Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp và khả năng ức chế enzym chuyển angiotensin ( angiotensin convertingenzyme) của cao chiết lá hồng ( diospyros kaki l f)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG HOÀNG MAI

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP
VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ
ENZYM CHUYỂN ANGIOTENSIN
(ANGIOTENSIN CONVERTINGENZYME)
CỦA CAO CHIẾT LÁ HỒNG
( Diospyros kaki L.f)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TỐNG HOÀNG MAI
Mã sinh viên: 1501318

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ HUYẾT ÁP
VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ
ENZYM CHUYỂN ANGIOTENSIN
(ANGIOTENSIN CONVERTING ENZYME)
CỦA CAO CHIẾT LÁ HỒNG
( Diospyros kakiL.f)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Lê Thị Xoan


2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lập
Nơi thực hiện:
Khoa Dược lý - Hóa sinh - Viện Dược liệu

HÀ NỘI – 2020



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới TS.
Lê Thị Xoan, PGS.TS. Nguyễn Thị Lập, Ths. Nguyễn Thị Thanh Loan, Ths. Phí
Thị Xuyến, Ths. Nguyễn Thị Phượng – là những người thầy đã luôn quan tâm chỉ
bảo, hướng dẫn tận tình em trong suốt q trình hồn thành đề tài khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng cùng các anh chị trong
khoa Dược lí Hóa sinh – Viện Dược Liệu đã tạo điều kiện, hỗ trợ và hướng dẫn tận
tình cho em trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tại khoa.
Em xin cảm ơn Bộ mơn Hóa sinh, các thầy cô, bạn bè đã động viên, hỗ trợ em
trong q trình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn Chương trình Hóa Dược, Bộ Cơng thương đã tài trợ kinh phí
nghiên cứu cho đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phịng Đào tạo cùng tồn thể các thầy
cơ giáo, cán bộ trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho em học tập và tích
lũy kiến thức trong suốt 5 năm học vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, thầy cơ đã ln
sát cánh, động viên em hồn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2020.
Sinh viên
Tống Hoàng Mai



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp ............................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại .......................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân ........................................................................................................... 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp ................................................................ 3
1.1.4. Điều trị tăng huyết áp .............................................................................................. 4
1.2. Tổng quan về cây hồng (Diospyros kaki L.f) .............................................................. 5
1.2.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................................... 6
1.2.2. Phân bố ................................................................................................................... 6
1.2.3. Bộ phận dùng .......................................................................................................... 6
1.2.4. Thành phần hóa học ................................................................................................ 6
1.2.5. Cơng dụng, một số nghiên cứu về tác dụng của lá Hồng ......................................... 7
1.3. Tổng quan về một số mơ hình nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp ................................. 9
1.3.1. Tổng quan về một số mơ hình gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm ............... 9
1.3.1.1. Tăng huyết áp liên quan đến thận và mạch máu (tăng huyết áp thận - mạch) ...... 10
1.3.1.2. Tăng huyết áp do di truyền ................................................................................. 11
1.3.1.3. Tăng huyết áp nội tiết ......................................................................................... 11
1.3.2. Tổng quan về một số mơ hình nghiên cứu tác dụng ức chế enzym chuyển
angiotensinin vitro .......................................................................................................... 12
1.3.2.1. Phương pháp quang phổ tử ngoại ....................................................................... 14
1.3.2.2. Phương pháp quang phổ nhìn thấy ..................................................................... 14
1.3.2.3. Phương pháp HPLC ........................................................................................... 15
1.4. Một số nghiên cứu về tác dụng hạ huyết áp của lá Hồng (Diospyros kaki L.f) .......... 15
1.4.1. Nghiên cứu trong nước.......................................................................................... 15
1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài ......................................................................................... 15

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 17
2.1. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................... 17


2.2. Động vật nghiên cứu ................................................................................................ 18
2.3. Hóa chất và thiết bị .................................................................................................. 18
2.3.1. Hóa chất ................................................................................................................ 18
2.3.2. Thiết bị ................................................................................................................. 18
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.5.1. Triển khai mơ hình gây tăng huyết áp và đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cao
chiết lá Hồng trên chuột cống gây tăng huyết áp bằng phương pháp hẹp động mạch
thận 2K1C ...................................................................................................................... 19
2.5.1.1. Triển khai mơ hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng phương pháp hẹp
động mạch thận và kĩ thuật đo huyết áp không xâm lấn .................................................. 19
2.5.1.2. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cao chiết lá Hồng trên chuột đã gây tăng
huyết áp .......................................................................................................................... 20
2.5.2. Phương pháp đánh giá khả năng ức chế enzyme chuyển Angiotensine của cao
chiết lá Hồng in vitro ...................................................................................................... 21
2.5.2.1. Nguyên tắc ......................................................................................................... 21
2.5.2.2. Chuẩn bị các dung mơi hóa chất ......................................................................... 22
2.5.2.3. Chuẩn bị mẫu thử in vitro ................................................................................... 22
2.5.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của cao chiết Lá hồng và xác định IC50 lên hoạt độ ACE ... 22
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 24
2.6.1. Nhập số liệu: ......................................................................................................... 24
2.6.2. Xử lý số liệu: ........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25
3.1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp in vivo của cao chiết lá Hồng trên mơ hình chuột
tăng huyết áp .................................................................................................................. 25
3.2. Đánh giá khả năng ức chế enzym chuyển angiotensin in vitro của cao chiết lá

Hồng ............................................................................................................................... 29
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................. 31
4.1. Bàn luận về đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................. 31
4.1.1. Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp thực nghiệm........ 31
4.1.1.1. Về đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 31


4.1.2. Về phương pháp nghiên cứu khả năng ức chế enzym chuyển đổi angiotensin in
vitro ................................................................................................................................ 34
4.2. Về kết quả đánh giá tác dụng hạ huyết áp của cao chiết lá Hồng .............................. 35
4.2.1. Về kết quả thử nghiệm trên chuột gây mơ hình tăng huyết áp bằng phương pháp
kẹp động mạch thận 2K1C .............................................................................................. 35
4.2.2. Về kết quả đánh giá khả năng ức chế enzym chuyển đổi angiotensin in vitro ........ 37
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................40


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACE

Enzym chuyển angiotensin
(Angiotensin Converting Enzyme)

1K1C

1 thận 1 kẹp
(1 kidney 1 clip)

2K1C

2 thận 1 kẹp

(2 kidney 1 clip)

2K2C

2 thận 2 kẹp
(2 kidney 2 clip)

BSC

Benzen Sulfonyl Clorid

DOCA

Deoxycorticosterone acetat

HA

Huyết áp

HATT

Huyết áp tâm thu

HATB

Huyết áp trung bình

HATTr

Huyết áp tâm trương


HHL

Hippuryl-L-Histidyl- L-Leucin

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao
(High-Performance Liquid Chromatography)

IC50

Nồng độ ức chế tối đa 50%

RAA

Hệ Renin – Angiotensin - Andosteron

SHR

Chuột tăng huyết áp tự phát
(Spontaneous Hypertensive Rat)

THA

Tăng huyết áp

USP

Quang phổ tử ngoại

(Utra Spectrophotometric)

VSP

Quang phổ khả kiến
(Visible Spectrophotometric)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhóm thuốc hạ huyết áp dùng trên lâm sàng ..................................................... 5
Bảng 1.2. Thành phần flavonoid trong lá hồng.................................................................. 6
Bảng 1.3. Một số mơ hình gây tăng huyết áp trên thực nghiệm ......................................... 9
Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 23
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của cao chiết lá Hồng lên huyết áp tâm thu của chuột ................... 25
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của cao chiết lá Hồng lên huyết áp tâm trương của chuột ............. 26
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của cao chiết lá Hồng lên huyết áp trung bình của chuột............... 27
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao chiết lá Hồng lên nhịp tim của chuột ................................ 28
Bảng 3.5. Hoạt tính ức chế ACE của cao chiết lá Hồng................................................... 29


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình ảnh lá Hồng .............................................................................................. 5
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của flavonoid ......................................................................... 7
Hình 1.3. Sơ đồ tạo thành Angiotensin II bằng enzym chuyển angiotensin (ACE) .......... 13
Hình 2.1. Sơ đồ chuẩn bị cao chiết khô lá Hồng .............................................................. 17
Hình 2.2. Thủy phân HHL bằng enzym chuyển angiotensin............................................ 22
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn HATB sau tuần 0, 2, 4. .......................................................... 27
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa hoạt tính ức chế enzym chuyển
angiotensin và nồng độ cao chiết lá Hồng ....................................................................... 30



ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm
2008 của Tổ chức Y Tế thế giới, số trường hợp mắc tăng huyết của những người từ 25
tuổi trở lên chiếm 40% tổng dân số thế giới và số người mắc tăng huyết áp tăng từ 600
triệu người năm 1980 lên đến gần 1 tỷ người năm 2008 và dự kiến sẽ tăng 1,5 tỷ vào
năm 2025[8], [54]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý động mạch vành
và thiếu máu cơ tim cũng như đột quỵ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm.
Năm 2008, trên thế giới, tăng huyết áp ước tính gây ra 7,5 triệu trường hợp tử vong
mỗi năm, chiếm khoảng 12,8% trong tổng số trường hợp [54].Năm 2015, số trường
hợp tử vong do THA khoảng 10 triệu người, trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch
vành và 3,5 triệu người do đột quỵ [8].
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Son P.T. và cộng sự năm 2012, tỷ lệ người mắc
tăng huyết áp lên tới 25,1%, trong đó 51,6% những người này không biết bản thân bị
tăng huyết áp. Trong 48,4% người biết bị tăng huyết áp, có tới 38,9% người không
điều trị [47].Theo điều tra quốc gia của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ở người trưởng
thành từ 18 – 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố vào năm 2015 cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp
là 18,9% [4].
Hệ renin – angiotensin-aldosteron đóng một vai trị quan trọng trong điều hòa
huyết áp; renin tác dụng chuyển angiotensinogen thành angiotensin I, sau đó
angiotensinI được chuyển thành dạng hoạt động là angiotensin II, bởi enzym chuyển
angiotensin (ACE), có tác dụng làm tăng huyết áp theo nhiều cơ chế khác
nhau[14].Hiện nay có nhiều thuốc hóa dược ức chế hoạt động của ACE như captopril,
enalapril, là những thuốc hiệu quả và được sử dụng rộng rãi cho điều trị tăng huyết áp.
Tuy nhiên khi uống các loại thuốc này thường xuyên dẫn đến các tác dụng không
mong muốn, bao gồm hạ huyết áp, tăng nồng độ kali, ho, phù mạch,… Xu hướng hiện
nay là sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, có thể hỗ trợ điều chỉnh huyết áp về mức
an tồn trong thời gian dài, khơng q tốn kém và ít gây tác dụng khơng mong muốn.
Vì vậy, các phương pháp hỗ trợ và thay thế các thuốc hóa dược ngày càng được quan
tâm, trong đó phải kể đến vai trị của dược liệu[43]. Đã có rất nhiều các hợp chất và

chiết xuất từ các loại thực vật và thực phẩm khác nhau đã được xác định có hoạt động

1


ức chế ACE in vitro và khả năng hạ huyết áp thực nghiệm an tồn, ít tác dụng khơng
mong muốn và là nguồn thay thế kinh tế trong điều trị tăng huyết áp.
Lá cây Hồng (Diospyros kaki L.f) được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền
Trung Quốc và Nhật Bản để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đau thắt ngực, xuất
huyết nội, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Trong vài thập kỷ qua, đã có rất nhiều
nghiên cứu về các hoạt động hóa dược và dược lý của các thành phần được phân lập từ
lá Hồng[57]. Năm1987, Kameda và cộng sự đã nghiên cứu thấy một số flavonoid tách
chiết từ lá Hồng có tác dụng ức chế enzym chuyển angiotensin [25]. Tuy nhiên, nghiên
cứu chưa đánh giá được tác dụng toàn phần của lá Hồng trong ức chế ACE, đồng thời
trên thế giới cũng chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của lá Hồng trên bệnh THA.
Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp và khả năng
ức chế enzym chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme) của cao chiết
lá Hồng (Diospyros kaki L.f)” được thực hiện, với haimục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp in vivo của cao chiết lá Hồng (Diospyros kaki
L.f) trên mơ hình chuột tăng huyết áp do hẹp động mạch thận.
2. Đánh giá được khả năng ức chế enzym chuyển angiotensin in vitro của cao
chiết lá Hồng (Diospyros kaki L.f).

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tăng huyết áp
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH), hướng

dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm2010, khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị tăng huyết áp 2018 của Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, tăng
huyết áp là khi có huyết áp tâm thu lớn ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90
mmHg [1], [8], [53].
1.1.2. Nguyên nhân
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (tăng
huyếtáp nguyên phát), chỉ có khoảng 5 – 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng
huyết áp thứ phát) [1].
 Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm:
-

Nguyên nhân do thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn mắc phải hoặc di
truyền; thận đa nang, ứ nước bể thận, u tăng tiết renin, bệnh mạch thận.

-

Nguyên nhân nội tiết: cường aldosteron nguyên phát, phì đại thượng thận bẩm

sinh, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.
-

Nguyên nhân khác: hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, bệnh đa hồng

cầu, nguyên nhân thần kinh (toan hô hấp, viêm não, tăng áp lực nội sọ...)...[1]
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh tăng huyết áp
THA nguyên phát chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh sinh
của tăng huyết áp nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng mộtsố yếu tố sau có thể
gây tăng huyết áp nguyên phát :
- Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi hệ thần kinh giao cảm bị tăng hoạt động sẽ
làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng cung lượng tim. Mặt khác toàn bộ hệ thống

động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến
hậu quả là tăng huyết áp động mạch [6].
- Vai trò của hệ renin - angiotensin - aldosteron (RAA): Hệ có tác dụng cân bằng
muối, thể tích lịng mạch, góp phần cho sự phát triển và duy trì các dạng khác nhau
của tăng huyết áp. Sự điều hoà huyết áp qua trung gian cảm áp và hệ renin –
angiotensin - aldosteron. Renin là một enzym được sản xuất và tích trữ ở các tế bào

3


cận cầu thận nằm tại thành tiểu động mạch đến. Các tế bào cơ trơn trên thành mao
động mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch
tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hịa huyết
áp, duy trì áp lực lọc của tiểu cầu thận. Renin được giải phóng vào tuần hồn và
chuyển angiotensiongen thành angiotensin I. Angiotensin I nhanh chóng chuyển thành
angiotensin II dưới tác dụng của enzym chuyển angiotensin. Angiotensin II là peptid
có nhiều hoạt tính [42]:
+ Co mạch hệ thống và mạch vành với tác dụng trực tiếp trên cơ trơn tiểu động mạch.
+ Ức chế phóng thích renin.
+ Kích thích sinh tổng hợp và bài tiết aldosteron.
+ Tác động dinh dưỡng trên tế bào cơ trơn, tế bào cơ tim và các tế bào khác của cơ thể.
+ Gia tăng phóng thích hormon bài niệu và kích thích trung tâm khát qua tác động lên
hệ thần kinh trung ương.
+ Giao thoa với hệ thần kinh giao cảm và thụ thể cảm áp trong điều hoà huyết áp cơ
thể.
1.1.4. Điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng
ngày, điều trị lâu dài. Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy
cơ tim mạch”. “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu
người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp

mục tiêu cần đạt là< 130/80 mmHg. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến
chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu[1].
Thay đổi lối sống phải được thực hiện ngay ở tất cả bệnh nhân với huyết áp
bình thường cao và THA. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như: bỏ thuốc lá,
giảm cân, hạn chế rượu, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế ăn muối,...Hầu hết
bệnh nhân THA cần điều trị thuốc hạ huyết áp cùng với thay đổi lối sống để đạt hiệu
quả kiểm soát tối ưu. Năm nhóm thuốc có hiệu quả giảm huyết áp và các biến cố tim
mạch qua các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định chính điều trị hạ
huyết áp, được tóm tắt trong Bảng 1.2 [8].

4


Bảng 1.1. Nhóm thuốc hạ huyết áp dùng trên lâm sàng [8]
Nhóm thuốc
1. Thuốc lợi tiểu

Tên thuốc
Thiazid: hydrochlorothiazid
Lợi tiểu quai: furosemid
Lợi tiểu giữ kali: amilorid, spironolacton

2. Thuốc hủy giao cảm -

Tác dụng trung ương: methyldopa, clonidin

tác dụng trung ương

Thuốc liệt hạch: trimethaphan
Thuốc phong tỏa neuron: guanethidin, reserpin

Thuốc chẹn β: propranolol, metoprolol
Thuốc hủy α: prazosin, phenoxybenzamin

3. Thuốc giãn mạch trực

Giãn động mạch: hydralazin, minoxidil, diazoxid

tiếp

Giãn động mạch và tĩnh mạch: nitroprussid

4. Thuốc chẹn kênh

Nifedipin, felodipin, nicardipin, amlodipin

calci
5. Thuốc ức chế hệ renin Thuốc ức chế enzym chuyển: Captopril, enalapril, ramipril
- angiotensin

Thuốc đối kháng tại thụ thể angiotensin II: Losartan,
Irbesartan
Thuốc ức chế renin: Aliskiren

1.2. Tổng quan về cây hồng (Diospyros kaki L.f)
Cây hồng, tên khoa học là Diospyros kaki L.f, họ Thị Ebenaceae.

Hình 1.1.Hình ảnh lá Hồng
5



1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ lớn cao tới 15m, lá mọc so le hình trứng hay trái xoan, đài 8 – 18 cm,
rộng 3 – 9 cm, đầu có mũi lồi ngắn, gốc lá nhọn dần, mặt trên lá màu lục sẫm, mặt
dưới có lơng tơ nhạt. Hoa đực mọc chùm lại thành sim ở nách lá, có 2 lá bắc, 14 – 24
nhị, thường là 16. Hoa cái mọc đơn độc, đài xẻ 2 thùy, bầu có 4 vịi nhụy và 4 ơ,
thường có vách giả chia làm 8 ngăn. Quả mọng 3,5 – 8 cm, nhẵn, khi chín màu vàng
hay đỏ, mang đài tồn tại và khơng gập xuống. Hạt dẹt màu vàng nâu[3].
Tháng 4 – 6 ra hoa, tháng 8 – 10 có quả [3], [7].
1.2.2. Phân bố
Nguyên sản ở Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam có trồng ở nhiều nơi vùng
đồng bằng và vùng núi. Hồng là một cây ăn quả lâu đời ở các tỉnh phía bắc từ Thanh
Hóa trở ra, ở phía nam hồng được trồng ở vùng Đà Lạt- Lâm Đồng nơi có độ cao từ
1000– 1500m so với mực nước biển [3].
1.2.3. Bộ phận dùng
Ở Việt Nam, hồng được trồng chủ yếu làm cây ăn quả [5]. Lá Hồng thường
được sử dụng như một loại thuốc, đồ uốngvà mỹ phẩm [9].
1.2.4. Thành phần hóa học
 Flavonoid
Flavonoid là thành phần chính trong lá Hồng và có hoạt tính. Các cấu trúc
củaflavonoid khác nhau tìm thấy trong lá Hồng được tóm tắt trong Bảng 1.2 [57], [58].
Bảng 1.2. Thành phần flavonoid trong lá Hồng
Flavonol

Quercetin, Kaempferol; Isoquercetin; Myricitrin; Cyanidin

Flavonol

Rutin; Quercetin-3-O-β-L-arabinopyranosid; Quercetin-3-O-β-D-

glucosid


glucopyranosid; Quercetin-3-O-β-D-galactopyranosid; Kaempferol-3O-α-L-rhammopyranosid; Kaempferol-3-O-β-D-galactopyranosid;
Kaempferol-3-β-D-xylopyranosid; Kaempferol-3-O-Larabinopyranosid; Kaempferol-3-O- (2’’-O-galloyl) -β-Dglucopyranosid; Myricetin-3-O-α-D-glucopyranosid; Quercetin-3-O-βD-galactosid; Cyanidin-3-O-β-D-glucopyranosid.

6


Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của flavonoid [57].
Theo nghiên cứu của Xue và cộng sự: Chrysontemin (cyanidin-3-O-β-Dglucopyranoside), cyanidin, quercetin, kaempferolphân lập từ lá Hồng cho thấy hoạt
động ức chế đối với tyrosinase (một enzym có tác dụng tổng hợp melanin tạo sắc tố
da) với hoạt động của tyrosinase giảm hiệu quả bởi cyanidin (IC50 = 9,07 ± 0,10 μM),
quercetin (IC50 = 9,67 ± 0,30 μM), kaempferol (IC50 = 50,1 ± 0,3 μM) và trong số
glycosid flavonoid được thử nghiệm trong nghiên cứu này chỉ chrysontemin cho thấy
hoạt động ức chế tyrosinase (IC50 = 211 ± 2 μM) [58].
Hoạt tính ức chế enzym chuyển angiotensin của astragalin, isoquercitin cũng
được báo cáo [25].
 Terpenoids
Các hợp chất triterpenoid cũng quan trọng trong lá Hồng và cho thấy các hoạt
động dược lý nhất định. Ursolic acid (UA), acid ursolic 19-hydroxy và acid ursolic
19,24-dihydoxy được tách ra từ lá Hồng tạo ra sự kích thích superoxide và phosphoryl
tyrosyl và có thể có các ứng dụng dược phẩm [57].
 Các hợp chất khác
Vitamin C, nhựa, polysaccharid, chất diệp lục, caroten, kryptoxanthin,
cellulose, hemicellulose, lignin, các acid amin và các nguyên tố vi lượng [57].
1.2.5. Công dụng, một số nghiên cứu về tác dụng của lá Hồng
 Tác dụng trên hệ tim mạch
Một số báo cáo đã chứng minh rằng lá Hồng làm tăng máu động mạch vành
trong tim thỏ và ếch in vitro và lưu thông máu mạch vành ở chó gây mê [57]. Nhóm
tác giả Zhou Z và cộng sự [61] đánh giá hoạt động bảo vệ cơ tim của 12 flavonoid


7


riêng lẻ được phân lập từ lá Hồng. Kết quả cho thấy: Các flavonoid cải thiện đáng kể
khả năng sống của tế bào H9C2 phụ thuộc nồng độ sau khi trải qua sự thiếu hụt
oxygen-glucose (OGD-oxygen-glucose deprivation). Trong đó, kaempferol-3-O-(2″O-galloyl-β-d-glucoside), kaempferol và quercetin được tìm thấy là các thành phần
hoạt động chính trong chiết xuất ethyl acetat của lá Hồng để điều trị các bệnh về tim
mạch và mạch máu não.
 Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa của các flavonoid chiết xuất từ lá Hồng
(TFPL) với chất oxy hóa đối chứng là rutin. Các dữ liệu thu thập được chỉ ra TFPL có
hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp anion superoxide và các gốc hydroxyl, làm
giảm năng lượng và hoạt động chelat sắt ở các mức cao hơn rutin [48].
Lá Hồng có vai trị phục hồi đối với stress oxy hóa gây ra do tia gamma, tổn
thương mô ở chuột, giảm malondialdehyd trong tế bào, tăng cường giải phóng lactat
dehydrogenase nội bào trong môi trường nuôi cấy và tăng hàm lượng của enzym
chống oxy hóa nội bào: catalase, glutathion peroxidase, glutation [11].
 Chống xơ vữa động mạch
Dịch chiết lá Hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch bằng cách giảm
triglycerid, cholesterol toàn phần và LDL-C, trong khi tăng tỷ lệ HDL trong huyết
thanh ở chuột với chế độ ăn giảm chất béo. Lá Hồng giảm sự tích tụ các giọt lipid gan
ở những con chuột béo phì, cải thiện hoạt động của HMG-CoA và ACAT ở gan. Kết
quả cho thấy lá Hồng cải thiện nồng độ lipid huyết tương và gan, một phần thông qua
việc tăng phân lipid ở những con chuột ăn nhiều chất béo. Điều đó có thể là do tính
chất của các hợp chất phenolic và hàm lượng chất xơ cao trong lá Hồng [57].
 Tác dụng chống đái tháo đường
Dịch chiết phân đoạn ethanol, ethyl acetat, n-butanol và nước từ lá Hồng đã làm
giảm đáng kể lượng đường trong máu ở chuột bị tiểu đường với chỉ số kháng insulin
giảm và tăng chỉ số nhạy cảm insulin. Chiết xuất nước của lá Hồng (polysaccharid của
lá Hồng) làm giảm đáng kể mức đường trong máu và cải thiện dung nạp glucose [57].

 Tác dụng cầm máu

8


Lá Hồng thường được sử dụng như là một chất cầm máu. Năm 1956, Yamasita
báo cáo lâm sàng về việc sử dụng lá Hồng cho hoạt động cầm máu, kết quả lá Hồng
làm giảm chảy máu niêm mạc và ngăn ngừa loét đường tiêu hóa [57].
 Một số tác dụng khác
Tác dụng chống huyết khối, tác dụng chống sốc phản vệ, tác dụng kháng khuẩn,
tác dụng chống ung thư, tác dụng bảo vệ thần kinh... [57].
1.3. Tổng quan về một số mơ hình nghiên cứu tác dụng hạ huyết áp
1.3.1. Tổng quan về một số mơ hình gây tăng huyết áp ở động vật thực nghiệm
Tăng huyết áp là bệnh có sự biểu hiện phức tạp, đa yếu tố dưới sự kiểm soát của
nhiều gen. Để hiểu được cơ chế bệnh sinh, nghiên cứu thuốc điều trị và phòng ngừa
bệnh, việc phát triển các mơ hình nghiên cứu động vật là rất cần thiết. Vì vậy nhiều mơ
hình thử nghiệm gây tăng huyết áp khác nhau đã được phát triển. Các mơ hình đã được
phát triển bằng cách sử dụng các yếu tố căn nguyên được cho là nguyên nhân gây tăng
huyết áp ở người như: ăn quá nhiều muối, tăng động của hệ RAA, các yếu tố di truyền.
Do sự điều hòa huyết áp là đa yếu tố, nên hiệu quả của thuốc chống tăng huyết áp
trong một mô hình khơng nhất thiết có nghĩa là cơ chế hoạt động của một tác nhân gây
tăng huyết áp trong một mơ hình có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của huyết áp tăng
[17].
Bảng 1.3. Một số mơ hình gây tăng huyết áp trên thực nghiệm [19], [29]
Phân loại
Tăng huyết áp

Mơ hình
1. Phương pháp Goldblatt


Phương pháp
- 2K1C, 1K1C, 2K2C

liên quan đến

- Sử dụng giấy

thận và mạch máu

-Phương pháp Grollman
2. Sử dụng lực nén bên ngồitác
động lên nhu mơ thận
3. Giảm khối lượng thận

Tăng huyết áp di

1. Chuột tăng huyết áp nguyên phát

truyền

2. Nhạy cảm với muối Dahl
3. Chuột biến đổi gen

Tăng huyết áp nội 1. Sử dụng NaCl
tiết

2. Sử dụng corticoid

- DOCA, Fludrocortison,


9


3. Angiotensin II

Cortison acetat

4. Tăng huyết áp do stress
Tăng huyết áp

1.Tăng huyết áp do ức chế mạn tính

dược lý

oxit nitric

1.3.1.1. Mơ hình gây tăng huyết áp liên quan đến thận và mạch máu (tăng huyết áp
thận - mạch)
Đây là mô hình được sử dụng khá phổ biến. Trong tăng huyết áp thận - mạch,
hệ thống renin - angiotensin - aldosterol (RAA) đóng vai trị quan trọng. Theo thực
nghiệm, co thắt động mạch thận gây kích hoạt RAA và hệ thống thần kinh giao cảm,
làm tăng huyết áp. Một số yếu tố như giảm thể tích máu tuần hồn có thể dẫn đến kích
thích giao cảm trong mơ hình này. Renin hoạt hóa angiotensinogen thành angiotensin
I. Angiotensin I được tách ra nhờ enzym chuyển dạng trở thành angiotensin II có khả
năng co mạch và kích thích sản xuất aldosteron. Aldosteron được sản xuất ở vỏ thượng
thận, có vai trị giữ muối, giữ nước và huyết áp [34].
Một số mơ hình thực nghiệm sử dụng phương pháp tăng huyết áp thận - mạch:
Phương pháp Goldblatt: Kết quả nghiên cứu của Goldblatt và cộng sự cho thấy rằng co
thắt một phần động mạch thận ở chó sẽ gây THA. THA loại này cũng đã được gây ra ở
thỏ, chuột và khỉ.Trên thỏ và chuột dùng một thanh kẹp bằng bạc hình chữ U để gây

co thắt động mạch thận. Cụ thể với chuột cống có trọng lượng từ 120 – 200g được gây
mê bằng hexobarbital natri (40mg/kg cân nặng chuột) và đưa một kẹp bạc đường kính
0,2mm kẹp vào động mạch thận trái gần động mạch chủ. Cũng có thể thắt động mạch
thận ở chuột bằng chỉ khâu số 4, thắt động mạch thận sao cho tiết diện động mạch sau
khi thắt ít hơn 50% so với ban đầu [17].
Có 3 hình thức gây tăng huyết áp theo phương pháp của Goldblatt:
 Mô hình 2K1C (two kidney one clip)
Trong mơ hình này thực hiện thắt động mạch một bên thận, thận còn lại vẫn để
hoạt động bình thường. Tuy nhiên phương pháp thắt động mạch một bên thận không
gây giữ muối và nước ở động vật thí nghiệm vì vẫn có một bên thận hoạt động bình
thường. Vì vậy, trong giai đoạn đầu (trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật) tăng huyết
áp phụ thuộc hệ RAA. Do đó, mơ hình 2K1C của tăng huyết áp rất nhạy cảm với chất
ức chế hệ RAA [41]. Sau 6 tuần phẫu thuật, angiotensin II tăng dẫn đến bài tiết
10


aldosteron từ vỏ thượng thận gây giữ muối và nước làm giảm bài tiết renin. Từ giai
đoạn này trở đi tăng huyết áp phụ thuộc vào khối lượng tuần hoàn [20].
 Mơ hình 1K1C (one kidney one clip)
Trong mơ hình này một bên thận được cắt bỏ và thắt động mạch của bên thận
còn lại. Huyết áp sẽ tăng lên trong vòng vài giờ. Do cắt một bên thận nên khơng có áp
lực lợi tiểu và thải Na+, gây giữ muối và nước nhanh, hoạt tính renin huyết thanh
khơng thay đổi nên tăng huyết áp sẽ phụ thuộc vào khối lượng tuần hồn [20].
 Mơ hình 2K2C (two kidney two clip)
Khi động mạch chủ hoặc cả hai động mạch thận bị tắc nghẽn, gây ra thiếu máu
thận nặng do hẹp thận, kích hoạt hệ renin-angiotensin, hệ thống thần kinh giao cảm và
sự gia tăng của vasopressin huyết thanh,dẫn đến tăng huyết áp. 2K2C, với một tỷ lệ
cao của đột quỵ tự phát, có thể được sử dụng như mơ hình gây đột quỵ độc lập với sự
thiếu hụt di truyền [41].
1.3.1.2. Tăng huyết áp do di truyền

Năm 1963, Okamoto và Aoki [37] giới thiệu mơ hình thử nghiệm gây tăng
huyết áp mà không cần sự can thiệp sinh lý, sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Chuột
được gây tăng huyết áp tự phát (SHR) bằng phương pháp di truyền giao phối cận
huyết, theo cách này 100% chuột của thế hệ con cháu đều tăng huyết áp tự phát.
Một số dạng mô hình di truyền khác ở chuột đã được phát triển, bao gồm chủng
New Zealand, chủng Milan, chủng nhạy cảm với muối Dahl, chủng Sabra và chủng
Lyon. Trong số nhiều chủng mơ hình chuột, SHR thường được sử dụng, mặc dù nó chỉ
đại diện cho một loại tăng huyết áp cụ thể [29].
1.3.1.3. Tăng huyết áp nội tiết
 Tăng huyết áp do chế độ ăn
Ở động vật, ví dụ, chuột tăng huyết áp một cách tự nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra
rằng chế độ ăn nhiều natri dẫn đến tỷ lệ tử vong tương đối nhanh và cao. Tỷ lệ tử vong
này thường liên quan đến giảm độ nhạy và tăng đáng kể huyết áp động mạch chủ và
động mạch cảnh khi chế độ ăn nhiều muối được bắt đầu sớm trong cuộc sống [44].
Chế độ ăn nhiều muối thường kết hợp với uống deoxycorticosterone acetat (DOCA)và
cắt bỏ một thận [29].
 Tăng huyết áp bằng corticoid

11


Gây tăng huyết áp bằng corticoid: Các glucocorticoid và mineralcorticoid thường
được sử dụng để gây tăng huyết áp. Các corticoid gây giữ natri và nước trong cơ thể
do đó nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài sẽ gây THA. DOCA gây giữ muối và nước
dẫn đến tăng thể tích máu và gây tăng huyết áp. DOCA còn làm tăng tiết vasopressin
dẫn đến giữ nước và co mạch. Các mineralcorticoid như aldosteron và glucocorticoid
như deoxycorticosteron cũng có thể gây THA loại này [30], [46]. Tăng huyết áp do
DOCA có biểu hiện hoạt động renin huyết tương thấp [29], [30].
 Sử dụng angiotensin II gây tăng huyết áp
Feiwang và cộng sự (2015) đã sử dụng angiotensin II để gây tăng huyếtáp trên

chuột cống giống Sprague-Dawley đực (220–250 g). Kết quả cho thấy sau 7 ngày liên
tục truyền angiotensin II với mức liều 100 ng/kg/phút, huyết áp của chuột tăng từ
108,0 ± 5,8mmHg lên đến 164,7 ± 6,2 mmHg [50].
Năm 2016, Collister và cộng sự đã truyền angiotensin II cho chuột Sprague
Dawley với mức liều 10 ng/kg/phút trong 10 ngày liên tục cũng gây tăng huyết với ở
mức 33 mmHg so với chuột trước khi tiêm angiotensin II [15]. Đây cũng là một trong
số các mơ hình gây tăng huyết áp thường đượcứng dụng trên thế giới những năm gần
đây [36], [50].
 Tăng huyết áp do tâm lý
Halton D.C và cộng sự [23] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng
lên tăng huyết áp, kết quả cho thấy gây căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng
THA. Trong mơ hình này, chuột được chia làm 2 nhóm, hàng ngày được tiếp xúc với
các yếu tố gây stress trong thời gian ngắn (20 phút) hoặc dài (120 phút). Sau 2 tuần kết
quả thu được cho thấy chuột tiếp xúc với các yêu tố gây stress trong 120 phút có tỷ lệ
THA cao hơn đáng kể so với nhóm chuột tiếp xúc với các yếu tố gây stress trong 20
phút.
Với các tác nhân gây stress như kích thích cảm xúc, kích thích điện, căng thẳng
tâm lý… cũng cho kết quả tăng huyết áp tương tự [28].
1.3.2. Tổng quan về một số mơ hình nghiên cứu tác dụng ức chế enzym chuyển
angiotensinin vitro
Bên cạnh các mơ hình đánh giá tác dụng hạ huyết áp trên động vật thực
nghiệm, nhiều mơ hình đánh giá tác dụng hạ huyết áp in vitro đã được nghiên cứu như

12


đánh giá tác dụng của thuốc trên thụ thể α - adrenergic, β - adrenergic, tác dụng ức chế
enzym chuyển dạng angiotensin (ACE),… dựa trên cơ chế bệnh sinh của tăng huyết
áp.
Đối với hệ renin - angiotensin - andosteron: Cơ thể tiết ra một loại enzym phân

giải protein gọi là renin từ thận như một cơ chế phòng thủ giảm huyết áp. Renin được
tiết ra xúc tác cho sựchuyển đổi angiotensinogen, được tiết ra liên tục từ gan, thành
một decapeptid không hoạt động được gọi là angiotensin I (Asp-Arg-Val-Tyr-Ile-HisPro-Phe-His-Leu). Angiotensin I khơng hoạt động sau đó được chuyển thành
octapeptid angiotensin II hoạt động (Asp-Arg-Val-Tyr-Ile-His-Pro-Phe) bằng enzym
chuyển angiotensincó trong huyết tương. Angiotensin mạnh hơn bốn mươi lần so với
hormon noradrenalin và được chấp nhận là một trong những thuốc co mạch mạnh nhất
[18].

Hình 1.3. Sơ đồ tạo thành angiotensin II bằng enzym chuyển angiotensin (ACE)
[10]
Để đánh giá tác dụng ức chế ACE, nhiều nghiên cứu và đánh giá bằng các
phương pháp khác nhau đã được thực hiện như: quang phổ tử ngoại (USP), đo quang
phổ nhìn thấy (VSP), fluorometry, phóng xạ, điện di mao quản và phương pháp
HPLC....[10]. Trong đó, USP/VSP và HPLC là các phương pháp được sử dụng nhiều
trong các xét nghiệm để xác định hoạt động và ức chế men chuyển trong ống nghiệm
[12].

13


1.3.2.1. Phương pháp quang phổ tử ngoại
Phương pháp quang phổ tử ngoại (USP) ban đầu được phát triển bởi Cushman
và Cheung (1971). Phương pháp dựa trên sự thủy phân của cơ chất Hippuryl – L –
Histidyl – L – Leucin(HHL) dưới tác dụng của ACE tạo thành acid hippuric. Chiết
acid hippuric bằng ethyl acetat, loại bỏ ethyl acetat rồi hòa tan cắn vào nước, đo ở
bước 228 nm [12], [16].
Cách tiến hành: Mẫu thử + đệm HEPES - NaCl pH 8,3 + HHL + ACE, ủ hỗn
hợp này ở 37oC trong 30 phút. Phản ứng được dừng lại bằng cách thêm dung dịch HCl
1M. Tiếp theo cho vào hỗn hợp ethyl acetat, lắc mạnh trong 2 phút. Hút lấy dịch nổi
phía trên. Bay hơi ở nhiệt độ 100oC trong 15 phút (tiến hành trong tủ hốt). Hòa tan cắn

trong nước. Đo độ hấp thụ ánh sáng ở 228 nm [16].
Tuy nhiên, một số nhược điểm của phương pháp này bao gồm các hoạt động
phức tạp, tốn thời gian và không có khả năng phân biệt HHL với acid hippuric vì cả
hai các hợp chất cho thấy sự hấp thụ đáng kể ở 228nm. Kết quả là lượng acid hippuric
sẽ được đánh giá quá cao, gây ra sự đánh giá quá cao của hoạt động ACE[12].
1.3.2.2. Phương pháp quang phổ nhìn thấy
Thử nghiệm được phát triển từ phương pháp của Cushman và Cheung (1971),
sau đóđược sửa đổi bởi các nhà nghiên cứu khác (Li, Liu, Shi, & Le, 2005) sử dụng
quang phổ trong phạm vi bước sóng ánh sáng nhìn thấy. Đối với phương pháp VSP đã
sửa đổi, bước chiết ethyl acetat đã được thay thế bằng cách cho phản ứng liên kết giữa
HLL và 2,4,6-trinitrobenzen sulphonat hoặc phản ứng so màu giữa acid hippuric với
benzen sulfonyl clorid (BSC) với sự hiện diện của quinolin [12].
Cách tiến hành: Mẫu thử (20µl) + 50µl HHL 5mM trong 100mM đệm borat
buffer (pH 8,3) chứa 300mM NaCl, ủ ở 37oC trong 5 phút. Thêm 10µl ACE
(100mU/ml), hỗn hợp sau đó được ủ ở 37oC trong vòng 30 phút. Phản ứng được dừng
bằng cách thêm 100µl HCl 1M. Thêm đệm borat vừa đủ 0,5ml. Sau đó thêm 600µl
quinolin,mix bằng máy votex 10 giây. Tiếp tục thêm 200 µl benzen sulfonyl clorid,
mix bằng máy votex 20 giây, sau đó ủ trong bóng tối ở bể nước 30oC trong vịng 30
phút. Hỗn hợp sau đó được thêm 3700 µl ethanol, tiếp tục ủ trong bóng tối 30 phút.
Cuối cùng, 200 µl hỗn hợp phản ứng được đưa vào giếng 96 đo độ hấp thụ ở 492 nm
[31].

14


Phương pháp quang phổ nhìn thấy có ưu điểm xử lý đơn giản, độ nhạy cao và
tiết kiệm chi phí do khơng cần phải có quy trình tách acid hippuric ra khỏi hỗn hợp
phản ứng [12].
1.3.2.3. Phương pháp HPLC
Phương pháp đầu tiên được thực hiện bởi Mehanna và Dowling (1999) để thử

nghiệm hoạt động ức chế men chuyển với acid ethacrynic. Sau đó được sửa đổi được
phát triển bởi Wu, Aluko và Muir (2002), làm giảm thời gian khảo nghiệm và cải thiện
độ phân giải của tách acid hippuric và HHL[56]. Phương pháp dựa trên sự thủy phân
của cơ chất HHL dưới tác dụng của ACE tạo thành acid hippuric, đo nồng độ acid
hippuric tạo thành bằng sắc kí lỏng pha đảo [12].
Tiến hành: Mẫu thử + HHL+100 mM đệm borat buffer (pH 8,3) chứa 300 mM
NaCl ủ ở 37oC trong 10 phút, thêm ACE, hỗn hợp sau đó được ủ ở 37oC trong vòng 30
phút, phản ứng được dừng lại bằng cách thêm HCl 1M, Sau đó đo nồng độ acid
hippuric tạo thành bằng sắc kí lỏng pha đảo. Cột được rửa giải (0,5 ml phút) với hệ
thống hai dung môi: (A) 0,05% acid trifluoroacetic trong nước và (B) 0,05% acid
trifluoroacetic trong acetonitril, với 5 – 60% gradient acetonitril trong 10 phút đầu tiên,
duy trì trong 2 phút ở mức 60% acetonitril, sau đó trở lại mức 5% acetonitril trong 1
phút. Tiếp theo đó là q trình rửa giải cách ly trong 4 phút với tốc độ dịng khơng đổi
0,5 ml [56].
Phương pháp HPLC thể hiện độ chính xác và độ lặp lại cao. Tuy nhiên, việc sử
dụng HPLC tốn kém về trang thiết bị, dung môi, tiến hành phức tạp và tốn thời gian
[12].
1.4. Một số nghiên cứu về tác dụng hạ huyết áp của lá Hồng (Diospyros kaki L.f)
1.4.1. Nghiên cứu trong nước
Mặc dù tại Việt Nam, lá Hồng được người dân sử dụng khá nhiều. Tuy vậy,
chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của lá Hồng trên điều trị tăng huyết áp
cũng như tác dụng ức chế ACE.
1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu về tác dụng hạ huyết áp của lá Hồng trên thế giới vẫn còn rất hạn
chế. Năm 1987, Kameda và cộng sự [25] đã nghiên cứu tác dụng ức chế của 4
flavonoid được phân lập từ lá Hồng đối với hoạt động của enzym chuyển angiotensin:

15



×