Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hồng Loan

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thị Hồng Loan

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
Chuyên ngành

: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)

Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THU HƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố ở bất cứ cơng trình nào.
Tác giả
Bùi Thị Hồng Loan


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thu Hương,
người đã tận tình hỗ trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM cùng tồn thể
các thầy cơ giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dẫn
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Ban giám hiệu, tập thể các cô giáo cùng các
cháu mẫu giáo các trường mầm non: Mai Hương, Hoa Phượng Đỏ, Ngơi Sao Nhí,
Bơng Sen đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả tiến hành nghiên cứu và thử
nghiệm.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tp.HCM, tháng 09 năm 2018
Tác giả
Bùi Thị Hồng Loan



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG
TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5 - 6 TUỔI ............................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề....................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo ................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động
kể chuyện cho trẻ MG 5- 6 tuổi ............................................................ 11
1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài ................................................ 14
1.2.1. Sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi .............................................................. 14
1.2.2. Phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ............................... 18
1.3. Lý luận về phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 – 6
tuổi ............................................................................................................. 24
1.3.1. Tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non ....................................................................................................... 24
1.3.2. Nội dung phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong
HĐKC ở trường mầm non .................................................................... 29
1.3.3. Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5
– 6 tuổi ................................................................................................. 33
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển khả năng sáng tạo trong

HĐKC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.............................................................. 35


1.4. Tiêu chí đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC
ở trường mầm non....................................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 39
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CHO TRẺ MG 5 - 6
TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI TP. HCM .......... 40
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục mầm non tại địa bàn khảo sát ..................... 40
2.2. Tổ chức điều tra thực trạng .......................................................................... 41
2.2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 41
2.2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 41
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41
2.2.4. Mẫu khách thể khảo sát và thời gian khảo sát ........................................ 43
2.3. Kết quả điều tra thực trạng phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Tp.HCM ..................... 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV về biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non
tại Tp. HCM ......................................................................................... 43
2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non tại Tp.
HCM .................................................................................................... 53
2.3.3. Thực trạng đánh giá khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong
HĐKC ở một số trường mầm non tại Tp. HCM .................................... 57
2.3.4. Đánh giá chung về hiệu quả khi phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC ở một số trường mầm non tại Tp. HCM .... 60
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 66
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG
TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CHO TRẺ MG

5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ............................................ 67
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .............................................................................. 67


3.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 67
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 67
3.2. Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non ..................................................... 68
3.2.1. Biện pháp 1 ........................................................................................... 68
3.2.2. Biện pháp 2 ........................................................................................... 70
3.2.3. Biện pháp 3 ........................................................................................... 73
3.3. Tổ chức thử nghiệm..................................................................................... 75
3.3.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................ 75
3.3.2. Khách thể thử nghiệm (TN) ................................................................... 75
3.3.3. Điều kiện thử nghiệm ............................................................................ 76
3.3.4. Nội dung tổ chức thử nghiệm ................................................................ 76
3.3.5. Quy trình thử nghiệm ............................................................................ 77
3.4. Kết quả thử nghiệm ..................................................................................... 78
3.4.1. Kết quả so sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NĐC
và NTN trong HĐKC trước thử nghiệm ................................................ 78
3.4.2. Kết quả so sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NĐC
và NTN trong HĐKC sau thử nghiệm ................................................... 83
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 98
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐKC


:

hoạt động kể chuyện

GV

:

giáo viên

GDMN

:

giáo dục mầm non

MG

:

mẫu giáo

TN

:

thử nghiệm

Tp.HCM :


thành phố Hồ Chí Minh

TPVH

:

tác phẩm văn học

ĐTB

:

điểm trung bình

ND

:

nội dung


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng phương pháp và đối tượng khảo sát ......................................... 43

Bảng 2.2.

Nhận thức của GVMN về khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6

tuổi ................................................................................................... 44

Bảng 2.3.

Nhận thức của GVMN về hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5 – 6
tuổi ................................................................................................... 46

Bảng 2.4.

Nhận thức của GVMN về khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐKC .... 47

Bảng 2.5.

Mức độ thực hiện các các nội dung phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ....................................................................... 49

Bảng 2.6.

Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong HĐKC ..................................................................................... 51

Bảng 2.7.

Đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động kể chuyện nhằm phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi........................................... 54

Bảng 2.8.

Tiêu chí đánh giá mức độ khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 - 6
tuổi trong HĐKC .............................................................................. 57


Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ khả năng sáng tạo của trẻ MG
5 - 6 tuổi trong HĐKC (N = 40 trẻ) .................................................. 59

Bảng 2.10.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC .............................................................. 61

Bảng 2.11.

Điều kiện để phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi
trong HĐKC ..................................................................................... 63

Bảng 2.12.

Thống kê những khó khăn khi phát triển khả năng sáng tạo cho
trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC ......................................................... 65

Bảng 3.1.

So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NĐC và
NTN trong HĐKC trước TN ............................................................. 79

Bảng 3.2.

Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NTN và NĐC trong
HĐKC trước TN............................................................................... 81


Bảng 3.3.

So sánh kết quả mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo ở mỗi tiêu
chí của NĐC và NTN sau TN ........................................................... 84


Bảng 3.4.

Kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NTN và NĐC sau
TN .................................................................................................... 86

Bảng 3.5.

So sánh kết quả mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của NTN và
NĐC trước và sau TN ....................................................................... 88


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của GVMN .................................................... 41
Biểu đồ 2.2. Mức độ GV tổ chức HĐKC nhằm phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ....................................................................... 48
Biểu đồ 2.3. Kết quả mức độ thực hiện các nội dung phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trong HĐKC............................................. 50
Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NTN và
NĐC trong HĐKC trước TN ............................................................ 80
Biểu đồ 3.2. Kết quả phát triển sáng tạo của NĐC và NTN trước thử nghiệm ...... 82
Biểu đồ 3.3. So sánh mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NTN và
NĐC sau TN .................................................................................... 85
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả biểu hiện khả năng sáng tạo của trẻ NTN và

NĐC sau TN .................................................................................... 87
Biểu đồ 3.5. So sánh kết quả biểu hiện mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo
của trẻ NĐC trước và sau TN ........................................................... 90
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả biểu hiện mức độ biểu hiện khả năng sáng tạo
của NTN trước và sau TN................................................................. 90


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển khả năng sáng tạo là một trong nội dung rất quan trọng khơng thể
thiếu để hình thành con người trong thời đại mới.Vì vậy, giáo dục phải đào tạo ra
những con người năng động, tự chủ, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao, biết kết
hợp giữa thích nghi và sáng tạo (Trần Hiệp, Đỗ Long, 1990). Ở các quốc gia tiên
tiến, việc bồi dưỡng nhân cách sáng tạo cho người học là vô cùng cần thiết, cho thấy
“hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to lớn khơng chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà còn
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, nền giáo dục của quốc gia nào
biết định hướng phát triển những nhân cách sáng tạo cho người học và biết tạo ra
những điều kiện thuận lợi để phát triển khả năng sáng tạo cho người học, thì quốc gia
đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” (Trần Trọng Thủy, 2000).
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm tưởng tượng phong phú, tâm
hồn trẻ là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo. Mọi tác động của người
lớn đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển nhân cách sáng tạo cho trẻ.
Nên việc phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ là vô cùng cần thiết và được quan tâm
rất nhiều của các nhà tâm lý, giáo dục. Hoạt động sáng tạo thúc đẩy trẻ em phát triển
theo những năng lực riêng của mình, chính như Vugotsky đã từng nói “Sáng tạo
khơng phải là lĩnh vực riêng dành cho các thiên tài mà là của tất cả mọi người tạo ra
cái mới dù cho nó có nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa” (Vugotsky, 2002). Việc phát
triển khả năng sáng tạo (KNST) cho trẻ mầm non là nội dung quan trọng và cần có

nội dung, kế hoạch cụ thể trong chương trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
Trong những năm gần đây, chương trình GDMN Việt Nam đã chú trọng theo
hướng tiếp cận hiện đại lấy trẻ làm trung tâm có chú ý đến nhu cầu, khả năng và
hứng thú của trẻ. Theo đó, phương pháp chủ đạo là trải nghiệm sáng tạo nhằm phát
huy tối đa tính tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức, tự kiến tạo tri thức cho chính
mình, từ đó tiềm năng sáng tạo được bộc lộ, giúp cho trẻ càng thích thú hơn với việc
học, coi việc học là niềm vui, là động lực tiếp thu để hình thành nhân cách sáng tạo
cho cá nhân (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017).


2

Các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non đều giúp trẻ phát triển đầy đủ
các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngơn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Các hoạt
động này cung cấp cho trẻ những cơ hội thể hiện những thế mạnh riêng biệt của bản
thân như độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ, hành động. Một trong những hoạt động
quen thuộc, gần gũi và được trẻ rất u thích đó là hoạt động kể chuyện (HĐKC) –
một hoạt động mang đậm sự sáng tạo. Mỗi truyện kể dành cho trẻ mầm non đã chứa
đựng trong nó sự sáng tạo của chính tác giả. Việc trẻ cảm thụ, tiếp nhận câu chuyện
theo cách riêng của mình – đó là một q trình diễn ra hết sức tinh tế, phức tạp. Do
đó, để q trình này diễn ra một cách tự nhiên và có hiệu quả khi phát triển KNST
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, giáo viên (GV) cần có những biện pháp cụ thể, hấp dẫn
và tích cực.
Tuy nhiên ở một số trường mầm non, việc phát triển khả năng sáng tạo trong
hoạt động kể chuyện của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn nhiều hạn chế. GV thường cho
trẻ tiếp xúc với hoạt động kể chuyện theo đúng “kịch bản”, chưa chú ý tạo cơ hội cho
trẻ phát huy khả năng sáng tạo những ý tưởng mới thể hiện tác phẩm mang dấu ấn cá
nhân riêng biệt. Việc chuẩn bị giáo cụ hỗ trợ cho hình thức kể chuyện cịn nghèo
nàn, chưa kích thích được hứng thú ở trẻ. Bên cạnh đó, thời gian dành cho trẻ kể lại
truyện cịn eo hẹp; Giáo viên chưa thực sự tạo điều kiện để trẻ thể hiện sự sáng tạo

trong việc lựa chọn hình thức và phương tiện kể lại chuyện theo năng lực tiếp cận
của trẻ.
Với những lý do trên, đề tài “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong
hoạt động kể chuyện cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện
cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non Tp. HCM. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ MG
5 – 6 tuổi.
3. Giới hạn đề tài
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo


3

trong hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5 – 6 tuổi trên giờ học.
3.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu
- Thực hiện khảo sát thực trạng trên các đối tượng gồm 40 GVMN và 40
trẻ MG 5 – 6 tuổi tại 4 trường mầm non, Tp.HCM.
- Quá trình thử nghiệm được tiến hành trên 32 trẻ ở trường mầm non Mai
Hương trên địa bàn Quận Gò Vấp, Tp. HCM với kế hoạch 4 tuần tập trung vào các
hoạt động kể chuyện sáng tạo theo tác phẩm văn học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 – 6
tuổi ở trường mầm non.
5. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu xác định được một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong
HĐKC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi một cách hợp lý thì sẽ nâng cao khả năng sáng tạo này
của trẻ.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về biện pháp phát triển khả năng sáng
tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐKC.
- Khảo sát thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong
HĐKC ở một số trường mầm non tại Tp.HCM.
- Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp cho GVMN nhằm phát triển khả
năng sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC ở trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với sự phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu
trong và ngồi nước có liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu: Đặc điểm khả
năng sáng tạo của MG 5 – 6 tuổi, hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, phát


4

triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, từ đó hệ thống và khái quát hóa các
khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
+ Mục tiêu: Làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
+ Nội dung: Hệ thống hoá cơ sở lý luận từ các tài liệu, cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khái niệm công cụ.
+ Đối tượng: Luận văn, Sách, báo và cơng trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu
+ Cách thức: Phân tích và tổng hợp vấn đề nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát

Nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC trong thực tiễn và sau khi thử nghiệm.
+ Mục tiêu: Xác định những các bước chuẩn bị, tổ chức và biện pháp tác động
của giáo viên nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong HĐKC, xác định mức
độ biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động kể chuyện.
+ Cách thức: Chụp hình, ghi chép, bảng quan sát ghi chép.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp này bằng cách xây dựng phiếu thăm dò ý kiến để đánh
giá thực trạng phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi tại địa
bàn nghiên cứu, cụ thể như sau:
+ Mục tiêu: Xác định mức độ nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo
của trẻ; Xác định các biện pháp mà giáo viên đã thực hiện nhằm phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC; Giải thích những khó khăn của GV khi
tổ chức HĐKC cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
+ Nội dung: Tìm hiểu nhận thức, quan niệm của GV về phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ trong hoạt động kể chuyện và đặc biệt là các biện pháp phát triển
khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 - 6 tuổi được GV sử dụng trong việc tổ chức HĐKC
cho trẻ MG 5 - 6 tuổi ở trường mầm non có đạt mục đích giáo dục hay không?.
+ Đối tượng: 40 Giáo viên mầm non phụ trách lớp MG 5 – 6 tuổi.
+ Cách thức: Gửi bảng hỏi trực tiếp cho từng người.


5

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề
nghiên cứu trong địa bàn TpHCM như sau:
+ Mục tiêu: Thu thập thông tin về biểu hiện sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi
trong HĐKC, làm rõ thêm những ý kiến của giáo viên về thực trạng khả năng sáng
tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐKC, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp phát triển khả

năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 - 6tuổi.
+ Nội dung: Những biểu hiện về khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi
+ Đối tượng: Giáo viên mầm non, chuyên gia nghiên cứu về HĐKC.
+ Cách thức: Phỏng vấn trực tiếp, ghi chép, thu âm.
7.2.4. Phương pháp thử nghiệm
+ Mục tiêu: Khảo sát đánh giá tính khả thi có hiệu quả sư phạm của các biện
pháp đề xuất nhằm phát triển khả năng sáng tạo trong HĐKC cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.
+ Nội dung: thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ
MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC ở trường mầm non.
+ Đối tượng: Quá trình tổ chức HĐKC phát triển sáng tạo cho MG 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non.
+ Cách thức: Xây dựng chương trình thử nghiệm và áp dụng thực hiện các biện pháp
đề xuất trên mẫu thử nghiệm. Từ đó, so sánh và đối chiếu mức độ biểu hiện sáng tạo
của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong HĐKC giữa nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước
và sau khi thử nghiệm.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê
Phương pháp tốn thống kê
+ Mục tiêu: Tìm ra kết quả của quá trình khảo sát thực trạng, kiểm tra kết quả
của quá trình thử nghiệm và khảo sát tính khả thi của các biện pháp.
+ Nội dung: Xử lí, phân tích thơng tin thu được từ bảng hỏi, phiếu quan sát,
ghi chép.
+ Đối tượng: Dữ liệu điều tra, thông tin khảo sát
+ Cách thức: Dùng phần mềm Excel 2010 và chương trình phần mềm SPSS
16.0 để truy xuất định lượng các giá trị phân tích kết quả nghiên cứu.


6

8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về lý luận

Hệ thống và mở rộng lý luận về khả năng sáng tạo, phát triển khả năng sáng
tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Đề xuất một số biện pháp cho GVMN nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho
trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKC ở một số trường mầm non tại Tp.HCM
8.2. Đóng góp về thực tiễn
Mơ tả thực trạng phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi trong HĐKC ở
một số trường mầm non tại Tp.HCM; đánh giá thực trạng nhận thức, cách thức tổ
chức hoạt động kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
thử nghiệm một số biện pháp cho GVMN nhằm phát triển khả năng sáng tạo
cho trẻ MG 5-6 tuổi trong HĐKC ở một số trường mầm non tại Tp.HCM chứng
minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về khả năng sáng tạo
 Trên thế giới
Nghiên cứu về sự sáng tạo của con người là một một lĩnh vực nghiên cứu sâu
rộng của các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu về khả năng
sáng tạo và vai trò của nó đối với trẻ em cũng đã được quan tâm từ rất sớm bởi các
nhà khoa học giáo dục.
Vào đầu thế kỉ XX, nước Mỹ là một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát
triển hàng đầu thế giới. Năm 1920, các cơng trình nghiên cứu về sáng tạo của Lewis
Terman trên những học sinh giỏi được đánh giá rất cao. Sau đó, ơng tiếp tục nghiên
cứu các khả năng sáng tạo của con người và rút ra những kết luận về vấn đề chung
của sáng tạo như: môi trường sáng tạo, vấn đề nhân cách sáng tạo, sản phẩm sáng tạo

(Terman,1922).
Năm 1940, A.F. Osborn ở Mỹ đã cho ra đời quyển sách đầu tiên về các
nguyên tắc và thủ tục giải quyết vấn đề sáng tạo. Theo kinh nghiệm bản thân, sự
thành công của ông trong việc giải quyết các vấn đề là nhờ vào phương pháp “Kích
não” (Brainstorming). Phương pháp này đã gây được sự chú ý đặc biệt đối với những
người quan tâm về vấn đề sáng tạo, vì phương pháp này dựa trên cơ sở của hoạt động
tư duy sáng tạo (Osborn, 1940).
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, khi nhà tâm lí học người Mĩ – J.P. Guilford –
trình bày quan điểm cho rằng“Khơng có một hiện tượng tâm lý nào đã bị coi thường
trong suốt một thời gian dài và đồng thời lại được quan tâm trở lại một cách bất ngờ
như là hiện tượng sáng tạo” (Guiford, 1967). Từ đây việc bồi dưỡng nhân cách sáng
tạo là vô cùng cần thiết, C. W Taylor cho rằng “hoạt động sáng tạo có ảnh hưởng to
lớn không chỉ đến sự tiến bộ khoa học, mà cịn đến tồn bộ xã hội nói chung và dân
tộc nào biết nhận ra được những nhân cách sáng tạo một cách tốt nhất, biết phát


8

triển họ và biết tạo ra một cách tốt nhất cho họ những điều kiện thuận lợi nhất, thì
dân tộc đó sẽ có được những ưu thế lớn lao” (Taylor, 1964).
L.X. Vưgotxki, trong quyển: “Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi”
cũng đã trình bày tương đối đầy đủ các lý thuyết về tưởng tượng và sáng tạo. Ông
cho rằng cơ sở của sự sáng tạo chính là tưởng tượng và sáng tạo có vai trị rất quan
trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Vưgotxki khẳng định: “Sự sáng tạo
thật ra khơng phải chỉ có ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp
nơi nào con người tưởng tượng phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới cho dù
cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…”. Chúng
ta gọi hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của con người tạo ra được một cái
gì mới, không kể rằng cái được tạo ra ấy là một vật của thế giới bên ngoài hay một
cấu tạo nào đó của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biểu lộ trong bản thân con người

(Vưgotxki, 1930).
Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX trở đi, không chỉ ở Mỹ, Liên Xô mà cả
Tây Âu, đặc biệt là Đức, vấn đề phát triển cá nhân sáng tạo dưới góc nhìn mới của
tâm lý học, giáo dục học, xã hội học đã được quan tâm thích đáng. Nhất là trong tâm
lý học phát triển, tâm lý học nhân cách và sau đó là trong giáo dục học, lý luận dạy
học, phương pháp dạy học kỹ thuật, nghệ thuật quân sự, an ninh (Trần Trọng Thủy,
2000).
Bài viết “Lý thuyết về tưởng tượng sáng tạo của L.X.Vưgotxki” của hai tác
giả Smolucha Larry và Smolucha Francine cũng đã trình bày bốn đặc trưng chính về
phát triển khả năng sáng tạo của trẻ em là: vui chơi, ngôn ngữ, tương tác xã hội và tư
duy. Trong đó, nhóm tác giả nhấn mạnh khả năng sáng tạo của trẻ phát triển song
song với việc phát triển ngôn ngữ mà cụ thể là các cuộc trị chuyện có chủ đề của trẻ
với trẻ, của trẻ và người lớn. Bài viết còn nhấn mạnh khả năng sáng tạo của trẻ sẽ
thực sự được nuôi dưỡng và phát triển khi trẻ con được tự do vui chơi, ngây thơ trải
nghiệm, khám phá bản thân nó cũng như mọi thứ xung quanh. Sự thiếu tự do là một
trong những rào cản lớn nhất ngăn cản khả năng sáng tạo của trẻ em (Naudop, 1978),
(Vưgotxki, 1930).
 Ở Việt Nam


9

Bên cạnh sự phát triển, nghiên cứu về vấn đề sáng tạo của các nước trên thế
giới thì ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học cũng rất quan tâm đến hoạt động
phát triển khả năng sáng tạo cho con người. Nhiều hoạt động thể hiện sự chăm lo, bồi
dưỡng, khuyến khích những tài năng sáng tạo được tổ chức hàng năm: Hội thi sáng
chế khoa học kỹ thuật, tổ chức hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam
thuộc Viện Khoa học Việt Nam và Trung tâm sáng chế khoa học kỹ thuật thuộc
ĐHQG Tp.HCM và nhiều hội thi tài năng sáng tạo được tổ chức trong các đơn vị
trường học.

Trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, năm 1990, Viện khoa học giáo dục thuộc
Bộ giáo dục và Đào tạo là cơ quan khoa học đầu tiên ở Việt Nam tiến hành nghiên
cứu khả năng sáng tạo của học sinh. Các cơng trình này nghiên cứu về bản chất, cấu
trúc tâm lý của sự sáng tạo, phương pháp phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh,
đánh giá sự sáng tạo của con người.
Từ đó, nghiên cứu về sự sáng tạo là một lĩnh vực được nhiều tác giả ở Việt
Nam quan tâm trong cả lĩnh vực Tâm lý học cũng như Giáo dục học hướng đến mục
đích phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ.
Khái niệm về sáng tạo cũng được các tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần
Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngơ Cơng Hồn, Huỳnh Văn
Sơn… khai thác làm rõ trong các giáo trình Tâm lý học, Giáo dục học dành cho học
sinh, sinh viên các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Hầu hết các tác giả này đều
làm rõ vai trò của sáng tạo đối với sự phát triển cá nhân và cuộc sống xã hội cũng
như vai trò của sáng tạo trong giáo dục theo từng lứa tuổi.
Theo xu hướng chung của ngành giáo dục, nhiều nhà giáo dục cũng nhận rõ
được vai trò của sáng tạo đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Một số bài viết
nghiên cứu về sáng tạo của các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Huy Tú (2004) với các
cơng trình nghiên cứu về “Vấn đề tư duy sáng tạo và chỉ số sáng tạo”, bài viết đăng
trên tạp chí “Nghiên cứu giáo dục” đã trình bày về trí sáng tạo và các chỉ số trắc
nghiệm đo lường khả năng sáng tạo (Nguyễn Huy Tú, 2000). Tác giả Phan Thị Thu
Hiền với bài viết “Con đường phát triển sức sáng tạo ở trẻ em” được đánh giá cao và
đăng trên tạp chí “Giáo dục mầm non” đã chỉ ra đặc điểm sự sáng tạo ở trẻ em và


10

cách thức nâng cao năng lực sáng tạo cho trẻ ( Phan Thị Thu Hiền, 2000). Tác giả Vũ
Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy với nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy
tính tích cực sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ
các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu” trên tạp chí khoa học số 10/2012-ĐH Sư

phạm Hà Nội đã đề xuất các nhóm biện pháp giúp trẻ phát triển tính tích cực sáng tạo
như: Nhóm biện pháp bổ sung và cung cấp nguyên vật liệu cho trẻ chơi, nhóm biện
pháp thiết kế mơi trường chơi nhằm góp phần phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu
giáo (Vũ Thị Kiều Trang, Phạm Thị Thu Thủy, 2012).
Vấn đề tìm hiểu về tư duy sáng tạo và phát triển khả năng sáng tạo cũng được
xem là đề tài nghiên cứu có giá trị thực tiễn của một số học viên cao học, nghiên cứu
sinh trong suốt thời gian qua.
Năm 1996, tác giả Lê Thanh Thuỷ với đề tài “Ảnh hưởng của tri giác tới
tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi” đã nghiên cứu ảnh
hưởng của tri giác tới sự phát triển trí tưởng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ của
trẻ 5 - 6 tuổi, nhằm tìm kiếm con đường tác động, nâng cao khả năng tri giác của trẻ
để từ đó hình thành và phát triển khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ mẫu giáo
lớn trong hoạt động tạo hình ( Lê Thanh Thủy, 1996).
Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Kim với đề tài “Một số biện pháp bồi
dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ MG 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động vẽ theo ý thích”
cũng khái quát cơ sở lí luận về khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ và đề xuất các
biện pháp để bồi dưỡng khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại
các trường mầm non thông qua hoạt động vẽ. (Nguyễn Thị Ngọc Kim, 2005).
Năm 2011, tác giả Hồ Hồng Yến với luận văn “Tìm hiểu mức độ tưởng
tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ ở một số trường mầm
non ở thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai” đã tìm hiểu mức độ tưởng tượng sáng tạo
của trẻ trong hoạt động vẽ và trên cơ sở đó đã xây dựng, thử nghiệm một số biện
pháp nâng cao khả năng này (Hồ Hoàng Yến, 2011).


11

1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể
chuyện cho trẻ MG 5- 6 tuổi
 Trên thế giới

Giữa thế kỷ XIX, các nhà xã hội đã khẳng định bản chất của tính tích cực sáng
tạo là hoạt động tưởng tượng, nhờ hoạt động tưởng tượng mà kích thích khả năng
sáng tạo. Bắt đầu có một số cơng trình nghiên cứu về khả năng sáng tạo trong hoạt
động kể chuyện cho trẻ em cũng đã được công bố mà tiêu biểu là những tác phẩm
“Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” của M.K. Bogoliupxkaia, V.V. Septsenlô,
quyển “Tâm lý học sáng tạo văn học” của M.A.R Naudop. Trong các quyển sách
này, tác giả đã trình bày về vai trị của văn học, cách cảm thụ, quá trình sáng tạo
cũng như các thủ thuật đọc và kể chuyện sao cho trẻ tiếp thụ tác phẩm một cách
nhanh nhất (Huỳnh văn Sơn, 2012).
Tác giả Dr. Cindy Pan trong tập sách “100 lời khuyên để nuôi dưỡng trí thơng
minh, sự tư tin và sáng tạo ở trẻ nhỏ”. Tập sách là một tài liệu bổ ích cho người lớn
trong việc tập trung vào việc khơi nguồn sáng tạo cho đứa trẻ từ các tình huống có
vấn đề của câu chuyện. Những lời khuyên này chỉ ra rằng, việc cân nhắc lựa chọn
những mẫu chuyện ngắn trong cuộc sống sẽ giúp trẻ con có lối suy nghĩ tích cực, giải
quyết vấn đề khoa học và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất (Cindy Pan, 2005).
Tác giả Jack Maguire với quyển sách bỏ túi “Creative Storytelling: choosing,
inventing and Sharing Tales for children” chỉ cho người đọc một số thủ thuật đơn
giản trong cách lựa chọn câu chuyện, kỹ thuật ghi nhớ câu chuyện và cách sử dụng
kinh nghiệm cá nhân để tạo ra một câu chuyện mới phù hợp cho từng độ tuổi. Một
phát hiện đặc biệt trong quyển sách là hướng dẫn người đọc có thể liên tưởng đến
hàng loạt hoạt động sáng tạo khác nhau từ việc kể chuyện (Mauire, 1992).
Quyển sách “Improving Your Storytelling: Beyond the Basics for All Who Tell
Stories in Work and Play (American Storytelling)”của tác giả Doug Lipman lại đào
sâu các kiến thức về định nghĩa câu chuyện, cấu trúc, ý nghĩa và các mơ hình kể
chuyện. Quyển sách giúp người kể chuyện chuyển giao các hình ảnh trong câu
chuyện bằng ngơn ngữ nói, nét mặt, ngơn ngữ cơ thể và giọng nói sao cho hấp dẫn


12


người nghe. Lipman chỉ ra rõ sự linh hoạt trong khi kể chuyện để kích thích khả năng
tưởng tượng sáng tạo quan trong hơn việc ghi nhớ (Lipman, 1999).
Trong tác phẩm “Kể chuyện và sáng tạo”của tác giả Rob Parkinson cung cấp
cho người đọc ý tưởng để làm dấy lên và khai thác trí tưởng tượng của trẻ thơng qua
các trò chơi thực tế để giúp trẻ xây dựng, phát triển các câu chuyện và kể chuyện
theo từng giai đoạn. Quyển sách cũng đưa ra một nhận định khá thú vị cho người đọc
trong mối quan hệ giữa tưởng tượng và kế chuyện: mỗi trẻ có ước mơ và trí tưởng
tượng của mình. Đơi khi điều này làm chúng “nói q” về vấn đề và trở thành nói
dối. Đây khơng phải là một thói xấu nếu như ngưới lớn kịp thời di chuyển khả năng
này sang việc sử dụng trí tưởng tượng phong phú đó việc sáng tạo ra các hình ảnh có
ích thơng qua hoạt động kể chuyện (Parkinson, 1992).
Như vậy, hoạt động kể chuyện và vai trò của nó trong việc phát triển khả năng
sáng tạo cho trẻ em đã được nhiều tác giả nghiên cứu và hệ thống hóa thành một cơ
sở lý luận vững chắc. Đây là nền tảng cho đề tài hệ thống cơ sở lí luận có liên quan
trong phạm vi nghiên cứu này.
 Ở Việt Nam
Khi nghiên cứu về khả năng sáng tạo của trẻ em trong hoạt động kể chuyện,
nhiều tác giả nghiên cứu đã đưa ra các đặc điểm khả năng tưởng tượng sáng tạo của
trẻ qua các lứa tuổi và các phương pháp tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nhằm
phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ.
Trong các giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tác
giả Ngô Thị Thái Sơn, Hà Nguyễn Kim Giang, Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết
cũng khái quát về kể chuyện sáng tạo cũng như một vài biện pháp giúp trẻ kể chuyện
sáng tạo nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
mầm non mà chủ yếu là trẻ mẫu giáo. Các nghiên cứu này được xem là những tài
liệu tham khảo quý báu cho sinh viên chuyên ngành mầm non trong suốt thời gian
qua (Hà Nguyễn Kim Giang, 2001), (Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết, 2014), (Ngô
Thái Sơn, 2006).
Nhiều tác giả trong nước cũng nghiên cứu về hình thức kể chuyện cho trẻ mẫu
giáo hướng tới việc phát triển khả năng sáng tạo như:



13

Tác giả Hà Nguyễn Kim Giang (2001) đã nghiên cứu về cách sử dụng truyện
cổ tích thần kì như là một yếu tố quan trọng để đưa ra phương pháp dạy trẻ kể
chuyện sáng tạo. Tài liệu này đã vạch ra vai trị quan trọng của truyện cổ tích thần kì
đối với sự phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Hà Nguyễn Kim
Giang, 2001)
Trong quyển “Phát triển tưởng tượng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hình
thức kể chuyện sáng tạo”của tác giả Huỳnh Văn Sơn chủ biên cũng chỉ ra nhiều hình
thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học theo hướng kích thích trẻ kể
chuyện sáng tạo. Quyển sách khơng những có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có
giá trị cho giáo viên mầm non mà cịn là một tài liệu bổ ích dành cho các phụ huynh
quan tâm, muốn sử dụng chúng để cùng đọc kể các câu chuyện sáng tạo và phát triển
khả năng tưởng tượng sáng tạo cùng con trẻ (Huỳnh Văn Sơn, 2012).
Tác giả Đinh Hồng Thái và Nguyễn Thị Phương Nga trong tài liệu “Giáo trình
phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non” trên cơ sở lý luận về phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mầm non đã khái quát các nội dung, nhiệm vụ, phương pháp và hình thức phát
triển ngơn ngữ cho trẻ. Tài liệu có xem xét các dạng hoạt động kể chuyện cho trẻ ở
trường mầm non cũng như các bước để tiến hành một hoạt động kể chuyện là nhằm
mục đích phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ trong việc kể lại câu chuyên theo một
hình thức tưởng tượng mới lạ (Đinh Hồng Thái, 2012), (Nguyễn Thị Phương Nga,
2006).
Nhìn chung, các nhà tâm lý giáo dục học đã có nhiều nghiên cứu liên quan
đến việc phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5- 6
tuổi. Những đặc điểm khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong hoạt đã được trình
bày trong chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành Sư phạm mầm non trong nhà
trường. Đối với trẻ lứa tuổi MG 5 – 6 tuổi, việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
trong hoạt động kể chuyện là vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn cao. Trẻ em cần được

hướng dẫn, tổ chức các hoạt động trải nghiệm và được thể hiện ước mơ, suy nghĩ của
mình một cách sáng tạo, điều này dễ dàng thực hiện thông qua hoạt động kể chuyện.
Hầu hết các nghiên cứu trên đều thấy rõ vai trò quan trọng của việc phát triển
khả năng sáng tạo trong hoạt động kể chuyện cho trẻ MG 5- 6 tuổi. Ở lứa tuổi này,


14

những biện pháp sư phạm phù hợp cần được nghiên cứu sâu hơn để giúp cho giáo
viên thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ. Vì vậy, trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào việc đề xuất và thử
nghiệm kiểm chứng hiệu quả các biện pháp phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt
động kể chuyện cho trẻ MG 5- 6 tuổi nhằm góp phần nâng cao năng lực sáng tạo ở
trẻ hoàn thành mục tiêu giáo dục mầm non.
1.2. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1. Sáng tạo của trẻ MG 5 – 6 tuổi
1.2.1.1. Khái niệm sáng tạo
Nhiều nghiên cứu về sáng tạo và đặc điểm biểu hiện của sáng tạo được nhiều
trình bày dưới nhiều quan điểm khác nhau.
Thuật ngữ sáng tạo (Creativity) được định nghĩa là liên quan đến việc sử dụng
các kỹ năng và trí tưởng tượng để tạo ra một cái gì đó mới hoặc một tác phẩm nghệ
thuật (Wiki, creativity).
Quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng giống như đứa trẻ tiến hành cuộc chơi và
trong khi chơi mọi khát vọng thầm kín của đứa trẻ được bộc lộ qua hiện thực; biểu
hiện ham muốn sáng tạo giống như trạng thái của một người ham muốn thực hiện
một cái gì đó như là một xúc cảm thỏa mãn; trạng thái đó có thể gọi là cảm giác
thăng hoa trong sáng tạo.” (Nguyễn Huy Tú, 2004).
Đối với L.X.Vugotsky, hoạt động sáng tạo được coi là hoạt động cao nhất
của con người. Chính hoạt động sáng tạo của con người đã làm thay đổi nền văn
minh của loài người. Vugotsky khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra khơng phải chỉ có ở

nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi nào con người tưởng
tượng phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu
đi nữa so với những sáng tạo của các thiên tài…” (Vutgotsky, 1930). Như vậy, sáng
tạo ở đây được hiểu là hoạt động tạo ra cái mới khơng những có giá trị với cá nhân
mà có ý nghĩa với xã hội.
E.P. Torrance (Mỹ) cho rằng “Sáng tạo là quá trình xác định các giả thuyết
nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả”. Đây là quan niệm khá “rộng” về sáng tạo vì
mọi quá trình giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ đều là hoạt động sáng tạo (E. P.


×