Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát dấu vân tay hóa học của cốm phương thuốc đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp mỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 64 trang )

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THẢO HÀ

KHẢO SÁT DẤU VÂN TAY HÓA HỌC
CỦA CỐM PHƢƠNG THUỐC
ĐÀO HỒNG TỨ VẬT
BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THẢO HÀ
Mã sinh viên: 1501130

KHẢO SÁT DẤU VÂN TAY HÓA HỌC
CỦA CỐM PHƢƠNG THUỐC

ĐÀO HỒNG TỨ VẬT
BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn :
PGS.TS. Bùi Hồng Cƣờng
Nơi thực hiện :
Bộ môn Dƣợc học cổ truyền



HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận, em đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ quý báu của thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu cùng bạn bè và gia
đình.
Trƣớc hết em xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học cùng tồn thể
các thầy cơ giáo Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã ln tạo điều kiện, tận tình dạy dỗ
và chỉ bảo cho em trong suốt 5 năm học qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Hồng Cƣờng, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, ln quan tâm, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến DS. Trần Văn Cƣơng và Công ty cổ
phần Dƣợc phẩm VCP, DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thƣơng mại dƣợc
phẩm quốc tế WINSACOM đã cung cấp mẫu cốm thuốc, chất chuẩn và hỗ trợ kinh phí
cho em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển cùng các thầy cô bộ
môn Dƣợc học cổ truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm thực
nghiệm.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, em muốn gửi tới gia đình, ngƣời thân và
bạn bè đã ln bên cạnh, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Lê Thảo Hà


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................................2
1.1. Phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật...................................................................................2
1.1.1. Công thức ..............................................................................................................2
1.1.2. Công năng, chủ trị, cách dùng của phƣơng thuốc ............................................2
1.1.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với dƣợc liệu chuẩn Đƣơng quy
và Xuyên khung ..............................................................................................................2
1.2. Tổng quan về các vị thuốc trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật .................3
1.2.1. Thục địa .................................................................................................................3
1.2.2. Xuyên khung .........................................................................................................4
1.2.3. Bạch thƣợc ............................................................................................................6
1.2.4. Đƣơng quy.............................................................................................................7
1.2.5. Đào nhân................................................................................................................9
1.2.6. Hồng hoa ............................................................................................................ 10
1.3. Vài nét về dấu vân tay hóa học ............................................................................... 11
1.3.1. Dấu vân tay hóa học.......................................................................................... 11
1.3.2. Ứng dụng của dấu vân tay hóa học ................................................................. 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 13
2.1. Đối tƣợng, phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................ 13
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 13
2.1.2. Thiết bị, máy móc.............................................................................................. 13
2.1.3. Hóa chất, chất chuẩn ......................................................................................... 14
2.2. Phƣơng pháp nghiên c ứu.......................................................................................... 14


2.2.1. Chuẩn bị mẫu ..................................................................................................... 14
2.2.2. Điều kiện sắc ký ................................................................................................ 15
2.2.3. Hiện vết và xử lý kết quả.................................................................................. 15

CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................... 16
3.1. Định tính Thục địa trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp
mỏng................................................................................................................................... 16
3.1.1. Khảo sát dung môi chiết Thục địa................................................................... 16
3.1.2. Khảo sát hệ dung môi pha động ...................................................................... 17
3.2. Định tính Xuyên khung trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký
lớp mỏng ............................................................................................................................ 19
3.2.1. Khảo sát dung môi chiết Xuyên khung .......................................................... 19
3.2.2. Khảo sát hệ dung mơi pha động ...................................................................... 20
3.3. Định tính Bạch thƣợc trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp
mỏng................................................................................................................................... 21
3.3.1. Khảo sát dung môi chiết Bạch thƣợc .............................................................. 22
3.3.2. Khảo sát hệ dung môi pha động ...................................................................... 23
3.4. Định tính Đƣơng quy trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp
mỏng................................................................................................................................... 25
3.4.1. Khảo sát dung môi chiết Đƣơng quy .............................................................. 25
3.4.2. Khảo sát hệ dung mơi pha động ...................................................................... 26
3.5. Định tính Đào nhân trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp
mỏng................................................................................................................................... 28
3.5.1. Khảo sát dung môi chiết Đào nhân ................................................................. 28
3.5.2. Khảo sát hệ dung môi pha động ...................................................................... 30
3.6. Định tính Hồng hoa trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng phƣơng
pháp sắc ký lớp mỏng. ..................................................................................................... 31
3.6.1. Khảo sát dung môi chiết Hồng hoa ................................................................. 31
3.6.2. Khảo sát hệ dung môi pha động ...................................................................... 33


CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................................... 35
4.1. Khối lƣợng mẫu nghiên cứu. ................................................................................... 35
4.2. Phƣơng pháp chiết và hệ pha động ......................................................................... 35

4.3. Phƣơng pháp hiện màu bằng thuốc thử. ................................................................. 35
4.4. Sắc ký đồ .................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

………………………………………………………………………...

39


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ac

Aceton

HH

Hồng hoa

BT

Bạch thƣợc

HPLC

High-performance

Bu


Butanol

C

Cốm

Clo

Chloroform

layer chromatography _

D

Dƣợc liệu chuẩn

Sắc ký lớp mỏng hiệu

liquid

chromatography _ Sắc ký
lỏng hiệu năng cao
HPTLC

High-performance

thin-

năng cao
DL


Dƣợc liệu
LC-MS

Liquid

chromatography–

DĐTQ

Dƣợc điển Trung Quốc

mass spectrometry _ Sắc

DĐVN

Dƣợc điển Việt Nam

ký lỏng ghép khối phổ

ĐHTV

Đào hồng tứ vật

Me

Methanol

ĐN


Đào nhân

P

Placebo

ĐQ

Đƣơng quy

PAE

Chất chuẩn Paeoniflorin

ĐT

Định tính

PL

Phụ lục

E

Ethanol

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


EA

Ethyl acetat



Thục địa

Et

Ether

TLC

Thin layer
chromatography _ Sắc ký

GC-MS

Gas

chromatography-

lớp mỏng

mass spectrometry _ Sắc
XK

ký khí ghép khối phổ
GS


Gas

chromatography

Sắc ký khí

_

Xuyên khung


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Cơng thức bào chế của một gói cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật ........... 13
Bảng 3.1.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Thục địa trong cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật sau khi hiện màu bằng thuốc thử. ................................................ 18
Bảng 3.2.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Xuyên khung trong cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật ở bƣớc sóng 254 nm ...................................................................... 21
Bảng 3.3.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Bạch thƣợc trong cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật sau khi hiện màu bằng thuốc thử. ................................................ 25
Bảng 3.4.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Đƣơng quy trong cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật ở bƣớc sóng 366 nm. ..................................................................... 28
Bảng 3.5.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Đào nhân trong cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật sau khi hiện màu bằng thuốc thử. ................................................ 31
Bảng 3.6.Kết quả sắc ký lớp mỏng định tính vị thuốc Hồng hoa trong cốm phƣơng
thuốc Đào hông tứ vật sau khi hiện màu bằng thuốc thử. ................................................ 34
Bảng 4.1.Các chỉ tiêu định tính xác định dấu vân tay hóa học của cốm phƣơng thuốc
Đào hồng tứ vật ..................................................................................................................... 37



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Thục địa. ................................................... 17
Hình 3.2.Sắc ký đồ định tính Thục địa sau khi hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2%
trong ethanol và acid sulfuric. ............................................................................................. 18
Hình 3.3.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Xun khung ............................................ 20
Hình 3.4.Sắc ký đồ định tính Xun khung soi ở bƣớc sóng 254 nm ........................... 21
Hình 3.5.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Bạch thƣợc ................................................ 23
Hình 3.6.Sắc ký đồ định tính Bạch thƣợc sau khi hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2%
trong ethanol và acid sulfuric............................................................................................... 25
Hình 3.7.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Đƣơng quy ................................................ 26
Hình 3.8.Sắc ký đồ định tính Đƣơng quy soi ở bƣớc sóng 366 nm ............................... 28
Hình 3.9.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Đào nhân ................................................... 29
Hình 3.10.Sắc ký đồ định tính Đào nhân sau khi hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2%
trong ethanol và acid sulfuric............................................................................................... 31
Hình 3.11.Sắc ký đồ khảo sát dung mơi chiết Hồng hoa................................................. 32
Hình 3.12.Sắc ký đồ định tính Hồng hoa sau khi hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2%
trong ethanol và acid sulfuric............................................................................................... 34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền Y dƣợc học cổ truyền Phƣơng Đông với bề dày lịch sử hàng nghìn năm đã
tạo nên kho tàng các bài thuốc phong phú, góp phần to lớn trong việc chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe con ngƣời. Ngày nay, kho tàng ấy cịn đóng vai trị là nguồn nghiên cứu
để từ đó cho ra đời những chế phẩm thuốc hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời
bệnh.
Phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật có xuất xứ từ sách Trung Quốc “Y tông kim
giám” với công năng dƣỡng huyết hoạt huyết, chủ trị phụ nữ kinh nguyệt không đều,
bế kinh, thống kinh, hành kinh không thoải mái mà có huyết cục, màu tía

xám,...Phƣơng thuốc đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền phƣơng Đông để
điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, dùng một mình hoặc kết hợp với các bài
thuốc khác nhƣ Thanh nhiệt điều huyết thang, Giải độc hoạt huyết thang [5]. Tuy
nhiên với nhịp sống hiện đại việc sử dụng thuốc đông dƣợc theo cách sắc truyền thống
rất bất tiện. Thời gian sắc lâu với các công đoạn phức tạp trong khi thời gian bảo quản
ngắn là rào cản không hề nhỏ để Đào hồng tứ vật thang đồng hành cùng ngƣời bệnh
trong quá trình điều trị.
Với mong muốn phát huy tính ƣu việt của thuốc cổ truyền đồng thời tiện lợi khi
sử dụng, việc nghiên cứu và tiêu chuẩn hóa các phƣơng thuốc với các dạng bào chế
hiện đại là vơ cùng cần thiết, trong đó cốm là dạng thuốc dễ sử dụng, hấp thu nhanh và
dùng đƣợc trên cả bệnh nhân gặp vấn đề về nuốt. Hiện tại dạng cốm của phƣơng thuốc
Đào hồng tứ vật đã đƣợc bào chế thành cơng tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào về tiêu
chuẩn hóa dạng bào chế này.
Từ những lí do trên, đề tài “Khảo sát dấu vân tay hóa học của cốm phƣơng
thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp mỏng” đƣợc thực hiên với mục tiêu: “Định
tính và xác định tính đặc hiệu của các vị thuốc trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ
vật bằng sắc ký lớp mỏng”

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật
1.1.1. Công thức
Thục địa

15g

Đƣơng quy


12g

Xuyên khung

8g

Đào nhân

6g

Bạch thƣợc

10g

Hồng hoa

4g [5]

1.1.2. Công năng, chủ trị, cách dùng của phương thuốc
-

Công năng: Dƣỡng huyết, hoạt huyết

-

Chủ trị: Phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, đau bụng trƣớc kì
kinh, hành kinh khơng thoải mái mà có huyết cục, màu tía xám, huyết ứ sinh ra
kinh nguyệt q nhiều, rả rích khơng sạch, sau khi đẻ sản dịch không hết.
Ngƣời không ứ huyết kiêng dùng, ngƣời thể chất hƣ nhƣợc cân nhắc khi dùng.


-

Cách dùng: Sắc nƣớc uống

-

Giải thích bài thuốc
Bài thuốc này là Tứ vật thang gia thêm Đào nhân, Hồng hoa mà thành.
Trong bài có Đƣơng quy, Thục địa dƣỡng huyết, hoạt huyết, làm chủ dƣợc,
Xuyên khung hoạt huyết, hành trệ, Bạch thƣợc liễm âm dƣỡng huyết, Đào nhân,
Hồng hoa phá huyết hành ứ, khử cái ứ đọng sinh cái mới mẻ, cộng thành phụ
dƣợc. Huyết ứ mà hành đƣợc thì kinh thủ đƣợc lƣu thơng mà tự hết đau bụng
kinh, trƣớng bụng. Cả bài dƣỡng huyết hoạt huyết, điều kinh, chỉ thống [5] .

-

Các nghiên cứu gần đây về “Đào hồng tứ vật thang”
Ngày nay, bài thuốc đang đƣợc nghiên cứu và mở rộng thêm các tác dụng
dƣợc lý khác: tác dụng chống mỏi vật lý [20], bảo vệ thần kinh và chống suy
nhƣợc bằng cách ngăn ngừa mất tế bào thần kinh, điều chỉnh chất dẫn truyền
thần kinh não, thúc đẩy lƣu thông máu não và giảm apoptosis [16], kết hợp với
điều trị thơng thƣờng có một lợi ích tiềm năng trong việc làm giảm cơn đau thắt
ngực mà khơng có tác dụng phụ nghiêm trọng [25].

1.1.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với dược liệu chuẩn Đương quy và
Xuyên khung
-

DĐVN V và DĐTQ 2015 chƣa có chuyên luận về cốm phƣơng thuốc Đào hồng
tứ vật.


2


-

Chuyên luận về dạng bào chế cốm của phƣơng thuốc Tứ vật quy định chỉ tiêu
định tính bằng sắc ký lớp mỏng:
 Dung dịch thử : Chiết cốm bài thuốc bằng ether, bốc hơi dịch chiết đến
cạn, hòa tan cắn trong ethyl acetat làm dịch chấm sắc ký.
 Pha tĩnh : Bản mỏng Silicagel GF 254
 Pha động : Cyclohexan - ethyl ecetat (9:1)
 Dung dịch đối chiếu: Chiết riêng dƣợc liệu chuẩn Đƣơng quy và Xuyên
khung nhƣ mô tả ở phần dung dịch thử.
 Hiện vết: Quan sát ở bƣớc sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, các vết huỳnh
quang của dung dịch thử phải tƣơng ứng về vị trí và màu sắc với các vết
của dung dịch đối chiếu [13].

1.2. Tổng quan về các vị thuốc trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật
1.2.1. Thục địa
1.2.1.1. Tên khoa học: Radix Rehmaniae glutinosae praeparata[2], [13] .
1.2.1.2. Bộ phận dùng: rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng [Rehmannia glutinosa
(Gaertu.) Libosch], họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) [2], [13].
1.2.1.3. Thành phần hóa học
-

Iridoid glycosid: Capatol, rehmaniosid A, B,C,D ajugol, aucubin, melitosid

-


Ionon glucosid: Rehmaionosid A,B,C

-

Monoterpen glucosid: Rehmapicrosid [9].

-

Carbohydrat: D-glucose, D-fructose, sucrose, maninotrise, rafinose, stachyose,
vesbascose, D- manitol [7], [9].

-

Acid amin, D- glutinosamine [1], [6].

-

(7S,

8S,

8’S)-9-O-[β-D-glucopyranoy]

asarininone;

2α, 3β, 19α, 23-

tetrahydroxyolean-12-en-28-oic acid; aeginetic acid, corchorifatty acid B;
pinellic acid [32].
1.2.1.4. Tác dụng sinh học

-

Tác dụng ức chế sự hình thành bệnh đục thủy tinh thể nguồn gốc thiên nhiên:
trong địa hồng có 3 phenethyl glycoside có hoạt tính ức chế aldose reductase
invitro trên thể thủy tinh chuột cống trắng [9].

-

Tác dụng đối với huyết quản: Liều nhỏ làm co mạch, liều lớn làm giãn mạch [6]

-

Tác dụng chống ung thƣ, tác dụng chống viêm đối với viêm da dị ứng [19].
3


-

Tác dụng đối với đƣờng huyết: Có tác dụng hạ đƣờng huyết trên động vật đái
tháo đƣờng với các thành phần có tác dụng là steroid glycosid A,B,C,D.
Catalpol có tác dụng hạ đƣờng huyết rõ rệt [21].

1.2.1.5. Tác dụng và cơng dụng theo y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Vị cam, tính ơn, quy vào các kinh can, thận, tâm [2].

-

Công năng, chủ trị: Tƣ âm, dƣỡng huyết, nuôi dƣỡng và bổ thận âm, làm sáng

mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh làm cho cơ thể tráng kiện [2], [6], [7].

-

Cách dùng, liều lƣợng: 12-15 g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc hoàn [2].

-

Kiêng kỵ: Kỵ sắt, tỳ hƣ kém ăn, bụng đầy trƣớng [2], [3].

1.2.1.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.1
 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn verbascosid
-

Dung dịch thử : Chiết bằng methanol, lắc với n-butanol, cô dịch chiết n-butanol
đến cạn, hòa tan cắn trong methanol làm dịch chấm sắc ký.

-

Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel GF 254.

-

Pha động: Ethyl acetat - methanol - acid formic (16 : 0.5 : 2)

-

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất chuẩn verbascosid trong methanol.


-

Hiện vết: Quan sát ở bƣớc sóng 365 nm [2], [13].

1.2.2. Xuyên khung
1.2.2.1. Tên khoa học Rhizoma Ligustici wallichii [2], [13].
1.2.2.2. Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung
(Ligusticum walichii Franch.), họ Hoa tán (Apiaceae) [2], [13].
1.2.2.3. Thành phần hóa học
-

Phthalide: phylalide, hydroxy phthalide, và phthalides dimeric.

-

Alkaloids: amin hữu cơ, pyrazine, pyrimidines, purin, pyridines, carboline và
scopolamines.

-

Polysaccharides

-

Các acid hữu cơ (acid ferulic, acid caffeic,..) và ester của chúng

-

Terpenes và các enol của chúng [12].


-

Tinh dầu, dầu béo, acid feulic [10].

4


1.2.2.4. Tác dụng sinh học
-

Tác dụng chống đông máu, ức chế sự đông máu chung, ức chế các giai đoạn
đông máu nội sinh, ngoại sinh và tạo fibrin trong thử nghiệm in vitro trên máu
ngƣời [6].

-

Tác dụng kháng khuẩn với một số vi khuẩn gây bệnh gồm Pseudomonas
aeruginosa, Shigella sonnei, Vibrio cholera. Thành phần tinh dầu của Xuyên
khung cũng có khả năng ức chế một số loại nấm gây viêm da in vitro [24].

-

Tác dụng đối với cơ trơn: Các phthalid butylphthalid, butyliden phthalid và
ligustilid có tác dụng ức chế co bóp của tử cung chuột cống trắng khơng mang
thai gây bởi prostaglandin F20 [10].

-

Dịch chiết chloroform của Xuyên khung có tác dụng giãn động mạch chủ
thống qua ở chuột [23].


1.2.2.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Tân, ơn. Vào các kinh can, đởm, tâm bào.

-

Công năng, chủ trị: Hành kinh khi hoạt huyết, trừ phong, giảm đau. Chủ trị điều
kinh, nhức đầu, hoa mắt, cảm mạo phong hàn, phong thấp nhức mỏi, ngực bụng
đau tức, nhọt độc sƣng đau [2], [6], [7].

-

Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng từ 6-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rƣợu
thuốc.

-

Kiêng kỵ: Ngƣời âm hƣ hỏa vƣợng khơng nên dùng [2].

1.2.2.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.2
 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với dƣợc liệu chuẩn Xuyên khung
-

Dung dịch thử : Chiết bằng ether, bốc hơi dịch chiết đến cạn, hòa tan cắn trong
ethyl acetat làm dịch chấm sắc ký.

-


Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel G [2], [13], [14].

-

Pha động: n-hexan - ethyl acetat (3:1) [2].
Hỗn hợp petroleum ether - aceton (95:5) [13].
Toluen - ethyl acetat - acid formic (7:2:0.1) [14].

-

Dung dịch đối chiếu: Chiết dƣợc liệu chuẩn Xuyên khung nhƣ mô tả ở phần
dung dịch thử.

-

Hiện vết: Quan sát ở bƣớc sóng 254 nm [2].
5


Quan sát ở bƣớc sóng 365 nm [13], [14].
1.2.3. Bạch thược
1.2.3.1. Tên khoa học: Radix Paeoniae lactiflorae [2], [13].
1.2.3.2. Bộ phận dùng: Rễ đã cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của cây thƣợc dƣợc
(Paeonia lactiflora Pall.), họ Hồng Liên (Ranunculaceae) [2], [13].
1.2.3.3. Thành phần hóa học
-

Glycosids:


paeoniflorin (PAE), albiflorin, benzoylpaeoniflorin, hydroxy-

paeoniflorin, and paeonin.
-

Monoterpenoid, triterpenoid, flavonoid (peonin), phenol, pentagalloylglucose,
benzoic acid, whilst oxypaeoniflorin [22].

-

Tannin (bao gồm polyphenol: catechin, axit gallic, methyl gallate, ethyl gallate
và pentagalloylglucose) [31].

-

Tinh bột, canxi oxalat, tinh dầu, acid benzoic, nhựa, chất béo, chất nhầy [9].

1.2.3.4. Tác dụng sinh học
-

Dùng làm thuốc giảm đau, bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chống viêm [22].

-

Tác dụng kháng khuẩn: Nƣớc sắc Bạch thƣợc có tác dụng kháng khuẩn đối với
Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Pneumococcus và
Corynebacterium diphtheriae [6], [9].

-


Tác dụng trừ đờm chữa ho nhờ thành phần acid benzoic [6].

-

Tác dụng chống ung thƣ, bao gồm tác dụng ức chế sự tăng sinh, xâm lấn và di
căn phổi [29].

-

Tác dụng kháng cholin: Cao methanol 50% và hoạt chất paeoniflorin có tác
dụng anticholinergic trên chuột cống trắng in vivo mà biểu hiện là tác dụng
chống co thắt, chống tiêu chảy [9].

1.2.3.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Khổ, toan, vi hàn. Vào các kinh tỳ, can, phế [2], [6], [7].

-

Công năng, chủ trị:
 Bổ huyết, dƣỡng âm, thƣ cân, bình can, chi thống. Chủ trị: Huyết hƣ, da
xanh xao, đau sƣờn ngực, mồ hơi trộm, kinh nguyệt khơng đều, âm hƣ
phát sốt, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ
[2].

6


 Bạch thƣợc chủ âm huyết hƣ, kinh nguyệt không đều; chủ can cấp, hung

hiếp, phúc thống, chủ trị tay chân co quắp [8].
-

Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng từ 8-12g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn.
Thƣờng phối hợp với một số vị thuốc khác.

-

Kiêng kỵ: Đầy bụng không nên dùng. Khơng dùng cùng Lê lơ [2].

1.2.3.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.3
 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn paeoniflorin hoặc dƣợc
liệu chuẩn Bạch thƣợc
-

Dung dịch thử : Chiết bằng ethanol.

-

Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel G.

-

Pha động: Chloroform - ethyl acetat - methanol - acid formic (40: 5 : 10 : 0.2)

-

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất chuẩn paeoniflorin trong ethanol hoặc chiết
dƣợc liệu chuẩn Bạch thƣợc nhƣ mô tả ở phần dung dịch thử.


-

Hiện vết: Phun thuốc thử vanilin 5% trong ethanol và acid sulfuric. Quan sát ở
ánh sáng thƣờng [2], [13], [14].

1.2.4. Đương quy
1.2.4.1. Tên khoa học: Radix Angelicae sinensis [2], [13].
1.2.4.2. Bộ phần dùng: Rễ đã phơi khô của cây Đƣơng quy [Angelica sinensis (Oliv)
Diels], họ Hoa tán (Apiaceae) [2], [13].
1.2.4.3. Thành phần hóa học
-

Tinh dầu: các hợp chất phenolic, các dẫn chất phtalid [6], [9].

-

Coumarin: umbeliferon, scopoletin, xanthotoxin.

-

Acid hữu cơ: acid vanilic, acid palmitic, acid limoleic.

-

Polysaccharid.

-

Acid amin: Alanin, valin, isoleucin.


-

Các thành phần khác nhƣ: vitamin, polyacetylen, sterol, nguyên tố vi lƣợng,
brefeldin [9].

-

Coniferyl ferulate, 4-hydroxy-3- butylphthalide, o-cresol, tridecane, 3,3’Z6.7’,7.6’-diligustilide, spinasterol, 5- sethylfurfural, D-limonen [28].

1.2.4.4. Tác dụng sinh học
-

Tác dụng trên cơ tim của Đƣơng quy giống tác dụng của quinidin [6].
7


-

Tác dụng trên tiểu cầu: Ức chế sự ngƣng tập tiểu cầu và ức chế sự giải phóng
serotonin từ tiểu cầu gây bởi thrombin [9].

-

Tác dụng chống viêm: Phân đoạn ethyl acetat ức chế hoạt tính của NF-B
lucifera và giảm sản xuất NO, PEG2, acid ferulic, acid isoferulic và Zligustilide ức chế sản xuất protein viêm đại thực bào, ức chế hoạt tính TNF-α và
NF-κB [30]. Đƣơng quy có tác dụng chống viêm tƣơng tự các thuốc chống
viêm phi steroid, tác dụng chống viêm không kèm theo tác dụng ức chế miễn
dịch [9].


-

Tác dụng hạ đƣờng huyết và bảo vệ gan [27].

1.2.4.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, quy kinh tâm, can, tỳ [2], [6], [7].

-

Công năng, chủ trị:


Bổ huyết, bổ ngũ tạng: hoạt huyết, giải uất kết, là vị thuốc vừa bổ huyết, vừa
hoạt huyết nên thích hợp cho các trƣờng hợp thiếu máu kèm theo có ứ tích
[2], [6], [7]. Giải độc, giảm đau do khả năng hoạt huyết, tiêu trừ huyết ứ [2],
[7].



Hoạt tràng thơng tiện: vị thuốc có tác dụng nhu nhuận với vị tràng, do đó
thích hợp dùng với chứng huyết hƣ, huyết táo gây táo bón [7].

-

Cách dùng, liều lƣợng: 6 – 12 g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rƣợu.

-


Kiêng kỵ: Tỳ vị có thấp nhiệt, đại tiện lỏng khơng nên dùng [2].

1.2.4.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.4
 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng so sánh với chất chuẩn acid ferulic hoặc dƣợc
liệu chuẩn Đƣơng quy
-

Dung dịch thử : Chiết bằng ethanol [2]/ Chiết bằng ether [13], [14].

-

Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel GF254 [2].

-

Pha động:
Cloroform - cyclohexan - ethyl acetat (8: 2) [2].
Cyclohexan - diclomethan - ethyl acetat - acid formic (4:1:1:0.5) [2], [13].
n- hexan - ethyl acetat (4:1) [13], [14].

-

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất chuẩn acid ferulic trong ethanol hoặc chiết
dƣợc liệu chuẩn Đƣơng quy nhƣ mô tả ở phần dung dịch thử.
8


-


Hiện vết: Quan sát ở bƣớc sóng 365 nm [2], [13], [14].

1.2.5. Đào nhân
1.2.5.1. Tên khoa học: Semen Pruni [2], [13] .
1.2.5.2. Bộ phận dùng: Hạt lấy ở quả chín của cây đào [Prunus persica (L.) Batsch]
hoặc cây Sơn đào [Prunus persica Batsch var. davidiana Maximowicz], họ Hoa Hồng
(Rosaceae), đƣợc bỏ hạch cứng và phơi hoặc sấy khô [2], [13].
1.2.5.3. Thành phần hóa học
-

Polyphenol: hydroxycinnamic acid, flavan-3-ols, anthocyanins, và
flavonolskaempferol-3glucoside.

-

Acid chlorogenic, acid organic (acid malic, citric và quinic)

-

Quecetin glycoside.

-

Catechin.

-

Vitamin C (ascorbic và dehydroascorbic acid)

-


Đƣờng (sucrose, glucose, fructose, and sorbitol) [11].

-

Dầu béo, amygdalin, tinh dầu, men emulsin, acid prusic, cholin, acetylcholin.

-

Các acid béo: palmitic, arachidic, palmitoleic, oleic,…

-

Các sterol [9].

-

Colin, axetylcolin [13].

1.2.5.4. Tác dụng sinh học
-

Tác dụng ức chế sự đơng máu: Thí nghiệm trên thỏ, nƣớc sắc Đào nhân cho
thẳng vào dạ dày, mỗi ngày một lần, liên tục trong 7-8 ngày, có tác dụng kéo
dài một cách rõ rệt thời gian chảy máu và thời gian đông máu.

-

Tác dụng chống viêm: Các thành phần protein PR-A và PR-B từ Đào nhân có
tác dụng ức chế rõ rệt phù gan bàn chân chuột do caragenin gây nên.


-

Tác dụng chống dị ứng: Dạng chiết nƣớc và chiết cồn từ Đào nhân thí nghiệm
trên chuột cống trắng và chuột nhắt trắng có tác dụng chống dị ứng qua quá
trình ức chế sự sản sinh ra kháng thể [9].

1.2.5.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, bình. Vào các kinh tâm, can [2], [6].

-

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, khử ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh,
trƣng hà, sƣng đau do sang chấn. táo bón [2]. Chữa ho, điều kinh, cầm máu sau
đẻ [6].
9


-

Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng từ 4,5 g đến 9 g. Dạng thuốc sắc.

-

Kiêng kỵ: Có thai khơng nên dùng [2].

1.2.5.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.5

 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: so sánh với chất chuẩn amygdalin hoặc dƣợc
liệu chuẩn Đào nhân
-

Dung dịch thử : Chiết bằng methanol.

-

Pha tĩnh: Bản mỏng Silicagel G [2].

-

Pha động: Ethyl acetat - methanol - nƣớc (20:5:4) [2].
Cyclohexan - methanol - ethyl acetat - nƣớc (3:8:5:2) [13].

-

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất chuẩn acid amygdalin trong methanol hoặc
chiết dƣợc liệu chuẩn Đào nhân nhƣ mô tả ở phần dung dịch thử.

-

Hiện vết: Phun dung dịch thymol/ dung dịch acid phosphomolybdic 5% trong
acid sulfuric. Quan sát ở ánh sáng thƣờng [2], [13].

1.2.6. Hồng hoa
1.2.6.1. Tên khoa học: Flos Carthami tinctoril [2], [13].
1.2.6.2. Bộ phận dùng: Hoa đã phơi khô của cây Hồng hoa (Carthamus tinctorius L.),
họ Cúc (Asteraceae) [2], [13].
1.2.6.3. Thành phần hóa học

-

Carathamin, saflor yellow A, saflor yellow B và saflomin A, ubiquinon 9,
polysaccharid [9].

-

Quinochalcones, flavonoid, alkaloids, polyacetylenes và các hợp chất khác [18].

1.2.6.4. Tác dụng sinh học
-

Tác dụng bảo vệ mạch máu, bảo vệ tim mạch, chống đơng máu, bảo vệ gan,
chống oxy hóa và chống viêm [18].

-

Tác dụng trong bệnh thiếu máu cơ tim: Trong một nghiên cứu in vivo, tác dụng
bảo vệ của một chiết xuất tinh khiết từ flos Carthami đối với thiếu máu cục bộ
cơ tim cho kết quả làm giảm kích thƣớc nhồi máu và cải thiện chức năng tim
[26].

-

Tác dụng trên huyết áp và tim mạch: Nƣớc sắc Hồng hoa hạ thấp huyết áp của
chó và mèo, làm tăng sự co bóp của tim, co nhỏ mạch máu thận và co cơ trơn
phế quản của chuột bạch [6], [9].
10



1.2.6.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
-

Tính vị, quy kinh: Tân, ơn. Vào các kinh tâm, can

-

Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, thông kinh, tán ứ huyết, giảm đau. Chủ trị: Phụ
nữ vô kinh, bế kinh, đau bụng hành kinh, hành kinh ra huyết cục, chấn thƣơng
gây tụ huyết, sƣng đau, mụn nhọt [2], [6], [7].

-

Cách dùng, liều lƣợng: Ngày dùng từ 4-12g, dạng thuốc sắc, thƣờng phối hợp
với các vị thuốc khác [2].

-

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai khơng nên dùng [2], [7].

1.2.6.6. Định tính
 Định tính bằng phản ứng hóa học: PL 3.6
 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng: so sánh với dƣợc liệu chuẩn Hồng hoa.
-

Dung dịch thử : Chiết bằng aceton 80%.

-

Pha tĩnh : Bản mỏng Silicagel H.


-

Pha động : Ethyl acetat - acid formic - nƣớc - methanol (7:2:3:0.4)

-

Dung dịch đối chiếu : Chiết dƣợc liệu chuẩn Hồng hoa nhƣ mô tả ở phần dung
dịch thử.

-

Hiện vết : Quan sát ở ánh sáng thƣờng [2], [13], [14].

1.3. Vài nét về dấu vân tay hóa học
1.3.1. Dấu vân tay hóa học
Khái niệm về dấu vân tay hóa học đƣợc đề cập trong phụ lục 12.23 Dƣợc điển
Việt Nam V nhƣ sau: “Dấu vân tay hóa học là các thơng tin hóa học của dƣợc liệu
đƣợc biểu thị dƣới dạng sắc ký đồ, các phổ và các đồ thị ... đƣợc ghi bằng các kĩ thuật
phân tích (kĩ thuật sắc ký) hay còn đƣợc gọi là sắc ký đồ dấu vân tay” [2].
Nói cách khác sắc ký đồ dấu vân tay là một hồ sơ sắc ký bao gồm tất cả các vết
sắc ký của các thành phần đặc trƣng từ dƣợc liệu hoặc thuốc từ dƣợc liệu đƣợc nghiên
cứu. Hồ sơ sắc ký sẽ cung cấp thơng tin nhƣ tính tồn vẹn, độ đậm nhạt, sự giống hay
khác nhau của các chất đặc trƣng cho lồi. Do đó với dấu vân tay sắc ký thu đƣợc có
khả năng xác thực cũng nhƣ xác định các loài dƣợc liệu mới một cách hiệu quả ngay
cả khi số lƣợng và/ hoặc nồng độ các thành phần đặc trƣng hóa học là khơng giống
nhau giữa các mẫu khác nhau [17].
Nhƣ vậy, dấu vân tay có khả năng cung cấp thơng tin cho ba cấp độ kiểm soát
chất lƣợng là:
11



(1) Xác định thực vật (Xác định thực loài, tuổi và nguồn gốc);
(2) Định lƣợng hoạt chất;
(3) Phát hiện tạp chất, chất gây ô nhiễm hoặc các chất pha trộn [15].
Các phƣơng pháp sắc ký xác định dấu vân tay đang đƣợc sử dụng là TLC,
HPTLC, HPLC, GC, hoặc sắc ký kết hợp đo phổ LC-MS, GC-MS, HPLCĐA….[17]. Trong đó, phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng có những ƣu điểm so với các
phƣơng pháp khác là:
-

Có thể phân tích đồng thời nhiều mẫu, tiết kiệm chi phí, dung mơi và thời gian.

-

Có thể vừa định tính, vừa bán định lƣợng.

-

Các mẫu phân tích và các mẫu chuẩn đƣợc chấm trên cùng một bản mỏng sắc
ký, khai triển cùng lúc trong cùng điều kiện dung môi, nhiệt độ, độ ẩm nên có
thể so sánh trực tiếp đối chứng nhau, hạn chế sự tác động của mơi trƣờng giữa
các lần phân tích.

-

Chuẩn bị mẫu đơn giản.

1.3.2. Ứng dụng của dấu vân tay hóa học
Dƣợc liệu thƣờng chứa rất nhiều thành phần và có khả năng biến đổi phức tạp
tuy thuộc vào địa lý, môi trƣờng, điều kiện canh tác, mùa vụ, giống, điều kiện bảo

quản và phƣơng pháp chế biến. Do đó việc xác định dấu vân tay hóa học của dƣợc liệu
có vai trị quan trọng trong việc thiết lập tiêu chuẩn chất lƣợng cho dƣợc liệu nhằm
đánh giá hiệu lực và đảm bảo tính an tồn của dƣợc liệu.
Bên cạnh đó, xây dựng dấu vân tay hóa học cịn góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu cho việc định tính thành phần các chất trong dƣợc liệu. Trong các chuyên luận về
dƣợc liệu và chế phẩm thuốc ghi trong Dƣợc điển Việt Nam V, các kỹ thuật sắc ký
(TLC, HPLC) đƣợc áp dụng trong các phép thử định tính, định lƣợng.
Ngồi ra việc xác định dấu vân tay hóa học còn đƣợc sử dụng để phân biệt,
nhận biết dƣợc liệu; phát hiện các tạp chất, chất giả mạo pha trộn và thiết lập tiêu
chuẩn chất lƣợng nhằm đảm bảo hiệu lực, an tồn cho các chế phẩm thuốc có nguồn
gốc từ dƣợc liệu [4].

12


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Cốm các vị thuốc trong phƣơng thuốc:Thục địa, Xuyên khung, Bạch thƣợc,
Đƣơng quy, Đào nhân, Hồng hoa đƣợc bào chế bằng phƣơng pháp sắc với
nƣớc, cô, sấy khô, đƣợc cung cấp bởi Công ty cổ phần Dƣợc phẩm VCP (117
Trần Duy Hƣng, Cầu Giấy, Hà Nội), đạt tiêu chuẩn cơ sở (phụ lục V).

-

Cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật đƣợc phối hợp từ các cốm vị thuốc theo
cơng thức đƣợc trình bày ở cột (2) bảng 2.1


-

Cốm placebo đƣợc phối hợp từ các cốm vị thuốc theo cơng thức đƣợc trình bày
ở cột (2) bảng 2.1, cốm placebo vị thuốc nào thì khơng phối hợp cốm vị thuốc
đó.
Bảng 2.1.Cơng thức bào chế của một gói cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật
Khối lƣợng

Khối lƣợng dƣợc

Thành phần

cốm vị thuốc/ gói (g)

liệu tƣơng ứng (g)

(1)

(2)

(3)

Cốm Thục địa

3,00

7,5

Cốm Xuyên khung


1,33

4

Cốm Bạch thƣợc

0,50

5

Cốm Đƣơng quy

2,40

6

Cốm Đào nhân

0,30

3

Cốm Hồng hoa

0,67

2

2.1.2. Thiết bị, máy móc
-


Tủ sấy Memmert.

- Chày, cối, rây 500.

-

Bể siêu âm T84DH –Elma.

- Cân kỹ thuật Precisa.

-

Máy ảnh Canon 10.0 mega pixel.

- Bếp hồng ngoại, bếp cách thủy.

-

Thiết bị nhúng bản mỏng Camag.

- Bếp sấy bản mỏng Camag.

-

Hệ thống thiết bị SKLM hiệu năng cao Linomat 5 (Camag Switzeland).

-

Pipet chính xác các loại, micro pipet và các dụng cụ thủy tinh cần thiết

khác: bình gạn, bình nón, bình định mức, cốc thủy tinh,…

13


2.1.3. Hóa chất, chất chuẩn, dược liệu chuẩn
Hóa chất tiêu chuẩn phân tích, mua tại cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Sela, 48
dốc Thọ Lão, Phƣờng Đống Mác, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội: Ethanol tuyệt đối,
methanol, acid sulfuric, toluen, acid acetic, n-butanol, n-hexan, ethyl acetat, acid
formic, chloroform, amoniac, vanilin…
Chất chuẩn: Chất chuẩn paeoniflorin (C23H28O11), hàm lƣợng: 99,30%
(Chengdu Must Bio-Technology Co. Ltd., Lot No. MUST-17031901).
Dƣợc liệu chuẩn: Công ty cổ phần dƣợc phẩm VCP cung cấp.
Bản sắc ký lớp mỏng Silica gel 60 F254 của Merck.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính một số thành phần hóa học trong cốm phƣơng thuốc Đào
hồng tứ vật bằng sắc ký lớp mỏng (TLC). Tiến hành sắc ký để xác định và so sánh các
vết (về Rf và màu sắc) trong sắc ký đồ của cốm phƣơng thuốc, cốm placebo, cốm vị
thuốc và dƣợc liệu chuẩn.
Tiến hành khảo sát chọn điều kiện sắc ký:
2.2.1. Chuẩn bị mẫu
Khảo sát:
-

Khối lƣợng chiết: Khối lƣơng cốm/dƣợc liệu chiết thích hợp để vết lên rõ,
khơng bị kéo vết hay mờ.

-

Phƣơng pháp chiết: Khảo sát các cách chiết khác nhau nhƣ chiết nóng, chiết

siêu âm.

-

Dung mơi chiết (và hệ pha động):


Triển khai sắc ký với các cặp mẫu (Cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật
và cốm vị thuốc) đƣợc chiết bằng dung môi khác nhau trên cùng một bản
mỏng.



Khảo sát trên các hệ pha động khác nhau hay cùng một hệ pha động
nhƣng thay đổi tỷ lệ thành phần.

 Lựa chọn dung môi chiết (và hệ pha động)
+) Thơng dụng và ít độc hại.
+) Vết phun mẫu gọn.
+) Sắc ký đồ cho kết quả tách tốt, ít kéo vết.

14


+) Cốm phƣơng thuốc có nhiều vết rõ, tƣơng ứng với cốm vị
thuốc.
2.2.2. Điều kiện sắc ký
-

Pha tĩnh: bản mỏng Silica gel 60 F254 6x10 cm, hoạt hóa ở 110 oC trong 60ph.


-

Pha động: khảo sát trên các hệ dung môi.

-

Phun mẫu:


Thiết bị Linomat 5 (Camag), điều khiển bằng phần mềm Wincats.



Số mẫu: 4 (trừ Bạch thƣợc có 5 mẫu)



Tốc độ phun 150 nl/s.



Cỡ syringe: 100 ul.



Thể tích phun mẫu: khảo sát trên từng vị thuốc, dƣợc liệu.




Phun các mẫu trên băng dài 6 mm, cách mép dƣới bản mỏng 10 mm và
cách mép ngoài bản mỏng 20 mm.

-

Triển khai sắc ký:


Thiết bị ADC2, bình khai triển 20x10 cm.



Kiểm sốt độ ẩm bằng dung dịch KSCN bão hòa trong 10ph.



Bão hịa bình khai triển trong 20ph (có giấy lọc) bằng 25 ml dung mơi
pha động



Thể tích dung mơi để khai triển bản mỏng là 10ml.



Khoảng cách khai triển là 85 mm kể từ mép dƣới bản mỏng.



Sấy khô bản mỏng sau khai triển trong 5ph.


2.2.3. Hiện vết và xử lý kết quả
-

Hiện vết

Soi UV ở bƣớc sóng 254 nm và 366 nm.


Thuốc thử hiện màu, phƣơng pháp đƣa thuốc thử lên bản mỏng và điều
kiện sấy bản mỏng.

-

Chụp ảnh sắc ký đồ: Buồng chụp ảnh Camag.

-

Xử lý kết quả: Phần mềm Wincats, Videoscan.

15


CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Định tính Thục địa trong cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật bằng sắc ký lớp
mỏng.
3.1.1. Khảo sát dung môi chiết Thục địa
 Mẫu nghiên cứu:
Cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật (2,18 g)
Cốm vị thuốc Thục địa (0,80 g)

 Tiến hành
Khảo sát dung môi chiết:
Cách 1: Thêm 30 ml ethanol, siêu âm 30ph, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thủy
đến cạn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol làm dịch chấm sắc ký.
Cách 2: Thêm 30 ml methanol, siêu âm 30ph, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách
thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 2 ml methanol làm dịch chấm sắc ký.
Cách 3: Thêm 30 ml methanol, siêu âm 30 phút, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách
thủy đến cạn, hòa tan cắn trong 5 ml nƣớc. Lắc với n-butanol đã bão hòa nƣớc 4
lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết n-butanol, cơ đến cạn. Hịa tan cắn trong 2
ml methanol làm dịch chấm sắc ký.
Triển khai sắc ký với hệ dung môi Toluen - ethyl acetat - acid acetic (12 : 4 :1),
hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulfuric.
 Kết quả
Kết quả khảo sát dung mơi chiết Thục địa đƣợc thể hiện ở hình 3.1.
 Nhận xét
Qua khảo sát chọn cách chiết 3 vì cách chiết này cho kết quả tách tốt,
cốm phƣơng thuốc Đào hồng tứ vật và cốm vị thuốc Thục địa có nhiều vết
tƣơng ứng về màu sắc và Rf. Ngồi ra, cách chiết 3 cho vết phun mẫu gọn, ít bị
nhòe hơn khi hiện màu bằng thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulfuric
so với cách chiết 1, 2.

16


×