Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều trên tuyến đê sông hồng thuộc địa bàn thành phố hà nội, nhằm đảm bảo an toàn chống lũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.29 MB, 113 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ............................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 2
5. Kết quả đạt được:.......................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................ 4
1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế của Hà Nội. ...................................................... 4
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 4
1.1.2. Địa hình, địa chất ..................................................................................................... 5
1.1.3. Thuỷ văn .................................................................................................................. 6
1.1.4. Khí hậu - thời tiết..................................................................................................... 6
1.1.5. Dân sinh kinh tế ....................................................................................................... 7
1.1.6. Ảnh hưởng của hệ thống đê đến tình hình dân sinh kinh tế .................................... 7
1.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều ở nước ta............................................................... 8
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức Quản lý bảo vệ đê điều ở nước ta. ....... 8
1.2.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều. .......................................................................... 11
1.3. Quá trình hình thành và hiện trạng hệ thống đê Hà Nội.......................................... 12
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống đê Hà Nội ............................................................. 12
1.3.2. Thực trạng hệ thống đê điều của thành phố Hà Nội .............................................. 13
1.4. Thực trạng quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................ 27
1.4.1. Thực trạng về cơ cấu, tổ chức quản lý đê .............................................................. 27
1.4.2. Thực trạng về quản lý, bảo vệ đê điều................................................................... 30
1.5. Các sự cố đê điều trong mùa lũ đã xẩy ra................................................................ 32

i




CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI, KHĨ KHĂN, BẤT CẬP
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TRÊN TUYẾN ĐÊ
SÔNG HỒNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......................................41
2.1. Cơ cấu, tổ chức, thể chế, chính sách pháp luật.........................................................41
2.1.1. Cơ cấu tổ chức, thể chế ......................................................................................... 41
2.1.2. Chính sách, pháp luật ............................................................................................ 43
2.2. Hiện trạng quản lý, bảo vệ đê điều Hà Nội ..............................................................45
2.3. Xử lý các sự cố đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội. ..........................................51
2.3.1. Sự cố sủi đùn bùn cát ở chân đê phía đồng. .......................................................... 52
2.3.2. Thấm ướt sũng mái đê phía đồng ......................................................................... 54
2.3.3. Sạt trượt mái đê phía đồng. ................................................................................... 57
2.3.4. khoan phụt vữa ra cố thân đê, nền đê chống thấm ............................................... 59
2.4. Nhận xét....................................................................................................................62
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ
BẢO VỆ ĐÊ ĐIỀU TRÊN TUYẾN SÔNG HỒNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI .................................................................................................................64
3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều thuộc địa bàn thành
phố Hà Nội ......................................................................................................................64
3.1.1. Giải pháp cơng trình .............................................................................................. 64
3.1.2. Giải pháp phi cơng trình ........................................................................................ 65
3.2. Ứng dụng mơ hình GIS trong quản lý các sự cố ......................................................69
3.2.1. Giới thiệu Hệ thống thông tin địa lý GIS và ứng dụng trong quản lý đê điều và sự
cố ..................................................................................................................................... 69
3.2.2. Giới thiệu một số công cụ GIS hỗ trợ thành lập và quản lý bản đồ ...................... 76
3.2.3. Quy trình thành lập bản đồ, cập nhập và hiệu chỉnh hệ thống đê và sự cố đê ...... 78
3.2.4 Kết quả.................................................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 100


ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bản đồ thành phố Hà Nội ................................................................................4
Hình 1. 2 Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở Việt Nam và thành phố Hà Nội. .................10
Hình 1.3 Cơ cấu, tổ chức quản lý đê điều thành phố Hà Nội ........................................28
Hình 2.1 Xử lý mạch sủi................................................................................................54
Hình 2.2 Rãnh lọc dạng chữ T......................................................................................56
Hình 2.3 Chiều dầy các lớp (cắt ngang a-a) ..................................................................56
Hình 2.4 Cơ chống trượt ................................................................................................59
Hình 2.5 Bố trí hố khoan phụt vữa ................................................................................60

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cán bộ công chức Chi cục Đê điều và PCLB thành phố Hà Nội .................. 29
Bảng 1.2 Thống kê những năm vỡ đê trên 100 năm qua .............................................. 34
Bảng 1.3 Các sự cố đê điều trên địa bàn Hà Nội .......................................................... 35
Bảng 2.1. Tổng hợp vi phạm Luật Đê điều ................................................................... 46

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
PCLB Phịng chống lụt bão
PTNT Phát triển nơng thơn
QĐ Quyết định

UBND Ủy ban nhân dân
PCTT Phòng chống thiên tai

v


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay đê điều được coi là một phần hạ tầng cơ sở, bởi nó đóng vai trị quan trọng
trong việc ngăn lũ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo thời vụ, cho
phép các ngành kinh tế, thương mại, công nghiệp hoạt động mà không bị đe doạ
thường xuyên của lũ lụt, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và
nhà nước. Đê điều thể hiện sự đóng góp cơng sức tiền của và sự cố gắng của toàn dân
suốt trong nhiều thế kỷ qua. Nhà nước ta ngồi việc tơn cao và củng cố hệ thống đê
đến mức tối đa kết hợp với các biện pháp thoát lũ, phân lũ, chậm lũ .v.v… đã trồng
rừng và xây dựng nhiều hồ điều tiết ở thượng nguồn sông, để cắt được lũ đúng lúc,
làm giảm thấp mức nước trên các triền sông hạ du, hỗ trợ cho hệ thống đê có thể làm
việc tốt. Tuy nhiên cơng trình đê điều được tu bổ tơn tạo qua nhiều thời kỳ do đó trong
nó cịn có những ẩn hoạ có thể xảy ra sự cố khơn lường trong mùa mưa lũ; cùng với sự
hoạt động của con người tác động trực tiếp vào sự an toàn chống lũ của đê điều. việc
quản lý, bảo vệ cơng trình đê điều còn những hạn chế cơ bản như:
- Gây khó khăn và hạn chế cho sự phát triển kinh tế xã hội tại vùng có đê đi qua.
- Về cơng trình cịn nhiều ẩn hoạ gây ra sự cố.
- Tổ chức và năng lực trong bộ máy quản lý còn hạn chế.
- Hoạt động thiếu trách nhiệm vi phạm đến đê điều của một bộ phận con người trong
cộng đồng.
Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình trong đó có hệ thống đê điều

chạy qua địa bàn thành phố Hà Nội, được coi là một phần hạ tầng cơ sở, bởi nó đóng
vai trị quan trọng trong việc ngăn lũ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
cho phép các ngành kinh tế, thương mại, công nghiệp hoạt động mà không bị đe doạ
thường xuyên của lũ lụt, bảo vệ sản xuất, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và
nhà nước trong vùng đồng bằng rộng lớn tập trung đông đúc dân cư, các cơ sở kinh tế
và trung tâm chính trị, văn hoá quan trọng của cả nước.
1


Tuyến đê sông Hồng chạy qua địa bàn thành phố Hà Nội là tuyến đê trung ương quản
lý gồm có đê cấp đặc biệt và đê cấp 1 chính vì cơng tác quản lý các cơng trình đê điều
gặp nhiều khó khăn địi hỏi phải thường xun liên tục để đảm bảo an toàn cho đê
điều, ổn định đời sống xã hội cũng như xây dựng và phát triển của thành phố Hà Nội.
Vì vậy nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản lý, bảo vệ đê điều nhằm đưa ra giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều để phòng, chống lũ là một nội dung quan
trọng, cấp thiết cần được xem xét cụ thể. Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và bảo vệ đê điều trên tuyến đê sông Hồng thuộc địa bàn thành phố Hà
Nội, nhằm đảm bảo an toàn chống lũ” phần nào đáp ứng được mục tiêu này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ đê điều nhằm bảo đảm an
toàn đê điều và đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đê điều thuộc hệ thống đê sông Hồng trên địa bàn
thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý đê điều thuộc hệ thống đê sông
Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê điều trong mùa lũ và biện pháp kỹ
thuật xử lý.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao khả năng chống lũ cho đê trên
địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơng
trình và thực trạng công tác quản lý, bảo vệ đê điều.
- Phương pháp phân tích hệ thống nhằm phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê
điều trong lũ và biện pháp kỹ thuật xử lý.
2


- Phương pháp phân tích thống kê nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý và khả năng chống lũ cho đê điều.
- Phương pháp ứng dụng GIS trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều.
5. Kết quả đạt được:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng đê điều thuộc hệ thống đê sông trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý đê điều thuộc hệ thống đê sơng trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố đê điều trong mùa mưa lũ và biện pháp kỹ
thuật xử lý.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý để nâng cao khả năng chống lũ cho đê trên
địa bàn thành phố Hà Nội.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế của Hà Nội.
1.1.1. Vị trí địa lý
- Thủ đơ Hà Nội là một trong những thành phố có địa bàn rộng với diện tích 3.324,92
km2, nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng

có vị trí 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc đến 105044’ đến 106002’ kinh độ Đơng.
Phía Bắc giáp với các tỉnh Thái Nguyên – Vĩnh Phúc;
Phía Tây giáp với các tỉnh Phú Thọ - Hồ Bình;
Phía Đơng giáp với các tỉnh Bắc Giang – Băc Ninh – Hưng Yên;
Phía Nam giáp với các tỉnh Hồ Bình – Hà Nam.

Hình 1.1. Bản đồ thành phố Hà Nội
4


1.1.2. Địa hình, địa chất
1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
- Địa hình Hà Nội đa dạng, phức tạp vừa có núi, vừa có đồi, địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đơng. Trong đó đồng bằng chiếm ¾ diện tích tự nhiên của
thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20m so với mực nước biển, các đồi
núi cao tập trung ở phía Bắc và phía Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281m; Gia Dê
707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m... Trong khu vực nội đơ
có một số gị thấp như gò Đống Đa; Núi Nùng.
1.2.2.2. Đặc điểm địa chất.
- Thành phố Hà Nội nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo
bằng các trầm tích bờ rời thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày từ 150m ÷160m. Theo thứ tự địa
tầng bao gồm các loại đất đá như sau:
- Các trầm tích Phistoxen, bề dày 130m ÷ 140m với các trầm tích vụn thơ gồm sạn,
sỏi, cá thơ, cát trung có xen kẹp các thấu kính sét bột. Bao gồm các lớp:
+ Tầng bồi tích sơng, thành phần chủ yếu là cuội, sạn, cát đa khoáng xen kẹp các lớp
sét mỏng màu xám, màu nâu, nâu gụ, bề dày đạt 75 ÷ 80m, nằm chính hợp trên tầng
bồi tích sơng, phân bố khắp khu vực.
+ Tầng bồi tích sơng kiểu hỗn hợp, thành phần là cát, sét, cát màu xám, màu nâu, nâu
gụ, bề dày đạt 50 ÷ 60m nằm trên tầng bồi tích sơng, phân bố khắp khu vực.
- Các trầm tích Holoxen, bề dày 5 ÷ 30m thành phần chủ yếu là sét cát, sét bột, sét

chứa hữu cơ, phân bố trên mặt địa tầng bao gồm các lớp:
+ Bồi tích sơng biển hỗn hợp, thành phần có cát, cát sét, dày khoảng 10m.
+ Bồi tích biển, thành phần là sét cát, sét màu xám, chiều dày 3 ÷ 7m
+ Bồi tích sơng hiện đại, chủ yếu phân bố ở dải cục bộ ven sơng Hồng, chiều dày 3 ÷
5m, thành phần là sét pha cát, cát pha sét.
5


1.1.3. Thuỷ văn
- Hà Nội được hình thành từ vùng châu thổ sông Hồng, nét đặc chưng của địa lý Hà
Nội là “thành phố sông hồ” hay “thành phố trong sông” nhờ các con sông lớn nhỏ
miệt mài chảy hàng vạn năm đem phù xa về bồi đắp nên vung châu thổ phì nhiêu này.
Hiện nay, có 6 con sơng chảy qua Hà Nội: sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sơng
Đuống, sơng Cầu, sơng Cà Lồ. Trong đó đoạn sơng Hồng chảy qua Hà Nội dài hơn
117,85km từ K00 đến K117+850 (chiếm 1/3 chiều dài con sông này chảy qua lãnh thổ
Việt Nam). Trong nội đơ ngồi hai con sơng Kim Ngưu và Tơ Lịch cịn có hệ thống
hồ, đầm là những đường tiêu thoát nước thải của thành phố Hà Nội. Hiện tại Hà Nội
có trên 100 hồ chủ yếu là hồ tự nhiên là vết tích của những khúc sông chết để lại, một
số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng nầy thụt thành hồ. Các đầm, hồ lớn nhỏ phân bố
khắp các phường, xã của Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng
Bá, Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ,
Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn ...
- Những hồ, đầm không những là một kho nước lớn mà cịn là hệ thống điều hồ nhiệt
độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt toả nóng của khối bê
tơng, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy... Hồ đầm của Hà Nội
không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đơ thị mà cịn là
những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hoá đặc sắc của Thang Long- Hà Nội.
1.1.4. Khí hậu - thời tiết
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa,
nóng ẩm và mưa nhiều về mùa Hè, lạnh và mưa ít vào mùa Đơng; được chia thành 4

mùa rõ dệt Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân bắt đầu từ thánh 02 (tháng giêng âm lịch
kéo dài đến tháng 4, mùa Hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 nóng bức nhưng lại mưa
nhiều, mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10 trời dịu mát, mùa Đông bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 01 năm sau thời tiết giá lạnh, hanh khô Ranh giới phân chia bốn
mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm
nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

6


- Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng
bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ
ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày
mưa/năm).
- Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải qua các biến đổi bất thường
của khí hậu - thời tiết. Tháng 5 năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng
khiếp có ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa đông giá buốt nhất
trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh xuống đến 2,7oC. Và gần đây nhất cuối
tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008, sau khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội
hứng chịu một cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố đều ngập
chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở
Hà Nội, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể. ngày 13 tháng 6 năm
2015 một trận lốc lớn đã gây đổ nhiều cây trên các tuyến phố cũng như các cơng trình
tạm gây thiệt hại lớn đến tính mạng cúng như tài sản của nhà nước cũng như của nhân
dân thủ đô.
1.1.5. Dân sinh kinh tế
Thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.324,92km2, dân số trên 7,2 triệu người; gồm
30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn. Mât độ dân số
khoảng 2100 người/Km2, thu nhập bình quân đầu người hơn 70 triệu trên năm.
1.1.6. Ảnh hưởng của hệ thống đê đến tình hình dân sinh kinh tế

Hệ thống đê thành phố Hà Nội được coi là một phần hạ tầng cơ sở, đóng vai trị quan
trọng sống cịn trong việc ngăn lũ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, thương mại và các ngành kinh tế, bảo vệ tính mạng, tài sản của
Nhà nước và nhân dân. Cùng với q trình đơ thị hóa đê cịn là tuyến giao thơng quan
trọng trong vận chuyển hang hóa, giao lưu thương mại giữa các địa phương trong
thành phố và các tỉnh khác. Bên canh đó cũng gây khó khăn cho việc phát triển sản
xuất, quy hoạch hành lang thoát lũ của những khu dân cư nằm trong bãi sông.

7


1.2. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều ở nước ta.
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển tổ chức Quản lý bảo vệ đê điều ở nước ta.
- Việc quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều là một nhiệm vụ không thể thiếu và là nghĩa vụ
của mọi người dân, mọi tổ chức để hệ thống đê điều khơng bị xâm hại, đảm bảo tính
năng tác dụng mang lại lợi ích cho chính chúng ta.
- Đảng và Nhà nước ta vô cùng quan tâm đến việc khai thác, sử dụng bảo vệ và giữ gìn
hệ thống đê điều. Nhà nước vừa là bộ máy chính trị - hành chính vừa là một tổ chức
quản lý kinh tế, chính trị, xã hội. Nhà nước thực hiện hai chức năng: tổ chức xây dựng
và trấn áp. Hai chức năng này thống nhất hữu cơ, tác động qua lại với nhau. Nhà nước
đảm bảo thống nhất vì lợi ích cho nhân dân.
- Vì vậy tăng cường cho quản lý, bảo vệ hệ thống đê điều một cách triệt để và hiệu quả
thông qua quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Cơng trình đê điều mang tính đặc thù,
để đáp ứng được yêu cầu đó:
- Ngày 28 tháng 8 năm 1945 cách đây 71 năm, cơ quan quản lý đê đã được thành lập
thuộc Bộ giao thơng cơng chính.
- Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quyết định thành lập Uỷ ban Trung ương hộ đê chịu trách nhiệm cơng tác
hộ đê, bảo vệ an tồn đê điều.
- Ngày 28 tháng 5 năm 1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh

số 194-SL về thành lập các Uỷ Ban bảo vệ đê điều;
- Ngày 18 tháng 6 năm 1949, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ký sắc lệnh
số 68-SL “Ấn định kế hoạch thực hiện các công tác Thuỷ nông và thể lệ bảo vệ các
cơng trình Thuỷ nơng” ( có nội dung thể lệ bảo vệ đê điều);
- Ngày 23 tháng 12 năm 1963 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh điều lệ bảo vệ đê
điều gồm 4 chương,16 điều;

8


- Ngày 8 tháng 5 năm 1971 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 90-CP về việc tổ
chức đội quản lý đê. ( thành lập đội quản lý đê chuyên trách để tăng cường công tác
quản lý nhà nước về đê điều);
- Ngày 16 tháng11 năm1989 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký lệnh số 26 LCT/HĐNN công bố pháp lệnh về đê điều gồm có 7
chương 34 điều;
- Ngày 7 tháng 9 năm 2000 Chủ tịch nước, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, ký lệnh số 09/L-CTN công bố pháp lệnh đê điều gồm 7 chương, 34 điều;
- Luật Đê điều số 79/2006/QH11 của Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày
29 tháng 11 năm 2006;
- Nghị định 113/2007/NĐ-CP, ngày 28 tháng 6 năm 2007.
Khung cơ cấu thể chế
- Hiện nay trong khung cơ cấu thể chế xác định 4 cấp rõ ràng cho mục đích Quản lý, bảo
vệ đê điều (hình 1.2) gồm: Cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

9


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Các Bộ và cơ
Bộ Nơng nghiệp

quan ngang bộ

và PTNT

UBND TP
Hà Nội

Vụ Quản lý đê
điều
Các sở, ngành
Sở Nông nghiệp
và PTNT
UBND huyện
Chi cục Đê điều
và PCLB
UBND xã
Hạt Quản lý đê
(chuyên trách)

Lực lượng Quản
lý đê nhân dân

Hình 1. 2 Tổ chức thể chế quản lý đê điều ở Việt Nam và thành phố Hà Nội.
- Cấp Quốc gia: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đê điều, Bộ chủ trì mọi hoạt động về đê điều.
Trong Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có Vụ Quản lý đê điều, chịu trách
nhiệm về quản lý và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động đê điều.

10


- Cấp tỉnh: Về quản lý đê điều cơ cấu thể chế được lặp lại thông qua Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn mỗi tỉnh đều có Chi cục
Đê điều và Phòng chống lụt bão với các chức năng nhiệm vụ tương tự như Vụ Quản lý đê
điều ở Trung Ương.
- Cấp huyện: Mỗi huyện có đê đều có lực lượng Quản lý đê chuyên trách (Hạt Quản lý
đê). Riêng lực lượng này về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội quy định
(thông qua Luật Đê điều) để trực tiếp thực hiện quản lý đê điều.
- Cấp xã: Mỗi xã, phường có đê đều có lực lượng Quản lý đê nhân dân để trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ quản lý đê điều ở địa phương mình.
1.2.2. Cơng tác quản lý, bảo vệ đê điều.
Để đảm bảo công tác quản lý và bảo vệ đê điều, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong giai đoạn mới Nhà nước đã ban hành Luật Đê
điều có hiệu lực từ 01/7/2007 nhằm mục đích cơ bản như sau:
- Nâng cao hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các vấn đề có liên quan phù hợp với tính
chất quan trọng của hệ thống đê điều trong việc phòng chống lũ, lụt, bão, phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an
ninh, quốc phịng.
- Mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể hóa các quy định đối với các hoat động liên quan
đến đê điều như tổ chức lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ đê; phân công rõ trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động liên quan đến đê
điều, giải quyết những tồn tại bất cập của Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã tính tới đặc thù
của đê điều ở các vùng miền khác nhau.
- Hệ thống hóa các quy định dưới luật để ban hành và thực hiện có hiệu quả để bảo đảm
hiệu lực pháp lý cao hơn.
- Đối với tổ chức bộ máy quản lý bảo vệ đê điều. Được Nhà nước quy định rõ trong Luật
Đê điều về chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; trách nhiệm và biên chế cho lực lượng quản


11


lý đê chuyên trách và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, để giúp cấp chính quyền
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều.
- Đối với thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đê
điều. Nhìn lại 09 năm triển khai thực hiện Luật đê điều từ năm 2007 đã thực sự đi vào
cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý, xây dựng,
tu bổ, nâng cấp, kiên cố hoá, bảo vệ đê điều. Tuy nhiên Pháp Luật đê điều đã bộc lộ
nhiều bất cập: một số quy định trong Luật chưa cụ thể, cịn mang tính định hướng nên
khó thực hiện; đã nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong quản lý đê điều (cấp quyền sử
dụng đất đai trong phạm vi bảo vệ đê điều; việc sử dụng bãi sơng để xây dựng cơng
trình, nhà cửa ở những vùng đê đi qua khu đô thị, khu dân cư; việc xử lý nhà cửa, cơng
trình trong phạm vi bảo vệ đê điều, hành lang thốt lũ…). Việc phân cơng, phân cấp,
xã hội hóa trong cơng tác quản lý bảo vệ đê điều chưa được trú trọng đúng mức.
- Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ đê điều cũng đã được củng cố và tăng cường, nhất
là việc kiểm tra, thanh tra chấp hành Pháp luật và xử lý vi phạm về đê điều. Song hiện
tượng vi phạm pháp lệnh đê điều, như: Xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm trong hành lang
bảo vệ đê; chứa chất vật tư, chất thải trên đê; đào xẻ đê không đúng quy định; xây
dựng lị gạch, lị vơi ngồi bãi sơng; chặt phá cây chắn sóng …ln diễn ra hàng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2011 có 1901 vụ vi phạm, đã xử lý 431 vụ, tồn đọng
1470 vụ; năm 2012 có 1508 vụ vi phạm, đã xử lý 334 vụ, tồn đọng 1174 vụ; năm 2013
có 1461 vụ vi phạm, đã xử lý 495 vụ, tồn đọng 966 vụ; năm 2014 có 1234 vụ vi phạm,
đã xử lý 475 vụ, tồn đọng 759 vụ; năm 2015 có 1217 vụ vi phạm, đã xử lý 421 vụ còn
tồn đọng 796.
1.3. Quá trình hình thành và hiện trạng hệ thống đê Hà Nội
1.3.1. Quá trình hình thành hệ thống đê Hà Nội
Ước vọng chế ngự lũ lụt của ông cha ta được thi vị hóa qua truyền thuyết Sơn Tinh
thắng Thủy Tinh. Trong sách lịch sử Việt Nam, đê được nói đến từ năm 521 dưới thời
Lý Bí (tức Lý Bơn). Tuy nhiên, người có cơng và được nhắc đến nhiều nhất là Cao

Biền, giữa thế kỷ thứ 9: “sử chép rằng Cao Biền đào sơng, khơi ngịi, mở đường lộ,
12


lập quán trọ cho khách đi đường trên khắp An Nam. Nhiều đoạn đê, nhất là đoạn đê
trên vùng gần Hà Nội hiện nay được đắp để chống lụt lội” (theo Lê Mạnh Hùng 2007
nhìn lại sử Việt) Cao Biền ra lệnh dân thiết lập đê quanh thành Đại La với tổng số
chiều dài 8.500 thước, cao 8 thước.
- Đê Cơ Xá là con đê đầu tiên được vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) cho xây dựng
vào tháng 3 năm Mậu Tý (1108) để bảo vệ thành Thăng Long khỏi ngập lụt.
- Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đặt ra quan “Hà Đê” để lo đê điều và quan
Khuyến Nông để phát triển nông nghiêp. Dưới triều Lê sơ (1428-1527) những con
đê lớn hơn được đắp mới và tân tạo hệ thống đê cũ trên hai bờ sông Nhị Hà bằng
đá vững chắc. Trải qua hàng ngìn năm tu bổ tơn tạo đến nay Hà Nơi có tổng số trên
626 km đê góp phần quan trọng trong phịng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã
hội của thủ đô.
- Tính đến nay (2016), hệ thống đê sơng Hồng khu vực quanh Hà Nội được nâng
cấp tương đối hoàn chỉnh, dài tổng cộng khoảng 60 km. Dự án này thực hiện từ
năm 1996, kết thúc năm 2002, nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng ADB. Một số
đoạn đê khác đã có đường hành lang hai bên thân đê, mặt đê được cứng hóa bằng
nhựa hoặc bê tơng.
1.3.2. Thực trạng hệ thống đê điều của thành phố Hà Nội
- Hà Nội có địa bàn rộng, địa hình đa dạng, phức tạp, dân cư đơng, hệ thống đê
điều, hồ đập nhiều có các con sơng chính chảy qua: sơng Đà, sơng Hồng, sơng Đáy,
sơng Đuống, sơng Cầu và sơng Cà Lồ; ngồi ra cịn hệ thống các sơng nội địa: sơng
Tích, sơng Bùi, sơng Thanh Hà; cùng với đó là hệ thống các cơng trình phịng lũ.
- Theo phân cấp đê (Quyết định số 2207/QĐ-BNN-TCTL ngày 13/9/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nơng thơn), thành phố Hà Nội hiện có tổng số 626,124 km đê
được phân cấp. Trong đó: 37,709 km đê Hữu Hồng là đê cấp đặc biệt; 249,189 km đê
cấp I (Hữu Hồng, Tả Hồng, Hữu Đuống, Tả Đuống, Tả Đáy, Vân Cốc); 45,004 km đê

cấp II (Hữu Đà, Tả Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo); 72,165 km đê cấp III (Hữu Cầu, Tả Cà
Lồ, Hữu Cà Lồ, Hữu Đáy, Quang Lãng, Liên Trung, Tiên Tân); 160,016 km đê cấp IV
13


(Hữu Đáy, Tả Tích, Tả Bùi, Hữu Bùi, Mỹ Hà, Khánh Minh, Vịng Ấm, Đơ Tân, đê bao
hồ Quan Sơn – Tuy Lai – Vĩnh An); 62,041 km đê cấp V (gồm các tuyến đê bao, đê
bối và đê chuyên dùng). Ngồi ra cịn có 41 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng
với tổng chiều dài 132,84 km chưa được phân cấp. Các tuyến sông đi qua địa bàn của
26/30 quận, huyện, thị xã với tổng số 223 xã, phường, thị trấn ven đê. Sơng Hồng góp
phần quan trọng cho phát triển kinh tế của Hà Nội bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến dân sinh, kinh tế, xã hội nếu mực nước sông vượt quá khả năng
chống lũ của đê, dẫn đến vỡ đê. Tuyến đê hữu sơng Hồng với chiều dài 117,85km,
trong đó có 37,709km đê cấp đặc biệt từ K47+980 – Km85+689. Tuyên đê tả Hồng dài
48,781 km từ Km28+503 - Km77+284.
1.3.2.1. Tuyến đê Hữu Hồng từ: K0+000÷117+850 (dài 117,85 km):
- Tồn tuyến cao trình đỉnh đê hiện tại đều cao hơn cao trình mực nước thiết kế đê (cao
trình hiện trạng/cao trình thiết kế), cụ thể:
Tại K0+000 (Trung Hà):

21,15/19,00.

Tại K6+680 (Cổ Đô):

20,79/18,60.

Tại K31+600 (Cống TB Phù Sa):

17,75/16,30.


Tại K46+100 (Cống TB Đan Hoài): 16,27/15,10.
Tại K65+210 (Cầu Long Biên):

14,80/13,40.

Tại K88+100 (Cống TB Hồng Vân): 12,68/11,50.
Tại K96+800 (Kè An Cảnh):

11,85/10,85

Tại K117+000 (Kè Quang Lãng):

10,60/10,20.

a) Về mặt cắt ngang đê
- Tổng thể tuyến đê Hữu Hồng đảm bảo mặt cắt ngang thiết kế, chiều rộng mặt đê từ
6÷15 m; độ dốc mái đê thượng lưu m = 2, mái hạ lưu m = 3. Từ K40+350 ÷ K85+689
được đầu tư nâng cấp năm 1996÷2001 bằng vốn vay ADB1, nên mặt cắt tương đối
14


hoàn chỉnh. Mái đê đủ độ dốc, một số đoạn mái đê đã được chỉnh trang: thượng lưu
được lát mái chống sóng, hạ lưu được trồng cỏ kỹ thuật. Đoạn qua khu vực nội thành
được đầu tư kết hợp giao thơng đơ thị. Đoạn từ K30+800 ÷ K34+100 (Sơn Tây – Phúc
Thọ) được đắp mở rộng về phía hạ lưu để kết hợp làm đường giao thơng. Tồn tuyến
cũng cịn một số đoạn mặt cắt đê chưa đảm bảo thiết kế, cụ thể.
+ Những đoạn mái đê dốc:
- Mái đê thượng lưu: K5+800 ÷ K7+000 (Cổ Đơ); K8+000 ÷ K9+000 (Phú Cường);
K16+000 ÷ K16+300 (Phú Phương), huyện Ba Vì: m s < 2.
- Mái đê hạ lưu: K2+000 ÷ K3+000 (Phong Vân), K17+000 ÷ K18+000 (Phú Châu),

K26+000 ÷ K26+580 (Cam Thượng), huyện Ba Vì: m đ < 3; K101+300 ÷ K102+800,
K105+100 ÷ K105+700 (Văn Nhân, Thụy Phú), huyện Phú Xuyên hệ số mái m < 3.
+ Những đoạn đê cao trên 5 m nhưng chưa có cơ:
- Hạ lưu: K0+400 ÷ K0+900 (Thái Hòa), K1+300 ÷ K1+600, K2+000 ÷ K2+400,
K2+800 ÷ K3+100 (Phong Vân), huyện Ba Vì; K29+800 ÷ K30+800 (Phú Thịnh), Thị
xã Sơn Tây; Đoạn từ K86+700 ÷ K87+520 (Ninh Sở), K99+700 ÷ K99+850,
K100+500 ÷ K100+600 (Thống Nhất) huyện Thường Tín; K101+300 ÷ K102+800,
K105+100 ÷ K105+700 (Văn Nhân, Thụy Phú) huyện Phú Xuyên.
+ Mặt đê: Mặt đê Hữu Hồng đã được cứng hố tồn bộ 113,7 km, trong đó: 28,809
km bê tông xi măng và 84,891 km bê tông nhựa. Mặt đê kết hợp làm đường giao
thông, tốc độ đơ thị hố nhanh, các phương tiện tham gia giao thơng lớn, nhiều
phương tiện có tải trọng lớn hơn tải trọng cho phép lưu thông trên đê (tập trung ở
những địa bàn nhiều bãi tập kết VLXD) làm cho mặt đê nhiều đoạn đã bị xuống cấp,
cụ thể vị trí những đoạn đã xuống cấp: K12+500÷K15+000, K23+000 ÷ K26+580
huyện Ba Vì; K32+000÷K34+100 huyện Phúc Thọ, K78+910 ÷ K80+340, K82+700 ÷
K85+689 huyện Thanh Trì; mặc dù năm 2015 đã được đầu tư duy tu, sửa chữa, khắc
phục những vị trí hỏng, song mặt đê thuộc huyện Thường Tín và huyện Phú Xun
hiện cịn nhiều vị trí hư hỏng như: K85+730 ÷ K85+990, K86+480 ÷ K87+063,
15


K97+014 ÷ K97+590, K97+590 ÷ K98+030, K99+461 ÷ K99+900; K101+300 ÷
K101+650; K102+750 ÷ K103+200; K104+250 ÷ K105+450; K107+870 ÷
K108+000; K109+600 ÷ K109+700; K110+300 ÷ K112+000; K112+030 ÷
K117+450, K117+450-K117+850 cần được sửa chữa đảm bảo an tồn giao thơng,
cũng như thuận lợi cho công tác tuần tra, ứng cứu hộ đê.
+ Thân đê: Hiện tượng thẩm lậu thường xuất hiện ở mái đê, chân đê hạ lưu khi mực
nước lũ từ Báo động III trở lên tại các vị trí K6+000 ÷ K6+200 (Cổ Đô); K14+200 ÷
K14+400 (Phú Phương); K20+000 ÷ K20+500 (Tây Đằng); K24+200 ÷ K24+800
(Đơng Quang), huyện Ba Vì; K43+100, K43+600, K44+200, K45+600, huyện Đan

Phượng; K85+700 ÷ K86+600, K88+200, K95, K96+400 ÷ K96+700, K101+100 ÷
K101+250, huyện Thường Tín; K103+750; K104+700; K106+400 ÷ K108+700;
K111+000 ÷ K112+600, huyện Phú Xuyên.
- Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu mối của Viện nghiên cứu khoa học Thuỷ lợi khảo
sát đoạn đê huyện Thường Tín, phát hiện nhiều tổ mối trong thân đê: Năm 2010, xử lý
mối trên tồn tuyến đê huyện Thường Tín; Năm 2012, xử lý mối trên toàn tuyến đê
huyện Phú Xuyên; Năm 2015, xử lý mối trên toàn tuyến đê huyện Đan Phượng.
+ Nền đê: Đê đi qua lịng sơng cổ, ao sâu, ruộng trũng, nền đê không được xử lý. Qua
theo dõi hàng năm mạch đùn, mạch sủi thường xuất hiện khi mực nước lũ từ Báo động
II trở lên tại các vị trí: K24+200÷K24+800 (Đơng Quang – Ba Vì), K25+700 ÷
K26+200 (Cam Thượng - Ba Vì); K31+100 ÷ K32+500 (Viên Sơn - Sơn Tây);
K44+500, (Liên Hồng - Đan Phượng); K101+970 ÷ K102+22,5 (Văn Nhân - Phú
Xuyên).
- Đặc biệt, khu vực Sen Chiểu - Phúc Thọ từ K31+500 ÷ K33+500 năm 1998 khoan
khảo sát địa chất, nền đê từ (+3.50 m) xuống đến (-40.33 m) là á cát nhẹ kẹp á sét, cát
nhỏ đến hạt thô và cuối cùng là lớp cuội sỏi. Do vậy, khi mực nước lũ ngoài sông từ
báo động 1 (+12.40 m) trở lên, các giếng nước ăn của nhân dân phía trong đê đã đồng
loạt xuất hiện sủi, có nhiều giếng sủi đục phải xử lý bằng tầng lọc ngược. Như mùa lũ
năm 1999 khi mực nước lũ ngồi sơng trên báo động 3 đã có 120 giếng nước ăn của
16


dân cách chân đê từ 30 ÷ 400m xuất hiện sủi đục trong lịng giếng, trong đó có 36
giếng sủi đục mang theo bùn cát phải xử lý tầng lọc ngược. Khu vực bãi sủi tại
K36+200 đã được đắp phản áp đến nay chưa có diễn biến mới.
- Phía hạ lưu đê từ K32+000 ÷ K36+200 (Sơn Tây - Phúc Thọ) hiện nay đã xây dựng
được 56 giếng giảm áp, qua các mùa lũ, đặc biệt mùa lũ năm 1996, 2002 các giếng
hoạt động tốt, nước thốt ra khơng mang theo bùn cát. Tuy nhiên, trong khu ruộng
trũng và cả nền sân của nhân dân khi mực nước sông trên Báo động II vẫn xuất hiện
mạch đùn, mạch sủi phải xử lý.

- Phía hạ lưu đê từ K44+200 ÷ K45+300 huyện Đan Phượng có 16 giếng giảm áp được
xây dựng bằng nguồn vốn ADB1 năm 2001; để duy trì hoạt động bình thường, các
giếng giảm áp cần được quan tâm bảo dưỡng thường xuyên.
- Dự án Gia cố nền đê Sen Chiểu bằng giải pháp mở rộng mặt cắt đê, kết hợp giao
thơng: Đoạn từ K30+850 ÷ K33+600 đã hồn chỉnh; đoạn từ K33+600 ÷ K34+100 đã
GPMB xong, đang thi cơng hồn thiện.
+ Những đoạn đê có nền yếu, có thể xảy ra lún, nứt:
- Đoạn đê từ K7+700 ÷ K25+000, huyện Ba Vì xuất hiện nhiều vết nứt dọc, ngang mặt
đê, đã được xử lý bằng cách đào và nêm lại vết nứt, khoan phụt vữa gia cố thân đê
trong những năm 1985÷1995, hiện nay ổn định, cần được tiếp tục theo dõi.
- Đoạn đê từ K33+000 ÷ K33+100 thuộc khu vực Sen Chiểu - huyện Phúc Thọ tháng
5/1998 xuất hiện vết nứt ngang thân đê từ mái kè vào đến phía trong đê. Đã xử lý bằng
biện pháp đào và nêm vết nứt, đắp sân phủ thượng lưu, đắp mở rộng cơ hạ lưu 40m và
khoan phụt vữa thân đê, các vết nứt được xử lý đến nay ổn định.
- Đoạn từ K79+900 ÷ K80+480, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì xảy ra tình trạng sạt lở
tầng phủ thượng lưu, sát chân đê. Thành phố đã cho xử lý cấp bách, hoàn thành năm
2015.

17


- Một số đoạn xung yếu đã được gia cố: Khoan phụt vữa gia cố thân đê; lấp hồ ao ven
đê, đắp tầng phủ thượng lưu, lắp đặt hệ thống giếng giảm áp tại những vị trí thường
xảy ra đùn, sủi.
+ Đường hành lang đê: Trên toàn tuyến đã xây dựng được 84,277 km đường hành
lang đê, trong đó: 77,777 km bằng bê tông xi măng và bê tông nhựa (31,479 km phía
sơng và 46,298km phía đồng); 6,5 km bằng cấp phối, đất. Các tuyến đường hành lang
này trải qua nhiều năm đầu tư thiếu đồng bộ, nên nhiều đoạn đã bị xuống cấp. Vì vậy,
cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và làm mới để hoàn thiện hệ thống đường hành lang hai
bên chân đê, nhằm đảm bảo giữ ổn định của cơng trình đê, thuận lợi trong cơng tác

tuần tra, canh gác, ứng cứu hộ đê và chống lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ đê.
b. Về tre chắn sóng
Tồn tuyến đê đã trồng được 44,004 km tre chắn sóng, trong đó: 30,615 km tre phát
triển tốt có tác dụng chắn sóng khi có lũ cao; 13,389 km tre cịn nhỏ, hoặc đã chết
chưa có tác dụng chắn sóng. Hiện cịn 11,891 km đê chưa được trồng tre chắn sóng do
chưa được đắp cơ hoặc phải đền bù hoa màu và thu hồi đất nông nghiệp của nhân dân.
c. Đối với kè
Tuyến đê Hữu Hồng có 36 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là 65,325 km. Một số
khu vực bờ sông và kè đang có diễn biến sạt lở. Nguyên nhân do diễn biến phức tạp
của dịng chảy, trên sơng xuất hiện nhiều bãi bồi lớn gây thu hẹp dòng chảy, dòng
chủ lưu áp sát kè và bãi sơng, xói chân gây sạt lở, một số kè đã xảy ra sự cố lún sụt,
mái bị bong xô cục bộ, cụ thể như sau: Phú Cường K9+550-K9+850; Châu Sơn
K13+900 ÷ K14+700; Minh Châu Đoạn I từ K15+600 ÷ K16+400, Minh Châu Đoạn
II từ K22+800 ÷K24+500; Duyên Hà K82+100 ÷ K84+600; kè Phương Độ tương
ứng K35+000 ÷ K35+300; Kè An Cảnh K97+789 ÷ K98+389.
- Kè Phong Vân, đoạn từ K2+400 ÷ K3+200 được thi cơng xử lý chống sạt lở năm
2004, được gia cố hộ chân bảo vệ cuối năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến
phức tạp của dòng chảy (điều tiết hồ Hòa Bình, đối diện bờ Tả có ngã 3 Sơng Thao),
dịng chủ lưu ép sát kè gây xói hạ lưu kè (4 ÷ 5) m có thể gây sạt lở cuối kè. Năm 2010
18


xuất hiện một số hố sụt khu vực bãi Phong Vân. Sau lũ năm 2011, xuất hiện cục bộ
một số vị trí chân kè bị và bờ sơng sát cơ lăng thể bị lún sụt.
- Một số vị trí tại kè Cổ Đơ, đoạn từ K5+100 ÷ K8+600 xảy ra xói lở chân và mái kè
do dịng chảy thúc thẳng vào thân kè tạo thành dòng chảy sâu quanh một số mỏ hàn đe
dọa đến an toàn đoạn đê này. Để chủ động trong cơng tác phịng chống lũ, năm 2011
đã gia cố hộ chân từ K7+100 ÷ K7+500; năm 2012 tiếp tục gia cố từ K5+000 ÷
K7+100; năm 2014 được UBND Thành phố cho xử lý cấp bách đoạn từ K7+500 ÷
K7+744 đã hồn thành. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trong mùa lũ.

- Kè Phú Cường tương ứng từ K8+600 ÷ K11+700 phần đi kè có hiện tượng xói
chân, đặc biệt đoạn K9+550-K9+850 dịng chủ lưu áp sát chân kè đang bị sạt lở.
- Kè Hạc Sơn - Phú Châu, đoạn từ K16+480 ÷ K16+800 sau lũ năm 2011 và đầu năm
2012 do biến đổi dòng chảy áp sát vào kè đã làm sạt lở chân kè. Năm 2012 đã được
đầu tư gia cố hộ chân đoạn K16+200 ÷ K17+023. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ
mọi diễn biến trong mùa lũ.
- Kè Sơn Tây K27+431 ÷ K32+000: Sự cố lún sụt tại K29+900 ÷ K30+050 xảy ra
ngày 18/10/2010 do chất tải cát vàng với khối lượng lớn kết hợp với địa chất đất nền
yếu, đã được Thành phố cho xử lý khẩn cấp, hoàn thành năm 2011; cần tiếp tục tổ
chức theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến.
- Kè Phương Độ cũ (K34+700 ÷ K35+000; K35+600 ÷ K36+200) mái kè một số vị trí
bị bơng xơ cục bộ; năm 2014, đoạn từ K35+000 ÷ K 35+600, đã được gia cố bằng hộ
đá cơ lăng thể, cao trình đỉnh cơ (+6 m).
Ngày 23/11/2015 kè Phương Độ tương ứng với đê Hữu Hồng từ K35+000-K35+300,
xảy ra sự cố sạt cơ kè, sự cố ngay sau đó đã được khắc phục; cần đặc biệt quan tâm,
theo dõi chặt chẽ.
- Kè Linh Chiểu tương ứng với đê tại K32+400 xuất hiện hố sụt ở đỉnh kè, cần được
thường xuyên theo dõi trong mùa mưa lũ. Đây là vị trí có dịng chủ lưu áp sát bờ Hữu

19


×