từng trường hợp (khoản 2 Điều 25 Luật biển
Việt Nam). Và thuyền trưởng của tàu này có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 24

Luật biển Việt Nam như: mang đầy đủ tài liệu kỹ thuật liên quan tới tàu thuyền và hàng hóa
trên tàu thuyền, tài liệu về bảo hiểm dân sự bắt buộc; sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam mọi tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của tàu thuyền
cũng như của hàng hóa trên tàu thuyền; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đặc biệt
đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
áp dụng đối với các loại tàu thuyền này;...


Đối với tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong lãnh hải Việt
Nam:
Trong vùng lãnh hải của Việt nam, tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác của nước

ngoài phải hoạt động ở trong trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ
trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa chính phủ Việt
Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ. Điều này được quy định tại Điều 29
Luật biển Việt Nam.
II.1.2. Quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển thuộc quyền chủ

quyền của Việt Nam
Đối với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, mặc dù tàu thuyền nước
ngoài được hưởng quyền tự do hàng hải, tuy nhiên khi thực hiện quyền này, tàu thuyền nước
ngồi phải tơn trọng và khơng được xâm phạm đến các quyền chủ quyền mà quốc gia ven
biển đã được Công ước thừa nhận.
Về nguyên tắc, theo quy định của luật biển quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng,
tàu thuyền nước ngồi sẽ được tự do đi lại trong các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của
quốc gia ven biển. Đây được xem là quyền tự do truyền thống và là nền tảng cho việc thực
hiện các quyền tự do khác được pháp luật quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, do bản chất của các
vùng biển này khác nhau nên biểu hiện của quyền tự do hàng hải cũng có điểm khác biệt.
a) Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng tiếp giáp lãnh hải.
7



Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải. Theo
quy định của Cơng ước 1982 thì “vùng tiếp giáp khơng thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Do vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ
phần đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế, cho nên vùng tiếp giáp lãnh hải có “quy chế pháp
lý kép”. Theo đó, điều này được thể hiện ở chỗ các quốc gia ven biển có quyền kiểm tra kiểm
sốt tàu thuyền ra vào nội thủy, lãnh hải và quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt
dây cáp và ống ngầm tại vùng tiếp giáp của các quốc gia khác và tàu thuyền nước ngoài.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, tàu thuyền nước ngoài được quyền tự do hàng hải.
Trong trường hợp tàu thuyền nước ngoài chỉ đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải mà không đi vào
lãnh hải, nội thủy hoặc không từ nội thủy, lãnh hải đi ra thì khơng phải chịu sự kiểm tra, kiểm
sốt của quốc gia ven biển. Tuy nhiên, đây không phải là quyền tự do hàng hải tuyệt đối, theo
Điều 33 Công ước Luật Biển 1982, quốc gia ven biển có quyền “ngăn ngừa những phạm vi
đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong
lãnh hải của mình”. Việc kiểm tra này không chỉ đối với các tàu thuyền vào các vùng biển
quốc gia theo chế độ xin phép, mà áp dụng cả với tàu thuyền thực hiện quyền đi qua không
gây hại.
b) Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế.

Theo khoản 1 Điều 58 Cơng ước Luật Biển 1982 thì “trong vùng đặc quyền về kinh tế,
tất cả các quốc gia, dù có biển hay khơng có biển, trong những điều kiện trong những quy
định thích hợp của Cơng ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải…”. Như vậy,
trong vùng đặc quyền kinh tế, các tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu dân sự, tàu quân sự đều
được quyền hưởng tự do hàng hải. Tuy nhiên, công ước cũng quy định “trong vùng đặc
quyền về kinh tế, khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Cơng ước, các
quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật
và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước và
trong chừng mực mà các luật và quy định đó khơng mâu thuẫn với phần này và với các quy
tắc khác của pháp luật quốc tế”. Như vậy, tàu thuyền nước ngoài khi qua lại tại vùng đặc

quyền kinh tế của quốc gia ven biển, được hưởng quyền tự do hàng hải, tuy nhiên, các tàu
thuyền nước ngoài này khơng được xâm phạm lợi ích của quốc gia ven biển và tôn trọng các
quy định pháp luật của quốc gia ven biển..

8


II.2.

Thực tiễn về quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển Việt

Nam
II.2.1. Thực tiễn
Theo số liệu của Cục Hàng Hải Việt Nam, trong năm 2016, tổng số lượt tàu thuyền
(bao gồm cả tàu Việt Nam và tàu nước ngoài) ra, vào các cảng biển và các vùng nước chủ
quyền của Việt Nam là 52.077 lượt, trong đó tàu nước ngồi là 21.727 lượt, tàu nội địa là
30.012 lượt. Trong đó, các cảng có số lượt ra, vào nhiều nhất là cảng Thành phố Hồ Chí Minh
(10.316 lượt), Hải Phòng (9410 lượt), Vũng Tàu (6049), Quảng Ninh (4597 lượt), Quy Nhơn
(2682 lượt).
Về cơ bản, các tàu nước ngoài khi ra, vào các vùng nước và cảng biển của Việt Nam
đều có sự tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Cục hàng hải thì số lượng các vụ tai nạn hàng hải
xảy ra trong các cảng biển và khu vực vùng nước của Việt Nam vẫn có xu hướng tăng, cụ thể:
trong năm 2015, xảy ra 23 vụ tai nạn hàng hải, tăng so hơn năm 2014 là 7 vụ. Các vụ tai nạn
này xảy ra chủ yếu trong cảng biển (10 vụ), các vùng biển nội thủy, lãnh hải (12 vụ) và vùng
nước nội địa (1 vụ). Trong 23 vụ tai nạn có 6 vụ liên quan đến tàu nước ngoài. Đến năm 2016
số lượng các vụ tai nạn hàng hải giảm xuống còn khoảng 15 vụ. 4 tháng đầu năm 2017, số vụ
tai nạn khoảng 5 vụ. Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn này ngoài các nguyên nhân như:
thuyền viên hạn chế về trình độ, thiếu kinh nghiệm, chưa đảm bảo về quy tắc xếp, dỡ hàng,
chưa mẫn cán trong công tác cảnh giới khi thuyền di chuyển,… thì nguyên nhân chủ yếu vẫn

là do các tàu chưa tuân thủ chặt chẽ quy định về điều động tàu, chưa thực hiện nghiêm các
quy tắc an toàn hàng hải, mật độ giao thông hàng hải tăng cao. Đây cũng chính là các thách
thức đối với hoạt động đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải của các lực lượng chấp pháp Việt
Nam.
II.2.2. Ưu điểm

Về cơ bản Việt Nam đã xây dựng được các quy định chung, nhằm quản lý và kiểm sốt
được tàu thuyền nước ngồi khi hoạt động trong các vùng biển thuộc chủ quyền cũng như
vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm
bảo an ninh quốc gia trên biển.
Việc sửa đổi các quy chế để phù hợp với xu thế chung của hầu hết các quốc gia trên thế
giới cũng được tiến hành một cách linh hoạt và kịp thời, cụ thể như, theo như các quy định
9


trước kia đều yêu cầu tàu quân sự và tàu nhà nước phi thương mại của quốc gia khác khi
muốn đi qua không gây hại trong vùng biển Việt Nam phải được sự cho phép của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, tuy nhiên, đến khi Luật biển Việt Nam đã nơi lỏng
hơn ở chỗ, thay vì u cầu tàu thuyền qn sự nước ngồi phải thực hiện chế độ xin phép,
luật này đã khẳng định “tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam , thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền cuả Việt Nam” việc
thay đổi này, đã góp phần hạn chế được những thủ tục rườm rà, phức tạp, nhưng đồng thời
việc thông báo này vẫn giúp quốc gia ven biển tiếp nhận được các thông tin liên quan đến số
hiệu, hành trình của các tàu qn sự, chứ khơng ảnh hưởng đến việc kiểm soát và cản trở các
tàu này thực hiện việc đi lại trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
Ngoài ra, các quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển của Việt
Nam, vẫn đảm bảo và tôn trọng quyền tự do hàng hải của các quốc gia khác, trên cơ sự hài
hòa về lợi ích giữa các quốc gia, do đó, các quốc gia cần có thiện chí trong việc thực thi cũng
như là tôn trọng các quyền của các quốc gia khác trong q trình khai thác, sử dụng biển vì
mục đích hịa bình.

II.2.3. Hạn chế:

Thứ nhất, Các quy định có liên quan còn nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau, dẫn
đến khó khắn trong việc tiếp cận và hệ thống hóa các quy định của pháp luật. chẳng hạn như
các quy định điều chỉnh hoạt động đi lại của tàu thuyền nước ngồi, ta có thể tìm thấy trong
LBVN , nghị định số 104/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về quy định đối với tàu qn sự nước
ngồi đến nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghị định số 21/2012 NĐ-CP ngày
21/3/2012 về quản lý cảng biển và hàng hải, nghị định số 71/2015 NĐ-CP ngày 03/09/2015
của chính về quản lý hoạt động của người , phương tiện trong khu vực biên giới nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Thứ hai, một số quy định liên quan trong luât biển Việt Nam vẫn chưa được giải thích rõ
ràng do thiếu sự thiếu vắng văn bản hướng dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp
dụng. ví dụ như quy định về yêu cầu tàu quân sự , tàu nhà nước phi thương mại phải thực
hiện thủ tục thông báo trước khi vào lãnh hải Việt Nam. Như đã đề cập ở trên , mặc dù mục
đích của thủ tục thông báo không nhắc đến việc cản trở hay gây khó khăn cho q trình đi
qua khơng gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải của Việt Nam , tuy nhiên do
10


hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành luật Biển , do đó các thủ tục thơng báo vẫn
chưa được giải thích rõ ràng , nội dung thơng báo là gì? Cơ quan nào tiếp nhận? …
Thứ ba, các chế tài xử lí vi phạm chưa đủ mạnh và tập trung chủ yếu vào các biện pháp xử
phạt hành chính, thực tiễn thi hành quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển cho thấy ,
chúng ta chủ yếu sử dụng các biện pháp hành chính để xử lí các hành vi vi phạm . tuy nhiên
các mức xử phạt còn khá nhẹ , đặc biệt đối với những hành vi như dừng đỗ, cập mạn tiếp xúc
với tàu khác… mức phạt chỉ giao động từ 20 triệu đến 50 triệu đồng và có thể kém các biện
pháp bổ sung.
Thứ tư, hệ thống văn bản quy định về thẩm quyền chức năng của các lực lượng chấp pháp
cịn dàn trải, chồng chéo. Vậy nên đơi khi, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành chức năng
nhiệm vụ của mình,

III.

Giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy chế ra vào của tàu thuyền

nước ngoài trên vùng biển Việt Nam
1. Hồn thiện hệ thống pháp luật biển nói chung nhằm củng cố cơ sở pháp lý vững chắc
của quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển Việt Nam.
Ta cần rà soát các quy định của Luật biển Việt Nam 2012 và các văn bản có liên quan,
từ đó có những điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và yêu cầu của
thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới, Chính phủ cần sớm ban hành
các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật biển Việt Nam với một số nội dung liên
quan đến chế độ đi lại của tàu thuyền nước ngoài và đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ với
các văn bản đã ban hành trước đó, đảm bảo việc tiếp cận pháp luật biển nói chung dễ dàng,
thuận tiện hơn. Đặc biệt cần làm rõ hơn các quy định liên quan đến thủ tục “thông báo” mà
Luật Biển Việt Nam quy định đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải của Việt Nam.
2.

Kiểm tra các quy định liên quan đến các biện pháp xử lý đối với tàu nước ngồi khi
vào các vùng biển của Việt Nam có hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền.
Các biện pháp được áp dụng nên đảm bảo tính nghiêm khắc, răn đe đồng thời cần linh

hoạt, phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế. Ta cần cân nhắc việc tách biệt mức phạt
vi phạm dành cho cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam
với cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam. Bởi vì hiện nay hầu hết các quy định về xử lý
11


vi phạm thường gắn hai nhóm đối tượng này cùng với nhau, do đó mức xử lý vi phạm cịn
chưa thực sự phù hợp do có sự cân nhắc đến lợi ích của từng nhóm này. Mặt khác, ta cần xem

xét việc tăng khoản tiền phạt đối với các hình vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền trong
các vùng biển của Việt Nam mạnh mẽ hơn, tùy thuộc vào hình thức và mức độ vi phạm, tăng
các khoản tiền bảo lãnh… đồng thời nên áp dụng thường xuyên các hình thức phạt bổ sung
như: tịch thu tàu vi phạm, tịch thu giấy phép hoạt động, tạm đình chỉ dự án.
KẾT LUẬN
Là một trong những quốc gia ven Biển Đông, nơi có tuyến đường huyết mạch nối liền
Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á. Đây được coi
là tuyến đường vận tải nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Do đó, quy chế ra vào của các tàu
thuyền nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan
tâm nhất là trong việc xây dựng các quy chế pháp lý cũng như đảm bảo việc thực thi chúng
trên thực tế hiện nay. Để nâng cao vị trí, vai trị của Biển Đơng trong đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của quốc gia, Nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa đến
việc xây dựng các văn bản pháp luật quốc gia để điều chỉnh các quy chế ra vào của tàu thuyền
nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam sao cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
12


1. Giáo trình Luật Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Cơng an nhân dân
2. Giáo trình Luật Quốc tế, ThS. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS. Chu Mạnh Hùng

(đồng chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam
3. Công ước luật biển 1982
4. Luật biển Việt Nam 2012
5. Luận án tiến sĩ luật học “Quyền tài phán của các quốc gia trên biển – những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Thị Hồng Yến, Hà Nội, 2017
6. Bài viết “Chế độ qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy”, Luật gia

Hồ Nguyên Hồng - Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest

( />7. Bài viết “Quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”, Luật gia Hồ Nguyên Hồng Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest ( />8. Bài viết “Chế độ đi lại của tàu thuyền trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền”,
Luật gia Hồ Nguyên Hồng - Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH
Everest

( />
quyen-chu-quyen/n20170524045759138.html)
9. Lãnh thổ biên giới trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, TS. Ngô Hữu Phước

(chủ biên), Nhà xuất bản Hồng Đức.

13



×