Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động giải quyết chưa thoả đáng, trách nhiệm thuộc về ai”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.55 KB, 14 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong xã hội cần phải có một trật tự nhất định, cần có sự điều chỉnh
nhận định đối với các quan hệ xã hội-quan hệ giữa người với người trên mọi
lĩnhvực.
Việc điều chỉnh các quan hệ bất kì xã hội nào cũng đều được thực
hiện dựa trên cơ sở các quị phạm xã hội, những qui tắc hành vi qui tắc xã
hội.
Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do đảng cộng sản
Việt nam lãnh đạo là nhà nước của Dân, do dân và vì Dân. Trải qua quá
trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã thể hiện rõ bản chất đó của Nhà nước
ta .
Thành quả đó đã thể hiện rõ sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản
Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà Nước từ trung ương đến địa
phương. Nhà nước thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân với mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhà nước
quản lý, điều hành xã hội bằng hệ thống Pháp luật. Hội nghị lần thứ tám
Ban chấp hành TW khoá VIII đã chỉ rõ: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp
luật, đồng thời coi trộng giáo dục, nâng cao đạo đức” .
Pháp luật của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy
phạm (quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà Nước ban hành hoặc thừa nhận,
thể hiện ý chí Nhà nước và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện
pháp tổ chúc, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy Nhà Nước .
Pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện
ý chí của Nhà nước của tuyệt đại đa số nhân dân lao động trên cơ sở liên
minh công nông, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam , thể hiện và
bảo vệ lợi ích của nhân dân. Thơng qua pháp luật, ý chí của nhân dân trở
thành ý chí của Nhà nước.
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 điều 12 quy định "Nhà nước quản lý xã


hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".
Điều này khẳng định một trong những nội dung quan trộng của pháp chế là
quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật là cơ sở chủ yếu của quản lý
Nhà nước .
Pháp chế là những yêu cầu, đòi hỏi của các cơ quan Nhà nước các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội , các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và moị
công dân phải tuân thủ chấp hành thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh pháp luật


trong mọi hoạt động, hành vi xử sự của mình; đồng thời phải khơng ngừng
đấu tranh phịng ngừa, chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật.
Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để quản lý xã
hội, Nhà nước vừa phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ vừa phải
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Trong lĩnh vực thực hiện các chính sách của đảng và Nhà nước về ưu
đãi ngươì có cơng với cách mạng cịn có nhiều bất cập chúng ta cần nghiên
cứu để tìm giải pháp khắc phục những hậu quả còn tồn tại .
Trong những năm qua cơng tác thi đua khen thưởng nói chung và việc
gải quyết khen thưởng thành tích kháng chiến ở tỉnh ta đã đạt được nhiều
kết quả tốt có tác dụng cổ vũ, động viên trực tiếp các tập thể và cá nhân đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước trên khắp các lĩnh vực, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc
phòng an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị ở các địa phương, đơn
vị trên địa bàn tồn tỉnh. Cơng tác khen thưởng thành tích kháng chiến đã
giải quyết số lượng khá lớn hồ sơ cá nhân, gia đình có cơng với cách mạng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm cơ sở để Nhà
nước xét khen và tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến các loại .
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Nghị định 28/CP của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh

binh , người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng ở
tĩnh H nói chung và huyện K nói riêng cịn có một số cá nhân, đơn vị vi
phạm nghiêm trọng lợi dụng vào chủ trương, đường lối của đảng khai man
hồ sơ kê thêm thành tích, tham nhũng tiền xương máu của nhân dân cụ thể
sự việc ở xã P huyện K đã có đơn thư khiếu nại, kiện cáo về các vấn đề vi
phạm Nghị định 28/CP của Chính phủ .
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hồn cảnh ra đời tình huống :
Ngày 29 tháng 4 năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 28/CP quy định
chi tiết và hướng hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh
binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng
(được gọi tắt là người có cơng với cách mạng - Điều 1 chương I). Sau đó
các bộ, Viện thi đua khen thưởng Nhà nước các ngành liên quan đã có
những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện. Nhưng một số địa phương
triển khai Nghị định này chưa được chu đáo và hồn thiện nhân dân chưa
đồng tình với chính quyền địa phương còn xẩy ra hiện tượng khiếu nại, kiện
cáo vượt cấp, làm mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng lịng tin giữa
nhân dân với đảng chính quyền .


Xã P huyện K tĩnh Hà Tĩnh là một thực tế điễn hình, nhân dân địa
phương đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo cán bộ xã đội ngũ làm công tác thi đua
khen thưởng lên cấp trên. Đến tháng 01 năm 2001 Huyện uỷ huyện K đã
nhận được 19 đơn thư phản ảnh những vi phạm của một số cán bộ xã P
trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng và u
cầu giaỉ quyết .
Vấn đề đặt ra cho cấp uỷ chính quyền huyện K là phải làm sáng tỏ
những vi phạm mà đơn thư của nhân dân xã P đã phản ảnh và giải quyết xử
lý những vi phạm trong đó nhằm ổn định tình hình, để thực hiện chính sách

của đảng và Nhà nước đúng mục tiêu, đúng đối tượng và có hiệu quả .
2. Diễn biến câu chuyện tình huống :
Xã P là một xã miền núi nằm phía nam, cách xa trung tâm huyện là 15
km trong quá trình thực hiện chế độ chi trả tiền trợ cấp cho đối tượng là
Người có cơng với cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ giải phóng dân tộc theo tinh thần Nghị định 28/CP ngày 29 tháng
4 năm 1995 của Chính phủ, từ ngày 29 tháng 4 năm 1995 đến ngày 19
tháng 7 năm 1999, đã có những vi phạm nghiêm trọng. Việc phản ảnh trong
đơn thư của một số đảng viên và nhân dân xã P là có cơ sở nhưng ở những
mức độ khác nhau, các nội dung trong đơn thư phản ảnh lên cấp trên thể
hiện ý thức trách nhiệm của nhân dân đối vơí đảng và Nhà nước, phát hiện
và phản ảnh với đảng và chính quyền địa phương cấp huyện để sớm có biện
pháp xử lý ngăn chặn kịp thời những tiêu cực của đội ngũ cán bộ kém phẩm
chất, bảo vệ tài sản của Nhà nước uy tín của đảng quyền lợi của nhân dân,
đặc biệt là những Người có cơng với cách mạng .
Để làm sáng tỏ những vi phạm mà đơn thư của nhân dân xã P phản
ảnh, ngày 10 tháng 02 năm 2001, Huyện uỷ huyện K đã ra quyết định số
07/2001/ QĐ-HU về việc thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Nghị định
số 28/CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi Người có cơng với cách mạng tại xã P .
Sau hơn 3 tháng làm việc với đảng uỷ, nhân dân xã P, đoàn kiểm tra đã
có kết luận báo cáo số 96/ BC- KT ngày 22 tháng 6 năm 2001 phản ảnh:
Thời điểm đoàn kiểm tra làm việc với ông Nguyễn Quang N, nguyên
Chủ tịch UBND xã P nhiệm kỳ 1994- 1999 đã nghỉ việc do không trúng cử
nhiệm kỳ mới nhưng đã cùng với Ban chi trả chế độ chính sách của xã P đã
tạo mọi điều kiện để đoàn kiểm tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đi đến
kết luận.
Xã P trong q trình thực hiện Nghị định 28/CP của Chính phủ không
thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng xét duyệt hồ sơ khen thưởng theo hướng



dẫn Công văn số 4484/ LĐTB&XH ngày 11 tháng 11 năm 1995 của bộ Lao
động thương binh và xã hội, nên việc xác nhận hồ sơ và xét duyệt hồ sơ cho
một số đối tượng tham gia hoạt động cách mạng thiếu chính xác và cơng
bằng, nên một số đối tượng có cơng xứng đáng thì chưa được xét khen
thưởng, hoặc xét khen thưởng ở mức hạng thấp, Người công ít lại xét khen
mức hạng cao hơn v.v... .
Chính quyền địa phương bng lỏng quản lý về chính sách xã hội, để
cho một số cá nhân lợi dụng cơ hội thu lợi bất chính, gây phiền hà trong q
trình xét duyệt hồ sơ khen thưởng làm mất lòng tin trong nhân dân .
Theo kết luận của đoàn kiểm tra Huyện uỷ huyện K tại báo cáo số
96/BC-KT ngày 22 tháng 6 năm 2001 về kiểm tra việc chi trả chế độ khen
thưởng cho người tham gia hoạt động kháng chiến theo Nghị định 28/CP
của Chính phủ đã xác định: sai phạm của Ban chi trả xã P thực hiện chế độ
chi trả cho đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước có tính
chất nghiêm trọng. Đồn kiểm tra đề nghị các ngành chức năng xem xét xử
lý, kỷ luật ban chi trả xã P và truy cứu trách nhiậm hình sự theo quy định
của Pháp luật; kiến nghị thu hồi các khoản tiền vi phạm với tổng số là
271.182.000 đ có danh sách cụ thể cho từng loại vi phạm .
Trong đó :
- Khai man hồ sơ để hưởng chế độ là 07 đối tượng, với số tiền là:
15.055.000 đ
- Chuyển Huân, Huy chương kháng chiến gia đình sang cá nhân (khi
chưa có chủ trương của Chính phủ) 15 đối tương với số tiền là 19. 507.000
đ
- Số đối tượng chưa đến tuổi vẫn hưởng chế độ trợ cấp 01 lần là 62
Người với số tiền là 142.464.000 đ.
- Đối tượng chết trước ngày 01/01 /1995 vẫn hưởng chế độ trợ cấp một
lần là 18 đối tượng với số tiền 28.470.000 đ
- Thu lệ phí làm hồ sơ trừ vào tiền chế độ của 214 đối tượng với số

tiền là 32.000.000 đ .
- Còn nợ chưa thanh toán tiền chế độ cho 49 đối tượng với số tiền là
33.686.000 đ .
Những vi phạm trên đây của ban chi trả, UBND xã P đã làm mất ổn
định chính trị, giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng và Nhà nước tại địa
phương.
Kết quả kiểm tra của đoàn đã được thơng qua và được sự nhất trí cao
của UBND xã P, Ban chi trả, người khiếu nại và nhân dân địa phương .


Ngày 25 tháng 7 năm 2001 Huyện uỷ huyện K đã có Cơng văn số
26/CV-HU u cầu UBND huyện K phải có biện pháp xử lý những vi phạm
ở xã P trong việc thực hiện Nghị định 28/CP của Chính phủ.
Ngày 31 tháng 10 năm 2001 UBND huyện K đã tổ chức cuộc họp bàn
xử lý vi phạm trong việc thực hiện Nghị định 28/CP ở xã P cuộc họp có sự
tham gia chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện uỷ, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra
Huyện uỷ; phó Ban kiểm tra Huyện uỷ và một số ban ngành liên quan. Cuộc
họp nhất trí cao nội dung kết luận kiểm tra tại báo cáo số 96 / BC-KT ngày
22/6/2001 của Đoàn kiểm tra Huyện uỷ, UBND huyện tiếp tục xử lý bằng
hành chính và kinh tế các trường hợp vi phạm.
Để thực hiện tốt việc xử lý vi phạm trên UBND huyện K đã có Quyết
định số 1278/QĐ-UB ngày 03 tháng 12 năm 2001 V/v thành lập Đồn cơng
tác tại xã P huyện K .
II PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG :
1 . Vài nét về đặc điểm và mục tiêu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo :
Xã P là một xã miền núi đặc biệt khó khăn nằm phia nam huyện K (là
huyện miền núi) của tĩnh Hà Tĩnh, cách trung tâm huyện lỵ là 15 km. Dân
số 5306 người, có 1310 hộ; 310 đảng viên. Nhân dân chủ yếu sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp, Lâm nghiệp. Sản xuất lương thực bình quân đầu
người 450kg/năm. Tồn xã có 13% số hộ sống mức nghèo đói, cơ cấu hạ

tầng cịn khó khăn trình độ dân trí nói chung cịn thấp. Trong kháng chiến
chống Mỹ cứu nước xã P đã có nhiều thành tích to lớn và đã được Đảng và
Nhà nưóc phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào
năm 1998.
Ông Nguyễn Quang N Chủ tịch UBND xã P nhiệm kỳ 1994- 1999 là
một thương binh trong thời kỳ chống Mỹ, có trình độ văn hố lớp 7/10. Ban
chi trả chính sách xã hội xã P gồm 2 đảng viên: Ông Nguyễn Văn Q làm kế
tốn có trình độ văn hố 10/10 trình độ chun mơn sơ cấp kế tốn, ơng
Phan Văn X thủ quỹ có trình độ văn hố 7/10 là thương binh trong thời kỳ
chống Mỹ. Việc chi trả sai chế độ quy định của Nhà nước của chính quyền
xã P; Ban chi trả xã đã làm cho nội bộ đảng uỷ, hội đồng nhân dân xã, uỷ
ban nhân dân nhiều mâu thuẩn, thiếu đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo,
chỉ đạo phong trào chung của toàn xã.
Như vậy, vấn đề đặt ra là cần giải quyết nhanh chóng đơn thư khiếu
nại, tố cáo của cơng dân, đem lợi ích, quyền lợi chính đáng cho đối tượng
chính sách đồng thời thực hiện tốt Phấp chế xã hội chủ nghĩa để địa phương
ổn định chính trị đảm bảo phát triển kinh tế xã hội giữ vững an ninh trật tự
an tòan xã hội.


2. Cơ sở lý luận để phân tích ,xử lý :
Chính sách ưu đãi Người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt
sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng
giúp đỡ cách mạng là một trong những chính sách lớn của đảng và Nhà
nước ta. Mục tiêu của chính sách là động viên tinh thần, vật chất cho những
người có cơng với nước.
Những người được xét khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, phải là những người có thành tích chiến đấu,
phục vụ chiến đấu trong thời gian từ ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975
với điều kiện khồng vi phạm pháp luật của Nhà nước từ ngày tham gia

kháng chiến đến nay. Chính sách đó thể hiện sự quan tâm của đảng Nhà
nước ta đối với người có công với cách mạng, theo truyền thống dân tộc
“uống nước nhớ nguồn”.
Thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là vấn đề xã
hội rộng lớn, có ý nghĩa quan trộng trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nó thể hiện
trách nhiệm của Nhà nước trong việc ban hành cơ chế, chính sách nhằm
đảm bảo vật chất và tinh thần cho những người có cơng với cách mạng hồ
nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng. Các chính sách tạo điều kiện
thuận lợi và khuyến khích những người có thành tích trong hoạt động kháng
chiến tham gia hoạt động kinh tế xây dựng quê hương, đất nước ngày càng
giàu đẹp xã hội cơng bằng, văn minh.
Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng ở xã P
với những nét đặc điểm đã trình bày trong điều kiện cơ chế thị trường, vai
trò quản lý của Nhà nước đối với các chính sách xã hơị ở địa phương chưa
được tăng cường dễ dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện …
Những vi phạm đó cần phải được giải quyết, xử lý kịp thời để đảm bảo ổn
định chính trị, xã hội, ngăn chặn những thất thốt ngân sách Nhà nước góp
phần đảm bảo chế độ người có cơng với cách mạng; tăng cường vai trị quản
lý của Nhà nước ở địa phương.
Những vi phạm trong việc thực hiện Nghị định 28/CP của Chính phủ ở
xã P theo báo cáo số 96/ BC-KT ngày 22 tháng 6 năm 2001 của Đoàn kiểm
tra chủ yếu thuộc về cán bộ xét duyệt hồ sơ, cán bộ chi trả chính sách và
một số người tham gia làm hồ sơ người tham gia kháng chiến mỗi hồ sơ như
vậy phải nộp từ 200.000 -300.000 đ để làm lệ phí xét duyệt. Để có biện
pháp giải quyết xử lý những vi phạm này trên cơ sở tình tiết, mức độ vi
phạm cần căn cứ nội dung ,những văn bản pháp quy của Nhà nước, của
Viện thi đua khen thưởng, các ban ngành liên quan đến việc quy định và tổ
chức thực hiện chính sách ưu đãi ngưịi có cơng với cách mạng . .



- Pháp lệnh ngày 29/8/1994 của uỷ ban thường vụ quốc hội ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ cách mạng.
- Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.V/v: Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng .
- Thơng tư số 18/LĐTB-XH ngày 01/8/1995 của Bộ lao động thương
binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với
người có cơng với cách mạng.
- Thơng tư số 22/LĐTB-XH ngày 29/8/1995 của Bộ Lao động thương
binhvà xã hội hướng dẫn về thủ tục lập và quản lý hồ sơ người có cơng với
cách mạng.
- Thơng tư số 25/LĐTB-XH ngày 28/9/1995 của Bộ Lao động thương
binh và xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục lập và
quản lý hồ sơ người có cơng với cách mạng.
- Cơng văn số 4484/LĐTB-XH ngày 11/11/1995 của Bộ lao động
thương binh và xã hội về việc tổ chức xét duyệt hồ sơ người có cơng với
cách mạng.
Ngồi ra cịn các thơng tư , hướng dẫn của Viện Thi đua khen thưởng
Nhà nước, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh H ...
3 . Phân tích xử lý vi phạm :
Qua báo cáo của Đoàn kiểm tra Huyện uỷ huyện K, dựa trên những
văn bản liên quan đã trình bày nguyên nhân dẫn đến vi phạm là ở chính
quyền địa phương trách nhiệm của các cấp uỷ đảng chưa cao.
Xã tổ chức xét duyệt hồ sơ chưa đúng quy trình tại điều 3 mục a Cơng
văn số 4484/LĐTB-XH ngày 11/11/1995 của Bộ lao động thương binh - Xã
hội về việc tổ chức xét duyệt hồ sơ người có cơng với cách mạng .
- Khơng thành lập Hội đồng xét duyệt mà ban chi trả chính sách của xã
tiếp nhận và thụ lý hồ sơ trình Chủ tịch xã ký duyệt rồi trình lên Hội đồng
thi đua khen thưởng huyện. Chủ tịch xã chưa hiểu hết về tiêu chuẩn khen

thưởng và mức hạng khen, nên nhiều cá nhân lợi dụng khai man hồ sơ để
được xét khen thưởng, hoặc do nể nang nên việc xét duyệt hồ sơ chưa thật
chính xác cơng bâng.
- Kiểm tra về khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến của một số
đối tượng chưa chính xác, cịn khai thêm thành tích, tạo ra những kẻ hở
trong quản lý do đó có một số người lợi dụng khai man hồ sơ để được
hưởng thành tích và hưởng chế độ sai lệch với thực tế gây bất bình rong
nhân dân địa phương .


- Trình độ dân trí cịn thấp, những đối tượng được hưởng chính sách
khơng được hướng dẫn cụ thể về thủ tục quy trình khen thưởng theo quy
định tại điều 59 mục VI chương II Nghị định 28/CP của Chính phủ. Mặt
khác tinh thần trách nhiệm của một số đối tượng được hưởng chế độ chính
sách chưa cao nên taọ điều kiện cho một số cá nhân lợi dụng thu lợi bất
chính như thêm tiền gọi là bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác chi trả .
- Cán bộ ban chi trả của xã chưa được tập huấn về chun mơn, nghiệp
vụ, hoạt động đang cịn kiêm nhiệm nhiều việc từ tiếp nhận hồ sơ khen
thưởng đến việc thanh quyết toán chế độ, đẫn đến những vi phạm đáng tiếc
xẩy ra .
- Vai trị quản lý của chính quyền địa phương đối với việc thực hiện
chính sách xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, không chịu tiếp thu những
phản ảnh của nhân dân, để chấn chỉnh ngăn chặn kịp thời những sai phạm
đã xẩy ra.
Về phía Uỷ ban nhân dân huyện K
- Cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện còn thiếu trách
nhiệm, quan liêu trong việc xét duyệt hồ sơ chủ yếu dựa vào danh sách các
đối tượng mà xã đã duyệt trình lên, thiếu kiểm tra để phát hiện và chẩn
chỉnh sai sót kịp thời khi trình danh sách xét khen lên Hội đồng thi đua khen
thưởng tỉnh.

- Tổ chức chỉ đạo xã thực hiện chính sách chưa đi sâu , đi sát thực tế,
tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thi đua khen
thưởng ở xã chưa chu đáo thời gian xẩy ra sai phạm kéo dài mà huyện
không nắm bắt được để kịp thời sửa chữa khắc phục. (từ ngày 25 tháng 4
năm 1995 đến 19 tháng 7 năm 1999).
4. Những biện pháp xử lý vi phạm :
Những vi phạm của cán bộ ở xã P đã được Đoàn kiểm tra Huyện uỷ
huyện K xác minh và kết luận như đã trình bày ở trên .
Cán bộ vi phạm đã có trách nhiệm trong việc tạo điều kiện để đoàn
kiểm tra làm việc đạt kết quả cao. Qua phân tích những nguyên nhân dẫn
đến việc vi phạm , với thực trạng nề kinh tế - xã hội của xã P, xét tình tiết,
tính chất và mức độ vi phạm trên cơ sở có lý, có tình thì những vi phạm nói
trên đây hiện tại chưa đủ câú thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình
sự. Do đó biện pháp để uỷ ban nhân dân huyện K xử lý những vi phạm trên
ở xã P là bằng hành chính và kinh tế.
a . Về kinh tế :


- Trước hết xử lý số tiền 271.182.000 đ mà ban chi trả xã P đã thực
hiện chi sai quy định :
- Đối với số tiền 36.305.000 đ mà Ban chi trả xã P cịn nợ 49 đối
tượng thì u cầu Ban chi trả phải trả đủ cho đối tượng đã được duyệt theo
danh sách. Vì theo đồn kiểm tra Huyện uỷ thì số tiền này thực tế đối tượng
nhận đang còn thiếu theo danh sách đã duyệt ở phòng Lao động thương
binh và xã hội huyện K.
- Đối với số tiền mà 62 đối tượng chưa đến tuổi đã nhận. Căn cứ
Thông tư số 25/2000/TT-BLĐ-TBXH ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ
lao động thương binh - xã hội hướng dẫn việc chi trả trợ cấp một lần đối với
người có cơng hoạt động giải phóng dân tộc thì không thu hồi.
- Thu vào ngân sách Nhà nước số tiền là 95.000.000đ (theo điều 72

chương IV Nghị định 28/CP của Chính phủ) gồm các đối tượng sau .
* Số tiền 15.055.000 đ của 7 đối tượng khai man hồ sơ
* Số tiền 19.507.000 đ của 15 đối tượng chuyển huân, huy chương gia
đinh sang cá nhân
* Số tiền 28.470.000 đ của 18 đối tượng chết trước ngày 01 tháng 01
năm 1995 đã hưởng chế độ trợ cấp một lần.
* Số tiền 32.100.000 đ mà Ban chi trả đã thu tiền lệ phí của 214 đối
tượng.
b. Về hành chính :
- Thu hồi giấy chứng nhận Huân, Huy chương (theo điều 72 chương IV
Nghị định 28/CP của Chính phủ) đối với các trường hợp :
- 07 đối tượng khai man hồ sơ
- 15 đối tượng chuyển huân, huy chương gia đình sang gia cá nhân.
- Bãi miễn chức vụ kế toán đối với ông Nguyễn Văn Q thủ quỹ ông
Phan Văn X thuộc Ban chi trả chính sách xã hội xa P.
- Đồng thời tổ chức kiểm tra việc chi trả thanh, quyết tốn chế độ
chính sách của phịng Lao động thương binh xa hội huyện K, phát hiện
những sai phạm để khắc phục xử lý kịp thời.
- Trong quá trình thực hiện nếu các trường hợp bị xử lý vi phạm khơng
chấp hành nghiêm túc thì tuỳ theo mức độ có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan
chức năng để truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật pháp hiện hành .
- Để thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm Nghị định số 28/CP của
Chính phủ tại xẫ P. Uỷ ban nhân dân huyện K đã thực hiện theo phương
pháp:


Uỷ ban nhân dân huyện K đã ban hành Quyết định số 1278/QĐ-UB về
việc thành lập tổ công tác xử lý vi phạm Nghị định 28/CP của Chính phủ
theo kết quả của Đoàn kiểm tra Huyện uỷ đã báo cáo, gồm các ngành chức
năng chuyên môn của huyện như: Thanh tra, Tổ chức lao động thương binh

Xã hội; Tài chính vật giá; chuyên trách thi đua khen thưởng; và Chủ tịch
UBND xã P.
Nhiệm vụ của tổ công tác là :
Chỉ đạo UBND xã P trong thời gian 01 tháng để:
- Thu vào ngân sách Nhà nước số tiền là 95.132.000 đ mà Ban chi trả
xã P thực hiện sai quy định
- Thu hồi giấy chứng nhận Huân, Huy chương kháng chiến của 07 đối
tượng khai man hồ sơ và 15 đối tượng chuyển Huân, Huy chương gia đình
sang Huân, Huy chương cá nhân để nộp cho Hội đồng thi đua khen thưởng
huyện K.
- Thông báo rộng rãi cho nhân dân địa phương biết rõ biện pháp xử lý
vi phạm của UBND huyện theo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra Huyện
uỷ.
- Giải quyết các tồn tại khác có liên quan đến vi phạm ở xã P.
- Báo cáo kịp thời kết quả thực hiện Quyết định thu hồi tiền và xử lý vi
phạm Nghị định 28/CP của Chính phủ bằng văn bản lên UBND huyện K.
Để UBND huyện có biện pháp xử lý tiếp theo.
- UBND huyện K ra chỉ thị yêu cầu UBND xã P bãi miễn chức kế tốn
ơng Nguyễn Văn Q, chức vụ thủ quỹ ơng Phan Văn X. Đồng thời bổ nhiệm
kế toán và thủ quỹ mới thay thế kịp thời để thực hiện nhiệm vụ chi trả chính
sách Người có cơng tham gia kháng chiến ở xã P.
- UBND huyện K đề nghị với Huyện uỷ yêu cầu cấp uỷ xã P chỉ đạo
kiểm điểm các đảng viên nguyên là Bí thư đảng uỷ xã, Chủ tịch UBND xã P
và các đảng viên là kế toán, thủ quỹ Ban chi trả xã P theo tinh thần Nghị
quyết trung ương VI lần 2.
III . NHỮNG KIẾN NGHỊ :
Qua việc xử lý những vi phạm việc thực hiện Nghị định số 28/CP của
Chính phủ ở xã P cho thấy, để chính sách của đảng và Nhà nước đối với
người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc thực sự đi vào cuộc sống,
đúng mục đích, đúng đối tượng. Trong q trình thực hiện chính sách ở địa

phương cần phải lưu ý những nội dung sau:
Chú trọng việc cơng khai hố rộng rãi ở địa phương những vấn đề liên
quan như danh sách đã được duyệt để báo cáo quận , huyện chế độ được
hưởng theo quy định.


Thời gian chi trả chế độ.
Do đó theo Thơng tư 4484/TT-BLĐTB-XH ngày 11 tháng 11 năm
1995 của Bộ lao động thương binh - xã hội điều 3 mục a kiến nghị bổ sung:
Danh sách được lập theo mẫu số 6 và mẫu số 7 trước khi báo cáo cho Ban
chỉ đạo quận, huyện cần niêm yết công khai ở trụ sở xã, phường ít nhất là
10 ngày.
Cần phải có chương trình tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chun mơn,
các bộ phận quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chính sách.
Khi Hội đồng cơ sở xét khen thưởng nên mời các cụ lão thàng tới dự
hoặc xin ý kiến các cụ đã từng hoạt động tại địa phương, cán bộ chủ chốt xã
qua các thời kỳ, cán bộ nghiệp vụ đã từng giúp việc cho xã làm khen thưởng
qua các thời kỳ.
Quán triệt sâu rộng trong đảng bộ và nhân dân địa phương các chủ
trương, đường lối của đảng, Nhà nước, để nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, đồn thể các cấp trong q trình tổ chức chỉ
đạo thực hiện, xác định rõ đây là một nhiệm vụ trọng tâm của địa phương,
đơn vị và phải phấn đấu cơ bản hoàn thành.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thục hiện tốt các khâu: Hướng
dẫn các xã, đơn vị ,thị trấn xây dựng lý lịch nhân sự của từng địa phương để
làm cơ sở xét duyệt khen thưởng đối với những ngươì có hồ sơ đề nghị khen
thưởng thành tích tham gia kháng chiến. Thành lập Hội đồng cấp xã,
phường, thị trấn để xét duyệt đề nghị khen thưởng thành tích tham gia
kháng chiến, hạn chế về đơn thư khiếu nại. Trong quá trình thực hiện vừa
phải chỉ đạo tích cực vừa phải đảm bảo thật sự dân chủ, công khai ngăy tại

cơ sở, quy trình thủ tục hồ sơ phải chặt chẽ, chính xác, khơng xẳy ra sai sót;
xử lý nghiêm túc những tổ chức, cá nhân cơ hội, tiêu cực, cố tình khai báo,
xác nhận sai thực tế. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh với huyện
và cơ sở tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo thực hiện.
- Bổ sung đủ cán bộ làm công tác chuyên trách khen thưởng ở các cấp
nói chung và ở xã P nói riêng.
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà
nước, nhất là các xã miền núi vùng sâu, vùng xa, thực hiện tốt công tác quy
hoạch, ln chuyển cán bộ, có chính sách ưu tiên cán bộ công tác tại các xã
vùng sâu, vùng xa.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong tất cả các lĩnh vực từ
phát triển kinh tế - xã hội đến cơng tác thực hiện chính sách ưu đãi của
đảng, Nhà nước.
- Uỷ ban nhân dân huyện K phải căn cứ tình hình đặc điểm của đơn vị
mình, địa phương mình để có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo triển khai thực hiện;


báo cáo tiến độ, tình hình, kết quả cụ thể hàng tháng cho UBND tỉnh và
Hội đồng thi đua - khen thưởng tỉnh để có chủ trương,biện pháp chỉ đạo xử
lý giải quyết kịp thời.
KẾT LUẬN :
Trong những năm qua cơng tác thi đua khen thưởng nói chung và việc
giải quyết khen thưởng thành tích kháng chiến ở huyện K nói riêng đã đạt
được nhiều kết quả tốt, có tác dụng cổ vũ động viên trực tiếp các tập thể và
cá nhân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trên khắp các lĩnh vực, góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị ở các đơn vị
xã, thị trấn trong tồn huyện.
Cơng tác thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến
giải phóng dân tộc theo Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng4 năm 1995 của

Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người giúp đỡ cách mạng, là cơng
việc có ý nghĩa hết sức to lớn, thể hiện tính ưu việt, tính nhân văn của đảng,
Nhà nước ta, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta từ xưa
tới nay. Đây cũng là một công tác rất nhạy cảm, gắn liền với quyền lợi, đời
sống của một số bộ phận nhân dân.
Do đối tượng khen thưởng rộng, thời gian kháng chiến kéo dài và kết
thúc kháng chiến từ 30 tháng 4 năm 1975 lại nay. Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở
các xã, thị trấn đã thay đổi nhiều, nhiều đối tượng tham gia kháng chiến thời
kỳ ác liệt bị mất hoặc thất lạc hết hồ sơ giấy tờ, nên việc xác nhận thành tích
tham gia kháng chiến gặp khơng ít khó khăn.
Vì vậy công việc này nếu không được triển khai thực hiện nghiêm túc,
rõ ràng không tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước sẽ không được
đông đảo nhân dân ủng hộ, Pháp chế xã hội chủ nghĩa bị vi phạm, từ đó
phát sinh nhiều vấn đề phức tạp dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Một số cán
bộ tham lam lợi dụng tiền của nhân dân, của Nhà nước thu lợi bất chính,
gây bất bình trong quần chúng nhân dân dẫn đến khiếu nại kéo dài không
những ở xã P mà còn nhiều địa phương khác trong cả nước.
Đất nước ta đang cịn trên con đường thực hiện cơng nghiệp hoá hiện
đại hoá, cùng với việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền của nhân dân, do
dân và vì dân. Trong những năm qua nhiều bộ luật, Pháp lệnh được ban
hành sửa đổi để điều chỉnh xã hội trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, tuy
nhiên vấn còn nhiều bất cập chưa đồng bộ vì vậy Nhà nước ta cần nhanh
chóng hồn thiện hệ thống Pháp luật phù hợp với thời đại mà xã hội đang
đòi hỏi trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tề -xã hội.


Dưới sự lãnh đạo của đảng, chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi
mới, xây dựng và phát triển đất nước với cơ chế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Phấn đấu vì một xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ,
văn minh. Việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những vi phạm của cán bộ
các cấp các ngành là một vấn đề cấp bách, cần thiết góp phần ổn định chính
trị - xã hội, tạo điều kiện cho các chủ trương, chính sách của đảng, Pháp luật
của Nhà nước đi vào cuộc sống, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với
đảng và Nhà nước, tạo nên sự đoàn kết nội bộ, tăng cường sức mạnh nội lực
để xây dựng và phát triển đất nước theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã
chọn ./.

NGƯỜI TRÌNH BÀY

Nguyễn Khắc Hùng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ V/v: Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách
mạng.
- Báo cáo số 96/ BC- KT ngày 22 tháng 6 năm 2001 của Đoàn kiểm
tra Huyện uỷ.
- Báo cáo kết quả của Đồn cơng tác theo Quyết định số 1278/QĐ-UB
của UBND huyện.
- Thông tư số 18/LĐTB-XH ngày 01/8/1995 của Bộ lao động thương
binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với
người có cơng với cách mạng.
- Thơng tư số 22/LĐTB-XH ngày 29/8/1995 của Bộ Lao động thương
binhvà xã hội hướng dẫn về thủ tục lập và quản lý hồ sơ người có cơng với
cách mạng.
- Thơng tư số 25/LĐTB-XH ngày 28/9/1995 của Bộ Lao động thương
binh và xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều về thủ tục lập và
quản lý hồ sơ người có cơng với cách mạng.



- Công văn số 4484/LĐTB-XH ngày 11/11/1995 của Bộ lao động
thương binh và xã hội về việc tổ chức xét duyệt hồ sơ người có cơng với
cách mạng.
Ngồi ra cịn các thông tư , hướng dẫn của Viện Thi đua khen thưởng
Nhà nước, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh H ...



×