MỤC LỤC
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 1
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Khái niệm môi trường
Có nhiều quan điểm khác nhau về môi trường. Tuy nhiên, môi trường sử
dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là một khái niệm được hiểu như là mối liên
hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu
tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.
Theo điều 1, Luật bảo vệ môi trường của việt nam định nghĩa môi trường: “
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên.”
2. Các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người cũng như sự phát
triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng này,
Việt Nam đã tích cực tham gia gần 20 công ước đa phương về bảo vệ môi trường
hoặc liên quan đến môi trường. Việt nam đã tiến hành chuyển hóa nội dung này
vào pháp luật việt nam trong các văn bản quy phạm pháp luật: Luật bảo vệ môi
trường, Bộ luật hàng hải, luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng; pháp lệnh về
tài nguyên khoáng sản, Pháp lệnh về kiểm dịch thực vật…
Một số điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia :
- Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944;
- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe
dọa, 1973 (20/1/1994);
- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991).
- Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980);
- Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994);
- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985 (26/4/1994);
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 2
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, 1987
(26/1/1984);
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và
việc loại bỏ chúng (13/5/1995);
- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994);
- Công ước về Ða dạng sinh học, 1992 (16/11/1994).
- ……
II. Tác động của điều ước về bảo vệ môi trường tới quá trình hoàn
thiện văn bản pháp luật Việt Nam.
Công ước viên về bảo vệ tầng ozon 1985 và nghị định thư Montreal về các
chất làm suy giảm tầng ozon 1987 đã và đang được ghi nhận là một thành công của
cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu tạo ra sự
biến đổi khí hậu do tầng ozon bình lưu bị phá hủy gây nên. Đến nay đã có hơn 170
quốc gia phê chuẩn công ước viên nhằm bảo vệ tầng ozon. Việt nam đã trở thành
thành viên chính thức phê chuẩn và tham gia công ước viên về bảo vệ tầng ozon và
nghị định thư Montreal từ tháng 11 năm 1994.
Thực hiện quy định về việc thi hành Nghị định thư, năm 1995, Chính phủ Việt
Nam đã xây dựng “ Chương trình Quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất
làm suy giảm tầng ozon”. Chương trình quốc gia đã trình bày khái quát về tình hình
sử dụng và tiêu thụ ODS ở Việt Nam, chính sách của Chính phủ Việt Nam trong vấn
đề này, chiến lược, kế hoạch hành động cùng dự kiến thời gian biểu thực hiện. Để
đảm bảo cho sự thành công của chương trình Quốc gia, Việt Nam yêu cầu sự hỗ trợ
kỹ thuật và tài chính từ Quỹ đa phương về Ozon, từ các nước, các tổ chức quốc tế và
cá nhân theo tinh thần của Nghị định thư Montreal. Đến năm 2005, Việt Nam đặt ra
“Kế hoạch quốc gia loại trừ hoàn toàn tiêu thụ CFC và Halon”.
Luật môi trường của Việt Nam được sửa đổi bổ sung và ban hành vào tháng
9/2005 đã quy định “việc cấm sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon phù hợp với
các cam kết quốc tế mà Việt nam đã phê chuẩn tham gia.”
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 3
Ngày 23/1/2006, Chính phủ ban hành nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài đã quy định cấm
nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng CFC.
Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, các doanhnghiệp nước
ta hoạt động trong các lĩnh vực làm lạnh, hóa mỹ phẩm, dệt, khử trùng, sản xuất xốp,
phòng cháy chữa cháy… đã tích cực chuyển đổi sang công nghệ không dùng CFC.
Nên chỉ sau 10 năm tham gia Nghị định thư, chúng ta loại trừ được 50% lượng tiêu
thụ CFC và Halon và đến 01/01/2010 đã loại trừ hoàn toàn việc nhập khẩu và sử dụng
các chất nói trên. Với thành tích này, Việt Nam được Chương trình Môi trường của
Liên hợp quốc ghi nhận nằm trong nhóm nước có những đóng góp tích cực trong thực
hiện Nghị định thư Montreal.
Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) được thông qua tại Hội nghị Thượng
đỉnh về Môi trường và Phát triển do Liên hợp quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de
Janeiro (Braxin) và chính thức có hiệu lực từ tháng 12/1994. Đến tháng 11/2011, đã
có 193 thành viên tham gia Công ước CBD. Công ước CBD được coi là công ước
quốc tế đầu tiên và duy nhất giải quyết một cách toàn diện các vấn đề về bảo tồn và sử
dụng bền vững đa dạng sinh học. Việc điều tra và tư liệu hóa nguồn gen là một trong
những nội dung quan trọng của Công ước. Công ước cũng đã đưa ra vấn đề quản lý
tiếp cận nguồn gen, tri thức truyền thống và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen,
tri thức đó. Bên cạnh đó, vấn đề an toàn sinh học đã được đặt ra và cụ thể hóa bằng
Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Các nội dung trong Công ước là cơ sở
cho các bên tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách và thể chế phù hợp
nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền của mỗi quốc gia.
Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của Công ước này từ ngày
16/11/1994. Kể từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm và đầu tư nguồn lực
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 4
để thực thi các cam kết và nghĩa vụ đối với Công ước và quan trọng hơn nhằm bảo
tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và quý giá của
quốc gia. Sau gần 20 năm thực hiện Công ước CBD, hệ thống văn bản pháp luật về
quản lý, bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được xây dựng
và ban hành tương đối đầy đủ; điều tiết nhiều mảng khác nhau của lĩnh vực bảo tồn,
tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Công ước CBD và các Công ước khác mà Việt
Nam là thành viên. Những nỗ lực này đã giúp Việt Nam bảo tồn hiệu quả tài nguyên
sinh vật, đảm bảo an toàn môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng đến mục
tiêu phát triển toàn diện và bền vững.
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (có hiệu lực từ ngày
16/11/1994), Việt Nam tham gia vào ngày 25/7/1994.
Vận dụng các quy định của công ước Luật biển 1982, Việt Nam đã từng bước
hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý cho công tác quản lý biển và các
hoạt động kinh tế biển, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng
cường hợp tác với các nước, vì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 21/06/2012, Quốc hội Việt nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Luật
biển Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các quy định của Công ước Luật biển 1982,
có tham khảo các thông lệ quốc tế và thực tiễn của các nước. Với việc thông qua Luật
Biển, Việt Nam đã làm cho các quy định của Luật pháp về biển của mình hài hòa với
công ước Luật Biển 1982. Việc luật biển Việt Nam khẳng định chủ trương giải quyết
các tranh chấp biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công
ước Luật Biển 1982 càng khẳng định rõ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển
1982, thể hiện quyết tâm của Việt Nam phấn đấu vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát
triển của khu vực và trên thế giới.
Vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển là vấn đề luôn được
Chính phủ Việt Nam hết sức coi trọng và đã được quy định trong các văn bản pháp
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 5
luật liên quan đến quản lý biển của Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như: vận
tải biển, dầu khí, nuôi trồng khai thác thủy hải sản và kiểm soát và tuần tra biển. Việt
Nam cũng là quốc gia đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến liên quan khai thác bền
vững nguồn tài nguyên biển và đại dương, liên quan đến bảo vệ môi trường biển,
chống nước biển dâng cao.
Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc
hại và việc loại bỏ chúng.
Sau ngày 13/3/1995, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo
đảm việc quản lý chất thải một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe con người và môi
trường. các văn bản quan trọng nhất bao gồm: Thông tư số 1509/1997/TTLT-
BKHCNMT-BXD ngày 3/4/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải
rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; quyết định 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999
của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô
thị và khu công nghiệp; quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 về việc
ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu
sản xuất.
Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ
chức và cá nhân thực hiện quản lý chất thải. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản
sinh ra chất thải, lưu giữu, vận chuyển, xử lý chất thải và trách nhiệm của cơ quan nhà
nước trong việc giám sát các hoạt động này được quy định tương đối rõ ràng trong
văn bản pháp luật, đặc biệt là đối với chất thải nguy hại.
Để đảm bảo thực thi công ước đạt hiệu quả cao hơn, Luật bảo vệ môi trường
được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006 đã pháp điển
hóa một số quy định nằm rải rác trong các văn bản được ban hành trước đây. Luật bảo
vệ môi trường năm 2005 đã thiết kế một chương ( Chương VIII) về quản lý chất thải;
trong đó đã quy định rõ loại, tái chế, tái sử dụng cho tới xử lý từng loại chất thải gồm
chất thải rắn thông thường, nước thải, khí thải và chất thải nguy hại.
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 6
Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu cũng được quy
định tại Điều 43 Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
Và các điều ước quốc tế khác về bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia
cũng đã có những tác động rất lớn tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về môi
trường ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc tham gia các về bảo vệ môi trường còn có tác động về việc xây
dựng các cơ quan thực thi các điề ước quốc tế về môi trường. Cụ thể, sau khi tham gia
các điều ước quốc tế về môi trường Việt Nam đều đã xác định cơ quan nhà nước Việt
Nam là cơ quan Việt Nam của công ước cụ thể, ví dụ, Việt Nam đã xác định Cục kiểm
lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan của công ước đa dạng
sinh học công ước Cittis, Cục bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ tài nguyên và môi
trường và tài nguyên là cơ quan Việt Nam của công ước Basel… Thông qua hệ thống
pháp luật, Việt Nam đã trao cho các cơ quan quản lý nhà nước quản lý như Bộ Tài
nguyên và môi trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thủy sản… và các
cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với môi trường và các nguồn tài nguyên, góp phần thực thi các điều ước quốc tế
về môi trường.
III. Hạn chế của pháp luật việt nam về thực thi điều ước quốc tế về
bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, việc điều phối và thực hiện công
ước còn tồn tại một số bất cập:
Thứ nhất, hệ thống chính sách pháp luật về môi trường của Việt Nam tuy đã
đáp ứng yêu cầu về nội dung và số lượng nhưng vẫn còn chồng chéo, không rõ
ràng. Bên cạnh đó, sự lồng ghép các chính sách kế hoạch của từng ngành có liên
quan đến việc thực hiện các điều ước còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và cơ quan đầu mối trong việc
thực hiện các nghĩa vụ của các điều ước còn chưa chặt chẽ, bên cạnh đó năng lực
của cơ quan đầu mối còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 7
Thứ ba, để thực hiện các điều ước hiệu quả đòi hỏi cần có sự chia sẻ thông tin
liên quan đến điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, tại Việt
Nam, việc điều phối và trao đổi thông tin còn tản mạn ở nhiều đơn vị khác nhau,
chưa có đơn vị đầu mối và chưa được tổ chức thành mạng lưới ở quy mô quốc gia.
Mặt khác, các cơ chế hỗ trợ khác để thực hiện điều ước còn chưa đủ, ví dụ về
nghiên cứu khoa học, giám sát, quan trắc thành phần môi trường, nguồn tài chính
còn thiếu và sử dụng chưa hiệu quả.
IV. Giải pháp
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt các điều ước quốc tế do TCMT làm đầu
mối, trong giai đoạn tới cần tập trung vào thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về bảo tồn
đa dạng sinh học và ngăn ngừa kiểm soát ô nhiễm. Đồng thời xây dựng lộ trình
tham gia và thực hiện của Việt Nam đối với một số điều ước quốc tế về môi trường
khu vực và toàn cầu.
Thứ hai, củng cố, nâng cao năng lực thực hiện điều ước quốc tế của cơ quan
đầu mối, tăng cường trao đổi và hình thành cơ chế trao đổi thông tin, phổ biến kiến
thức về các điều ước quốc tế.
Thứ ba, nâng cao nhận thức về môi trường và việc thực hiện các quy định
pháp luật có liên quan đến các điều ước quốc tế về môi trường trong cộng đồng
quản lý và công chúng. Và tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, học tập kinh
nghiệm nghiên cứu với các nước, đặc biệt trong khuôn khổ ASEAN và chuyên gia
nước ngoài về thực hiện điều ước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế,
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 8
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2007.
3. Lê Mai Anh - Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật môi trường,
Nxb.CAND, 2013;
5. Công ước Luật Biển 1982;
6. Công ước viên về bảo vệ tầng ozon 1985
7. Nghị định thư Montreal;
8. Công ước về bảo tồn đa dạng sinh học
9. Diễn đàn khoa học, Việt Nam đóng góp tích cực vào bảo vệ tầng
ozon;
Bài tập lớn môn Luật quốc tế Page 9