Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

[Luận văn Hóa Học] Tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong các bài giảng hóa học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.64 MB, 160 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>B</b>

<b>Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>



<b>H</b>

<b>ồ Thị Thanh Vân </b>



<b>TÍCH H</b>

<b>ỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC </b>



<b>MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG </b>



<b>HÓA H</b>

<b>ỌC Ở TRƯỜNG </b>



<b>TRUNG H</b>

<b>ỌC PHỔ THÔNG </b>



<b>LU</b>

<b>ẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>



<b> </b>





<b> </b>



<b> </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>B</b>

<b>Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH </b>



<b>H</b>

<b>ồ Thị Thanh Vân </b>



<b>TÍCH H</b>

<b>ỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC </b>




<b>MƠI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI GIẢNG </b>



<b>HÓA H</b>

<b>ỌC Ở TRƯỜNG </b>



<b>TRUNG H</b>

<b>ỌC PHỔ THÔNG</b>



<b>Chuyên ngành : Lý lu</b>

<b>ận và phương pháp dạy học bộ mơn Hố học </b>


Mã s

<b>ố : 60 14 10 </b>



<b>LU</b>

<b>ẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC </b>



<b> </b>



<b> </b>


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


<b> TS. NGUYỄN TIẾN CÔNG </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>L</b>

<b>ỜI CẢM ƠN </b>



Với tất cả lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy
Nguyễn Tiến Công, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.


Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến thầy Trịnh Văn Biều, người đã dành nhiều
thời gian quý báu của mình để hướng dẫn, góp ý cũng như cung cấp nhiều tài liệu bổ ích
giúp tơi hồn thành tốt luận văn.


Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến cán bộ phòng Sau đại học, quý thầy cơ đã tận
tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên hoàn thành khóa học.



Xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ từ các giáo viên giảng dạy ở các trường THPT và
các em học sinh thân yêu trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.


Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững
chắc, giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.


Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình của mình nhưng
chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành từ các
quý thầy cô và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.


Tác giả


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>M</b>

<b>ỤC LỤC </b>



<b>LỜI CẢM ƠN </b>


<b>MỤC LỤC </b>


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>


<b>DANH MỤC CÁC HÌNH </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ... 4 </b>


1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ... 4



1.1.1. Các tài liệu, bài báo về môi trường và GDMT ... 4


1.1.2. Các KLTN, LV về mơi trường ... 4


1.2. Hóa học mơi trường ... 5


1.2.1. Những kiến thức cơ sở về mơi trường ... 5


1.2.2. Hóa học mơi trường ... 10


1.3. Giáo dục môi trường ... 16


1.3.1. Mục đích của giáo dục mơi trường ... 16


1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông ... 17


1.3.3. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông ... 17


1.3.4. Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông ... 18


1.3.5. Các biện pháp giáo dục môi trường ... 19


1.3.6. Giáo dục môi trường trong dạy học ở trường THPT ... 19


1.4. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học ở trường THPT ... 20


1.4.1. Tích hợp trong dạy học ... 20


1.4.2. Nội dung GDMT trong chương trình hóa học ở trường THPT ... 22



1.5. Phương pháp GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT ... 24


1.5.1. Phương pháp dùng lời... 24


1.5.2. Sử dụng các tư liệu, hình ảnh ... 25


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

1.5.4. Thiết kế website giáo dục môi trường ... 28


1.5.5. Thiết kế mođun giáo dục môi trường ... 29


1.5.6. Giáo dục môi trường qua hoạt động ngoại khóa ... 29


<b>Chương 2. TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC BÀI </b>
<b>GIẢNG HĨA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG ... 32 </b>


2.1. u cầu GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT ... 32


2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT ... 32


2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT ... 33


2.3.1. Lớp 10 ... 33


2.3.2. Lớp 11 ... 33


2.3.3. Lớp 12 ... 35


2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học ... 36



2.5. Quy trình thiết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT ... 36


2.5.1. Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT ... 36


2.5.2. Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt động 36
2.5.3. Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT ... 36


2.5.4. Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động ... 37


2.5.5. Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể ... 37


2.5.6. Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học ... 37


2.5.7. Bước 7: Chuẩn bị ... 38


2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT ... 38


2.6.1. Giáo án bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) ... 39


2.6.2. Giáo án bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ
bản) ... 47


2.6.3. Giáo án bài Ankan ( Hóa học 11 cơ bản) ... 56


2.6.4. Giáo án bài Anken (Hóa học 11 cơ bản) ... 60


2.6.5. Giáo án bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon ( Hóa học 11 cơ bản) . 61
2.6.6. Giáo án bài Vật liệu polime (Hóa học 12 cơ bản) ... 68


2.6.7. Giáo án bài Hóa học và vấn đề mơi trường (Hóa học 12 cơ bản) ... 78



2.7. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ... 83


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

2.7.2. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT ... 84


2.8. Một số tư liệu hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng ... 99


2.8.1. Các kiến thức về ô nhiễm môi trường ... 99


2.8.2. Các chất độc hóa học ... 99


2.8.3. Hình ảnh, tranh vẽ, phim minh họa ... 100


<b>Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 101 </b>


3.1. Mục đích thực nghiệm ... 101


3.2. Đối tượng thực nghiệm ... 101


3.3. Tiến hành thực nghiệm ... 102


3.4. Kết quả thực nghiệm ... 105


3.4.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ... 105


3.4.2. Kết quả nhận xét của giáo viên và học sinh ... 116


3.4.3. Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên ... 117


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 125 </b>



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 128 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH M</b>

<b>ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT</b>



ĐC : đối chứng
ĐHSP : đại học sư phạm
GDMT : giáo dục môi trường
GD&ĐT : giáo dục và đào tạo
GV : giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH M</b>

<b>ỤC CÁC BẢNG </b>



Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong khơng khí nơi làm việc . 13


Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10) ... 36


Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11) ... 36


Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12) ... 38


Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC khối 10 ... 112


Bảng 3.2. Lớp TN và ĐC khối 11 ... 113


Bảng 3.3. Lớp TN và ĐC khối 12 ... 113


Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 10 ... 117


Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 10 ... 118



Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 ... 118


Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 10 ... 119


Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ... 120


Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 . 120
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ... 121


Bảng 3.11. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11- lần 1 ... 122


Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ... 122


Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2123
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ... 124


Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ... 124


Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12 ... 125


Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12 ... 125


Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 ... 126


Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 ... 127


Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến ... 129


Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa


học ở trường THPT ... 130


Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học ... 131


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bảng 3.24. Thời gian giáo viên sử dụng để tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng ...
131


Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT ... 132
Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT ... 132
Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT 133
Bảng 3.28. Việc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi dạy học nội dung
GDMT ... 133
Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT


134


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>DANH M</b>

<b>ỤC CÁC HÌNH </b>



Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10 ... 118


Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 ... 119


Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ... 121


Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 ... 121


Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ... 123


Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 ... 124



Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12 ... 126


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>M</b>

<b>Ở ĐẦU </b>



<b>1. Lý do chọn đề tài </b>


Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, hiện đại cùng với những
tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với
những vấn đề lớn của toàn nhân loại. Một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách nhất hiện
nay được sự quan tâm của tất cả các quốc gia là môi trường và bảo vệ môi trường. Nhiều
hội nghị quốc tế, nhiều chương trình, dự án về mơi trường đã được tổ chức. Do vậy, giáo
dục mơi trường cho tồn nhân loại ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết.


Giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ
môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có được nhận thức đúng đắn về môi trường, về
việc khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. Giáo dục mơi trường khơng cịn là
nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, nhưng có vai
trị quan trọng hơn hết vẫn là ngành giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Nhà trường
là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ đảm
nhiệm nhiệm vụ giáo dục, tuyên truyền, khai thác và bảo vệ môi trường và các nguồn tài
nguyên thiên nhiên.


Môn Hóa học là một trong những mơn có liên quan mật thiết đối với môi trường.
Thông qua các bài giảng hóa học ở trường phổ thơng, giáo viên hóa học có thể cung cấp
thêm thơng tin, mở rộng kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
Những nội dung này sẽ tạo hứng thú học tập, khơi dậy niềm say mê mơn hóa học cho học
sinh. Do đó, giáo dục môi trường là việc làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát
triển bền vững của tồn cầu và mỗi quốc gia. Vì tất cả những lí do trên, tơi quyết định chọn
<i><b>đề tài: “Tích hợp nội dung giáo dục mơi trường trong các bài giảng hóa học ở trường </b></i>



<i><b>trung h</b><b>ọc phổ thơng”. </b></i>


<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>


- Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào bài giảng hóa học để cung
cấp thêm kiến thức và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>3. Nhiệm vụ của đề tài </b>


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường và giáo dục môi trường.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, SGK hóa học.


- Nghiên cứu phương pháp và cách thức tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào
bài giảng hóa học ở trường THPT.


- Điều tra thực trạng về việc giáo dục môi trường trong mơn hóa học ở trường THPT.
- Thiết kế giáo án hóa học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường.


- Biên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung giáo dục mơi trường.
- Thực nghiệm kiểm chứng.


<b>4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu </b>


- Đối tượng nghiên cứu: việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường với bài giảng
hóa học ở trường THPT.


- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học ở bậc THPT.


<b>5. Phạm vi nghiên cứu: </b>



- Nội dung: chương trình hóa học lớp 10, 11, 12 cơ bản.


- Địa bàn nghiên cứu: một số trường phổ thông trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường THPT Phan Châu Trinh, quận Bình Tân.


+ Trường THPT An Lạc, quận Bình Tân.
+ Trường THPT An Đông, quận 5.


<b>6. Phương pháp nghiên cứu </b>


- Các phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và nghiên cứu tài liệu.


+ Phương pháp phân tích và tổng hợp.
+ Phương pháp phân loại, hệ thống hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
+ Phương pháp thực nghiệm.


- Các phương pháp toán học


+ Sử dụng tốn thống kê để xử lí số liệu.


<b>7. Những đóng góp mới của đề tài </b>


- Đề xuất quy trình thiết kế giáo án tích hợp.


- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, seminar, trực quan nghiên cứu để tích hợp
nội dung GDMT vào bài giảng hóa học ở trường THPT.



- Thiết kế 7 giáo án tích hợp nội dung GDMT.


- Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung GDMT làm tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học sinh.


<b>8. Giả thuyết khoa học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Chương 1. </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI </b>



<b>1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu </b>


Hóa học là mơn học có nhiều cơ hội để kết hợp nội dung giáo dục môi trường một
cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đưa nội dung này vào bài giảng hóa học ở trường phổ thơng thì
gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nội
dung giáo dục môi trường đã khá nhiều và có những đóng góp rất giá trị.


Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo một số khóa luận, luận văn,
các tài liệu, bài báo có nội dung giáo dục mơi trường như sau:


<i><b>1.1.1. Các tài li</b><b>ệu, bài báo về môi trường và GDMT </b></i>


1. B<i>ộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ </i>


<i>thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002. </i>


2. B<i>ộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về </i>


<i>Giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004. </i>



3. Tr<i>ịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục môi trường thông qua dạy </i>


<i>học hóa học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xun giáo viên </i>


trung học phổ thơng chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM.


4. T<i>ạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007). </i>


<i><b>1.1.2. Các KLTN, LV v</b><b>ề môi trường </b></i>


1. Tr<i>ần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong </i>


<i>dạy học mơn hóa học lớp 12 trung học phổ thơng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. </i>


HCM.


2. Tr<i>ần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục môi trường thơng qua dạy học hóa học lớp </i>


<i>10, 11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


3. Nguy<i>ễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi </i>


<i>trường ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


4. Nguy<i>ễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

5. Nguy<i>ễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ mơn </i>


<i>hóa học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. </i>



HCM.


6. Lê Th<i>ị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu mơi trường và giáo dục mơi trường qua mơn </i>


<i>hóa học ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


<i>7. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang web giáo dục mơi trường qua mơn hóa </i>


<i>học ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


Các đề tài này có những đóng góp lớn. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề
sau:


- Chưa chỉ ra được quy trình, nguyên tắc thiết kế một giáo án tích hợp.


- Chưa phân biệt được giữa tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục môi trường.
- Các giáo án được thiết kế có nội dung GDMT chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết
trình của giáo viên.


- Chưa có phần bài tập hóa học có nội dung GDMT cụ thể.
<b>1.2. Hóa học mơi trường </b>


<i><b>1.2.1. Nh</b><b>ững kiến thức cơ sở về môi trường [9] </b></i>


<i>1.2.1.1. Khái niệm về mơi trường </i>


Hiện nay có rất nhiều khái niệm về môi trường:


<b>Môi trường theo nghĩa khái quát: “Môi trường là một tập hợp tất cả các thành </b>
phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của


mỗi sinh vật. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi
trường nhất định”. Tiếng Anh môi trường là “environment”, tiếng Pháp là “environnement”
đều có nghĩa là “cái bao quanh”, tiếng Trung Quốc gọi mơi trường là “hồn cảnh” cũng có
nghĩa tương tự.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>Mơi trường vật lý (physical environment): </b>


Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển,
thạch quyển, sinh quyển.


 Khí quyển (atmosphere): cịn được hiểu là mơi trường khơng khí, là lớp khí bao
quanh Trái Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu, cách mặt đất từ 10 – 12 km. Theo chiều cao của
tầng này, nhiệt độ, áp suất giảm dần và nồng độ khơng khí lỗng dần. Khí quyển đóng vai
trị cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người, sinh vật và quyết định đến
tính chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.


 Thủy quyển (hydrosphere): hay cịn gọi là mơi trường nước là phần nước của Trái
Đất, bao gồm đại dương, biển, sông hồ, ao, suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất
và trong khơng khí. Thủy quyển đóng vai trị khơng thể thiếu được trong việc duy trì cuộc
sống con người, sinh vật, cân bằng khí hậu tồn cầu, và phát triển các ngành kinh tế.


 Thạch quyển (lithosphere): hoặc địa quyển bao gồm lớp vỏ Trái Đất. Tính chất vật
lý, thành phần hóa học của địa quyển ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống con người, sự
phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, vật tải, đô thị, cảnh quan và tính đa dạng sinh
học trên Trái Đất.


 Sinh quyển (biosphere): cịn gọi là mơi trường sinh học là thành phần của môi
trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn thủy quyển (đáy đại dương),
lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Như vậy sinh quyển gắn liền với các thành
phần của môi trường và chịu sự tác động trực tiếp của sự biến hóa tính chất vật lý và hóa


học của các thành phần này. Đặc trưng cho sự hoạt động sinh quyển là các chu trình trao đổi
vật chất và năng lượng.


<b>Môi trường sinh vật (biological environment): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

giữ ở trạng thái cân bằng thì tạo ra diễn biến bất thường, gây tác động xấu cho sự sống của
con người và sinh vật ở một khu vực hay ở quy mơ tồn cầu.


<i>1.2.1.2. Chức năng của mơi trường </i>


Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:


- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật. Con người địi
hỏi không gian sống không chỉ ở phạm vi rộng, hẹp mà cịn cả về chất lượng. Khơng gian
sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, khơng chứa hoặc chứa ít các chất
bẩn, độc hại đối với sức khỏe của con người.


- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người. Con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.


- Mơi trường cịn là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.


<i>1.2.1.3. Hệ sinh thái </i>


<b>- Sinh thái (ecology) </b>


Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật
với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu các mối


tương tác này. Như vậy sinh thái học là một trong các ngành của khoa học môi trường, giúp
ta hiểu thêm về bản chất của môi trường và tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên với
hoạt động của con người và sinh vật.


<b>- Hệ sinh thái (ecosystem) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

vật ăn thịt 1 lại là thức ăn cho động vật ăn thịt 2, …Năng lượng sinh học cũng được sinh ra
trong q trình đó và khả năng trao đổi cung cấp cho nhau.


Trong tự nhiên tồn tại nhiều hệ sinh thái:


+ Hệ sinh thái cạn (hệ sinh thái đất, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái sa mạc…).
+ H<b>ệ sinh thái nước (hệ sinh thái biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái hồ, </b>
đầm,…).


Các hệ sinh thái cũng còn có thể do con người tạo ra như các hệ sinh thái nông nghiệp,
hệ sinh thái đô thị,…Các hệ sinh thái có thể trải qua sự chọn lọc tự nhiên mà hình thành. Hệ
sinh thái tự nhiên thì bền vững, vì nó tn theo quy luật chọn lọc tự nhiên, hợp với thiên
nhiên. Các hệ sinh thái nhân tạo thì kém bền vững.


<b>- Cân bằng sinh thái (ecological balance) </b>


Sự cân bằng sinh thái, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ là sự cân bằng giữa
các loài, như sự cân bằng giữa sinh vật săn mồi và vật mồi, hay giữa vật chủ và vật ký sinh
mà còn là sự cân bằng của chu trình các chất dinh dưỡng chủ yếu và những dạng chuyển
hóa năng lượng trong một hệ sinh thái nữa. Một hệ sinh thái được coi là đạt cân bằng bền
khi tất cả các mặt hoạt động của hệ đó đều ở trạng thái cân bằng. Do vậy ở đây sẽ phải có
một sự cân bằng giữa sản xuất, tiêu thụ, và phân hủy, cũng như sự tồn tại giữa các lồi có
trong hệ đó. Hiểu biết về trạng thái cân bằng sẽ giúp chúng ta hiểu được các quá trình điều
chỉnh diễn ra trong các cộng đồng sinh học.



Các hệ sinh thái có khả năng thực hiện một sự điều chỉnh nhất định trong giới hạn
xác định, nhưng nếu vượt q giới hạn này thì chúng khơng cịn có khả năng hoạt động bình
thường nữa, lúc đó chúng có thể sẽ phải chịu những sự thay đổi nào đó, hoặc bị tổn thương
hay bị phá hoại. Việc chặt phá các khu rừng nhiệt đới để chuyển thành đất nơng nghiệp là
một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi bất lợi do con người tạo nên. Sự tàn phá rừng không
những phá hoại vĩnh viễn một hệ sinh thái giàu và và quí giá, mà thậm chí cịn khơng thể tạo
ra được vùng đất canh tác màu mỡ, bởi vì lớp đất mỏng có khả năng trao đổi chất cao của
các khu rừng nhiệt đới thường lại không cho năng suất cao đối với các sản phẩm nông
nghiệp và mỗi khi đã bị mất đi lớp phủ thực vật thì sẽ bị bạc màu do xói mịn và lũ lụt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>1.2.1.4. Ơ nhiễm mơi trường </i>


- Ơ nhiễm mơi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính lí hóa, sinh học của bất kì thành phần nào của mơi trường vượt quá mức
cho phép đã xác định.


- Tác nhân gây ơ nhiễm là những chất có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch
trở nên độc hại. Những tác nhân này thường được gọi khái qt là “chất ơ nhiễm”. Chất ơ
nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn,…), chất lỏng (các dung dịch hóa chất, chất thải
của các nhà máy dệt, nhuộm, chế biến thực phẩm,…), chất khí (SO<sub>2</sub> từ núi lửa, CO<sub>2</sub>, CO,
NO<sub>2</sub> trong khói xe hơi, khói bếp, lị gạch,…), các kim loại nặng, cũng có khi nó vừa ở thể
hơi, vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian.


- Các loại ô nhiễm


+ Ơ nhiễm hóa học: gây ra do các chất protein, chất béo và các chất hữu cơ khác
có trong chất thải cơng nghiệp và sinh hoạt: xà phòng, thuốc nhuộm, chất tẩy giặt tổng hợp,
thuốc sát trùng, dầu mỡ,…Ơ nhiễm hóa học cũng do các chất vô cơ như kiềm, các loại phân
hóa học.



+ Ô nhiễm vật lý: do các chất thải công nghiệp có màu và các chất lơ lửng, nước
thải từ q trình làm nguội có nhiệt độ cao. Các loại chất thải này làm nước thay đổi màu
sắc, tăng độ đục và dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.


+ Ô nhiễm vật lý-sinh học: nước có mùi và vị bất thường do các chất thải cơng
nghiệp có chứa nhiều hợp chất hóa học như muối, phenol, amoniac, sufua, dầu mỏ, cùng với
rong, tảo, động vật nguyên sinh gây nên.


+ Ô nhiễm sinh học: gây ra bởi nước thải, cống, rãnh có các vi khuẩn gây bệnh
tảo, nấm, kí sinh trùng, các động vật nguyên sinh.


- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường:


+ Ngành sản xuất và tiêu thụ năng lượng.


+ Công nghiệp hóa học, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Ơ nhiễm từ nơng nghiệp.


+ Ô nhiễm do giao thơng vận tải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>1.2.1.5. Suy thối mơi trường </i>


Là một q trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số
lượng thành phần môi trường vật lý và làm giảm đa dạng sinh học. Q trình đó đã gây hại
cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.


<i>1.2.1.6. Công nghệ môi trường </i>


Công nghệ môi trường là ngành kỹ thuật để sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường một


cách khoa học và hiệu quả. Cơng nghệ mơi trường có thể bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là
công nghệ bảo tồn tài ngun, cơng nghệ kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và cơng nghệ ít
hoặc khơng có chất thải.


<i><b>1.2.2. Hóa h</b><b>ọc mơi trường [9], [35], [42] </b></i>


<i>1.2.2.1. Chất thải </i>


- Chất thải (Waste): là những vật chất không có khả năng sử dụng được nữa, bị loại
ra từ các quá trình sản xuất, từ sinh hoạt đời sống, từ khu dân cư và kể cả hoạt động du hành
vũ trụ…cũng đều là chất thải.


- Chia theo trạng thái tồn tại có các loại chất thải sau:
+ Nước thải: chất thải lỏng.


+ Khí thải: chất thải dạng khí.
+ Rác thải: dạng rắn.


<i>1.2.2.2. Các hóa chất độc hại </i>


Các hóa chất độc hại là những hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể người, động vật,
thực vật dưới những điều kiện nhất định, tùy theo tính độc, nồng độ và hàm lượng,…Có thể
gây nên những tác dụng sinh lí mạnh ở một hay nhiều bộ phận trong cơ thể, làm rối loạn
sinh hóa bình thường, gây ra nhiễm độc, hoặc có thể dẫn đến chết người, động, thực vật.


<i>1.2.2.3. Ơ nhiễm khơng khí </i>


Ơ nhiễm mơi trường khí là sự làm biến đổi tồn thể hay một phần khí quyển theo
hướng tiêu cực bởi các chất gây tác hại được gọi là chất gây ô nhiễm. Vậy gây ô nhiễm là
khái niệm chỉ các phần tử bị thải vào khơng khí có thể là do tự nhiên hoặc do kết quả hoạt


động của con người (ví dụ như khí CO2).


 Nguyên nhân gây ơ nhiễm khơng khí


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Núi lửa phun ra nham thạch cũng gây nên bụi và các khí thải như oxit của lưu huỳnh. Nước
biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào khơng
khí. Xác động vật, thực vật chết trong quá trình phân hủy cũng tạo ra các chất gây ô nhiễm.
Song nguồn ô nhiễm này khơng phải là ngun nhân chính.


- Ơ nhiễm khơng khí do các hoạt động của con người gây nên


+ Hoạt động sản xuất cơng nghiệp: ống khói của các nhà máy, đặc biệt là nhà máy
hóa chất, nhiệt điện đã thải vào khơng khí một lượng lớn khí thải như CO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>… Hàng
năm sản xuất công nghiệp đã tiêu tốn 37% năng lượng tiêu thụ của toàn thế giới và thải ra
khoảng 50% lượng khí CO<sub>2</sub> và các loại khí nhà kính khác.


+ Hoạt động giao thông vận tải: đây là nguồn gây ơ nhiễm lớn đối với khơng khí
đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các q trình tạo ra khí gây ơ nhiễm là q trình
đốt nhiên liệu động cơ. Một lượng lớn các khí độc hại đã bị thải vào khí quyển từ ống xả các
phương tiện giao thông vận tải như: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, cát bụi đất đá cuốn theo trong


quá trình di chuyển.


+ Sinh hoạt và hoạt động khác của con người gây ra ơ nhiễm khơng khí: nguồn
gây ơ nhiễm chủ yếu là các hoạt động đun nấu, sử dụng nhiên liệu như than, củi, gas,… Khí
thải do q trình này gây ra cũng góp phần vào sự trầm trọng thêm và ơ nhiễm khơng khí.
Ngồi ra một số hoạt động khác của con người, đặt biệt là đốt rừng và thử hạt nhân cũng là
nguồn gây ơ nhiễm khơng khí.


 Hậu quả của ơ nhiễm khơng khí



- Hiệu ứng nhà kính: do các loại khí như CO<sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>, CH<sub>4</sub>, CFC, O<sub>3</sub>,…gây nên.
Trong đó, chất khí quan trọng gây nên hiệu ứng nhà kính là CO2. Tác hại của hiệu ứng nhà


kính là làm cho trái đất nóng lên gây ra sự khác thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người.


- Mưa axit: các khí như SO2, NOx bị thải ra ngồi khơng khí và trộn lẫn với hơi


nước để hình thành nên axit nitric, axit sunfuric. Các axit này hấp thụ vào mây và rơi xuống
đất tạo thành mưa axit. Mưa axit gây thiệt hại cho rừng, các cơng trình kiến trúc, các hệ sinh
thái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

tử clo có thể phá hủy 100 nghìn phân tử ozon chuyển thành oxi, làm cho mật độ ozon giảm
một cách đáng kể. Do khơng có “lá chắn” bảo vệ vững vàng, các tia tử ngoại đã gây tác
động tới sinh vật sống. Chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư da và một số bệnh
khác ở người và động vật.


- Khói mù quang hóa: gây ra nhiều bệnh tật đối với con người.
 Các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm khơng khí


- Các giải pháp cho vấn đề ơ nhiễm khơng khí địi hỏi sự hợp tác chặt chẽ tồn cầu.
Chính phủ của nhiều nước đã thảo luận và đưa ra cho giải pháp cho vấn đề này cùng những
cam kết về giảm lượng khơng khí độc hại thải ra môi trường.


- Về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp: loại bỏ những dây chuyền sản xuất cũ kỹ và lạc
hậu gây ô nhiễm; xử phạt những nhà máy vi phạm việc thải ra q mức cho phép các khí
độc, có quy định chặt chẽ về nồng độ cho phép lớn nhất trong khơng khí nơi làm việc (xem
bảng 1.1).



- Về giáo dục: cần có chính sách giáo dục thích hợp cho mỗi người đều hiểu được
nghĩa vụ bảo vệ mơi trường sống trong lành của mình, giảm tối đa việc thải ra môi trường
những chất độc hại.


<i>Bảng 1.1. Nồng độ cho phép lớn nhất của một số chất trong khơng khí nơi làm việc </i>


Số thứ tự Tên Công thức mg/lit Thể tích phần
triệu (ppm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


Hơi thủy ngân
Chì


Clo, Brom
Axit sunfuric
Anhidrit sunfuric
Các oxit của nitơ
Cacbon sunfua
Hidro sunfua


Anhidrit Sunfurơ
Tetracloruacacbon
Benzen
Cacbon oxit
Hg
Pb
Cl<sub>2</sub>, Br<sub>2</sub>
H2SO4


SO<sub>3 </sub>
N<sub>x</sub>O<sub>y </sub>
CS2


H<sub>2</sub>S
SO2


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

13
14


Ammoniac
Metanol


NH3


CH<sub>3</sub>OH


0.02
0.05


<i>1.2.2.4. Ơ nhiễm nước </i>



Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay đồi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.


 Nguyên nhân gây ơ nhiễm nước


- Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt…Nước
mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đồng ruộng, khu công nghiệp,…kéo theo các
chất bẩn xuống sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước.


- Sự ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công
nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường
nước.


 Các dạng ơ nhiễm nước


- Ơ nhiễm hóa học: là dạng ơ nhiễm gây nên do các chất có protein, chất béo và chất
hữu cơ khác có trong chất thải từ các khu cơng nghiệp và dân cư như xà phòng, các loại
thuốc nhuộm, các chất tẩy giặc tổng hợp, các loại thuốc sát trùng, dầu mỡ và một số chất
thải hữu cơ khác. Ngồi ra, các chất vơ cơ như axit, kiềm, muối các kim loại nặng, các muối
vơ cơ hịa tan và khơng tan, các loại phân bón hóa học cũng gây ra ơ nhiễm hóa học.


- Ơ nhiễm vật lý: do nhiều loại chất thải cơng nghiệp có màu và các chất lơ lửng làm
nước thay đổi màu sắc, tăng độ đục và hấp dẫn đến ô nhiễm nhiệt của nguồn nước,… Nhiệt
độ nước cao làm tăng cường độ hoạt động của vi khuẩn và hệ động vật nước, từ đó hàm
lượng oxi hịa tan bị giảm sút q trình phân hủy háo khí của các chất hữu cơ bị trở ngại nên
quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ sẽ tăng, tạo ra những sản phẩm độc hại và hôi
thối dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nước trầm trọng hơn.


- Ơ nhiễm sinh học: hiện tượng ơ nhiễm này được gây ra bởi nước thải cống rãnh


gồm các vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm và ký sinh trùng, các động vật nguyên sinh,… Ngoài
việc làm cho nước trở nên có mùi hơi thối cịn có thể gây nên một số bệnh nghiêm trọng đối
với người và vật ni. Ngồi ra ở những nơi có nhiều nước bẩn, ruồi muỗi sẽ sinh sản
nhanh, nhiều gây ra những nạn dịch và các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Các kim loại nặng và các chất nguy hại khác chậm phân hủy sẽ tích lũy theo thức
ăn vào cơ thể động vật và người gây nên những tác hại cho sức khỏe.


- Các loại vi khuẩn, kí sinh trùng, sinh vật gây bệnh theo nguồn nước bị ô nhiễm lan
truyền bệnh cho người và động vật.


- Hoạt động thăm dò, khai thác dầu, hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan, hiện
tượng tràn dầu trên biển là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng đe dọa
sự sống trong một phạm vi rộng lớn.


<i>1.2.2.5. Ô nhiễm đất </i>


Ô nhiễm đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bằng
các tác nhân gây ô nhiễm.


 Nguyên nhân đất bị ô nhiễm


- Do các vi sinh vật gây bệnh: sử dụng phân tươi chưa xử lí, do đổ rác và nước thải
chưa được xử lí và đất nên trong đất chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người, gia súc và
c<b>ả cây trồng… </b>


- Do các ch<b>ất hóa học: chất hóa học thất thốt, rị rỉ, thải ra trong q trình hoạt động </b>
s<b>ản xuất cơng nghiệp, đặc biệt là hóa chất độc và kim loại nặng. </b>


- Do các ch<b>ất phóng xạ và các chất độc hại khác: tia thoát ra từ máy chụp X – quang, </b>


các máy móc y tế dùng để chẩn đốn và điều trị, các thiết bị thăm dị,… và hóa chất đã sử
d<b>ụng trong các cuộc chiến tranh (như đioxin,…). </b>


- Do các chất hóa học sử dụng trong q trình sản xuất nơng nghiệp như phân hóa
học và các loại thuốc trừ sâu. Việc lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện nay rất báo
động. Vào những năm 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt nam là 10 000 tấn/
năm, nhưng bước sang những năm 90 lượng thuốc này đã tăng lên gấp đôi (20 000 tấn /
năm). Thuốc bảo vệ thực vật còn là nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhiều loại sinh vật sống
<b>trong đất, có ích đối với con người. </b>


 Tác hại ô nhiễm đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất. Các
chất trừ sâu, diệt cỏ phân hủy trong nước rất chậm tạo ra lượng dư đáng kể trong đất gây ra
những tác hại khó lường đối với con người.


 Biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm đất


- Khơng bón phân tươi cho cây trồng. Hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật quá liều, tràn lan.


- Sử dụng đất phải bảo vệ được đời sống của các vi sinh vật, thực vật và động vật
sống trên trái đất.


- Xử lí chất thải rắn ở đơ thị phải phân loại.


- Xử lí nước thải cơng nghiệp trước khi đổ vào dịng chảy.


- Xử lí khí thải cơng nghiệp (SO2, Cl2, CO, CO2, NOx,…) trước khi thải vào khí



quyển.


- Quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả, giảm lượng chất thải vào đất. Chống thối hóa,
xói mịn đất.


- Các chất thải độc hại, chất nổ, chất phóng xạ có kĩ thuật xử lí riêng.


<i>1.2.2.6. Ơ nhiễm phóng xạ </i>


Phóng xạ là sự biến hóa tự phát đồng vị không bền của một nguyên tố hóa học thành
đồng vị của một nguyên tố khác. Sự phóng xạ có kèm theo sự bức xạ những hạt cơ bản hoặc
hạt nhân của heli (hạt α). Những chất phóng xạ có thể có trong khơng khí dưới dạng khí hạt
α, β, tia α, trung tử và các lượng tử khác nhau có năng lượng lớn. Thực chất, những chất
phóng xạ nguy hiểm thường có trong khơng khí dưới dạng hợp chất bền vững với các chất
khác là 131I, 32F, 90St, 14C, 35S, 45Ca, 98Al, 235U,…Các chất phóng xạ thường xâm nhập vào
mơi trường bằng nhiều con đường khác nhau:


- Khai thác quặng tự nhiên.


- Mưa phóng xạ do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân.


- Sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh và nghiên cứu khoa học.


- Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nơng nghiệp và cơng
nghiệp.


- Lị phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học.
- Máy gia tốc thực nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Tăng xác suất mắc bệnh ung thư và những bệnh liên quan đến bộ máy gen di


truyền, thể hiện qua hiện tượng quái thai.


<i>1.2.2.7. Ô nhiễm tiếng ồn </i>


Tiếng ồn là một dạng đặc biệt của chuyển động sóng – dạng sóng áp suất, thường
được lan truyền bởi mơi trường đàn hồi (mơi trường khí, lỏng, rắn) và được cơ quan cảm
thụ thính giác tiếp nhận. Nói một cách khác tiếng ồn là một tập hợp những âm thanh có
cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp một cách không trật tự, gây cảm giác khó chịu
cho người nghe, cản trở con người làm việc, nghỉ ngơi. Có nhiều biện pháp chống tiếng ồn
như quy hoạch khu dân cư xa khu công nghiệp, bến ô tô, phi trường. Trong các nhà nghỉ
mát, khu chế xuất có thiết bị hấp thụ tiếng ồn.


<b>1.3. Giáo dục môi trường [9] </b>


GDMT là quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức về mối quan tâm đến
môi trường và các vấn đề môi trường. GDMT gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, hình thành thái độ và lịng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp
nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề hiện tại và ngăn chặn những vấn đề mới xảy ra
trong tương lai.


<i><b>1.3.1. M</b><b>ục đích của giáo dục môi trường </b></i>


Giáo dục môi trường giúp cho học sinh có được:


<i>1.3.1.1. Về kiến thức </i>


- Hệ sinh thái, cân bằng sinh thái.


- Mơi trường và các thành tố (địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh quan thiên
nhiên, các nguồn tài nguyên, dân số, hoạt động kinh tế, xã hội của con người,…)



- Môi trường và phát triển, bảo vệ và bảo tồn, tăng trưởng và suy thoái, chi phí và lợi
ích thu được.


- Sự phụ thuộc lẫn nhau, tư duy một cách toàn cầu và hành động một cách cục bộ,…
- Các chủ trương, chính sách về môi trường của Đảng và Nhà nước, luật bảo vệ môi
trường…


<i>1.3.1.2. Về kĩ năng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng cá nhân và xã hội.


- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin,…


<i>1.3.1.3. Về thái độ và hành vi </i>


Biết đánh giá, quan tâm và lo lắng đến môi trường và đời sống của các sinh vật.
- Biết khoan dung và cởi mở.


- Tôn trọng, niềm tin vào quan điểm của người khác.
- Biết tôn trọng những luận cứ, luận điểm đúng đắn.


- Có ý thức phê phán và thay đổi những thái độ không đúng về mơi trường.


- Có mong muốn than gia vào giải quyết các vấn đề môi trường, các hoạt động cải
thiện môi trường.


<i><b>1.3.2. Nhi</b><b>ệm vụ của giáo dục môi trường ở trường phổ thông </b></i>



Ngày nay, GDMT là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các
trường học, trong đó có trường phổ thông. GDMT nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, rèn
luyện kĩ năng, hình thành thái độ và hành vi đúng đắn cho học sinh trong việc bảo vệ môi
trường được cụ thể qua ba nhiệm vụ sau:


- Làm cho học sinh nhận thức rõ đặc điểm của mơi trường tự nhiên, vai trị của mơi
trường đối với đời sống và sự phát triển của xã hội loài người, những tác động của con
người làm cho môi trường biến đổi xấu đi và hậu quả của nó.


- Trên cơ sở nhận thức đó, giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, biết quý trọng
các phong cảnh đẹp, các di tích lịch sử văn hóa, ý thức bảo vệ giữ gìn mơi trường sống
trong lành và sạch đẹp cho mình, cho mọi người và chống lại những hành vi phá hoại hoặc
gây ô nhiễm môi trường.


- Trang bị cho học sinh một số phương pháp và kĩ năng bảo vệ môi trường để họ có
thể thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở địa phương.


<i><b>1.3.3. Các nguyên t</b><b>ắc thực hiện giáo dục môi trường ở trường phổ thông </b></i>


(Tuyên bố của Tbilisi, UNESCO/UNEP 1978)


- Xem xét môi trường trong tổng thể của nó: mơi trường tự nhiên và nhân tạo, môi
trường công nghệ và xã hội (kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Giáo dục môi trường mang tính liên thơng giữa các mơn học.


- Khảo sát những vấn đề môi trường chủ yếu từ quan điểm địa phương, quốc gia,
khu vực và quốc tế để học sinh hiểu rõ bản chất của các điều kiện mơi trường trong những
điều kiện địa lí khác nhau.



- Tập trung vào các tình huống mơi trường đang tiềm tàng hiện nay, đồng thời tính
đến cả những yếu tố lịch sử.


- Đề cao giá trị, sự cần thiết của quá trình hợp tác địa phương, quốc gia, quốc tế trong
việc ngăn chặn và tìm giải pháp đối với những sự cố mơi trường.


- Xem xét kỹ các khía cạnh về mơi trường trong mọi kế hoạch tăng trưởng.


- Tạo cơ hội cho người học có một vai trị trong việc học tập, có cơ hội ra quyết định
và chịu trách nhiệm.


- Gắn việc nhạy cảm, nhận thức về môi trường, các kỹ năng giải quyết vấn đề với
từng độ tuổi. Những năm đầu nên nhấn mạnh sự nhạy cảm về môi trường trong cộng đồng
riêng của người học.


- Giúp người học phát hiện những nguyên nhân thực sự của các sự cố môi trường.
- Nhấn mạnh sự phức tạp của các vấn đề môi trường, do vậy cần hình thành lối suy
nghĩ biết phân tích, phán xét và kĩ năng giải quyết vấn đề.


- Tận dụng các môi trường học tập đa dạng, nhấn mạnh các hoạt động thực tiễn và
các kinh nghiệm trực tiếp.


<i><b>1.3.4. </b><b>Phương hướng giáo dục môi trường ở trường phổ thông </b></i>


- Việc GDMT cần được tích hợp vào các mơn học ở trường phổ thơng theo phương
hướng: Thông qua kiến thức các môn học để lồng ghép hoặc liên hệ kiến thức GDMT,
nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường và các biện pháp bảo vệ
môi trường tương đối đầy đủ.


- Việc GDMT phải được triển khai thơng qua tồn bộ hệ thống trường học.



- Nội dung và phương pháp GDMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo từng cấp học
và đặc điểm tâm lí nhận thức của học sinh theo từng lứa tuổi khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i><b>1.3.5. Các bi</b><b>ện pháp giáo dục môi trường </b></i>


- Đưa GDMT vào tất cả các cấp bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông và các bậc học khác.


- Đưa GDMT vào hầu hết các môn học ở tất cả các cấp bậc học.


- Thực hiện GDMT bằng phương pháp hiện đại: đặt trọng tâm của người học và học
bằng việc làm.


- Kết hợp cung cấp kiến thức về môi trường và rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường.
- Các trường tổ chức và tích cực tham gia cùng cộng đồng các hoạt động bảo vệ môi
trường.


- Ln chú ý hình thành thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao với việc bảo vệ
môi trường.


- Không chỉ cung cấp kiến thức về bảo vệ mơi trường mà cịn thực hiện trong mơi
trường, có thái độ và tình cảm vì mơi trường.


- Ưu tiên cho đào tạo giáo viên các bậc tiểu học, trung học.


<i><b>1.3.6. Giáo d</b><b>ục môi trường trong dạy học ở trường THPT </b></i>


Cơ hội GDMT trong chương trình học ở trường THPT thể hiện ở chỗ trong chương
trình có chứa đựng những nội dung của GDMT dưới hai dạng chủ yếu:



- Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của mơn học có sự trùng
hợp với nội dung GDMT.


- Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
liên quan trực tiếp với nội dung GDMT.


 Các biện pháp hoạt động trên lớp, thông qua môn học chính khóa
- Phân tích những vấn đề mơi trường trong môn học.


- Khai thác thực trạng môi trường đất, nước làm nguyên liệu để xây dựng bài học
giáo dục môi trường.


- Sử dụng phương tiện dạy học làm nguồn tri thức được vật chất hóa như là điểm tựa,
cơ sở để học sinh phân tích, tìm tịi, khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường.


- Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học nhưng gắn liền với thực tế địa
phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Thực hiện tiết học có nội dung gần gũi với mơi trường ở ngay chính trong một địa
điểm thích hợp của mơi trường.


<b>1.4. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học ở trường THPT </b>


<i><b>1.4.1. Tích h</b><b>ợp trong dạy học </b></i>


<i>1.4.1.1. Khái niệm tích hợp dạy học. </i>


Tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ
khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ


môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ mơn đó.


<i>1.4.1.2. Tính chất cơ bản của tích hợp </i>


- Tính liên kết: liên kết phải tạo thành một thực thể tồn vẹn, khơng còn sự phân chia
giữa các thành phần kết hợp.


- Tính tồn vẹn: dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không
phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau.


Hai tính chất trên có liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau. Khơng thể gọi là
tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, khơng có sự
liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội tri thức hay giải quyết một vấn đề, tình huống.


<i>1.4.1.3. Tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học </i>


Là sự kết hợp một cách hệ thống kiến thức môn học với kiến thức GDMT, làm cho
chúng quyện vào nhau thành một thể thống nhất.


<i>1.4.1.4. Các kiểu tích hợp vào bài giảng </i>


- Tích hợp một phần vào bài giảng mới.
- Tích hợp vào tồn bài giảng.


<i>1.4.1.5. Nguyên tắc khi tích hợp giảng dạy </i>


- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép ảnh
hưởng đến khả năng lĩnh hội của học sinh cả về kiến thức khoa học của bộ môn lẫn nội
dung và ý nghĩa giáo dục.



- Tránh làm nặng nề thêm các kiến thức sẵn có, xem xét và chọn lọc những nội dung
có thể tích hợp vào giảng dạy một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<i>1.4.1.6. Các phương pháp dạy học tích hợp </i>


- Phương pháp giảng giải, thảo luận nhóm, đàm thoại.
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp thí nghiệm.


- Phương pháp giao bài tập về nhà.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
- Phương pháp đóng vai.


- Phương pháp động não.


- Phương pháp học tập theo dự án.
- Phương pháp nêu gương.


- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống.


<i>1.4.1.7. Dạy học hóa học theo định hướng tích hợp </i>


Dạy học hóa học theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy HS làm
trung tâm”, tích cực hố hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình
dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. Do vậy, việc lựa
chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau:


- Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri


thức và kĩ năng đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận
dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ để giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các
kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp.


- Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối hợp những
kiến thức và kĩ năng đã được học.


- Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải quyết
các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý
thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i><b>1.4.2. N</b><b>ội dung GDMT trong chương trình hóa học ở trường THPT </b></i>


Các vấn đề mơi trường trong chương trình hóa học ở trường THPT có thể khái quát
thành các nội dung chính sau đây:


<i>1.4.2.1. Khơng khí, khí hậu </i>


- Bầu khí quyển trái đất.
- Khí hậu.


- Tầm quan trọng của cây xanh.
- Hiệu ứng nhà kính.


- Lỗ thủng tầng ozon.
- Bụi.


- Các tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí.


<i>1.4.2.2. Nước </i>



- Vịng tuần hồn nước.


- Sự phân bố nước trên trái đất.
- Khai thác, sử dụng nước.
- Lọc nước.


- Sự ô nhiễm tầng nước mặt, nước ngầm, nước biển.
- Các tác nhân gây ô nhiễm nước.


- Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
- Chất tẩy rửa tổng hợp.


- Cách xử lí nước thải.


<i>1.4.2.3. Đất đai và sản xuất nông nghiệp </i>


- Ảnh hưởng của độ pH đối với động vật và thực vật.
- Các tác nhân gây ơ nhiễm.


- Phân hóa học và các loại thuốc trừ sâu.
- Thuốc bảo vệ thực vật.


- Khử mặn và chua phèn cho đất.
- Cháy rừng.


<i>1.4.2.4. Khoáng sản, năng lượng </i>


- Tài nguyên thiên nhiên.



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Khoáng sản.


- Khai thác khống sản.


<i>1.4.2.5. Cơng nghiệp hóa học </i>


- Các ngành sản xuất hóa học.
- Cơng nghiệp mỏ.


- Cơng nghiệp phân bón.


- Cơng nghiệp silicat: sản xuất thủy tinh, đồ gốm.
- Công nghiệp cao su.


- Công nghiệp thuốc trừ sâu.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp điện lạnh.


- Mưa axit, chất thải cơng nghiệp, chất thải phóng xạ.


- Bảo vệ sức khỏe, phịng chống độc hại, an tồn lao động trong sản xuất hóa học.


<i>1.4.2.6. Hóa chất và cuộc sống </i>


- Thực phẩm.
- Dược phẩm.
- Mỹ phẩm.


- Các vật phẩm tiêu dùng.



- Các hóa chất độc hại - chất độc hóa học.


<i>1.4.2.7. Chất thải </i>


- Nguồn chất thải.


- Chất thải từ các phương tiện giao thông vận tải.
- Chất thải sinh hoạt và công nghiệp.


- Xử lý các chất thải.


- Tái sử dụng, tái chế chất thải.


<i>1.4.2.8. Môi trường xã hội, đạo đức mơi trường </i>


- Đạo lý mơi trường tồn cầu và sự phát triển bền vững.
- Trách nhiệm của con người với môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>1.5. Phương pháp GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT [8] </b>


<i><b>1.5.1. </b><b>Phương pháp dùng lời </b></i>


Lời nói là cơng cụ dạy học quan trọng số một của người giáo viên vì nó có những ưu
thế đặc biệt:


- Có thể diễn đạt được mọi nội dung phức tạp, tế nhị.
- Có thể mã hóa được một khối lượng vơ hạn các thông tin.
- Không bị lệ thuộc vào ánh sáng và vật cản.


Nói tốt là điều kiện để dạy tốt, học tốt: giáo viên trình bày bài giảng hấp dẫn, sinh


động sẽ gây hứng thú học tập, giúp học sinh dễ tiếp thu bài giảng.


Lời nói là phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, giúp giáo viên tạo mối quan hệ thầy –
trò.


<i>1.5.1.1. Phương pháp thuyết trình </i>


Là phương pháp chuyển giao và tiếp nhận một khối lượng kiến thức lớn có hệ thống
bằng ngơn ngữ nói của giáo viên trong suốt tiết học.


 Tác dụng của phương pháp thuyết trình


- Giáo viên tiết kiệm được thời gian, nội dung được trình bày logic, chặt chẽ và có
thể bổ sung thêm kiến thức mà trong sách giáo khoa khơng có.


- Cho phép trình bày nội dung lí thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều
thơng tin mà trị khơng tự tìm hiểu được.


- Hình thành tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, niềm tin giữa giáo viên và học sinh thông
qua ngôn ngữ và nhân cách của giáo viên.


 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình
- Ngơn ngữ phải chọn lọc, chính xác.


- Nội dung phong phú.
- Ý tứ trong sang, dễ hiểu.
- Khơng nói ngọng, nói lắp.


- Giọng nói (cường độ, cao độ, trường độ, sự ngắt nghỉ,…) cần phù hợp với nội dung
bài học và mục đích cần đạt được.



- Sử dụng nét mặt, điệu bộ, cử chỉ phù hợp. Nét mặt phải thể hiện sự nhiệt tình và tự
tin, nâng cao được sức truyền cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>1.5.1.2. Phương pháp đàm thoại </i>


Phương pháp đàm thoại là giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi, trò lần lượt trả lời,
có thể trao đổi qua lại, tranh luận với nhau và cả với giáo viên, qua đó trị lĩnh hội được nội
dung bài học.


 Tác dụng của phương pháp đàm thoại


- Kích thích tính tích cực, hoạt động nhận thức của học sinh.


- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách
chính xác, đầy đủ và xúc tích.


- Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh, kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và
học, học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động học tập và
nhận thức của mình.


 Yêu cầu khi sử dụng phương pháp đàm thoại


- Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị chu đáo, lựa chọn kĩ càng.


- Câu hỏi cần diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, không mơ hồ hoặc quá chung chung.
- Câu hỏi được phát biểu chính xác về mặt khoa học, từ ngữ và cấu trúc câu.


- Câu hỏi được chia ra làm nhiều loại (dễ, khó) để tạo cơ hội cho từng đối tượng học
sinh tham gia trong lớp.



- Số lượng, tính chất câu hỏi phụ thuộc vào tính chất, nội dung của tài liệu mới.


- Giáo viên cần nêu câu hỏi chung cho cả lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời, cho
phép học sinh tham gia nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.


- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc chưa đúng trọng tâm câu hỏi,
tránh phê bình hoặc cắt ngang ý của học sinh.


- Sau khi giải quyết xong một câu hỏi, giáo viên nên tổng kết lại.


<i><b>1.5.2. S</b><b>ử dụng các tư liệu, hình ảnh </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>1.5.2.1. Tác dụng của tư liệu </i>


- Tư liệu góp phần tăng lượng thơng tin của bài giảng, làm phong phú cho bài giảng
để học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức hơn.


- Tư liệu giúp giáo viên cập nhập những kiến thức mới, thành tựu mới của khoa học,
các tin tức thời sự, nhờ thế học sinh có vốn sống thực tế hơn.


- Bài giảng có nhiều tư liệu sẽ sinh động hấp dẫn, học sinh thêm hứng thú học tập.
- Việc giáo viên thường xuyên sử dụng các tư liệu dạy học sẽ tập cho học sinh thêm
khả năng liên hệ những điều đã học với thực tế, có thói quen theo dõi sách báo, các phương
tiện thông tin đại chúng.


- Làm cho học sinh thấy rõ ích lợi của việc học, thêm u thích mơn hóa.


<i>1.5.2.2. u cầu của tư liệu </i>



- Chính xác, cụ thể, chứa lượng thông tin cần thiết.
- Cập nhật thường xuyên.


- Nêu nguồn trích dẫn để tăng thêm độ tin cậy.


<i>1.5.2.3. Tác dụng của việc sử dụng tranh ảnh, hình vẽ </i>


- Giúp giáo viên dễ dàng tăng cường lượng thơng tin một cách có hiệu quả.


- Có thể thay thế những vật thật q nhỏ bé, khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường
hoặc không thể quan sát được trực tiếp do bị che khuất.


- Có thể thay thế những vật thật q lớn, nguy hiểm, khơng thể tới gần.


- Có thể thay thế các thí nghiệm khó, nguy hiểm, khơng có điều kiện tiến hành.
- Có thể thay thế những vật thật mà lời nói, chữ viết khơng thể nào mơ tả được.


- Có thể bỏ qua những chi tiết thứ yếu, không quan trọng giúp học sinh hiểu nhanh,
chính xác.


- Giúp giáo viên tiết kiệm thời gian do khơng phải mơ tả, giải thích dài dịng bằng
lời.


- Thơng tin được truyền đạt bằng hình ảnh sinh động, hấp dẫn nên làm học sinh chú
ý, nhớ lâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>1.5.2.4. Yêu cầu của tranh ảnh tốt </i>


- Phải sáng sủa, dễ coi.



- Tỷ lệ kích thước hài hịa, cân đối.


- Màu sắc phù hợp, không quá sặc sỡ lòe loẹt.


- Cần thể hiện rõ ràng nội dung kiến thức cần truyền đạt.


- Chọn những tranh ảnh khơng có q nhiều chi tiết gây rối mắt học sinh.


<i>1.5.2.5. Một số chú ý khi sử dụng tư liệu, tranh ảnh trong dạy học </i>


- Cần kết hợp với phương pháp dùng lời, tránh tình trạng cho học sinh xem tư liệu,
tranh ảnh mà khơng có lời giải thích.


- Sử dụng vừa phải để bài giảng không đi lệch trọng tâm.


- Khi sử dụng tranh ảnh giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi về
nội dung bức tranh, có thể yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi về nội dung bức tranh, có
thể nêu câu gợi ý, dẫn dắt hoặc giới thiệu thêm một số sự kiện có liên quan giúp cho việc tri
giác được sâu sắc, đầy đủ.


<i><b>1.5.3. </b><b>Phương pháp seminar </b></i>


Phương pháp seminar là một trong những phương pháp dạy học hiện đại, trong đó
học sinh, sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định dưới
sự điều khiển trực tiếp của giáo viên rất am hiểu vấn đề này.


<i>1.5.3.1. Tác dụng của phương pháp seminar </i>


 Đối với học sinh:



- Tạo động cơ học tập, học chủ động, tích cực.
- Học cách suy nghĩ về những vấn đề của mơn học.


- Đánh giá tính logic quan điểm của người khác và của chính mình.


- Mở rộng, đào sâu tri thức, biết cách giải quyết thắc mắc khoa học có liên quan.
- Bồi dưỡng niềm tin khoa học, thói quen làm việc khoa học, khắc phục hạn chế cá
nhân.


- Phát triển khả năng diễn đạt trước tập thể.
 Đối với giáo viên:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, đồng thời tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy của bản thân cho
phù hợp.


<i>1.5.3.2. Các yêu cầu để tổ chức phương pháp seminar có hiệu quả </i>


 Đối với giáo viên:


- Phải có đủ trình độ lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực khoa học của mình.


- Phải chuẩn bị chu đáo: lập kế hoạch về nội dung và tổ chức. Nội dung bản kế hoạch
bao gồm các mục: tên đề tài, mục đích seminar, thời gian, phân cơng người điều khiển và
thư kí.


- Khơng đưa ra quá nhiều vấn đề.


- Cung cấp cho học sinh thông tin, cần thiết cho việc thảo luận.


- Những chỗ cần giải thích khơng nên tiết kiệm lời sẽ gây lỗ hổng kiến thức cho học


sinh.


- Biết gợi mở, khen ngợi, khuyến khích, động viên.
 Đối với học sinh:


- Đối với người báo cáo:


+ Trình bày khoảng 5-10 phút.


+ Nội dung báo cáo cần thể hiện được 3 yêu cầu: lý luận, thực tiễn, đề xuất
được ý kiến mới.


+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn, có minh họa.
+ Nêu ra trước tập thể những điều chưa rõ hoặc chưa hiểu.
+ Tôn trọng và thừa nhận sự đóng góp của người khác.


+ Đối với những thắc mắc của người nghe, cố gắng suy nghĩ nhanh và sâu để
có thể giải đáp hoặc phải ghi nhận để tìm hiểu thêm.


- Đối với người tham gia phát biểu ý kiến:


+ Chú ý lắng nghe báo cáo và ghi lại những điểm cơ bản.


+ Phát biểu ý kiến ngắn gọn, súc tích, tránh lặp lại nhiều lần, dài dòng.


+ Khi tranh luận phải biết bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình, tự tin, dũng
cảm, nhưng cũng phải bình tĩnh, khơng nóng nảy và biết sữa chữa sai sót.


<i><b>1.5.4. Thi</b><b>ết kế website giáo dục môi trường </b></i>



<i>1.5.4.1. Ưu điểm của website </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Người học có thể tiềm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn các thơng
tin bổ ích cần thiết.


- Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website linh động , hấp dẫn, tiện
dụng cho người học, góp phần nâng cao hứng thú học tập.


<i>1.5.4.2. Hạn chế của website </i>


- Hiện nay, website còn chưa phổ biến đối với học sinh trung học.


- Việc xây dựng và duy trì một website cần có một khoảng tài trợ và đội ngũ chuyên
viên lập trình và các nhà chun mơn.


- Ở Việt Nam, cước phí sử dụng internet cịn cao, tốc độ truyền tải còn thấp.


<i><b>1.5.5. Thi</b><b>ết kế mođun giáo dục môi trường </b></i>


<i>1.5.5.1. Khái niệm mođun giáo dục môi trường </i>


Mođun là một phần hay một bộ phận trong một tổng thể, một hệ thống, nhưng nếu
tách riêng ra thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chức năng riêng của mình.
Mođun dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc lập tương đối. Một
mođun GDMT là một chuỗi các việc làm nhằm khai thác kiến thức vốn có của SGK, để đạt
mục tiêu GDMT đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình của một bài giảng thơng thường.


<i>1.5.5.2. Đặc trưng cơ bản của mođun giáo dục môi trường </i>


- Chứa đựng một chuỗi các việc làm GDMT được cấu trúc xung quanh một nội dung


có sẵn trong SGK với tính huống cụ thể liên quan.


- Có mục tiêu rõ ràng, dễ đánh giá và giám sát.


- Có sự thống nhất trong các hoạt động dạy, học và kiểm tra, đánh giá.


- Có tính mềm dẻo thích ứng với nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức
khác nhau nhưng đều đi tới mục tiêu chung.


<i><b>1.5.6. Giáo d</b><b>ục môi trường qua hoạt động ngoại khóa </b></i>


Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động học tập, giáo dục học sinh được tổ chức
ngồi chương trình bắt buộc và tự chọn do giáo viên điều khiển, có sự hỗ trợ của các đoàn
thể, xã hội.


<i>1.5.6.1. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa </i>


 Tác dụng giáo dục:


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Giúp q trình dạy bộ mơn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học tập của học
sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho học sinh lịng hăng say u cơng việc, đó là điều kiện
phát triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.


 Tác dụng giáo dưỡng:


- Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh, kiến thức
học sinh thu nhận được sẽ sâu sắc hơn.


- Góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh.
- Học sinh thu nhận được nhiều kiến thức dưới nhiều hình thức như: tổ ngoại khóa,


câu lạc bộ hóa học, hội thi,…


 Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:


- Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh được rèn luyện một số kĩ năng như: tập nghiên
cứu một vấn đề, thuyết minh trình bày trước đám đơng, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị
thường gặp trong đời sống, những máy móc từ đơn giản tới hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở ở
học sinh tình cảm nghề nghiệp và bước đầu có ý thức về nghề nghiệp mà học sinh sẽ chọn
trong tương lai.


<i>1.5.6.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa hóa học thường gặp </i>


- Tham quan nhà máy hóa chất, cơ sở sản xuất, các ruộng thí nghiệm.
- Thi học sinh giỏi hóa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<i><b>Tóm t</b><b>ắt chương 1 </b></i>


Trên đây là những nghiên cứu của tác giả về cơ sở lí luận của việc tích hợp giảng dạy
nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở trường THPT. Trong chương này, tác giả đã
trình bày:


- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.


- Những lí luận cơ bản về hoạt động GDMT ở THPT bao gồm mục đích, nhiệm vụ,
nguyên tắc, phương hướng, biện pháp GDMT; lí luận về tích hợp trong dạy học hóa học.


- Các phương pháp GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b> </b>




<b>Chương 2. </b>

<b>TÍCH H</b>

<b>ỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG </b>


<b> TRONG CÁC BÀI GI</b>

<b>ẢNG HÓA HỌC </b>



<b> </b>

<b>Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG </b>



<b>2.1. Yêu cầu GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT </b>


- Đưa GDMT vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với mơi trường của
trường học. Những vấn đề trọng tâm của GDMT phải trực tiếp liên quan đến môi trường của
địa bàn nhà trường.


- Triển khai GDMT bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện để thu được
hiệu quả thực tiễn. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường.


- Kết hợp cung cấp các kiến thức về môi trường với rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi
trường, làm cho người học nhận thấy giá trị của môi trường đối với chất lượng cuộc sống,
sức khỏe và hạnh phúc của con người.


- Nhà trường phối hợp với các khối đoàn thể xã hội tại địa phương tổ chức cho HS
tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.


- Kết hợp GDMT ở hầu hết các môn học và các cấp bậc học.
<b>2.2. Nguyên tắc lựa chọn bài học để tích hợp nội dung GDMT </b>


- Nội dung bài học có liên quan đến thực tiễn, những vấn đề mơi trường tồn cầu.
Ví dụ: Bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học 10 cơ bản)
có những nội dung liên quan đến thực tiễn và vấn đề mơi trường tồn cầu là: ơ nhiễm khơng
khí, mưa axit, hậu quả của mưa axit.


- Nội dung bài học không quá nặng, không quá nhiều kiến thức trọng tâm, để GV có


thời gian cho hoạt động tích hợp nội dung GDMT.


Ví dụ: Nội dung bài Oxi – Ozon (Hóa học 10 cơ bản) khá đơn giản, ngắn gọn, dễ
hiểu nên GV có thể dành thời gian cho việc giảng dạy nội dung GDMT liên quan đến vấn đề
mơi trường tồn cầu là ơ nhiễm khơng khí và lỗ thủng tầng ozon. Để tiết kiệm thời gian, GV
có thể chia nhóm HS, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về nhà chuẩn bị trước, đến tiết dạy, GV
chỉ yêu cầu HS lên báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>2.3. Các bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT </b>


<i><b>2.3.1. L</b><b>ớp 10 </b></i>


<i>Bảng 2.1. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 10) </i>


<b>Tên bài </b> <b>Nội dung tích hợp </b>


Bài 22 . Clo Tính độc của clo.


Các biện pháp xử lí ơ nhiễm khí clo.
Bài 23. Hiđroclorua – Axit


clohiđric và muối clorua


Ảnh hưởng của khí hiđroclorua tới hiện tượng mưa axit.


Bài 24. Sơ lược về hợp chất
chứa oxi của clo


Các ứng dụng của nước Giaven và clorua vôi: tẩy uế, xử
lí các chất độc để bảo vệ môi trường.



Bài 25. Flo – Brom – Iot Tính độc của flo, brom và ảnh hưởng đối với mơi trường.
Bài 29. Oxi – Ozon Ơ nhiễm khơng khí và biện pháp khắc phục.


Sự suy giảm tầng ozon và bảo vệ tầng ozon.
Bài 32. Hiđrosunfua – Lưu


huỳnh đioxit – Lưu huỳnh
trioxit


Ảnh hưởng của khí H2S đến môi trường.


Chất thải công nghiệp và sự ô nhiễm không khí.


Bài 33. Axit sunfuric – Muối
sunfat


Mưa axit và hậu quả của mưa axit.


<i><b>2.3.2. L</b><b>ớp 11 </b></i>


<i>Bảng 2.2. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 11) </i>


<b>Tên bài </b> <b>Nội dung tích hợp </b>


Bài 3. Sự điện li của nước. pH.
Chất chỉ thị axit - bazơ


Trong nông nghiệp, cần giữ độ pH ổn định của môi
trường sống cho động thực vật.



Bài 4. Phản ứng trao đổi ion
trong dung dịch các chất điện li


Sự ô nhiễm nước và cách xử lí nước.


Bài 8. Amoniac và muối amoni Khí NH<sub>3</sub> gây ơ nhiễm mơi trường.


Trong phản ứng tổng hợp NH3, cần xử lí chất thải từ nhà


máy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

khơng khí.


Nồng độ nitrat cao trong cơ thể gây ung thư.
Bài 10. Photpho Photpho trắng rất độc, gây bỏng nặng.


Bài 12. Phân bón hóa học Phân bón hóa học có thể gây ơ nhiễm đất, khơng khí nên
cần sử dụng phân bón hiệu quả và an tồn.


Bài 16. Hợp chất của cacbon Hạn chế và khơng thải CO, CO<sub>2</sub> vào khí quyển để bảo vệ
mơi trường.


Khí CO<sub>2</sub> là tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính.
Bài 18. Cơng nghiệp silicat u quý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Bài 25. Ankan Đốt cháy ankan khơng hồn tồn sinh ra khí CO gây ơ
nhiễm mơi trường sống và độc hại cho sức khỏe con
người.



Phương pháp khí sinh học biogas tận dụng rác thải để tạo
nguồn năng lượng sạch.


CH<sub>4</sub> là một trong tác nhân gây hiệu ứng nhà kính.


Bài 29. Anken Các sản phẩm trùng hợp (PE, PP) có nhiều ứng dụng
nhưng khó phân hủy sẽ tạo nên gánh nặng về môi trường.
Bài 30. Ankađien Đốt cao su sẽ thải nhiều khí độc vào mơi trường.


Bài 35. Benzen và đồng đẳng
Một số hiđrocacbon thơm khác


Hơi benzen rất độc, bền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường.


Bài 37. Nguồn hiđrocacbon
thiên nhiên


Dầu mỏ và các sản phẩm dễ làm ơ nhiễm mơi trường.
Xử lí các chất thải công nghiệp.


Bài 39. Dẫn xuất halogen của
hiđrocacbon


Các dẫn xuất halogen (2,4-D; 2,4,5-T; DDT, 666,…) có
độc tính cao, phân hủy chậm gây tác hại đối với con
người và môi trường sống.


Bài 40. Ancol Tác hại của metanol, etanol đối với sức khỏe con người
và ơ nhiễm khơng khí trong nhà.



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Bài 44. Anđehit - Xeton Tính độc hại của fomanđehit, axeton .


<i><b>2.3.3. L</b><b>ớp 12 </b></i>


<i>Bảng 2.3. Các bài có thể tích hợp nội dung GDMT (lớp 12) </i>


<b>Tên bài </b> <b>Nội dung tích hợp </b>


Bài 3. Khái niệm về xà phòng
và chất giặt rửa tổng hợp


Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp là ngun nhân chính
gây ơ nhiễm nguồn nước.


Giáo dục học sinh ý thức quản lí nước thải trong cuộc
sống và bảo vệ tài nguyên môi trường.


Bài 5. Glucozơ Giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của cây xanh và tài
nguyên rừng.


Bài 6. Saccarozơ, tinh bột và
xenlulozơ


Bài 14. Vật liệu polime Các vật liệu polime thường sử dụng trong đời sống và các
tác hại lâu dài đến môi trường.


Tái chế đồ phế thải polime.


Bài 21. Điều chế kim loại Sản xuất các kim loại và xử lí chất thải gây ảnh hưởng


đến môi trường.


Bài 26. Kim loại kiềm thổ và
hợp chất quan trọng của kim
loại kiềm thổ


Cách xử lí nước cứng.


Bài 33. Hợp kim của sắt Sản xuất gang thép và ô nhiễm môi trường.
Bài 36. Sơ lược về niken, kẽm,


chì, thiếc


Các kim loại nặng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
và làm ô nhiễm nguồn nước.


Bài 40. Nhận biết một số ion
trong dung dịch


Một số ion gây ô nhiễm môi trường nước.


Bài 41. Nhận biết một số chất
khí


Một số chất khí gây tác động đến con người và khí quyển
(CO, CO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>, H<sub>2</sub>S, NH<sub>3</sub>,…).


Bài 45. Hóa học và vấn đề mơi
trường



</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>2.4. Các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học </b>


- Sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh, tranh vẽ, mẫu vật, mơ
hình,…giúp giáo viên dễ dàng tăng cường lượng thơng tin một cách có hiệu quả, tiết kiệm
thời gian, giờ học sinh động, hấp dẫn.


- Không làm thay đổi tính đặc trưng mơn học, khơng được biến bài học bộ môn thành
bài học GDMT.


- Khai thác nội dung GDMT có chọn lọc, có tính tập trung vào chương mục nhất
định, khơng tràn lan, tùy tiện


- Phát huy cao độ hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và kinh nghiệm thực tế
các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc với thực tế.


<b>2.5. Quy trình thi</b><i><b>ết kế giáo án tích hợp nội dung GDMT </b></i>


<i><b>2.5.1. </b><b>Bước 1: Xác định mục tiêu chính của bài học và mục tiêu GDMT </b></i>


Có hai mục tiêu cần xác định khi thiết kế bài giảng có tích hợp nội dung GDMT:
- Mục tiêu thứ nhất là các yêu cầu chung của bài học bao gồm kiến thức, kĩ năng,
tình cảm, thái độ.


- Mục tiêu thứ hai là kiến thức giáo dục môi trường.


<i><b>2.5.2. </b><b>Bước 2: Chia nội dung bài học thành từng phần tương ứng với các hoạt </b></i>


<i><b>động </b></i>


Sau khi đã xác định mục tiêu của bài học, giáo viên có thể dựa vào cấu trúc của bài


học theo SGK để chia nội dung bài học thành từng phần, mỗi phần tương ứng với một hoạt
động. Mỗi hoạt động nghiên cứu một nội dung hoặc nhiều nội dung nhỏ có mối liện hệ với
nhau. Với những nội dung lớn, giáo viên cần phân chia thành nhiều hoạt động để học sinh
dễ dàng tìm hiểu và tiếp nhận tri thức.


<i><b>2.5.3. </b><b>Bước 3: Chọn hoạt động có thể tích hợp nội dung GDMT </b></i>


Việc lựa chọn nội dung tích hợp GDMT là khâu cần thiết trong thiết kế bài giảng.
Trên thực tế, nội dung GDMT thường được tích hợp vào phần “tính chất vật lý”, “tính chất
hóa học”, “ứng dụng”. Khi lựa chọn hoạt động tích hợp nội dung GDMT, giáo viên cần lưu
ý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Nội dung GDMT phải gần gũi, thực tế tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tìm hiểu
và lĩnh hội tri thức.


<i><b>2.5.4. </b><b>Bước 4: Dự tính thời gian cho từng hoạt động </b></i>


Sau khi phân chia hoạt động, giáo viên cần xác định thời gian dành cho mỗi hoạt
động. Giáo viên nên phân phối thời gian hợp lí cho từng hoạt động, những họat động là
trọng tâm của bài học giáo viên cần phải dành nhiều thời gian. Riêng đối với những hoạt
động có nội dung GDMT, giáo viên chỉ nên dành khoảng 5-10 phút, tránh việc biến bài học
bộ môn thành bài học GDMT.


<i><b>2.5.5. </b><b>Bước 5: Lựa chọn phương pháp dạy học cụ thể </b></i>


- Nội dung GDMT luôn gắn với thực tiễn đời sống, xã hội và rất gần gũi với học
sinh. Do đó, để có thể phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học, giáo viên có thể sử
dụng một số hình thức sau:


+ Giáo viên nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn cuộc


sống và liên quan đến nội dung bài học và yêu cầu học sinh cùng thảo luận để phát hiện vấn
đề và giải quyết vấn đề.


+ Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm học sinh. Học sinh về nhà thu
thập các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, hình vẽ, viết báo cáo và phân cơng người trình bày
trước lớp. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh nhận xét, tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau. Cuối tiết học, giáo viên đánh giá chung và cho điểm dựa trên mức độ hoàn thành
nhiệm vụ, báo cáo, bảo vệ quan điểm và ý kiến đóng góp của mỗi nhóm.


- Trên cơ sở đặc điểm về nội dung của chương, bài, khối lớp, phương pháp dạy học
các bài cụ thể có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Một số phương pháp dạy học mà giáo
viên thường vận dụng để tích hợp nội dung GDMT vào trong bài giảng:


+ Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
+ Phương pháp trực quan nghiên cứu.
+ Phương pháp seminar, thảo luận nhóm.


<i><b>2.5.6. </b><b>Bước 6: Thiết kế các hoạt động dạy học </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

học theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi hỏi sự tích hợp các kĩ
năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ khơng phải sự tác động các hoạt
động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.


Như vậy, giáo án của một giờ học hóa học theo quan điểm tích hợp là một bản thiết
kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội
tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ
mơn. Đó là một bản thiết kế gồm hai phần hợp thành thống nhất hữu cơ với nhau.


- Một là, hệ thống các tình huống dạy học do giáo viên thiết kế phù hợp với tính chất
và trình độ tiếp nhận của học sinh.



- Hai là, hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống do giáo viên
sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận, tìm kiếm và phát hiện
ra kiến thức.


<i><b>2.5.7. </b><b>Bước 7: Chuẩn bị </b></i>


- Các thơng tin minh họa.


- Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung mà giáo viên cần giới thiệu.


- Tư liệu, câu hỏi liên hệ liên quan đến nội dung giáo dục mơi trường cần tích hợp.
<b>2.6. Thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung GDMT </b>


Trong quá trình thực hiện đề tài các giáo án tích hợp nội dung GDMT, tác giả đã
soạn và thực nghiệm các bài sau:


- Lớp 10


+ Bài 29. Oxi – Ozon.


+ Bài 32. Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit.
- Lớp 11


+ Bài 25. Ankan (tiết 2).
+ Bài 29. Anken (tiết 2)


+ Bài 39. Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
- Lớp 12



+ Bài 14. Vật liệu polime..


+ Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Nội dung của các bài thực nghiệm trên có liên quan rất nhiều đến GDMT nên tác giả
tâm đắc và quyết định lựa chọn.


Các giáo án của các bài thực nghiệm được đính kèm theo file của luận văn.


Do việc quy định số trang luận văn có giới hạn nên tác giả chỉ xin trình bày nội dung
chính của bài trong đó có tích hợp nội dung GDMT, cịn các hoạt động khác như kiểm tra
bài cũ, mở đầu bài giảng, củng cố kiến thức…tác giả không đưa vào luận văn.


<i><b>2.6.1. Giáo án bài Oxi – Ozon (Hóa h</b><b>ọc 10 cơ bản) </b></i>


<b>BÀI 29. OXI – OZON </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Vị trí và cấu tạo nguyên tử oxi, cấu tạo phân tử O2.


- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi và ozon và ozon thể hiện tính oxi
hóa mạnh hơn oxi.


- Vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên Trái Đất.
HS hiểu:



- Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của O2, O3.


- Nguyên tắc điều chế oxi trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
<b>2. Về kĩ năng </b>


- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất và phương pháp điều
chế.


- Viết phương trình phản ứng.
- Nhận biết các khí.


<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon.


<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đàm thoại nêu vấn đề + trực quan + thảo luận nhóm. </b>
- Tích hợp nội dung GDMT vào phần ứng dụng của oxi, ozon trong tự nhiên, ứng
dụng của ozon.


- Phương pháp giảng dạy nội dung tích hợp: trực quan + thảo luận nhóm.
<b>C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Tranh ảnh, hình vẽ về ứng dụng của oxi, lớp mù quang hóa bao phủ thành phố, tầng
ozon,…


- Hóa chất: Bình chứa oxi, Fe, C, C2H5OH, KMnO4.


- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá thí nghiệm, cặp gỗ, đèn cồn, bát sứ, muôi sắt.
HS:



- Chuẩn bị bài theo SGK.
<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của GV </b> <b>Hoạt động của HS </b>


<b>A. OXI </b>


<b>I. VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Tìm hiểu vị trí và cấu tạo của </b></i>


<i><b>nguyên t</b><b>ố oxi </b></i>


- GV yêu cầu HS dựa vào bảng tuần hoàn để
xác định vị trí của nguyên tố oxi.


- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của
nguyên tử O từ đó suy ra CTPT, CTCT


HS: Xác định vị trí của nguyên tố oxi.
- Số thứ tự: 8


- Chu kì: 2
- Nhóm VIA.


HS: O (z = 8): 1s22s22p4
- CTPT: O2


- CTCT: O=O
<b>II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ </b>



<i><b>Ho</b><b>ạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của </b></i>


<i><b>oxi </b></i>


- GV cho HS quan sát bình đựng khí oxi,
nghiên cứu SGK và yêu cầu HS nêu các tính
chất vật lí của oxi.


- GV yêu cầu HS xác định tỉ khối hơi của
oxi so với khơng khí.


- GV giới thiệu thêm: khí oxi tan ít trong
nước, nhiệt độ sơi của oxi là -183o<sub>C. </sub>


HS:


- Khí oxi khơng màu, khơng mùi, khơng vị,
nặng hơn khơng khí.


-
2


O /kk


32


d 1,1


29



= =


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<i><b>Ho</b><b>ạt động 3: Nghiên cứu cấu tạo để suy ra </b></i>


<i><b>tính ch</b><b>ất hóa học của oxi </b></i>


- GV đặt vấn đề: Từ cấu hình electron của
oxi, em hãy cho biết khi tham gia phản ứng
hóa học, nguyên tử oxi có khuynh hướng
nhường hay nhận electron?


- GV giới thiệu thêm về độ âm điện của oxi
(3,44) chỉ kém flo (3,98) và yêu cầu HS kết
luận về độ hoạt động hóa học của nguyên tố
oxi, số oxi hóa của oxi trong hợp chất.


- HS nhận xét: Nguyên tử oxi có 6e lớp
ngồi cùng nên khi tham gia phản ứng hóa
học có khuynh hướng dễ dàng nhận thêm 2e.


O + 2e → O


2-- HS: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động
hóa học, có tính oxi hóa mạnh.


- Số oxi hóa oxi trong hợp chất là -2.


<b>1. Tác dụng với kim loại </b>



<i><b>Ho</b><b>ạt động 4 : Tác dụng với kim loại </b></i>


- GV làm thí nghiệm: Cho dây sắt nóng đỏ
cháy trong bình khí oxi.


- GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng, giải
thích bằng phương trình phản ứng và xác
định số oxi hóa của các nguyên tố trong
phương trình phản ứng.


- GV kết luận về khả năng phản ứng của oxi
với kim loại: Oxi tác dụng với hầu hết các
kim loại (-Au, Ag, Pt).


- HS quan sát thí nghiệm, nhận xét, viết
phương trình phản ứng:


o


8
+
0 0 <sub>t</sub> 3 -2


2 3 4


3Fe +2 O →Fe O


<b>2. Tác dụng với phi kim </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Tác dụng với phi kim </b></i>



- GV làm thí nghiệm: Đốt cháy một mẩu
than ngồi khơng khí sau đó đưa vào bình
khí oxi.


- GV u cầu HS quan sát hiện tượng, nhận
xét, viết phương trình phản ứng, xác định số
oxi hóa các nguyên tố.


- GV kết luận về khả năng phản ứng của oxi
với phi kim: Oxi tác dụng hầu hết với phi


- HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và
viết phương trình phản ứng:


o


0 0 +4 -2
t


2 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

kim (-halogen).


<b>3. Tác dụng với hợp chất </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 6: Tác dụng với hợp chất </b></i>


- GV làm thí nghiệm: Đốt C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>OH trong
bát sứ ( có mặt của oxi khơng khí).



- GV u cầu HS quan sát hiện tượng, viết
phương trình phản ứng.


- GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng
khí CO cháy trong oxi.


- GV hướng dẫn học sinh rút ra kết luận.


- HS quan sát hiện tượng và viết phương
trình phản ứng:


o


-2 0 +4 -2 -2


t


2 <sub>5</sub> 2 2 <sub>2</sub>


C H OH+ 3O →2C O +3H O


o


0 +4 -2
t


2 2


2 C O+ O 2C O



2
+


→


- HS: Oxi có tính oxi hóa mạnh, tác dụng
được với kim loại, phi kim, hợp chất,…
<b>IV. ỨNG DỤNG </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 7: Tìm hiểu ứng dụng của oxi </b></i>


- GV cho HS quan sát một số hình ảnh


<i> + Hình 1: Mơi trường khơng khí trong </i>


<i>lành. </i>


<i> + Hình 2: Mơi trường khơng khí xung </i>


- HS quan sát và rút ra nhận xét về các hình
ảnh


<i> + Hình 1: Mơi trường trong lành, có đủ </i>


<i>oxi giúp cây xanh phát triển tốt. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>quanh một nhà máy bị ơ nhiễm. </i>


<i> + Hình 3: Cây cối ở vùng bị ô nhiễm. </i>



<i>- GV yêu cầu HS nhận xét về tầm quan trọng </i>


<i>của oxi đối với sự sống. </i>


<i>- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về </i>


<i>sự ô nhiễm khơng khí. Từ đó GV u cầu HS </i>
<i>đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường ở </i>
<i>địa phương. </i>


<i>- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh </i>


<i>về ứng dụng của oxi. </i>


- <i>HS đưa ra ý kiến: Khí oxi rất cần thiết cho </i>


<i>sự sống của sinh vật cũng như con người. </i>


<i>Khơng khí bị ơ nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức </i>


<i>khỏe của con người và các sinh vật,… </i>


- HS đưa ra ý kiến:


<i> + Trồng cây xanh. </i>


<i> + Hạn chế việc thải khí độc. </i>


<b>V. ĐIỀU CHẾ </b>



<i><b>Ho</b><b>ạt động 8: Phương pháp điều chế oxi </b></i>


<b>1. Điều chế oxi trong phịng thí nghiệm </b>
- GV làm thí nghiệm điều chế O<sub>2</sub> bằng cách
nhiệt phân KMnO<sub>4</sub>.


- GV gợi ý HS quan sát, rút ra nhận xét về
cách thu khí oxi và nhận biết khí oxi. Viết
phương trình phản ứng.


<b>2. Sản xuất oxi trong công nghiệp </b>


- GV giới thiệu cho HS về sản xuất oxi trong
công nghiệp:


+ Từ khơng khí:


- HS trả lời:


+ Thu qua nước.


+ Làm bùng cháy mẫu than hồng.
+ Phương trình phản ứng


o


t


4 2 4 2 2



</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

+ Từ nước


+ Khơng khí.
+ Điện phân nước:


dp


2 2 2


2H O→2H ↑+ O ↑
<b>B. OZON </b>


<b>I. TÍNH CHẤT </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 9: Tìm hiểu tính chất của ozon </b></i>


<b>1. Tính chất vật lí </b>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu tính
chất vật lí của oxi: trạng thái, nhiệt độ hóa
lỏng, tính tan trong nước.


<b>2. Tính chất hóa học </b>


- GV yêu cầu HS so sánh tính oxi hóa của
oxi và ozon.


- HS: Khí O<sub>3</sub> màu xanh nhạt, mùi đặc trưng,
hóa lỏng ở nhiệt độ -112oC, tan trong nước


nhiều hơn so với oxi.


- HS: Tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi.
- Ozon oxi hóa được hầu hết các kim loại:


Ag + O<sub>2</sub> → không xảy ra
2Ag + O<sub>3</sub> → Ag<sub>2</sub>O + O<sub>2</sub>


- Ozon oxi hóa được nhiều phi kim, nhiều
hợp chất hữu cơ và vô cơ.


<b>II. OZON TRONG TỰ NHIÊN </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 10: Tìm hiểu ozon trong tự </b></i>


<i><b>nhiên </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao câu hỏi
cho mỗi nhóm.


<i><b> + Câu 1: T</b>ầng ozon được hình thành như </i>


<i>thế nào? </i>


<i><b> + Câu 2: Vai trò c</b>ủa tầng ozon. </i>


<i><b> + Câu 3: Nguyên nhân gây suy gi</b>ảm tầng </i>


<i>ozon. </i>



- GV bổ sung thông tin cho HS về hợp chất
CFC.


<i> + Các dẫn xuất hiđrocacbon như </i>


<i>CF<sub>2</sub>Cl<sub>2</sub>, CFCl<sub>3</sub> (cịn gọi là CFC),…có tên </i>
<i>thương mại là feron. </i>


<i> + Là chất khí rất bền, đặc biệt khơng </i>
<i>cháy, khơng ăn mịn kim loại, có tính độc </i>
<i>thấp, khơng có mùi, dễ bay hơi do nhiệt độ </i>


<i>sơi thấp (- 30oC). </i>


- HS thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến.


<i><b>Câu 1: S</b>ự hình thành tầng ozon </i>


<i>- Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển trên </i>


<i>cao, cách mặt đất từ 20-30 km. </i>


<i>- Tầng ozon được hình thành là do tia tử </i>


<i>ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các phân tử </i>


<i>oxi thành ozon. </i>


<i><b>Câu 2: Vai trò c</b>ủa tầng ozon </i>



<i>- Lớp vỏ che chắn tia tử ngoại, bảo vệ sự </i>


<i>sống trên trái đất </i>


<i>- Giữ ấm trái đất. </i>


<i><b>Câu 3: Nguyên nhân gây suy gi</b>ảm tầng ozon </i>


<i>Do sự tương tác giữa ozon và các nguyên tử </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i> + CFC được dùng làm chất sinh hàn </i>


<i>trong tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, chất xịt </i>


<i>trong các loại thuốc trừ sâu, các loại sơn, </i>


<i>chất chữa cháy, dung môi trong mỹ phẩm. </i>


<i> + CFC khi thải vào không khí thuộc tầng </i>
<i>đối lưu chúng sẽ khuếch tán lên tầng bình </i>
<i>lưu và phá hủy lớp ozon ở tầng này. </i>


<i><b> + Câu 4: H</b>ậu quả sự suy giảm tầng </i>


<i>ozon. </i>


- GV tổng kết lại các ý kiến của HS và chốt
lại nội dung quan trọng.


<i><b>Câu 4: H</b>ậu quả sự suy giảm tầng ozon </i>



<i>- Làm tăng lượng tia cực tím đến bề mặt trái </i>
<i>đất gây hủy hoại sinh quyển: </i>


<i> + Cây trồng bị bệnh, giảm sản lượng. </i>


<i> + Góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. </i>


<i> + Gián tiếp gây ra những biến đổi về khí </i>


<i>hậu và thời tiết. </i>


<i> + Gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt </i>
<i>đối với con người và động vật. </i>


<b>III. ỨNG DỤNG </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 11: Tìm hiểu ứng dụng của khí </b></i>


<i><b>ozon </b></i>


- GV bổ sung thêm cho HS:
<i> + Vai trị của khí ozon: </i>


<i> Hàm lượng ozon thấp khơng gây nguy </i>


<i>hiểm cho con người thậm chí một lượng ít sẽ </i>


<i>cải thiện khơng khí, làm khơng khí tươi mát. </i>



<i> Hàm lượng ozon nhiều (>10-6% theo </i>


<i>thể tích) lại rất độc, có hại cho cơ thể con </i>
<i>người. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

thêm một số ứng dụng khác của ozon.


- Sau đó GV đặt câu hỏi cho HS cùng thảo
lu<i>ận: “Em hãy đưa ra một số giải pháp bảo </i>


<i>vệ tầng ozon”. </i>


<b>- HS nêu: </b>


+ Trong công nghiệp: ozon dùng để tẩy
trắng tinh bột, dầu ăn, vật phẩm khác…
+ Trong y học: chữa sâu răng.


+ Trong đời sống: sát trùng nước sinh
hoạt.


<b>- </b>HS đưa ra ý kiến:


<i> + Sử dụng các chất thay thế cho CFC. </i>


<i> +Thu hồi và phá hủy CFC. </i>


<i><b>2.6.2. </b><b>Giáo án bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Hóa học </b></i>


<i><b>10 cơ bản) </b></i>



<b>BÀI 32. HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT </b>
<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub>, SO<sub>3</sub>.
- Trạng thái tự nhiên và điều chế H<sub>2</sub>S.


- Ứng dụng và điều chế SO2, SO3.


HS hiểu:


- H2S ngồi tính axit yếu cịn có tính khử mạnh.


- Ngun nhân tính khử và tính oxi hóa của SO<sub>2</sub> và SO<sub>3</sub>.
<b>2. Về kĩ năng </b>


- Dựa vào số oxi hóa để dự đốn tính oxi hóa, tính khử.


- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub>, SO<sub>3</sub>.
- Giải bài tập về H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub> phản ứng với dung dịch kiềm.


- Nhận biết các chất khí.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


- Ảnh hưởng của khí H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub> tới sức khỏe và môi trường.
<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đàm thoại nêu vấn đề + trực quan. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

+ Trạng thái tự nhiên và điều chế (A. Hiđro sunfua).


+ Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit (B. Lưu huỳnh đioxit).


- Phương pháp giảng dạy nội dung tích hợp: đàm thoại nêu vấn đề + trực quan.
<b>C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS </b>


GV:


- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Thí nghiệm điều chế H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub>, SO<sub>3</sub>.
HS:


- Chuẩn bị bài theo SGK.
<b>D. TIẾN TRÌNH BẢI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của GV </b> <b>Hoạt động của HS </b>


<b>A. HIĐRO SUNFUA </b>
<b>I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Tìm hiều tính chất vật lý của </b></i>


<i><b>H</b><b>2</b><b>S </b></i>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu
tính chất vật lí của H<sub>2</sub>S:


+ Trạng thái, mùi đặc trưng.


+ Tỉ khối so với khơng khí.
+ Khả năng tan trong nước.
+ Nhiệt độ hóa lỏng.


- <i>GV lưu ý với HS: khí H<sub>2</sub>S rất độc, chỉ </i>
<i>0,1% H<sub>2</sub>S có trong khơng khí đã gây nhiễm </i>
<i>độc mạnh. </i>


<b>- HS nêu: </b>


+ H<sub>2</sub>S là chất khí, mùi trứng thối.


+ Nặng hơn khơng khí (d =34 1,17
29 ≈ )
+ Tan ít trong nước.


+ Hóa lỏng ở nhiệt độ -60oC.


<b>II. TÍNH CHẤT HĨA HỌC </b>


<b>1. Tính axit yếu </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 2: Nghiên cứu tính axit yếu của </b></i>


<i><b>H</b><b>2</b><b>S </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- GV đặt câu hỏi: Khi cho H2S tác dụng với


dung dịch NaOH có thể tạo ra những muối
nào? Viết phương trình hóa học, gọi tên sản


phẩm tạo thành.


- GV đặt câu hỏi: Khi nào tạo ra muối axit
và khi nào tạo ra muối trung hòa?


- HS: Có thể tạo ra 2 muối là muối trung hòa
và mu<b>ối axit. </b>


H<sub>2</sub>S + NaOH → NaHS + H<sub>2</sub>O
<i><b> (N</b><b>atri hiđrosunfua) </b></i>


H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O


<i><b> (Natri sunfua) </b></i>


- HS: dựa vào tỉ lệ số mol


T =
2
NaOH
H S
n
n


+ T ≤ 1⇒ tạo muối NaHS.


+ 1 < T < 2 ⇒ tạo 2 muối NaHS và Na2S.


+ T ≥ 2 ⇒ tạo muối Na2S.



<b>2. Tính khử mạnh </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 3 : Nghiên cứu tính khử mạnh </b></i>


<i><b>c</b><b>ủa H</b><b><sub>2</sub></b><b>S </b></i>


- GV yêu cầu HS nhận xét: số oxi hóa của S
trong hợp chất H<sub>2</sub>S ⇒ H<sub>2</sub>S có tính khử hay
tính oxi hóa?


- GV bổ sung: Tùy vào điều kiện phản ứng
mà H2S có thể bị oxi hóa thành S0, S+4, S+6.


- GV làm thí nghiệm điều chế và đốt cháy
H<sub>2</sub>S trong khơng khí. u cầu HS quan sát
hiện tượng và hướng dẫn HS viết phương
trình hóa học, xác định số oxi hóa.


- GV nêu: Nếu sục khí H<sub>2</sub>S vào dung dịch
nước brom (màu vàng nâu) thì thấy dung
dịch mất màu. Viết phương trình hóa học.
- GV đặt câu hỏi: Tại sao dung dịch H2S để


lâu trong khơng khí bị vẫn đục màu vàng?


- HS: Trong H<sub>2</sub>S, S có số oxi hóa là -2, đây
là số oxi hóa thấp nhất của S ⇒ H<sub>2</sub>S có tính
khử mạnh.


- HS vi<b>ết phương trình hóa học: </b>



-2 0 0 -2


2


2 2


2H S + O →2S + 2H O
o


-2 0 0 -2


t
2


2 2 2


2H S + 3O →2SO + 2H O


- HS viết:


-2 0 +6 -1


2 2 2 2 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- GV kết luận về tính khử của H2S. - HS: Do H2S tiếp xúc với khơng khí và bị


oxi khơng khí oxi hóa, tạo thành S kết tủa
<b>vàng. </b>



<b>III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU </b>


<b>CHẾ </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 4: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên </b></i>


<i><b>và điều chế H</b><b>2</b><b>S </b></i>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát
hình ảnh và rút ra kết luận về trạng thái tự
nhiên của H<sub>2</sub>S.


- GV nêu phương trình phản ứng điều chế
khí H2S.


<b>- HS: H</b>2S có trong một số nước suối, trong


khí núi lửa, xác động thực vật.


FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S


<b>B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT </b>
<b>I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Tìm hiểu tính chất vật lý của </b></i>


<i><b>SO</b><b><sub>2</sub></b></i>


- GV cho HS quan sát bình đựng khí SO2



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
+ Tỉ khối SO<sub>2</sub> so với khơng khí.
+ Khả năng hòa tan trong nước.


- GV bổ sung: SO2 hóa lỏng ở -10oC , ở


20oC, một thể tích nước hịa tan được 40 thể
tích SO2


+ Chất khí, khơng màu, mùi hắc.


+ Nặng hơn không khí (d = 64/29 ≈ 2,2)
+ Tan nhiều trong nước.


<b>II. TÍNH CHẤT HĨA HỌC </b>
<b>1. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 6: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit </b></i>


- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học
của oxit axit và viết phương trình phản ứng
minh họa.


- GV nhắc lại: axit sunfurơ là axit yếu và
không bền, ngay trong dung dịch H2SO3


cũng bị phân hủy thành SO2 và H2O.


- GV hướng dẫn HS cách biện luận sản
phẩm muối dựa vào tỉ lệ số mol.



T =
2
NaOH
SO
n
n


+ T ≤ 1 ⇒ tạo muối NaHSO3.


+ 1 < T < 2 ⇒ tạo 2 muối NaHSO3,


Na<sub>2</sub>SO<sub>3</sub>.


+ T ≥ 2 ⇒ tạo muối Na2SO3.


- HS nhắc lại:


+ Tác dụng với nước → dung dịch axit
tương ứng.


SO2 + H2O ← H→ 2SO3


<i><b> </b><b>(axit sunfurơ) </b></i>


+ Tác dụng với oxit bazơ.


Na2O + SO2 → Na2SO3


+ Tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối.


SO<sub>2</sub> + NaOH → NaHSO<sub>3</sub>


<i><b> </b><b>(Natri hiđrosunfit) </b></i>


SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O


<i><b> (Natri sunfit) </b></i>


<b>2. Lưu huỳnh đioxit là chất khử và chất </b>
<b>oxi hóa </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 7: Nghiên cứu tính khử và tính </b></i>


<i><b>oxi hóa c</b><b>ủa lưu huỳnh đioxit</b></i>


- GV đặt câu hỏi: Tại sao SO<sub>2</sub> vừa là chất
khử vừa là chất oxi hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- GV chốt lại để HS hiểu rõ hơn.
a. Lưu huỳnh đioxit là chất khử


- GV mơ tả thí nghiệm: Khi dẫn khí SO<sub>2</sub> vào
dung dịch brom, dung dịch brom bị mất
màu. GV yêu cầu HS viết phương trình hóa
học, xác định số oxi hóa.


- GV cho HS biết phản ứng này dùng để
nhận biết khí SO<sub>2</sub>.


b. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa



- GV mơ tả thí nghiệm: Khi dẫn khí SO<sub>2</sub> vào
dung dịch axit sunfuhiđric, dung dịch bị vẫn
đục màu vàng. GV yêu càu HS viết phương
trình hóa học, xác định số oxi hóa.


hóa vừa có tính khử.


- HS viết:


+4 0 -1 +6


2 2 2 2 4


S O + B r + 2H O→2H B r + H S O


+4 -2 0


2 2 2


S O + 2H S→3S + 2H O


<b>III. </b> <b>ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ LƯU </b>


<b>HUỲNH ĐIOXIT </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 8: Tìm hiểu ứng dụng và điều </b></i>


<i><b>ch</b><b>ế lưu huỳnh đioxit </b></i>



<b>1. Ứng dụng </b>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, liên hệ
thực tế để nêu các ứng dụng của SO<sub>2</sub>.


<b>2. Điều chế </b>


a. Trong phịng thí nghiệm


<b>- </b>GV cho HS quan sát sơ đồ điều chế SO<sub>2</sub>
trong phóng thí nghiệm và yêu cầu HS viết
<b>phương trình phản ứng. </b>


b. Trong công nghiệp


<b>- GV gi</b>ới thiệu các phương pháp điều chế
SO<sub>2</sub> trong công nghi<b>ệp. </b>


- HS nêu: SO<sub>2</sub> dùng để sản xuất H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>, làm
chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chất chống
nấm mốc lương thực, thực phẩm.


- HS viết:


Na<sub>2</sub>SO<sub>3</sub> + H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> → Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> + SO<sub>2</sub>↑ +
H<sub>2</sub>O


+ Từ S: S + O<sub>2</sub> → SOto <sub>2</sub>
+ Từ quặng pirit sắt (FeS<sub>2</sub>)



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<i><b>Ho</b><b>ạt động 9: Tìm hiểu về ảnh hưởng của </b></i>


<i><b>khí SO</b><b>2</b></i> <i><b>đối với khí quyển và con người. </b></i>


- GV cho HS quan sát hình ảnh về nguồn
phát sinh ra khí SO2 và yêu cầu HS kết luận.


- <i>GV đặt câu hỏi: “Khí SO<sub>2</sub> gây ảnh hưởng </i>
<i>đến con người và khí quyển như thế nào?”. </i>


GV yêu cầu HS cùng thảo luận và trả lời.


- HS:


<i>Nguồn phát sinh khí SO<sub>2</sub>: </i>


<i> + Khói thải từ các nhà máy do hoạt động </i>


<i>công nghiệp, đốt quặng, đốt nhiên liệu. </i>


<i> + Khói thải từ các phương tiện giao </i>


<i>thơng vận tải. </i>


<i> + Hoạt động núi lửa. </i>


- HS trả lời:


<i> + Đối với con người: gây bệnh phổi, viêm </i>
<i>đường hô hấp. </i>



<i> + Đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng </i>


<i>suất. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i>- GV nêu khái niệm mưa axit: là hiện tượng </i>


<i>nước mưa bị axit hóa, nghĩa là nước mưa </i>
<i>chứa các loại axit (HCl, H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>, HNO<sub>3</sub>,…) </i>


<i>với pH < 5,5. </i>


- GV cho HS quan sát hình ảnh về cơ chế
hình thành mưa axit và yêu cầu HS tóm tắt
lại.


- GV cho HS quan sát hình ảnh về hậu quả
của mưa axit và yêu cầu HS rút ra kết luận.


<i>hóa. </i>


<i> + Tạo thành mưa axit. </i>


- HS nêu:


<i> + Giai đoạn 1: khí SO<sub>2</sub></i> <i>được tạo ra từ </i>


<i>việc đốt cháy các nhiên liệu, đốt quặng của </i>


<i>các nhà máy. </i>



<i>S + O<sub>2</sub></i> <i>→ SO</i>to <i><sub>2</sub></i>


<i>4FeS<sub>2</sub> + 11O<sub>2</sub></i> <i>→ 2Fe</i>to <i><sub>2</sub>O<sub>3</sub> + 8SO<sub>2</sub></i>
<i> + Giai đoạn 2: Khí SO2 bay vào khí </i>


<i>quyển, hịa tan vào hơi nước trong các đám </i>


<i>mây: </i>


<i>2SO<sub>2</sub> + O<sub>2</sub> + 2H<sub>2</sub>O </i>→<i> 2H<sub>2</sub>SO<sub>4 </sub></i>


<i> + Giai đoạn 3: Mưa, nước mưa bị axit </i>
<i>hóa và rơi xuống đất gây ra nhiều tác hại </i>
<i>nghiêm trọng. </i>


- HS nêu:


<i> + Phá hủy rừng, cây cối với quy mô lớn. </i>


<i> + Phá hủy hệ sinh thái sông hồ, gây hại </i>
<i>đến các loài cá, động thực vật. </i>


<i> + Làm hư hại nhiều cơng trình kiến trúc. </i>


<i> + Gây hại đến sức khỏe con người. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

- GV yêu cầu HS cùng thảo luận để đưa ra
giải pháp hạn chế khí SO<sub>2</sub>.



- HS nêu:


<i> + Sử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí </i>


<i>SO<sub>2 </sub>và các chất gây ơ nhiễm khác trong khói </i>


<i>cơng nghiệp. </i>


<i> + Hạn chế sử dụng xe máy, xe hơi vì </i>


<i>chúng gây ơ nhiễm. Hưởng ứng đi xe đạp, đi </i>


<i>bộ, sử dụng các phương tiện công cộng.</i>


<b>C. LƯU HUỲNH TRIOXIT </b>
<b>I. TÍNH CHẤT </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 10: Tìm hiểu tính chất của lưu </b></i>


<i><b>hu</b><b>ỳnh trioxit </b></i>


<b>- GV yêu c</b>ầu HS nghiên cứu SGK và yêu
c<b>ầu nhận xét: </b>


+ Trạng thái, màu sắc.


+ Kh<b>ả năng hòa tan trong nước. </b>


- HS nêu:



+ Chất lỏng, không màu.


+ Tan vô hạn trong nước và trong axit
sunfuric.


<b>- GV nêu: SO</b><sub>3</sub> là oxit axit. Yêu cầu HS viết
<b>phương trình phản ứng minh họa. </b>


- HS viết:


+ Tác dụng với nước
SO3 + H2O → H2SO4


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

SO<sub>3</sub> + Na<sub>2</sub>O → Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>.
+ Tác dụng với dung dịch bazơ


SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O


<b>II. ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 11: Tìm hiểu ứng dụng và sản </b></i>


<i><b>xu</b><b>ất lưu huỳnh trioxit </b></i>


- GV hướng dẫn HS đọc SGK - HS:


+ SO<sub>3</sub> là sản phẩm trung gian để điều chế
H2SO4.


+ Sản xuất SO<sub>3</sub> trong công nghiệp:



2SO<sub>2</sub> + O<sub>2</sub>
o


t ,xt


→
← 2SO3


<i><b>2.6.3. Giáo án bài Ankan ( Hóa h</b><b>ọc 11 cơ bản) </b></i>


<b>BÀI 25. ANKAN (Tiết 2) </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của ankan.


- Tầm quan trọng của hiđrocacbon no trong công nghiệp và trong đời sống.
HS hiểu:


- Phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
<b>2. Về kĩ năng </b>


- Viết phương trình phản ứng, xác định được sản phẩm chính của phản ứng thế.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>



- Giáo dục HS hiểu được tầm quan trọng và ứng dụng của hiđrocacbon trong công
nghiệp và trong đời sống.


<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: thuyết trình + đàm thoại nêu vấn đề + trực quan </b>
- Tích hợp nội dung GDMT vào phần phản ứng oxi hóa, ứng dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

GV: Tranh ảnh, hình vẽ về ứng dụng của ankan.
HS: Chuẩn bị bài theo SGK.


<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của GV </b> <b>Hoạt động của HS </b>


<b>III. TÍNH CHẤT HĨA HỌC </b>


<b>1. Phản ứng thế bởi halogen </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Phản ứng thế bởi halogen </b></i>


<i><b>c</b><b>ủa ankan </b></i>


- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm phản
ứng thế và viết phương trình phản ứng thế
giữa metan và clo.


- Tương tự, GV yêu cầu HS viết phương
trình phản ứng thế giữa C<sub>3</sub>H<sub>8</sub> với Cl<sub>2</sub> (1:1)
có mặt as.


- GV nêu quy luật thế: Sản phẩm chính ưu


tiên thế nguyên tử H của cacbon bậc cao
hơn. Từ đó, GV yêu cầu HS xác định sản
phẩm chính của phản ứng trên.


as


4 2 3


CH + Cl →CH Cl + HCl
clo metan (metyl clorua)


as


3 2 2 2


CH Cl + Cl →CH Cl + HCl
điclometan (metylen clorua)


as


2 2 2 3


CH Cl + Cl →CHCl + HCl


triclometan (clorofom)


as


3 2 4



CHCl + Cl →CCl + HCl
tetraclocacbon (cacbon tetraclorua)


CH<sub>3</sub>-CH<sub>2</sub>-CH<sub>3</sub> + Cl<sub>2</sub>


CH<sub>3</sub>-CH-CH<sub>3</sub>
Cl


+ HCl


2-clopropan (57%)


CH<sub>3</sub>CH<sub>2</sub>CH<sub>2</sub>Cl + HCl
1-clopropan (43%)


as


- HS:


+ sản phẩm chính là 2-clopropan.
+ sản phẩm phụ là 1-clopropan.


<b>2. Phản ứng tách </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 2 : Phản ứng tách ankan </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

o


t ,xt



n 2n+2 n 2n 2


C H →C H + H


- GV cho ví dụ và yêu cầu HS viết sản
phẩm phản ứng.


o


t ,xt


3 2 3


CH CH CH →


- GV bổ sung: ở nhiệt độ cao và chất xúc
tác thích hợp, ngồi việc bị tách hiđro, các
ankan có thể bị phân cắt mạch cacbon tạo
thành các phân tử nhỏ hơn.


- GV cho ví dụ:
o


t ,xt


3 2 2 3


CH CH CH CH →


- HS viết sản phẩm:



o
t ,xt


3 2 3 3 2 2


CH CH CH →CH CH=CH + H


CH<sub>3</sub>-CH<sub>2</sub>-CH<sub>2</sub>-CH<sub>3</sub> t


o


, xt


CH<sub>4</sub> + C<sub>3</sub>H<sub>6</sub>
C<sub>2</sub>H<sub>4</sub> + C<sub>2</sub>H<sub>6</sub>
C<sub>4</sub>H<sub>8</sub> + H<sub>2</sub>
<b>3. Phản ứng oxi hóa </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 3: Phản ứng oxi hóa ankan </b></i>


- GV giới thiệu cho HS: khi bị đốt, các
ankan đều cháy và tỏa nhiều nhiệt


o


t


n 2n+2 2 2 2



3n+1


C H + O nCO + (n+1)H O


2 → <sub>- </sub>


GV yêu cầu HS nhận xét số mol CO<sub>2</sub> và
H<sub>2</sub>O sinh ra sau phản ứng.


- GV b<i>ổ sung thông tin: Phản ứng cháy là </i>


<i>phản ứng oxi hóa hồn tồn. Khi đốt cháy </i>


<i>các ankan khơng hồn tồn sinh ra C, </i>
<i>CO…Trong đó, CO rất độc đối với sức </i>
<i>khỏe con người, gây đau đầu, ngạt thở </i>


<i>nhanh chóng vì ái lực của CO với </i>


<i>Hemoglobin (Hb) mạnh hơn rất nhiều so </i>


<i>với oxi làm ngăn cản sự vận chuyển oxi </i>
<i>đến các tế bào, gây thiếu máu tổ chức.</i>


- HS nhận xét:


2 2


CO H O



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>IV. ĐIỀU CHẾ </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 4: Điều chế ankan </b></i>


<b>1. Trong phịng thí nghiệm </b>


- GV giới thiệu: CH4 được điều chế bằng


cách đun nóng CH3COONa khan với hỗn


hợp vơi tơi xút.


<b>2. Trong công nghiệp </b>


- GV hướng dẫn HS đọc SGK và nêu
phương pháp điều chế ankan trong công
nghiệp.


o


CaO


3 <sub>t</sub> 4 2 3


CH COONa + NaOH→CH + Na CO


- HS nêu:


+ Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.


+ Từ khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.


<b>V. ỨNG DỤNG </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của </b></i>


<i><b>ankan </b></i>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho
HS quan sát một số hình ảnh về ứng dụng
của ankan, yêu cầu HS tóm tắt các ứng
dụng.


- GV b<i>ổ sung thơng tin: Khí metan là </i>


<i>thành phần chủ yếu của khí biogas (chiếm </i>


<i>60-70%). Đây là khí sinh học góp phần </i>


<i>tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế các </i>


<i>loại nhiên liệu truyền thống như củi, </i>


<i>than,… góp phần bảo vệ mơi trường. Mơ </i>


<i>hình Biogas hiện nay được sử dụng khá </i>


<i>phổ biến, chủ yếu là các gia đình nông </i>


<i>thôn. </i>



<i> Tuy nhiên, CH<sub>4</sub></i> <i>cũng là một trong các </i>


<i>tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. GV có </i>


thể cho HS nhắc lại nguyên nhân và tác
hại của hiệu ứng nhà kính.


- HS nêu:


+ Nhiên liệu cho động cơ (xăng,
dầu).


+ Dung môi.
+ Chất bôi trơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i><b>2.6.4. Giáo án bài Anken (Hóa h</b><b>ọc 11 cơ bản) </b></i>


<b>Bài 39. ANKEN (tiết 2) </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


<b>HS biết: </b>


- Khái niệm, công thức chung của dãy đồng đẳng anken, phân loại và gọi tên anken.
- Cấu tạo, tính chất hóa học đặc trưng của anken.


- Điều chế và một số ứng dụng của anken.


<b>HS hiểu: </b>


- Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng?
- Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học.
- Nội dung quy tắc Mac-côp-nhi-côp.


<b>2. Về kĩ năng </b>


- Từ công thức cấu tạo biết gọi tên và ngược lại.


- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của anken.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


- Tầm quan trọng của anken và sản phẩm trùng hợp trong đời sống và sản xuất.


- Tác hại của các polime đối với môi trường. Từ đó giáo dục học sinh ý thức sử dụng
h<b>ợp lí các sản phẩm polime. </b>


<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: thuyết trình + đàm thoại nêu vấn đề + trực quan </b>
- Tích hợp nội dung GDMT vào phần ứng dụng của anken.


- Phương pháp giảng dạy nội dung tích hợp : thuyết trình.
<b>C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS </b>


GV:


- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.


- Mơ hình phân tử etilen, etan, xiclopropan, propilen, đồng phân cis-trans của
but-2-en.



HS: ôn tập kiến thức bài ankan và xem trước bài anken.
<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

- GV sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh về các ứng dụng của anken cho HS quan sát và
yêu cầu HS tóm tắt các ứng dụng.


- GV bổ sung kiến thức cho HS:


+ <i>PE, PP được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt như làm ống dẫn nước, chai lọ, vật </i>


<i>liệu cách điện, bao bì, các đồ dùng sinh hoạt. </i>


<i> + PVC dùng để sản xuất đồ gia dụng, áo mưa,… </i>


- <i>GV lưu ý với HS: Các sản phẩm thu được từ sự trùng hợp như vậy có rất nhiều ứng </i>


<i>dụng. Tuy nhiên, đó là những chất rất khó phân hủy, ví dụ như áo mưa hay bao bì thì đến cả </i>
<i>trăm năm vẫn chưa thể phân hủy, do đó sẽ tạo gánh nặng về mơi trường. </i>


- GV cho HS quan sát một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường của rác thải polime.




- T<i>ừ đó, GV nêu: Hiện nay, tại các siêu thị ln khuyến khích sử dụng loại túi chất </i>


<i>liệu bằng giấy thay cho các bao bì nilon. Điều này góp phần bảo vệ mơi trường sống trong </i>


<i>lành của chúng ta. </i>



<i><b>2.6.5. Giáo án bài D</b><b>ẫn xuất halogen của hiđrocacbon ( Hóa học 11 cơ bản) </b></i>


<b>BÀI 39. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Hoạt tính sinh học và ứng dụng của một số dẫn xuất halogen.
HS hiểu:


- Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH.
<b>2. Về kĩ năng </b>


- Gọi tên và viết được công thức những dẫn xuất halogen đơn giản.


- Viết phương trình hóa học của phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH và
phản ứng tách HX.


- Giải bài tập có nội dung liên quan.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


Biết cách sử dụng những lợi ích của các dẫn xuất halogen để tránh gây ô nhiễm môi
trường và tự bảo vệ bản thân.


<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: đàm thoại nêu vấn đề + trực quan + thảo luận nhóm. </b>


- Tích hợp nội dung GDMT vào phần ứng dụng.


- Phương pháp giảng dạy nội dung tích hợp: đàm thoại nêu vấn đề + trực quan + thảo
luận nhóm.


<b>C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS </b>


GV: Phiếu học tập.


HS: Chuẩn bị bài theo SGK, tư liệu về dẫn xuất halogen và lỗ thủng tầng ozon.
<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của GV </b> <b>Hoạt động của HS </b>


<b>I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dẫn </b></i>


<i><b>xu</b><b>ất halogen của hiđrocacbon </b></i>


<b>1. Khái niệm </b>


- GV yêu cầu HS quan sát bảng sau:
Hiđrocacbon CH4 CH2=CH2 C6H6


Dẫn xuất
halogen


CH3Cl
CH3Br


CH2Cl
2


CH2
=CH-Cl


C6H5B
r


HS quan sát và nhận xét:


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm dẫn xuất
halogen.


- GV: Có thể thu được dẫn xuất halogen
của hiđrocacbon bằng cách nào?


- HS trả lời:


+ Thay thế nhóm –OH trong phân tử
ancol bằng nguyên tử halogen.


C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>OH + HBr→ C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>Br + H<sub>2</sub>O
+ Thế nguyên tử H của hiđrocacbon
bằng nguyên tử halogen.


CH<sub>4</sub> + Cl<sub>2</sub> askt→ CH<sub>3</sub>Cl + HCl
+ Cộng halogen hoặc
hiđrohalogenua vào phân tử
hiđrocacbon không no.



CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br


CH<sub>2</sub>=CH<sub>2</sub> + HBr → CH<sub>3</sub>-CH<sub>2</sub>-Br
<b>2. Phân loại </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 2: Tìm hiểu phân loại dẫn </b></i>


<i><b>xu</b><b>ất halogen </b></i>


- GV yêu cầu HS nêu cơ sở để phân loại
dẫn xuất halogen.


- GV: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc
hiđrocacbon thì dẫn xuất halogen được
phân thành những loại nào? Ví dụ?


- HS trả lời:


+ Dựa vào bản chất, số lượng
halogen.


+ Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon.
- HS:


+ Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
no, mạch hở:


CH3Cl: metyl clorua.



CH<sub>2</sub>Cl-CH<sub>2</sub>Cl: 1,2-đicloetan.
+ Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
không no, mạch hở.


CH<sub>2</sub>=CH-Cl: vinyl clorua.


+ Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
thơm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

- GV bổ sung: Người ta còn phân loại dẫn
xuất hiđrocacbon dựa vào bậc của dẫn
xuất halogen.


- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bậc
của nguyên tử C.


- GV: Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc
của nguyên tử C liên kết với nguyên tử
halogen.


CH3C6H4Br: bromtoluen.


- HS: Bậc của nguyên tử C được tính
bằng số liên kết của nó với nguyên tử C
khác.


- HS cho ví dụ:


+ Bậc I: CH3-CH2Cl: etyl clorua.



+ Bậc II: CH<sub>3</sub>-CHCl-CH<sub>3</sub>: isopropyl
clorua.


+ Bậc III: (CH3)3C-Br: tert-butyl


bromua
<b>II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lý </b></i>


<i><b>c</b><b>ủa dẫn xuất halogen </b></i>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu
tính chất vật lí của dẫn xuất halogen.


- HS nêu:


+ Dẫn xuất có phân tử khối nhỏ ở
trạng thái khí, dẫn xuất có phân tử khối
lớn hơn ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
+ Không tan trong nước, tan tốt
trong dung môi hữu cơ.


+ Có hoạt tính sinh học cao.
<b>III. TÍNH CHẤT HĨA HỌC </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học </b></i>


<i><b>c</b><b>ủa dẫn xuất halogen </b></i>



- GV: Liên kết C-X phân cực nên X dễ bị
thay thế bằng nhóm –OH hay tách phân tử
HX.


<b>1. Phản ứng thế nguyên tử halogen </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

- GV: Đun nhẹ hỗn hợp etyl bromua trong
dung dịch NaOH. GV yêu cầu HS viết
phương trình phản ứng minh họa, viết
phương trình tổng quát.


<b>2. Phản ứng tách hiđro halogenua </b>


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu
nhận xét:


+ Điều kiện của phản ứng tách.
+ Sản phẩm phản ứng tách.
+ Viết phương trình minh họa.


- HS viết:


CH3-CH2-Br + NaOH


o


t


→



CH<sub>3</sub>-CH<sub>2</sub>-OH + NaBr
Tổng quát:


R-X + NaOH → ROH + NaX to


- HS thảo luận và trả lời:


+ Điều kiện: kiềm trong etanol và
phải đun sôi.


+ Sản phẩm là anken (nếu là dẫn
xuất monohalogen của hiđrocacbon).
+ Phương trình hóa học.


CH<sub>3</sub>-CH<sub>2</sub>Br + KOH 2 5
o


C H OH
t


→


CH<sub>2</sub>=CH<sub>2</sub> + KBr + H<sub>2</sub>O
<b>IV. ỨNG DỤNG </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của </b></i>


<i><b>d</b><b>ẫn xuất halogen </b></i>


- GV cho HS quan sát các hình ảnh về


ứng dụng của dẫn xuất halogen và yêu
cầu HS nêu ứng dụng của dẫn xuất
halogen.


- GV phân tích thêm các tác hại của dẫn


- HS nêu:


+ Làm nguyên liệu cho tổng hợp
hữu cơ.


Vinyl clorua tổng hợp nhựa PVC.
CH2=CCl-CH=CH2 tổng hợp cao


su cloropren.


CF<sub>2</sub>=CF<sub>2</sub> tổng hợp teflon.
Tổng hợp ancol, phenol.


+ Làm dung môi: clorofom,
1,2-đicloetan, cacbon tetraclorua.


+ Các lĩnh vực khác:


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

xu<i>ất halogen: “ Các dẫn xuất halogen rất </i>


<i>độc đối với con người và môi trường như </i>
<i>2,4-D; 2,4,5-T; DDT. Chúng có độc tính </i>


<i>cao và phân hủy chậm nên chúng đang </i>


<i>được thay thế bằng các chất khác an toàn </i>
<i>và hiệu quả hơn”. </i>


- GV đặt câu hỏi


<i> + Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã </i>


<i>rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại </i>


<i>hóa chất cực độc phá hủy môi trường và </i>


<i>gây </i> <i>ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức </i>


<i>khỏe, đó là chất độc màu da cam. Tên </i>


<i>chất độc đó là gì? </i>


<i> + Một loại thuốc trừ sâu được tổng </i>


<i>hợp từ benzen có hoạt tính mạnh nhưng </i>


<i>rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử </i>


<i>dụng nó vì tính độc hại và tính chất hủy </i>


<i>hoại môi trường. Cho biết tên gọi của </i>


<i>thuốc trừ sâu này. </i>


- GV cung cấp cho HS công thức cấu tạo


của đioxin và thuốc trừ sâu 666.


- GV hướng dẫn HS xem phần tư liệu
trang 178 SGK 11 và cho HS quan sát
những hình ảnh của ozon trong tự nhiên
và lỗ thủng tầng ozon. Sau đó đặt câu hỏi,
chia thành 5 nhóm HS, yêu cầu HS cùng
thảo luận và phát biểu ý kiến.


<i><b> + Câu 1: T</b>ầng ozon được hình thành </i>


<i>như thế nào? </i>


Thuốc gây mê (CF3-CHClBr,


C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>Cl).


- HS dựa vào hiểu biết của mình trả lời:
chất độc đioxin.


- HS: thuốc trừ sâu 666.


<i><b>Câu 1: S</b>ự hình thành tầng ozon </i>


<i>- Ozon tập trung nhiều ở lớp khí quyển </i>


<i>trên cao, cách mặt đất từ 20-40 km. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i><b> + Câu 2: Vai trò c</b>ủa tầng ozon. </i>



<i><b> + Câu 3: Nguyên nhân gây suy gi</b>ảm </i>


<i>tầng ozon. </i>


<i><b> + Câu 4: H</b>ậu quả sự suy giảm tầng </i>


<i>ozon. </i>


<i>tử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các </i>


<i>phân tử oxi thành ozon. </i>


<i><b>Câu 2: Vai trò c</b>ủa tầng ozon </i>


<i>- Bảo vệ mặt đất khỏi tia cực tím. </i>


<i>- Giữ ấm trái đất. </i>


<i><b>Câu 3: Nguyên nhân gây suy gi</b>ảm tầng </i>


<i>ozon </i>


<i>Do sự tương tác giữa ozon và các </i>


<i>nguyên tử O, gốc OH-, NOx, hợp chất </i>


<i>của clo, CFC. </i>


<i><b> H</b><b>ợp chất CFC </b></i>



<i>- Các dẫn xuất hiđrocacbon như </i>


<i>CF<sub>2</sub>Cl<sub>2</sub>, CFCl<sub>3</sub> (cịn gọi là CFC),…có </i>
<i>tên thương mại là feron. </i>


<i>- Là chất khí rất bền, đặc biệt không </i>
<i>cháy, không ăn mịn kim loại, có tính </i>
<i>độc thấp, khơng có mùi, dễ bay hơi do </i>
<i>nhiệt độ sơi thấp (- 30oC). </i>


<i>- CFC được dùng làm chất sinh hàn </i>


<i>trong tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, </i>


<i>chất xịt trong các loại thuốc trừ sâu, </i>


<i>các loại sơn, chất chữa cháy, dung môi </i>


<i>trong mỹ phẩm. </i>


<i>- CFC khi thải vào không khí thuộc </i>


<i>tầng đối lưu chúng sẽ khuếch tán lên </i>


<i>tầng bình lưu và phá hủy lớp ozon ở </i>


<i>tầng này. </i>


<i><b>Câu 4: H</b>ậu quả sự suy giảm tầng ozon </i>



<i>- Làm tăng lượng tia cực tím đến bề </i>


<i>mặt trái đất gây hủy hoại sinh quyển: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<i><b> + Câu 5: Gi</b>ải pháp để bảo vệ tầng </i>


<i>ozon </i>


<i>lượng. </i>


<i> + Góp phần làm tăng hiệu ứng nhà </i>


<i>kính. </i>


<i> + Gián tiếp gây ra những biến đổi </i>


<i>về khí hậu và thời tiết. </i>


<i> + Gây bệnh ung thư da, các bệnh về </i>


<i>mắt đối với con người và động vật. </i>


<i><b>Câu 5: Gi</b>ải pháp bảo vệ tầng ozon </i>


<i>- Sử dụng các chất thay thế cho CFC, </i>


<i>- Thu hồi và phá hủy CFC. </i>


<i><b>2.6.6. Giáo án bài V</b><b>ật liệu polime (Hóa học 12 cơ bản) </b></i>



<b>BÀI 14. VẬT LIỆU POLIME </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Khái niệm về một số vật liệu: chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu compozit và keo dán.
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng.


- Phương pháp điều chế một số polime thông dụng.
<b>2. Về kĩ năng </b>


- So sánh ưu nhược điểm của các loại vật liệu.


- Viết các phương trình phản ứng tổng hợp ra một số polime dùng làm chất dẻo, cao
su và tơ tổng hợp.


- Giải các bài tập hóa học phần polime.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


- HS thấy được tầm quan trọng của vật liệu polime trong đời sống và sản xuất.


- Vấn đề ô nhiễm môi trường do việc chế tạo và sử dụng vật liệu polime trong cuộc
sống.


<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: thuyết trình + đàm thoại + trực quan. </b>
- Tích hợp nội dung GDMT vào phần:



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

+ Keo dán tổng hợp.


- Phương pháp giảng dạy nội dung tích hợp: thuyết trình.
<b>C. CHUẨN BỊ </b>


GV:


- Các mẫu polime, cao su, keo dán,…


- Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu, hệ thống câu hỏi liên quan tới nội dung bài học.
HS:


- Ôn tập kiến thức cũ và xem trước nội dung bài học.
<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của GV </b> <b>Hoạt động của HS </b>


<b>I. CHẤT DẺO </b>


<b>1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu </b>


<b>compozit </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về </b></i>


<i><b>ch</b><b>ất dẻo và vật liệu compozit </b></i>


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và
cho biết:



+ Tính dẻo là gì?
+ Chất dẻo là gì?
+ Vật liệu compozit.


+ Thành phần của vật liệu compozit.


<b>- HS tr</b>ả lời:


+ Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến
dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp
lực bên ngồi và vẫn giữ được sự biến
dạng đó khi thôi tác dụng.


+ Chất dẻo là những vật liệu polime
có tính dẻo.


+ Vật liệu compozit là vật liệu hỗn
hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán
vào nhau mà không tan vào nhau.


+ Thành phần của vật liệu compozit:
• Chất nền có thể là nhựa nhiệt


dẻo hay nhựa nhiệt rắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

tan,…)


• Các chất phụ gia khác.
<b>2. Một số polime dùng làm chất dẻo </b>



<i><b>Ho</b><b>ạt động 2: Tìm hiểu một số polime </b></i>


<i><b>dùng làm ch</b><b>ất dẻo </b></i>


- GV cho HS quan sát một số vật làm
bằng chất dẻo như ống nước, dây điện,
áo mưa…


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để
viết phương trình điều chế, nêu tính chất
và ứng dụng các polime: PE, PVC, PPF,
poli(metyl metacrylat).


<i><b>a. Polietilen (PE) </b></i>


- Điều chế:
nCH2=CH2


to, xt


CH2-CH2 <sub>n</sub>


etilen polietilen (PE)
- Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên
110oC, có tính trơ tương đối của ankan
mạch không nhánh.


- Ứng dụng làm màng mỏng, vật liệu
điện, bình chứa,…



<i><b>b. Poli(vinyl clorua) (PVC) </b></i>


- Điều chế:


nCH<sub>2</sub>=CH
Cl


to, xt


CH<sub>2</sub>-CH
Cl


n


vinyl clorua poli(vinyl clorua), PVC


- Là chất rắn vô định hình, cách điện tốt,
bền với axit.


- Ứng dụng làm vật liệu cách điện, ống
dẫn nước, vải che mưa,…


<i><b>c. Poli(metyl metacrylat) </b></i>


- Điều chế:


nCH2=C


CH<sub>3</sub>



COOCH<sub>3</sub>
to, xt


CH2-C


CH<sub>3</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

- GV giới thiệu: Poli(phenol-fomanđehit)
có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol,
nhựa rezit. Khi lấy dư fomanđehit, dùng
xúc tác bazơ, thu được nhựa rezol. Đun
nóng chảy nhựa rezol (≥ 140oC), để
nguội thu được nhựa rezit.


- GV bổ sung và nhấn mạnh ảnh hưởng
của các polime trên đối với sức khỏe con
người và môi trường:


<i> + Đối với mơi trường: </i>


<i>• Các chất dẻo như áo mưa, bao </i>
<i>bì là những chất rất khó phân </i>


<i>hủy. Do đó sẽ tạo nên một gánh </i>


<i>nặng về mơi trường. </i>


<i>• Các loại nhựa, chất dẻo là một </i>
<i>trong những nguồn chính gây ô </i>



<i>nhiễm đioxin ra môi trường và </i>


<i>thải ra các chất phụ gia nguy </i>


<i>hiểm trong suốt quá trình sử </i>


<i>dụng. Khi đốt cháy nhựa sẽ giải </i>


<i>phóng nhiều đioxin và các hợp </i>


<i>chất của clo ra ngồi khơng khí. </i>
<i>+ Đối với con người: </i>


<i>• PE gây viêm da. </i>


<i>• PVC gây chóng mặt, chán ăn, </i>


- Ứng dụng chế tạo thủy tinh hữu cơ
plexiglas.


<i><b>d. Poli(phenol-</b><b>fomanđehit) (PPF) </b></i>


- Điều chế:


OH


n <sub>+ nCH</sub><sub>2</sub><sub>=O </sub> H+


OH
CH2



n


+ nH2O


Nhựa novolac


- Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng
chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu
cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

<i>buồn nôn, là chất gây ung thư. </i>


• <i>Hơi metyl metacrylat gây kích </i>
<i>ứng niêm mạc, rối loạn thần </i>
<i>kinh: nhức đầu, mệt mỏi, chán </i>
<i>ăn, giảm huyết áp. </i>


• <i>Fomanđehit làm chảy nước mắt, </i>
<i>nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi, </i>
<i>gây bệnh đường hơ hấp, khó </i>


<i>thở, có khả năng gây ung thư, </i>


<i>biến dị gen. Đặc biệt, nhóm </i>
<i>người tiếp xúc trực tiếp và </i>
<i>thường xuyên với fomanđehit dễ </i>
<i>bị tử vong do ung thư miệng, </i>


<i>vòm họng. </i>



- GV nh<i>ấn mạnh: chất dẻo sau khi sử </i>


<i>dụng cần phải thu gom và xử lí đúng </i>
<i>cách để tránh gây hại đến môi trường và </i>
<i>con người. </i>


<b>II. TƠ </b>
<b>1. Khái niệm </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 3: Tìm hiểu khái niệm và </b></i>


<i><b>phân lo</b><b>ại tơ </b></i>


- GV cho HS quan sát một số mẫu tơ như
bông, len và yêu cầu HS nghiên cứu
SGK cho biết:


+ Khái niệm tơ.
+ Cấu tạo của tơ.
+ Đặc điểm của tơ.


<b>- HS quan sát, nghiên c</b>ứu SGK trả lời:
+ Tơ là những vật liệu polime hình
sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
+ Cấu tạo: những phân tử polime có
mạch khơng phân nhánh, sắp xếp song
song với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>2. Phân loại </b>



- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và
cho biết:


+ Cơ sở để phân loại tơ.


+ Cách phân loại tơ, cho ví dụ.


và có khả năng nhuộm màu.


- HS nghiên cứu SGK và trả lời:


+ Dựa vào nguồn gốc để phân loại
tơ.


+ Tơ được chia làm 2 loại:


• Tơ thiên nhiên (có sẵn trong
thiên nhiên): bơng, len, tơ tằm.
• Tơ hóa học (chế tạo bằng


phương pháp hóa học), được
chia thành 2 nhóm:


<i>Tơ tổng hợp (chế tạo từ các </i>


polime tổng hợp): tơ poliamit
(nilon, capron), tơ vinylic thế
(vinilon, nitron,…)



<i>Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân </i>
<i>tạo (xuất phát từ polime thiên </i>


nhiên nhưng được chế biến
bằng phương pháp hóa học): tơ
visco, tơ xenlulozơ, tơ
xenlulozơ axetat.


<b>3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 4: Tìm hiểu một số loại tơ </b></i>


<i><b>t</b><b>ổng hợp thường gặp </b></i>


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
cầu:


+ Viết phương trình hóa học của phản
ứng tổng hợp tơ nilon-6,6, tơ nitron.
+ Đặc điểm các loại tơ.


+ Ứng dụng các loại tơ.


- HS nghiên cứu SGK và trả lời:


<i><b>a. Tơ nilon-6,6 </b></i>


+ Phương trình hóa học:


nNH<sub>2</sub>–[CH<sub>2</sub>]<sub>6</sub>–NH<sub>2</sub> + nHOOC–


[CH<sub>2</sub>]<sub>4</sub>– COOH→ to


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

+ 2nH2O


+ Đặc điểm: có tính dai, bền, mềm
mại, óng mượt, ít thấm nước, kém bền
với nhiệt, với axit, kiềm.


+ Nilon-6,6 được dùng để dệt vải
may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất,
làm dây cáp, dây dù, đan lưới.


<i><b>b. Tơ nitron (hay olon) </b></i>


+ Phương trình hóa học:


nCH<sub>2</sub>=CH
CN


ROOR', to


CH<sub>2</sub>-CH
CN n
acrilonitrin poliacrilonitrin


+ Đặc điểm: dai, bền với nhiệt và giữ
nhiệt tốt.


+ Tơ nitron được dùng để dệt vải
may quần áo ấm hoặc bện thành sợi


“len” đan áo rét.


<b>III. CAO SU </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Tìm hiểu khái niệm và </b></i>


<i><b>phân lo</b><b>ại cao su </b></i>


<b>1. Khái niệm </b>


- GV cho HS quan sát một số hình ảnh
cao su và yêu cầu HS cho biết:


+ Cao su là gì?


+ Cao su có tính chất gì?


<b>2. Phân loại </b>


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu


<b>- HS quan sát, nghiên c</b>ứu SGK và trả
lời:


+ Cao su là loại vật liệu polime có
tính đàn hồi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

cầu HS nêu:


+ Cơ sở phân loại cao su.


+ Cách phân loại.


- GV giới thiệu cho HS: cao su thiên
<i>nhiên có trong cây hevea brasiliensis có </i>
nguồn gốc từ Nam Mỹ được trồng nhiều
ở nước ta.


- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và
cho biết cấu tạo, tính chất của cao su
thiên nhiên.


- GV cho HS quan sát sơ đồ lưu hóa cao
su và bổ sung:


+ Cao su khi tác dụng với lưu huỳnh
cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu
nhiệt, lâu mịn, khó tan trong các dung
mơi hơn cao su thường.


+ Bản chất của q trình lưu hóa là
tạo ra cầu nối –S–S– giữa các mạch cao
su thành mạng lưới.


- GV giới thiệu cho HS: cao su tổng hợp
là loại vật liệu polime tương tự cao su
thiên nhiên, thường được điều chế từ các


- HS nêu:


+ Cao su được phân loại dựa vào


nguồn gốc của cao su.


+ Cao su được phân làm cao su thiên
nhiên và cao su tổng hợp.


<i><b>a. Cao su thiên nhiên </b></i>


- Cấu tạo: cao su thiên nhiên là polime
của isopren.


CH<sub>2</sub>-C=CH-CH<sub>2</sub>


CH<sub>3</sub> n


- Tính chất:


+ Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi,
khơng dẫn nhiệt và điện, khơng thấm
khí và nước, khơng tan trong nước,
etanol, axeton,…tan được trong xăng,
benzen.


+ Do có liên kết đơi trong phân tử,
cao su thiên nhiên có thể tham gia phản
ứng cộng H2, HCl, Cl2,…


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
- GV u cầu HS viết phương trình hóa
học tổng hợp cao su buna.



- GV bổ sung: cao su buna có tính đàn
hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
- GV u cầu HS viết phương trình hóa
học tổng hợp cao su buna-S và cao su
buna-N. Nêu đặc điểm các loại cao su
này.


- GV b<i>ổ sung cho HS: những chất phụ </i>


<i>gia trong quá trình sản xuất cao su như </i>
<i>lưu huỳnh, chất độn, chất chống oxy </i>
<i>hóa,…gây ảnh hưởng rất lớn đến mơi </i>
<i><b>trường. </b></i>


- HS viết:


nCH2=CH-CH=CH2 Nato, p CH2-CH=CH-CH2


n
cao su buna


- HS viết:


+ Cao su buna-S:


nCH<sub>2</sub>=CH-CH=CH<sub>2</sub> + nC<sub>6</sub>H<sub>5</sub>CH=CH<sub>2</sub>


CH<sub>2</sub>-CH=CH-CH<sub>2</sub>-CH-CH<sub>2</sub>
C<sub>6</sub>H<sub>5</sub> n



to, xt


cao su buna-S
+ Cao su buna-N:


nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN


CH<sub>2</sub>-CH=CH-CH<sub>2</sub>-CH-CH<sub>2</sub>
CN n


to, xt


cao su buna-N


- HS nêu đặc điểm:


+ Cao su buna-S: tính đàn hồi cao.
+ Cao su buna-N: tính chống dầu
cao.


<b>IV. KEO DÁN TỔNG HỢP </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 6: Tìm hiểu keo dán tổng </b></i>


<i><b>h</b><b>ợp </b></i>


<b>1. Khái niệm </b>


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
cầu HS nêu:



+ Định nghĩa keo dán tổng hợp.
+ Bản chất keo dán.


- HS nghiên cứu SGK và nêu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>2. Một số loại keo dán tổng hợp thông </b>


<b>dụng </b>


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
cầu HS nêu:


+ Định nghĩa nhựa vá săm.
+ Cách vá săm.


- GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu
cầu HS nêu đặc điểm, ứng dụng của keo
dán epoxi.


- GV cho HS nghiên cứu SGK và nêu:
+ Viết phương trình hóa học tổng hợp
keo dán ure-fomanđehit.


+ Nêu ứng dụng của keo dán này.


- GV cho HS biết độc tính của keo dán
tổng hợp đối với cơ thể con người.


<i> + Keo dán ure-fomanđehit: khi ở </i>



<i>nhiệt độ cao các chất như CO, NH<sub>3</sub>, </i>


<i>HCN gây nguy hiểm cho tiếp xúc và </i>


+ Bản chất của keo dán: có thể tạo ra
màng hết sức mỏng, bền chắc giữa hai
mảnh vật liệu.


- HS nêu:


<i><b>a. Nh</b><b>ựa vá săm </b></i>


+ Nhựa vá săm là dung dịch đặc của
cao su trong dung môi hữu cơ.


+ Cách vá: Làm sạch chỗ dán, bôi
nhựa vào và để cho dung mơi bay đi,
sau đó dán lại.


<i><b>b. Keo dán epoxi </b></i>


- Keo dán epoxi làm từ polime có chứa
nhóm epoxy:


CH<sub>2</sub> CH
O


- Ứng dụng: keo dán epoxi dùng để dán
các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh, chất


dẻo.


<i><b>c. Keo dán ure-</b><b>fomanđehit </b></i>


- Phương trình tổng hợp:
nH2N-CO-NH2 + nCH2=O


o


t , xt


→
NH-CO-NH-CH<sub>2</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<i>nhi<b>ễm độc. </b></i>


<i><b>2.6.7. Giáo án bài Hóa h</b><b>ọc và vấn đề mơi trường (Hóa học 12 cơ bản) </b></i>


<b>BÀI 45. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG </b>


<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<b>1. Về kiến thức </b>


HS biết:


- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm mơi trường khơng khí, nước, đất.
- Tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống của con người.


- Những tác động của ngành sản xuất hóa học và các ngành sản xuất khác đến mơi


trường.


- Những vấn đề cơ bản trong việc chống ô nhiễm môi trường.
<b>2. Về kĩ năng </b>


HS biết:


- Giải quyết một số tình huống về mơi trường trong thực tiễn.


- Tính tốn được lượng khí thải, chất thải trong phịng thí nghiệm và trong sản xuất.
<b>3. Về giáo dục đạo đức, tư tưởng </b>


- HS nhận thức được về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường.
<b>B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: phương pháp seminar+ thảo luận nhóm. </b>


- Tích hợp nội dung GDMT vào toàn bài giảng.
<b>C. CHUẨN BỊ </b>


GV:


- Tư liệu thực tế, hình ảnh, tranh vẽ các vấn đề về ô nhiễm môi trường.


- Phân cơng HS: chia lớp học thành 4 nhóm, u cầu mỗi nhóm chuẩn bị một nội
dung cụ thể


+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm ơ nhiễm mơi trường và ơ nhiễm mơi trường khơng
khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- Đọc SGK, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, hình vẽ, băng hình theo từng chủ đề đã đươc
phân công.



- Lập bản báo cáo, phân công người lên trình bày.
<b>D. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG </b>


<b>Hoạt động của giáo viên </b> <b>Hoạt động của học sinh </b>


<b>I. HĨA HỌC VÀ VẤN ĐỀ Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG </b>


<b>1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 1: Tìm hiểu ơ nhiễm mơi trường </b></i>


<i><b>khơng khí </b></i>


GV hướng dẫn HS:


- Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thêm các tư
liệu.


- Chuẩn bị trả lời câu hỏi:


+ Thế nào là ô nhiễm môi trường?


+ Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường
khơng khí?


+ Tác hại của ô nhiễm khơng khí?


- Sau khi HS nhóm 1 trình bày xong, GV
cho HS các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung


ý kiến.


- GV khái quát lại những kiến thức cần nắm.


- HS nghiên cứu SGK, tư liệu và thảo luận.
- HS nhóm 1 chuẩn bị đề cương, tranh ảnh,
hình vẽ lên báo cáo. HS các nhóm khác chú
ý lắng nghe để đóng góp ý kiến.


+ Khái niệm ô nhiễm môi trường: ô
nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính
chất của mơi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi
trường.


+ Ơ nhiễm khơng khí: là sự có mặt của
các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong
thành phần khơng khí.


+ Ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí:
• Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên:
hoạt động núi lửa, cháy rừng, sự phân
hủy xác sinh vật chết,…


• Nguồn gây ơ nhiễm do hoạt động con
người: khí thải cơng nghiệp, khí thải do
hoạt động giao thơng vận tải, khí thải do
sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

• Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
• Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và


phát triển của động, thực vật.


<b>2. Ơ nhiễm mơi trường nước </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 2: Tìm hiểu ơ nhiễm mơi trường </b></i>


<i><b>nước </b></i>


GV hướng dẫn HS:


- Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thêm các tư
liệu.


- Chuẩn bị trả lời câu hỏi:


+ Thế nào là ô nhiễm môi trường nước?
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước?


+ Tác hại của ô nhiễm mơi trường nước?
- Sau khi HS nhóm 2 trình bày xong, GV
cho HS các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung
ý kiến.


- GV khái quát lại những kiến thức cần nắm


- HS nghiên cứu SGK, tư liệu và thảo luận.
- HS nhóm 2 chuẩn bị đề cương, tranh ảnh,
hình vẽ lên báo cáo. HS các nhóm khác chú
ý lắng nghe để đóng góp ý kiến.



+ Ơ nhiễm mơi trường nước là sự thay
đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của
con người và sinh vật.


+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
nước:


• Nguồn gốc tự nhiên: mưa, tuyết tan,
gió bão, lũ lụt,…


• Nguồn gốc nhân tạo: nước thải từ các
vùng dân cư, khu công nghiệp, phân bón,
thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong sản xuất nông
nghiệp.


+ Tác nhân hóa học gây ơ nhiễm mơi
trường nước:


• Ion kim loại nặng: Hg2+


, Pb2+,
Cu2+,…


• Các anion: NO3-, PO43-, SO42-.


• Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa
học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

• Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của động, thực vật.


• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
<b>3. Ô nhiễm mơi trường đất </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 3: Tìm hiểu ơ nhiễm môi trường </b></i>


<i><b>đất </b></i>


GV hướng dẫn HS:


- Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thêm các tư
liệu.


- Chuẩn bị trả lời câu hỏi:


+ Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
đất?


+ Tác hại của ô nhiễm môi trường đất?
- Sau khi HS nhóm 3 trình bày xong, GV
cho HS các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung
ý kiến.


- GV khái quát lại những kiến thức cần nắm.


- HS nghiên cứu SGK, tư liệu và thảo luận.
- HS nhóm 3 chuẩn bị đề cương, tranh ảnh,


hình vẽ lên báo cáo. HS các nhóm khác chú
ý lắng nghe để đóng góp ý kiến.


+ Ơ nhiễm mơi trường đất: khi có mặt
một số chất và hàm lượng của chúng vượt
quá giới hạn thì hệ sinh thái đất sẽ mất cân
bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.


+ Ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường
đất:


• Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập
úng, đất bị mặn do thủy triều xâm nhập,
đất bị vùi lấp do cát.


• Nguồn gốc do con người: tác nhân
hóa học, tác nhân vật lí, tác nhân sinh
học.


+ Tác hại của ô nhiễm mơi trường đất:
• Nguy hiểm đối với hệ sinh thái.
• Gây tổn hại lớn trong đời sống và sản
xuất.


<b>II. HÓA HỌC VỚI VẤN ĐỀ PHỊNG CHỐNG Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG </b>


<i><b>Ho</b><b>ạt động 4: Tìm hiểu phịng chống ơ </b></i>


<i><b>nhi</b><b>ễm mơi trường </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Nghiên cứu SGK, tìm hiểu thêm các tư
liệu.


- Chuẩn bị trả lời câu hỏi:


+ Nhận biết môi trường ô nhiễm bằng
cách nào?


+ Vai trị của hóa học trong việc xử lí
chất gây ơ nhiễm mơi trường? (Nguyên tắc
chung, phương pháp xử lí chất thải gây ơ
nhiễm mơi trường).


- Sau khi HS nhóm 2 trình bày xong, GV
cho HS các nhóm cịn lại nhận xét, bổ sung
ý kiến.


- GV khái quát lại những kiến thức cần nắm


- HS nhóm 4 chuẩn bị đề cương, tranh ảnh,
hình vẽ lên báo cáo. HS các nhóm khác chú
ý lắng nghe để đóng góp ý kiến.


+ Nhận biết môi trường bị ơ nhiễm:
• Quan sát: mùi, màu sắc.


• Xác định độ pH của môi trường đất,
nước; xác định nồng độ một số ion kim
loại nặng: Pb2+, Ca2+, Mg2+.



• Xác định ô nhiễm môi trường bằng
các dụng cụ đo: dùng máy sắc kí, các
phương tiện đo lường để xác định thành
phần, khí thải, nước thải từ các nhà máy.
+ Vai trị của hóa học trong việc xử lí
chất gây ơ nhiễm mơi trường:


• Nguyên tắc chung: sử dụng các biện
pháp phù hợp với thành phần các chất gây ô
nhiễm cần xử lí, phù hợp với từng lĩnh vực,
phạm vi cần xử lí.


• Phương pháp xử lí chất thải gây ô
nhiễm môi trường:


Phương pháp hấp thụ.


Phương pháp hấp phụ trong than bùn,
phân rác, đất xốp, than hoạt tính.


Phương pháp oxi hóa – khử.


<i><b>Ho</b><b>ạt động 5: Thảo luận về giải pháp bảo </b></i>


<i><b>v</b><b>ệ môi trường không bị ô nhiễm </b></i>


- GV cho HS thảo luận


+ Tại sao nói bảo vệ mơi trường là cần
thiết, là sự quan tâm của cả loài người?


+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ mơi
trường không bị ô nhiễm?


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

- Sau khi HS đưa ra ý kiến, GV nhận xét và
nhấn mạnh để HS hiểu rõ hơn.


+ Môi trường là không gian sống của con
người và thế giới vi sinh vật.


+ Ơ nhiễm mơi trường sẽ gây ra những
hậu quả to lớn tác động đến toàn cầu: thiên
tai, các nguồn tài nguyên bị xâm hại, ảnh
hưởng đến sự sống của con người…


- GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và phần
báo cáo của từng nhóm (ưu, khuyết điểm),
tuyên dương nhóm, cá nhân chuẩn bị chu
đáo, hoạt động tích cực, phê bình nhóm, cá
nhân chuẩn bị sơ sài.


<b>2.7. Các bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT </b>


<i><b>2.7.1. Tác d</b><b>ụng của việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan có nội GDMT </b></i>


<i>2.7.1.1. Tác dụng đối với giáo viên </i>


- Đánh giá phương pháp dạy học có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường, qua đó
giáo viên tự điều chỉnh và hồn thiện hoạt động dạy, có phương pháp giảng dạy thích hợp
với yêu cầu, mục đích dạy học đã đề ra.



- Đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, khả năng ghi nhớ các thơng tin có liên quan
đến GDMT của học sinh.


- Nắm được tinh thần, thái độ học tập của học sinh đối với những bài giảng có tích
hợp nội dung GDMT.


<i>2.7.1.2. Tác dụng đối với học sinh </i>


- Củng cố, hệ thống và khắc sâu những kiến thức về giáo dục môi trường đã được
học.


- Làm động lực cho học sinh học tập, tìm hiểu, tăng cường cập nhập kiến thức về mơi
trường thông qua sách, báo, tranh ảnh, mạng Internet.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<i><b>2.7.2. Các bài t</b><b>ập trắc nghiệm khách quan có nội dung GDMT </b></i>


Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo một số tài liệu, hiệu chỉnh, tự
bản thân tổng hợp, sưu tầm và biên soạn được 100 câu hỏi trắc nghiệm hóa học có nội dung
GDMT bao gồm 97 câu hỏi lý thuyết và 3 câu tính tốn ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 tập trung
ở các nội dung: ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đất, nước; hậu quả ô nhiễm môi trường: lỗ
thủng tầng ozon, mưa axit, hiệu ứng nhà kính,…


<b>Câu 1. Các tác nhân hóa h</b>ọc gây ơ nhiễm mơi trường nước gồm
<b>A. các kim lo</b>ại nặng: Hg, Pb, Sb,…


<b>B. các anion: NO</b><sub>3</sub>-, PO<sub>4</sub>3-, SO<sub>4</sub>2-.


<b>C. thu</b>ốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
<b>D. c</b>ả A, B, C.



<b>Câu 2. Các ch</b>ất gây ơ nhiễm khơng khí là:


<b>A. N</b><sub>2</sub>, CO, CO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>. <b>C. Cl</b><sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>, CFC, O<sub>2</sub>.
<b>B. O</b>2, H2S, NOx, CO. <b>D. H</b>2S, SO2, NOx, CO2.


<b>Câu 3. Tác nhân chính gây ra hi</b>ệu ứng nhà kính là


<b>A. CO. </b> <b>B. CO</b>2. <b>C. H</b>2S. <b>D. SO</b>2.


<b>Câu 4. Tác h</b>ại của hiệu ứng nhà kính là


<b>A. nhi</b>ệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết,…
<b>B. phá h</b>ủy các cơng trình xây dựng, các di tích lịch sử,…


<b>C. gây các b</b>ệnh về da và mắt.
<b>D. gây th</b>ủng tầng ozon


<b>Câu 5. Ch</b>ất khí gây ra hiện tượng mưa axit là


<b>A. H</b><sub>2</sub>S. <b>B. CH</b><sub>4</sub>. <b>C. SO</b><sub>2</sub>. <b>D. NH</b><sub>3</sub>.
<b>Câu 6. Cho các tác h</b>ại sau:


(1) Rừng và cây cối bị phá hủy.


(2) Hệ sinh thái sơng hồ bị phá hủy, gây hại đến các lồi cá và các sinh vật nước ngọt.
(3) Các công trình kiến trúc bị hư hại.


(4) Gây hại sức khỏe con người.
Các tác hại do mưa axit gây nên là:



<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>C. (1), (2), (3), (4). </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<b>Câu 7. Hi</b>ện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề mơi trường tồn cầu. Tác nhân chính
gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là


<b>A. Cl</b>2. <b>B. CO</b>2. <b>C. NO</b>x. <b>D. CFC. </b>


<b>Câu 8. CFC là h</b>ợp chất được sử dụng nhiều trong


<b>A. ch</b>ất làm lạnh. <b>C. ch</b>ất bảo quản thực phẩm.
<b>B. ch</b>ất tẩy rửa. <b>D. ch</b>ất nổ.


<b>Câu 9. Vai trò c</b>ủa tầng ozon là


<b>A. b</b>ảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch.


<b>B. t</b>ấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.
<b>C. </b>tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>D. kh</b>ử trùng, tẩy uế.


<b>Câu 10. Freon (CFC) là ch</b>ất gây hại cho mơi trường vì


<b>A. phá h</b>ủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất.
<b>B. là nguyên nhân tr</b>ực tiếp gây các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể.
<b>C. phá h</b>ủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím.


<b>D. freon là ch</b>ất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết.
<b>Câu 11. Tia c</b>ực tím (UV) gây


<b>A. mù m</b>ắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống.


<b>B. các b</b>ệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống.


<b>C. các b</b>ệnh về da và mắt.


<b>D. các b</b>ệnh về mắt và tai mũi họng.
<b>Câu 12. Gi</b>ải pháp cứu lấy tầng ozon là


<b>A. không s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh.
<b>B. </b>điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.


<b>C. tr</b>ồng thật nhiều cây xanh.


<b>D. s</b>ử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC.


<b>Câu 13. Trong kh</b>ơng khí, hàm lượng ozon thấp không gây nguy hiểm cho con người thậm
chí một lượng ít ozon có tác dụng


<b>A. </b>làm tăng hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>B. ch</b>ống các bệnh về mắt và da.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>D. là</b>m tăng quá trình trao đổi chất.


<b>Câu 14. </b>Ở tầng thấp, nồng độ ozon > 10-6% theo th<b>ể tích sẽ khơng gây </b>


<b>A. khói mù quang hóa. </b> <b>C. tác h</b>ại đến sức khỏe con người.


<b>B. </b>mưa axit. <b>D. hi</b>ệu ứng nhà kính.


<b>Câu 15. Ngu</b>ồn gây ơ nhiễm khơng khí do thiên nhiên là
<b>A. ho</b>ạt động núi lửa.



<b>B. khí th</b>ải cơng nghiệp.
<b>C. khí th</b>ải sinh hoạt.


<b>D. khí th</b>ải do hoạt động giao thơng vận tải.


<b>Câu 16. Ngu</b>ồn gây ơ nhiễm khơng khí do con người là


<b>A. ho</b>ạt động núi lửa. <b>C. ho</b>ạt động sản xuất công nghiệp.
<b>B. s</b>ự phân hủy xác sinh vật chết. <b>D. cháy r</b>ừng.


<b>Câu 17. Trong chi</b>ến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại hóa
chất cực độc phá hủy mơi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đó là chất
độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là


<b>A. 3-MCPD. </b> <b>C. </b>đioxin.


<b>B. nicotin. </b> <b>D. TNT. </b>


<b>Câu 18. Thu</b>ốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh
nhưng rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử dụng X vì tính độc hại và tính chất hủy hoại
mơi trường. X là


<b>A. TNT. </b> <b>C. CFC. </b>


<b>B. hexacloran. </b> <b>D. covac. </b>


<b>Câu 19. Trong khí th</b>ải cơng nghiệp thường chứa các khí SO<sub>2</sub>, NO<sub>2</sub>, HF. Chất thường được
dùng để loại bỏ các khí đó là



<b>A. Ca(OH)</b>2. <b>B. NaOH. </b> <b>C. NH</b>3. <b>D. HCl. </b>


<b>Câu 20. Các oxit c</b>ủa nitơ (NO<sub>x</sub>) trong khơng khí là ngun nhân gây ơ nhiễm. Nguồn tạo ra
khí NO<sub>x</sub> phổ biến hiện nay là


<b>A. bình acquy. </b>


<b>B. thu</b>ốc diệt có.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>Câu 21. </b>Mưa axit làm phá hủy các cơng trình kiến trúc, các tượng đài cẩm thạch, đá vôi, đá
phấn,…Thành phần chủ yếu trong mưa axit là:


<b>A. HNO</b>3, H2SO4. <b>C. HNO</b>2, HClO.


<b>B. H</b><sub>2</sub>S, H<sub>3</sub>PO<sub>4</sub>. <b>D. H</b><sub>2</sub>CO<sub>3</sub>, H<sub>2</sub>SO<sub>3</sub>.
<b>Câu 22. Cách x</b>ử lí rác hạn chế gây ơ nhiễm mơi trường là


<b>A. </b>đốt và xả khí lên cao. <b>C. </b>đổ tập trung vào bãi rác.
<b>B. </b>chôn sâu trong lòng đất. <b>D. phân lo</b>ại và tái chế.
<b>Câu 23. Ngu</b>ồn gây ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên là


<b>A. s</b>ử dụng phân bón hóa học. <b>C. ch</b>ất thải sinh hoạt.


<b>B. đất ngập mặn do thủy triều xâm nhập. D. sử dụng chất bảo vệ thực vật. </b>
<b>Câu 24. Cho các c</b>ặp chất sau tác dụng với nhau


(1) FeS và HCl.
(2) S và O<sub>2</sub>.
(3) O3 và Ag.



Sản phẩm khí của cặp chất gây ô nhiễm môi trường là


<b>A. (1), (2). </b> <b>B. (1), (3). </b> <b>C. (2), (3). </b> <b>D. (1), (2), (3). </b>


<b>Câu 25. Cho các ch</b>ất sau:


(1) DDT (p,p-điclođiphenyltricloetan) (4) Naphtalen
(2) 2,4-D (axit 2,4-điclophenoxiaxetic) (5) Etanol
(3) 666 (hexacloxiclohexan)


Chất gây ô nhiễm môi trường lâu dài là:


<b>A. (1), (2), (5). </b> <b>C. (3), (4), (5). </b>
<b>B. (1), (2), (3). </b> <b>D. (2), (3), (4). </b>
<b>Câu 26. Khí gây ra hi</b>ện tượng khói mù, khói mù quang hóa là


<b>A. N</b>2. <b> B. O</b>2. <b>C. NH</b>3. <b>D. SO</b>2.


<b>Câu 27. Trong các hi</b>ện tượng sau:


(1) Mưa axit. (4). Động đất.


(2) Hiệu ứng nhà kính. (5). Khói mù quang hóa.
(3) Núi lửa phun trào. (6). Thủy triều.


Hiện tượng do ô nhiễm không khí gây ra là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>B. (2), (4), (6). </b> <b>D. (3), (5), (6). </b>


<b>Câu 28. </b>Hàm lượng SO<sub>2</sub> trong khí quyển tăng cao sẽ gây


(1) bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người.
(2) tạo thành mưa axit.


(3) gây tác hại đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng suất.
(4) khói mù quang hóa.


<b>A. (1), (2), (4). </b> <b>C. (1), (2), (3), (4). </b>


<b>B. (2), (3), (4). </b> <b>D. (1), (2), (3). </b>


<b>Câu 29. </b>Vào mùa đơng, một số gia đình thường đốt than tổ ong trong phịng kín để sưởi ấm
và dễ bị ngạt, mặt tím tái, gây tử vong. Khí gây ra hiện tượng trên là


<b>A. H</b>2S. <b>B. Cl</b>2. <b>C. H</b>2. <b>D. CO. </b>


<b>Câu 30. Clorua vôi (CaOCl</b><sub>2</sub>) được sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng
<b>A. t</b>ẩy uế, diệt khuẩn. <b>C. hút </b>ẩm.


<b>B. t</b>ẩy trắng. <b>D. kh</b>ử mùi.


<b>Câu 31. Vai trò c</b>ủa các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính theo thứ tự giảm dần là
<b>A. CFC, O</b>3, CH4, NO2, CO2. <b>C. CH</b>4, CO2, O3, NO2, CFC.


<b>B. CO</b>2, CFC, CH4, O3, NO2. <b>D. O</b>3, NO2, CH4, CFC, CO2.


<b>Câu 32. Nước không bị ô nhiễm là </b>


<b>A. n</b>ước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.


<b>B. n</b>ước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng: Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.


<b>C. n</b>ước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.


<b>D. n</b>ước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc giếng khoan không chứa các độc tố như
asen, sắt,…quá mức cho phép.


<b>Câu 33. </b>Trong nước ngầm thường có sắt (II) hiđrocacbonat và sắt (II) sunfat. Hàm lượng
sắt trong nước cao làm cho nước có mùi tanh, để lâu có màu vàng gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của con người nên cần phải loại bỏ. Để loại bỏ sắt ra khỏi nước sinh hoạt ta hay
sử dụng biện pháp


<b>A. </b>dùng giàn phun mưa hoặc bể tràn để cho nước mới hút từ giếng khoan lên được tiếp
xúc nhiều với khơng khí rồi để lắng, lọc.


<b>B. s</b>ục khơng khí giàu oxi vào nước mới hút từ giếng khoan lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>D. dùng 1 trong 3 bi</b>ện pháp trên đều được


<b>Câu 34. Khi nghiên c</b>ứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm
lượng chì trong bùn và trong đất như sau:


<b>Thứ </b>


<b>tự </b> <b>Mẫu nghiên cứu </b> <b>Hàm lượng Pb</b>


<b>2+</b>


<b> (ppm) </b>


1 Mẫu bùn chứa nước thải ăcquy 2166,0



2 Mẫu đất nơi nấu chì 387,6


3 Mẫu đất giữa cánh đồng 125,4


4 Mẫu đất gần nơi nấu chì 2911,4


Hàm lượng chì lớn hơn 100 ppm là đất bị ô nhiễm. Trong các mẫu đất nghiên cứu trên, mẫu
đất bị ơ nhiễm chì là


<b>A. m</b>ẫu 1, 4. <b>C. m</b>ẫu 1, 2.


<b>B. m</b>ẫu 2, 3. <b>D. c</b>ả 4 mẫu.


<b>Câu 35. </b>Mơi trường khơng khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ơ
nhi<b>ễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp khơng thể khống chế </b>
ơ nhiễm mơi trường là


<b>A. có h</b>ệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngồi khơng khí, sơng, hồ, biển.
<b>B. th</b>ực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
<b>C. </b>thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.


<b>D. x</b>ả chất thải trực tiếp ra không khí, sơng và biển lớn.


<b>Câu 36. B</b>ảng dưới đây cho biết sản phẩm của sự đốt cháy nhiên liệu:


<b>Tên nhiên liệu </b> <b>Sản phẩm đốt cháy nhiên liệu </b>


Sản phẩm chính Sản phẩm khác


Than đá H<sub>2</sub>O, CO<sub>2</sub> Khói (cát hạt nhỏ), SO<sub>2</sub>



Than cốc CO<sub>2</sub> SO<sub>2</sub>


Khí thiên nhiên H<sub>2</sub>O, CO<sub>2</sub>


Củi, gỗ H2O, CO2 Khói


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Nhiên liệu được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường là
<b>A. c</b>ủi, gỗ, than cốc. <b>C. </b>xăng, dầu.


<b>B. khí thiên nhiên. </b> <b>D. </b>than đá, xăng, dầu.
<b>Câu 37. Khơng khí s</b>ạch là


<b>A. khơng khí ch</b>ứa 78%N<sub>2</sub>, 21%O<sub>2</sub>, 1% hỗn hợp CO<sub>2</sub>, H<sub>2</sub>O, H<sub>2</sub>.
<b>B. khơng khí ch</b>ứa 78%N2, 18%O2, 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl


<b>C. khơng khí ch</b>ứa 78%N<sub>2</sub>, 20%O<sub>2</sub>, 2% hỗn hợp CH<sub>4</sub>, bụi, CO<sub>2</sub>.


<b>D. không khí ch</b>ứa 78%N<sub>2</sub>, 16%O<sub>2</sub>, 3% hỗn hợp CO<sub>2</sub>, 1%CO, 1%SO<sub>2</sub>.


<b>Câu 38. D</b>ẫn khơng khí bị ơ nhiễm qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO<sub>3</sub>)<sub>2</sub> thấy xuất hiện vết
màu đen. Khơng khí đó đã bị nhiễm bẩn khí


<b>A. SO</b>2. <b>B. NO</b>2. <b>C. Cl</b>2. <b>D. H</b>2S.


<b>Câu 39. Khơng khí trong phịng thí nghi</b>ệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl<sub>2</sub>. Để khử độc có thể xịt
vào khơng khí dung dịch


<b>A. HCl. </b> <b>B. NH</b>3. <b>C. NaOH. </b> <b>D. NaCl. </b>



<b>Câu 40. </b>Khi bón phân vơ cơ hoặc phân chuồng có thể gây ơ nhiễm mơi trường vì
(1) tích lũy các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm cho đất do phân để lại.


(2) tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên bề mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi
gây hại cho cá và các loại động vật thủy sinh khác.


(3) tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.


(4) làm tăng lượng NH<sub>3</sub> khơng mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do q trình


nitrat hóa phân đạm dư hoặc bón phân khơng đúng chỗ.


<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (3), (4). </b> <b>D. (3), (4). </b>


<b>Câu 41. </b>Khơng khí sau cơn mưa giơng thường trong lành, ngồi việc mưa làm sạch bụi thì
mưa giơng cịn tạo ra một lượng khí nhỏ là


<b>A. O</b>3. <b>B. O</b>2. <b>C. N</b>2. <b>D. H</b>2.


<b>Câu 42. T</b>ại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ đào
vàng sử dụng để tách vàng ra khỏi cát và tạp chất. Tên gọi của chất này là


<b>A. th</b>ủy ngân. <b>B. nicotin. </b> <b>C. mu</b>ối xianua. <b>D. </b>đioxin.
<b>Câu 43. Ti</b>ến hành các thí nghiệm sau:


(1) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

(3) Nung hỗn hợp CH<sub>3</sub>COONa + NaOH/CaO
(4) Nhiệt phân KNO<sub>3</sub>.



Các thí nghi<b>ệm tạo ra sản phẩm khí khơng gây ơ nhiễm môi trường là </b>


<b>A. (1) và (2). </b> <b>B. (1) và (4). </b> <b>C. (2) và (3). </b> <b>D. (2) và (4). </b>


<b>Câu 44. </b>Con người đã sử dụng các nguồn năng lượng: năng lượng hóa thạch, năng lượng
hạt nhân, năng lượng thủy lực, năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Số nguồn năng lượng
s<b>ạch, không gây ô nhiễm môi trường là </b>


<b>A. 1. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>


<b>Câu 45. Trong q trình thí nghi</b>ệm thường có khí thải gây độc hại cho sức khỏe như Cl<sub>2</sub>,
H<sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub>, HCl. Có thể giảm thiểu các khí thải đó bằng cách


<b>A. nút bông t</b>ẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vơi.
<b>B. nút bông t</b>ẩm rượu etylic hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng ancol etylic.
<b>C. nút bơng t</b>ẩm giấm ăn hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn.


<b>D. nút bông t</b>ẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối.


<b>Câu 46. </b>Theo quy định của thế giới thì nồng độ tối đa cho phép H<sub>2</sub>S trong khơng khí là
0,01mg/l. Để đánh giá sự ơ nhiễm trong khơng khí của một nhà máy, người ta làm như sau:


- Lấy 2 lít khơng khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch bị


vẩn đục đen.


- Lọc kết tủa, rửa nhẹ, làm khô, cân được 0,3585mg.
Kết luận đúng là


<b>A. n</b>ồng độ H<sub>2</sub>S đã vượt quá 4 lần nồng độ tối đa cho phép. Khơng khí bị ơ nhiễm.


<b>B. n</b>ồng độ H2S đã vượt quá 3 lần nồng độ tối đa cho phép. Khơng khí bị ơ nhiễm.


<b>C. n</b>ồng độ H<sub>2</sub>S đã vượt quá 2 lần nồng độ tối đa cho phép. Khơng khí bị ô nhiễm.
<b>D. n</b>ồng độ H<sub>2</sub>S chưa vượt quá nồng độ tối đa cho phép. Khơng khí chưa bị ô nhiễm.
<b>Câu 47. Khí SO</b>2 do nhà máy thải ra là ngun nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường. Tổ chứ


y tế thế giới (WHO) quy định nếu lượng SO<sub>2</sub> vượt q 3.10-5mol/m3, khơng khí coi như ơ
nhiễm. Người ta lấy 50ml khơng khí ở một thành phố và phân tích thu được 0,012 mg SO<sub>2</sub>.
Kết luận đúng là


<b>A. n</b>ồng độ SO<sub>2</sub> bằng 3,75.10-6 mol/m3, khơng khí chưa bị ơ nhiễm.
<b>B. n</b>ồng độ SO2 bằng 3,75.10-6 mol/m3, khơng khí đã bị ơ nhiễm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

<b>D. n</b>ồng độ SO<sub>2</sub> bằng 3,75.10-3 mol/m3, khơng khí chưa bị ơ nhiễm.


<b>Câu 48. Brom l</b>ỏng hay hơi đều rất độc. Để xử lí lượng brom lỏng khơng may bị đổ với mục
đích bảo vệ mơi trường, có thể dùng hóa chất thơng thường dễ kiếm là


<b>A. dung d</b>ịch NaOH. <b>C. dung d</b>ịch Ca(OH)<sub>2</sub>.
<b>B. dung d</b>ịch KOH. <b>D. dung d</b>ịch NaI.


<b>Câu 49. Theo t</b>ổ chức Y tế thế giới, nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là
0,05mg/l. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+ là


<b>A. có 0,02mg Pb</b>2+trong 0,5 lít nước.
<b>B. có 0,04mg Pb</b>2+trong 0,75 lít nước.
<b>C. có 0,15mg Pb</b>2+trong 4 lít nước.
<b>D. có 0,20mg Pb</b>2+trong 2 lít nước.


<b>Câu 50. Th</b>ủy ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Khi đo nhiệt độ chẳng may làm vỡ


nhiệt kế và thủy ngân rơi xuống sàn nhà, chất dùng để loại bỏ thủy ngân là


<b>A. oxi. </b> <b>B. </b>lưu huỳnh. <b>C. </b>nitơ. <b>D. clo. </b>


<b>Câu 51. M</b>ột loại nước thải bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Pb2+, Cu2+, Fe3+, Mn2+. Chất
tốt nhất để loại bỏ hết các kim loại nặng là


<b>A. NaOH. </b> <b>B. Ca(OH)</b>2. <b>C. H</b>2S. <b>D. H</b>2SO4.


<b>Câu 52. Vi</b>ệc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch là một nguyên nhân chính gây ra hiện tượng
mưa axit. Chuỗi phản ứng mơ tả sự hình thành mưa axit là


<b>A. S + O</b>2


o


t


→ SO2; 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4.


<b>B. S + O</b><sub>2</sub> → SOto <sub>2</sub>; SO<sub>2</sub> + H<sub>2</sub>O → H<sub>2</sub>SO<sub>3</sub>.


<b>C. C + O</b>2


o


t


→ CO2; CO2 + H2O → H2CO3.



<b>D. S + O</b>2


o


t


→ SO2; 2SO2 + O2


o


t
xt


→


← 2SO3.


<b>Câu 53. </b>Hàm lượng khí CO<sub>2</sub> trong khơng khí ln cân bằng do
<b>A. CO</b><sub>2</sub> trong khơng khí có khả năng tác dụng với chất khác.


<b>B. quá trình quang h</b>ợp ở cây xanh và quá trinh hô hấp ở động, thực vật.
<b>C. CO</b><sub>2</sub> bị hòa tan trong nước mưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>Câu 54. Trong cơng nghi</b>ệp, khí thải được xử lí theo sơ đồ sau: CO, NO, C<sub>x</sub>H<sub>y</sub> →X [H], Pt


[H], Pt


→ Y. Sau đó thải Y vào mơi trường. Theo sơ đồ trên thì


<b>A. X là N</b><sub>2</sub>, NH<sub>3</sub>, CO<sub>2</sub>, H<sub>2</sub>O. <b>C. X là N</b><sub>2</sub>, NH<sub>3</sub>, CO, C<sub>x</sub>H<sub>y</sub>.


<b>B. Y là N</b>2, CO, CxHy. <b>D. Y là N</b>2, H2O, CO2, CxHy.


<b>Câu 55. N</b>ồng độ cho phép tối đa của một số kim loại trong nước là:


<b>Nguyên tố </b> <b>Nồng độ (ppm) trong đất </b> <b>Nguyên tố </b> <b>Nồng độ (ppm) trong đất </b>


Cd2+ 33 ± 0,09 Fe3+ 20400 ± 1900


Cu2+ 33 ± 3 Pb2+ 94 ± 10


Phân tích một mẫu đất ở gần một nhà máy luyện kim người ta thấy hàm lượng Cd2+,
Pb2+, Cu2+, Fe3+ của mẫu này lần lượt là: 28,75 ppm; 85,18 ppm; 27,58 ppm; 20395 ppm.
Nh<b>ận định đúng là </b>


<b>A. m</b>ẫu đất bị ô nhiễm Cd2+, Cu2+.
<b>B. m</b>ẫu đất bị ô nhiễm Pb2+, Fe3+.
<b>C. m</b>ẫu đất bị ô nhiễm Pb2+, Cu2+, Fe3+.
<b>D. m</b>ẫu đất không bị ô nhiễm.


<b>Câu 56. Nhóm g</b>ồm các ion gây ơ nhiễm mơi trường nước là:


<b>A. NO</b><sub>3</sub>-, NO<sub>2</sub>-, Pb2+, As3+, Hg2+. <b>C. SO</b><sub>4</sub>2-, PO<sub>4</sub>3-, Na+, Cu2+, Cl-.


<b>B. NO</b>3-, PO43-, Na+, Cd2+, Cl-. <b>D. NO</b>3-, PO43-, HCO3-, Hg2+, As3+.


<b>Câu 57. </b>Trước đây, để tăng chỉ số octan, người ta thường pha vào xăng hợp chất
<b>A. tetraetyl chì. </b> <b>C. </b>đồng (II) clorua.


<b>B. s</b>ắt (II) clorua. <b>D. crom (III) clorua. </b>
<b>Câu 58. Hi</b>ện nay, các hợp chất của chì đã cấm pha vào xăng vì



<b>A. </b>tăng khả năng kích nổ của xăng.


<b>B. </b>độc hại với mơi trường và sức khỏe con người.
<b>C. gi</b>ảm chất lượng của xăng.


<b>D. khơng ki</b>ểm sốt được chất lượng xăng.


<b>Câu 59. Hi</b>ện nay, một số vùng nông thơn, người ta điều chế khí metan trong lị biogas để
đun nấu bằng cách lên men chất thải là


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<b>Câu 60. Nguồn không phát sinh ra khí CO là </b>


<b>A. s</b>ự phân hủy xác sinh vật chết. <b>C. </b>đốt cháy nhiên liệu.
<b>B. ho</b>ạt động giao thông vận tải. <b>D. </b>đốt rác.


<b>Câu 61. </b>Khí gây đau đầu, ngạt thở, giảm khả năng vận chuyển máu là


<b>A. O</b><sub>3</sub>. <b>B. O</b><sub>2</sub>. <b>C. CO. </b> <b>D. H</b><sub>2</sub>.


<b>Câu 62. Tác nhân chính gây n</b>ổ ở các mỏ than là


<b>A. CH</b><sub>4</sub>. <b>B. CO</b><sub>2</sub>. <b>C. TNT. </b> <b>D. H</b><sub>2</sub>.
<b>Câu 63. </b>PE, PP, PVC được dùng để sản xuất:


<b>A. </b>mĩ phẩm, dược phẩm, phẩm nhuộm. <b>C. </b>đồ gia dụng, áo mưa, bao bì.
<b>B. ch</b>ất diệt cỏ, chất diệt nấm mốc. <b>D. </b>keo dán, sơn.


<b>Câu 64. Trong công ngh</b>ệ xử lí khí thải do q trình hơ hấp của các nhà du hành vũ trụ
trong tàu ngầm, người ta thường dùng hóa chất



<b>A. Na</b><sub>2</sub>O<sub>2</sub> rắn. <b>B. NaOH r</b>ắn. <b>C. KClO</b><sub>3</sub> rắn. <b>D. </b>than đá.
<b>Câu 65. Phát biểu khơng đúng là </b>


<b>A. Khí CO r</b>ất độc, gây ngạt thở, dễ tử vong.


<b>B. Khi biogas góp ph</b>ần tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế các nhiên liệu truyền
thống như củi, than.


<b>C. Các s</b>ản phẩm được sản xuất từ PE, PP,… đều có rất nhiều ứng dụng và khơng gây
hại cho mơi trường.


<b>D. Khí CH</b>4 là một trong những tác nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.


<b>Câu 66. </b>Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của CO với sức khỏe của con người là
<b>A. làm suy s</b>ụp hệ thần kinh trung ương.


<b>B. gây kích </b>ứng mạnh ở da và mắt.


<b>C. </b>ngăn cản sự vận chuyển oxi đến các tế bào.
<b>D. gây r</b>ối loạn tiêu hóa.


<b>Câu 67. Nguyên nhân ch</b>ủ yếu gây ô nhiễm các dòng sông hiện nay là
<b>A. </b>nước thải sinh hoạt từ khu dân cư.


<b>B. </b>nước thải cơng nghiệp.


<b>C. ch</b>ất độc hóa học trong chiến tranh.
<b>D. xác sinh v</b>ật chết.



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<b>A. O</b><sub>2</sub>, Cl<sub>2</sub>, C<sub>2</sub>H<sub>4</sub>.
<b>B. CO, SO</b><sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>.
<b>C. CO</b>2, H2S, N2.


<b>D. O</b><sub>3</sub>, CH<sub>4</sub>, C<sub>2</sub>H<sub>2</sub>.


<b>Câu 69. Khí biogas s</b>ản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu
trong sinh hoạt nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là


<b>A. phát tri</b>ển ngành chăn nuôi.
<b>B. gi</b>ảm giá thành sản phẩm dầu khí.


<b>C. thay th</b>ế các nhiên liệu truyền thống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
<b>D. gi</b>ải quyết công ăn việc làm ở nông thôn.


<b>Câu 70. Nguyên nhân gây ô nhi</b>ễm NO2 trong không khí là


<b>A. khí th</b>ải động cơ ơ tơ, xe máy.
<b>B. khí th</b>ải do sinh hoạt con người.
<b>C. khí thốt ra t</b>ừ xác sinh vật chết.
<b>D. khí thốt ra t</b>ừ sơng, suối, ao, hồ,…
<b>Câu 71. Tác h</b>ại của khí NO2 là


<b>A. làm cay m</b>ắt.


<b>B. d</b>ễ hấp thụ tia bức xạ gây hiệu ứng nhà kính.


<b>C. d</b>ễ kết hợp với hơi nước trong khơng khí gây mưa axit.
<b>D. các tác h</b>ại trên đều đúng.



<b>Câu 72. </b>Băng tan, nước biển dâng, gây hạn hán, lũ lụt là ảnh hưởng của hiện tượng


<b>A. </b>mưa axit. <b>C. khói mù quang hóa. </b>


<b>B. hi</b>ệu ứng nhà kính. <b>D. ơ nhi</b>ễm mơi trường nước.
<b>Câu 73. Có th</b>ể làm sạch khí CO trước khi thải vào khơng khí là do


<b>A. CO chuy</b>ển thành hợp chất khác không gây hại.
<b>B. CO d</b>ễ tan trong nước.


<b>C. CO d</b>ễ tạo muối.
<b>D. CO d</b>ễ phân hủy.


<b>Câu 74. Ch</b>ất được sử dụng để nhận biết lượng vết CO trong khơng khí là


<b>A. PdCl</b>2. <b>B. Pb(NO</b>3)2. <b>C. CaO. </b> <b>D. CuSO</b>4.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>A. PdCl</b><sub>2</sub>. <b>B. I</b><sub>2</sub>O<sub>5</sub>. <b>C. CuSO</b><sub>4</sub>. <b>D. Fe</b><sub>2</sub>O<sub>3</sub>.


<b>Câu 76. Ancol có th</b>ể gây ơ nhiễm khơng khí trong nhà. Nguồn phát sinh ra lượng ancol này


<b>A. gia v</b>ị, đồ đạc bằng gỗ, mỹ phẩm.


<b>B. ch</b>ất lau kính cửa sổ, sơn dung mơi, chất kết dính.
<b>C. ngun li</b>ệu nấu nướng và sưởi ấm.


<b>D. thu</b>ốc tẩy quần áo.


<b>Câu 77. Khơng khí trong nhà có ch</b>ứa fomanđehit sẽ gây



<b>A. viêm da. </b> <b>C. b</b>ệnh đường hơ hấp.


<b>B. gi</b>ảm trí nhớ. <b>D. nhi</b>ễm trùng máu.


<b>Câu 78. </b>Nhóm người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với fomanđehit dễ mắc bệnh
<b>A. </b>ung thư miệng, vòm họng. <b>C. suy th</b>ận.


<b>B. tim m</b>ạch. <b>D. </b>ung thư gan.


<b>Câu 79. Nh</b>ững thực phẩm thường lạm dụng fomanđehit là


<b>A. </b>nước giải khát. <b>C. trái cây. </b>


<b>B. ph</b>ở, bún. <b>D. bánh, k</b>ẹo.


<b>Câu 80. </b>Khi ăn những thực phẩm có tẩm fomanđehit thường xuyên sẽ gây tác hại là
<b>A. r</b>ối loạn tim mạch, huyết áp không ổn định.


<b>B. r</b>ối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét đại tràng.
<b>C. viêm </b>gan, xơ gan, ung thư gan.


<b>D. da s</b>ạm, tóc khơ, dễ gãy rụng.


<b>Câu 81. </b>Đối tượng thường bị ung thư miệng, vòm họng do fomanđehit là
<b>A. </b>nhân viên văn phòng. <b>C. ca s</b>ỹ.


<b>B. giáo viên. </b> <b>D. nhà nghiên c</b>ứu giải phẫu học.
<b>Câu 82. Nguyên nhân sông Th</b>ị Vải bị ô nhiễm nặng là



<b>A. Do ho</b>ạt động nuôi thủy sản của người dân địa phương.
<b>B. </b>Do nước thải của nhà máy Vedan.


<b>C. Do rác th</b>ải sinh hoạt của người dân.


<b>D. Do thu</b>ốc trừ sâu, phân bón hóa học của người dân đổ ra sông.
<b>Câu 83. Các ho</b>ạt động tự nhiên gây ơ nhiễm khơng khí là


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

(2) hiện tượng hoang mạc, đất trống, đồi trọc. (4) sự phân hủy xác sinh vật chết.
<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>C. (2), (3), (4). </b>


<b>B. (1), (3), (4). </b> <b>D. (1), (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 84. Các ho</b>ạt động của con người làm ô nhiễm không khí là
(1) đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch


(2) đốt rừng làm rẫy.


(3) hoạt động sản xuất công nghiệp.
(4) hoạt động giao thông vận tải.


<b>A. (1), (2), (3), (4). </b> <b>C. (1), (3), (4). </b>


<b>B. (1), (2). </b> <b>D. (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 85. Các bi</b>ện pháp khắc phục ô nhiễm khơng khí là
<b>A. Tr</b>ồng cây xanh


<b>B. S</b>ử dụng các chất thay thế cho CFC.
<b>C. H</b>ạn chế việc thải các khí độc.


<b>D. C</b>ả A và C đều đúng.


<b>Câu 86. Nguyên nhân s</b>ự hình thành ozon trong tự nhiên là
<b>A. s</b>ự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển.


<b>B. s</b>ự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt trái đất.
<b>C. tia t</b>ử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các phân tử oxi.
<b>D. vi khu</b>ẩn oxi hóa các chất hữu cơ.


<b>Câu 87. Hi</b>ện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề mơi trường tồn cầu. Ngun
nhân của hiện tượng này là


<b>A. ch</b>ất thải CFC. <b>C. ch</b>ất thải CO<sub>2</sub>.
<b>B. s</b>ự thay đổi khí hậu. <b>D. các h</b>ợp chất hữu cơ.
<b>Câu 88</b>. Đặc tính của hợp chất CFC là


<b>A. ch</b>ất khí khơng bền, dễ cháy, khơng mùi, dễ bay hơi.
<b>B. ch</b>ất khí rất bền, dễ cháy, khơng mùi, khó bay hơi.
<b>C. ch</b>ất khí rất bền, không cháy, không mùi, dễ bay hơi.
<b>D. ch</b>ất khí khơng bền, khơng cháy, khơng mùi, dễ bay hơi.
<b>Câu 89. T</b>ầng ozon có thể bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím vì


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>B. oxi h</b>ấp thụ tia tử ngoại theo phương trình 3O<sub>2</sub> →uv 2O<sub>3</sub>.


<b>C. phân t</b>ử ozon tạo thành màn chắn dày khơng cho tia cực tím xuyên qua.


<b>D. x</b>ảy ra 2 quá trình luân phiên 2O3 →uv 3O2 và 3O2 →uv 2O3 nên tia cực tím bị


hấp thu.



<b>Câu 90. L</b>ỗ thủng tầng ozon lớn nhất ở vị trí


<b>A. B</b>ắc cực. <b>C. x</b>ích đạo.


<b>B. Nam c</b>ực. <b>D. các thành ph</b>ố ô nhiễm.
<b>Câu 91. Ozon góp ph</b>ần gây ra hiệu ứng nhà kính thể hiện bằng hiện tượng


<b>A. </b>trái đất nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng cao.


<b>B. </b>trái đất nóng dần lên, gây ra những cơn mưa axit nguy hại.


<b>C. </b>trái đất nóng dần lên, tầng ozon bị giãn nở, làm tia UV xâm nhập xuống trái đất.
<b>D. </b>trái đất nóng dần lên, cây cối héo khô, nước bị bốc hơi hết.


<b>Câu 92. Ozon t</b>ập trung nhiều ở


<b>A. m</b>ặt đất. <b>C. cách m</b>ặt đất từ 10-15 km.
<b>B. cách m</b>ặt đất từ 5-10 km. <b>D. cách m</b>ặt đất từ 20-30 km.
<b>Câu 93. </b>Sau cơn mưa khơng khí thường trong lành hơn vì


<b>A. </b>nước mưa rửa sạch bụi và một phần ozon được sinh ra.


<b>B. </b>nước mưa có khả năng tác dụng với các chất bẩn trong khơng khí.
<b>C. </b>nước mưa có khả năng chặn tia cực tím xâm nhập xuống vỏ trái đất.


<b>D. </b>nước mưa có khả năng đẩy các phân tử ozon từ trên cao xuống mặt đất và ozon có
tác dụng làm sạch mơi trường.


<b>Câu 94. Khí khơng </b>gây độc hại đến sức khỏe con người là



<b>A. N</b><sub>2</sub>. <b>B. SO</b><sub>2</sub>. <b>C. H</b><sub>2</sub>S. <b>D. NO</b><sub>2</sub>.
<b>Câu 95. Khí SO</b><sub>2</sub> được sinh ra từ


<b>A. </b>xác động vật và thực vật.
<b>B. </b>nước suối, sông, ao, hồ,…
<b>C. </b>đốt nhiên liệu, đốt quặng.
<b>D. </b>các hang động núi đá vơi.
<b>Câu 96. Khí H</b><sub>2</sub>S được sinh ra từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>C. </b>đốt cháy nhiên liệu, đốt quặng.
<b>D. n</b>ạn đốt rừng, cháy rừng.


<b>Câu 97. </b>Mưa axit là nước mưa có chứa các loại axit (H2SO4, HNO3, HCl,…) với giá trị pH




<b>A. 5,5 < pH < 7. </b> <b>B. 7 < pH < 13. </b> <b>C. pH > 13. </b> <b>D. pH < 5,5. </b>


<b>Câu 98. Bi</b>ện pháp nhằm làm giảm lượng axit trong nước mưa là
<b>A. không s</b>ử dụng các phương tiện như xe máy, xe hơi.


<b>B. s</b>ử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí SO<sub>2</sub> và các chất gây ơ nhiễm khác trong khói
cơng nghiệp.


<b>C. không s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh.
<b>D. phân lo</b>ại và xử lí rác thải hợp lí.


<b>Câu 99. Khí gây ra hi</b>ện tượng khói mù, khói mù quang hóa là


<b>A. N</b><sub>2</sub>. <b>B. O</b><sub>2</sub>. <b>C. NH</b><sub>3</sub>. <b>D. SO</b><sub>2</sub>.



<b>Câu 100. Ngồi clo, ch</b>ất khí thường sử dụng để sát trùng nước sinh hoạt là
<b>A. O</b><sub>2</sub>. <b>B. O</b><sub>3</sub>. <b>C. SO</b><sub>2</sub>. <b>D. H</b><sub>2</sub>S.
<b>2.8. Một số tư liệu hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng </b>


<i><b>2.8.1. Các ki</b><b>ến thức về ô nhiễm môi trường </b></i>


- Ơ nhiễm khơng khí
- Ơ nhiễm nước
- Ơ nhiễm đất


- Ơ nhiễm phóng xạ.


<i><b>2.8.2. Các ch</b><b>ất độc hóa học </b></i>


- Chất độc màu da cam
- 3-MCPD


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<i><b>2.8.3. Hình </b><b>ảnh, tranh vẽ, phim minh họa </b></i>


Các tư liệu này được tác giả chép thành file trong CD, tiện cho GV tham khảo và tra
cứu khi cần thiết.


<i><b>Tóm t</b><b>ắt chương 2 </b></i>


Từ cơ sở lí luận của việc tích hợp nội dung GDMT trong bài giảng hóa học ở trường
THPT, tác giả đã thực hiện những công việc sau:


- Nêu được các u cầu GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT.
- Nguyên tắc lựa chọn các bài học để tích hợp nội dung GDMT.



- Lựa chọn những bài hóa học có thể tích hợp nội dung GDMT ở trường THPT.
- Nêu được các yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học.
- Xây dựng được quy trình thiết kế một giáo án tích hợp gồm 7 bước.


- Biên soạn được 7 giáo án tích hợp nội dung GDMT giúp học sinh mở mang kiến
thức, tiết học sinh động, hấp dẫn.


- Biên soạn 100 bài tập trắc nghiệm có nội dung GDMT vừa để kiểm tra, đánh giá
nhận thức của học sinh, vừa là nguồn tư liệu cho giáo viên tham khảo và cung cấp kiến thức
thực tiễn cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

<b> </b>



<b>Chương 3. </b>

<b>TH</b>

<b>ỰC NGHIỆM SƯ PHẠM </b>


<b>3.1. Mục đích thực nghiệm </b>


Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc tích hợp giảng dạy nội dung giáo dục mơi
trường vào trong bài giảng hóa học ở trường THPT.


 Tính khả thi được thể hiện qua :


- Số lượng giáo viên sử dụng các giáo án có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường.
- Các tư liệu hóa học hỗ trợ được giáo viên sử dụng.


 Tính hiệu quả được thể hiện qua


- Kết quả tiếp thu kiến thức môi trường của học sinh được nâng lên (đánh giá qua
điểm số bài kiểm tra của học sinh).



- Học sinh hứng thú học tập, u thích mơn học hơn.
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường hơn.


<b>3.2. Đối tượng thực nghiệm </b>


Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở 3 khối 10, 11, 12 tại 3 địa điểm sau :
- Trường THPT An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM.


- Trường THPT Phan Chu Trinh, quận Bình Tân, TPHCM.
- Trường THPT An Đông, quận 5, TPHCM.


<i>Bảng 3.1. Lớp TN và ĐC khối 10 </i>


<b>STT </b> <b>Lớp TN - </b>
<b>ĐC </b>


<b>Lớp cụ thể </b>


Lớp Số HS Giáo viên Trường


1 TN1 10A3 40 Trần Ngọc Thành


THPT An Đông


2 ĐC1 10A4 36 Trần Ngọc Thành


3 TN2 10A3 39 Mai Sỹ Phương


THPT Phan Chu
Trinh



4 ĐC2 10A7 39 Hồ Thị Thanh Vân


5 TN3 10A11 26 Hồ Thị Thanh Vân


6 ĐC3 10A4 24 Mai Sỹ Phương


7 TN4 10A5 37 Hồ Thị Thanh Vân


8 ĐC4 10A6 36 Hồ Thị Thanh Vân


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

10 ĐC5 10A9 40 Vũ Thị Kim Trinh


<i>Bảng 3.2. Lớp TN và ĐC khối 11 </i>


<b>STT </b> <b>Lớp TN - </b>
<b>ĐC </b>


<b>Lớp cụ thể </b>


Lớp Số HS Giáo viên Trường


1 TN1 11A4 43 Trần Ngọc Thành


THPT An Đông


2 ĐC2 11A5 42 Trần Ngọc Thành


3 TN2 11A18 40 Huỳnh Phương Thảo



THPT An Lạc
4 ĐC2 11A17 40 Huỳnh Phương Thảo


5 TN3 11A14 41 Huỳnh Phương Thảo
6 ĐC3 11A16 41 Trần Thị Phi Vân


7 TN4 11A10 30 Hồ Thị Thanh Vân


THPT Phan Chu
Trinh


8 ĐC4 11A4 29 Mai Sỹ Phương


9 TN5 11A9 40 Vũ Hữu An


10 ĐC5 11A8 39 Vũ Hữu An


<i>Bảng 3.3. Lớp TN và ĐC khối 12 </i>


<b>STT </b> <b>Lớp TN - </b>
<b>ĐC </b>


<b>Lớp cụ thể </b>


Lớp Số HS Giáo viên Trường


1 TN1 12A5 44 Huỳnh Phương Thảo


THPT An Lạc



2 ĐC1 12A4 43 Trần Hùng Dũng


3 TN2 12A12 38 Huỳnh Phương Thảo


4 ĐC2 12A9 40 Huỳnh Phương Thảo


5 TN3 12A8 33 Võ Phương Thy


THPT Phan Chu
Trinh


6 ĐC3 12A9 34 Võ Phương Thy


7 TN4 12A10 30 Võ Phương Thy


8 ĐC4 12A11 28 Võ Phương Thy


<b>3.3. Tiến hành thực nghiệm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Chọn lớp ĐC và TN có trình độ tương đối đồng đều.


<i><b>Bước 2 : Gặp giáo viên </b></i>


Trước khi tiến hành thực nghiệm, tác giả đã gặp gỡ và trao đổi với giáo viên tham gia
giảng dạy các vấn đề sau :


- Thống nhất nội dung kiến thức trong mỗi bài học và bài kiểm tra ở lớp TN và ĐC là
như nhau.


- Cung cấp cho giáo viên các giáo án thực nghiệm đã thiết kế, phiếu học tập, các bài


kiểm tra, các tư liệu hỗ trợ,…


- Giáo viên thực nghiệm giảng dạy ở lớp TN và ĐC như sau:


+ Lớp TN : tiến hành giảng dạy theo giáo án tích hợp do tác giả thiết kế.
+ Lớp ĐC : tiến hành giảng dạy theo giáo án bình thường.


- Khuyến khích giáo viên thực nghiệm sử dụng giáo án điện tử để tiết kiệm thời gian
và học sinh dễ dàng quan sát các hình ảnh minh họa.


<i><b>Bước 3 : Tiến hành giảng dạy </b></i>


Trên cơ sở thống nhất về nội dung và phương pháp dạy học, chuẩn bị đầy đủ các
phương tiện, đồ dùng dạy học, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy ở các lớp TN và ĐC đã
chọn.


- Lớp 10 (Ban cơ bản)
+ Bài 29: Oxi – ozon


+ Bài 32: Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Lớp 11 (Ban cơ bản)


+ Bài 25 : Ankan (tiết 2).
+ Bài 29 : Anken (tiết 2).


+ Bài 39: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
- Lớp 12 (Ban cơ bản)


+ Bài 14 : Vật liệu polime.



+ Bài 45: Hóa học và vấn đề mơi trường.


<i><b>Bước 4: Kiểm tra </b></i>


Chu<i><b>ẩn bị: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

1 bài kiểm tra 20 phút gồm 15 câu trắc nghiệm.
Lớp 12: 1 bài kiểm tra 45 phút gồm 30 câu trắc nghiệm.


Tác giả đã chọn câu hỏi trắc nghiệm để tiến hành thực nghiệm sư phạm dựa trên các
tiêu chí sau:


Nội dung câu hỏi gắn với GDMT.


Nội dung câu hỏi gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội, gần gũi với học sinh và liên
quan đến nội dung bài học.


<i><b>Bước 5: Chấm bài kiểm tra, tổng hợp kết quả </b></i>
<i><b>Bước 6: Xử lí kết quả thực nghiệm </b></i>


Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học gồm các bước
sau :


1. Lập bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích.
2. Vẽ đồ thị các đường lũy tích.


3. Lập bảng tổng hợp phân loại kết quả học tập.
4. Vẽ đồ thị kết quả học tập.


5. Tính các tham số thống kê đặc trưng.


a. Trung bình cộng


k
1 1 2 2 k k


i i


1 2 k i=1


x n + x n +...+ x n 1


X = = n x


n + n + ...+ n n


ni : số học sinh đạt điểm xi.


n : số học sinh tham gia thực nghiệm.


b. Phương sai (S2<sub>), độ lệch chuẩn (S) là các tham số đo mức độ phân tán của các số </sub>


liệu quanh giá trị trung bình cộng.


i i
2 n (X X)


S
n 1

=


<sub> </sub>
i i


n (X X)
S
n 1

=



Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
c. Hệ số biến thiên V


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

S


V .100%


X
=


Nếu V < 30% thì độ dao động đáng tin cậy.


Nếu V > 30% thì độ dao động khơng đáng tin cậy.


d. Độ tin cậy: sai khác giữa hai giá trị phản ánh kết quả của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng.


1 2
X X


t
S

=
với
2 2
1 2
1 2
S S
S
n n
= +


Trong đó S1, X1: nhóm đối chứng.


S2, X : nhóm thực nghiệm. 2


Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối student [13], tìm giá trị t<i><sub>α, k</sub></i> với
độ lệch tự do k = 2n – 2.


- Nếu t ≥ t<i><sub>α, k</sub> thì s</i>ự khác nhau giữa XTN, XDClà có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.


- Nếu t ≤ t<i><sub>α, k</sub> thì s</i>ự khác nhau giữa XTN, XDClà có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.


- So sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm.


e. Sai số tiêu chuẩn m: giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng X m±
S



m
n
=


Sai số càng nhỏ thì giá trị điểm trung bình càng đáng tin cậy.
<b>3.4. Kết quả thực nghiệm </b>


<i><b>3.4.1. K</b><b>ết quả bài kiểm tra của học sinh </b></i>


<i>3.4.1.1. Kết quả kiểm tra lớp 10 </i>


<i>Bảng 3.4. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 10 </i>


Lớp Số
HS


Điểm Xi Điểm


TB


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

TN 2 39 0 0 0 0 2 1 1 10 18 6 1 7,61
ĐC 2 39 0 0 0 1 4 4 8 14 6 2 0 6,44
TN 3 26 0 0 0 0 0 1 1 12 8 3 1 7,54


ĐC 3 24 0 0 1 1 2 2 5 8 4 1 0 6,25


TN 4 37 0 0 0 0 0 2 3 12 18 2 0 7,41
ĐC 4 36 0 0 0 0 2 2 16 12 3 1 0 6,42


TN 5 36 0 0 0 0 1 1 10 14 5 4 1 7,03
ĐC 5 40 0 0 0 0 1 9 12 11 5 2 0 6,40


Σ TN 178 0 0 0 0 3 5 27 62 59 19 3 <b>7,33 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<i>Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 10 </i>


Điểm Xi


Số HS đạt điểm X<sub>i</sub> % HS đạt điểm X<sub>i</sub> % HS đạt điểm X<sub>i</sub> trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


2 0 1 0,00 0,57 0,00 0,57


3 0 2 0,00 1,14 0,00 1,71


4 3 10 1,69 5,71 1,69 7,43


5 5 23 2,81 13,14 4,49 20,57


6 27 58 15,17 33,14 19,66 53,71


7 62 53 34,83 30,29 54,49 84,00


8 59 21 33,15 12,00 87,64 96,00



9 19 7 10,67 4,00 98,31 100,00


10 3 0 1,69 0,00 100,00


Σ 178 175 100,00 100,00


<i>Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 10 </i>
<i>Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 </i>


Lớp % Yếu - Kém %Trung bình % Khá - Giỏi


TN 1,69 17,98 80,34


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i>Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 10 </i>


<i>Bảng 3.7. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 10 </i>


Lớp <sub>X</sub><sub>TB</sub><sub> ± m </sub> S2 S V


TN 7,33 ± 0,083 1,21 1,11 15,14%


ĐC 6,36 ± 0,094 1,57 1,25 19,65%


Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ
dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến
thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng.


Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k =
2n - 2 = 2.178 - 2 = 354. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị <i>t</i><sub>α</sub><i><sub>,k</sub></i> = 2,58.



Ta có t = 7,72 > <i>t</i>α<i><sub>,k</sub></i>, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lớp 10) giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).


<i>3.4.1.2. Kết quả kiểm tra lớp 11 </i>


<i>Bảng 3.8. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 </i>


Lớp Số
HS


Điểm Xi Điểm


TB


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

TN 1 43 0 0 0 0 2 3 7 10 14 5 2 7,26


ĐC 1 42 0 0 0 2 3 6 9 14 7 1 0 6,31


TN 2 40 0 0 0 0 1 3 6 8 15 7 0 7,35


ĐC 2 40 0 0 0 1 3 7 8 12 5 4 0 6,45


TN 3 41 0 0 0 0 3 2 10 8 12 6 0 7,02


ĐC 3 41 0 0 0 0 5 4 7 15 7 3 0 6,59


TN 4 30 0 0 0 0 0 3 2 5 12 8 0 7,67


ĐC 4 29 0 0 0 0 5 3 10 4 5 2 0 6,24



TN 5 40 0 0 0 0 1 4 3 13 10 6 3 7,43


ĐC 5 39 0 0 0 0 2 5 10 11 6 5 0 6,74


Σ TN 194 0 0 0 0 7 15 28 44 63 32 5 <b>7,32 </b>
Σ ĐC 191 0 0 0 3 18 25 44 56 30 15 0 <b>6,48 </b>


<i>Bảng 3.9. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11- lần 1 </i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


2 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


3 0 3 0,00 1,57 0,00 1,57


4 7 18 3,61 9,42 3,61 10,99


5 15 25 7,73 13,09 11,34 24,08


6 28 44 14,43 23,04 25,77 47,12


7 44 56 22,68 29,32 48,45 76,44



8 63 30 32,47 15,71 80,93 92,15


9 32 15 16,49 7,85 97,42 100,00


10 5 0 2,58 0 100,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i>Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 </i>
<i>Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 1 </i>


Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi


TN 3,61 22,16 74,23


ĐC 10,99 36,13 52,88


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Lớp <sub>X</sub><sub>TB</sub><sub> ± m </sub> S2 S V%


TN 7,32 ± 0,098 1,89 1,37 18,72


ĐC 6,48 ± 0,103 2,05 1,43 22,07


Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ
dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến
thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng.


Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.194 – 2 = 386. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị <i>t</i><sub>α</sub><i><sub>,k</sub></i> = 2,58.


Ta có t = 5,87 > <i>t</i>α<i><sub>,k</sub></i>, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lớp 11) giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).



<i>Bảng 3.12. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 </i>


Lớp Số
HS


Điểm Xi Điểm


TB


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN 1 43 0 0 0 0 1 4 6 13 12 6 1 7,23


ĐC 1 42 0 0 1 2 5 9 8 11 5 1 0 5,88


TN 2 40 0 0 0 0 0 4 5 10 13 7 1 7,43


ĐC 2 40 0 0 0 0 3 6 6 14 9 2 0 6,65


TN 3 41 0 0 0 0 1 5 5 12 10 7 1 7,22


ĐC 3 41 0 0 0 1 2 9 11 10 6 2 0 6,29


TN 4 30 0 0 0 0 0 4 5 10 7 4 0 7,07


ĐC 4 29 0 0 0 1 1 4 8 9 4 2 0 6,48


TN 5 40 0 0 0 0 2 2 7 14 11 2 2 7,10



ĐC 5 39 0 0 0 2 3 7 9 12 3 3 0 6,21


Σ TN 194 0 0 0 0 4 19 28 59 53 26 5 <b>7,22 </b>
Σ ĐC 191 0 0 1 6 14 35 42 56 27 10 0 <b>6,29 </b>


<i>Bảng 3.13. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 11- lần 2 </i>


Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

1 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00


2 0 1 0,00 0,52 0,00 0,52


3 0 6 0,00 3,14 0,00 3,66


4 4 14 2,06 7,33 2,06 10,99


5 19 35 9,79 18,32 11,86 29,32


6 28 42 14,43 21,99 26,29 51,31


7 59 56 30,41 29,32 56,70 80,63


8 53 27 27,32 14,14 84,02 94,76


9 26 10 13,40 5,24 97,42 100,00


10 5 0 2,58 0,00 100,00



Σ 194 191 100,00 100,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

<i>Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 </i>


Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi


TN 2,06 24,23 73,71


ĐC 10,99 40,31 48,69


<i>Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 </i>
<i>Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 11 – lần 2 </i>


Lớp <sub>X</sub><sub>TB</sub><sub> ± m </sub> S2 S V%


TN 7,22 ± 0,094 1,71 1,31 18,14


ĐC 6,29 ± 0,105 2,09 1,45 23,05


Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ
dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến
thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng.


Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.194 – 2 = 386. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị <i>t</i><sub>α</sub><i><sub>,k</sub></i> = 2,58.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<i>3.4.1.3. Kết quả kiểm tra lớp 12 </i>


<i>Bảng 3.16. Bảng điểm bài kiểm tra lớp 12 </i>



Lớp Số
HS


Điểm Xi Điểm


TB


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


TN 1 44 0 0 0 0 0 2 10 13 11 7 1 7,32


ĐC 1 43 0 0 0 0 2 5 14 15 6 1 0 6,49


TN 2 38 0 0 0 0 1 2 7 11 12 4 1 7,24


ĐC 2 40 0 0 0 1 3 4 13 12 5 2 0 6,38


TN 3 33 0 0 0 0 1 2 4 14 8 4 0 7,15


ĐC 3 34 0 0 0 2 2 4 7 11 6 2 0 6,44


TN 4 30 0 0 0 0 1 3 4 8 10 3 1 7,20


ĐC 4 28 0 0 0 1 2 6 5 9 3 2 0 6,29


Σ TN 145 0 0 0 0 3 9 25 46 41 18 3 <b>7,23 </b>
Σ ĐC 145 0 0 0 4 9 19 39 47 20 7 0 <b>6,41 </b>


<i>Bảng 3.17. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lớp 12 </i>



Điểm Xi


Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống


TN ĐC TN ĐC TN ĐC


0 0 0 0 0,00 0,00 0,00


1 0 0 0 0,00 0,00 0,00


2 0 0 0 0,00 0,00 0,00


3 0 4 0 2,76 0,00 2,76


4 3 9 2,07 6,21 2,07 8,97


5 9 19 6,21 13,10 8,28 33,07


6 25 39 17,24 26,90 25,52 48,97


7 46 47 31,72 32,41 57,24 81,38


8 41 20 28,28 13,79 85,52 95,17


9 18 7 12,41 4,83 97,93 100,00


10 3 0 2,07 0,00 100,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

<i>Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra lớp 12 </i>


<i>Bảng 3.18. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 </i>


Lớp % Yếu - Kém %Trung Bình % Khá - Giỏi


TN 2,07 23,45 74,48


ĐC 8,97 40,00 51,03


<i>Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra lớp 12 </i>
<i>Bảng 3.19. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra lớp 12 </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

TN 7,23 ± 0,102 1,52 1,23 17,01%


ĐC 6,41 ± 0,110 1,77 1,33 20,75%


Hệ số biến thiên V của hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dưới 30% chứng tỏ độ
dao động của kết quả khảo sát tại hai lớp là đáng tin cậy. Lớp thực nghiệm có hệ số biến
thiên thấp hơn lớp đối chứng cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm đều hơn lớp đối chứng.


Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α = 0,01; k
= 2n - 2 = 2.145 – 2 = 288. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị <i>t</i><sub>α</sub><i><sub>,k</sub></i> = 2,58.


Ta có t = 5,44 > <i>t</i><sub>α</sub><i><sub>,k</sub></i>, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lớp 12) giữa
nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).


Từ kết quả tổng hợp của 4 bài kiểm tra ở 3 khối 10, 11, 12, ta thấy:


- Điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
- Hệ số biến thiên V% ở nhóm lớp thực nghiệm nhỏ hơn nhóm lớp đối chứng.
- Đường lũy tích ở lớp thực nghiệm nằm phía dưới đường lũy tích lớp đối chứng.


⇒ Chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm nắm vững các kiến thức giáo dục môi
trường, có ý thức bảo vệ mơi trường. Như vậy, việc giảng dạy có tích hợp nội dung giáo dục
mơi trường là có hiệu quả, góp phần nâng cao kết quả học tập.


<i><b>3.4.2. K</b><b>ết quả nhận xét của giáo viên và học sinh </b></i>


<i><b> Nh</b></i><b>ận xét từ phía giáo viên </b>


Việc tích hợp các nội dung giáo dục mơi trường này vào bài học là rất hữu ích, giúp
học sinh mở mang kiến thức. Tuy nhiên, lượng kiến thức tích hợp vào giảng dạy khá nhiều
(ví dụ bài 14 Vật liệu polime), chỉ thích hợp với những lớp có học lức khá, cịn đối với
những lớp có học lực trung bình thì sẽ làm các em không tập trung, không đi sâu vào trọng
tâm bài học. Đối với giáo án bài Hóa học và vấn đề môi trường, đây thật sự là một giờ học
r<i><b>ất thú vị, học sinh rất hứng thú (GV Huỳnh Phương Thảo, trường THPT An Lạc). </b></i>


Nội dung tích hợp ở bài 29, 30 (lớp 10) rất phong phú và thiết thực, rất nhiều tranh
ảnh, hình vẽ mang tính giáo dục cao. Tuy nhiên, để truyền tải hết tất cả nội dung giáo dục
<i>mơi trường thì giáo viên phải tăng thêm thời lượng tiết học (GV Mai Sỹ Phương, trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

Nội dung tích hợp rất bổ ích, gần gũi với các em học sinh. Mức độ tích hợp trong các
giáo án vừa phải, phù hợp với thời lượng tiết học, không tràn lan, tùy tiện, mang tính giáo
d<i><b>ục cao (GV Trần Ngọc Thành, trường THPT An Đơng). </b></i>


<b> Nhận xét từ phía HS </b>


Những thông tin mà GV cung cấp cho chúng em rất hữu ích và gần gũi với cuộc
sống, tiết học rất sinh động, hấp dẫn, thoải mái. Chúng em được quan sát rất nhiều hình ảnh
v<i>ề ơ nhiễm mơi trường hiện nay và rất thích những tiết học như vậy. (HS Lê Huỳnh Như, </i>


<i>l<b>ớp 11A18 trường THPT An Lạc). </b></i>



Qua bài giảng, em đã thu thập được rất nhiều kiến thức hữu ích cho riêng mình, có
những kiến thức mà sách giáo khoa hồn tồn khơng có. Em hi vọng sẽ được học thật nhiều
ti<i><b>ết học như thế này (HS Phan Quang Danh, lớp 10A5 trường THPT Phan Chu Trinh). </b></i>


Em rất muốn giáo viên cung cấp tài liệu tham khảo để chúng em có thể tìm hiểu kỹ
hơn vì thời lượng tiết học ít quá mà lượng kiến thức giáo viên thơng báo thì nhiều. Có
nh<i>ững vấn đề rất hấp dẫn mà em chỉ nghe thống qua. Em muốn được tìm hiểu sâu hơn (HS </i>


<i>Tr<b>ần Diệp Trâm Anh, lớp 12A12 trường THPT An Lạc). </b></i>


Giờ học của chúng em rất vui tươi, thoải mái, không bị áp lực. Chúng em được tự do
trình bày ý ki<i>ến cá nhân của mình. Những kiến thức mà giáo viên trình bày rất bổ ích (HS </i>


<i>Lê M<b>ỹ Linh, lớp 11A10 trường THPT Phan Chu Trinh). </b></i>


<i><b>3.4.3. K</b><b>ết quả tham khảo ý kiến giáo viên </b></i>


<i>Bảng 3.20. Danh sách các giáo viên được tham khảo ý kiến </i>


STT Họ và tên GV Trường Tỉnh, thành phố


1 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre
2 Nguyễn Hoàng Hằng THPT Phan Chu Trinh Bình Thuận


3 Lê Vĩnh Toàn THPT Cần Đước Long An


4 Nguyễn Thị Xuân Nguyên THPT Đông Thạnh Long An


5 Thạch Thị Mari THPT Tân An Trà Vinh



6 Bùi Thị Kim Nguyệt THPT Long Phước Hải Bà Rịa Vũng Tàu


7 Võ Nguyễn Hồng Trang Bn Mê Thuột


8 Nguyễn Thị Thanh Tuyết THPT Bắc Mỹ Hồ Chí Minh


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

10 Huỳnh Thị Bảo Quý THPT Phú Hòa Hồ Chí Minh
11 Nguyễn Thị Hồng Nhung THPT Gị Vấp Hồ Chí Minh
12 Nguyễn Thị Mộng Tuyền THPT Nguyễn Hữu Thọ Hồ Chí Minh
13 Trần Thị Hồi Thu THPT Trần Hưng Đạo Hồ Chí Minh
14 Nguyễn Hữu Duy Khang THPT Trương Vĩnh Kí Hồ Chí Minh
15 Hồng Thị Thắm THPT Trần Phú Hồ Chí Minh
16 Trịnh Duy Thanh THPT Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh
17 Nguyễn Gia Lộc THPT Phú Lâm Hồ Chí Minh
18 Phan Cao Minh Thảo THPT An Lạc Hồ Chí Minh


19 Huỳnh Phương Thảo Hồ Chí Minh


20 Nguyễn Thị Kim Oanh THPT Nguyễn Hữu Cầu Hồ Chí Minh


21 Nguyễn Ngọc Trâm Hồ Chí Minh


22 Trần Ngọc Thành THPT An Đơng Hồ Chí Minh
23 Mai Sỹ Phương THPT Phan Châu Trinh Hồ Chí Minh


24 Vũ Thị Hồng Nhung Hồ Chí Minh


25 Vũ Duy Phong THPT Lê Thị Hồng



Gấm


Hồ Chí Minh


26 Danh Thanh Tri THPT Gò Quao Kiên Giang


27 Phan Kim Oanh THPT Nhơn Trạch Đồng Nai


28 Dương Yến Phi THPT chuyên Bến Tre Bến Tre


<i>Bảng 3.21. Đánh giá mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung GDMT vào bài </i>
<i>giảng hóa học ở trường THPT </i>


<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Rất cần thiết 16 <b>59,3 </b>


2 Cần thiết 8 29,6


3 Bình thường 3 11,1


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

Qua khảo sát, có 24 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung GDMT vào
<i><b>trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là cần thiết và rất cần thiết (chiếm 88,9%). </b></i>


Lí do:


- Hóa học gắn liền với thực tế và vấn đề môi trường ở Việt Nam đang trong tình
trạng báo động (GV Trần Thị Hoài Thu).


- Học sinh tiếp thu tốt bài học và tiết học thêm sinh động (GV Nguyễn Hoàng Hằng).


- Hiện nay môi trường quá ô nhiễm (GV Huỳnh Phương Thảo).


Tuy nhiên, có 3 phiếu trả lời cho rằng việc tích hợp nội dung giáo dục mơi trường
<b>vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT là bình thường (chiếm 11,1%) vì chương </b>
trình đã quá nặng, không đủ tiết để tập trung cho đề tài này.


<i>Bảng 3.22. Đánh giá nội dung GDMT ở mỗi bài học </i>


<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Quá nhiều 0 0


2 Nhiều 0 0


3 Vừa đủ 8 29,6


4 Ít 17 <b>66,7 </b>


Theo GV, n<b>ội dung GDMT ở mỗi bài học là ít (chiếm 66,7%). Như vậy, chương </b>
trình học rất nặng về lý thuyết mà ít đề cập đến vấn đề thực tế. Do đó, để có thể thiết kế một
giáo án có tích hợp GDMT, GV cần phải sưu tầm, thu thập thêm tài liệu qua sách, báo,
mạng Internet,…


<i>Bảng 3.23. Mức độ tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng </i>


<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Rất thường xuyên 1 3,7


2 Thường xuyên 6 22,2



3 Thỉnh thoảng 20 <b>74,1 </b>


4 Không bao giờ 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

<b>STT </b> <b>Thời gian </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Khơng có 0 0


2 < 5 phút 22 <b>81,5 </b>


3 5 – 10 phút 5 18,5


4 15 – 30 phút 0 0


5 > 30 phút 0 0


<i>Phần lớn các GV mới thỉnh thoảng tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng </i>
<b>hóa học (chiếm 74,1%). Thời lượng cho mỗi bài giảng rất hạn chế trong khi lượng kiến </b>
thức mà GV cần cung cấp thì quá nhiều và tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy lý thuyết và
hướng dẫn HS những kĩ năng giải bài tập hóa học. Vì vậy, đa số GV chỉ sử dụng khoảng
<b>thời gian < 5 phút (chiếm 81,5%) để đề cập các vấn đề môi trường. </b>


<i>Bảng 3.25. Mức độ sử dụng bài giảng điện tử khi dạy học nội dung GDMT </i>


<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Rất thường xuyên 0 0


2 Thường xuyên 5 18,5



3 Thỉnh thoảng 19 <b>70,4 </b>


4 Không bao giờ 3 11,1


Nhìn chung, GV ch<i>ỉ thỉnh thoảng sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy nội dung </i>
giáo d<b>ục môi trường (chiếm 70,4%). Việc soạn một bài giảng điện tử rất cơng phu, cần có </b>
sự đầu tư và tốn nhiều thời gian để thiết kế, tìm kiếm nguồn tư liệu, hình ảnh, phim minh
họa.


<i>Bảng 3.26. Phương pháp dạy học thường sử dụng khi giảng dạy nội dung GDMT </i>


<b>STT </b> <b>Phương pháp </b>


<b>Rất thường </b>
<b>xuyên </b>


<b>Thường </b>
<b>xuyên </b>


<b>Thỉnh </b>
<b>thoảng </b>


<b>Không bao </b>
<b>giờ </b>
Số


phiếu %


Số



phiếu %


Số


phiếu %


Số


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

1 Thuyết trình 7 25,9 14 <b>51,9 </b> 6 22,2 0 0


2 Đàm thoại 2 7,4 14 <b>51,9 </b> 11 40,7 0 0


3 Trực quan nghiên
cứu


1 3,7 9 33,3 15 55,5 2 7,4


4 Thảo luận nhóm 1 3,7 2 7,4 20 74,1 2 7,4
5 Sử dụng bài tập


hóa học


1 3,7 8 29,6 13 48,1 5 18,5


<i>Như vậy, có thể thấy, phương pháp thuyết trình, đàm thoại được GV thường sử dụng </i>
khi gi<b>ảng dạy nội dung GDMT (chiếm 51,9%). Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản </b>
thân tác gi<i>ả cũng đã sử dụng cả hai phương pháp trên và kết hợp thêm phương pháp trực </i>


<i>quan nghiên cứu, thảo luận nhóm để thiết kế bài giảng phù hợp với tình hình cụ thể của </i>



từng lớp học. Tuy nhiên, GV cần phải lưu ý là việc sử dụng quá nhiều các hình ảnh, phim
minh họa sẽ cuốn hút HS, khơng cịn tập trung vào nội dung chính của bài giảng và có thể
dẫn đến tác hại làm cho giờ học kém hiệu quả. Vì vậy, GV cần có sự cân nhắc, lựa chọn
những hình ảnh, phim minh họa thật cần thiết để đưa vào bải giảng của mình.


<i>Bảng 3.27. Việc chuẩn bị của giáo viên cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT </i>


<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Dễ 1 3,7


2 Bình thường 14 <b>51,9 </b>


3 Khó 12 44,4


4 Quá khó 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

<b>STT </b> <b>Mức độ </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Dễ 2 7,4


2 Bình thường 10 37,0


3 Khó 14 <b>51,9 </b>


4 Quá khó 0 0


Phần lớn GV cho rằng việc chuẩn bị cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là



<i><b>bình thường (chiếm 51,9%). Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động của GV và HS khi </b></i>


gi<i><b>ảng dạy nội dung GDMT là khó (chiếm 51,9%). Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay, </b></i>
chương trình SGK rất nặng về lý thuyết. GV phải thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với
thời lượng quy định, theo đúng số tiết quy định trong phân phối chương trình


<i>Bảng 3.29. Nguồn tư liệu giáo viên sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung </i>
<i>GDMT </i>


<b>STT </b> <b>Nguồn tư liệu </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Sách giáo khoa 14 51,9


2 Sách tham khảo 13 48,1


3 Internet 24 <b>88,9 </b>


4 Báo, tạp chí 13 48,1


Qua khảo sát, Internet là nguồn tư liệu mà GV thường sử dụng cho bài giảng có tich
h<b>ợp nội dung GDMT (chiếm 88,9%). Như vậy, có thể thấy, mạng Internet là nơi mà GV có </b>
thể tìm kiếm được rất nhiều tư liệu bổ ích, hỗ trợ cho việc giảng dạy của mình. Bên cạnh đó,
sách giáo khoa, sách tham khảo, báo, tạp chí cũng là một trong những nguồn tư liệu được
GV sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<b>STT </b> <b>Nguồn tư liệu </b> <b>Số phiếu </b> <b>% </b>


1 Sách giáo khoa 11 40,7


2 Sách tham khảo 17 <b>63,0 </b>



3 Internet 14 51,9


4 Báo, tạp chí 5 18,5


Nguồn tài liệu về bài tập có nội dung giáo dục mơi trường mà GV thường sử dụng là
sách tham kh<b>ảo (chiếm 63%), Internet (chiếm 51,9%). Và theo ý kiến của GV, loại bài tập </b>
có n<i><b>ội dung GDMT thích hợp nhất là bài tập trắc nghiệm (chiếm 70,4%). </b></i>


<i>Bảng 3.31. Tác dụng của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT </i>


<b>STT </b> <b>Tác dụng </b> <b>Mức độ </b> <b>TB </b>


1 2 3 4 5


1 Giúp HS dễ tiếp thu các kiến thức về môi trường. 0 1 5 6 15 <b>4,3 </b>
2 Làm tăng hứng thú học tập bộ môn. 0 0 6 13 8 <b>4,1 </b>


3 Giờ học sinh động, hấp dẫn. 0 2 6 8 11 <b>4,0 </b>


4 Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức
của HS.


0 4 11 9 3 <b>3,4 </b>


5 Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 1 7 13 6 0 <b>2,9 </b>
6 Góp phần vào xu thế đổi mới PPDH. 0 4 6 13 4 <b>3,6 </b>


Tác d<i>ụng lớn nhất của bài giảng có tích hợp nội dung GDMT là giúp HS dễ tiếp thu </i>



<i>các kiến thức về môi trường. HS sẽ thấy hứng thú với môn học hơn nếu được liên hệ thực tế </i>


bằng kiến thức mơi trường Những hình ảnh, tranh vẽ trong bài giảng kết hợp với lời nói của
GV sẽ gây chú ý đối với HS, giúp HS nhớ lâu, dễ tiếp thu kiến thức, HS hoạt động tích cực
hơn. Như vậy, giờ học sẽ sinh động và hấp dẫn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

hiện đề tài, tác giả đã tìm hiểu những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng
hóa học và thu được kết quả như sau (bảng 3.32):


<i>Bảng 3.32. Những khó khăn khi tích hợp nội dung GDMT vào bài giảng hóa học </i>


<b>STT </b> <b>Khó khăn </b> <b>Mức độ </b> <b>TB </b>


1 2 3 4 5


1 GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn
bị cho bài giảng.


1 0 7 12 7 <b>3,9 </b>


2 Nguồn tư liệu tham khảo khan hiếm 2 5 10 8 2 <b>3,1 </b>
3 HS chưa tích cực tham gia hoạt động, đóng góp ý


kiến.


3 6 10 6 2 <b>2,9 </b>


4 GV vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp 0 7 8 7 5 <b>3,4 </b>
5 Thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức



cần truyền tải quá nhiều.


2 2 4 4 15 <b>4,0 </b>


Từ bảng kết quả trên, dễ dàng nhận thấy khó khăn lớn nhất mà GV gặp phải khi tích
hợp nội dung GDMT trong bài giảng hóa học là thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến
thức cần truyền tải q nhiều. Đó cũng là tình hình chung cho hầu hết các môn học ở trường
THPT hiện nay. Dựa trên kết quả khảo sát này, chúng tôi đã thiết kế các giáo án phù hợp
với thời lượng tiết học, các vấn đề về môi trường được truyền tải một cách khái quát, hệ
thống. Các giáo án sẽ được bổ sung tranh ảnh, hình vẽ kết hợp với sự dẫn dắt của GV sẽ gây
chú ý tới HS, giúp HS nhớ lâu. Như vậy, HS vừa có thể tiếp thu được kiến thức chủ đạo của
bài học vừa nắm được các thông tin môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>K</b>

<b>ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>



<b>1. Kết luận </b>


Tuy gặp khơng ít khó khăn về việc tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như trong quá
trình thực nghiệm sư phạm, nhưng đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra về
cơ bản luận văn cũng đã giải quyết được một số nhiệm vụ sau:


<i><b>1.1. Nghiên c</b><b>ứu một số nội dung làm cơ sở lí luận của đề tài </b></i>


- Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm những khóa luận, luận văn, tài liệu, bài báo về môi
trường và GDMT ở trường THPT.


- Tìm hiểu về hóa học mơi trường và GDMT.


- Nghiên cứu lí luận về tích hợp nội dung GDMT trong dạy học hóa học.
- Tìm hiểu về các phương pháp GDMT qua mơn hóa học ở trường THPT.



<i><b> 1.2. Nghiên c</b><b>ứu việc tích hợp nội dung giáo dục mơi trường trong các bài giảng </b></i>


<i><b>hóa h</b><b>ọc ở trường THPT </b></i>


- Nguyên tắc lựa chọn các bài học để tích hợp nội dung GDMT.


- Lựa chọn những bài học có thể tích hợp các nội dung GDMT ở 3 khối lớp 10, 11, 12
ban cơ bản.


- Yêu cầu khi tích hợp nội dung GDMT vào các bài giảng hóa học.


- Xây dựng quy trình thiết kế một giáo án tích hợp nội dung GDMT gồm 7 bước.


- Thiết kế được giáo án tích hợp theo bài cụ thể của chương trình hóa học 10, 11, 12
ban cơ bản và tiến hành thực nghiệm được 7 giáo án.


- Biên soạn 100 bài tập trắc nghiệm khách quan được tham khảo từ một số tài liệu khác
nhau như sách bài tập, sách tham khảo, các website hóa học,…


- Sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hỗ trợ nội dung GDMT dùng cho bài giảng.


<i><b>1.3. Th</b><b>ực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài </b></i>


 Tác giả đã tiến hành:


- Tác giả đã tiến hành thực nghiệm đối với 1028 HS ở 3 khối lớp 10, 11, 12 thuộc 3
trường THPT An Lạc, THPT Phan Chu Trinh, THPT An Đông trên địa bàn TPHCM.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

 Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tích hợp nội dung GDMT vào bài


giảng đã đạt kết quả:


- Về nội dung: đảm bảo tính chính xác, khoa học, nội dung phong phú và bám sát
chương trình sách giáo khoa.


- Về tính khả thi: có thể sử dụng với một số đông học sinh và giáo viên tùy vào điều
kiện tình hình của địa phương và trường giảng dạy.


- Về tính hiệu quả: việc tích hợp nội dung GDMT trong các bài giảng hóa học ở
chương trình THPT góp phần mở rộng kiến thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tăng
hứng thú học tập và tăng khả năng tự tìm hiểu kiến thức. Bên cạnh đó, đề tài cịn cung cấp
một số kinh nghiệm cho GV trong việc giảng dạy nội dung GDMT.


Những kết quả trên chỉ mang tính tương đối nhưng nó cũng khẳng định được phần
nào giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.


<b>2. Kiến nghị </b>


Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu, chúng tơi xin có một số kiến nghị sau:


<i><b>2.1. V</b><b>ới Bộ Giáo dục và Đào tạo </b></i>


- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về GDMT cho giáo viên THPT.
- Cung cấp những tài liệu giảng dạy về nội dung GDMT cho giáo viên THPT.


<i><b>2.2. V</b><b>ới các trường THPT </b></i>


- Các trường THPT cần được tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết
bị hiện đại như máy vi tính, máy chiếu để thuận lợi cho HS nghiên cứu các đề tài seminar,
cập nhập thông tin.



- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để GV đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư
cho bài giảng có tích hợp nội dung GDMT và các nội dung liên quan đến thực tiễn.


- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, thi đố vui, tham quan thực tế,…nhằm giáo
dục ý thức tìm hiểu các vấn đề về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của HS.


- Các trường học cần liên kết với nhau và với các cơ quan ban ngành, nhà máy, xí
nghiệp tại địa phương để tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.


<i><b>2.3. V</b><b>ới giáo viên THPT </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

- Luôn cập nhập thông tin từ các bài báo, website,…để tăng thêm nguồn tư liệu môi
trường phong phú phục vụ cho việc tích hợp vào bài giảng.


<b>3. Hướng phát triển của đề tài </b>


- Trên nền tảng của đề tài, có bổ sung thêm nội dung các chương trong chương trình
hố học THPT và chương trình hóa học THCS.


- Bổ sung thêm các bài giảng của GV được thiết kế trên phần mềm Powerpoint, Violet,
Lecture Maker,…


- Xây dựng hệ thống giáo án tích hợp cho từng bài để GV chủ động hơn trong tiết dạy.
- Xây dựng học liệu điện tử có nội dung giảng dạy về GDMT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

<b>TÀI LI</b>

<b>ỆU THAM KHẢO </b>



1. Tr<i>ần Thị Tú Anh (2009), Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường trong dạy học </i>



<i>mơn hóa học lớp 12 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


2. Lê Huy Bá (2000), <i>Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. </i>


3. Lê Huy Bá (Chủ biên), Lê Thị Như Hoa, Phan Kim Phương, Đồn Thái n, Nguyễn Lê
(2000), <i>Độc học mơi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. </i>


4. Lê Huy Bá, Lâm Minh Tri<i>ết (2000), Sinh thái môi trường học cơ bản, NXB Đại học </i>
Quốc gia TP. HCM.


5. Tr<i>ịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>
6. Tr<i>ịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thơng, NXB Đại học Quốc gia </i>


TP.HCM.


7. Tr<i>ịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


8. Tr<i>ịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Sư </i>
phạm TP. HCM.


9. Tr<i>ịnh Văn Biều, Nguyễn Văn Bỉnh (2006), Giáo dục mơi trường thơng qua dạy học hóa </i>


<i>học ở trường trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng thường xun giáo viên trung học </i>


phổ thơng chu kì III (2004-2007), Đại học Sư phạm TPHCM.


10. Tr<i>ần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt, Lê Viết Phùng, Phạm Văn Thưởng (1999), Hóa học </i>


<i>cơng nghệ và mơi trường, NXB Giáo dục. </i>



11. B<i>ộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Đưa các nội dung về giáo dục môi trường vào hệ thống </i>


<i>giáo dục quốc dân”, Hà Nội 2002. </i>


12. B<i>ộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án quốc gia VIE 195/041. Các hướng dẫn chung về Giáo </i>


<i>dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên Phổ thông trung học, Hà Nội 2004. </i>


13. Tr<i>ần Thị Hồng Châu (2010), Giáo dục mơi trường thơng qua dạy học hóa học lớp 10, </i>


<i>11 ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


14. Lê Trung Chính, Đồn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngơ Đình Qua, Lý Minh Tiên (2004),


<i>Đo lường và đánh giá kết quả học tập, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


15. Hồng Chúng (1983), <i>Phương pháp thống kê tốn học trong khoa học giáo dục, </i>
NXBGD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

17. Nguy<i>ễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung (2006), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Đại </i>
học Sư phạm Hà Nội.


18. Cao C<i>ự Giác (chủ biên), Hồ Xuân Thủy (2008), Bài tập trắc nghiệm chọn lọc Hóa học </i>


<i>12</i>, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


19. Nguy<i>ễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, Đại học Sư phạm TP. </i>
HCM.


20. Nguy<i>ễn Thị Thanh Hoa (2010), Thiết kế ebook hóa học hỗ trợ giáo dục môi trường ở </i>



<i>trường THPT, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


21. Nguy<i>ễn Đặng Thu Hường (2009), Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học lớp </i>


<i>10 THPT, Khóa lu</i>ận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM.


<i>22. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan </i>


<i>trọng trong chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông (học phần PPDH 2), Đại </i>


học Sư phạm Hà Nội.


23. Nguy<i>ễn Thị Sửu (2007), Tổ chức q trình dạy học hóa học phổ thơng, Đại học Sư </i>
phạm Hà Nội.


24. Tr<i>ần Thanh (2008), 25 chuyên đề hóa học 12, NXB Tổng hợp TP. HCM. </i>


<i>25. Vũ Minh Tiến (chủ biên), Quách Phạm Thùy Trang (2008), Luyện tập bài tập trắc </i>


<i>nghiệm Hóa học 12, NXB Giáo dục. </i>


26. Lê Tr<i>ọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Hóa học, tài </i>
liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.


27. Lê Tr<i>ọng Tín (2001), Phương pháp dạy học mơn hóa học, NXB Giáo dục. </i>


28. Lê Th<i>ị Mỹ Trang (2003), Tìm hiểu môi trường và giáo dục môi trường qua môn hóa học </i>


<i>ở lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>



29. Nguy<i>ễn Thị Trang (2007), Thiết kế giáo án giáo dục môi trường thông qua bộ mơn hóa </i>


<i>học lớp 12 – Ban Khoa học tự nhiên, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


<i>30. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế trang Web giáo dục mơi trường qua mơn hóa học ở </i>


<i>trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm TP. HCM. </i>


31. Nguy<i>ễn Xuân Trường (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao Hóa học 12, NXB Hà </i>
Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

33. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu
Quy<i>ền, Lê Xuân Trọng (2006), Sách giáo khoa Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>
34. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên), Lê Mậu Quyền (Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Lê


<i>Chí Kiên (2007), Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>


35. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Từ Vọng
<i>Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2009), Sách giáo khoa Hóa học 12 cơ bản, </i>
NXB Giáo dục.


36. Nguy<i>ễn Xuân Trường (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan (2008), Bài tập Hóa </i>


<i>học 12 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>


37. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Ngô Ngọc An, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Trường
<i>(2008), Bài tập Hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. </i>


38. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng,


Nguy<i>ễn Phú Tuấn (2006), Sách giáo viên Hóa học 10 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>


39. Nguyễn Xuân Trường (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Phạm Văn Hoan, Phạm Tuấn
Hùng, Tr<i>ần Trung Ninh, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Nguyễn Phú Tuấn (2007), Sách </i>


<i>giáo viên Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục. </i>


40. Nguy<i>ễn Xuân Trường (2010), Bài tập trắc nghiệm chất lượng cao hóa học 11, NXB Hà </i>
Nội.


<i>41. Hoàng Phương Trinh, Lê Văn Trung, Huỳnh Văn Dũng, Lê Minh Hoàng (2009), Phân </i>


<i>loại và phương pháp giải Hóa học 12, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. </i>


42. Ph<i>ạm Văn Tưởng, Đặng Đình Bạch (2000), Cơ sở hóa học mơi trường, NXB Khoa học </i>
và kỹ thuật.


43. T<i>ạp chí của hội hóa học Việt Nam, Hóa học & ứng dụng (số 9/2007). </i>


44.
/>


45.
/>


46.
/>


47. />


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>PH</b>

<b>Ụ LỤC </b>



Phụ lục 1. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 10 cơ bản chương Oxi – Lưu huỳnh
Phụ lục 2. Đề kiểm tra kiến thức môi trường 11 cơ bản lần 1.



</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

<b>ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MƠI TRƯỜNG </b>


<b>MƠN HĨA 10 CƠ BẢN </b>



<b>CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH </b>


Th

ời gian làm bài: 45 phút


TRƯỜNG:……….


LỚP:………...


HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:………...


<b>CÂU HỎI </b>


<b>Câu 1. Các ho</b>ạt động tự nhiên gây ơ nhiễm khơng khí là


(1) hoạt động của núi lửa. (3) nạn cháy rừng.


(2) hiện tượng hoang mạc, đất trống, đồi trọc. (4) sự phân hủy xác sinh vật chết.
<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>C. (2), (3), (4). </b>


<b>B. (1), (3), (4). </b> <b>D. (1), (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 2. Các ho</b>ạt động của con người làm ô nhiễm khơng khí là
(1) đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch


(2) đốt rừng làm rẫy.


(3) hoạt động sản xuất công nghiệp.
(4) hoạt động giao thông vận tải.



<b>C. (1), (2), (3), (4). </b> <b>C. (1), (3), (4). </b>


<b>D. (1), (2). </b> <b>D. (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 3. Các bi</b>ện pháp khắc phục ô nhiễm khơng khí là
<b>A. Tr</b>ồng cây xanh


<b>B. S</b>ử dụng các chất thay thế cho CFC.
<b>C. H</b>ạn chế việc thải các khí độc.
<b>D. C</b>ả A và C đều đúng.


<b>Câu 4. Nguyên nhân s</b>ự hình thành ozon trong tự nhiên là
<b>A. s</b>ự phóng điện (sấm sét) trong khí quyển.


<b>B. s</b>ự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ trên bề mặt trái đất.
<b>C. tia t</b>ử ngoại của Mặt Trời chuyển hóa các phân tử oxi.
<b>D. vi khu</b>ẩn oxi hóa các chất hữu cơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>Câu 5. Hi</b>ện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề mơi trường tồn cầu. Ngun
nhân của hiện tượng này là


<b>A. ch</b>ất thải CFC. <b>C. ch</b>ất thải CO2.


<b>B. s</b>ự thay đổi khí hậu. <b>D. các h</b>ợp chất hữu cơ.
<b>Câu 6. CFC là h</b>ợp chất được sử dụng nhiều trong


<b>A. ch</b>ất làm lạnh. <b>C. ch</b>ất bảo quản thực phẩm.
<b>B. ch</b>ất tẩy rửa. <b>D. ch</b>ất nổ.



<b>Câu 7</b>. Đặc tính của hợp chất CFC là


<b>A. ch</b>ất khí khơng bền, dễ cháy, khơng mùi, dễ bay hơi.
<b>B. ch</b>ất khí rất bền, dễ cháy, khơng mùi, khó bay hơi.
<b>C. ch</b>ất khí rất bền, không cháy, không mùi, dễ bay hơi.
<b>D. ch</b>ất khí khơng bền, khơng cháy, khơng mùi, dễ bay hơi.
<b>Câu 8. T</b>ầng ozon có thể bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím vì


<b>A. ozon h</b>ấp thụ tia tử ngoại theo phương trình 2O<sub>3</sub> →uv 3O<sub>2</sub>.
<b>B. oxi h</b>ấp thụ tia tử ngoại theo phương trình 3O<sub>2</sub> →uv 2O<sub>3</sub>.


<b>C. phân t</b>ử ozon tạo thành màn chắn dày không cho tia cực tím xuyên qua.


<b>D. x</b>ảy ra 2 quá trình luân phiên 2O<sub>3</sub> →uv 3O<sub>2</sub> và 3O<sub>2</sub> →uv 2O<sub>3</sub> nên tia cực tím bị
hấp thu.


<b>Câu 9. L</b>ỗ thủng tầng ozon lớn nhất ở vị trí


<b>A. B</b>ắc cực. <b>C. </b>xích đạo.


<b>B. Nam c</b>ực. <b>D. các thành ph</b>ố ơ nhiễm.


<b>Câu 10. </b>Trong khơng khí, hàm lượng ozon thấp không gây nguy hiểm cho con người thậm
chí một lượng ít ozon có tác dụng


<b>A. </b>làm tăng hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>B. ch</b>ống các bệnh về mắt và da.


<b>C. c</b>ải thiện chất lượng khơng khí, làm khơng khí trong lành và mát mẻ.
<b>D. </b>làm tăng quá trình trao đổi chất.



<b>Câu 11. </b>Ở tầng thấp, nồng độ ozon > 10-6% theo th<b>ể tích sẽ khơng gây </b>
<b>A. khói mù quang hóa. </b> <b>C. </b>mưa axit.


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

<b>A. mù m</b>ắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống.
<b>B. các b</b>ệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống.


<b>C. các b</b>ệnh về da và mắt.


<b>D. các b</b>ệnh về mắt và tai mũi họng.
<b>Câu 13. Vai trò c</b>ủa tầng ozon là


<b>A. b</b>ảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch.


<b>B. t</b>ấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.
<b>C. </b>tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>D. kh</b>ử trùng, tẩy uế.


<b>Câu 14. Ozon góp ph</b>ần gây ra hiệu ứng nhà kính thể hiện bằng hiện tượng
<b>A. </b>trái đất nóng dần lên, băng tan, nước biển dâng cao.


<b>B. </b>trái đất nóng dần lên, gây ra những cơn mưa axit nguy hại.


<b>C. </b>trái đất nóng dần lên, tầng ozon bị giãn nỡ, làm tia UV xâm nhập xuống trái đất.
<b>D. </b>trái đất nóng dần lên, cây cối héo khơ, nước bị bốc hơi hết.


<b>Câu 15. Ozon t</b>ập trung nhiều ở


<b>A. m</b>ặt đất. <b>C. cách m</b>ặt đất từ 10-15 km.
<b>B. cách m</b>ặt đất từ 5-10 km. <b>D. cách m</b>ặt đất từ 20-30 km.


<b>Câu 16. Freon (CFC) là ch</b>ất gây hại cho mơi trường vì


<b>A. phá h</b>ủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất.
<b>B. là nguyên nhân tr</b>ực tiếp gây các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể.
<b>C. phá h</b>ủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím.


<b>D. freon là ch</b>ất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết.
<b>Câu 17. Gi</b>ải pháp cứu lấy tầng ozon là


<b>A. không s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh.
<b>B. </b>điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.


<b>C. tr</b>ồng thật nhiều cây xanh.


<b>D. s</b>ử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC.
<b>Câu 18. </b>Sau cơn mưa khơng khí thường trong lành hơn vì


<b>A. </b>nước mưa rửa sạch bụi và một phần ozon được sinh ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

<b>D. </b>nước mưa có khả năng đẩy các phân tử ozon từ trên cao xuống mặt đất và ozon có
tác dụng làm sạch mơi trường.


<b>Câu 19. Khí gây ra hi</b>ện tượng mưa axit là


<b>A. CO</b><sub>2</sub>. <b>B. SO</b><sub>2</sub>. <b>C. CH</b><sub>4</sub>. <b>D. NH</b><sub>3</sub>.
<b>Câu 20. Khí khơng </b>gây độc hại đến sức khỏe con người là


<b>A. N</b>2. <b>B. SO</b>2. <b>C. H</b>2S. <b>D. NO</b>2.


<b>Câu 21. Khí SO</b><sub>2</sub> được sinh ra từ


<b>A. </b>xác động vật và thực vật.
<b>B. </b>nước suối, sông, ao, hồ,…
<b>C. </b>đốt nhiên liệu, đốt quặng.
<b>D. </b>các hang động núi đá vôi.


<b>Câu 22. </b>Hàm lượng SO<sub>2</sub> trong khí quyển tăng cao sẽ gây
(1) bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người.
(2) tạo thành mưa axit.


(3) gây tác hại đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng suất.
(4) khói mù quang hóa.


<b>A. (1), (2), (4). </b> <b>C. (2), (3), (4). </b>


<b>B. (1), (2), (3), (4). </b> <b>D. (1), (2), (3). </b>


<b>Câu 23. Khí H</b>2S được sinh ra từ


<b>A. xác ch</b>ết của người và động vật.
<b>B. các ho</b>ạt động giao thông vận tải.
<b>C. </b>đốt cháy nhiên liệu, đốt quặng.
<b>D. n</b>ạn đốt rừng, cháy rừng.


<b>Câu 24. </b>Mưa axit là nước mưa có chứa các loại axit (H<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>, HNO<sub>3</sub>, HCl,…) với giá trị pH


<b>A. 5,5 < pH < 7. </b> <b>B. 7 < pH < 13. </b> <b>C. pH > 13. </b> <b>D. pH < 5,5. </b>


<b>Câu 25. Cho các tác h</b>ại sau:
(1) Rừng và cây cối bị phá hủy.



(2) Hệ sinh thái sông hồ bị phá hủy, gây hại đến các loài cá và các sinh vật nước ngọt.
(3) Các cơng trình kiến trúc bị hư hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Các tác hại do mưa axit gây nên là:


<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>C. (1), (2), (3), (4). </b>


<b>B. (2), (3), (4). </b> <b>D. (1), (3), (4). </b>


<b>Câu 26. Bi</b>ện pháp nhằm làm giảm lượng axit trong nước mưa là
<b>A. không s</b>ử dụng các phương tiện như xe máy, xe hơi.


<b>B. s</b>ử dụng các thiết bị lọc để loại bỏ khí SO2 và các chất gây ơ nhiễm khác trong khói


cơng nghiệp.


<b>C. khơng s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh. như tủ lạnh, máy lạnh.
<b>D. phân lo</b>ại và xử lí rác thải hợp lí.


<b>Câu 27. Cho các c</b>ặp chất sau tác dụng với nhau:
(1) O3 và Ag.


(2) FeS<sub>2</sub> và O<sub>2</sub> (to cao).
(3) FeS và HCl.


Sản phẩm khí của cặp chất gây ô nhiễm môi trường là


<b>A. (1), (2). </b> <b>C. (1), (3). </b>



<b>B. (2), (3). </b> <b>D. (1), (2), (3). </b>


<b>Câu 28. Trong khí th</b>ải cơng nghiệp thường chứa các khí SO<sub>2</sub>, NO2, HF. Chất thường được


dùng để loại bỏ các khí đó là


A. Ca(OH)2. <b>B. NaOH. </b> <b>C. NH</b>3. <b>D. HCl. </b>


<b>Câu 29. Khí gây ra hi</b>ện tượng khói mù, khói mù quang hóa là


<b>A. N</b><sub>2</sub>. <b>B. O</b><sub>2</sub>. <b>C. NH</b><sub>3</sub>. <b>D. SO</b><sub>2</sub>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

<b>ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔI TRƯỜNG </b>


<b>MƠN HĨA 11 CƠ BẢN (Lần 1) </b>



Th

ời gian làm bài: 20 phút


TRƯỜNG:……….


LỚP:………...


HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:………...


<b>CÂU HỎI </b>


<b>Câu 1. M</b>ột trong các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính là


A. H2. B. NH3. C. CH4. D. O2.


<b>Câu 2. Hi</b>ện nay, một số vùng nông thôn, người ta điều chế khí metan trong lị biogas để
đun nấu bằng cách lên men chất thải là



<b>A. hèm bia. </b> C. phân gia súc, bò, lợn,…
<b>B. </b>bã đậu nành. D. rác sinh hoạt.


<b>Câu 3. Nguồn không phát sinh ra khí CO là </b>


<b>A. s</b>ự phân hủy xác sinh vật chết. C. đốt cháy nhiên liệu.
<b>B. ho</b>ạt động giao thông vận tải. D. đốt rác.


<b>Câu 4. </b>Khí gây đau đầu, ngạt thở, giảm khả năng vận chuyển máu là


<b>A. O</b>3. B. O2. C. CO. D. H2.


<b>Câu 5. Tác nhân chính gây n</b>ổ ở các mỏ than là


<b>A. CH</b><sub>4</sub>. B. CO<sub>2</sub>. D. TNT. H<sub>2</sub>.
<b>Câu 6. </b>PE, PP, PVC được dùng để sản xuất:


<b>A. </b>mĩ phẩm, dược phẩm, phẩm nhuộm. C. đồ gia dụng, áo mưa, bao bì.
<b>B. ch</b>ất diệt cỏ, chất diệt nấm mốc. D. keo dán, sơn.


<b>Câu 7. Phát biểu không đúng là </b>


<b>A. Khí CO r</b>ất độc, gây ngạt thở, dễ tử vong.


<b>B. Khi biogas góp ph</b>ần tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế các nhiên liệu truyền
thống như củi, than.


<b>C. Các s</b>ản phẩm được sản xuất từ PE, PP,… đều có rất nhiều ứng dụng và không gây
hại cho môi trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

<b>Câu 8. </b>Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của CO với sức khỏe của con người là
<b>A. làm suy s</b>ụp hệ thần kinh trung ương.


<b>B. gây kích </b>ứng mạnh ở da và mắt.


<b>C. </b>ngăn cản sự vận chuyển oxi đến các tế bào.
<b>D. gây r</b>ối loạn tiêu hóa.


<b>Câu 9. Tác h</b>ại của hiệu ứng nhà kính là


A. nhiệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết,…
B. phá hủy các cơng trình xây dựng, các di tích lịch sử,…


C. gây các bệnh về da và mắt.
<b>D. gây th</b>ủng tầng ozon


<b>Câu 10. Hi</b>ện nay trên thế giới, các sản phẩm bao bì bằng nilon đã được thay thế bằng chất
liệu giấy là để


A. tiết kiệm nguồn ngun liệu. C. khơng thải ra khí độc.
B. bảo vệ môi trường sống. D. tiện lợi khi sử dụng.
<b>Câu 11. Các s</b>ản phẩm bao bì đã tạo nên gánh nặng về mơi trường là do


A. khó phân hủy. C. dễ phân hủy.
B. độc tính cao. D. mùi khó chịu.
<b>Câu 12. </b>Hàm lượng khí CO<sub>2</sub> trong khơng khí ln cân bằng là do


<b>A. CO</b>2 trong khơng khí có khả năng tác dụng với các chất khí khác.



<b>B. q trình quang h</b>ợp cây xanh và q trình hơ hấp ở động thực vật.
<b>C. CO</b><sub>2</sub> bị hòa tan trong nước mưa.


<b>D. CO</b>2 bị phân hủy bởi nhiệt.


<b>Câu 13. Vai trị c</b>ủa các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính theo thứ tự giảm dần là
<b>A. CFC, O</b><sub>3</sub>, CH<sub>4</sub>, NO<sub>2</sub>, CO<sub>2</sub>. C. CH<sub>4</sub>, CO<sub>2</sub>, O<sub>3</sub>, NO<sub>2</sub>, CFC.
<b>B. CO</b>2, CFC, CH4, O3, NO2. D. O3, NO2, CH4, CFC, CO2.


<b>Câu 14. Khí biogas s</b>ản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu
trong sinh hoạt nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là


<b>A. phát tri</b>ển ngành chăn ni.
<b>B. gi</b>ảm giá thành sản phẩm dầu khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

<b>Câu 15. Chất khí khơng gây ơ nhiễm môi trường là </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>KIỂM TRA KIẾN THỨC MƠI TRƯỜNG </b>
<b>MƠN HĨA 11 CƠ BẢN (Lần 2) </b>


Thời gian làm bài: 15 phút


TRƯỜNG:……….


LỚP:………...


HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:………


<b>CÂU HỎI </b>



<b>Câu 1. Các d</b>ẫn xuất halogen (2,4-D; 2,4,5-T; DDT; 666) là hóa chất dùng làm
<b>A. ch</b>ất gây mê qua đường hô hấp. <b>C. thu</b>ốc trừ sâu.


<b>B. ch</b>ất gây tê cục bộ. <b>D. dung môi. </b>
<b>Câu 2. Cho các ch</b>ất sau:


(1) DDT (p,p-điclođiphenyltricloetan) (4) Naphtalen
(2) 2,4-D (axit 2,4-điclophenoxiaxetic) (5) Etanol
(3) 666 (hexacloxiclohexan)


Chất gây ô nhiễm môi trường lâu dài là:


<b>A. (1), (2), (5). </b> <b>C. (3), (4), (5). </b>


<b>B. (1), (2), (3). </b> <b>D. (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 3. Trong chi</b>ến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất
cực độc phá hủy mơi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đó là chất độc
màu da cam. Chất độc này còn được gọi là


<b>A. 3-MCPD. </b> <b>C. </b>đioxin.


<b>B. nicotin. </b> <b>D. TNT. </b>


<b>Câu 4. Thu</b>ốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh
nhưng rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử dụng X vì tính độc hại và tính chất hủy hoại
mơi trường. X là


<b>A. TNT. </b> <b>C. CFC. </b>



<b>B. hexacloran. </b> <b>D. covac. </b>


<b>Câu 5. Nhi</b>ều dẫn xuất halogen có tác dụng trừ sâu, diệt muỗi, diệt cơn trùng (2,4-D; DDT;
2,4,5-T;…) ít được sử dụng là do


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

<b>A. </b>độc tính cao, phân hủy chậm. <b>C. </b>độc tính thấp, kém bền.
<b>B. </b>độc tính thấp, độ bền cao. <b>D. hi</b>ệu qủa thấp.


<b>Câu 6. Tác nhân chính gây ra hi</b>ện tượng suy giảm tầng ozon là


<b>A. CO</b><sub>2</sub>. <b>B. SO</b><sub>2</sub>. <b>C. NO</b><sub>2</sub> . <b>D. CFC. </b>
<b>Câu 7. CFC là h</b>ợp chất được sử dụng nhiều trong


<b>A. ch</b>ất làm lạnh. <b>C. ch</b>ất bảo quản thực phẩm.
<b>B. ch</b>ất tẩy rửa. <b>D. ch</b>ất nổ.


<b>Câu 8. Vai trò c</b>ủa tầng ozon là


<b>A. b</b>ảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch.


<b>B. t</b>ấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.
<b>C. </b>tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>D. kh</b>ử trùng, tẩy uế.


<b>Câu 9. Tia c</b>ực tím (UV) gây


<b>A. mù m</b>ắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống.
<b>B. các b</b>ệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống.


<b>C. các b</b>ệnh về da và mắt.



<b>D. các b</b>ệnh về mắt và tai mũi họng.
<b>Câu 10. Gi</b>ải pháp cứu lấy tầng ozon là


<b>A. không s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh.
<b>B. </b>điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.


<b>C. tr</b>ồng thật nhiều cây xanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<b>ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC MƠI TRƯỜNG </b>


<b>MƠN HĨA 12 CƠ BẢN </b>



Thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG:……….


LỚP:………...


HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:………...


<b>CÂU HỎI </b>


<b>Câu 1. Các tác nhân hóa h</b>ọc gây ô nhiễm môi trường nước gồm
<b>A. các kim lo</b>ại nặng: Hg, Pb, Sb,…


<b>B. các anion: NO</b><sub>3</sub>-, PO<sub>4</sub>3-, SO<sub>4</sub>2-.


<b>C. thu</b>ốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
<b>D. c</b>ả A, B, C.


<b>Câu 2. Các ch</b>ất gây ơ nhiễm khơng khí là:



<b>A. N</b><sub>2</sub>, CO, CO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>. <b>C. Cl</b><sub>2</sub>, SO<sub>2</sub>, CFC, O<sub>2</sub>.
<b>B. O</b><sub>2</sub>, H<sub>2</sub>S, NO<sub>x</sub>, CO. <b>D. H</b><sub>2</sub>S, SO<sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>, CO<sub>2</sub>.
<b>Câu 3. Tác nhân chính gây ra hi</b>ệu ứng nhà kính là


<b>A. CO. </b> <b>B. CO</b><sub>2</sub>. <b>C. H</b><sub>2</sub>S. <b>D. SO</b><sub>2</sub>.
<b>Câu 4. Tác h</b>ại của hiệu ứng nhà kính là


<b>A. nhi</b>ệt độ trái đất nóng lên, gây biến đổi về khí hậu, thời tiết,…
<b>B. phá h</b>ủy các cơng trình xây dựng, các di tích lịch sử,…


<b>C. gây các b</b>ệnh về da và mắt.
<b>D. gây th</b>ủng tầng ozon


<b>Câu 5. Ch</b>ất khí gây ra hiện tượng mưa axit là


<b>A. H</b>2S. <b>B. CH</b>4. <b>C. SO</b>2. <b>D. NH</b>3.


<b>Câu 6. Cho các tác h</b>ại sau:


(1) Rừng và cây cối bị phá hủy.


(2) Hệ sinh thái sơng hồ bị phá hủy, gây hại đến các lồi cá và các sinh vật nước ngọt.
(3) Các cơng trình kiến trúc bị hư hại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<b>A. (1), (2), (3). </b> <b>C. (1), (2), (3), (4). </b>


<b>B. (2), (3), (4). </b> <b>D. (1), (3), (4). </b>


<b>Câu 7. Hi</b>ện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề mơi trường tồn cầu. Tác nhân chính


gây ra hiện tượng suy giảm tầng ozon là


<b>A. Cl</b><sub>2</sub>. <b>B. CO</b><sub>2</sub>. <b>C. NO</b><sub>x</sub>. <b>D. CFC. </b>


<b>Câu 8. CFC là h</b>ợp chất được sử dụng nhiều trong


<b>A. ch</b>ất làm lạnh. <b>C. ch</b>ất bảo quản thực phẩm.
<b>B. ch</b>ất tẩy rửa. <b>D. ch</b>ất nổ.


<b>Câu 9. Vai trò c</b>ủa tầng ozon là


<b>A. b</b>ảo vệ trái đất tránh khỏi các thiên thạch.


<b>B. t</b>ấm lá chắn các tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên trái đất.
<b>C. </b>tăng cường hệ thống miễn dịch của con người và động vật.
<b>D. kh</b>ử trùng, tẩy uế.


<b>Câu 10. Freon (CFC) là ch</b>ất gây hại cho môi trường vì


<b>A. phá h</b>ủy tầng ozon, tạo điều kiện cho các chất độc ngoài vũ trụ xâm nhập vào trái đất.
<b>B. là nguyên nhân tr</b>ực tiếp gây các bệnh ung thư da, lão hóa da, đục thủy tinh thể.
<b>C. phá h</b>ủy tầng ozon, phá hủy bức màn lọc tia cực tím.


<b>D. freon là ch</b>ất làm lạnh, làm nhiệt độ trái đất giảm đi khiến nhiều loại sinh vật bị chết.
<b>Câu 11. Tia c</b>ực tím (UV) gây


<b>A. mù m</b>ắt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể sống.
<b>B. các b</b>ệnh về da và các cơ quan của cơ thể sống.


<b>C. các b</b>ệnh về da và mắt.



<b>D. các b</b>ệnh về mắt và tai mũi họng.
<b>Câu 12. Gi</b>ải pháp cứu lấy tầng ozon là


<b>A. không s</b>ử dụng các thiết bị làm lạnh như máy lạnh, tủ lạnh.
<b>B. </b>điều chế và sử dụng thật nhiều ozon trong đời sống.


<b>C. tr</b>ồng thật nhiều cây xanh.


<b>D. s</b>ử dụng các chất thay thế cho CFC, thu hồi và phá hủy CFC.
<b>Câu 13. Ngu</b>ồn gây ơ nhiễm khơng khí do thiên nhiên là


<b>A. ho</b>ạt động núi lửa. <b>C. khí th</b>ải sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<b>Câu 14. Ngu</b>ồn gây ơ nhiễm khơng khí do con người là


<b>A. ho</b>ạt động núi lửa. <b>C. ho</b>ạt động sản xuất công nghiệp.
<b>B. s</b>ự phân hủy xác sinh vật chết. <b>D. cháy r</b>ừng.


<b>Câu 15. Trong chi</b>ến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống cánh rừng Việt Nam một loại hóa
chất cực độc phá hủy mơi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đó là chất
độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là


<b>A. 3-MCPD. </b> <b>C. </b>đioxin.


<b>B. nicotin. </b> <b>D. TNT. </b>


<b>Câu 16. Thu</b>ốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh
nhưng rất độc. Hiện nay, người ta đã ngưng sử dụng X vì tính độc hại và tính chất hủy hoại
mơi trường. X là



<b>A. TNT. </b> <b>C. CFC. </b>


<b>B. hexacloran. </b> <b>D. covac. </b>


<b>Câu 17. Trong khí th</b>ải cơng nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Chất thường được


dùng để loại bỏ các khí đó là


<b>A. Ca(OH)</b>2. <b>B. NaOH. </b> <b>C. NH</b>3. <b>D. HCl. </b>


<b>Câu 18. Các oxit c</b>ủa nitơ (NOx) trong khơng khí là ngun nhân gây ơ nhiễm. Nguồn tạo ra


khí NO<sub>x</sub> phổ biến hiện nay là
<b>A. bình acquy. </b>


<b>B. thu</b>ốc diệt có.


<b>C. khí th</b>ải do hoạt động giao thơng vận tải.
<b>D. phân bón hóa h</b>ọc.


<b>Câu 19. </b>Mưa axit làm phá hủy các cơng trình kiến trúc, các tượng đài cẩm thạch, đá vôi, đá
phấn,…Thành phần chủ yếu trong mưa axit là:


<b>A. HNO</b>3, H2SO4. <b>C. HNO</b>2, HClO.


<b>B. H</b><sub>2</sub>S, H<sub>3</sub>PO<sub>4</sub>. <b>D. H</b><sub>2</sub>CO<sub>3</sub>, H<sub>2</sub>SO<sub>3</sub>.
<b>Câu 20. Cách x</b>ử lí rác hạn chế gây ơ nhiễm mơi trường là


<b>A. </b>đốt và xả khí lên cao. <b>C. </b>đổ tập trung vào bãi rác.


<b>B. </b>chơn sâu trong lịng đất. <b>D. phân lo</b>ại và tái chế.
<b>Câu 21. Ngu</b>ồn gây ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên là


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

<b>B. đất ngập mặn do thủy triều xâm nhập. D. sử dụng chất bảo vệ thực vật. </b>
<b>Câu 22. Cho các c</b>ặp chất sau tác dụng với nhau


(1) FeS và HCl.
(2) S và O<sub>2</sub>.
(3) O<sub>3</sub> và Ag.


Sản phẩm khí của cặp chất gây ơ nhiễm mơi trường là


<b>A. (1), (2). </b> <b>B. (1), (3). </b> <b>C. (2), (3). </b> <b>D. (1), (2), (3). </b>


<b>Câu 23. Cho các ch</b>ất sau:


(1) DDT (p,p-điclođiphenyltricloetan) (4) Naphtalen
(2) 2,4-D (axit 2,4-điclophenoxiaxetic) (5) Etanol
(3) 666 (hexacloxiclohexan)


Chất gây ô nhiễm môi trường lâu dài là:


<b>A. (1), (2), (5). </b> <b>C. (3), (4), (5). </b>


<b>B. (1), (2), (3). </b> <b>D. (2), (3), (4). </b>


<b>Câu 24. Khí gây ra hi</b>ện tượng khói mù, khói mù quang hóa là


<b>A. N</b>2. <b>B. O</b>2. <b>C. NH</b>3. <b>D. SO</b>2.



<b>Câu 25. Trong các hi</b>ện tượng sau:


(1) Mưa axit. (4) Động đất.


(2) Hiệu ứng nhà kính. (5). Khói mù quang hóa.
(3) Núi lửa phun trào. (6). Thủy triều.


Hiện tượng do ô nhiễm không khí gây ra là:


<b>A. (1), (2), (5). </b> <b>C. (1), (3), (6). </b>


<b>B. (2), (4), (6). </b> <b>D. (3), (5), (6). </b>


<b>Câu 26. </b>Hàm lượng SO<sub>2</sub> trong khí quyển tăng cao sẽ gây
(1) bệnh phổi, bệnh đường hô hấp đối với con người.
(2) tạo thành mưa axit.


(3) gây tác hại đối với cây trồng: vàng lá, giảm năng suất.
(4) khói mù quang hóa.


<b>A. (1), (2), (4). </b> <b>C. (1), (2), (3), (4). </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>Câu 27. </b>Vào mùa đông, một số gia đình thường đốt than tổ ong trong phịng kín để sưởi ấm
và dễ bị ngạt, mặt tím tái, gây tử vong. Khí gây ra hiện tượng trên là


<b>A. H</b>2S. <b>B. Cl</b>2. <b>C. H</b>2. <b>D. CO. </b>


<b>Câu 28. Clorua vôi (CaOCl</b><sub>2</sub>) được sử dụng để bảo vệ môi trường trong sạch nhờ tác dụng
<b>A. t</b>ẩy uế, diệt khuẩn. <b>C. hút </b>ẩm.



<b>B. t</b>ẩy trắng. <b>D. kh</b>ử mùi.


<b>Câu 29. Vai trị c</b>ủa các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính theo thứ tự giảm dần là
<b>A. CFC, O</b><sub>3</sub>, CH<sub>4</sub>, NO<sub>2</sub>, CO<sub>2</sub>. <b>C. CH</b><sub>4</sub>, CO<sub>2</sub>, O<sub>3</sub>, NO<sub>2</sub>, CFC.
<b>B. CO</b><sub>2</sub>, CFC, CH<sub>4</sub>, O<sub>3</sub>, NO<sub>2</sub>. <b>D. O</b><sub>3</sub>, NO<sub>2</sub>, CH<sub>4</sub>, CFC, CO<sub>2</sub>.


<b>Câu 30. </b><i><b>Nước không bị ô nhiễm là </b></i>


<b>A. </b>Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.


<b>B. </b>Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng: Pb2+, Cd2+, Hg2+,
Ni2+.


<b>C. </b>Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.


<b>D. </b>Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc giếng khoan không chứa các độc tố như
asen, sắt,…quá mức cho phép.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỚP CAO HỌC LÝ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC


<b>PHI</b>

<b>ẾU THĂM DỊ Ý KIẾN </b>



Kính chào q thầy cơ!


Ngày nay, giáo dục môi trường được xem là một trong những biện pháp hang đầu để
bảo vệ môi trường có hiệu quả cao, giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường,
việc khai thác và sự dụng hợp lí các nguồn tài ngun. Do đó, giáo dục môi trường là việc
làm thiết thực của mỗi giáo viên hóa học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc
gia. Để nâng cao hiệu quả bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường ở trường


THPT, kính mong q thầy cơ vui lịng cho biết ý kiến, quan điểm của mình bằng cách đánh
d<b>ấu X vào các ơ lựa chọn. </b>


<b>A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN </b>


Họ và tên:……….……Điện thoại:………


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

Loại hình trường: Cơng lập Dân lập, tư thục
Số năm giảng dạy:………


<b>B. PHẦN THAM KHẢO Ý KIẾN </b>


<b>1. Th</b>ầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của việc tích hợp nội dung giáo dục
môi trường vào trong các bài giảng hóa học ở trường THPT.


Rất cần thiết Cần thiết


Bình thường Không cần thiết


Lý do:………...………..
<b>2. Theo th</b>ầy (cô), nội dung giáo dục môi trường ở mỗi bài học là


Quá nhiều Nhiều Vừa đủ Ít Quá ít


<b>3. Khi d</b>ạy học, các thầy (cơ) có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào bài giảng của
mình khơng?


Rất thường xuyên Thường xuyên


Thỉnh thoảng Không bao giờ



<b>4. Kho</b>ảng thời gian mà thầy (cô) sử dụng để tích hợp nội dung giáo dục mơi trường trong
mỗi bài giảng là


Khơng có < 5 phút 5-10 phút
15-30 phút > 30 phút


<b>5. Th</b>ầy (cơ) có sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy nội dung giáo dục môi trường
không?


Rất thường xuyên Thường xuyên


Thỉnh thoảng Không bao giờ


<b>6. </b>Phương pháp dạy học thầy (cô) thường sử dụng khi giảng dạy nội dung giáo dục
môi trường:


STT Phương pháp Rất


thường
xuyên


Thường
xuyên


Thỉnh
thoảng


Không
bao giờ



1 Thuyết trình nêu vấn đề
2 Đàm thoại


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

5 Sử dụng bài tập hóa học


<b>7. Vi</b>ệc chuẩn bị của thầy (cơ) cho bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường là


Dễ Bình thường


Khó Quá khó


<b>8. Vi</b>ệc tổ chức các hoạt động của giáo viên và học sinh khi giảng dạy nội dung giáo dục
môi trường là


Dễ Bình thường


Khó Q khó


<b>9. Ngu</b>ồn tư liệu thầy (cơ) thường sử dụng cho bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục môi
trường là


Sách giáo khoa Sách tham khảo


Internet Báo, tạp chí


Nguồn khác:……….……...…...


<b>10. Theo th</b>ầy (cơ), loại bài tập có nội dung giáo dục mơi trường thích hợp nhất là
Bài tập tự luận Bài tập trắc nghiệm Kết hợp cả hai



<b>11. Ngu</b>ồn tư liệu về bài tập có nội dung giáo dục môi trường mà thầy (cô) thường sử dụng


Sách bài tập Sách tham khảo


Internet Báo, tạp chí


Nguồn khác:……….…………..


<b> 12. Theo th</b>ầy (cơ), bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường có tác dụng


<b>STT </b> <b>Tác dụng </b>


(Mức độ 1: rất thấp, mức độ 5: rất cao)


<b>Mức độ </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b>


1 Giúp học sinh dễ tiếp thu các kiến thức về môi
trường


2 Làm tăng hứng thú học tập bộ môn
3 Giờ học sinh động, hấp dẫn


4 Nâng cao khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức
của HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

6 Góp phần vào xu thế đổi mới PPDH



<b>13. Theo th</b>ầy (cơ), những khó khăn gặp phải khi tích hợp nội dung giáo dục mơi trường vào
trong bài giảng hóa học là


<b>STT </b> <b>Khó khăn </b>


(Mức độ 1: rất thấp, mức độ 5: rất cao)


<b>Mức độ </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b>


1 GV mất nhiều thời gian để tìm kiếm tư liệu chuẩn
bị cho bài giảng


2 Nguồn tư liệu tham khảo khan hiếm


3 HS chưa tích cực tham gia hoạt động, đóng góp ý
kiến.


4 GV vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp
5 Thời lượng cho một tiết học quá ít mà kiến thức cần


truyền tải quá nhiều.


6 Khó khăn khác:………..………….


<b>14. </b>Để nâng cao hiệu quả bài giảng có tích hợp nội dung giáo dục mơi trường, thầy (cơ) có
đề nghị về:



 Phân phối chương trình:……….………….


 Phương pháp dạy học của giáo viên:……….………...…..
 Phương pháp học tập của học sinh:……….…...……


<i><b>Xin chân thành c</b><b>ảm ơn những ý kiến đóng góp của q thầy (cơ)! Kính chúc q </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

<b>HĨA HỌC MỖI NGÀY GROUP </b>



<b>CHUYÊN: </b>



<b> Giảng dạy Hóa học 8-12 </b>



<b> Rèn luyện Kỹ năng giải quyết các vấn đề Hóa học </b>



<b> Rèn luyện tư duy sáng tạo học tập </b>



<b> Truyền sự đam mê u thích Hóa Học </b>



<b> Luyện thi HSG Hóa học 8-12 </b>



<b> Luyện thi vào trường Chuyên Hùng Vương (BD),… </b>



<b> Tư vấn chọn ngành cho HS </b>



<b> Biên soạn chuyên đề HHC nâng cao cho HSG/ SV </b>



<b> Giảng dạy Cơ chế phản ứng/ Hóa Lập thể,… </b>



<b>LIÊN HỆ: </b>

<b>0986.616.225</b>




<b>Website </b>

<b>:</b>

<b>www.hoahocmoingay.com </b>



<b>Email </b>

<b>: </b>



<b>Fanpage </b>

<b>:</b>

<b>Hóa Học Mỗi Ngày </b>



<b>ĐỊA ĐIỂM: </b>

<b>196/41, Đường N11, KP 3, Phú Tân, </b>



<b>TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương </b>



</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' />

×