Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Quản lý hoạt động đào tạo ở trường đại học tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.15 KB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đặng Thanh Hiền

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đặng Thanh Hiền

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 80140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện. Các tài liệu được sử dụng trong Luận văn này đều được trích dẫn đầy đủ,
chính xác và được ghi cẩn thận trong Danh mục Tài liệu tham khảo. Các số liệu
khảo sát, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận văn này là trung
thực và chưa được công bố trên tạp chí khoa học dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người thực hiện
Đặng Thanh Hiền


LỜI CẢM ƠN
Được học tập và nâng cao trình độ chun mơn của chun ngành Quản lí
giáo dục tại Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh là một niềm vui và sự tự
hào lớn của bản thân tôi. Trong suốt thời gian tham gia khóa đào tạo cũng như thời
gian hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn
nhận được sự động viên và hỗ trợ rất nhiều từ Quý Ban lãnh đạo, Q thầy/cơ và
đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn:
-

Ban Giám hiệu Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM;

-

Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp Phòng Đào tạo;

-


Phòng Tổ chức – cán bộ

-

Các đồng nghiệp đã và đang công tác tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường TP.HCM.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cơ Khoa Khoa học

Giáo dục; Phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt
tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt khóa học.
Đồng thời, tơi cũng xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Trần Thị Hương,
đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
để hồn thành luận văn này.
Đặc biệt tơi xin cảm ơn ba mẹ, gia đình về sự hy sinh, động viên thầm lặng để
tơi có động lực và cố gắng học tập nâng cao trình độ chun mơn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ khơng tránh khỏi
những sai sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn thêm của Q thầy/cơ.

Chân thành cảm ơn./.
Ngày 20 tháng 9 năm 2018
Người thực hiện
Đặng Thanh Hiền


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục bảng
Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC...........................................................................6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động
đào tạo............................................................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo trên thế
giới

6

1.1.2. Nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo ở Việt
Nam 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản................................................................................. 12
1.2.1. Hoạt động đào tạo ở trường đại học..................................................... 12
1.2.2. Quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học......................................... 13
1.3. Hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại học....................................... 15
Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học

15

Nội dung hoạt động đào tạo trình độ đại học

16

Hình thức tổ chức đào tạo và phương pháp đào tạo trình độ đại học
17
Kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo trình độ đại học


21

1.4. Quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại học........................... 23
Phân cấp quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại
học

23

Nội dung quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở trường đại
học

25


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học..........32
Các yếu tố chủ quan 32
Các yếu tố khách quan

34

Tiểu kết chương 1.................................................................................................. 36
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................................... 37
2.1. Khái quát về Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Thành phố Hồ
Chí Minh......................................................................................................... 37
2.1.1. Sứ mệnh, tầm nhìn của Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường
Thành phố Hồ Chí Minh

37


2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Tp.
Hồ Chí Minh 37
2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lí của Trường Đại học Tài ngun và Mơi
trường Tp. Hồ Chí Minh

38

2.1.4. Cơ sở vật chất của Trường Đại học Tài nguyên và Mơi trường Tp.
Hồ Chí Minh 39
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng............................................................................. 40
Mẫu đối tượng khảo sát

40

Phương pháp khảo sát

41

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh............................................. 45
2.3.1. Thực trạng mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ đại học.........................45
2.3.2. Thực trạng nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học..................49
2.3.3. Hình thức tổ chức đào tạo và phương pháp đào tạo trình độ
đại học

51

2.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trình độ đại học..............................57
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo trình độ đại học ở Trường Đại học

Tài ngun và Mơi trường TP. Hồ Chí Minh.................................................. 60
2.4.1. Quản lí kế hoạch, chương trình đào tạo................................................ 60


2.4.2. Quản lí hoạt động dạy giảng viên......................................................... 62
2.4.3. Quản lí hoạt động học của sinh viên.................................................... 65
2.4.4. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập........................... 68
2.4.5. Quản lí điều kiện, mơi trường đào tạo.................................................. 71
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động đào tạo
tại Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường TP. Hồ Chí Minh....................74
2.5.1. Yếu tố chủ quan.................................................................................... 75
2.5.2. Yếu tố khách quan................................................................................ 76
Tiểu kết chương 2.................................................................................................. 78
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH............................................................................... 79
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................... 79
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp....................................................................... 79
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp.............................................................. 80
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Tài ngun
và Mơi trường Thành phố Hồ Chí Minh......................................................... 81
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo..........81
3.2.2. Biện pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển
năng lực của sinh viên
3.2.3. Biện pháp 3: Phát triển năng lực nghề

82

nghiệp của đội ngũ
giảng viên


85

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lí hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của
sinh viên

87

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo hướng phát triển năng lực

90

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho hoạt
động đào tạo 93
3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp........................................................... 97
3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................................98


3.3.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động đào tạo..........99
3.3.2. Biện pháp 2. Phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển
năng lực của sinh viên........................................................................ 100
3.3.3. Biện pháp 3. Phát triển năng lực nghề

nghiệp của đội ngũ

giảng viên........................................................................................... 101
3.3.4. Biện pháp 4. Quản lí hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học của
sinh viên............................................................................................. 103
3.3.5. Biện pháp 5. Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

theo hướng phát triển năng lực........................................................... 104
3.3.6. Biện pháp 6. Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho đổi
mới hoạt động đào tạo........................................................................ 106
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 112
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH TN&MT TP.HCM
TN&MT
GD&ĐT
NCKH
CTĐT
CBQL
CNTT
P.ĐT
P.CTSV
P.HC-QT
GV
QLĐT
ĐTB
ĐTBC
ĐLC
TH
KQHT
TTBM
BCN
TKB

BGH
KHCN
CSVC
CVHT
TDTT
KTĐG
TP.HCM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê mẫu nghiên cứu.................................................................................... 41

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp kết quả kiểm định..................................................................... 43

Bảng 2.3.

Đánh giá của CBQL, GV về mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ đại

học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM..................45
Bảng 2.4.

Đánh giá của CBQL, GV về nội dung chương trình đào tạo trình
độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM

Bảng 2.5.


Đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức đào tạo trình độ đại

học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Bảng 2.6.

49
52

Đánh giá của CBQL, GV về phương pháp tổ chức đào tạo trình độ

đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM53
Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL, GV về việc áp dụng các phương tiện dạy học

ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM 56
Bảng 2.8.

Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo trình

độ đại học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Bảng 2.9.

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện quản lí kế hoạch,
chương trình đào tạo

Bảng 2.10.

71


Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác
quản lí hoạt động đào tạo ở trường ĐH TN&MT TP.HCM

Bảng 2.15.

69

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí
điều kiện mơi trường đào tạo

Bảng 2.14.

66

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện công tác quản lí
hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Bảng 2.13.

63

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện cơng tác quản lí
hoạt động học tập của sinh viên

Bảng 2.12.

60

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện cơng tác quản lí
hoạt động giảng dạy của giảng viên


Bảng 2.11.

57

75

Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến

quản lí hoạt động đào tạo ở trường ĐH TN&MT TP.HCM

76


Bảng 3.1.

Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độcần thiết và khả thi
của biẹn̂ pháp nâng cao nhạn̂ thức về đổi mới hoạt động đào tạo

Bảng 3.2.

99

Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độcần thiết và khả thi
của biẹn̂ pháp phát triển CTĐT theo hướng phát triển năng lực của

sinh viên................................................................................................................... 100
Bảng 3.3.

Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độcần thiết và khả thi

của biẹn̂ pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ

giảng viên................................................................................................................ 101
Bảng 3.4.

Tổng hợp ý kiến của CBQL, GV về mức độcần thiết và khả thi
của biẹn̂ pháp Quản lí hoạt động tự học và nghiên cứu khoa học

của sinh viên........................................................................................................... 103
Bảng 3.5.

Đổi mới hoạt động KTĐG kết quả học tập theo hướng phát triển
năng lực.................................................................................................................... 104

Bảng 3.6.

Tăng cường điều kiện, môi trường phục vụ cho đổi mới HĐĐT.......106


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Thành phố
Hồ Chí Minh 38


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, giáo dục và đào tạo được xem là

quốc sách hàng đầu. Giáo dục - đào tạo đóng vai trị quan trọng là nhân tố chìa khóa, là
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giáo dục góp phần ổn định chính trị xã hội và
trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn
diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và
trách nhiệm công dân...”. “Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu
tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông”. (Đảng
Cộng Sản Việt Nam, 2016). Để thực hiện tốt các yêu cầu đó, việc đổi mới giáo dục
cần tập trung vào đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào
tạo; Coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Chất lượng giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại và
phát triển của bất cứ loại hình trường học nào. Làm thế nào để đạt được hiệu quả
của công tác giáo dục, mà cụ thể là đạt chất lượng đào tạo đề ra? Đây là một câu hỏi
lớn cho những người làm công tác giáo dục, mà quan trọng nhất là khâu quản lí.
Người làm cơng tác quản lí phải làm thế nào, áp dụng các biện pháp sao cho thích
hợp với mơ hình hiện tại. Để thực hiện tốt cơng tác này địi hỏi người làm cơng tác
quản lí phải nắm được tình hình thực tế, những thuận lợi và những khó khăn tồn tại.
Đây thực sự là một bài tốn khó đối với những người đang làm cơng tác quản lí.
Các trường đại học đóng vai trị rất quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo đà phát triển bền
vững, lâu dài của trường đại học là mục tiêu vô cùng cấp bách và cần thiết.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh (ĐH TN&MT
TP.HCM) là trường đại học cơng lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, được
thành lập theo Quyết định số 1430/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hồ Chí Minh. Qua hơn 05 năm thành lập, Nhà trường đã hoàn thiện



2
chức năng, nhiệm vụ của Trường và các đơn vị trực thuộc, hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy các Phòng, Khoa, Trung tâm. Trường ĐH TN&MT TP.HCM đã từng
bước nâng cao chất lượng các mặt hoạt động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị
được giao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt hoạt động đào tạo,
cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa để có thể bắt kịp với nhu cầu của người học và
yêu cầu của xã hội; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đại học trong hội
nhập trong và ngồi nước.
Điều này địi hỏi Trường ĐH TN&MT TP.HCM cần khẩn trương xây dựng hệ
thống các văn bản và mơ hình quản lí đào tạo phù hợp, có các giải pháp cụ thể
nhằm nhanh chóng tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, các nguồn lực và cơ sở vật
chất phục vụ đào tạo; nhanh chóng mở rộng và nâng cao chất lượng các chương
trình đào tạo, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Để đạt được mục tiêu đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8
khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đồng thời để đạt mục đích
xây dựng Trường ĐH TN&MT TP.HCM trở thành một trường đại học “có tầm cỡ
quốc gia đào tạo nhân lực cho ngành TN&MT và xã hội phục vụ mục tiêu phát triển
bền vững” như đã xác định trong chiến lược phát triển trường giai đoạn 2015 2025, đòi hỏi tất cả các hoạt động của Trường ĐH TN&MT TP.HCM phải không
ngừng đổi mới và hoàn thiện hơn nữa, trước tiên là cơng tác quản lí đào tạo.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên
cứu: “Quản lí hoạt động đào tạo ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lý luận, xác định thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động
đào tạo ở Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


3.1. Khách thể nghiên cứu


3
Quản lí hoạt động đào tạo ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động đào tạo ở Trường ĐH TN&MT thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học

Cơng tác quản lí hoạt động đào tạo ở Trường ĐH TN&MT TP.HCM bước đầu
đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên công tác này vẫn còn tồn tại một số
mặt hạn chế trong các nội dung quản lí hoạt động đào tạo. Nếu đánh giá được thực
trạng quản lí hoạt động đào tạo ở trường ĐH TN&MT TP.HCM thì có thể đề xuất
các biện pháp quản lí hoạt động đào có tính cần thiết và khả thi nhằm góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lí hoạt động đào tạo ở trường đại học
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động đào tạo ở Trường ĐH
TN&MT TP.HCM
5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo ở Trường ĐH TN&MT TP.HCM
6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động
đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ở Trường ĐH TN&MT TP.HCM.
6.2. Về chủ thể quản lí
Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo và các Khoa/Bộ mơn.
6.3. Về thời gian: 2016 – 2017

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Theo quan điểm này, khi tiến hành nghiên cứu thì đối tượng nghiên cứu được
xem xét như một bộ phận của hệ thống tồn vẹn, vận động và phát triển thơng qua việc
giải quyết mâu thuẫn nội tại. Vận dụng quan điểm này vào phạm vi đề tài, tôi nhận thấy
công tác quản lí hoạt động đào tạo cần được xem như một hệ thống với các


4
yếu tố hợp thành như: Chủ thể quản lí; Mục tiêu quản lí; Nội dung quản lí; Phương
pháp quản lí; Kiểm tra đánh giá; Kết quả.
7.1.2. Quan điểm lịch sử
Xem xét đối tượng nghiên cứu trong một quá trình phát triển lâu dài của nó, từ
quá khứ đến hiện tại từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng từ quá khứ

– hiện tại – tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện chứng,
logic. Đề tài áp dụng quan điểm lịch sử nhằm tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của
cơng tác quản lí hoạt động đào tạo trong một bối cảnh và thời gian cụ thể nhằm tìm
ra quy luật chung cho q trình thực hiện cơng tác quản lí trên. Bên cạnh đó, đề tài
cũng vận dụng các quan điểm hiện nay (quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo
dục – đào tạo) để nghiên cứu và đánh giá thực trạng giáo dục.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu phải bám sát những yêu cầu của thực
tiễn. Do đó khi nghiên cứu tơi sẽ vận dụng quan điểm này nhằm phát hiện những
mâu thuẫn, khó khăn trong thực tiễn để từ đó lựa chọn ra những vấn đề nổi trội, cấp
thiết của đề tài. Ngoài ra, việc vận dụng quan điểm này cũng góp phần giúp cho đề
tài mang tính thực tế cao.
7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các lý thuyết có liên
quan như: quản lí, quản lí hoạt động đào tạo nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề
tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra thực trạng hoạt động đào tạo tại Trường ĐH TN&MT
TP.HCM nhằm thu thập số liệu để chứng minh và giải thích những ưu điểm, hạn
chế, những thuận lợi và khó khăn hiện tại.
+ Bảng hỏi thứ nhất: dành cho đối tượng là CBQL (Trưởng, Phó trưởng phịng

Đào tạo; Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa; Trưởng Bộ mơn)
+ Bảng hỏi thứ hai: dành cho đối tượng giảng viên


5
+ Bảng hỏi thứ ba: dành cho đối tượng là sinh viên đại học hệ chính quy đang

học tại trường.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hỗ trợ cho nghiên cứu định
lượng. Mục đích phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu để làm
minh chứng và bổ sung vào kết quả nghiên cứu thực trạng. Trên cơ sở đó, đề xuất
các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo tại Trường ĐH TN&MT TP.HCM.
Đối tượng phỏng vấn: cán bộ quản lí (Trưởng, Phó trưởng phịng Đào tạo;
Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa; Trưởng Bộ môn) và giảng viên.
Nội dung phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động đào tạo tại
Trường ĐH TN&MT TP.HCM.
7.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) được sử dụng để

xử lý các số liệu thu được trong q trình khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đào
tạo tại Trường ĐH TN&MT TP.HCM.
8. Cấu trúc nội dung các chương của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, đề tài gồm có 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học. Chương
2. Thực trạng cơng tác quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học Tài

nguyên và Môi trường TP.HCM.
Chương 3. Đề xuất một số biện pháp để hồn thiện cơng tác quản lí hoạt động
đào tạo ở trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh.


6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo

1.1.1. Nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động đào tạo
Xuất phát từ việc địi hỏi qui trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên
có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải
nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có sự
thay đổi về quan niệm giáo dục. Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên quyền lực
theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vơ điều kiện chương
trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền đạt, đến quan
niệm dân chủ trong giáo dục (Dewey J., 2008). Quan niệm dân chủ trong giáo dục

thể hiện bằng các nỗ lực quan tâm đến các điều kiện, nhu cầu, sở thích của người
học. Hay có thể hiểu quan niệm giáo dục ở đây là lấy người học làm trung tâm.
Nghiên cứu về “Hệthống tín chỉ tại các truờng̛ ĐH Hoa Kì: Lịch sử phát triển, định nghĩa và cơchế hoạt
đọnĝ” (Trexler C.J., 2008) của PGS.TS. Cary J. Trexler, Khoa Giáo dục Sưphạm Truờng̛ ĐH Califonia Davis, Hoa
Kỳ. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ rõ lịch sử phát triển của mơ hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đại học của
Hoa Kỳ cũng nhưcơchế hoạt đọnĝ của nó và các lợi ích mà mơ hình này đem lại cho nền giáo dục đại học Hoa Kỳ.
Chính nhờ vào mơ hình này mà hệthống giáo dục của Hoa Kỳ liên tục cao hon̛ các quốc gia khác. Qua đó, có thể
thấy rằng đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến với hàng loạt các ưu điểm như: mềm dẻo,
linh hoạt, tăng tính chủ động của người học, đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập.

Tác giả C. James Quann của ĐH Quốc gia Washington đã định nghĩa các khái
niệm tín chỉ, giờ tín chỉ, chuyển đổi giờ tín chỉ,... trong tài liệu “The Academic
Credit System” (Về hệ thống tín chỉ học tập) (Lâm Quang Thiệp, 2007). Các định
nghĩa này của Quann được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về tín chỉ của các
tác giả Việt Nam hiện nay.


7
Tác giả Heffeman James trong tài liệu “The Credibility of the Credit Hour: The
History, Use and Shortcomings of the Credits System” (Sự tín nhiệm của giờ tín chỉ: Lịch
sử, Sử dụng và Những nhược điểm của hệ thống tín chỉ) (James M. Heffernan, 1973), đã
trình bày tổng quan về hệ thống tín chỉ với những khái niệm, q trình triển khai đào tạo,
các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống, những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự
chuyển đổi thành công và khả năng áp dụng học chế tín chỉ trong các nước đang phát triển.
Ở Trung Quốc, các nhà khoa học Jinsong Zhang, Changliu Wang và Lulu Dong đã công bố bài viết “Analysis of
restrictive factors on the university credit system in China” (Phân tích những yếu tố hạn chế trong đào tạo theo HTTC ở
trường ĐH Trung Quốc) (Zhang, J., Wang, C., & Dong, L., 2011). Các tác giả đã nêu những khó khan̆ trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ở các truờng̛ Đại học Trung Quốc nhu:̛đọîngũ giảng viên; CTĐT; phưong̛ pháp kiểm tra – đánh giá; cơsở
vạt̂chất và tài chính; hệ thống quản lý; tự chủ của các truờng̛ đại học... chua̛ đáp ứng với yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín
chỉ. Những khó khan̆ này cũng đang là thách thức mà các truờng̛ Đại học Viẹt̂Nam phải đối mạt̆khi chuyển sang đào tạo

theo hệ thống tín chỉ.

Hiện nay, học chế tín chỉ đã được triển khai và nghiên cứu ở nhiều nước trên
thế giới và các nhà khoa học vẫn không ngường nghiên cứu về hệ thống này nhằm
ngày càng hoàn thiện để nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với sự phát triển của
xã hội.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về quản lí hoạt động đào tạo
Jesica M. Shedd trong tài liệu “The history of the student credit hour. New
directions for higher education” (Shedd, J. M., 2003) bước đầu phân tích mơ hình quản
lí đào tạo theo học chế tín chỉ, đó là quản lí mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo.
Jesica M. Shedd xác định đây là khâu quyết định chất lượng quản lí đào tạo theo học
chế tín chỉ. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề cịn bỏ ngỏ: vai trị của giảng viên, tính chủ dộng
tích cực của sinh viên, mơi trường đào tạo… chưa được nghiên cứu.
Ở Anh, các tác giả Robert Allen, Geoff Layer, Pollard Derek đã có cơng trình
nghiên cứu “Credit - Based Systems as Vehicles for Change in Universities and
Colleges” (Hệ thống tín chỉ là phương tiện thay đổi trong các trường ĐH và cao đẳng)


8
(Robert Allen, Geoff Layer, Pollard Derek, 1995). Các tác giả khẳng định sự phát
triển của giáo dục ĐH đại chúng là một thách thức đối với các nhà quản lí và nhu
cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong hệ thống giáo dục đại học.
Mới đây, tác giả Thornton, G. đã công bố cuốn “The state of higher education in 2013” (Nhà nước của giáo dục đại học năm 2013)
(Thornton, G., 2013). Trên cơ sở thực tiễn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sự mở rọnĝ mạng luới̛ các trường ĐH ở Mỹ, tác giả phân
tích những khó khăn mà các truờng̛ ĐH cần phải xác định rõ nguyên nhân và tìm ra những giải pháp thích hợp để duy trì hoạt động và phát
triển bền vững. Tác giả đã đề xuất những giải pháp quản lý hoạt đọnĝ phục vụ đào tạo trong nghiên cứu có thể xem xét, vận dụng linh hoạt
vào các truờng̛ đại học trên thế giới.

1.1.2. Nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo ở Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động đào tạo

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu và triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong
các trường ĐH đã được đề cập cách đây trên 20 năm nhưng gặp rất nhiều lúng túng
trong cả khâu nghiên cứu, quản lí và triển khai. Ngay từ năm 1988, theo chủ trương
của Bộ GD&ĐT, một số trường ĐH đã áp dụng học chế mềm dẻo: kết hợp giữa
niên chế với học phần.
Năm 1994, Vụ ĐH thuộc Bộ GD&ĐT xuất bản cuốn sách “Về hệ thống tín chỉ
học tập” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1994). Đây là cơng trình được dịch từ bốn tài
liệu nước ngồi về hệ thống tín chỉ với những kiến thức rất cơ bản kèm theo nhiều
tài liệu tham khảo được giới thiệu đã thực sự cần thiết với các trường ĐH ở Việt
Nam trong quá trình chuyển đổi từ học chế niên chế sang tín chỉ và các kinh nghiệm
đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các nước.
Năm 2007, Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
15/8/2007 về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm:
tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và cơng nhận tốt nghiệp. Từ đây đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về học chế tín chỉ, tiêu biểu:
- Các tác giả ở Vụ ĐH đứng đầu là nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Lâm

Quang Thiệp (Lâm Quang Thiệp, 2007) và Lê Viết Khuyến (Lê Viết Khuyến, 2012)


9
đã có nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu về chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ.
Trong các cơng trình này tác giả đã nêu lên các ưu điểm và nhược điểm của hệ
thống tín chỉ và điều kiện áp dụng tại Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Đức Chính (Nguyễn Đức Chính, 2008) đã xây dựng được quy

trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo yêu cầu của học chế tín
chỉ. Tác giả đã phân tích nhu cầu người học và khâu đánh giá, cải tiến của các nhà
quản lí và của giảng viên.
Gần đây có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu phân tích sâu về học chế tín chỉ

phải kể đến như:
- Tác giả Đặng Xuân Hải (Đặng Xuân Hải, 2006, 2012) nghiên cứu về kỹ

thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ;
- Nhằm làm rõ bản chất, cơchế hoạt đọnĝ của phuơng̛ thức của hệ thống tín chỉ,
tác giả Trần Thanh Ái đã công bố nghiên cứu “Đào tạo theo hệthống tín chỉ: Các nguyên lý, thực trạng và giải pháp” (Trần Thanh Ái, 2010). Tác
giả đã lược khảo tài liẹû về các nguyên lý của nền giáo dục mới và các biẹn ̂ pháp thực hiẹn;̂ Nêu mọt̂số vấn đề bất cập khi áp dụng ĐT theo hệ
thống tín chỉ; Kết luạn̂ và kiến nghị 10 điểm cần thực hiẹn̂ để bảo đảm triển khai thành công chủ truơng̛ của BộGD&ĐT về đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ở các trường ĐH Viẹt̂Nam.

- Tác giả Trần Thị Minh Đức và Lê Thị Thanh Thủy (Trần Thị Minh Đức và Lê

Thị Thanh Thủy, 2012) nghiên cứu về mô hình hoạt động của cố vấn học tập. Hoạt
động cố vấn học tập ở trường đại học là một trong những yếu tố thiết yếu giúp tiến
trình học tập của sinh viên được diễn ra một cách hiệu quả;
-

Vấn đề này cũng đuợc̛ nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Dung quan tâm trình bày trong bài báo “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở Viẹt̂

Nam” (Nguyễn Kim Dung, 2013). Tác giả đã nêu mọt̂số kinh nghiệm của thế giới trong xây dựng và phát triển hệthống ĐT theo hệ thống
tín chỉ, kinh nghiệm của Viẹt̂ Nam trong áp dụng hệthống chuyển đổi tín chỉ trong ĐT. Đồng thời đề xuất các kiến nghị liên quan tiến trình
hịa nhạp̂ về nọîdung ĐT, nhu cầu của sinh viên cũng như của xã họî...


10
Mọt̂số cơng trình nghiên cứu kinh nghiệm thực hiẹn̂ phuơng̛ thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ của mộtsố nuớc̛ châu Á đáng quan tâm như:
2006).

-


Tác giả Lê Văn Hảo với bài viết “Tổ chức đào tạo đại học theo tín chỉ: Kinh nghiệm của Malaysia và so sánh với Viẹt̂Nam” (Lê Van̆ Hảo,
Tác giả Phạm Thị Ly nghiên cứu về “Chuyển đổi sang hệthống đào tạo theo

tín chỉ - kinh nghiệm của Trung Quốc” (Phạm Thị Ly, 2006). 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu về quản lí hoạt động
đào tạo

Về nghiên cứu áp dụng hệ thống tín chỉ ở các truờng̛ đại học sưphạm, tác giả Lê
Quang Son̛ cũng đã công bố nghiên cứu về “Những vấn đề của quản lý giáo dục theo học
chế tín chỉ ở truờng̛ Đại học Sưphạm” (Lê Quang Sơn, 2010). Nghiên cứu đã chỉ rõ việc áp
dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề quản lí liên quan đến toàn
bộ toàn bộ các phương diện của đào tạo. Đó là các vấn đề về: quản lí mục tiêu đào tạo;
quản lí nội dung và chương trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên; quản
lí hoạt động học của sinh viên; quản lí cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; quản lí
mơi trường đào tạo; quản lí các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Điều này địi hỏi từ phía các nhà quản lí những thay đổi căn bản.
Các nghiên cứu về giải pháp QLĐT theo hệ thống tín chỉ cũng được nhiều tác giả cơng bố. Tác giả Nguyễn Van̆ Nhã đã
có bài viết “Các giải pháp triển khai phuơng̛ thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc Gia Hà Nọî” (Nguyễn Văn Nhã, 2006), đua̛
ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế tín chỉ.

Nhà quản lý giáo dục Đại học Vinh, Phạm Minh Hùng nhấn mạnh vai trò đổi mới các giải pháp quản lý trong bài
“Đổi mới công tác quản lý đào tạo theo hệthống tín chỉ ở các truờng̛ Đại học” (Phạm Minh Hùng, 2012) đã nêu các đạc̆
trung̛ của phuơng̛ thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đề ra yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ công tác QLĐT ở mọt ̂số lĩnh
vực.
Luạn̂ án tiến sĩ của tác giả Trần Hữu Hoan (Trần Hữu Hoan, 2011) về “Quản lý và đánh giá chuo ̛ng̛ trình mơn học trình độĐH trong học chế tín
chỉ” đã nghiên cứu mộtcách có hệthống và làm sáng tỏ mọt̂số vấn đề lý luạn̂ về chuơng̛ trình giáo dục,


11
chuơng̛ trình mơn học. Luạn̂ án đã đề xuất mẫu cấu trúc chuơng̛ trình mơn học, bộ tiêu chí đánh giá chuơ̛ng trình mơn học. Kết quả nghiên
cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn đối với các cơsở giáo dục đại học nước ta trong giai đoạn hiẹn̂ nay khi đang chuyển đổi sang phuơng̛

thức ĐT theo hệ thống tín chỉ.
Bên cạnh đó, luạn̂ án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mai Huơng̛ “Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các truờng ̛ ĐH ở Viẹt̂Nam
giai đoạn hiẹn̂ nay” (Nguyễn Mai Hương, 2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy viẹĉ vạn̂ dụng đồng bộvà triẹt̂để các biẹn̂ pháp quản lý quá trình dạy học
thích ứng với các đạc̆ điểm của học chế tín chỉ ở đại học sẽ tháo gỡ đuợc̛ các rào cản và tanğ thêm đọnĝ lực trong quá trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ,
góp phần triển khai thành cơng phuơ̛ng thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong các truờng̛ ĐH ở Viẹt̂Nam giai đoạn hiẹn̂ nay.

Luạn̂ án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Thu Huơng̛ (Bùi Thị Thu Huơng,̛ 2013) về “Quản lý chất lượng chuơng̛ trình đào tạo cử nhân
chất luợ̛ng cao tại Đại học Quốc gia Hà Nộitheo tiếp cạn̂ quản lý chất luợ̛ng tổng thể” đã nghiên cứu hệthống hóa những vấn đề lý luạn̂ về
quản lý chất luợng̛ CTĐT nói chung, quản lý chất luợ̛ng theo quan điểm quản lý chất luợ̛ng tổng thể nói riêng đối với q trình đào tạo
hệcử nhân chất lượng cao tại các truờng̛ ĐH; Cụ thể hóa nọîdung và quy trình theo cách tiếp cạn̂ này cho quản lý nhằm đào tạo mọt̂đọîngũ
nhân lực chất luợng̛ cao, phù hợp với xu thế họînhạp̂ hiẹn̂ nay; Đề xuất mọt̂số biện pháp vạn̂ dụng mọt̂số đạc̆ trung̛ cơ bản của quản lý chất
luợ̛ng tổng thể vào quản lý chất luợng̛ CTĐT hệcử nhân chất luợng̛ cao, đồng thời khuyến nghị với các cơquan quản lý về đào tạo cơchế và
chính sách phù hợp để trường ĐH có thể từng buớc̛ đua̛ triết lý quản lý chất luợ̛ng tổng thể vào quản lý chất lượng CTĐT của truờng̛ mình.

Từ tổng quan nghiên cứu hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ trình bày nhưtrên, có thể
thấy trong suốt q trình triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở hệthống giáo dục đại học các nuớc̛ trên thế giới đến nay, đã có
rất nhiều nhà khoa học dày cơng nghiên cứu và cơng bố các cơng trình nghiên cứu về hoạt động đào tạo và quản lí hoạt động đào
tạo theo hệ thống tín chỉ (về cơsở lý luạn,̂ thực tiễn, đúc rút bài học kinh nghiệm, định huớng̛ các giải pháp nâng cao chất


12
lượng đào tạo và quản lí hoạt động đào tạo,...) ở các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu
họî thảo khoa học, các trang web, các luạn̂ van̆ Thạc sĩ, luạn̂ án Tiến sĩ và sách
nghiên cứu về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Như vậy hoạt động đào tạo và quản lí
hoạt động đào tạo đã được nghiên cứu, cập nhật, bổ sung liên tục trong suốt chặng
đường phát triển giáo dục. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lí hoạt
động đào tạo ở trường ĐH TN&MT TP.HCM.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động đào tạo ở trường đại học
1.2.1.1. Đào tạo

Theo Nguyễn Như Ý (Nguyễn Như Ý, 2011), đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để
trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp. Theo Hồng Phê (Hồng Phê, 2003),
đào tạo đó là làm cho trở thành người có năng lực, theo tiêu chuẩn nhất định.
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo... một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc
sống và khả năng nhận một sự phân cơng lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã
hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Đào tạo là hoạt đọnĝ mang tính phối hợp giữa các
chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơgiữa hai mạt̆dạy và học tiến hành
trong mọt̂cơsở giáo dục, mà trong đó tính chất, phạm vi, cấp đọ,̂cấu trúc, quy trình của hoạt động được
quy định mọt̂cách chạt̆chẽ, cụ thể về mục tiêu, chưong̛ trình, nọîdung, phuơ̛ng pháp, hình thức tổ chức,
cơsở vạt̂chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng nhưvề thời gian và đối tuợ̛ng đào tạo cụ
thể. Đào tạo là quá trình hình thành và phát triển có hệ thống, có phương pháp các tri thức khoa học phổ
thông và nghề nghiệp cho học viên, bao gồm những kiến thức khoa học, các kĩ năng và phương pháp
hành động, các giá trị và thái độ đối với cuộc sống cá nhân và xã hội.

Theo như các định nghĩa tìm hiểu ở trên thì có thể hiểu đào tạo là cả một quá
trình được quy định chặt chẽ từ đầu vào cho đến đầu ra nhằm cung cấp, trang bị
cho người học những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà trước đó người học chưa có.
1.2.1.2. Hoạt động đào tạo ở trường đại học


13
Nhà truờ̛ng: Theo luạt̂giáo dục, nhà trường là đon̛ vị có tưcách pháp nhân đạt̆ duớ̛i quyền của mộthiệu truở̛ng, nhằm đảm
bảo viẹĉ giáo dục học sinh, sinh viên và những hoạt đọnĝ của học sinh, sinh viên, giáo viên và những thành viên khác (Bùi Hiền,
Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001).
Truờ̛ng đại học: là cơsở giáo dục thuọĉ bạĉ đại học, đào tạo trình độcao đẳng, đại học, có thể đào tạo trình độthạc sĩ, tiến sĩ khi đuợ̛c Thủ tuớ̛ng
Chính phủ giao (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngơ Đình Qua, 2014).

Theo Luật GDĐH, mục tiêu chung của GDĐH là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi du ̛ỡng nhân tài; nghiên cứu khoa
học, công nghệtạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và họi ̂ nhạp̂

quốc tế.

Hoạt động đào tạo là hoạt động truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng,
giáo dục thái độ nhằm giúp người học chiếm lĩnh được một năng lực nghề nghiệp,
hoặc một năng lực liên quan đến những mặt khác của cuộc sống.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động đào tạo ở trường đại học là một quá trình
trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức,
thái độ nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, có năng lực tư duy, sáng
tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội, yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội
nhập quốc tế.
Hoạt động đào tạo ở trường đại học xoay quanh hai hoạt động chủ yếu là: hoạt
động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này có mối liên hệ mật thiết, gắn bó chặt
chẽ với nhau và được thực hiện bởi hai chủ thể khác nhau nhằm đạt được mục tiêu
đào tạo chung.
1.2.2. Quản lí hoạt động đào tạo ở trường Đại học
1.2.2.1. Quản lí trường đại học
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lí” của các nhà khoa
học trong nước và trên thế giới. Quản lí ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế
- xã hội, nên có nhiều quan điểm khác nhau gắn với từng lĩnh vực, chuyên môn cụ

thể.


×