Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TRUYỀN máu lâm SÀNG và CÁCH xử TRÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.49 KB, 5 trang )

CÁC TAI BIẾN TRONG TRUYỀN MÁU LÂM SÀNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
I.
NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Truyền máu lâm sàng gồm các bước chính:
- Chỉ định truyền máu
- Dự trù máu
- Lĩnh máu từ trung tâm truyền máu về bệnh phòng
- Kiểm tra đối chiếu
- Thực hiện việc truyền máu
- Theo dõi bệnh nhân truyền máu
2. Chỉ định truyền máu:
- Chỉ định truyền máu và chế phẩm máu khi thực sự cần cho người bệnh, khơng có
biện pháp điều trị thay thế, đã cân nhắc đến lợi ích, nguy cơ của truyền máu.
- Giải thích cho người bệnh/ người nhà về ưu, nhược điểm của truyền máu. Chỉ dẫn
các biểu hiện của các tác dụng khơng mong muốn có liên quan đến truyền máu để
người bệnh, người nhà hỗ trợ việc theo dõi, phát hiện và thông báo kịp thời cho nhân
viên y tế.
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc đẻ thực hiện truyền máu và xử trí kịp thời
khi có tai biến.
II.
TAI BIẾN TRUYỀN MÁU
A. TAI BIẾN TRUYỀN MÁU SỚM.
1. Tan máu cấp.
- Nguyên nhân: Bất đồng nhóm máu hệ ABO
- Bệnh sinh: Sự kết hợp KN – KT gây vỡ HC trong lịng mạch, hoạt hóa bổ thể gây
tụt HA, suy thận.
- Triệu chứng:
 Xuất hiện sớm.
 Đau tức nơi truyền.
 Sốt, rét run, khó thở, buồn nơn, khó chịu, bứt rứt, vật vã, đái đỏ do đái huyết
sắc tố.


 Tụt HA, mạch nhanh.
 Thiểu niệu, vô niệu, xuất huyết và sốc.
 BN đang gây mê: chảy máu không rõ nguyên nhân, tụt HA và/ hoặc sốt.
- Xử trí:
 Ngừng truyền máu, duy trì các dung dịch đẳng trương.
 Đảm bảo thơng thống đường thở.
 TTM Hydrocortisol, kháng Histamin.
 Khi có sốc: Adrenalin, Noradrenalin, Dopamin… dd thay thế để duy trì mạch
và HA.
 Theo dõi mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ, CVP, nước tiểu.
 Có thể thêm các thuốc lợi tiểu (nếu thiểu niệu).
 Lấy máu XN: SH, ĐM, TB, nhóm máu, Cooms, SLKTBT.
 Báo cho trưởng khoa/ trực lãnh đạo và đơn vị phát máu.
 Tìm nguyên nhân và mức độ của tai biến.
 Kiểm tra thông tin trên túi máu và BN.
 Bàn giao túi máu, dây truyền máu cho đơn vị phát máu.


-

2.
-

-

3.
-

-


4.
-

 XN máu BN: Kiểm tra bằng mắt thường, TPT TBM, Ure, Creatinin, Điện giải
đồ, Cooms TT, SLKTBT, Đông máu, Cấy máu…
 XN HST niệu của BN (nếu có điều kiện).
 Kiểm tra máu trong túi máu: ĐN ABO, Rh(D), SLKTBT, XĐ KN HC (đối
chiếu với BN).
Dự phòng:
 Đảm bảo lấy đúng mẫu máu BN.
 Định nhóm máu tại giường ngay trước truyền máu.
 Chính sách, quy trình phịng ngừa tai biến truyền máu đặt tại vị trí phù hợp và
được tuân thủ nghiêm ngặt.
Phản ứng sốt không do tan máu.
Cơ chế: KT trong huyết thanh BN chống lại BC trong máu người cho.
Triệu chứng:
 Xuất hiện trong hoặc sau truyền trong vòng 4 giờ.
 Sốt ≥ 38ºC hoặc tăng thêm 1ºC so với trước truyền.
 Rét run, cảm giác lạnh, rùng mình.
 Khơng có biểu hiện tan máu, nhiễm trùng, dị ứng…
 Triệu chứng thường tự hết, không để lại bién chứng.
Xử trí:
 Tạm ngừng truyền máu hoặc truyền chậm.
 Hạ sốt bằng thuốc Paracetamol.
 Kháng Histamin H1 và/ hoặc Corticoid liều thấp nếu rét run nhiều.
Phòng ngừa: Chế phẩm máu lọc bạch cầu.
Các phản ứng dị ứng.
Cơ chế: Phản ứng giữa kháng thể IgE của BN với Protein có trong huyết tương
của đơn vị chế phẩm máu.
Triệu chứng: Rất đa dạng từ nhẹ đến nặng.

 Mẩn ngứa, nổi mề đay.
 Sốt cao, rét run.
 Khó thở.
 Mức độ nặng nhất là sốc phản vệ.
Xử trí: Tùy mức độ.
 Tạm ngừng truyền hoặc truyền chậm.
 Thuốc kháng Histamin, Steroid.
 Nếu có sốc phản vệ: Xử trí cấp cứu.
 Chỉ tiếp tục truyền máu khi hết các triệu chứng.
Phòng ngừa: Với BN có tiền sử dị ứng nên truyền KHC rửa.
Tổn thương phổi cấp do truyền máu.
Cơ chế: KT kháng BC của người cho phản ứng với BC của người nhận.
Triệu chứng:
 Diễn biến rất nhanh, trong 4 – 6 giờ từ khi truyền.
 Khó thở.
 Sốt, tím tái, nhịp tim nhanh, hạ HA.
 Phổi có ran ẩm nhỏ hạt hai đáy phổi…
 Khơng có triệu chứng suy tim hay q tải tuần hồn.
 Đo khí máu động mạch: SaO2 giảm.


-

-

5.
-

-


-

6.
-

-

-

7.
-

 XQ phổi: nhiều nốt mờ rải rác hai đáy phổi và nhanh chóng mờ tồn bộ phế
trường, khơng có hình ảnh suy tim.
Xử trí:
 Ngừng truyền máu.
 Điều trị như trường hợp phù phổi cấp.
 Thở Oxy.
 Thở máy hỗ trợ.
Phòng ngừa: Chế phẩm máu từ người cho đã từng nhận máu hoặc có thai nhiều lần
có nguy cơ có kháng thể kháng BC nhiều hơn các đối tượng khác (loại bỏ huyết
tương).
Tan máu cấp không do miễn dịch.
Nguyên nhân:
 Hồng cầu bị vỡ trước khi truyền cho BN:
 Do đông đá (túi HC tiếp xúc trực tiếp với đá)
 Do nhiệt độ cao (làm ấm túi HC ở nhiệt độ quá cao).
 Quá hạn sử dụng.
 Hồng cầu bị vỡ trong khi truyền cho BN:
 BN có đặt van tim mạch nhân tạo.

 Truyền HC với áp lực mạnh bằng kim truyền nhỏ.
Triệu chứng:
 Thiếu máu, hoàng đản.
 Có thể tụt HA.
 Đái huyết sắc tố, có thể thiểu niệu, vô niệu.
 XN: Bilirubin (GT) tăng, Cooms TT (-), SLKTBT (-).
Xử trí:
 Bù dịch, nâng HA, lợi tiểu…
 Nên trì hỗn việc truyền máu cho đến khi có kết quả XN và xác định được
nguyên nhân gây tan máu.
Nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân: Chế phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình thu nhận máu, sản xuất,
lưu trữ; từ người hiến máu; từ túi lấy máu.
Triệu chứng:
 Sốt, rét run, mẩn đỏ da, buồn nơn, nơn, tiêu chảy.
 Khó thở, nhịp tim nhanh.
 Đau ngang thắt lưng, đau bụng kiểu co thắt, đau cơ.
 Tụt HA.
 Sốc nhiễm khuẩn.
Xử trí:
 Ngừng truyền máu.
 Cấp cứu như 1 TH sốc NK: bù dịch, nâng HA, thuốc vận mạch…
 Kháng sinh tĩnh mạch phổ rộng.
Tìm nguyên nhân:
 Cấy máu BN.
 Cấy túi máu và dây truyền máu.
 Cấy dịch truyền khác mà BN đang dùng (nếu có).
Truyền máu khối lượng lớn.
Định nghĩa:








Truyền một thể tích máu ≥ thể tích máu tồn thể của BN.
Truyền > 5 lít chế phẩm máu.
Truyền > 10 đơn vị KHC.
Truyền trong thời gian 24 giờ.

Biến chứng

Cơ chế

Hạ canxi máu

Pha lỗng máu
-Tiêu sợi huyết
-Đơng máu rải rác lòng mạch
Truyền chế phẩm máu bảo
quản lạnh.
Do Canxi kết hợp với Citrat

Tăng Kali máu

Truyền KHC đã bảo quản lâu

Toan chuyển hóa


Sốc
-PH của các chế phẩm máu

Rối loạn đơng
máu
Hạ thân nhiệt

Xử trí
-Bù các chế phẩm, huyết
tương, tủa lạnh, KTC.
Làm ấm BN, chế phẩm máu.
Cân nhắc bổ sung Canxi.
Theo dõi điện giải đồ, điện tâm
đồ, cân nhắc bổ sung Kali.
Theo dõi PH huyết thanh của
BN và lập lại cân bằng nếu
cần.

8. Quá tải tuần hoàn.
- Xảy ra sau khi truyền quá nhiều hoặc quá nhanh chế phẩm máu, gây suy hô hấp,
suy tim cấp tính.
- Triệu chứng:
 Đau đầu.
 Ho khan, đau ngực, khó thở, thở khị khè.
 Tím tái, phù chân.
 Nhịp tim nhanh, tăng HA.
 Phổi nhiều rale ẩm.
- Xử trí:
 Ngừng truyền ngay, để BN ngồi.
 Thở Oxy, lợi tiểu, truyền dung dịch keo.

- Phịng ngừa:
 Nên duy trì tốc độ truyền 2 – 4ml/kg/giờ.
 Không quá 1ml/kg/giờ (với BN có nguy cơ cao).
B. TAI BIẾN TRUYỀN MÁU MUỘN.
1. Phản ứng tan máu muộn.
- Là tình trạng HC bị phá hủy trong 3 – 21 ngày sau khi truyền máu.
- Cơ chế: do bất đồng nhóm máu HC ngồi hệ ABO và Rh(D).
- Triệu chứng:
 Sốt, thiếu máu.
 HC hoàng đản.
 XN: Hb giảm, Bilirubin GT tăng, Cooms TT (+).
- Xử trí: thường khơng phải xử trí gì trừ trường hợp thiếu máu rất nặng.
- Phòng ngừa: SLKTBT trước mỗi lần truyền.
2. Giảm tiểu cầu sau truyền máu
- Là biến chứng hiếm gặp, giảm TC xảy ra sau truyền máu khoảng 1 – 24 ngày.


- Nguyên nhân: KT kháng TC kết hợp với tiểu cầu đồng loài và tiểu cầu tự thân làm
phá hủy cả TC mới truyền và cả TC của chính BN.
- Xử trí: Corticoid, Gamaglobulin , trao đổi huyết tương.
3. Ghép chống chủ do truyền máu.
- Là biến chứng xảy ra ở BN suy giảm miễn dịch được truyền các chế phẩm máu.
- Cơ chế: Tế bào lympho T trong chế phẩm máu tiếp cận và nhân lên nhanh chóng
và phản ứng chống lại các mô tổ chức của người nhận.
- Dự phòng: lọc BC, chiếu xạ tia Gamma các chế phẩm máu.
4. Lây truyền các bệnh qua đường TM.
- Tác nhân: HIV1 và HIV2, HTLV-I và HTLV-II, Virus viên gan B và C,
Giang mái, Sốt rét, CMV….
- Phòng ngừa: XN sàng lọc HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét đối với người cho
máu.

- Truyền các chế phẩm máu nghèo BC.
5. Quá tải sắt.
- 1ml KHC chứa 1mg sắt.
- Sau khi nhận 10 -20 đơn vị KHC, BN có nguy cơ quá tải sắt.
- Quá tải sắt gây biến chứng tại tuyến nội tiết, tim, gan…
- Hạn chế biến chứng: truyền máu đúng chỉ định, thải sắt nếu cần.



×