Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường đào tạo cán bộ lê hồng phong, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.97 KB, 23 trang )

TRƢỜNG ĐTCB LÊ HỒNG PHONG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP CHUYÊN VIÊN K 6A -15
------------------------

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở Trƣờng đào
tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội

Học viên : Đỗ Thị Thuý Hằng
Lớp

: CV K 6A – 15
Giảng viên khoa Kinh tế
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Hà nội, tháng 11 năm 2015


TRƢỜNG ĐTCB LÊ HỒNG PHONG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
------------------------

GIÁO ÁN
BÀI 2: SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƢ – QUY LUẬT
KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƢ BẢN
(Chƣơng trình TCLLCT – HC)

Ngƣời soạn

: Đỗ Thị Thuý Hằng



Khoa

: Kinh tế

Hà nội, tháng 8 năm 2014


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định thành công hay
thất bại của sự nghiệp cách mạng, “là cái gốc của mọi công việc” 1, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và sự phát triển của nền
kinh tế tri thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là người đem
chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi
hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” hay “cơng việc thành cơng hoặc thất
bại đều là do cán bộ tốt hay kém” 2 . Đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất
và năng lực tốt mới có thể đề ra đường lối đúng, mới có thể cụ thể hóa, bổ
sung hồn chỉnh đường lối và thực hiện tốt đường lối. Khơng có đội ngũ cán
bộ cơng chức vững mạnh thì dù có đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng đắn
cũng khó có thể biến thành hiện thực.
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ công chức đang lớn mạnh và
không ngừng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của đất nước, góp phần
quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, trước u cầu và địi hỏi của quá trình
hội nhập kinh tế quốc, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chất lượng đội

ngũ cán bộ công chức Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc, chưa tạo ra được tính chun nghiệp trong
thực thi cơng vụ của một nền hành chính hiện đại.
Hà Nội, Thủ đơ của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn
của đất nước, được mở rộng theo Nghị quyết số 15/NQ – QH ngày 29/5/2008
của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính của Thành phố Hà
1
2

HCM tồn tập, t.5, tr.269
HCM toàn tập, t.5, tr.269

1


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nội và một số tỉnh liên quan. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6
triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu lao động đang trong độ tuổi lao động. Cùng
với sự gia tăng của lực lượng lao động là sự gia tăng của đội ngũ cán bộ,
công chức. Tuy nhiên, với khoảng 50% tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ
đại học trở lên, 10% cán bộ, cơng chức có trình độ lý luận chính trị, trình độ
ngoại ngữ cịn thấp… thì chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức quản lý nhà
nước về kinh tế Thành phố Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ
đổi mới và chưa xứng tầm với vị thế là cán bộ, cơng chức của Thủ đơ .
Trước tình hình trên, việc xây dựng và nâng cao chất lượng đặc biệt là
trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ công chức Thành phố Hà Nội nhằm
“Phát huy tốt vai trị là trung chính trị - hành chính quốc gia của cả nước” 3
và “Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân

lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế 4” vừa là yêu cầu
cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong là nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo
Đảng, chính quyền cho Thành phố Hà Nội với rất nhiều nội dung và hình
thức đào tạo. Trong đó, đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành
chính là một chương trình đào tạo chủ yếu của nhà trường với đối tượng học
viên là cán bộ chủ chốt từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp tỉnh, thành phố


Với đối tượng học viên vừa học vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của cơ

quan nên việc quản lý học viên trong q trình học là một điều rất khó khăn.
Vì vậy, đơi khi vẫn xuất hiện tình trạng học hộ thi hộ của học viên. Do vậy,
“Xử lý tình huống học hộ thi hộ ở trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong”
được học viên chọn làm tiểu luận tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng ngạch
chuyên viên.

3
4

Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ Thành phố Hà Nội tr. 78
Quy hoạch phát triên nhân lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 tr.1

2


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG

1.

Giới thiệu tình huống

1.1.

Hồn cảnh ra đời tình huống

Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, có vị trí như một ban, ngành
cấp Thành phố; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khỏan riêng; chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn toàn diện của UBND Thành phố, đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
của Thành ủy Hà Nội và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh. Với chức năng nhiệm vụ:
-

Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và

các đồn thể nhân dân ở cấp cơ sở, xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương
đương; Trưởng, phó phịng quận, huyện, sở, ban, ngành cấp Thành phố và
cán bộ dự nguồn các chức danh trên;
-

Bồi dưỡng ngắn hạn các đối tượng trên về lý luận chính trị, đường

lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
-

Bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về cơng tác xây dựng Đảng, về quản


lý hành chính nhà nước và về công tác vận động quần chúng;
-

Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở

địa phương.
Đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính là nội dung
chủ yếu của nhà trường với các phần học và cuối khóa thi tốt nghiệp hoặc
làm tiểu luận. Hàng năm, Nhà trường mở nhiều lớp đào tạo trình độ
TCLLCT – HC ở tại trường và ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận,
huyện trong Thành phố. Năm 2013, cũng như nhiều năm khác, Trường
ĐTCB Lê Hồng Phong cũng mở rất nhiều lớp TCLLCT – HC, trong đó có
mở 1 lớp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận X.
3


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2. Diễn biến tình huống.
Quận X là một quận nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng
Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay. Là quận có diện tích nhỏ nhất của
thành phố Hà Nội, nhưng quận X là nơi thường xun diễn ra các sự kiện
chính trị văn hóa quan trọng của thủ đơ. Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở
các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và văn phịng đại diện
nước ngồi, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tơn
giáo lớn, nhiều di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các cơng trình
kiến trúc-văn hóa có giá trị. Quận X cịn là nơi tập trung các dịch vụ có kỹ
thuật và chất lượng cao, những phố kinh doanh, chợ đầu mối lớn. Với vị trí

như vậy, đội ngũ cán bộ cơng chức ở đây cũng có nhiều chức năng nhiệm vụ
khác nhau, hơn nữa với hàng trăm học viên ở những cơ quan khác nhau trên
địa bàn quận, và nơi học cũng rất gần cơ quan cơng tác của học viên vì vậy
việc quản lý học viên là vơ cùng khó khăn. Rất nhiều học viên nghỉ không lý
do và nghỉ quá thời gian cho phép là 10% tổng số tiết của phần học. Do đó
cũng có rất nhiều học viên khơng đủ điều kiện dự thi và phải thi lại với các
lớp khác.
Và đến khi kiêm tra phần học thứ VII là phần học cuối cùng của
chương trình đào tạo (chương trình TCLLCT – HC cũ với 1760 tiết) trước
khi tiến hành làm tiểu luận hoặc thi tốt nghiệp nên rất nhiều học viên nghỉ
học khơng lý do, do đó có đến 32 học viên trên gần 100 học viên của lớp
không đủ điều kiện dự kiểm tra. Trong đó có nhiều học viên ở phần học
trước rất chăm chỉ nhưng sang phần học này vì lý do nào đó nên đã nghỉ q
thời gian quy định do đó khơng đủ điều kiện dự kiểm tra. Và với tâm trạng
không được tốt, một trong số 32 học viên không đủ điều kiện dự thi đó đã
viết đơn thư nạc danh lên Ban giám hiệu Trường ĐTCB Lê Hồng Phong tố

4


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cáo về việc có một học viên tên Nguyễn Thị D của lớp không trực tiếp đến
học, dự thi mà đã cử người khác học hộ, thi hộ phần học thứ VI.1 và VI.2.
Sau khi nhận được đơn tố cáo nạc danh của một trong số 32 học viên
không đủ điều kiện dự thi, Trường ĐTCB Lê Hồng Phong đã tiến hành kiểm
tra với thành phần là học viên Nguyễn Thị D, giáo viện chủ nhiệm lớp tại
trung tâm và giáo viên chủ nhiệm tại trường cùng Ban lãnh đạo trung tâm
bồi dưỡng chính trị Quận X… và xác đinh việc học hộ, thi hộ của học viên

Nguyễn Thị D là có thật và đúng như đơn thư tố cáo.
Và sau nhiều lần làm việc, gặp gỡ học viên Nguyễn Thị D tìm hiểu
nguyên nhân, được biết chị D là một học viên rất tích cực của lớp ở những
phần học trước. Nhưng đến phần học thứ VI thì chồng chị D đi công tác Hàn
Quốc và bị bệnh nặng nằm ở bệnh viện bên đó. Do thương chồng, khơng có
người chăm nom chị D đã bay sang Hàn Quốc để chăm chổng và khơng thể
nào đi học chương trình TCLLCT – HC mà chị đang theo học ở Trung tâm
bồi dưỡng chính trị quận X. Trước tình thế như vậy, vừa muốn chăm chồng
vừa muốn hồn thành khóa học mà cơ quan đã cử đi, chị D đã nhờ người học
hộ thi hộ phần học VI.1 và VI.2 để sang Hàn Quốc chăm chồng bệnh nặng.
Hơn nữa, học viên của lớp chưa được cấp thẻ học viên và trong quá
trình kiểm tra, thi cán bộ coi thi do chủ quan nên không kiểm tra giấy tờ tùy
thân của học viên nên không thể biết được ai thi hộ. Do đó, đã để cho học
viên Nguyễn Thị D nhờ người thi hộ ở hai phần học VI.1 và VI.2. Việc thi
hộ, học hộ của học viên Nguyễn Thị D được rất nhiều học viên trong lớp
biết, tuy nhiên Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận X, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên giảng dạy cũng như giáo viên coi thi không hề hay biết.
2.

Mục tiêu xử lý tình huống

2. 1.
-

Căn cứ xử lý tình huống
Thứ nhất: Nhiệm vụ của học viên
5


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tại điều 3 Quy chế học viên dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo
quản lý của Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý
luận chính trị - hành chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐHVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) quy định nhiệm vụ quyền lợi của học
viên
1.

Thực hiện đầy đủ chương trình, nội dung, kế hoạch của từng

phần học
2.

Có kế hoạch học tập cá nhân, thực hiện đầy đủ các khâu như:

nghe giảng, thảo luận. nghiên cứu, đi thực tế, thực tập, kiểm tra, thi, viết tiểu
luận cuối khóa …
3.

Có ý thức rèn luyện phấn đấu trong học tập, tu dưỡng đạo đức,

phong cách của người lãnh đạo, có ý thức kỷ luật trong học tấp sinh hoạt và
thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, có lối sống trung thực, giản dị và
khiêm tốn.
Tại điều 10. Kỷ luật của quy chế này khẳng định: Những học viên
không thực hiện đúng nội quy quy chế học tập và sinh hoạt… của nhà
trường sẽ bị xem xét kỷ luật một trong các hình thức kỷ luật sau đây: khiển
trách, cảnh cáo, buộc thôi học.
-


Thứ hai: Điều kiện dự thi, kiểm tra

Tại điều 4 Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập dùng cho các lớp
đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân
cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) (ban hành kèm theo
quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Giám
đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) quy đinh
1.

Học viên tham gia đầy đủ nội dung chương trình của các phần

học và các hoạt động khác có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo

6


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.

Học viên vắng mặt không quá 10% tổng số thời gian của phần

học. Nếu thời gian vắng mặt vượt quá 10% tổng số thời gian của phần học
thì phải học bù phần học đó.
Và tại điều 5. Thi, kiểm tra bổ sung của Quy chế này quy định:
1.

Học viên không đủ điều kiện dự thi kiểm tra, sau khi đã đủ điều


kiện sẽ được thi, kiểm tra bổ sung.
2.

Học viên vắng mặt trong kỳ thi, kiểm tra nhưng có lý do chính

đáng và đã được sự đồng ý của Hiệu trưởng thì được bố trí thi, kiểm tra bổ
sung.
Học viên Nguyễn Thị D đã vi phạm nội quy quy chế của nhà trường
tại điều 3 Quy chế học viên vì đã nhờ người học hộ, thi hộ phần học VI.1,
VI.2 của chương trình đào tạo TCLLCT – HC. Chị D đã không trung thực,
đã khơng làm trịn nhiệm vụ của một học viên được quy định tại Tại điều 3
Quy chế học viên dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của
Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính
trị - hành chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG,
ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh).
-

Thứ ba: Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ coi thi, kiểm

tra
Tại điều 3 Quy chế chủ nhiệm lớp dùng cho các lớp đào tạo cán bộ
lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ
Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) (ban hành kèm theo quyết định số
268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Giám đốc Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) quy định
1.

Điều hành, quản lý quá trình học tập của học viên bao gồm: phổ


biến chương trình, kế hoạch tồn khóa, từng năm học từng kỳ học. Thực

7


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hiện kế hoạch được quyệt, quản lý theo dõi quá trình học tập rèn luyện của
học viên.
2.

Phối hợp với các khoa hội đồng thi xét điều kiện kiểm tra thi

2.2. Mục tiêu xử lý tình huống
2.2.1. Mục tiêu trƣớc mắt
Giải quyết kịp thời tình huống để phát hiện, ngăn chặn kịp thời những
hành vi không đúng nội quy quy chế của học viên Nguyễn Thị D – là học
viên lớp TCLLCT – HC quận X.
Ngăn chặn những tư tưởng không đúng của các học viên còn lại trong
lớp, đề cao trách nhiệm của Ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng
như ban giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị quận X và Trường ĐTCB
Lê Hồng Phong.
2.2.2. Mục tiêu lâu dài
-

Thứ nhất đối với bản thân học viên
Nâng cao nhận thức của chị Nguyễn Thị D nói chung và của học viên

trường ĐTCB Lê Hồng Phong nói riêng về chủ trương đường lối chính sách

của Đảng và Nhà nước. Cụ thể hơn là để học viên nắm rõ được quyền và
nghĩa vụ của cán bộ công chức, những nội quy, quy chế của nhà trường trong
hoạt động dạy và học. Nâng cao chữ “đức” của người cán bộ, đặc biệt với vị
thế là những cán bộ chủ chốt của cơ quan Đảng chính quyền. Bác Hồ khẳng
định “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích
cho đan chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Phổ
biến như thế nào, giải thích như thế nào, nắm bắt như thế nào để “đặt chính
sách cho đúng” là hết sức quan trọng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cái “tâm”,
cái “tầm” của người cán bộ. Và khi có chính sách rồi, việc thi hành nó như
thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, đặc biệt cái đức, cái tài
của đội ngũ cán bộ, Bác khẳng định “Cán bộ là dây chuyền
8


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của bộ máy. Nếu dây chuyền khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của
Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách hay cũng khơng thể thực hiện được”5.
Giúp học viên tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước cũng như tin tưởng tuyệt đối vào chức trách
nhiệm vụ của Nhà trường. Tin tưởng rằng trường ĐTCB Lê Hồng Phong
luôn là nơi đào tạo cán bộ chủ chốt có chất lượng của Thành phố.
-

Thứ hai: Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trƣờng.


Giúp mỗi cán bộ, giảng viên cũng như giáo viên chủ nhiệm lớp nắm
rõ nội quy, quy chế trong giảng dạy và học tập của Nhà trường.
Nâng cao trách nhiệm của các khoa phòng, cụ thể hơn là ban cán sự
lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ, giảng viên giảng dạy, coi thi và quản lý
lớp…

3.

Phân tích nguyên nhân, hậu quả

3.1.

Nguyên nhân

-

Thứ nhất: Từ phía học viên

Nhận thức của chị D, một số học viên nói chung chưa đúng. Chưa
nhận thức rõ được nghĩa vụ của cán bộ công chức cũng như chưa nhận thức
được nội quy, quy chế trong học tập nói chung và trường ĐTCB Lê Hồng
Phong nói riêng được quy định tại điều 3 Tại điều 3 Quy chế học viên dùng
cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền đồn thể
nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính) (ban hành
kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm 2010
của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
5

HCM tồn tập, t.5, tr.54


9


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ban cán sự lớp TCLLCT – HC quận X nhận thức chưa rõ về trách
nhiệm của Ban cán sự lớp và chưa làm trịn trách nhiệm của mình được quy
định tại điều 7 của Quy chế học viên: “Ban cán sự lớp cùng chi bộ lãnh đạo
về tư tưởng nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện; thường xuyên
phản ánh tình hình với chủ nhiệm lớp và Ban giám hiệu”. Và ở tình huống
này, việc học hộ thi hộ của học viên Nguyễn Thị D diễn ra ở những phần học
cuối và nhiều lần, điều đó cũng khẳng định rằng Ban cán sự lớp không thể
không biết, ban cán sự lớp đã khơng phản ánh tình hình cho giáo viên chủ
nhiệm cũng như ban giám hiệu Nhà trường.
Thứ hai: Từ phía cán bộ, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm

-

của Nhà trƣờng
Giáo viên chủ nhiệm chưa làm trịn trách nhiệm của mình theo quy
định tại điều 5 của Quy chế giáo viên chủ nhiệm, chưa đi sâu đi sát, chưa
nắm bắt được tình hình của lớp để xảy ra tình trạng học viên học hộ thi hộ.
Cán bộ coi thi cũng chưa làm đầy đủ quy trình của kiểm tra, thi. Đã
chủ quan không kiểm tra giấy tờ tùy thân của học viên trước khi bước vào
phịng thi.
Cơng tác quản lý gián tiếp của một số phịng, ban, khoa chun mơn
chưa thực sự sâu sát… để chị Nguyễn Thị D nhờ người đi học hộ thi hộ cả
hai phần học.
-


Thứ ba: Từ phía các văn bản, nội quy quy chế của Nhà trƣờng

Các văn bản, nội quy, quy chế của Nhà trường chưa được rõ rang, cụ
thể gây khó khăn cho cơng tác quản lý học viên. Và các quy chế này chưa
phát huy được tính chủ động, nhiệm vụ của từng học viên trong lớp.
3.2.
-

Hậu quả

Thứ nhất: Hậu quả đối với bản thân học viên

Học viên có thể bị kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học theo
quy định tại điều 10 của Quy chế học viên. Và như vậy sẽ ảnh hưởng đến
10


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

việc học tập nâng cao trình độ chun mơn của chị D và quá trình làm việc
cng tác của chị D sau này.
Giảm uy tín của học viên trong lớp cũng như cán bộ công chức trong
cơ quan chị D công tác đối với chị Nguyễn Thị D vì hành vi nhờ người thi
hộ, học hộ.
Thứ hai: Hậu quả đối với Nhà trƣờng

-


Nếu tình huống này khơng được xử lý kịp thời, hợp tình hợp lý sẽ gây
ảnh hưởng lớn đến uy tín của nhà trường trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ
cho Thành phố. Đặc biệt là công tác quản lý học viên.
Sẽ gây mất niềm tin của học viên cũng như các cấp các ngành về chất
lượng đào tạo của Nhà trường nói chung và đào tạo trình độ TCLLCT – HC
nói riêng.
-

Thứ ba: Hậu quả đối với xã hội

Với quan điểm “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc” 6, nếu chúng ta
không xử lý kịp thời, chính xác thì cái “gốc” sẽ khơng tốt và đương nhiên sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của “ngọn” sau này. Hay nói cách khác,
cán bộ là cơng bộc của nhân dân,, nếu một cán bộ không trung thực, khơng
hội tụ đủ 5 điều “Trí – Tín – Nhân – Dũng – Liêm ” của đạo đức cách mạng
thì khơng thể có một đất nước phát triển.
Và nếu chúng ta khơng xử lý kịp thời, hợp tình hợp lý sẽ gây mất niềm
tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ cơng chức vì “Cán bộ là những người đem
chính sách của Chính phủ, của Đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ
7

dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực hiện được” . Từ đó sẽ gây mất niềm
tin của nhân dân vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

6
7

HCM tồn tập, tập 5, tr.269
HCM toàn tập, t.5, tr.54


11


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4.

Xây dựng phƣơng án và lựa chọn phƣơng án tối ƣu

Qua phân tích ngun nhân, hậu quả của tình huống có thể nhận thấy
rằng để tình huống đó xảy ra thì ngồi lý do bản thân học viên chưa trung thực
chưa nhận thức đúng được nhiệm vụ trách nhiệm của người cán bộ cơng chức
nói chung và của một học viên trường ĐTCB Lê Hồng Phong nói riêng thì việc
chưa làm trịn trách nhiệm của ban cán sự lớp, của giáo viên chủ nhiệm lớp và
của cán bộ coi thi và các văn bản liên quan chưa thực sự rõ ràng cụ thể …
Để chị D được nhận thức rõ hành vi sai trái của mình đã vi phạm nội quy
quy chế học tập, để tạo đảm bảo uy tín của Nhà trường, để tạo niềm tin của học
viên nói riêng và nhân dân nói chung tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào đội ngũ
cán bộ công chức trong thời kỳ mới, tôi xin đưa ra một số phương án giải quyết
tình huống như sau:
Phƣơng án 1: Nhắc nhở chị D và tiếp tục cho chị D theo học cùng
với lớp TCLLCT – HC quận X
Ưu điểm phương án:
Chị D sẽ cảm thấy hài lịng và khơng làm mất thời gian, uy tín của chị D
trong học tập cũng như trong công tác.
Nhược điểm của phương án:
Nếu chị D vẫn tiếp tục được theo học tại lớp đó thì như vậy là không
thực hiện quy chế mà Nhà trường và Học viên Chính trị hành chính quốc gia đã

đề ra.
Điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà trường, làm mất niềm
tin của học viên và của xã hội vào chất lượng đào tạo củ Nhà trường. Làm mất
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
12


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phƣơng án 2: Đề nghị chị D dừng học với lớp, không đƣợc thi tốt
nghiệp cùng lớp và đi học lại các phần mà chị đã nhờ ngƣời đi học hộ thi
hộ và không đƣợc thi tốt nghiệp cùng lớp.
Ưu điểm phương án:
Xét thấy hoàn cảnh của chị D rằng thời gian đầu trước khi chồng chị
bệnh nặng thì chị là một học viên rất tích cực và chăm chỉ của lớp. Hơn nữa
hồn cảnh chồng bị bệnh nặng mà khơng có người chăm sóc nên chị phải làm
vậy.
Do vậy việc đề nghị chị D dừng học với lớp và học lại các phần học mà
chị đã vi phạm sẽ đúng với quy định tại điều 3 và điều 10 của Quy chế học viên
mà Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đã ban hành và hợp với
đạo lý.
Đảm bảo uy tín của Nhà trường trong cơng tác đào tạo cán bộ nói chung
và đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị nói riêng.
Tạo niềm tin của học viên, của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức.
Giúp học viên nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
Nhược điểm của phương án:
Chị D sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn để hồn thành khóa học của
mình.

Phƣơng án 3: Chị D sẽ buộc thôi học và không đƣợc theo học bầt kỳ
một khóa đào tạo bồi dƣỡng nào trong trƣờng ĐTCB Lê Hồng Phong.
Ưu điểm của phương án:
Xử lý nghiêm khắc và mang tính răn đe đối với học viên
13


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhược điểm của phương án
Sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu học tập nâng cao trình độ của chị D và cơng
việc của chị D.
Xử lý tình huống như vậy chưa xét đến hồn cảnh của chị D cũng sẽ gây
tư tưởng không tốt cho học viên.
Lựa chọn phƣơng án tối ƣu
Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án, tôi xin chọn phương
án thứ hai: Đề nghị chị D dừng học cùng lớp và học bù các phần học VI.1, VI.2
mà chị D đã vi phạm.
Với cách xử lý tình huống như vậy sẽ hợp tình, hợp lý. Vừa đúng với
Quy chế học viên vừa xét tới hoàn cảnh của chị D.
Nâng cao uy tín của Nhà trường, tạo niềm tin tuyệt đối của học viên vào
chất lượng đào tạo và quản lý học viên của Nhà trường.
Giúp học viên, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào đội ngũ cán bộ công
chức thủ đô, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

14


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5.

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phƣơng án

Các bƣớc

1:
truyền, phổ
biến
quy,quy chế

2: ra quyết
định
dừng
đối với chị D


đề

chị D học bù

3: Tạo
kiện cho chị
D học
thi
nghiệp cùng
lớp khác


lại,



Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

6.

Kiến nghị với cơ quan chức năng

Thứ nhất: Cần rà soát lại các văn bản, nội quy quy chế của Nhà
trường, của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia; sửa đổi bổ sung
để văn bản được cụ thể rõ ràng hơn.
Nội quy, quy chế cụ thể rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học viên
cũng như cán bộ giang viên Nhà trường trong việc quản lý học viên.
Thứ hai: Cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của đội
ngũ cán bộ công chức về tầm quan trọng của chữ đức, chữ tài của người
cán bộ, về quyền và nghĩa vụ của mỗi cán bộ công chức
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi “Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả
một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá
nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị,
cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc..”
Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích
cho đan chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng
báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng”. Phổ
biến như thế nào, giải thích như thế nào, nắm bắt như thế nào để “đặt chính
sách cho đúng” là hết sức quan trọng. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cái “tâm”,

cái “tầm” của người cán bộ. Và khi có chính sách rồi, việc thi hành nó như
thế nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ, đặc biệt cái đức, cái tài
của đội ngũ cán bộ. Hồ Chí Minh khẳng định “Có tài phải có đức. Có tài

16


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khơng có đức, tham ơ, hủ hóa có hại cho nước. Có đức mà khơng có tài như
ơng bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì được ai”8
Vì vậy, chúng ta phải xây dựng và kiện tồn đội ngũ cán bộ cơng chức
đảm bảo đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đủ số lượng, chất lượng, tận tụy với cơng
việc có trình độ chun môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao.

Hay hiện nay Thành phố Hà Nội đã đào tạo cán bộ nguồn cho khối
Đảng, cán bộ nguồn cho cấp xã, phường thị trấn. Theo đó, người có hộ khẩu
Hà Nội phải tốt nghiệp Đại học chính quy bằng khá trở lên và người có hộ
khẩu ngoại tỉnh phải có băng đại học chính quy đạt loại giỏi trở lên. Và năm
2014, Thành phổ Hà Nội đã thu hút được 21 thủ khoa về làm việc tại các cơ
quan đơn vị của Thành phố.
Cần nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức thông
qua việc thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh


để đảm bảo thực hiện đúng chức trách của một cán bộ công chức – là

công bộc của nhân dân.
Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ công chức có thể học tập nâng cao

trình độ chun mơn. Các văn bản ln có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp
với thực tế, do đó cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để mỗi cán bộ
công chức có thể hiểu, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và
các thủ tục hành chính liên quan đến chun mơn mà mình phụ trách.
Thứ ba: Cần tăng cường kiểm tra giám sát cán bộ, công chức trong
quá trình thực thi nhiệm vụ. Tránh việc kiểm tra chỉ lấy lệ, chỉ để có. Xử lý
nghiêm những trường hợp sai phạm, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ cơng
chức khơng đủ phẩm chất, năng lực…
8

HCM tồn tập, t.8, tr.184

17


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bác khẳng định “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền
khơng tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt.
Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đồn thể thi
hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng khơng thể thực
hiện được”9.

9

HCM tồn tập, t.5, tr.54

18



Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Lịch sử trường vừa là sản phẩm, vừa là bước song hành cùng với sự
trưởng thành và phát triển của đảng bộ Hà Nội, phản ánh một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng đảng: cơng tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ - nguồn vốn quý báu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Hàng chục vạn lượt cán bộ từ cấp cơ sở, cấp quận, huyện, sở, ban, ngành,
đoàn thể của thành phố đã được nâng cao trình độ lý luận chính trị, QLNN
và bồi dưỡng chun môn, kỹ năng, nghiệp vụ. Trong thời gian tới, phát huy
truyền thống vẻ vang xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ, giảng viên,
công chức, viên chức của Nhà trường sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu,
thực hiện thành công sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng
chức có chất lượng cho Thủ đơ, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế để luôn xứng đáng với tên người chiến sĩ cách mạng
yêu nước, anh dũng, trung kiên mà Nhà trường vinh dự mang tên Lê Hồng
Phong
Trong giới hạn của tiểu luận tình huống và giới hạn của bản thân,
những phương án, kiến nghị chỉ là những đánh giá ban đầu mang tính chủ
quan của em nên có thể chưa thực sự tối ưu. Tiểu luận sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự hướng dẫn của thầy, cơ để bài
viết được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

19


Xử lý tình huống học hộ, thi hộ ở trường ĐTCB Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHỤ LỤC
1.

Quy chế học viên dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của

Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm
2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
2.

Quy chế giảng viên dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của

Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm
2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
3.

Quy chế chủ nhiệm lớp dùng cho các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý

của Đảng, chính quyền đồn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành
chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG, ngày 3 tháng 2 năm
2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)
4.

Quy chế thi, kiểm tra và xếp loại học tập dùng cho các lớp đào tạo cán bộ

lãnh đạo quản lý của Đảng, chính quyền đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (hệ Trung cấp lý
luận chính trị - hành chính) (ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-HVCT-HCQG,

ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh)
5.

Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan…

20



×