Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón tại KCN phú thành xã phú thành huyện thủy tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN NGỌC HỒNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG
KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TRONG NHÀ
MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN TẠI KCN PHÚ THÀNH, XÃ
PHÚ THÀNH, HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG

Thái Ngun, Năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN NGỌC HỒNG

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG KHƠNG
KHÍ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TRONG NHÀ
MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN TẠI KCN PHÚ THÀNH, XÃ
PHÚ THÀNH, HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HỊA BÌNH
Ngành: Khoa học mơi trường
Mã số ngành : 8 44 03 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên, Năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt q trình nghiên
cứu luận văn.
Tơi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sửa dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Ngun, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn


Trần Ngọc Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, Tơi xin chân thành cảm ơn Trường Đại
học Nông lâm Thái Ngun đã tạo điều kiện để Tơi có cơ hội được học tập và
nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tồn thể q thầy cơ Khoa Mơi trường,
Phòng Quản Lý Sau Đại Học - Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun, đã
tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn Tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện và hồn thành luận
văn này.
Tơi xin gửi lời cám ơn đến Lãnh đạo và cán bộ của UBND huyện Lạc
Thủy, các phịng ban chun mơn Huyện, cùng bà con nhân dân nơi đây đã
giúp đỡ tôi thu thập các tài liệu và số liệu phục vụ cho luận văn trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu trên địa bàn.
Cuối cùng, Tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân
và bạn bè đã ln ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho Tơi trong q trình học tập
cũng như thực hiện luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên
khơng tránh khỏi những sai sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy, cơ giáo, bàn bè đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày …….tháng ….. năm 2020
Tác giả

Trần Ngọc Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... xx
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn ............................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................... 3
CHƯƠNG I ......................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
1.1.Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm môi trường và ơ nhiễm mơi trường........................................ 4
1.1.2. Hiện trạng phân bón sử dụng tại Việt Nam ............................................. 5

1.1.3. Tình hình tổng quan phân bón trên thế giới ........................................... 17
1.1.3.1. Lịch sử phát triển và vịng đời ngành phân bón thế giới ..................... 17
1.3.2. Chuổi giá trị ngành phân bón trên thế giới ............................................. 21
1.1.4. Tổng quan về tình hình ơ nhiễm do phân bón trên thế giới và Việt Nam ... 24
1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 28
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 31
1.3.1. Xử lý mùi bằng Chế phẩm sinh học WEVIRO ...................................... 36
1.3.2. Xử lý ô nhiễm mùi trong khí thải phương pháp hấp thụ ........................ 38
1.3.3. Xử lý ô nhiễm mùi trong khí thải phương pháp hấp Phụ ....................... 39
1.3.4. Xử lý ơ nhiễm mùi trong khí thải phương pháp thiêu đốt ...................... 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

CHƯƠNG 2 ...................................................................................................... 42
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 42
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 42
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 42
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 42
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................. 42
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 42
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................... 46
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 46
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án............. 46
3.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 46

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 53
3.1.3. Mối tương quan của khu vực dự án với các đối tượng tự nhiên và kinh
tế, xã hội xung quanh khu vực Dự án. .............................................................. 55
3.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần mơi trường nước, khơng khí ...... 56
3.2. Hiện trạng sản xuất của nhà máy ............................................................... 63
3.3. Hiện trạng ô nhiễm mơi trường khơng khí tại nhà máy ............................ 71
3.3.1. Ơ nhiễm Bụi và khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông ....... 72
3.3.2. Bụi và mùi hôi từ các cơng đoạn sản xuất phân bón hữu cơ sinh học ... 75
3.3.3. Bụi và mùi hôi từ các công đoạn sản xuất phân bón NPK khống đa,
trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén.................................................. 77
3.3.4. Mùi từ q trình ủ hảo khí sinh khối phân hữu cơ ................................. 78
3.4. Đề xuất được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí .. 81
3.4.1. Giảm thiểu các tác động do bụi khí thải từ phương tiện vận chuyển
nguyên vật liệu sản phẩm ................................................................................. 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.4.2. Giảm thiểu bụi từ các công đoạn sản xuất phân bón hữu cơ sinh học và
sản xuất phân bón NPK khoáng đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên
nén ..................................................................................................................... 84
3.4.3. Giảm thiểu mùi từ hoạt động sản xuất ủ hảo khí sinh khối phân hữu cơ ... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
1. Kết luận ......................................................................................................... 90
2. Kiến nghị....................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 91


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trờng

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CNHH

Cơng nghệ hóa học

CP

Chính phủ

CTRSH


Chất thải rắn sinh hoạt

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu công nghiệp



Nghị định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

ONMT

Ô nhiễm mơi trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tác hại của khí NO2 ........................................................................... 33

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đã đánh giá tại nhà máy………………………………..44
Bảng 3. 1. Tọa độ các điểm mốc ranh giới khu đất dự án……………………...46
Bảng 3.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ...................................... 49
Bảng 3.3. Số giờ nắng các tháng trong năm ....................................................... 49
Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ........................................... 50
Bảng 3.5. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm .............................. 51
Bảng 3.6. Kết quả phân tích mơi trường khơng khí xung quanh tại khu vực thực
hiện Dự án ........................................................................................................... 56
Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt .............................................. 58
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất ...................................... 60
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực thực hiện Dự án ............... 61
Bảng 3. 10. Danh mục sản phẩm của nhà máy ................................................... 63
Bảng 3.11. Ngun liệu, hóa chất sử dụng cho q trình sản xuất ..................... 69
Bảng 3.12. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất ở Nhà máy .............. 70
Bảng 3.13. Các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí chính hiện nay .......................... 72
Bảng 3.14. Lượng xe ra vào nhà máy ................................................................. 73
Bảng 3.15. Hệ số ơ nhiễm do khí thải giao thông ............................................... 74
Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm không khí của các phương tiện giao thơng ........ 74
Bảng 3.17. Nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực sản xuất phân bón ................. 75
Bảng 3.18. Nồng độ các chất khí phát sinh trong khu vực sản xuất ................... 76
Bảng 3.19. Nồng độ bụi đặc trưng tại một số cơng đoạn sản suất phân bón NPK
khống đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén ................................. 77
Bảng 3.20. Nồng độ các chất khí phát sinh trong khu vực sản xuất phân bón
NPK khống đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén ........................ 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





xix

Bảng 3.21. Nồng độ các chất khí phát sinh trong khu vực ủ men tại nhà máy..... 79
Bảng 3. 22. Tổng hợp kết quả ý kiến người dân ................................................. 80
Bảng 3.23. Thông số kỹ thuật của thiết bị lọc bụi túi vải ................................... 85
Bảng 3.24. Nồng độ bụi tại một số vị trí khu vực sản xuất phân bón ................. 86
Bảng 3.25. Nồng độ bụi đặc trưng tại một số cơng đoạn sản suất phân bón NPK
khống đa, trung lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén sau khi ..................... 87
Bảng 3.26. Nồng độ các chất khí phát sinh trong khu vực ủ men tại nhà máy .. 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




xx

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Sản lượng tiêu thụ phân bón và tốc độ tăng trưởng trung bình năm
1961 – 2018 ........................................................................................................... 7
Hình 1. 2. Bản đồ lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác ............... 8
Hình 1. 3. Bản đồ lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác các quốc
gia trong khu vực................................................................................................... 8
Hình 1. 4. Bản đồ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ phân bón thế giới từ những năm
1960 ..................................................................................................................... 19
Hình 1. 5. Một số sự kiện ảnh hưởng đến ngành phân bón thế giới ................... 20
Hình 1. 6. Cung - cầu phân bón giai đoạn 2015-2016 trên thế giới................... 20
Hình 1. 7. Năng lực sản xuất phân bón của các quốc gia trên thế giới ............... 21
Hình 1. 8. Chuổi giá trị ngành phân bón trên thế giới ........................................ 22
Hình 1. 9. Phân bố nguyên liệu sản xuất phân bón trên tồn cầu ....................... 22

Hình 1. 10. Một số hình ảnh tại nhà máy sản xuất phân bón .............................. 32
Hình 1.11. Công nghệ xử lý khi thải bằng phương pháp hấp thụ ....................... 38
Hình 1.12. Cơng nghệ xử lý khi thải bằng phương pháp hấp Phụ ...................... 39
Hình 1.13. Cơng nghệ xử lý khí thải bằng phương pháp thiêu đốt ..................... 41
Hình 3.1.Vị trí của Dự án và mối tương quan với các đối tượng xung
quanh…………………………………………………………………………...47
Hình 3. 2. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học ........ 66
Hình 3. 3. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất phân bón NPK khống đa, trung
lượng trộn hữu cơ dạng bột và viên nén ............................................................. 68
Hình 3. 4. Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội . 71
Hình 3. 5. Quy trình xử lý bụi tại khu vực nghiền, trộn và sàng ........................ 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống không ngừng phát triển hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề nhức nhối đối với nhà nhà, người người. Khơng riêng gì
tại Việt Nam, tại mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi địa phương đều xảy ra tình
trang ơ nhiễm. Có thể là ơ nhiễm khơng khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi
trường nước, ô nhiễm biển, ô nhiễm mùi hôi….
Để đưa ra bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, chúng ta nhắc tới rất
nhiều, rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan tới khách quan, từ con người tới
thiên nhiên, từ ý thức tới chính sách luật pháp xã hội là điều mang theo nhiều
trăn trở.

Sự nghiêm trọng của tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày càng thấy rõ
hơn và mạnh hơn bao giờ hết. Nó khơng chỉ ảnh hưởng gián tiếp tới thiên
nhiên mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và gây biến đổi khí
hậu nghiêm trọng.
Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp phân bón là một trong những vật
tư quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã
góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt
là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng cây trồng
Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên, phân bón cũng chính là những loại hố chất nếu được sử
dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại sự
mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc.
Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là
một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm mơi trường sản xuất nơng
nghiệp và mơi trường sống.
Ơ nhiễm mùi là một dạng ơ nhiễm khơng khí vơ cùng phức tạp bởi
lẽ mùi được tạo ra từ sự kết hợp của hàng trăm hợp chất khác nhau với nồng độ
rất thấp. Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm do đặc tính mùi hơi của nó,
sự tác động đến sức khỏe con người, và ngồi ra chúng cịn có khả năng phát
tán trên diện rất rộng. Các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe là dị ứng da, cay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




2

mắt, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt… đã được báo cáo. Mặt khác, sự
ơ nhiễm mùi này có thể phát tán trên một diện rộng ở mức độ địa phương hoặc
khu vực.

Sự ơ nhiễm mùi có thể là do một hợp chất bay hơi riêng lẻ, hoặc là do một
hỗn hợp của nhiều hợp chất. Mũi người thường rất nhạy cảm, dù cho chất ơ
nhiễm mùi có nồng độ rất thấp thì vẫn khó có thể đạt chuẩn, ví dụ như ngưỡng
mùi đối với chất ơ nhiễm thơng thường mà mũi người có thể nhận biết được là
0,00001 ppm, và mũi người có khả năng phân biệt đến hơn 5 triệu loại mùi
khác nhau. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn và văn bản hướng dẫn để đánh giá sự ơ
nhiễm mùi hiện nay cịn thiếu và chúng chưa có sự đồng bộ với nhau. Vì
thế, việc xác định nguồn gốc phát sinh mùi, đo đạc nồng độ mùi cũng như việc
kiểm sốt ơ nhiễm mùi là rất khó khăn.
Vì những vẫn đề cấp thiết nêu trên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên
Khoa học PGS.TS Đỗ Thị Lan, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Đánh giá
mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng khí và đề xuất phương án xử lý trong nhà
máy sản xuất phân bón tổng hợp tại KCN Phú Thành, xã Phú Thành, huyện
Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình”
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá thực trạng sản xuất của nhà máy phân bón
- Đánh giá các tác động gây ô nhiễm môi trường khơng khí, các tác động
gây ơ nhiễm
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Hướng nghiên cứu xử lý mùi hôi tại các nhà máy này là vấn đề thời sự mà
các nhà khoa học trên thế giới đang quan tâm. Nghiên cứu này góp phần làm
sáng tỏ thực trạng ô nhiễm mùi tại các nhà máy, làm cơ sở cho các nghiên cứu
khoa học khác.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp
theo về công tác xử lý mùi hơi tại các nhà máy phân bón. Đề tài góp phần làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

sáng tỏ cơ sở lý luận và khoa học trong cơng tác quản lý ơ nhiễm mơi trường
khơng khí tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Công nghệ sẽ được áp dụng tại Nhà máy sản xuất phân bón tổng hợp và
các nhà máy sản xuất phân bón hiện nay nhằm giảm thiểu mùi hơi trong khơng
khí, hạn chế mức ảnh hưởng thấp nhất tới mơi trường. Đề tài sẽ góp phần giảm
thiểu ơ nhiễm Mơi trường khơng khí trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hiện nay tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào sản xuất trong
ngành phân bón, các doanh nghiệp cung cấp cho nhân dân ngày càng phong
phú và đa dạng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị cho sản phẩm cây
trồng ngày càng có tính cạnh tranh, cây trồng cần phải được cung ứng đầy đủ
phân bón nhất là phân hữu cơ. Tình hình hiện nay việc sử dụng phân vơ cơ của
người dân là quá nhiều đã làm cho đất ngày càng bạc màu và sản phẩm sản
xuất ra khó đạt được tiêu chuẩn để cung cấp ra thị trường. Cùng với quá trình

phát triển và hội nhập của đất nước trong những năm qua, nền kinh tế nông
nghiệp áp dụng khoa học kĩ thuật đang trên đà phát triển. Nắm bắt được nhu
cầu đó và với thế mạnh và kinh nghiệm của một tập thể, cùng với đó là tiềm
lực tài chính, sức mạnh đồn kết, quyết tâm đã thúc đẩy công ty hoạt động tốt,
cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng mong muốn
của người tiêu dùng và góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
1.1.1. Khái niệm mơi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường: Theo khoản 1, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt
Nam 2014: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân
tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
(Quốc hội, 2014)
Ơ nhiễm mơi trường: Theo khoản 8, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường
Việt Nam 2014: “ Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. (Quốc hội, 2014)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Thành phần môi trường: Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường 2014: Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường
gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật
chất khác.
Quan trắc môi trường: Theo Khoản 20, Điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường 2014: Quan trắc môi trường là q trình theo dõi có hệ thống về thành

phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin
đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối
với mơi trường.
Ơ nhiễm mùi: Theo tạp chí mơi trường Ơ nhiễm Mùi là dạng ơ nhiễm
khơng khí rất phức tạp do mùi được tạo ra từ sự kết hợp hàng trăm hợp chất
khác nhau ở nồng độ rất thấp. Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm vì đặc
trưng mùi hơi của nó, khả năng tác động đến sức khỏe con người, và khả năng
phát tán trên diện rất rộng.
Ô nhiễm khơng khí: Theo tạp chí mơi trường, Ơ nhiễm khơng khí là sự
thay đổi lớn trong thành phần của khơng khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc
các khí lạ được đưa vào khơng khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây
biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật
khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng mơi trường.
1.1.2. Hiện trạng phân bón sử dụng tại Việt Nam
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành phân bón Việt Nam
Việt Nam là nước nơng nghiệp với q trình phát triển lâu đời. Những thế
kỷ trước, người nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ tự chế từ tro, xác
thực vật, phân chuồng,… để bón cho cây trồng. Từ khi cơng nghiệp hóa chất
bắt đầu phát triển, phân bón hóa học ra đời đã thúc đẩy ngành sản xuất nông
nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây
trồng. Ngành phân bón Việt Nam hình thành và phát triển theo 04 giai đoạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

▪ Giai đoạn trước 1960: Ngành nông nghiệp kém phát triển do chiến

tranh, người nông dân chỉ sử dụng phân hữu cơ tự chế để bón cho cây trồng.
▪ Giai đoạn 1961 – 1980: Sản xuất và tiêu thụ phân Urê, lân ở mức thấp,
các nhà máy phân bón ra đời: Nhà máy phân lân Văn Điển (1961), Nhà máy
Supe phốt phát Lâm Thao (1962). Nhà máy đạm Hà Bắc (1975) – nhà máy
đạm đầu tiên ở Việt Nam, cũng mới chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu phân đạm
cả nước, vẫn phải nhập khẩu bổ sung từ Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng nhu
cầu phân bón giai đoạn này đạt CAGR = 6,2%/năm, nhu cầu kali cho cây trồng
vẫn chưa được chú trọng.
▪ Giai đoạn 1981 – 2000: Ngành phân bón đạt tốc độ tăng trưởng cao ở
hầu hết các phân khúc, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10,1%/năm. Đặc biệt,
sự ra đời của phân phức hợp NPK là một đóng góp rất quan trọng cho nền sản
xuất nông nghiệp do đầy đủ chất dinh dưỡng và tiện lợi khi sử dụng, giúp tiết
kiệm chi phí và cơng chăm sóc. Giai đoạn này, các nhà sản xuất trong nước
đầu tư công nghệ tiên tiến để gia tăng nguồn cung cả chất và lượng. Ước tính,
sản xuất tồn ngành tăng trưởng trung bình 22% giai đoạn 1991 - 1997, mức
đầu tư toàn ngành tăng từ 63,5 tỷ đồng năm 1991 lên 102 tỷ đồng năm 1997.
Tăng trưởng sản xuất đã nhanh chóng bù đắp phần nào nhu cầu thiếu hụt các
mảng sản phẩm NPK, Urê, lân.
▪ Giai đoạn 2001 – nay, ngành phân bón tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ
chậm lại so với giai đoạn trước. Nhu cầu tiêu thụ phân bón đang có tốc độ tăng
trưởng giảm dần, CAGR cả giai đoạn đạt 3,1%/năm. Tiêu thụ phân bón cả
nước tăng từ 6,5 triệu tấn năm 2002, đến năm 2018 đạt gần 11 triệu tấn, trong
khi nguồn cung trong nước vẫn tiếp tục gia tăng. Tính đến 6T/2018, cả nước có
735 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón được cấp phép với tổng cơng suất lên
tới 29,5 triệu tấn/năm. Trong đó, có 10 doanh nghiệp lớn thuộc Tập đồn Hóa
chất Việt Nam (Vinachem) và 2 doanh nghiệp thuộc Tập đồn Dầu khí Việt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

Nam (PVN) chiếm phần lớn sản lượng phân bón hàng năm. Còn lại là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu tham gia vào phân khúc phân hỗn hợp NPK.
Tuy vậy, phân Kali và SA vẫn phải phụ thuộc lớn vào nhập khẩu do trong
nước chưa có doanh nghiệp sản xuất.
1.1.2.2. Vịng đời ngành phân bón Việt Nam

Hình 1. 2. Sản lượng tiêu thụ phân bón và tốc độ tăng trưởng trung bình
năm 1961 – 2018
(Nguồn: báo cáo ngành phân bón tháng 09/2019)
Ngành phân bón Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tiêu
thụ sụt giảm nhanh chóng, CAGR giai đoạn 2001 – 2015 chỉ dao động từ 2,5%
– 3,9%/năm và giảm còn 1,96%/năm giai đoạn 2016 – 2018. Một số sản phẩm
phân NPK, Urê, lân (chiếm gần 70% tổng nhu cầu phân bón) đã bắt đầu dư
cung. Sản xuất phân DAP trong nước đáp ứng 35% tổng nhu cầu, phần còn lại
vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong giai đoạn tới, việc triển khai các dự án
NPK chất lượng cao thay thế sản phẩm nhập khẩu kỳ vọng tạo nền tảng tăng
trưởng cho ngành phân bón trong nước. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh sẽ càng
trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi công nghệ và nâng cao
chất lượng sản phẩm để tăng trưởng bền vững

Hình 1. 1.SốSản
lượng
thụliệu
phân
bónnghệ
và thơng

tốc độ
trưởng
trung bình
hóa bởi
Trungtiêu
tâm Học
và Công
tin tăng
– ĐHTN
năm 1961 – 2018


8

1.1.2.3. Vị thế ngành phân bón Việt Nam

(Nguồn: báo cáo ngành phân bón tháng 09/2019)

Hình 1. 3. Bản đồ lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác
Trên thế giới, lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác của
Việt Nam ở mức khá cao. Năm 2016, Việt Nam tiêu thụ 430 kg phân bón trên
một hecta đất canh tác, chỉ sau một số quốc gia như New Zealand (1.717
kg/ha), Malaysia (1.539 kg/ha), Ai Cập (645,5 kg/ha), Trung Quốc (503
kg/ha). Mức tiêu thụ tại Việt Nam cao gấp 3,1 lần mức trung bình thế giới (138
kg/ha năm 2016).

Hình 1. 4. Bản đồ lượng tiêu thụ phân bón trên một hecta đất canh tác các
quốc gia trong khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





9

(Nguồn: báo cáo ngành phân bón tháng 09/2019)

So với các quốc gia sản xuất nông nghiệp trong khu vực, Việt Nam chỉ
đứng sau Trung Quốc về mức độ tiêu thụ phân bón. Các quốc gia cịn lại tiêu
thụ phân bón trên một hecta đất canh tác ở mức khá thấp: Ấn Độ (166 kg/ha),
Thái Lan (162 kg/ha), Philippin (157 kg/ha), Campuchia (17,8 kg/ha) (số liệu
năm 2016). Nhìn chung, lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam ở mức cao và
đang chững lại. Trong thời gian tới, khi diện tích đất canh tác không được mở
rộng thêm, các kỹ thuật canh tác giúp tiết kiệm phân bón, nhu cầu phân bón ở
Việt Nam được dự báo không tăng trưởng mạnh như giai đoạn trước.
1.1.2.4. Nhu cầu phân bón.
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các
loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA
850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng
3,8 triệu tấn, ngồi ra cịn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các
loại là vi sinh, phân bón lá.
1.1.2.5. Tình hình sản xuất trong nước.
Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340
triệu tấn/năm, bao gồm Đạm Phú Mỹ 800.000 tấn, Đạm Cà Mau 800.000 tấn,
Đạm Hà Bắc 180.000 tấn, Đạm Ninh Bình 560.000 tấn. Dự kiến cuối năm
2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180.000 tấn lên 500.000 tấn/năm, cả
nước sẽ có 2,660 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước
không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nơng nghiệp mà cịn có lượng
để xuất khẩu.

Phân DAP, hiện sản xuất trong nước tại nhà máy DAP Đình Vũ 330.000
tấn/năm, đến hết 2015 có thêm nhà máy DAP Lào Cai công suất 330.000
tấn/năm và theo kế hoạch của Thủ tướng từ nay đến hết năm 2015 sẽ có thêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

một nhà máy DAP nữa hoặc nâng công suất hiện có của DAP Đình Vũ lên
thêm 330.000 tấn/năm. Như vậy sau 2015 sản xuất trong nước có thể đạt tới
gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện tại từ
nay đến hết năm 2014, chúng ta vẫn phải nhập khẩu DAP thêm từ 500.000 –
600.000 tấn/năm.
Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có cơng suất 1,2 triệu
tấn/năm, bao gồm nhà máy Lâm Thao công suất 800.000 tấn/năm, Lào Cai
200.000 tấn/năm và Long Thành 200.000 tấn/năm.
Sản xuất Lân nung chảy hiện tại vào khoảng 600.000 tấn/năm bao gồm
nhà máy Văn Điển và nhà máy Ninh Bình. Dự kiến tương lai sẽ có thêm
khoảng 500.000 tấn/năm của 3 nhà máy mới ( Lào Cai, Thanh Hóa,…)
Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho
nhu cầu sản xuất nơng nghiệp trong nước.
Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng
hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác
nhau, từ cơng nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ cơng bình thường
đến các nhà máy có thiết bị và cơng nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các
đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng
công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở

Việt Nam vơ cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy.
Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau
cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.
Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta khơng có mỏ
quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu
của nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nước ngồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nước vào khoảng 400.000
tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng
của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận
dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.
1.1.2.6. Tình hình nhập khẩu.
Theo số liệu thống kê thì nhập khẩu 8 thàng đầu năm 2013 ở nước ta vào
khoảng gần 3 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó DAP gần 550.000 tấn, Kali
trên 560.000 tấn, SA khoảng 750.000 tấn, Urea 420.000 tấn, NPK 350.000 tấn.
Về DAP, so với nhu cầu về cơ bản chúng ta đã nhập khẩu đủ cho lượng
dùng của cả năm ( SX trong nước 330.000 tấn, nhu cầu cả nước vào khoảng
900.000 tấn/năm). Hiện tại giá DAP Quốc tế đang có xu hướng giảm, nếu các
doanh nghiệp khơng có giải pháp tốt, một lượng DAP giá thấp hơn sẽ tiếp tục
chảy về Việt Nam gây thua lỗ cho các doanh nghiệp đã nhập khẩu chờ cung
ứng,
Về Kali, nhập khẩu còn thiếu so với nhu cầu vào khoảng 400.000 tấn cho

năm 2013. Tuy nhiên, hiện tại thị trường Kali trên thế giới đang có nhiều biến
động và rất có khả năng gây biến động cho thị trường trong nước cả về mặt giá
cả lẫn lượng hàng nhập khẩu vào các tháng cuối của năm 2013, đầu năm 2014.
Riêng về SA, lượng nhập khẩu từ đầu năm tới nay là khá lớn (750.000/
nhu cầu 850.000 tấn). Do mất cân đối về cung cầu SA trên thế giới nên từ quý
II năm nay đến giờ, giá SA Quốc tế liên tục giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam
đã tranh thủ nhập “cứ lô sau giá thấp hơn gỡ cho lô trước giá cao…” đã dẫn tới
lượng nhập về cho năm nay là quá nhiều, tính đến thời điểm hiện nay. Kết quả
của việc nhập khẩu SA từ đầu năn đến nay của các doanh nghiệp là thua lỗ và
hiện tại giá SA Quốc tế vẫn chưa khẳng định được là đã dừng lại. Đây cũng là
một bài học cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam về giá cả
trong bối cảnh thị trường Quốc tế có chiều hướng đi xuống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

Về Urea, mặc dù lượng sản xuất trong nước không thiếu nhưng do để giá
chênh lệch quá lớn giữa Urea sản xuất trong nước và Urea nhập khẩu dẫn tới
một lượng khá lớn (420.000 tấn) Urea ngoại được nhập vào Việt nam. Giá
thành Urea sản xuất trong nước không biết cao hơn giá Urea nước ngồi sản
xuất khơng, chất lượng không biết cao hơn cỡ nào nhưng giá bán Urea trong
nước thời gian qua cao hơn giá Urea ngoại chừng 1,2 – 2 triệu đồng/tấn (60 100 usd/mt). Đây cũng là một nghịch lý cần phải xem xét đê thị trường phân
bón được lành mạnh và người nơng dân thực sự có chi phí hợp lý cho giá thành
sản phẩm của họ trong sản xuất nông nghiệp.
Về NPK, lượng nhập khẩu năm nay đến thời điểm này (350.000 tấn) là
khá cao. Hầu hết các loại NPK nhập vào Việt Nam có cơng thức 16-16-8-13S,

15-15-15, 20-20-0… Do nước ngồi triển khai kênh bán độc quyền và tâm lý
sính ngoại của một bộ phận nông dân nên mặc dù chất lượng, hàm lượng hữu
hiệu của các loại phân bón này khơng hơn chất lượng các sản phẩm NPK trong
nước nhưng vẫn bán được với giá cao hơn hẳn hàng cùng loại sản xuất trong
nước. Hiện tại nguồn NPK sản xuất trong nước khá dồi dào, nhập khẩu NPK
ngoại lại tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ… điều này chỉ ra rằng công tác
tuyên truyền sản phẩm NPK trong nước, công tác khuyến nơng … của chúng
ta chưa tốt dẫn tới chi phí SXNN của một bộ phận bà con nông dân bị cao
trong khi giá nông sản năm 2013 là chưa cao.
1.1.2.7. Phân bón gây nên tác động ơ nhiễm mơi trường
 Bón dư thừa các yếu tố dinh dưỡng hoặc bón phân khơng đúng cách
Trước hết tác động của phân bón đối với việc gây ô nhiễm môi trường
phải kể đến đó là lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây trồng chưa sử
dụng được hoặc do bón khơng đúng cách… như đã được tính tốn ở phần trên.
Do tập quán canh tác, do chưa được đào tạo, tập huấn rất nhiều nơng dân hiện
nay bón phân chưa đúng lượng và đúng cách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Hầu hết người nơng dân hiện nay đều bón q dư thừa lượng đạm, gây
nên hiện tượng lúa lốp, tăng quá trình cảm nhiễm với sâu bệnh, dễ bị đổ ngã.
Biểu hiện của việc bón dư thừa đạm qua quan sát bằng mắt thường cho thấy
màu lá cây thường xanh mướt hoặc nếu quá dư thừa thì lá màu xanh đậm. Nếu
sử dụng bảng so màu lá thì độ đậm của màu lá càng được thấy rõ hơn. Chương
trình 3 giảm, 3 tăng cũng là những minh chứng cho việc lạm dụng bón quá dư

thừa lượng đạm.
Cách bón phân hiện nay chủ yếu là bón vãi trên mặt đất, phân bón ít
được vùi vào trong đất. Xét về mặt hố học đất, các keo đất là những keo âm ()
còn các yếu tố dinh dưỡng hầu hết là mang điện tích dương (+). Khi bón phân
vào đất, được vùi lấp cẩn thận thì các keo đất sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng và
nhả ra một cách từ từ tuỳ theo yêu cầu của cây trồng theo từng thời kỳ sinh
trưởng của cây. Như vậy, bón phân có vùi lấp khơng chỉ có tác dụng hạn chế
sự mất dinh dưỡng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón mà cịn làm giảm bớt ô
nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy việc bón phân có vùi lấp làm tăng
hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng có thể đạt được từ 70-80% so với
bón rải trên bề mặt chỉ đạt được từ 20-30%.
Các yếu tố dinh dưỡng vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần
thiết cho cây trồng sinh trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng
chống chịu cho cây trồng. Ở một số vùng đất và một số cây trồng, loại cây
trồng biểu hiện triệu chứng thiếu ding dưỡng Zn hoặc Cu khá rõ rệt. Tuy nhiên
khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt
quá mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc. Hiện nay
với kỹ thuật sử dụng phân bón lá các loại phân bón vi lượng trong đó có Cu và
Zn được bón trực tiếp cho cây dưới dạng Chelate (dạng mạch vòng) hoặc kết
hợp với các chất mang khác để quá trình hấp thu vào cây được nhanh và thuận
lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên nếu sử dụng cho các loại
cây rau ăn lá, cho chè và các loại quả không có vỏ bóc mà khơng chú ý tới thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14


gian cách ly và liếu lượng sử dụng theo đúng quy thì các yếu tố dinh dưỡng
trên lại trở thành các yếu tố độc hại cho người tiêu dùng.
 Ô nhiễm do từ các nhà máy sản xuất phân bón
Khơng chỉ do bón dư thừa dinh dưỡng mà ơ nhiễm do phân bón cịn
gây ra do từ nguồn các nhà máy sản xuất phân bón. Các minh chứng trong thực
tế đã cho thấy, vào khoảng đầu thập niên 80 của thế ký trước, khi nhà máy
phân đạm Hà Bắc được xây dựng và đi vào hoạt động, do quá trình xử lý môi
trường chưa đảm bảo, nước thải của nhà máy đã thải ra nguồn nước của khu
vực lân cận gây chết hàng hoạt các loại động, thực vật... Gần đây, một số nhà
máy sản xuất các loại phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh sử dụng
nguyên liệu là các phế phụ phẩm cây trồng hoặc chăn ni hay ngun liệu của
q trình sản xuất mía đường, bột sắn… với các công nghệ xử lý môi trường
thô sơ đã gây nên ô nhiễm cho nguồn nước do thải ra các chất độc hại chưa
được xử lý triệt để và thải các chất có mùi gây ơ nhiễm khơng khí cho các khu
vực dân cư sống lân cận.
 Phân bón có chứa một số chất độc hại
Ngay trong bản thân một số loại phân bón đã có chứa một số chất gây
độc hại cho cây trồng và cho con người như các kim loại nặng hoặc các vi sinh
vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định. Theo
quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen (As),
Chì (Pb), Thuỷ ngân (Hg) và Cadimi (Cd); các vi sinh vật gây hại có trong
phân bón gồm: E. Coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh
đường ruột nguy hiểm. Phân bón có chứa kim loại nặng và vi sinh vật gây hại
thường gặp trong những hợp sau đây:
- Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế
thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Để tận
dụng nguồn hữu cơ, đồng thời giải quyết những vấn đề về mơi trường cho các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×