Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

tội hiếp dâm trẻ em từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.02 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THẾ ANH

TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THẾ ANH

TỘI HIẾP DÂM TRẺ EM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐINH THẾ HƯNG

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Tội hiếp dâm trẻ em từ thực tiễn Thành phố Hà Nội” là cơng
trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Thế
Hưng.
Tôi xin cam đoan số liệu, thông tin và trích dẫn trong luận văn bảo đảm
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác, các thơng tin và tài liệu
trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

TRẦN THẾ ANH


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 .......................................................................................................... 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HIẾP DÂM
NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI ................................................................................. 6
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi. ................................................................................................................ 6
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt nam về Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay. ......................... 22
Chương 2 ........................................................................................................ 31
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM
NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 31
2.1. Một số vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật hình sự đối với Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi. .............................................................................. 31
2.2. Thực tiễn định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn

Thành phố Hà Nội. ...................................................................................... 36
2.3. Những vướng mắc trong áp dụng pháp luật về Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ............................................. 43
2.4. Nguyên nhân của những vướng mắc khi áp dụng pháp luật về Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ........................... 48

1


Chương 3 ........................................................................................................ 52
CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG ĐẮN
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI 52
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................. 52
3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi. ................................................................................................ 52
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi. .............................................................................. 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

BLHS

Bộ luật hình sự


CQĐT

Cơ quan điều tra

CTTP

Cấu thành tội phạm

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là đối tượng cần sự bảo vệ của toàn xã hội. Thực tiễn hiện nay,
nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô và
cách thức thực hiện. Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt
Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu có thể là những tổn thất về sức khỏe
thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí
có thể hủy hoại các em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành
cha mẹ tốt trong tương lai. Từ 1/1/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện,
xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam,
7.037 trẻ em nữ). Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực
857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là
1.314 em.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến,
với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả
năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm
hại. Sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ em
ngày càng tăng, một phần do người dân, trẻ em chưa có ý thức hơn trong việc
tố giác, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành
vi xâm hại trẻ em cũng chưa được tăng cường hơn giai đoạn trước. Hình thức
xâm hại phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề và gây bức xúc nhất, nổi lên
trong giai đoạn này là xâm hại tình dục, gần đây với số liệu thống kê cho thấy
6.364 vụ và 6.432 trẻ em là nạn nhân, chiếm tới 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ
em được cơng an các cấp tiếp nhận.
Trong đó có 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô,
3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Cá biệt, có
nhiều địa phương, số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 90% tổng số trẻ em
bị xâm hại, như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre và Đồng Nai.

1



Những báo cáo gần đây cũng cho thấy được tình hình trẻ em bị xâm
hại trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều
hướng gia tăng, gây tâm lý khủng hoảng cho nạn nhân, hoang mang trong xã
hội và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Trong thực tế việc
áp dụng pháp luật đối với tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi cịn gặp
rất nhiều khó khăn, hạn chế trong việc định tội danh, định khung và quyết định
hình phạt dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc hàm oan. Do đó việc tìm hiểu nghiên
cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn thực thi áp dụng pháp luật đối với
tội danh này là một vấn đề rất cần thiết, đặc biệt là việc nghiên cứu thực tiễn
tại Thành phố Hà Nội một địa bàn có nhiều vụ án Hiếp dâm trẻ em đã được xét
xử. Đây là lý do để tác giả lựa chọn Đề tài luận văn: “Tội hiếp dâm trẻ em từ
thực tiễn Thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều cơng trình nghiên cứu Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ở nhiều
phương diện và cấp độ. Để nghiên cứu Đề tài luận văn, tác giả đã tham khảo
các nhóm cơng trình sau đây:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em
nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Tội phạm này được
giới thiệu trong Chương “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người” trong giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội
phạm) của tập thể tác giả do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, xuất bản năm
2014 đã đưa ra các dấu hiệu pháp lý của xâm phạm tình dục trẻ em nói chung
và tội Hiếp dâm trẻ em nói riêng cũng như trách nhiệm hình sự đối với tội này.
Ngoài ra, tội phạm này cũng được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự
trong các luận văn thạc sĩ luật học như: Luận văn “Các tội phạm tình dục và
đấu tranh chống các tội này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Trịnh Thị
Thu Hương, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, năm 2004.
Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới dạng bài viết trên các

tạp chí khoa học pháp lý bàn về tội Hiếp dâm trẻ em. Đó là các cơng trình: “Trẻ
em, hiếp dâm trẻ em- TNHS đối với bị cáo và sự không hợp lý trong quy định

2


tại khoản 4 Điều 112 BLHS” của Tác giả Nguyễn Quang Thái trên Tạp chí
TAND, số 17/2011; bài viết “Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm, hiếp
dâm trẻ em – khó khăn, vướng mắc và kiến nghị”, của tác giả Hồng Quảng
Lực, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 3/2014; Đặng Xuân Nam,“Trao đổi về tội
hiếp dâm theo Điều 111 Bộ luật hình sự”, Tạp chí kiểm sát, số 07/2009.
Ngồi ra phải kể các cơng trình nghiên cứu tội Hiếp dâm trẻ em ở các
địa bàn cụ thể như: Luận văn “Tội hiếp dâm theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Văn Hùng ( năm 2014);
“Tội hiếp dâm theo pháp luật Hình Sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”,
của tác giả Chung Văn Kết (năm 2015); “Định tội danh tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh An Giang”, của tác giả Lại Văn Giang…..
Thứ hai, Luận văn được nghiên cứu từ phương diện khoa học luật hình sự
cụ thể là lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt, do đó, tác giả đã tham
khảo các cơng trình có liên quan đến vấn đề này Trước hết là Giáo trình Lý luận
chung về định tội danh GS. TS Võ Khánh Vinh chủ biên, NXB KHXH năm 2013.
Về quyết định hình phạt tác giải tham khảo các cơng trình sau đây: Quyết
định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam trong sách “Tội phạm học luật
hình sự và tố tụng hình sự” của PGS.TS Võ Khánh Vinh, NXB Chính trị quốc
gia,1995; “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn tiến
sĩ Luật học, Hà Nội (năm 2003) của tác giả Dương Tuyết Miên... Những cơng
trình này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp cận đề tài “Tội hiếp dâm trẻ en từ thực tiễn
Thành phố Hà Nội”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi dưới góc độ luật hình sự nhằm hoàn thiện pháp luật, áp dụng đúng đắn,
hiệu quả quy định của pháp luật về tội này trong thực tiễn
3.2. Nhiệm vụ

3


Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu chính sách pháp luật về tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;
- Nghiên cứu đặc điểm pháp lý hình sự của Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi và trách nhiệm hình sự đối với tội này;
- Nghiên cứu vấn đề định tội danh và quyết định hình phạt về mặt lý luận
và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự
về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lý luận của khoa học luật hình sự về Tội hiếp dâm trẻ em trước đây và
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hiện nay, các quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với tội danh của các cơ quan tư pháp
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Từ 2015 - 2019
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong
chính sách hình sự về tội phạm và hình phạt. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả áp dụng và vận dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phương
pháp phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, thống kê.
Bên cạnh đó cịn có phương pháp tọa đàm trao đổi trực tiếp với một số điều tra
viên, kiểm sát viên có kinh nghiệm trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Luận văn xây dựng khái niệm Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi và làm sáng tỏ dấu hiệu hiệu pháp lý hình sự cũng như vấn đề trách nhiệm
hình sự đối với tội phạm này trong BLHS Việt Nam. Sau khi luận văn hồn
thành sẽ góp phần làm sáng tỏ, bổ sung và làm giàu cho khoa học luật hình sự
nói chung và lý luận về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong khoa học luật
hình sự Việt Nam nói riêng. Những kết quả này cũng có đóng góp cho việc
hồn thiện pháp luật về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt
Nam, đóng góp vào xây dựng các hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền
Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật
hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hà Nội,
làm rõ được khó khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng pháp luật đối với tội
phạm này trong thực tiễn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
và cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm này.
7. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung có cấu trúc gồm 3 phần tương đương với các chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về Tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi tại Thành phố Hà Nội.
Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng đắn pháp
luật hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Thành phố Hà Nội.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HIẾP DÂM
NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi.
1.1.1. Khái niệm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có đầy đủ tính chất của tội phạm. Trước
hết đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội
này thể hiện ở việc xâm phạm đến các quyền trẻ em. Trong mọi xã hội, trẻ em
đều là đối tượng được Nhà nước và xã hội dành sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ
đặc biệt, bởi trẻ em là thế hệ tương lai của mỗi quốc gia và của nhân loại. Vì
vậy, việc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bình thường về thể trạng
và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về nhân cách, lối sống, nhận thức…
chính là việc bảo đảm cho trẻ em có được các quyền cơ bản như quyền được
bảo vệ và chăm sóc, đặc biệt là quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình
dục. Trẻ em phải được bảo vệ, tránh khỏi mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới
các hình thức khác nhau. Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác bị cả xã hội
lên án, bài trừ. Quyền này đã được quy định trong Hiến pháp Việt Nam: Trẻ
em được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tạo
điều kiện tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm những hành vi xâm
hại, hành hạ, bóc lột sức lao động, bảo lực, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng và
những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành

vi Hiếp dâm trẻ em còn được thể hiện ở phương thức, thủ đoạn phạm tội đó là
việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ
được của trẻ em để giao cấu hoặc có hành vi xâm phạm quan hệ khác với trẻ
em. Chính từ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên cũng giống như các
tội phạm khác, Tội hiếp dâm trẻ em được tội phạm hóa (quy định) trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam với tên gọi là “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Ngoài

6


ra, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện và phải chịu hình phạt nghiêm khắc.
Từ phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa: “Tội Hiếp dâm người dưới
16 tuổi là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS Việt Nam
do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm
đến quyền được bảo vệ chống lại sự xâm phạm tình dục của trẻ em, các quyền
khác của trẻ em và phải chịu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc.”
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi theo BLHS 2015.
* Khách thể:
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm mà
các quan hệ xã hội đó đã được Bộ luật hình sự thừa nhận bảo vệ, hành vi xâm
phạm bị coi là tội phạm là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
quan hệ xã hội được xác định, tức là hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã
hội và các hành vi đó đã được xác định tại các điều luật của BLHS1. Có thể nói
việc xác định đúng khách thể (khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực
tiếp) có vai trị quan trọng trong q trình xác định tội danh, làm xác tỏ bản
chất của hành vi phạm tội.
Đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thì quyền được bảo vệ thân thể,
được tơn trọng về nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi chính là khách

thể. Mặt khác, hành vi này cịn xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, quá trình
phát triển bình thường, ổn định và lành mạnh ở trẻ, gây tác động tiêu cực đến
tâm, sinh lý của trẻ trong thời gian dài, hành vi này còn dẫn đến những ảnh
hưởng tiêu cực, gây tổn thương tinh thần người bị hại cũng như gia đình, người
thân của họ. Độ tuổi nạn nhân là đặc điểm phản ánh tính nguy hiểm của tội
phạm, được thể hiện rõ qua hành vi xâm hại của người phạm tội đối với mọi
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội
– 2019, Tr.83

1

7


trẻ em dưới 16 tuổi, độ tuổi này của trẻ là độ tuổi mà vấn đề tâm, sinh lý
đang trong q trình hồn thiện, cịn non nớt trong nhận thức chưa thể phân
biệt hành vi xâm hại, dễ bị dụ dỗ, đe dọa hoặc không đủ năng lực thể chất để
có thể phịng vê, chống cự lại người có hành vi xâm hại tình dục.
Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, khách thể trực tiếp là quyền
được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm về thân thể
của trẻ em, ngoài ra tội phạm cịn có thể xâm phạm đến quyền được tơn trọng
và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của trẻ em. Tội này còn xâm phạm nghiêm trọng
đến đạo đức xã hội, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xâm phạm Công
ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia. Đối tượng tác động là
một trong những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi, nó có ý nghĩa trong việc phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với
các tội danh khác về tình dục khác cũng như xác định khung hình phạt và quyết
định mức hình phạt.
Việc nạn nhân là đối tượng phụ thuộc nhiều về vật chất và tinh thần, nên
dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi hiếp dâm; trường hợp hiếp dâm có tính chất

loạn luân còn ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, ln thường đạo lý. Khách thể bị
xâm hại cịn có thể là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe như làm
nạn nhân có thai, nhiễm HIV, tâm lý bất ổn dẫn đến tự sát. Như vậy, một khi
khách thể bị xâm hại thì khơng chỉ nguy hại về thể chất và tinh thần mà còn
gây ảnh hưởng đến đến quyền nhân thân của người bị hại, đồng thời tác động
gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ xã hội khác được pháp luật hình sự
bảo vệ, đó là chính là trật tự an tồn xã hội.
Độ tuổi là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc phải xác định tuổi
của nạn nhân trên cơ sở các loại giấy tờ nhân thân của họ (giấy khai sinh, giấy
chứng sinh,…), nếu trường hợp khơng có giấy tờ nào thì phải dùng tất cả các
biện pháp để có thể xác định được tuổi thật của nạn nhân, trường hợp không

8


cịn cách nào để xác định được thì phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho người
phạm tội.
* Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hay tồn tại bên ngoài thế giới khách quan2. Hiếp
dâm người dưới 16 tuổi là một trường hợp đặc biệt của Tội hiếp dâm. Theo lý
luận về cấu thành tội phạm Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là Tội ghép. Theo
đó, dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm được chia làm hai
loại:
- Loại thứ nhất, đối với người từ 13 đến chưa đủ 16 tuổi. Người phạm
tội ở trường hợp này thực hiện hành vi “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ” hoặc “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi

quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.
- Loại thứ hai, đối với người chưa đủ 13 tuổi thì hành vi hiếp dâm có hai
trường hợp. Trường hợp 1, người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực thủ đoạn khác nhằm giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác trái ý muốn
với người chưa đủ 13 tuổi. Trường hợp 2, đối với người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ
cần có hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác (khơng cần hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác). Bởi lẽ đối tượng người chưa
đủ 13 ti là đối tượng u thế, khơng có khả năng bảo vệ mình nên chỉ cần
hành vi giao cấu với những người này cũng cấu thành tội phạm.
Từ đó, ta phân tích rõ hơn những dấu hiệu hành vi cụ thể:
Hành vi dùng vũ lực, là hành vi có mục đích là làm tê liệt hoặc vơ hiệu
hóa sự kháng cự của nạn nhân để người thực hiện hành vi phạm tội tiến hành
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, NXB. Cơng an Nhân dân, Hà Nội
– 2019, Tr.116.
2

9


việc giao cấu như: vật lộn, giữ chân tay, dùng hung khí de dọa, bịt mồm, dùng
dây trói, bóp cổ, đánh đấm…Thực tế có trường hợp nạn nhân bị dùng vũ lực
tới mức ngất xỉu (chưa chết), sau khi người phạm tội thực hiện xong hành vi
thì người nạn nhân mới chết, người phạm tội hiếp dâm còn phải chịu thêm tội
danh giết người do đã bỏ mặc hậu quả xảy ra dẫn đến chết người.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực, là hành vi của một người dùng lời nói hoặc
hành động mang tính bạo lực uy hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ
hãi như: dọa giết chết, dọa tính mạng sức khỏe người thân, dọa đánh, dọa chém,
dọa bắn... làm cho nạn nhân không dám phản kháng lại, để cho người phạm tội
thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của mình. Hành vi đe dọa dùng vũ lực
ở đây bao gồm đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và trường hợp đe dọa dùng vũ

lực thông thường do luật không quy định phân loại.
Hành vi lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân, là trường
hợp nạn nhân vì lý do nào đó mà đã rơi vào tình trạng bị mất kiểm soát nhận
thức và hành vi, nếu như bị người khác tấn công hoặc thực hiện hành vi giao
cấu thì khơng thể phản kháng lại được. Tình trạng này cũng có thể do chính
người phạm tội cố ý tạo ra cho nạn nhân nhằm mục đích thực hiện hành vi giao
cấu trái với ý muốn của họ. Ví dụ: Bỏ thuốc ngủ vào nước uống làm cho nạn
nhân sau khi uống vào sẽ bị ngủ thiếp đi và khơng biết điều gì xảy ra xung
quanh và đối với mình, người phạm tội lợi dụng lúc này để thực hiện hành vi
giao cấu, hoặc vì lý do khách quan khác như nạn nhân bị tai nạn, say rượu bia,
bệnh tâm thần,… nên không thể tự vệ được.
Hành vi dùng thủ đoạn khác, là những thủ đoạn mà pháp luật chưa dự
liệu trước được ngoài những hành vi được quy định trong cấu thành tội hiếp dâm
nêu trên. Quy định này mang tính mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng
chống và xử lý tội phạm này. Ví dụ: Cho nạn nhân sử dụng ma túy, thuốc kích
dục, xem phim người lớn, và hiện nay tình trạng các thầy lang, thầy cúng trị bệnh,
lợi dụng sự ít hiểu biết của người dân tộc, bịa chuyện chữa bệnh bằng cách cho

10


giao cấu với nhau thì mới trị hết bệnh; học sinh muốn học giỏi thi đậu thì giao cấu
sẽ đạt kết quả cao… các hành vi này diễn ra khá phổ biến.
Hành vi giao cấu trái ý muốn của người bị hại, là dấu hiệu bắt buộc đối
với cấu thành tội hiếp dâm nói chung và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói
riêng. Đầu tiên là hành vi giao cấu, theo Pháp luật hình sự, giao cấu được hiểu
là: Đưa vào bởi bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc trong bộ phận sinh
dục của nạn nhân. Như vậy, hành vi tình dục bằng miệng hoặc hậu mơn cũng
thuộc nội hàm của khái niệm này. Tuy nhiên, hành vi đưa một cái gậy vào hậu
môn người khác không thuộc nội hàm của khái niệm giao cấu và không phạm

tội hiếp dâm mà cấu thành tội tra tấn hoặc có hành vi tàn ác theo Điều 312-7
BLHS Pháp, cịn hành vi đưa dụng cụ vào miệng nạn nhân cũng khơng cấu
thành tội hiếp dâm, vì hành vi này khơng mang bản chất tình dục. Theo đạo
luật về các tội phạm tình dục của Vương Quốc Anh quy định giao cấu là hành
vi: “Cố ý đưa dương vật của mình vào âm đạo, hậu môn và miệng của người
khác”.
Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 1/10/2019 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân Tối cao lần đầu tiên đã giải thích chính thức khái niệm
giao cấu như sau: Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142,
khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự
là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất
kỳ mức độ xâm nhập nào. Hành vi giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định
là đã thực hiện và không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa.
Hành vi quan hệ tình dục khác, đây là dấu hiệu mới được bổ sung trong
cấu thành tội Hiếp dâm và Hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong BLHS Việt Nam
2015. Theo đó, Hành vi quan hệ tình dục khác được quy định tại khoản 1 Điều
141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều
145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác
giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón

11


tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ,
miệng, hậu môn của người khác.
Dấu hiệu quan trong nữa trong cấu thành của tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi là “trái ý muốn”. Trên thực tế, biểu hiện trái ý muốn của người bị hại được
thể hiện ra bên ngồi, có thể nhìn thấy được như vết cào cấu, tiếng kêu cứu,
trầy xước hoặc vết cắn, vùng vẫy nhằm trốn thoát, vết bẩn bùn đất... Nhưng
cũng có trường hợp nạn nhân sợ hãi, hoặc sức khỏe yếu khơng có khả năng

kháng cự, cho nên một vài trường hợp việc chứng minh trạng thái tâm lý trái ý
muốn nạn nhân có thể gặp trở ngại, khó khăn. Có trường hợp do có sự thỏa
thuận nên khai mình bị hiếp dâm, có trường hợp tội phạm ẩn diễn ra đã lâu
nhưng vì sợ ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm mà không tố giác nên khi phát
hiện thì đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, ngược lại có trường hợp
bị hiếp dâm thật nhưng do bị mua chuộc, hay bị đe dọa nên khai là có sự đồng
ý,... Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá cẩn trọng, khách quan,
phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: mối quan hệ giữa các bên, thủ
đoạn thực hiện hành vi phạm tội, hoàn cảnh cụ thể xảy ra sự việc, ý kiến
nhận xét của cơ quan, tổ chức, bạn bè, cha mẹ...nhằm hạn chế việc chủ quan,
đánh giá phiến diện, tránh trường hợp xử lý oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Dấu hiệu về hậu quả thiệt hại:
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm gây ra không chỉ gây thiệt hại về
vật chất, thể chất mà còn xâm hại đến các quyền nhân thân của người bị hại,
cùng với đó gây nên những tác động xấu đến các quan hệ xã hội khác được
pháp luật hình sự bảo vệ.
Các dấu hiệu khách quan không là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội
phạm như: công cụ, phương tiện thực hiện phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh thực hiện hành vi phạm tội,..... Việc xác định các dấu hiệu này có ý nghĩa
rất quan trọng trong q trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Do những dấu hiệu này giúp cho việc xác định chính xác tính chất, mức độ

12


nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, thơng qua đó làm rõ được những
ngun nhân và điều kiện phạm tội, từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả, tối ưu
cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Vậy nên, ở đây có hai loại hành vi mà điều luật không quy định hậu quả
xảy ra khi hành vi được thực hiện, từ quy định tại Khoản 1 Điều 142 BLHS

2015 đối chiếu cùng với những căn cứ lý luận nêu trên ta nhận thấy nó thỏa
mãn các dấu hiệu của CTTP hình thức. Mặt khác, có quan điểm cho rằng mục
đích cuối cùng của tội phạm là để “giao cấu” với người bị hại, nên khi chưa đạt
được giao cấu thì chưa thể coi là đã phạm tội hiếp dâm, do đó tội hiếp dâm có
cấu thành tội phạm vật chất.
Tác giả nhận định rằng, hành vi giao cấu trong chuỗi hành vi là không bắt
buộc và chỉ cần chủ thể có hành vi khách quan nhằm mục đích giao cấu ngồi ý
muốn của nạn nhân là đã cấu thành tội phạm, đã phạm Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi trong trường hợp phạm tội chưa đạt.
Ta thấy trong cấu thành tội phạm tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi chỉ có
dấu hiệu của mặt khách quan đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà khơng
nói đến hậu quả cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ở
đây ta hiểu, do tính chất nghiêm trọng của hành vi hiếp dâm, xâm phạm vào
khách thể có tầm quan trọng đặc biệt, chỉ cần người nào thực hiện một hành vi
trong mặt khách quan nghĩa là người đó có ý định hiếp dâm người khác và có
hành động dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích giao cấu với
nạn nhân trái ý muốn của họ là đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm, hành vi
giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác khơng nhất thiết phải ở tình trạng
hồn thành. Cuối cùng, mục đích là thỏa mãn nhu cầu tình dục trái ý muốn đối
với nạn nhân. Thực tế để đánh giá được điều này rất khó khăn nên trên thực tế
việc đánh giá hậu quả chỉ cần dựa vào việc đối tượng đã thực hiện đủ các thủ
đoạn, hành vi trước giao cấu, hành vi quan hệ tình dục khác và thể hiện rõ mục
đích giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác là đã đủ yếu tố cấu thành

13


tội phạm đối với tội hiếp dâm. Như vậy việc cấu thành tội phạm của tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi chỉ cần dấu hiệu là hành vi gây nguy hiểm mà không
cần hậu quả cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

* Mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của tội phạm gồm có lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Mặt
chủ quan của tội phạm là diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội, thuộc về
suy nghĩ của người thực hiện hành vi phạm tội và chưa được thể hiện ra bên
ngồi, vì vậy người khác khơng thể cảm nhận được những điều đó thơng qua
việc tiếp xúc thơng thường mà cần phải có một q trình nhận thức theo phương
pháp biện chứng. Mặt chủ quan bao gồm những nội dung cụ thể sau: dấu hiệu
bắt buộc là lỗi (lỗi vô ý, lỗi cố ý) và các dấu hiệu khơng bắt buộc gồm có động
cơ và mục đích.
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, được phản ánh trong tất cả các cấu thành
tội phạm, là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do mình gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố
ý hoặc vô ý. Lỗi của người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý
trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp do tội danh này có cấu thành hình thức vì vậy có
thể người phạm tội biết rõ hoặc không quan tâm đến tuổi của nạn nhân.
Xét về mặt lý trí, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có sự nhận
thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi dựa trên cơ sở nhận biết đối
tượng sẽ xâm hại là quyền bất khả xâm phạm tình dục của người khác, nhận
biết mức độ thực hiện hành vi, công cụ, phương tiện phạm tội cũng như các
phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm... sẽ gây nguy
hiểm, thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Xét về mặt ý chí, người phạm tội có mong muốn thỏa mãn nhu cầu tình
dục của bản thân. Trong một số trường hợp, người phạm tội đã bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra.

14


Vì vậy, cần có sự phân tích kết hợp đánh giá các chứng cứ và xác định
rõ ý thức chủ quan của người phạm tội, đồng thời dựa vào các yếu tố thuộc về

lý trí và ý chí của người phạm tội nhằm đánh giá chính xác các dấu hiệu thể
hiện mặt chủ quan của tội phạm.
* Chủ thể của tội phạm:
Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành thì “Chủ thể của tội phạm là
người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện
hành vi phạm tội cụ thể”.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức
bình thường về hành vi do mình thực hiện và có năng lực điều khiển được hành
vi đó.
Nếu chủ thể không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Chương
IV BLHS 2015 gồm các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 thì phải chịu trách
nhiệm hình sự đối với tội danh theo điều 142 BLHS 2015. Như vậy khi xem
xét yếu tố chủ thể đối với tội danh theo Điều 142 BLHS 2015, chúng ta cần
xem xét các góc độ sau: Chủ thể phải là một cá nhân, có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi) và đủ
tuổi theo quy định của pháp luật (Điều 12 BLHS 2015). Từ những phân tích
trên có thể đưa ra kết luận chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi là bất
kỳ người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi mà thực
hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm tại Điều 142 BLHS 2015 thì
phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội đó của mình theo quy
định của điều luật.
1.1.3. Cấu thành tăng nặng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Cấu thành tội phạm tăng nặng là loại cấu thành tội phạm mà bên cạnh
các dấu hiệu định tội cịn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ
nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (gọi là các dấu hiệu định khung

15


tăng nặng). Cấu thành tăng nặng của tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi bao gồm

các dấu hiệu sau đây:
- Có tính chất loạn ln:
Đây là tình tiết định khung bị xã hội lên án nhiều nhất, cần phải xử lý
nghiêm khắc bởi tính chất nguy hiểm lâu dài về mặt hậu quả khi thực hiện hành
vi phạm tội kèm theo tình tiết loạn luân. Xem xét về mặt sinh học do có cùng
bộ gen, nên nếu hành vi này dẫn đến sinh con thì khả năng những đứa trẻ sinh
ra bị thiếu khuyết, dị tật, khuyết tật, đần độn… do các gen lặn ẩn chứa yếu tố
di truyền xấu kết hợp gây ảnh hưởng tiêu cực đến tương lại của trẻ, đồng thời
tạo gánh nặng cho gia đình nạn nhân, cho xã hội.
Bên cạnh đó, xét về văn hóa đạo đức, tình tiết loạn luân gây ảnh hưởng
tới các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục, do hành vi đó đi ngược
lại những giá trị, quan điểm về đạo đức, văn hóa của dân tộc, bị xã hội lên án
phản đối, là sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức3. Vì vậy, việc quy định đây là
tình tiết định khung tăng nặng cho hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi với
khung hình phạt như tại khoản 2 là rất hợp lý và cần thiết.
- Làm nạn nhân có thai: Để xác minh tình tiết này cơ quan tiến hành tố
tụng phải xác định thai nhi là kết quả của việc giao cấu giữa người phạm tội
với nạn nhân, do thực tiễn có trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm nhưng thai nhi
là kết quả của việc giao cấu với người khác hoặc tự nguyện giao cấu khi dưới
16 tuổi, không phải của lần bị hiếp dâm. Trường hợp không phải là kết quả từ
hành vi phạm tội thì khơng thể áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này.
Nhưng thực tế cho thấy đôi khi các cơ quan tiến hành tố tụng lại bỏ qua việc
xác định về mặt khoa học mà mặc nhiên kết án hình phạt theo hành vi hiếp dâm
người dưới 16 tuổi cùng tình tiết định khung làm nạn nhân có thai dựa trên việc
thời điểm phạm tội trùng khớp với thời điểm nạn nhân mang thai.
ThS. Vũ Hải Anh, Một số vướng mắc trong xét xử trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em chưa đủ
13 tuổi có tính chất loạn luân, Tạp chí Nghề Luật, Số 1/2015, tr.43.
3

16



Quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng là hợp lý và chính
xác, bởi việc mang thai sẽ dẫn đến những hậu quả cho nạn nhân về sức khỏe,
tính mạng và cả tinh thần, nếu đứa trẻ được sinh ra cũng tạo nên trách nhiệm,
ảnh hưởng không nhỏ đến đến cuộc sống sau này cho bản thân nạn nhân cũng
như gia đình, người thân của họ.
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần
và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%:
Nhà làm luật đưa tình tiết định khung này vào là đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn và hậu quả đến từ lỗi vô ý của người phạm tội trong q trình thực
hiện hành vi gây ra thương tích cho nạn nhân, tỷ lệ thương tích và tổn hại sức
khỏe chính là tỷ lệ mất sức lao động. Để đánh giá tỷ lệ thương tích cần phải căn
cứ vào kết quả giám định y tế, giám định pháp y của Hội đồng giám định pháp
y kết luận. Nếu lỗi gây ra thương tật là lỗi cố ý, người phạm tội còn bị truy tố
thêm tội danh tại Điều 134 BLHS 2015 về tội cố ý gây thương tích.
Rối loạn tâm thần là các biểu hiện trầm cảm, người bệnh có cảm giác
căng thẳng thần kinh, phiền muộn, buồn chán, trống rỗng, trạng thái bị kích
động, ln cảm giác mệt mỏi, lo âu, mất năng lượng, cảm giác mình có tội lỗi,
vơ dụng, mất ngủ, hoặc ngủ q nhiều, giảm thích thú trong các hoạt động hoặc
sở thích hàng ngày, giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều, nghĩ
về cái chết, có ý định hoặc hành vi tự sát 4.
Rối loạn hành vi là các biểu hiện không tuân theo những quy tắc xử sự
thông thường được xã hội chấp nhận ví dụ như: Cư xử hung hãn, phịng bị, sợ hãi
mọi người xung quanh, có hành động gây hại cho bản thân và người khác, vô thức
trong điều khiển hành vi và ngơn ngữ, khó thích ứng với lối sống, sinh hoạt xã
hội.

TS. Dương Tuyết Miên, Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ
em và giải pháp khắc phục, Trường Đại học Luật Hà Nội Số Đặc san về bình đẳng giới, Hà Nội –

2005, Tr. 35-40

4

17


- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh:
Trong trường hợp này điều kiện bắt buộc là người phạm tội đang có nghĩa
vụ chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh trực tiếp đối với nạn nhân. Ví dụ: quan hệ
giữa cha mẹ ni với con nuôi, bác sĩ với bệnh nhân, giáo viên với học sinh.
Tình tiết này được áp dụng khi người phạm tội lợi dụng chính tình cảnh, điều
kiện thuận lợi trong việc thực hiện trách nhiệm, công việc cũng như mối quan
hệ giữ mình và nạn nhân để có hành vi xâm phạm tình dục đối với người dưới
16 tuổi.
- Phạm tội 02 lần trở lên: Tức là người thực hiện hành vi phạm tội đã vi
phạm cùng một tội từ 02 lần trở lên, mà khi tách riêng mỗi lần phạm tội đó đều
có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 (khung cơ bản) của
Điều luật đó và chưa lần nào bị đưa ra xét xử, được miễn trách nhiệm hình sự,
miễn hình phạt, xóa án tích hoặc đã chấp hành xong hình phạt.
- Tái phạm nguy hiểm: Trong trường hợp là việc người phạm tội đã bị
kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc đã tái
phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Quy
định này nhằm mục đích xử lý người phạm tội khơng có dấu hiệu hối cải, hồn
lương, có hành vi coi thường pháp luật, suy thoái nặng về đạo đức, cần thiết áp
dụng hình phạt tăng nặng so với khung cơ bản nhằm có thời gian nhiều hơn để
giáo dục, cải tạo và loại bỏ suy nghĩ phạm tội.
- Hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tổ chức: Việc thực hiện tội phạm có tổ
chức cho thấy sự có sắp xếp, thảo luận, giúp đỡ, liên kết với nhau về mặt chủ

quan, có sự phân hóa vại trị nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan để thực hiện
hành vi phạm tội; Do đó, phạm tội có tổ chức mang tính nguy hiểm cho xã hội
cực kì cao, khả năng gây tổn hại cho nạn nhân ở mức nghiêm trọng hơn rất
nhiều so với phạm tội đơn lẻ. Vì thế việc quy định tình tiết định khung tăng
nặng này là rất hợp lý và cần thiết.

18


- Đối với người dưới 10 tuổi: Việc bổ sung, ghi nhận tình tiết này là cần
thiết, phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn xã hội hiện nay, thể hiện rõ sự
phân hóa về độ tuổi của đối tượng tác động khi chủ thể thực hiện hành vi giao
cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người ở độ tuổi dưới 13
tuổi: một là người dưới 10 tuổi, hai là người từ đủ 10 tuổi đến dưới 13 tuổi.
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần
và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên:
Trường hợp này tương tự với trường hợp hiếp dâm gây tổn hại sức khỏe
theo Điểm c Khoản 2 Điều 142 BLHS 2015, chỉ khác nhau ở mức độ, tỷ lệ
thương tật của nạn nhân của trường hợp này phải từ 61% trở lên.
- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Chỉ áp dụng trong trường
hợp người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV trước khi thực hiện hành vi phạm
tội. Ngược lại, nếu người phạm tội trước đó khơng biết mình bị nhiễm HIV thì
khơng áp dụng tình tiết này.
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát: Trường hợp áp dụng tình tiết này là khi
hậu quả nạn nhân chết là do hành vi hiếp dâm gây ra, nếu chết không phải do
bị hiếp dâm thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và tội tương ứng với hành vi làm nạn nhân
chết. Trường hợp nạn nhân bị người phạm tội làm cho bất tỉnh, sau đó thực hiện
hành vi giao cấu rồi bỏ mặc dẫn đến nạn nhân chết thì trường hợp này khơng
phải là hiếp dâm làm nạn nhân chết mà người thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị

truy tố cả hai tội giết người và hiếp dâm. Trường hợp làm cho nạn nhân tự sát
trên thực tế cần xác định lý do tự sát là bị hiếp dâm, cịn việc nạn nhân chết hay
khơng chết, không phải là dấu hiệu bắt buộc để xác định tình tiết trong trường
hợp này. Tuy nhiên nếu nạn nhân chết thì áp dụng mức hình phạt cao hơn tự
sát mà khơng chết.
1.1.4. Trách nhiệm hình sự đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

19


×