Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Luận văn ngành giáo dục học quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận 12 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 164 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Phượng Nga

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC VÀ NI
DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Ngọc Phượng Nga

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC VÀ NI
DƯỠNG TRẺ TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH MAI TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài: “Quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại
các trường mầm non Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh” là một cơng trình nghiên
cứu độc lập khơng có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà tơi đã
nỗ lực nghiên cứu trong q trình học tập. Trong q trình viết tơi có tham khảo
một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và trích dẫn đúng quy định. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về đề tài của mình.
Người cam đoan

Nguyễn Ngọc Phượng Nga


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi
học tập và nghiên cứu khoa học.
Cảm ơn TS. Huỳnh Mai Trang đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Q Thầy, Cơ đã giảng dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập tại
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Phịng Giáo dục & Đào tạo Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng
các trường Mầm non Bé Ngoan, Mầm non Sơn Ca 7, Mầm non Vàng Anh, Mầm
non Sơn Ca, Mầm non Ngọc Lan, Mầm non Sơn Ca 9 đã cung cấp tài liệu và có

những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này.
Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã góp ý và tạo điều kiện tốt nhất để tơi
hồn thành luận văn.
Dù đã rất cố gắng, song luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Kính mong q
Thầy, Cơ và Hội đồng chấm luận văn góp ý để luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Phượng Nga


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC VÀ
NI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ...................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài ................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non ................ 14
1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở trường mầm
non......................................................................................................... 15
1.3. Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non .............................. 18
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non ............ 18

1.3.2. Nội dung của hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non ........... 18
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non .... 21
1.3.4. Điều kiện tổ chức hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non….27
1.3.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non .... 27
1.4. Quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường mầm non .......... 28
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non ...... 28
1.4.2. Các chức năng quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non
.......................................................................................................................... 32
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm
non ...................................................................................................................... 38
1.5.1. Yếu tố chủ quan ..................................................................................... 38


1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 39
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................... 42
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ................................................................................................... 43
2.1. Khái qt tình hình về các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
.................................................................................................................................. 43
2.1.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp .............................................................. 43
2.1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non ................................................ 44
2.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất ....................................................................... 44
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại
các trường MN Quận 12 .................................................................................. 45
2.2.1. Nội dung khảo sát .................................................................................. 45
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát ...................................................................... 45
2.2.3. Mẫu khảo sát .......................................................................................... 46
2.2.4. Qui ước thang đo ................................................................................... 49
2.3. Thực trạng hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở trường mầm non Quận 12,

Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................. 50
2.3.1. Nhận thức về mục tiêu hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ............. 50
2.3.2. Nhận thức về vai trị trong quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng
trẻ .......................................................................................................... 52
2.3.3. Thực hiện nội dung hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ.................. 53
2.3.4. Nhận thức về hình thức tổ chức hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ
............................................................................................................... 59
2.3.5. Nhận thức về kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ
............................................................................................................... 62
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở trường mầm non
Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 63
2.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ .................. 63
2.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ .................... 66


2.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ .................... 68
2.4.4. Quản lí về kiểm tra đánh giá kết quả và giám sát hoạt động chăm sóc và
ni dưỡng trẻ ....................................................................................... 73
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở
trường mầm non Quận 12 ................................................................................ 75
2.5.1. Ảnh hưởng về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc
và ni dưỡng trẻ .................................................................................. 75
2.5.2. Ảnh hưởng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc
và ni dưỡng trẻ .................................................................................. 76
2.5.3. Ảnh hưởng về các nguyên nhân thuận lợi và khó khăn tác động đến hoạt
động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ......................................................... 77
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................... 79
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC VÀ NI
DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 12, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................... 81

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .................................................................................... 81
3.1.1. Cơ sở pháp lí .......................................................................................... 81
3.1.2. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 81
3.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 82
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................... 82
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ........................................................ 82
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ........................................................ 82
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 83
3.2.4. Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện và đồng bộ .................................... 83
3.3. Biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non
Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 83
3.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại trường
mầm non phù hợp với điều kiện nhà trường và thông qua phối hợp với
các lực lượng giáo dục .......................................................................... 83
3.3.2. Đẩy mạnh công tác tổ chức.................................................................... 84


3.3.3. Hồn thiện cơng tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trẻ tại các trường Mầm non ....................................................... 86
3.3.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc và ni dưỡng
trẻ tại trường mầm non ......................................................................... 87
3.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 88
3.5. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ...................................................... 89
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 99
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GV

Giáo viên

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lí

HT

Hiệu trưởng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

CSVC


Cơ sở vật chất

MN

Mầm non

CB-GV

Cán bộ - Giáo viên

STT

Số thứ tự

ĐTB

Điểm trung bình

QL

Quản lí

ĐT

Đối tượng



Mức độ


XL

Xếp loại

CT

Cần thiết

KT

Khả thi

Ghi chú


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả mẫu khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn Quận 12, Thành phố
Hồ Chí Minh ..............................................................................................47
Bảng 2.2.1. Thơng tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát ........................................47
Bảng 2.2.2. Thông tin về nhân khẩu học của mẫu khảo sát ........................................49
Bảng 2.3. Bảng qui ước thang đo trong nghiên cứu định lượng .................................50
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu trong hoạt động
chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12 ...................51
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về vai trị cơng tác quản lí hoạt
động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12 ..........52
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc dinh dưỡng trẻ theo
từng độ tuổi tại các trường MN Quận 12 ...................................................54
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc giấc ngủ cho trẻ theo
từng độ tuổi tại các trường MN Quận 12 ...................................................55

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân, mơi
trường tại các trường MN Quận 12 ..... …………………………………………57
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện chăm sóc sức khỏe, đảm bảo
an toàn cho trẻ tại các trường MN Quận 12 ...............................................58
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức tổ chức giờ ăn cho trẻ tại
các trường MN Quận 12 ............................................................................59
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức tổ chức giờ ngủ cho trẻ tại
các trường MN Quận 12 ............................................................................61
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trẻ trong trường mầm non tại các trường MN Quận 12 ..................63
Bảng 2.13. Mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ
trong trường mầm non Quận 12 .................................................................64
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc
và ni dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 ..........................................67


Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng
ngày cho trẻ tại các trường MN Quận 12 ...................................................68
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác nuôi dưỡng
hàng ngày cho trẻ tại các trường MN Quận 12 ..........................................70
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo an tồn cho trẻ tại các trường MN Quận 12 ................................71
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện các chun đề về
chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 ..........................72
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả và giám sát
hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 .........74
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến
hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 .........75
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường MN Quận 12 .........76

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng các nguyên nhân thuận lợi và khó khăn
tác động đến hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường
MN Quận 12 ...............................................................................................77
Bảng 3.1. Tính khả thi và cần thiết của biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt
động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại trường mầm non phù hợp với
điều kiện nhà trường và qua phối hợp với các lực lượng” .........................90
Bảng 3.2. Tính khả thi và cần thiết của biện pháp “Đẩy mạnh công tác tổ chức” ......91
Bảng 3.3. Tính khả thi và cần thiết của biện pháp “Hồn thiện cơng tác chỉ đạo
thực hiện hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường Mầm
non” ............................................................................................................92
Bảng 3.4. Tính khả thi và cần thiết của biện pháp “Tổ chức kiểm tra đánh giá
kết quả hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại trường mầm non” .......93


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đơ thị hóa đang diễn ra ở
các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã
ảnh hưởng khơng ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Như chúng
ta đã biết sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ăn uống là cơ sở tạo cho con
người có một thể lực khỏe đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển tốt
một cách toàn diện.
Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non nói riêng đóng
vai trị quan trọng trong việc tổ chức khâu chăm sóc và ni dưỡng và đảm bảo an
tồn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non. Như chúng ta đã biết
“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một”. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu

đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Theo điều 21 của Luật Giáo dục có nêu “Giáo dục mầm non là bộ phận trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi cho đến 6 tuổi”. “Trẻ mầm non cần được chăm
sóc và ni dưỡng và bảo vệ một cách tốt nhất, vì đây là thời kỳ trẻ yếu ớt cần sự yêu
thương, quan tâm của người lớn. Thời kỳ này có vị trí quan trọng trong cuộc đời của
mỗi con người” (Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2005).
Theo điều 12 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nêu “Trẻ em có
quyền được chăm sóc và ni dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo
đức” (Quốc hội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2004).
Chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường mầm non có tác động trực tiếp đến
sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Chất lượng chăm sóc và ni dưỡng trẻ
ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của nhà trường. “Hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trẻ tại các trường mầm non gồm có bốn nội dung: chăm sóc sức khỏe và đảm


2

bảo an tồn cho trẻ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc và ni dưỡng
cho trẻ.” Việc chăm sóc và ni dưỡng được tiến hành thơng qua các hoạt động
theo quy định của Chương trình Giáo dục mầm non.
Vấn đề quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non
luôn là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Đánh giá tầm quan trọng của hoạt động
chăm sóc và ni dưỡng của giáo dục mầm non tại công văn số 3945/BGDĐT –
GDMN về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 20182019.
Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Huy động các nguồn lực để duy trì, nâng cao tỷ lệ trẻ ăn bán trú và chất lượng bữa
ăn bán trú. Quản lí chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
Chỉ đạo thực hiện các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng để xảy ra ngộ
độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non. Tăng cường các điều kiện chăm

sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp để nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề dinh dưỡng sức khỏe và
chất lượng bữa ăn như:
Tác giả (Hồ Thị An, 2014), với đề tài: “Quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho trẻ mầm non”. Trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu về một số khái niệm về
sức khỏe và nêu những vấn đề chung về chăm sóc sức khỏe.
Tác giả (Nguyễn Thị Diễm Hằng, 2011), với nghiên cứu “Quản lí việc phịng
chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non”, đã mơ tả việc phịng ngừa và chữa trị bệnh
béo phì.
Tương tự tác giả (Phùng Đức Nhật, 2014), với đề tài “Thừa cân béo phì ở trẻ
mẫu giáo và hoạt động giáo dục sức khỏe cho trẻ”, đề cập đến thói quen ăn uống và
sở thích đối với chất ngọt và chất béo thường liên quan đến tình trạng thừa cân béo
phì của trẻ.
Tác giả (Nguyễn Phương Bình, 2011), với đề tài “Quản lí chất lượng bữa ăn
của trường mầm non” đã đề xuất một số biện pháp quản lí chất lượng bữa ăn.


3

Tác giả (Nguyễn Thu Hà, 2016) với nghiên cứu “Quản lí hoạt động chăm sóc
và ni dưỡng của Hiệu trưởng” đã mơ tả một số khái niệm về chăm sóc trẻ em,
ni dưỡng trẻ em.
Nhìn chung các nghiên cứu về dinh dưỡng, sức khỏe, bữa ăn cho trẻ mầm non
về cơ bản đã đề xuất một số biện pháp khả thi về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tuy
nhiên với cơng trình nghiên cứu quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm
non chưa được quan tâm.
Những năm gần đây, tình hình dân số của Quận 12 tăng nhanh do dân nhập cư
nhiều, nên số lượng trẻ có nhu cầu đến trường ngày càng cao, trường, lớp không đủ
để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ngày càng nhiều của phụ huynh dẫn đến sỉ số lớp quá
đông. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo

Quận 12 đã chỉ đạo thực hiện cơng tác chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập như: Thực tế hoạt động quản lí
hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ của giáo viên trong trường mầm non thời
gian qua vẫn còn lỏng lẻo, chưa thật quan tâm chất lượng hoạt động chăm sóc và
ni dưỡng trẻ. Giáo viên thường quan tâm đến hoạt động giáo dục trẻ hơn việc
thực hiện hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ. Hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trong một số trường mầm non đang xảy ra khơng ít những bức xúc trong xã
hội, trẻ đến trường khơng được chăm sóc đúng khoa học, một số trường hợp cịn
mang tính chất bạo hành trẻ trong khi chăm sóc và ni dưỡng. Tất cả những điều
đó, làm cho người quản lí tự nhận thức rằng cần phải tăng cường một số biện pháp
quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ trong trường mầm non nhằm nâng
cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường, chú trọng bồi dưỡng
chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Hiện nay, giáo dục mầm non Quận 12 chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản
lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tơi
là người quản lí trong trường mầm non phụ trách hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng tơi xin chọn đề tài “Quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại một
số trường mầm non Quận 12 Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ
ở trường mầm non, đề tài xác định thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trẻ ở trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất một
số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng ở các
trường mầm non tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng và uy tín nhà
trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các trường
mầm non.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các
trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động quản lí chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận
12, Thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai và thực hiện tương đối tốt.
Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vai trị, tầm quan trọng
của hoạt động quản lí chăm sóc và nuôi dưỡng đối với sự phát triển của trẻ cần
được nâng cao.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn cho giáo viên, nhân viên cấp dưỡng
về kiến thức vệ sinh chăm sóc và ni dưỡng, về kiến thức thực hiện đổi mới bữa
ăn, cách tính chi tiết khẩu phần ăn qua việc tham dự các lớp tập huấn do Phòng giáo
dục tổ chức còn hạn chế.
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và thực hiện công tác
kiểm tra – đánh giá hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ trong nhà trường cịn gặp
nhiều khó khăn, hạn chế.
Tổ chức chuyên đề chưa góp phần nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và
ni dưỡng trẻ và cơng tác quản lí hoạt động này tại các trường mầm non Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


5

▪ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các
trường mầm non.
▪ Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ và quản lí hoạt
động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ

Chí Minh.
▪ Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
chăm sóc và ni dưỡng trẻ và của cơng tác quản lí hoạt động này tại các trường
mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động
chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về địa bàn khảo sát: khảo sát tại 06 trường Mầm non trên địa bàn Quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Mầm non Bé Ngoan, Mầm non Sơn Ca 7, Mầm non
Vàng Anh, Mầm non Sơn Ca, Mầm non Ngọc Lan, Mầm non Sơn Ca 9.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài người nghiên cứu lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
cụ thể sau:
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Quan điểm hệ thống - cấu trúc:
Quan điểm hệ thống cấu trúc nghiên cứu hiện tượng một cách toàn diện, trên
nhiều mặt, dựa vào việc phân tích các đối tượng thành các bộ phận. Xác định mối
quan hệ trong các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật chung cho vấn đề nghiên
cứu. Qua đó, người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí hoạt
động chăm sóc và ni dưỡng trẻ với các quản lí hoạt động khác trong nhà trường
mầm non, cũng như giúp người nghiên cứu tìm hiểu và chính xác thực trạng trong
cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ trong các trường mầm non
trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Quan điểm lịch sử - Logic:
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ và cơng tác quản lí hoạt
động này trong điều kiện cho phép tại các trường. Quan điểm này giúp người


6


nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể về cơ sở vật
chất của các trường, khả năng huy động nguồn lực địa phương. Từ đó, tổ chức điều
tra thu thập số liệu chính xác theo mục đích nghiên cứu đề tài.
Quan điểm thực tiễn:
Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các
trường mầm non trên địa bàn Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh được xuất phát từ
thực tiễn của cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các trường
mầm non trên địa bàn Quận 12. Qua đó, thấy được những tồn tại, khó khăn trong
cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm
non khác, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc
và nuôi dưỡng trẻ phù hợp với thực tiễn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản,
tham khảo tài liệu, báo cáo của nhà trường, các cơng trình nghiên cứu khoa học có
liên quan đến đề tài. Phân tích tổng hợp và khái quát tài liệu.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ của
giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non Quận 12 được khảo sát để tìm hiểu
thêm về thực trạng hoạt động chăm sóc và ni dưỡng nhằm thu thập thông tin cho
đề tài nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Mục đích: Làm rõ thực trạng hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ và cơng
tác quản lí hoạt động này ở các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất nâng cao chất
lượng của hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ và của cơng tác quản lí hoạt động
này tại các trường mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Tất cả Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên
môn và giáo viên của 06 trường Mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phỏng vấn:



7

Mục đích phỏng vấn: tìm hiểu sâu hơn thực trạng hoạt động chăm sóc và ni
dưỡng trẻ và cơng tác quản lí hoạt động này ở các trường mầm non Quận 12, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng phỏng vấn: Một số Cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,
Tổ trưởng chun mơn và giáo viên.)
7.2.3. Phương pháp tốn thống kê:
Tốn thống kê: sử dụng điểm trung bình và độ lệch chuẩn để xử lí và phân tích
số liệu.
Phương pháp phân tích nội dung để xử lí dữ liệu định tính thu được từ phương
pháp quan sát và phỏng vấn.
8. Cấu trúc nội dung các chương của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ
mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ ở các
trường Mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động chăm
sóc và ni dưỡng trẻ ở các trường Mầm non Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận – khuyến nghị
Tài liệu tham khảo


8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SĨC VÀ

NI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ đã tác động tích cực đến sức khỏe, sự
phát triển tinh thần và trí tuệ của trẻ. Sức khỏe liên quan mật thiết đến sự phát triển
của trẻ, sức khỏe tốt tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể chất nói chung, học tập và
lao động nói riêng. Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy trí nhớ, sức chú ý, sự cần
cù, độ dẻo dai trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái chung của sức khỏe
và thể lực. Trong phần này, tơi trình bày những cơng trình liên quan đến hoạt động
chăm sóc trẻ cũng như cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ mầm
non, cụ thể như:
Theo Tsunesaburo Makiguchi (1994), môi trường giáo dục tích cực sẽ giúp trẻ
được tham gia an toàn trong các hoạt động trải nghiệm, trẻ được vận động tích cực
và khám phá các giá trị qua thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Như vậy, để giúp trẻ
phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, cũng như nâng cao chất lượng trong
các hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ, nhà trường cần phải xây dựng mơi
trường giáo dục tích cực trong đó mọi hoạt động đều hướng đến đứa trẻ với đầy đủ
những trang thiết bị an toàn, đa dạng và sinh động phù hợp với trẻ (Makiguchi,
1994).
Peter Mittler (2000) đã đề cập đến việc thay đổi môi trường giáo dục nhà
trường và hệ thống quản lí giáo dục, theo Peter Mittler việc thay đổi mơi trường
giáo dục và hệ thống quản lí giáo dục có vai trị rất quan trọng đối với chăm sóc,
giáo dục trẻ nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ phát triển toàn diện. Quan điểm của tác
giả được tập trung vào việc điều chỉnh và sắp xếp chương trình phù hợp, lựa chọn
giáo viên, vai trò năng lực của giáo viên, sự tham gia của phụ huynh học sinh và tất
cả phải được xây dựng kế hoạch cụ thể và theo giai đoạn phát triển của trẻ (Peter
Mittler, 2000).
Ngoài ra, Karemera, D. (2003) cho rằng trẻ phát triển còn tùy thuộc vào khả
năng chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, giáo viên phải có những phẩm



9

chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề, chuyên môn phù hợp và những
phẩm chất luôn ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thái độ và đáp ứng mọi nhu cầu,
nguyện vọng của trẻ, và hỗ trợ trẻ được phát triển toàn diện về thế chất và tinh thần
(Karemera, D, 2003, 37(2)).
Friedrich Froebel (2005) cho rằng, trường Mầm non phải được thiết kế như
một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ em có thể phát triển theo một định hướng
đúng đắn thông qua việc tự hoạt động, sử dụng các trò chơi, bài hát, những câu
chuyện và các hoạt động. Như vậy, qua hoạt động vui chơi, trẻ giao tiếp và bắt
chước các hoạt động kinh tế và xã hội của người lớn, từ đó trẻ sẽ được dẫn dắt từ từ
vào một thế giới rộng lớn hơn dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giáo viên đầy tình
yêu thương (Friedrich, F, 2005).
Theo tác giả Montessori (1870 – 1952) cho rằng “Khiếm khuyết của tâm trí là
vấn đề của giáo dục chứ không phải là vấn đề của y khoa”, đồng thời bà phát hiện,
trẻ từ 0 – 6 tuổi rất nhạy cảm cũng là quãng thời gian quan trọng và quý giá nhất
trong cuộc đời con người. Sự phát triển và trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này
ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống tương lai của trẻ, chúng có thể tiếp nhận thơng
tin từ môi trường sống xung quanh rất nhanh (Montessori, Tạ Khải Mơng & Ngơ
Hiểu Huy, 2007, trang 12-20). Do đó, từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc 6 tuổi, trẻ cần được
sự chăm sóc, đầu tư hỗ trợ phát triển về thể chất, tinh thần và hiểu biết xã hội. Để
đảm bảo trẻ được phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần nhà trường phải
đảm bảo các điều kiện về vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ
em, cũng như có đội ngũ giáo viên, nhân viên được đào tạo chính quy, có kinh
nghiệm thực tế, biết phối hợp với phụ huynh trẻ trong các hoạt động chăm sóc, giáo
dục trẻ.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ và Trung
tâm Tài nguyên Quốc gia về Sức khỏe và An tồn trong trong chăm sóc trẻ cho thấy
rằng, việc chăm sóc trẻ ở trường rất khó khăn và tạo nhiều áp lực cho giáo viên bởi

trong thực tế người chăm sóc hoặc giáo viên thường chỉ có một mình và trẻ thì
khơng ngủ cùng một lúc. Giáo viên phải thường xuyên giám sát trẻ đang ngủ, trẻ
phải được đặt ở vị trí để chăm sóc phù hợp không ảnh hưởng đến trẻ khác, quan sát


10

và giúp trẻ ngủ đúng cách. Chính vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chuẩn
thực hiện an toàn và đảm bảo trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cũng như hướng dẫn
cho đội ngũ giáo viên thực hiện theo tiêu chuẩn đề ra (American Academy of
Pediatrics, 2011).
Như vậy có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu rất quan tâm tới vấn đề chăm
sóc, giáo dục trẻ. Theo như khả năng hiểu biết của người nghiên cứu thì một số vấn
đề thuộc cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng cho trẻ ở trường mầm
non cịn ít được đề cập cụ thể trong các cơng trình nghiên cứu dù vấn đề đóng vai
trị rất quan trọng ở trường mầm non như: Nội dung, phương pháp, hình thức giúp
nhà quản lí lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động chăm sóc và
ni dưỡng trẻ.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ được xem là một trong những chính sách ưu
tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã
hội, vì mục tiêu phát triển ổn định lâu dài của đất nước.
Với quan điểm ấy, hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ được Bộ Giáo dục
và đào tạo đề cập đến, trong đó hoạt động tập trung vào chăm sóc dinh dưỡng, chăm
sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2008a). Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cũng như cơng tác
quản lí chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an tồn cho trẻ trong các cơ
sở giáo dục mầm non cũng được đề cập và triển khai động bộ (Thủ tướng Chính
phủ, 2009)& (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007). Đặc biệt, trong cơng tác chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng trong tình hình mới nhà trường cần quan tâm đến

những nội dung như: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến
lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế. Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác
này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể, gia đình, nhà trường
và tồn xã hội.” Công văn số 1563/BGDĐT-GDMN ngày 18/4/2017 về việc đảm
bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Thông tư số 13/2010/TT-


11

BGDĐT ngày 15/4/2010 ban hành Quy định về xây dựng trường học an tồn,
phịng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non. (Bộ Chính trị,
2012). Đồng thời, thực hiện hiệu quả mục tiêu chăm sóc phát triển trẻ là làm giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi, cụ thể “Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ
em dưới 5 tuổi xuống dưới 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020;
giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15% vào
năm 2015 và xuống dưới 10% vào năm 2020.” (Thủ tướng Chính phủ, 2012). Và
Quyết định số 234/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
phịng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 29/10/2018
Phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển tồn diện trẻ em trong những năm đầu
đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025.
Việc quản lí ngành học mầm non ở Việt Nam gần đây đã được các cấp, các
ngành quan tâm, đặc biệt là đối với bậc học mầm non không chỉ chú trọng nâng cao
chất lượng dạy học, mà còn quan tâm chăm sóc sức khỏe để các em được phát triển
tồn diện. Chính vì vậy, chăm sóc và ni dưỡng tại trường và quản lí cơng tác này
ln được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm và đề cập trong nhiều bài viết, các
cơng trình Khoa học, các luận án, luận văn, như:
Trong nghiên cứu của tác giả Đào Thị Minh Tâm (2014) cho thấy, các tai

nạn thương tích thường gặp ở trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo, trong đó đối với nhà trẻ,
tai nạn phổ biến nhất là bị các dị vật đường thở do sặc thức ăn, dị vật lỗ mũi, lỗ tai
do bé tự nhét hạt đậu, đỗ hoặc các đồ chơi có kích thước nhỏ vào; trẻ bị bỏng nước
sôi; ngạt nước; bị điện giật do chọc, nghịch ổ cắm điện; ngã gãy xương. Bên cạnh
đó, đối với trẻ mẫu giáo, tai nạn thường gặp như: thương tích do té ngã; bị vật sắc
nhọn đâm phải; bị bỏng; đuối nước; ngộ độc. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra một số
nguyên nhân làm trẻ khơng an tồn trong các hoạt động như: Thiếu sự giám sát,
chăm sóc của cơ giáo; giáo viên MN khơng có kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu và xử
lý các tai nạn thường gặp ở trẻ; người chăm sóc trẻ, bảo mẫu bạo hành, thiếu tình
u thương trẻ, khơng yêu nghề; cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn. Đồng thời,
tác giả cũng đã khẳng định để giúp trẻ phát triển toàn diện đặc biệt là về thể chất,


12

nhà trường cần phải có các biện pháp hữu hiệu để đảm bảo an toàn cho trẻ trong các
hoạt động chăm sóc, giáo dục ở trường mầm non (Đào Thị Minh Tâm, 2014).
Trong nghiên cứu của Lỗ Thị Thưng (2015), dựa trên thực trạng quản lí hoạt
động chăm sóc trẻ ở các trường MN trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc,
tác giả đã đề xuất các biện pháp giúp việc quản lí hoạt động chăm sóc trẻ được an
tồn, chất lượng, trong đó các biện pháp được tập trung xử lý các vần đề về: Tổ
chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí và GV
ni dạy trẻ; Quản lí hồ sơ, sổ sách và CSVC bán trú; Tổ chức thực hiện cơng khai
hóa các hoạt động chăm sóc trẻ; Kiểm tra các hoạt động chăm sóc trẻ ở các nhà
trường; Định kỳ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ cán bộ
quản lí trong các trường MN; Đổi mới lập kế hoạch hoạt động chăm sóc trẻ; Tổ
chức hoạt động chăm sóc trẻ (Lỗ Thị Thưng, 2015).
Theo Ông Thị Hồng Phượng (2016), với đề tài: “Biện pháp quản lí hoạt động
ni dưỡng chăm sóc trẻ tại các trường MN huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”.
Tác giả đã đưa ra quan điểm riêng về việc quản lí hoạt động ni dưỡng, chăm sóc

trẻ MN bao gồm nhiều khía cạnh cụ thể gồm: quản lí về mục tiêu, kế hoạch, nội
dung, công tác phối hợp, điều kiện hỗ trợ, kiểm tra - đánh giá trong q trình tổ
chức hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm
sóc sức khỏe. Tác giả chia các nội dung cụ thể về hoạt động ni dưỡng, chăm sóc
trẻ ở trường MN thành 4 nhóm cơ bản: hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, hoạt động
chăm sóc giấc ngủ, hoạt động chăm sóc vệ sinh, hoạt động chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo an tồn cho trẻ. Ngoài ra, tác giả đưa ra các nội dung trong quản lí hoạt
động ni dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường MN gồm: Quản lí hoạt động chăm sóc
dinh dưỡng; Quản lí hoạt động chăm sóc giấc ngủ; Quản lí hoạt động chăm sóc vệ
sinh; Quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn cho trẻ; Quản lí
cơng tác phối hợp với gia đình, xã hội trong việc ni dưỡng, chăm sóc trẻ; Quản lí
các điều kiện hỗ trợ về CSVC để thực hiện kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc trẻ (Ơng
Thị Hồng Phượng, 2016).
Bên cạnh đó, tìm hiểu về cơng tác quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng
trẻ MN, tác giả Nguyễn Thu Hà (2016) quan niệm rằng: “Quản lí hoạt động chăm


13

sóc và ni dưỡng trẻ mầm non là những tác động có mục đích của chủ thể quản lí
nhà trường là người Hiệu trưởng đến hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ...nhằm,
tạo sự tin tưởng của xã hội, cha mẹ trẻ về chất lượng giáo dục nhà trường mầm
non”. Tác giả cũng đưa ra các yếu tố giúp trẻ phát triển tồn diện trong hoạt động
chăm sóc và ni dưỡng trẻ bao gồm: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, chăm sóc giáo
dục vệ sinh cho trẻ, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ an toàn cho trẻ, tổ chức ăn ngủ
cho trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về ni dưỡng - chăm sóc giáo
dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng. Tác giả còn chú trọng đến việc nhà
trường phải tổ chức kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kì thường xuyên cho trẻ cùng
với cân nhắc chế độ dinh dưỡng hợp lí cho sự phát triển của trẻ về thể chất và tinh
thần. Các biện pháp đề xuất bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng giáo viên,

thanh tra- kiểm tra thường xuyên. Trong đó, tác giả nhấn mạnh biện pháp công tác
tuyên truyền về giáo dục mầm non và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo chuẩn
phát triển của trẻ cho các bậc cha mẹ, cộng đồng (Nguyễn Thu Hà, 2016).
Theo Châu Nguyễn Thùy Dung (2017) tác giả cho rằng, chăm sóc và ni
dưỡng trẻ tại các trường mầm non là hoạt động đặc biệt quan trọng, có tác động trực
tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Hoạt động này còn quyết định đến
chất lượng giáo dục nhà trường, thương hiệu, uy tín của nhà trường. Theo tác giả,
để quản lí hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non hiệu quả
cần được thực hiện chặt chẽ từ việc lập kế hoạch, tổ chức phân công, lãnh đạo thực
hiện và kiểm tra đánh giá (Châu Nguyễn Thùy Dung, 2017).
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Cảnh (2017) cho rằng, công tác nuôi dưỡng là
những công việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người
được nuôi dưỡng về thức ăn hoặc các chất dinh dưỡng và những gì cần cho cuộc
sống, sức khỏe và phát triển của trẻ. Đồng thời, theo tác giả để cơng tác quản lí
mang tính khoa học, cần có sự năng động, linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức,
phối hợp giữa các lực lượng nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm đến
việc phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường, chính sách tiền lương phù hợp và thỏa
đáng với cường độ, công sức lao động, giáo viên (Nguyễn Thị Thanh Cảnh, 2017).


14

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Qua đó, hoạt động
chăm sóc và ni dưỡng cho trẻ mầm non luôn được các cơ sở giáo dục bậc học này
quan tâm hàng đầu bởi đây là lứa tuổi cần được chăm sóc, bảo vệ. Điều này nhằm
hỗ trợ và đáp ứng mọi sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ em. Tuy có
nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lí trong và ngồi nước
đề cập đến vấn đề quản lí hoạt động chăm sóc và ni dưỡng cho trẻ ở trường mầm
non, nhưng chưa có đề tài nào thể hiện đầy đủ trong nghiên cứu về cơng tác quản lí

hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ cho một cơ sở giáo dục mầm non cụ thể.
Đồng thời, qua các công trình nghiên cứu trên đã giúp người nghiên cứu biết được
để nâng cao chất lượng hay để xây dựng một trường học uy tín, ở đó trẻ được chăm
sóc, được ni dưỡng và phát triển tồn diện, lãnh đạo quản lí nhà trường và giáo
viên phải nghiêm túc thực hiện đúng nội qui, qui chế, trong trong hoạt động chăm
sóc dinh dưỡng, chăm sóc giấc ngủ, chăm sóc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và đảm
bảo an tồn cho trẻ thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá
hợp lí.
1.2. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài
1.2.1. Khái niệm hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non
Nuôi dưỡng là đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm, đảm bảo chất lượng bữa ăn
trong quá trình lớn lên và phát triển của một đứa trẻ (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2008b).
Hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ là những tác động của giáo viên tới trẻ
mầm non, bao gồm việc chăm sóc dinh dưỡng: chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ
sinh; chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an tồn nhằm giúp trẻ em lứa tuổi này phát
triển toàn diện theo yêu cầu xã hội và đạt được mục tiêu chăm sóc, ni dưỡng giáo
dục ở bậc học mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008a).
Theo Lê Thị Mai Hoa (2002), hoạt động chăm sóc và ni dưỡng trẻ chính là
những công việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người
được nuôi dưỡng về thức ăn hoặc các chất dinh dưỡng và những gì cần thiết cho
cuộc sống, sức khỏe và phát triển (Lê Thị Mai Hoa, 2002).


×