MỤC LỤC
A. Mở đầu
B. Nội dung
CHƯƠNG MỘT: Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa trong và ngồi
nước
CHƯƠNG HAI: Những mặt mạnh của từng hướng tiếp cận trong nghiên cứu
văn hóa
học
CHƯƠNG BA: Quan điểm và phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa
Kết luận
Lời giới thiệu
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc, cơng tác nghiên cứu khoa học văn hóa có vai trị to lớn. Tuy
nhiên, trên thực tế “cơng tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên
quan đến văn hóa trong tiến trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị
truyền thống cũng như hệ giá trị mới, cần xây dựng trong xử lý mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị, văn hóa và
kinh tế… và chúng ta phải nâng cao chất lượng, phát huy tác dụng của nghiên
cứu lý luận” (Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 của BCHTƯ khóa VIII)
Nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, Viện Văn hóa – Thơng tin
(trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa – nghệ thuật) chủ trương xây dựng một
tủ sách có tên là: Tủ sách nghiên cứu văn hóa. Trong tủ sách này, những cơng
trình nghiên cứu văn hóa học (nghiên cứu lý luận, phương pháp luận, phương
pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước
ngồi) sẽ được giới thiệu.
Lần này, chúng tơi xin trân trọng giới thiệu cơng trình của TS. Bùi Quang
Thắng – HÀNH TRÌNH VÀO VĂN HĨA HỌC. Có thể nói, đây là một trong những
cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đi sâu và có hệ thống vào những vấn
đề lý thuyết – phương pháp luận của một bộ mơn khoa học mới – Văn hóa học.
Cũng chính vì vậy mà trong cơng trình này chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề khoa học
cần phải có sự trao đổi, tranh luận thêm.
Xây dựng bộ mơn Văn hóa học ở Việt Nam mới chỉ là công việc đang ở
chặng đường đầu. Chúng tôi hiểu rằng, đây không phải là công việc chỉ dựa vào
tâm huyết, công sức và trí tuệ của một vài cá nhân mà là cơng việc đòi hỏi sự
chung sức, chung lòng của rất nhiều nhà khoa học. Vì thế, chúng tơi hy vọng sẽ
nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, góp ý thân tình và thẳng thắn của các bậc trí
giả, của tất cả mọi bạn đọc quan tâm đến bộ mơn Văn hóa học còn rất mới mẻ ở
Việt Nam.
Xin chân thành cám ơn.
Viện trưởng Viện Văn hóa – Thơng tin
TS. NGUYỄN CHÍ BỀN
Lời tác giả
Năm 1997, chúng tôi sắp xếp và biên tập những bài nghiên cứu của thầy
Đoàn Văn Chúc thành một cuốn sách với cái tên Văn hóa học [NXB Văn hóa –
Thơng tin, H. 1997], nhiều nhà khoa học đã nửa đùa nửa thật nói rằng: Thực ra,
người làm sách (ý nói tơi) tự ý đặt tên như vậy cho kêu và cho hấp dẫn thôi chứ
thực ra đã làm gì có một thứ Culturology và Đồn Văn Chúc khi viết những bài
đấy chỉ lấy một tựa đề rất đúng mực là Những bài giảng về văn hóa.
Hồi ấy, tơi đã khơng thanh minh hay bình luận gì thêm về sự việc trên và
cứ theo lẽ tự nhiên cuốn sách đã được bán chạy và nhận được nhiều phản hồi
tích cực của giới khoa học. Tuy nhiên, chúng tơi – những học trị của thầy Đồn
Văn Chúc – rất hiểu thầy mình muốn gì: Ơng thật sự muốn bàn về một khoa học
văn hóa mang tính liên ngành. Những ai đã tiếp xúc và đọc kỹ các bài nghiên
cứu của ơng chắc chắn sẽ nhận ra điều đó.
Cũng từ đó tơi có một dự định: sẽ tiếp tục cụ thể hóa và hệ thống hóa
những ý tưởng của thầy về một Văn hóa học. Tơi bắt đầu chú tâm vào việc đọc
và sưu tầm tư liệu về những chuyên ngành nghiên cứu văn hóa như dân tộc học,
nhân học, tâm lý học và cả phân tâm học (Tơi có chút hiểu biết về xã hội học,
còn đối với những bộ mơn kia tơi hồn tồn là người “ngoại đạo”) với hy vọng
rằng, khi tích lũy được một lượng kiến thức nhất định tơi sẽ có thể làm được
một cái gì đó để đóng góp vào việc xây dựng bộ mơn Văn hóa học ở Việt Nam.
Mong muốn của tơi là viết một chuyên luận về phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu của văn hóa học – theo cách hiểu là một bộ môn khoa học
tổng hợp và mang tính liên ngành.
Là một người thực tế nên tơi biết đây là một cơng việc rất khó khăn, vượt
q sức mình: Vấn đề nghiên cứu hồn tồn mới, thời gian vật chất không
nhiều, tư liệu tham khảo bằng tiếng Việt hiếm, trình độ ngoại ngữ cịn có hạn…
Vì thế, tơi đã cố gắng làm việc theo cách thực dụng, tức là tránh sự cầu toàn
cũng như chủ quan kiểu “ếch ngồi đáy giếng”, cũng như thế tránh cả sự tự ty
lẫn tự kiêu.
Tuy nhiên, tất cả những cái đó mới chỉ là những cố gắng chủ quan (Nếu có
thể lượng hóa thì sự cố gắng chủ quan này chỉ có thể đóng góp khoảng 30% vào
sự hồn thành cơng việc). Thực bụng, tơi vẫn nghĩ rằng: Đến hơm nay, cơng
trình này đã hồn thành được là do trong q trình nghiên cứu tôi đã gặp được
nhiều thuận lợi khách quan. Chỉ cần nêu một ví dụ: Nếu khơng có những tư liệu
mới được dịch và xuất bản (về nhân học, phân tâm học) trong vịng 4 năm gần
đây thì cơng trình này khó có thể hồn thành được.
Nhân dịp cơng trình này được in thành sách, tơi muốn được bày tỏ lịng
biết ơn của mình đối với tất cả những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ
tôi trong công việc nghiên cứu này:
Trước hết, tự đáy lịng, tơi nghĩ cơng trình này như một nén hương dành
cho người thầy đã q cố của mình – thầy Đồn Văn Chúc.
Xin cảm ơn những dịch giả các cơng trình khoa học mà tôi đã sử dụng cho
đề tài này. Đối với tôi, họ là những nhà khoa học chân chính (chứ khơng chỉ là
những người có trình độ ngoại ngữ cao), bởi tơi rất cảm phục trình độ chun
mơn và sự tận tụy trong công việc dịch thuật “khổ sai” của họ.
Xin cảm ơn những nhà khoa học đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình
làm việc (Từ những ý kiến đóng góp lúc dựng đề cương nghiên cứu đến giới
thiệu tài liệu, đến việc nhận xét, phản biện khi công trình được hồn thành).
Xin cảm ơn GS.TSKH. Viện sỹ Phạm Minh Hạc, GS. Trần Quốc Vượng, GS.TSKH.
Tô Ngọc Thanh, GS.TS. Phạm Đức Dương, GS.TSKH. Huỳnh Khái Vinh, GS.TS.
Hoàng Vinh, GS.TS. Đình Quang, GS.TS. Ngơ Đức Thịnh, PGS. Phan Ngọc, GS.
Phong Lê, TS. Hoàng Ngọc Hiến, TSKH. Phan Hồng Giang, TS. Nguyễn Tri
Nguyên, PGS.TS. Phạm Bích San, PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế, TS. Nguyễn Chí
Bền…
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn Viện Văn hóa Thơng tin – nơi tơi
đang cơng tác – đã tạo mọi điều kiện để tơi có thể hoàn thành và xuất bản cuốn
sách này.
A. MỞ ĐẦU
Lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử các khoa học nói riêng ln là một
chuỗi liên tiếp những q trình phủ định của phủ định. Theo đó, nhận thức của
loài người về thế giới thực tại bao quanh nó ngày càng được nhân lên và hồn
thiện.
Ở các khoa học về văn hóa cũng vậy, kể từ khi các khoa học xã hội và nhân
văn chọn văn hóa làm đối tượng nghiên cứu riêng biệt cho mình đến nay, tri
thức về văn hóa của lồi người đã được tích lũy và được chun mơn hóa với
tốc độ cao. Cùng với sự ra đời của những bộ môn khoa học trong nghiên cứu xã
hội và con người là sự xuất hiện của các bộ môn chuyên nghiên cứu văn hóa:
Khởi đầu là dân tộc chí, tiếp đó là triết học văn hóa, tâm lý học văn hóa, dân tộc
học, sau đó là nhân học, xã hội học văn hóa, ký hiệu học, ngôn ngữ học tộc
người… Những kết quả nghiên cứu của các cách tiếp cận chuyên sâu của các bộ
môn khoa học đã tạo được những tri thức khổng lồ và những luận thuyết khoa
học về sự phát triển của văn hóa, của nhân loại.
Tuy nhiên, càng ngày quy luật phủ định của phủ định càng làm người ta
thấy rõ: con người không được phép chủ quan và ngạo mạn với những tri thức
mà mình đã đạt được, bởi điều đó chính là lực cản lớn nhất đối với sự phát
triển của xã hội lồi người nói chung và khoa học nói riêng.
Thực vậy, lịch sử khoa học đã cho thấy q trình phát triển xốy trơn ốc
của tư duy khoa học: tổng hợp – phân tích – tổng hợp… Vì thế, sẽ là tất yếu nếu
ngày nay có một bộ mơn khoa học mới được hình thành trên cơ sở những bộ
môn khoa học (xã hội học, tâm lý học, dân tộc học, nhân học…) vốn được thoát
thai từ một khoa học tổng hợp – triết học xã hội.
Một thực tế thường diễn ra trong khoa học xã hội và nhân văn là: Các nhà
lý thuyết thường đưa ra những quan điểm phương pháp luận đối chọi nhau,
đặc biệt là những quan điểm về cách nhìn nhận thực tại (Ví dụ, có quan điểm
coi xã hội như là thực tại khách quan, quan điểm khác lại cho rằng, xã hội như
là thực tại chủ quan) [xem 116, chương 2, chương 3], điều đó dẫn đến việc sử
dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau và các hình thức giải thích
khác nhau. Mặt khác, ở những cơng trình chun sâu của một số chuyên ngành
dân tộc học, hay văn hóa dân gian…, người ta còn thấy xu hướng thiên về miêu
tả, phân tích, ưu tiên cho những cái “lạ”, cái khác biệt mà ít chú ý đến việc khái
quát những tương đồng ở các xã hội người. Một nhà nhân học đã phê phán xu
hướng này như sau:
Vì quá đi vào chi tiết cho nên một số cơng trình nghiên cứu đã xa lìa đối
tượng chính là con người; trong khi đó tư tưởng nhân học vẫn ln tập trung
xung quanh một vài vấn đề liên quan đến đa số nhân loại: cuộc tiến hóa, về mặt
thể chất cũng như mặt văn hóa đã diễn biến như thế nào? Đâu là những nguyên
tắc, hay những định luật khái quát quán xuyến q trình tiến hóa ấy? Giữa thể
chất, ngơn ngữ và phong tục của các dân tộc quá khứ và hiện tại có những quan
hệ liên lạc như thế nào? Cá nhân có vai trị và địa vị như thế nào trong đoàn thể
xã hội? Con người dễ uốn nắn đến mức nào, trước tác dụng của giáo dục và của
môi trường thiên nhiên? Tại sao trong xã hội lại có những đặc trưng nhân vị
khác? [68, tr.111].
Chính vì vậy, ngày nay – sau gần 100 năm kể từ khi văn hóa trở thành đối
tượng nghiên cứu riêng biệt của nhiều chuyên ngành khoa học xã hội và nhân
văn – nhiều nhà khoa học đã nhận thấy nhu cầu cấp thiết về một lối tư duy tổng
hợp để khắc phục những bất cập của từng cách tiếp cận riêng biệt trong nghiên
cứu văn hóa và họ đã đề xuất về việc hình thành một bộ mơn khoa học văn hóa
mới mang tính tổng hợp mà đặc trưng của nó là phương pháp tiếp cận liên
ngành. Các nhà khoa học đã đặt hy vọng ở một bộ môn khoa học mới, có khả
năng nghiên cứu văn hóa một cách tồn diện hơn, sâu sắc và khách quan hơn.
Thuận ngữ văn hóa học (culturology) dường như mới chỉ được nêu ra như
một sự thăm dò của các nhà khoa học đi theo hướng trên (mong muốn có một
khoa học độc lập về văn hóa). Thuật ngữ này xuất hiện vào năm 1898 tại đại
hội các giáo viên sinh ngữ họp ở Viên, nhưng phải đến năm 1949, khi cơng
trình The Science of Culture của L.Weiter được xuất bản, thì thuật ngữ này mới
bắt đầu được phổ biến [xem 93, tr.19]. Ở các nước phát triển, người ta còn
dùng thuật ngữ trên một cách rất dè dặt. Ví dụ ở Đức, người ta dùng cả hai
thuật ngữ Kulturwissenschaft (số ít – với nội hàm tương đương với văn hóa
học)và Kulturwissenschaften [1](số nhiều – các khoa học nghiên cứu văn hóa),
ở Mỹ, ở Anh người ta thường dùng cultural studies, ở Pháp Science de la
culture…, ở Việt Nam có một vài nhà khoa học (Phạm Đức Dương, Đoàn Văn
Chúc, Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng…) đã sử dụng thuật ngữ văn hóa học.
Có hay chưa? Có thể có hay khơng một văn hóa học như thế? Nếu có thì đối
tượng, nội dung nghiên cứu, hệ thống khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành,
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của nó là gì?
Trả lời những vấn đề này, có những ý kiến rất khác nhau thậm chí đối lập
nhau. Ví dụ, Racliffe-Brown – nhà nhân học Anh danh tiếng – khơng thừa nhận
một khoa học chung về văn hóa: Ông cho rằng văn hóa là một khái niệm trừu
tượng bởi giá trị và chuẩn mực của một xã hội là không thể quan sát được [xem
115, tr. 47]; Hoặc nhiều nhà nghiên cứu theo quan điểm phản thực chứng luận
(anti-positivism) thì lại cho rằng: văn hóa của nhân loại là không đồng nhất và
vô cùng đa dạng, giữa chúng khơng có những quy luật chung, vì thế, văn hóa
khơng thể được nghiên cứu theo thực chứng luận (positivism) (tức khơng thừa
nhận một khoa học chung về văn hóa) mà phải được hiểu (Verstehen – thuật
ngữ tiếng Đức mà M. Weber đã đề xuất) và được diễn giải…
Có ý kiến ngược lại, cho rằng, thực ra, trước khi xuất hiện thuật
ngữ culturology (văn hóa học) đã có nhiều nhà khoa học, cùng nhiều cơng trình
cụ thể đã thực hiện việc nghiên cứu văn hóa theo quan điểm và phương pháp
liên ngành (interdiciplin). Nói cách khác, những người này cho rằng: Văn hóa là
một tồn tại khách quan, dù các hình thái của nó rất đa dạng nhưng người ta vẫn
có thể trắc đạt nó một cách khoa học và có thể so sánh các biểu thị văn hóa để
tìm ra những nét tương đồng, những quy luật chung trên cơ sở tính thống nhất
tinh thần của nhân loại. Họ cho rằng, đã có đủ cơ sở để xây dựng một bộ mơn
khoa học văn hóa mới này – Văn hóa học.
Tôi tán thành và đi theo quan điểm thứ hai này bởi những lý do sau:
- Các cơng trình đi theo hướng đơn ngành khơng thể nghiên cứu văn hóa
một cách tồn diện và lại càng khơng thể đảm nhận được những nội dung ngày
càng phức tạp mà thời đại đặt ra đối với nghiên cứu văn hóa (hàng loạt những
vấn đề như: hình thái, bản sắc, quá trình biến đổi và tích hợp văn hóa, thể chế
văn hóa, chính sách văn hóa, tính dân tộc, tính hiện đại trong văn hóa, văn hóa
và phát triển…). Điều này lại càng có ý nghĩa đối với sự phát triển lý luận văn
hóa ở Việt Nam, khi mà “cơng tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề
có liên quan đến văn hóa trong tiến trình đổi mới, trong việc xác định những
giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hóa và chính trị,
văn hóa và kinh tế…” (Văn kiện hội nghị lần thứ 5 của BCHTƯ khóa VIII).
- Đã bắt đầu có những cơng trình lý thuyết và giáo trình theo hệ thống
của Văn hóa học. Ví dụ:
+ “Văn hóa ngun thủy” (Primitive Cultur) của B. E. Tylor [107], “Triết
học các hình thái biểu tượng” (Philosophie der symbolischen Formen) của Ernst
Casierer [14], “Vật tổ và cấm kỵ” (Totem und Tabu) của Sigmund Freud [44],
“Triết học văn hóa” (Philosophie der Kultur) của Peter Zimmar [120], “Nhân học
cấu trúc” (Structural anthropology) của C. L. Strauss, “Tìm cội nguồn của ngôn
ngữ và ý thức” (Recherches sur l’origine du langage et de la conscience) của
Trần Đức Thảo [104],…
+ “Văn hóa học” (Kulturwissenschaft) của Klaus P. Hansen [119], “Khoa
học văn hóa” (The Science of Cultur) của L. Weiter, “Văn hóa học” (Kulturologija)
của A. A. Belik [8],…
+ Ở Việt Nam: Nhiều công trình của PSG. Từ Chi, PGS. Phan Ngọc, GS. Đinh
Gia Khánh, GS. Phạm Đức Dương, GS. Tô Ngọc Thanh, GS. Trần Quốc Vượng, GS.
Hà Văn Tấn… đã đi theo hướng văn hóa học. Về giáo trình đại học, chúng ta đã
có Văn hóa học của Đồn Văn Chúc [22], Cơ sở văn hóa Việt Nam [114] do GS.
Trần Quốc Vượng chủ biên, Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS.TSKH. Trần Ngọc
Thêm [93].
- Đã xuất hiện những cơng trình thực nghiệm tiêu biểu cho cách tiếp cận
của văn hóa học. Ví dụ: “Văn hóa nơng thơn trong phát triển” [33]; “Các mơ hình
hơn nhân ở đồng bằng sơng Hồng từ truyền thống đến hiện đại” [58]; “Tác
động của truyền thông đại chúng trong q trình xây dựng nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam” [32]; “Mơ hình xây dựng làng văn hóa
ở nơng thơn Bình Định” [76];…
Văn hóa học là một bộ mơn khoa học mới và đang trong q trình hình
thành (khơng chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy). Vì thế vấn đề quan
điểm và phương pháp nghiên cứu của nó đương nhiên cịn chưa hồn thiện và
thống nhất. Việc nghiên cứu các quan điểm tiếp cận và phương pháp của các
chuyên ngành khác nhau nhưng có cùng một đối tượng nghiên cứu là văn hóa
để tìm ra những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế của chúng, đồng thời tìm
ra những khả năng để liên kết các quan điểm, phương pháp ấy trong những
tương quan bổ trợ lẫn nhau là một yêu cầu cấp thiết.
Nếu diễn giải và chứng minh được rằng: có thể có một quan điểm nghiên
cứu chung và có khả năng liên kết những mặt mạnh của các phương pháp
nghiên cứu của từng môn khoa học chun biệt, thì cơng trình này sẽ góp phần
hình thành được cơ sở cho một môn khoa học mới – Văn hóa học.
Ở Việt Nam cịn rất ít những sách lý luận đại cương về văn hóa học, đa
phần các giáo trình ở bậc đại học đang ở dưới hình thức “Cơ sở Văn hóa Việt
Nam”. Dạng giáo trình này còn chưa trực tiếp đề cập đến những vấn đề căn bản
của một bộ môn khoa học độc lập mới như: đối tượng nghiên cứu, hệ khái niệm
chuyên ngành, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu liên ngành…
Công trình này đề cập đến một trong những vấn đề căn bản trên. Nếu thành
cơng, nó sẽ góp phần vào việc giảng dạy Văn hóa học ở Việt Nam.
Thơng qua những cơng trình nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm
về văn hóa của các nhà khoa học tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam, chúng
tôi cố gắng đưa ra một tổng quan về tình hình nghiên cứu văn hóa của một số
cách tiếp cận riêng biệt ở các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, tìm ra
những ưu thế và hạn chế ở từng cách tiếp cận. Từ đó, cơng trình này làm sáng
tỏ tính bức thiết của quan điểm và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong
nghiên cứu văn hóa và đưa ra cách lý giải cũng như khả năng liên kết các quan
điểm và các phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần vào việc xây dựng cơ sở
khoa học trong quá trình hình thành và phát triển bộ mơn Văn hóa học ở Việt
Nam. Giới hạn của cơng trình:
Thứ nhất, văn hóa học là một bộ mơn khoa học mới mang tính tổng hợp và
liên ngành. Những vấn đề mà người ta phải bàn về nó – khi xây dựng và phát
triển môn học – sẽ là một hệ thống vấn đề: Văn hóa học là gì? (Vị trí của nó
trong tương quan với các khoa học tinh thần khác?); đối tượng, các khái niệm
căn bản, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu… của môn học? Tuy
nhiên, cơng trình này sẽ chỉ giới hạn ở việc lý giải một vấn đề trong hệ thống
vấn đề trên, đó là: quan điểm và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn
hóa học.
Thứ hai, một mặt, do nguồn tư liệu về văn hóa học ở Việt Nam cịn hạn chế
(tài liệu dịch cịn ít, đặc biệt là cịn ít những cơng trình lý thuyết hay những
nghiên cứu cụ thể mang tính phương pháp rõ nét) cho nên luận án phải hạn
chế nội dung khảo sát của mình ở những quan điểm tiếp cận và phương pháp
nghiên cứu của một số chuyên ngành tương đối phổ biến và có nhiều tư liệu tra
cứu hơn cả, đó là:
- Quan điểm và phương pháp dân tộc chí, dân tộc học, nhân học.
- Quan điểm và phương pháp tâm lý học.
- Quan điểm và phương pháp xã hội học.
Mặt khác, ba hướng tiếp cận trên – theo ý kiến của nhiều nhà khoa học – là
ba thành tố quan trọng nhất cấu thành nên văn hóa học. Ví dụ như ý kiến của
nhà nhân học Mỹ, Ralph Linton, dự báo về sự hình thành của một Văn hóa học
như là một khoa học “về sự ứng xử của con người, khoa học này thống nhất
được các kết quả của tâm lý học, của xã hội học và của nhân học thành một hợp
đề (synthese)” [dẫn theo 79].
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HĨA
TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1.1 Văn hóa với tư cách là đối tượng nghiên cứu độc lập của các
chuyên ngành khoa học
Văn hóa cũng như các hoạt động tự nhiên và xã hội khác, có trước khi có
sự nghiên cứu về nó, nghĩa là: người ta cứ sống theo một văn hóa nào đó, cứ
khơng ngừng sáng tạo văn hóa nhưng chưa có ý thức về nó. Mãi đến năm 1871,
bằng cơng trình Văn hóa ngun thủy (Primitive culture) [107] B. E. Tylor đã
đánh một dấu son vào lịch sử khoa học: Văn hóa lần đầu tiên trở thành đối
tượng nghiên cứu riêng biệt.
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản châu Âu đã bắt đầu có
những bước phát triển nhảy vọt, (cơng nghiệp hóa, năng suất lao động cao, xâm
lấn thuộc địa và mở rộng thị trường…) chính sự phát triển ấy đã kéo theo
những xáo động, bất ổn trong đời sống văn hóa – xã hội đương thời của những
nước công nghiệp châu Âu (suy thoái đạo đức, khủng hoảng niềm tin, hệ giá trị
cổ truyền bị tan rã…)
Mặt khác, sự phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp đem lại những đột
biến trong văn hóa: Xã hội đã xuất hiện những dạng vẻ, hình thức văn hóa mới
chưa hề có trong lịch sử văn hóa các quốc gia, các dân tộc: Một văn hóa mới –
mang tính cơng nghiệp, tính hàng loạt – bùng nổ, đã xóa dần đi những dấu vết
của điều kiện tự nhiên, cũng xóa dần những nét độc đáo của truyền thống và
bản sắc tộc người.
Điều này tác động trực tiếp tới suy nghĩ của một số nhà khoa học. Họ cho
rằng, cần phải nghiên cứu văn hóa – xã hội một cách khoa học để phục vụ cho
sự ổn định xã hội và duy trì truyền thống văn hóa, để tránh nguy cơ các dân tộc,
các quốc gia phải cùng khoác một bộ đồng phục văn hóa.
Cũng khoảng thời gian này, các tư liệu rất phong phú của những nhà
truyền giáo, những nhà cai trị thực dân ở các thuộc địa đã trở thành cứ liệu
khoa học, thành nguồn kích thích các nhà khoa học đi vào khám phá các kiểu
thức sinh tồn của các xã hội man dã hay sơ khai. Nhờ khối tư liệu dân tộc học
đồ sộ từ khắp các miền trên lục địa, người ta đã hình dung được bước đi đầu
tiên của lồi người và có thể so sánh được văn hóa của xã hội sơ khai với văn
hóa của xã hội đương đại. Điều đó giúp người ta hình dung được hình thù và
bước đi ban đầu cũng như tiến trình phát triển của văn hóa.
Văn hóa – theo Tylor là: “Một tồn thể phức hợp bao gồm tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, luân lý, luật pháp, phong tục và tất thẩy những năng lực
khác và những tập quán khác mà con người hoạch đắc với tư cách là thành viên
của xã hội” [dẫn theo 22, tr. 10]. Có thể coi đây là định nghĩa khoa học đầu tiên
về văn hóa. Tất cả những nhà nghiên cứu văn hóa sau này đều khơng thể bỏ
qua định nghĩa trên, bởi nó như là điểm xuất phát: Căn cứ vào đó mà người ta
có thể tán thành hay không tán thành, thêm hay bớt… để khái niệm văn hóa
phù hợp với thực tiễn văn hóa của xã hội mà mình đang nghiên cứu.
Từ đó văn hóa trở thành đối tượng mới mẻ và riêng biệt của nhiều khoa
học xã hội và nhân văn.
Có thể nói rằng, dân tộc chí đã trở thành cơ sở khoa học cho rất nhiều môn
khoa học mới ra đời và phát triển. Người có cơng đầu trong việc khai thác kho
tư liệu phong phú về văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới để từ
đó tổng hợp, khái quát hóa thành quy luật tiến hóa văn hóa của nhân loại là B. E.
Tylor. Lịch sử của khoa học văn hóa sẽ khơng bao giờ qn những đóng góp có
tính khai phá của ơng: Khái niệm văn hóa, tiến hóa luận đơn tuyến, đặc biệt là
thuyết hồn linh của ông đã và vẫn đang là những công cụ khoa học đối với
những nhà khoa học văn hóa đương đại.
B. E. Tylor trở lại với các dân tộc sơ khai khơng phải vì một mục đích
nghiên cứu thuần túy, mà nói như Lévi-Strauss, thì mục đích của Tylor là: “Mở
rộng một kinh nghiệm riêng biệt đến kích thước một kinh nghiệm chung hoặc
chung hơn, và do đó mà kinh nghiệm ấy trở thành kinh nghiệm khả tiếp cận đối
với những người của một xứ sở khác hay một thời đại khác…” [dẫn theo 23, tr.
12]
Chính tư tưởng mang tính phương pháp luận này đã định hướng cho giới
nghiên cứu dân tộc học, nhân học, văn hóa học trong q trình phát triển mơn
học của mình. Họ đều coi B. E. Tylor là ơng tổ của mình và hướng tới việc xây
dựng một khoa học chung về văn hóa, có khả năng tiếp cận đối với những nền
văn hóa ở những khơng gian và thời gian khác nhau.
Một loạt những chuyên ngành khoa học mới được hình thành trên cơ sở
những dữ liệu dân tộc chí và dân tộc học: Đó là trường phái triết học văn hóa
Đức, với các đại biểu như E. Cassirer, hoặc phân tâm học có thể coi là bộ mơn
khoa học của thế kỷ XX (có người gọi đó là khoa học văn hóa mới) mà đại biểu
là S. Freud, K. G. Jung… cũng phải dựa trên những tài liệu phong phú của dân
tộc chí được thu thập ở nhiều thời kỳ và từ nhiều dân tộc bán khai. (Tác phẩm
“Vật tổ và cấm kỵ” của S. Freud có thể coi vừa là một cơng trình phân tâm học
về xã hội, vừa là một cơng trình nhân học tiêu biểu).
Thừa hưởng những thành tựu của những nhà nghiên cứu tiền bối
trên, nhân học văn hóa và xã hội học văn hóa đã rất phát triển, chúng trở thành
những mũi nhọn trong cơng cuộc nghiên cứu văn hóa của nhân loại. Hai bộ
mơn nghiên cứu văn hóa này, trong q trình phát triển của mình, đã tích hợp
được nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu của những chuyên ngành
khoa học khác. Có thể nói, nhân học văn hóa và xã hội học văn hóa, tự nó đã bao
hàm ý nghĩa của những bộ môn khoa học liên ngành.
Ngày nay, văn hóa với tư cách là đối tượng của một bộ mơn khoa học mới
– Văn hóa học – đang được các nhà khoa học khuôn định lại trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các nhà khoa học tiền bối ở các khoa học chuyên ngành
khác nhau. Trường hợp của các nhà khoa học văn hóa Đức là một ví dụ: Họ tiến
tới một khoa học văn hóa bằng cách coi văn hóa như là hệ thống văn bản.
Ý nghĩa của văn hóa với tư cách là văn bản vượt ra ngồi phương thuật
của một ẩn dụ có tính đặc trưng. Nó hàm chứa một chương trình nghiên cứu và
phân tích của khoa học văn hóa mới. Cần nhận thức văn hóa với tư cách là một
văn bản, có nghĩa là cần phải phát hiện ra một trường hoạt động chung, được
xử lý chỉ nhờ và qua cách đặt vấn đề có tính chất xun ngành: Văn hóa là một
lĩnh vực được định danh theo nhiều cách giải nghĩa khác nhau – tương tự như
một văn bản. [Dẫn theo 79]
Với những nỗ lực tương tự như thế, trong tương lai gần, chắc chắn một
khái niệm mới về văn hóa có khả năng đáp ứng được tính liên ngành của văn
hóa học sẽ được đề xuất.
1.2 nh thực
tiễn. Những nghiên cứu kiểu như thế đa phần mang tính lí thuyết và khó tránh
khỏi những kết luận mang tính tư biện.
Vậy cách tiếp cận văn hóa học ở đây cần phải được hiểu như thế nào?
Trước hết, nhà nghiên cứu văn hóa học phải tránh cách nhìn nhận đối tượng
nghiên cứu như là một phần hay một lĩnh vực riêng biệt của xã hội. Nói cách khác,
cần phải nhìn nhận hiện tượng vắng khách của các nhà hát Tuồng là một hiện
tượng xã hội tổng thể. Ít nhất người ta phải xem xét nguyên nhân của thực trạng
ấy trên những phương diện kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa,… Mặt khác, phải
có những ngun nhân tâm lí ẩn dấu bên trong từng con người xã hội.
Để một nghiên cứu văn hóa học trở thành hiện thực, nhà nghiên cứu cần phải
liên kết những quan điểm và phương pháp của các chuyên ngành nghiên cứu khác
nhau để nghiên cứu các phương diện khác nhau ấy của hiện tượng. Ví dụ: xã hội
học có khả năng đo đạc cấu trúc xã hội của hiện tượng và nghiên cứu hiện tượng
trong mối quan hệ với những phương diện kinh tế, giáo dục, chính trị và văn hóa
của xã hội.
Thật vậy, khi chúng ta có những nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, trong đó
các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa khán giả và tác phẩm nghệ thuật
[xem 90, tr. 135; 156-157] thì mặc dầu đây mới chỉ là những nghiên cứu xã hội
học công chúng, nhưng bằng các phương pháp định lượng, thực trạng và những
nguyên nhân của hiện tượng trở nên rõ ràng hơn, xác đáng hơn (Ví dụ kết quả
những thống kê xã hội học đã cho phép nhìn nhận thực trạng một cách cụ thể và
khách quan hơn: ai thích, ai khơng thích, những vở nào được thích, những vở nào
khơng được thích…) là những đánh giá mang tính cảm tính của những nhà nghiên
cứu tư biện, hay các biến số về sự khác biệt về môi trường sống, về trình độ học
vấn, về mức thu nhập… có thể giúp nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định cụ
thể và chính xác hơn về ngun nhân nào đó của hiện tượng. Nói cách khác, tất cả
những nghiên cứu thực nghiệm ấy khẳng định một cách tiếp cận khoa học mới,
rộng hơn và sâu hơn là những nghiên cứu thuần túy nghệ thuật học hay mĩ học –
Đó là những nghiên cứu chỉ ra được những nguyên nhân xã hội đứng đằng sau
hiện tượng.
Cách tiếp cận xã hội học đối với một hiện tượng văn hóa, nghệ thuật không
chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác phẩm và khán giả, mà nó
cịn đặt hiện tượng ấy vào trong mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ của một quá trình
sản xuất – tái sản xuất các tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là: hiện tượng văn hóa
khơng chỉ phụ thuộc vào riêng mối quan hệ giữa tác phẩm và khán giả mà còn phụ
thuộc cả vào những khâu khác của quá trình sản xuất - bảo quản - phân phối - tiêu
thụ - tái sản xuất tác phẩm ấy. Ví dụ: có thể có hiện tượng là, trong một quá trình
nghệ thuật, chưa chắc khâu sản xuất hay khâu tiêu thụ đã là khâu quyết định uy
tín của tác phẩm nghệ thuật, từ đó quyết định tính hấp dẫn của tác phẩm nghệ
thuật ấy đối với công chúng, mà nhiều khi khâu quyết định sự thành cơng của một
loại hình nghệ thuật, hay một tác phẩm nghệ thuật hay một hiện tượng nghệ thuật
lại là khâu bảo quản – phân phối. Về vấn đề này, chúng ta có thể nhìn thấy bài học
của sân khấu Nô của Nhật Bản. Trong khâu bảo quản – phân phối, Nơ có một nhà
hát riêng biệt. Thiết chế văn hóa đặc biệt của Nơ thể hiện ở hai điểm sau:
- Về mặt uy tín xã hội: Khơng phải ở bất cứ tỉnh, thành phố nào cũng có nhà
hát Nơ, người muốn xem nó nhất thiết phải đến một rạp đã được nhà nước Nhật
công nhận và trao cho nhiệm vụ bảo tồn Nô. (Trường hợp này cũng giống như nhà
hát B. Brech ở Berlin – là nhà hát duy nhất ở Đức diễn những vở của nhà soạn kịch
vĩ đại người Đức này).
- Về không gian vật chất: Kiến trúc của nhà hát này cũng phải mang những
nét đặc thù, phù hợp với những đặc điểm nghệ thuật và xã hội của nghệ thuật Nô.
Bằng cách này, nhà hát Nơ trở thành một cảnh quan văn hóa tái dựng mơi trường
văn hóa dân tộc nên đã thu hút được người xem.
Hiển nhiên, một nghiên cứu xã hội học nghệ thuật đã địi hỏi một nghiên cứu
liên ngành ít nhất là với nghệ thuật học. Rất rõ là, nếu khơng có những kiến thức
nghệ thuật học về Tuồng, nhà xã hội học khó có thể thiết kế được những nghiên
cứu thực nghiệm của mình về lĩnh vực này khi thu thập thơng tin, cũng như khi xử
lí số liệu. Như vậy về mặt phương pháp, ở đây cần có sự kết hợp giữa các phương
pháp định lượng và định tính [xem thêm mục 3.4.3. của cơng trình này].
Nếu như nghiên cứu này được bổ sung – kết hợp thêm cách tiếp cận của
nhân học văn hóa và tâm lí học, thì chắc chắn những vấn đề thuộc về chức năng xã
hội của Tuồng sẽ được sáng tỏ. Từ đó, những kiến giải về hiện tượng sẽ trở nên
hoàn chỉnh hơn.
Thật vậy, bằng nhiều nghiên cứu điền dã theo cách khai thác tư liệu của tâm
lí học hoặc nhân học văn hóa ở những nơi Tuồng đang cịn “sống” (Ví dụ những
làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là những làng
quê ở Bình Định), hoặc những nghiên cứu hồi cố về nghệ thuật Tuồng và những gì
liên quan đến sinh hoạt văn hóa này, người ta chắc chắn sẽ rút ra được những
nhận xét xác đáng về tâm lí nghệ thuật của các tầng lớp dân chúng, về những biến
đổi cũng như những bất biến về vai trò, chức năng xã hội, của Tuồng trong đời
sống xã hội. Ví dụ, chúng ta có thể sẽ hiểu được:
- Mơi trường đặc thù của Tuồng ở nơng thơn là gì? (có một thực tế là: Tuồng
vẫn đang “sống” trong đời sống tinh thần của rất nhiều cộng đồng làng – xã, đặc
biệt là khi diễn ra lễ hội làng).
- Tại sao ngôn ngữ nghệ thuật của Tuồng rất cô đọng nhưng người dân nơng
thơn vốn ít học, ít tiếp xúc với các nghệ thuật lại vẫn cảm thụ được? Trong khi đó,
người thành phố, tiếp xúc nghệ thuật nhiều hơn, học vấn cao hơn, kinh tế khá hơn
thì khả năng cảm thụ nghệ thuật Tuồng lại kém hơn?
- v.v…
Về mặt phương pháp, đây chính là sự kết hợp giữa phương pháp đồng đại
với phương pháp lịch đại. Khi có một so sánh lịch – đồng đại như thế, nhà nghiên
cứu sẽ thấy khá rõ sự vận hành của một hiện tượng văn hóa trong những bối cảnh
khác nhau là như thế nào, yếu tố nào đóng vai trị quyết định đối với sự biến đổi
của hiện tượng.
Trên đây mới chỉ là một ví dụ về sự tổng hợp và liên ngành giữa một số bộ
môn khoa học để nghiên cứu một hiện tượng văn hóa cụ thể nhưng nó cũng đã
hứa hẹn những kết quả khách quan hơn là những nghiên cứu tư biện và toàn diện
hơn, sâu hơn là bất cứ kết quả nghiên cứu đơn lẻ của một khoa học chuyên ngành
nào.
3.5 Tiểu kết chương 3
Những vấn đề mà chúng tôi trình bày ở chương này trên căn bản chỉ là sự lựa
chọn, tổng hợp những thành tựu nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm của
các nhà nghiên cứu đi trước ở trong và ngoài nước. Đặc biệt nhiều nghiên cứu của
các nghiên cứu văn hóa Việt Nam đã vừa là những gợi ý, chỉ dẫn khoa học, vừa là
những minh họa tiêu biểu cho hướng tổng hợp của chúng tôi (mặc dù những tác
giả này không hề đụng đến những thuật ngữ như Văn hóa học, hay thực chứng
luận, hay phương pháp liên ngành…)
Đóng góp chủ yếu của chúng tơi ở chương này chỉ là sự hệ thống hóa (ví dụ
thuật ngữ hiện tượng xã hội tổng thể, phương pháp luận tổng thể - hữu cơ - thực
chứng và phương pháp liên ngành của Văn hóa học), hay sự cụ thể hóa những
thuật ngữ chuyên dụng của Văn hóa học (ví dụ khái niệm văn hóa). Những đóng
góp ấy góp phần nhỏ bé vào việc khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một mơn
khoa học văn hóa mới – Văn hóa học – một khoa học có thể tích hợp những cách
tiếp cận khác nhau, những phương pháp nghiên cứu khác nhau để hiểu văn hóa
sâu sắc và tồn diện hơn. (Điều mà bất cứ một bộ mơn khoa học mũi nhọn nào
cũng không thể đơn phương làm được)
KẾT LUẬN
Trong suốt ba chương, chúng tôi đã cố gắng trình bày những vấn đề căn bản
về các quan điểm phương pháp luận và phương pháp liên ngành trong nghiên cứu
văn hóa học:
- Ở chương một, chúng tơi đã đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên
cứu văn hóa trong và ngồi nước: Văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập
của các khoa học như thế nào? Các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn
nghiên cứu văn hóa ra sao? Các hướng nghiên cứu và thành tựu chủ yếu của từng
cách tiếp cận? Nhu cầu về một khoa học chung về văn hóa? Tình hình nghiên cứu
văn hóa ở Việt Nam (kể cả những thành tựu lẫn những khiếm khuyết) cũng được
chúng tôi đề cập khá kỹ.
Trong khi trình bày chương một, vì vấp phải những vấn đề l
y thuyết phức
tạp hiện đang gây tranh cãi, chúng tôi đã phải lựa chọn những quan điểm l
y
thuyết theo quan điểm của mình. Ví dụ, khi trình bày hướng nghiên cứu văn hóa
của nhân học, chúng tôi đã phải lựa chọn một conception về nhân học và nhân học
văn hóa. Đây chắc chắn sẽ là vấn đề mang tính tranh cãi, tuy nhiên nếu khơng có
một quan niệm rõ ràng về nhân học và nhân học văn hóa thì cơng trình khó có thể
được trình bày tiếp. Vì thế, chúng tơi đã trình bày phần này khá sâu, điều đó dễ
dẫn đến sự hiểu lầm rằng, đơi khi cơng trình đã đi hơi xa vấn đề nghiên cứu.
- Ở chương hai, chúng tôi đề cập đến sự phát triển của một số chuyên ngành
nghiên cứu văn hóa và những mặt mạnh (về quan điểm lý thuyết, phương pháp
luận và các phương pháp nghiên cứu) của từng cách tiếp cận, đồng thời cũng chỉ
ra tính tất yếu đối với sự hình thành một khoa học văn hóa chung – Văn hóa học –
như là một khoa học độc lập mang tính tổng hợp và liên ngành. Với bộ mơn khoa
học này, văn hóa sẽ được nghiên cứu một cách tồn diện và sâu sắc hơn, bởi văn
hóa học kết hợp được những thành tựu của những chuyên ngành nghiên cứu văn
hóa khác nhau như xã hội học, dân tộc học, nhân học, tâm l
y học… theo
cách hợp đề (nghĩa là sự kết hợp hữu cơ chứ không phải là sự kết hợp có tính cách
cơ giới).
Dĩ nhiên, với khuôn khổ hạn chế của một công trình, với nguồn tư liệu nghiên
cứu cịn ít ỏi và khả năng nghiên cứu còn hạn chế của tác giả, chúng tơi chưa thể
trình bày đầy đủ, hồn chỉnh và khúc triết tồn bộ vấn đề nghiên cứu của mình.
Chắc chắn sẽ có nhiều khiếm khuyết và những tranh luận khoa học về những vấn
đề trên. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, cơng trình đã có những đóng
góp bước đầu vào hướng nghiên cứu chuyên sâu – nghiên cứu ly thuyết – để tham
gia vào quá trình xây dựng và phát triển một bộ môn khoa học mới về văn hóa
– văn hóa học. Đó là:
- Cơng trình đã lựa chọn quan điểm phương pháp luận tổng thể - hữu cơ -
thực chứng cho văn hóa học trong sự lưu ý đến những hạt nhân hợp l ý của
phương pháp luận hành vi – phản thực chứng. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề
lựa chọn cái này hay cái kia, mà muốn lựa chọn một quan điểm nào đó nhà khoa
học phải có những tiêu chí khoa học nhất quán, từ cách nhìn nhận thực tại, đến
quan niệm về đối tượng nghiên cứu, đến mục đích nghiên cứu, đến sự phù hợp
của hệ phương pháp nghiên cứu… Những tiểu mục trong chương ba của cơng
trình vừa là những thành tố của hệ thống vấn đề nghiên cứu, vừa nhằm vào việc
chứng minh cho sự cần thiết phải lựa chọn phương pháp luận tổng thể - hữu cơ thực chứng của văn hóa học.
- Cơng trình đã góp phần cụ thể hóa khái niệm văn hóa với tư cách là đối
tượng khảo cứu của văn hóa học. Sơ đồ về khái niệm văn hóa với tư cách là
những hình thái biểu thị giá trị, sự phân biệt văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể là những đóng góp mới của luận án. Dĩ nhiên, đây mới chỉ là đề xuất ban đầu
của tác giả, những vấn đề này còn cần phải được thảo luận và kiểm nghiệm trong
thực tế nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam, nhưng nó cũng đã gợi lên nhiều vấn đề
nghiên cứu mới mà cơng trình này chưa có điều kiện đề cập đến: Ví dụ, phương
pháp nghiên cứu văn hóa chính là phương pháp giải mã các biểu tượng? hoặc vấn
đề viết lịch sử văn hóa ở Việt Nam (có phải chỉ là trình bày những hiện vật văn hóa
vật chất, hay tinh thần (tư tưởng, nghệ thuật,…) theo những phân kỳ khảo cổ học,
hay những phân kỳ lịch sử nào đó khơng? Hay chính những hệ biểu tượng có
những phân kỳ riêng của chúng? Và phải chăng lịch sử văn hóa chính là lịch sử
hình thành, truyền lưu, phổ biến và biến diệt của các biểu tượng? Về vấn đề này,
chúng tôi luôn thấy một số ý kiến của nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân khi
bàn về lịch sử nghệ thuật là gợi ý có tính cách mạng.
Ý thứ nhất, ông cho rằng cần căn cứ vào những đỉnh cao của nghệ thuật (tức
những đại diện nhất của các hình thái biểu trưng trong lịch sử) để viết sử nghệ
thuật, ông viết:
Lịch sử nghệ thuật không thuộc đám đông mà là đường nối giữa các đỉnh cao,
bước ngọăt, sự kiện với cái ý
nghĩa chung là yếu điểm của khơng – thời gian.
Lịch sử có quyền khơng biết tới một vạn họa sĩ lập thể trên thế giới để chỉ nhớ có
năm 1907, có bức tranh Những cơ gái quận Avignon và có cái tên Picasso như
những cột mốc trên đường dài [dẫn theo 105, tr. 279]
Ý thức hai của ơng nói đến tính đặc thù của sử nghệ thuật, theo ơng, lịch sử
nghệ thuật chính là lịch sử của các mơ hình thẩm mỹ - cái ông gọi là “mẫu số chung
của ứng xử tạo hình, được gói gém và bộc lộ ở dạng biểu trưng; là cái nhìn thế giới
của cả một thời đại, một dân tộc, một trường phái, thậm chí một tác giả nghệ thuật
được xây dựng trên toàn cục dữ kiện của đời sống vật chất và tinh thần” [đã dẫn,
tr. 280]. Những ý tưởng trên chắc chắn sẽ là những gợi ý khoa học cho những
nghiên cứu về phương pháp luận và phương pháp viết lịch sử văn hóa – một bộ
phận cấu thành của Văn hóa học.
- Cơng trình đã nêu ra và diễn giải những khả năng liên kết giữa các phương
pháp nghiên cứu của một số cách tiếp cận trong văn hóa học. Đây mới chỉ là
những quan điểm căn bản và bước đầu mới chỉ là những khả năng dễ nhận thấy
nhất, tuy nhiên, nếu những khả năng ấy được hiện thực hóa trong các nghiên cứu
thì nó cũng đã mang lại hiệu quả cao hơn những nghiên cứu mà chỉ được tiến
hành bởi các phương pháp của một chuyên ngành nào đó.
Từ những kết quả nghiên cứu trên của cơng trình, tương lai của một văn hóa
học đã trở nên gần hơn. Dĩ nhiên, cơng trình này mới chỉ khai phá một phần rất
nhỏ trong hệ thống những vấn đề của một bộ môn khoa học mới, chứ chưa tiếp
cận được với những khía cạnh khác của vấn đề như: Đối tượng nghiên cứu riêng
của văn hóa học; Các phạm trù căn bản và hệ thống thuật ngữ chuyên dụng của
văn hóa học; Sự đóng góp của hàng loạt những chuyên ngành khác như triết học
văn hóa, lịch sử, tín hiệu học, ngơn ngữ học, kinh tế học, chính trị học, địa l
y nhân
văn… vào văn hóa học; Đó là những hướng nghiên cứu căn bản để xây dựng bộ
mơn văn hóa học, chúng cần phải được đầu tư về kinh phí và trí tuệ như là những
đề tài khoa học quan trọng ở cấp quốc gia. Có như thế, trong một tương lai gần,
chúng ta mới có thể hình thành được khoa học văn hóa học theo đúng nghĩa của
nó.
Cuối cùng, chúng tơi mong muốn nhận được sự đánh giá và góp ý
của các
nhà nghiên cứu và các đồng nghiệp về tồn bộ cơng trình, đặc biệt là về những
hạn chế, để chúng tơi tiếp tục hoàn thiện hơn nữa những vấn đề đã được trình bày
trong cơng trình này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. ĐÀO DUY ANH (1938) Việt Nam văn hóa sử cương, nxb Bốn Phương (tái
bản), Sài Gòn, 1951
2. TOAN ÁNH (tái bản 1998), Phong tục Việt Nam, nxb Đồng Tháp
3. TOAN ÁNH (tái bản 1992), Tìm hiểu Phong tục Việt Nam - Nếp cũ Tết - Lễ -
Hội hè, nxb Thanh niên, H.
4. TOAN ÁNH (tái bản 1992), Tìm hiểu Phong tục Việt Nam – Nếp cũ gia đình,
nxb Thanh Niên, H.
5. TOAN ÁNH (tái bản 1991), Nếp cũ: Làng xóm Việt Nam, nxb TP Hồ Chí
minh
H.
6. L. THERSE BARKER, Thực hành nghiên cứu xã hội, nxb Chính trị quốc gia,
7. E. A. BENNET (1996), Jung đã thực sự nói gì, bản dịch của Bùi Lưu Phi
Khanh, tư liệu cá nhân, chưa xuất bản
8. A. A. BELIK, Văn hóa học – Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn
hóa nghệ thuật, Hà Nội
9. NGUYỄN NGỌC BÍCH, Tâm lý học nhân cách, nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H.
2000
10. TONY BILTON, Nhập môn xã hội học, nxb Khoa học Xã hội, 1996
11. PHAN KẾ BÍNH, (tái bản 1990), Việt Nam phong tục, nxb Đồng Tháp
12. J. BOUBET, (1998), Xứ người Mạ - Lãnh thổ của thần linh, nxb Đồng Nai,
1998
13. G. BOUTHOUL, Các cấu trúc xã hội học, bản dịch của Đoàn Văn Chúc (tư
liệu cá nhân, chưa xuất bản)
14. ERNST CASIERER, Triết học các hình thái biểu tượng, bản dịch của Đoàn
Văn Chúc (tư liệu cá nhân, chưa xuất bản)
15. Các dân tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía Bắc (1978), nxb Khoa học
xã hội, H. 1978
16. Các dân tộc ít người ở Việt Nam – Các tỉnh phía Nam (1984), nxb Khoa
học xã hội, H. 1984
17. NGUYỄN TỪ CHI, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, nxb Văn hóa
– Thơng tin, H. 1996
18. VŨ QUANG CHÍNH, TRẦN LUÂN KIM, LƯU DANH HÙNG, ĐẶNG VŨ THẢO
(1997), Nhu cầu và thị hiếu khán giả điện ảnh, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 5, 6, 7
năm 1997
19. NGUYỄN ĐÌNH CHỈNH, Tâm lý học xã hội, nxb Giáo dục, 1998
20. CONDOMINAS (1999), Một số nhận xét về việc nghiên cứu luật tục, tạp chí
Văn hóa nghệ thuật, số 12
21. ĐOÀN VĂN CHÚC (1994), Những bài giảng về văn hóa, nxb Văn hóa –
Thơng tin, H.
22. ĐỒN VĂN CHÚC (1997a), Văn hóa học, nxb Văn hóa – Thơng tin, H. 1997
23. ĐỒN VĂN CHÚC (1997b), Xã hội học văn hóa, nxb Văn hóa – Thơng tin, H.
1997
H.
24. DAVID STAFFORD CLARK (1998), Freud đã thực sự nói gì, nxb Thế giới,
25. CUISINIER. J (1997), Người Mường, nxb Văn hóa – Thơng tin, H.
26. PIERRE DACO (1999), Giải mã các giấc mộng qua ánh sáng phân tâm học,
nxb Trẻ
27. PHAN HỮU DẬT (1998), Một số vấn đề dân tộc học ở Việt Nam, nxb Đại
học quốc gia, H.
28. NGÔ VĂN DOANH (1998), Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm, nxb Văn
hóa dân tộc, H.
29. PHẠM ĐỨC DƯƠNG (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đơng Nam
Á, nxb Khoa học xã hội, H.
30. TRẦN ĐỖ DŨNG (2000), Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại (một quan
niệm văn minh mới theo Claude Lévi-Strauss), nxb Trình Bầy, Sài Gịn
31. Đại học quốc gia Hà Nội (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa
Việt Nam, nxb Khoa học xã hội, H.
32. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (1997), Tác động của truyền thơng đại
chúng trong q trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
Việt Nam, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật
33. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (1999), Văn hóa nơng thơn trong phát
triển, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, 1997-1999
34. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố (1982), Hiện tượng mê tín dị
đoan ở Hà Nội, Sở Văn hóa Thơng tin Hà Nội thực hiện
35. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố (1986), Nhận thức và thái độ
của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh đối với các giá trị xã hội truyền thống,
Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
36. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố (1996), Hiện tượng mê tín dị
đoan trong thanh niên Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, Cung văn hóa thể thao
Thanh niên Hà Nội thực hiện
37. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Thành phố (1998), Nâng cao bản lĩnh văn
hóa cho thanh niên Hà Nội trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hịa và hội
nhập quốc tế, Cung văn hóa thể thao Thanh niên Hà Nội thực hiện
38. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện (1980), Nhu cầu và thị hiếu nghệ
thuật của công nhân Quảng Ninh, Viện nghiên cứu lý luận và lịch sử nghệ thuật
thực hiện
39. BẾ VĂN ĐẲNG, KHỔNG DIỄN, NGUYỄN VĂN HUY (1992), Các dân tộc Tày
– Nùng ở Việt Nam, nxb Khoa học xã hội, H.
40. TRẦN ĐỘ (1986), Văn hóa văn nghệ trong cách mạng XHCN ở Việt Nam,
nxb Văn hóa, H.
41. TRẦN THỊ MINH ĐỨC chủ biên (1994), Giáo trình: Tâm lý học xã hội, H.