Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn v.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.94 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐÈ ÔN TẬP NGỮ VĂN </b>
<b> DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 12 </b>


<b>TRONG THỜI GIAN NGHỈ TRÁNH DỊCH COVID 19</b>


<b>Gồm 2 phần: </b>


<b>- Phần 1: Nội dung cần ôn tập</b>


<b>- Phần 2: Đề kiểm tra học sinh cần thực hiện</b>
<b>A. NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP: </b>


<b>CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN</b>


<b>I. HỆ THỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM</b>


<b>1. Phong cách chức năng ngôn ngữ</b>


<i><b>a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ): là phong cách được dùng trong giao tiếp</b></i>
sinh hoạt hằng ngày, thuộc hồn cảnh giao tiếp khơng mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây
thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân,
bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp,...


Gồm các dạng: chuyện nhỏ/ nhật kí/ thư từ...


<i><b>b. Phong cách ngơn ngữ khoa học: phong cách khoa học là phong cách được dùng trong</b></i>
lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là phong cách ngôn ngữ đặc trưng
cho các mục đích diễn đạt chun mơn sâu. Khác với phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong
cách này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng
phổ cập khoa học).



Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập.


<i><b>c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương.</b></i>
<i><b>d. Phong cách ngơn ngữ chính luận: là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị - xã</b></i>
hội. Người giao tiếp ở phong cách này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ cơng khai quan điểm
chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.


<i><b>e. Phong cách ngơn ngữ hành chính: là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộclĩnh</b></i>
vực hành chính (các loại giấy tờ thơng báo, báo cáo, đơn từ,…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Gồm các dạng: văn bản phản ánh tin tức/ văn bản phản ánh công luận/ thông tin
quảng cáo.


<b>2. Phương thức biểu đạt</b>


<i><b>a. Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối</b></i>
cùng tạo thành một kết thúc. Ngồi ra, người ta khơng chỉ chú trọng đến kể việc mà còn
quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ
về bản chất của con người và cuộc sống.


Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có
những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xi nói
chung, đơi khi cịn được dùng trong thơ( khi muốn kể sự việc )


<i><b>b. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể</b></i>
sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con
người.


Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình
dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….)



<i><b>c. Biểu cảm: là dùng ngơn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung</b></i>
quanh.


Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả cảm xúc,
thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. ( Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ
không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé )


<i><b>d. Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện</b></i>
tượng nào đó cho những người cần biết nhưng cịn chưa biết.


Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút : có những câu văn chỉ ra đặc
điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục
đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của
người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận


<i><b>f. Hành chính - cơng vụ:là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân,</b></i>
giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước
khác trên cơ sở pháp lí [thơng tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
<b>3. Phương thức trần thuật:</b>


a. Trân thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)
b. Trân thuật từ ngơi thứ ba của người kể chuyện tự dấu mình


c. Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự dấu mình, nhưng điểm nhìn
và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).


<b>4. Phép liên kết:</b>


<b>4.1 Phép nối:</b>


- Định nghĩa: phép nối là cách dùng những từ ngữ chỉ quan hệ để nối ý của các câu lại với
nhau


- Có 2 nhóm từ ngữ liên kết:


a. Quan hệ từ: và, hay, hoặc là, cịn, thì, nhưng.


Ví dụ: Tơi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe. (Nam Cao)
“Nhưng”: quan hệ từ chỉ ra mối quan hế tương phản giữa 2 câu
b. Từ ngữ chuyển tiếp:


+ Những đại từ: vậy, thế.


+ Những tổ hợp (quan hệ từ + đại từ): do đó, tuy vậy.
+ Nhưng tổ hợp: ngồi ra, vá lại, hơn nữa.


Ví dụ: Ơng có xe hơi, có nhà lầu, có đồn điền, lại có trong trại ở nhà quên. Vậy thì
chính là người giàu đứt đi rồi. (Nam Cao)


“Vậy thì”: tổ hợp từ chuyển tiếp chỉ ra mối quan hệ nhân – quả giữa 2 câu
Tác dụng của phép nối:


+ Liên kết câu


+ Tạo nên quan hệ ngữ giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả,
thời gian


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Định nghĩa: Phép thế là cách dùng những đại từ và những từ ngữ tương đương với các đại từ


(không rõ ý nghĩa từ vựng) thay thế để nối ý các câu với nhau


Tác dụng của phép thế:
+ Liên kết câu
+ Tránh lặp từ ngữ


Ví dụ: Điền nghĩ đến cái tính bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo để cất đi. (Nam
Cao)


“Họ” thay thế cho “đàn bà”


Nước ta là một nước văn hiến. Ai cũng bảo thế.
“thế” thay cho “Nước, hiến”


<b>4.3 Phép tỉnh lược</b>


- Định nghĩa: phép tỉnh lược là cách rút bỏ nhũng từ ngữ có ý nghĩa xác định ở những chỗ có
thể rút bỏ và muốn hiểu được thì phải tìm những từ ngữ có ý nghĩa xác định ấy ở những câu
khác.


Ví dụ: Chị tơi rất thích ăn khoai lang luộc. Ngày nào má tôi cũng mua về cho
chị.


Ở câu trên ta thấy: câu 2 bị lược mất hai từ “khoai lang” nhưng người đọc vẫn
hiểu là “Ngày nào má tôi cũng mua khoai lang về cho chị”


- Tác dụng của phép tĩnh lược:
+ Liên kết câu


+ Tránh lặp từ


<b>4.4 Phép lặp</b>


- Định nghĩa: Phép lặp từ vựng là cách dùng trong 2 câu khác nhau những từ ngữ về cơ bản
không khác nghĩa nhau để liên kết 2 câu với nhau


- Các cách lặp từ vựng:


<i>+ Lặp lại y nguyên: lặp lại chính những từ ngữ ấy. VD: Tre hi sinh để bảo vệ con người.</i>


<i>Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép mới)</i>


+ Lặp lại những từ đồng nghĩa, gần nghía


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2. Bệnh ung thư có mặt khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh này sẽ lấy đi sinh
mạng của khá nhiều người.


- Tác dụng của phép lặp từ vựng:
+ Liên kết câu


+ Nhấn mạnh ý


Ví dụ: Hãy tìm nhưng yếu tố thuộc phép lặp từ vựng có tác dụng liên kết trong đoạt
trích dưới đây, cho biết cách lặp của chúng:


<i>(a) Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. (b) Nó (=</i>
<i>“ một thằng lính to béo”) lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. (c)</i>
<i>Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. (d) Khơng nghe tiếng khóc thét của Mai</i>
<i>nữa. (đ) Chỉ nghe đứa bé khoc ré lên một tiếng rồi im bặt. (e) Chỉ còn tiếng cây</i>
<i>sắt nện xuống hừ hự. (Nguyên Trung Thành)</i>



Cây sắt (lặp 3 lần): lặp lại y nguyên
Trước ngực (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Lật (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên


Sau lưng (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên
Đứa bé (lặp 2 lần): lặp lại y nguyên


Đứa bé – Thằng bé: lặp bằng từ gần nghĩa
Đập – Đánh – Nện: lặp bằng từ đồng nghĩa


Tại sao ở đây tác giả lại dùng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên như vậy?
Sử dũng nhiều từ ngữ lặp lại y nguyên để:


- Nhấn mạnh tội ác dã man của kẻ thù và nỗi đau khổ mà dân làng Xô Man
phải chịu đựng


- Gây cảm xúc mạnh cho người đọc.
<b>4.5 Phép liên tưởng</b>


- Định nghĩa: Phép liên tưởng là dùng các yếu tố từ vựng cùng xuất hiện trong một tình
huống sử dụng trong văn bản (yếu tố này xuất hiện ta lập tức nghĩ đến yếu tố kia)


Ví dụ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Lòng thuyền đau rặng vỡ.</i>
<i>Nếu từ giã thuyền rồi,</i>
<i>Biển chỉ cịn sóng gió.</i>
<i>Nếu phải cách xa anh,</i>
<i>Em chỉ cịn bão tố.</i>



<i>(“Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh)</i>


- Tác dụng phép liên tưởng:


+ Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản
+ Bộc lộ rõ nội dung


<b>4.6. Phép tương phản</b>


<b>5. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn bản và tác dụng của những</b>
<b>biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản:</b>


<i><b>*Với dạng câu hỏi này các em cần: ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các</b></i>
biện pháp nghệ thuật khác.


<i><b>- So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình</b></i>
gợi cảm. Ví dụ:


<i>Bác sống như trời đất của ta</i>
<i>Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa</i>
<i>Tự do cho mỗi đời nô lệ</i>


<i>Sữa để em thơ lụa tặng già</i>
<i>(Tố Hữu)</i>


<i><b>- Ẩn dụ: gọi lên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi</b></i>
cảm… Trong các ví dụ sau đây, cây tre là ẩn dụ để nói đến vẻ đẹp dẻo dai, bền bỉ, sức sống
mãnh liệt của con người Việt Nam.


<i>Con ở miền Nam ra thăng lăng Bác</i>


<i>Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát</i>
<i>Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>- Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật…vv… bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm</b></i>
cho thế giới vật, đồ vật… trở nên gần gũi biểu thị được nhưng suy nghĩ tình cảm của con
người. Ví dụ, “Con gió xinh thì thào trong lá biếc” (Xuân Diệu)


<i><b>- Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác cón quan hệ gần gũi với nó. Ví dụ,</b></i>
nhắc đến “áo chàm” người ta nghĩ ngay đến đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, vây nên khi Tố
Hữu nói: “Áo chàm đưa buổi phân li” thì người đọc hiểu “áo chàm” ấy là để chỉ đơng đảo
người Việt Bắc có mặt trong buổi chia tay.


<i><b>- Nói quá, phóng đại, thậm xưng: biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mơ tính chất của sự</b></i>
vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. Ví dụ, Tố Hữu
viết: “Bước chân nát đá mn tàn lửa bay”.


<i><b>- Nói giảm, nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phàn cảm</b></i>
và tránh thô tục thiếu lịch sự. Ví dụ: ”Bác đã đi rồi sao Bác ơi!” (Tố Hữu)


<i><b>- Điệp từ, điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Ví</b></i>
dụ:”Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bàn cùng mũ nan”.


<i><b>- Tương phản dối lập: dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh có tính chất tương phản để nhân</b></i>
mạnh làm nổi bật một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có
câu: “Ngàn thước lên cai, ngàn thước xuống”. Ở đây, phép tương phản, đối lập mang đến
hình ảnh con đường hành quân thật hùng vĩ, hiểm trở. Hình ảnh người lính qua sự tương
phản đó như được nhân lên gấp bội phần về lòng dũng cảm và quyết tâm vượt khó.


<i><b>- Phép liệt kê: tức là đưa ra hành loặt những sự vật, sự việc, hiện tượng,…</b></i>



<i><b>- Phép điệp cấu trúc: cấu trúc cú pháp được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn nhằm</b></i>
khẳng định và nhấn mạnh một điều gì đó có ý nghĩa lớn.


<i><b>- Câu hỏi tu từ: là những câu hỏi mà người hỏi đã có lời đáp nhằm tăng tính biểu cảm. Cũng</b></i>
là một cách để khẳng đinh.


<i><b>- Sử dụng từ láy:các từ láy cũng tăng tính hiệu quả của nghệ thuật.</b></i>


- …


<b>6. Các hình thức lập luận của câu văn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>7. Các thể thơ:Lục bát, song thất lục bát, thơ tự do, thơ ngũ ngôn, thơ tám chữ,… (Học sinh</b>
ơn kỹ phần Luật thơ có trong SGK, chú ý chỗ ngắt nhịp, gieo vần)


<b>II. BÀI TẬP VẬN DỤNG</b>
<b>ĐỀ 1:</b>


Con yêu quý của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học, bài tập thật là
vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt mỏi ngủ gục trên bàn học, lịng cha cũng thấy xót xa vô
cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách và vượt
qua nó.


Rồi con lại bước vào kỳ thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó
nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể
đạt kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đứng ngồi la liệt trước cổng
trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng… của họ.
Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh
thành.



Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để cốt tìm kiếm cho mình tấm vé an tồn tại giảng
đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng
trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ
ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đổi đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và
con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được trải nghiệm sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời.
Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã
đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con em tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm,
bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững
chắc bất cứ khi nào con cần tới.


<b>(Trích “Thư gửi con mùa thi ĐH 2013” trên netchunetnguoi.com)</b>
1. Văn bản trên được viết theo PCNN nào ?


2. Nêu nội dung văn bản? Đặt tên cho văn bản?


3. Từ lời cha dành cho con ở trên, em hãy viết một đoạn văn NLXH trình bày những cảm
<i>xúc suy nghĩ của mình về vấn đề: Vào Đại học không phải là con đường lập thân duy nhất.</i>
<b>ĐỀ 2:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ,
nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ.
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành
động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản
của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm
đau,...


Thanh niên phải ln có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần
thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn,
thật thà, không phô trương, dối trá...



Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em,
chăm lo một phần cơng việc gia đình” ...


<i><b> (Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)</b></i>
1.Nêu nội dung chính của văn bản ?


2.Kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ?


3.Qua đoạn văn trên, em thấy phầm chất cần có nhất của thanh niên là gì ?


4. Bên cạnh phép lặp từ vựng, đoạn văn trên còn sử dụng phép tu từ nào?


5. Ngoài những phẩm chất trên, theo em thanh niên thời đại hiện nay cần có những phẩm
chất gì ? Vì sao?


<b>ĐỀ 3:</b>


Anh dừng lại tiệm bán hoa để đặt hoa gửi tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống
cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên
vỉa hè, anh đến bên và hỏi đứa bé vì sao lại khóc.


- Cháu muốn mua một bong hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ
có 75 xu mà giá một bong hoa những 2 đô la.


Anh mỉm cười và nói với nó :
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.


Anh liền mua hoa cho cơ bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xi, anh
hỏi cơ bé có cần đi nhờ xe về nhà khơng. Nó vui mừng nhìn anh trả lời :



- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nó chỉ ngơi mộ và nói :
- Đây là nhà của mẹ cháu.


Nói xong nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.


Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó
hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái xe đi một mạch 300km để về nhà mẹ anh trao tận tay
<b>bà bó hoa.(Quà tặng cuộc sống)</b>


1. Nội dung của câu truyện trên là gì ? Đặt tên cho câu truyện?


2. Theo em, 2 nhận vật: em bé và anh thanh niên, ai là con người hiếu thảo ? Vì sao?


3. Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm về trao tận tay mẹ bó hoa?


4. Thơng điệp mà văn bản muốn gửi đến chúng ta là gì? Em sẽ làm gì khi đang cịn mẹ?
<b>ĐỀ 4:</b>


Thời gian đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động
<i><b>địa cầu mãi mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam,</b></i>
là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá
đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơm
nay và mai sau.


Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến,
vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh
tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.



Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của tồĐảng,
tồn dân, tồn quân ta.


Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tịi, xác
định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.


Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nịng cốt là liên
minh cơng nhân - nơng dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang
vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.


Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

1. Văn bản trên thuộc PCNN gì ?


2. BPNT nào được sử dụng nhiều nhất trong VB ? Nêu tác dụng?
<i>3. Cụm từ “…mốc son chói lọi trong lịch sử…” nói lên điều gì ?</i>
4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên?


<b>ĐỀ 5:</b>


Người dân TP HCM từ lâu đã xem Nguyễn Văn Minh Tiến như Lục Vân Tiên giữa đời
thường và đặt cho anh bao biệt danh như "Hiệp sĩ săn bắt cướp", "Hiệp sĩ đường phố", "Hiệp
sĩ Sài Gòn"... Hàng ngày, bằng chiếc xe Dream xốy nịng, có thể tăng tốc tới... 170 km/giờ,
Tiến rong ruổi trên nhiều nẻo đường để truy bắt những tên cướp điện thoại, giật túi xách, nữ
trang... của người dân. Không thể nhớ hết Tiến cùng đồng đội đã bắt cướp lấy lại tài sản cho
bao nhiêu người, nhưng họ đã trở thành biểu tượng cho tinh thần nghĩa hiệp, "giữa đường
thấy chuyện bất bình chẳng tha".


Để có những chiến cơng, các hiệp sĩ đã phải đổ cả máu, nước mắt và có những nỗi


đau khó nói thành lời. Sự việc Tuấn “Chó” dẫn đám giang hồ xách theo hung khí vào nhà
chém xối xả hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiên vào rạng sáng 27/6 vì "tội" xâm phạm chuyện làm ăn bất
chính của chúng khiến tinh thần của các anh em đồng nghiệp chấn động. Nỗi đau mất mát
chưa nguôi với gia đình và các đồng nghiệp khi anh Nguyễn Xuân Chinh tử tạn trên đường
truy bắt cướp, thì hàng loạt hiệp sĩ khác gặp nạn trước sự chống trả của tội phạm. Đêm 26/1,
hiệp sĩ Phạm Văn Thúc (66 tuổi) đã bị khoảng chục tên thanh niên đánh hội đồng gây đa
chấn thương, gãy xương đùi khi giải thoát cho một người say rượu. Gần nhất, ngày 15/9, anh
Ngô Trung Thành bị thương nặng khi hai tên cướp giật dây chuyền chống trả trên đường
truy đuổi ...


Gian nguy, mất mát nhưng tinh thần trừ gian diệt ác trong những con người này
dường như chưa bao giờ nhụt chí. Hàng ngày họ vẫn tự nguyện rong ruổi khắp các tuyến
đường để đeo bám tội phạm, ngăn chặn mọi hành vi phạm tội vì sự bình n với mục tiêu
"khơng để tội phạm cịn đất sống". Những việc làm của họ đã trở thành biểu tượng của sức
trẻ mạnh mẽ, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ở vùng đất phía Nam.


1. Văn bản trên viết theo PCNN nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI</b>
<b>I. Những lưu ý chung.</b>


<i> * Nghị luận và nghị luận xã hội.</i>


- Nghị luận: bàn bạc, lí giải, đánh giá cho rõ một vấn đề nào đó.


- Nghị luận xã hội là sử dụng những thao tác lập luận để làm sáng tỏ các vấn dề liên
quan đến các vấn đề xã hội – nhân sinh, một tư tưởng đạo lý, một lối sống cao đẹp, một hình
tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, mơi trường. Mục đích
cuối cùng là nó tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa
con người với con người trong xã hội.



Có nhiều cách bàn bạc, có khi dùng những bằng chứng để người ta tin tưởng hơn
(chứng minh), có khi giảng giải, đưa ra dẫn chứng để người ta hiểu cặn kẽ hơn (giải thích),
cũng có khi phát biểu ý kiến của mình (bình luận). Dù là khi chứng minh, giải thích hay bình
luận người viết văn nghị luận cần có những hiểu biết đầy đủ về vấn đề sẽ trình bày, phải có
lập trường quan điểm đúng đắn, ngôn ngữ trong sáng và phải lựa chọn được một phương
pháp trình bày, lập luận khoa học, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.


<i> </i> <i> * Đoạn văn</i>


- Về nội dung: Đoạn văn là một phần của văn bản, diễn đạt tương đối trọn vẹn một nội
dung.


- Về hình thức: Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc là dấu
chấm câu xuống dòng.


- Về cấu trúc: Đoạn văn đảm bảo ba phần liền mạch:
+ Mở đoạn


+ Thân đoạn
+ Kết đoạn


- Về thao tác lập luận: Đoạn văn có thể sử dụng các thao tác lập luận:
+ Giải thích + Bình luận


+ Phân tích + Bác bỏ
+ Chứng minh + So sánh
<b>II. Các dạng bài NLXH.</b>


<i>Nghị luận về một tư tưởng đạo lý</i> <i>Nghị luận về một hiện tượng xã hội</i>



Nội dung Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực
tư tưởng, đạo đức, lối sống, quan
niệm của con người…


Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý
nghĩa đối với đời sống xã hội.


Phạm vi
đề tài


- Thường được nêu trong các ý
kiến, nhận định, câu nói, tục ngữ,
danh ngôn…


- Đề tài phong phú về nhận thức,
tâm hồn, tính cách, các quan hệ và


Thường được biểu hiện qua sự kiện,
hiên tượng, phong trào..


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

ứng xử trong gia đình, xã hội… cuộc sống con người)


Cách thức
triển khai
bài văn
NLXH


- Giới thiệu, giải thích tư tưởng,
đạo lí cần bàn luận



- Phân tích những mặt đúng; phê
phán bác bỏ những biểu hiện sai
lệch có liên quan đến vấn đề cần
bàn luận


- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận
thức và hành động


- Nêu rõ hiện tượng cần bàn


- Phân tích các mặt đúng, sai, lợi hại
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái
độ, ý kiến của người viết về hiện
tượng xã hội đó


<b> Yêu câu </b>
<b>chung </b>


- Phối hợp với các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, so sánh, bác
bỏ, bình luận


- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và
yếu tố biểu cảm nhưng phù hợp và chuẩn mực.


* Một số ví dụ giúp học sinh định dạng đề.


<b>ĐỀ BÀI</b> <b>Dạng đề</b> <b>Luận đề</b>


Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng


200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về lòng yêu thương con người của
tuổi trẻ trong xã hội hiện nay


Hiện tượng xã
hội


Lòng yêu thương con
người của tuổi trẻ trong xã
hội hiện nay


<i>Thói dối trá là biểu hiện của sự suy </i>
<i>thoái về đạo đức trong đời sống xã </i>
<i>hội. </i>


Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200
từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến trên.


Tư tưởng đạo lí Tác hại của thói dối trá đối
với con người và xã hội


Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng
200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về truyền thống đồn kết của người
Việt Nam.


Hiện tượng xã
hội



Truyền thống đoàn kết của
người Việt Nam


<b>III. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.</b>


<i> a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề (2, 4 dòng)</i>


Dẫn dắt trực tiếp vào vấn đề tránh dài dòng, lan man.


<i> b. Thân đoạn: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Phân tích, chứng minh: đưa ra các câu hỏi để phát triển đoạn văn và làm rõ
nội dung nghị luận.


+ Biểu hiện vấn đề như thế nào.
+ Ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.
+ Giải pháp cho vấn đề.


* Lưu ý vấn đề về dẫn chứng: vấn đề nghị luận theo cấu trúc đề thi minh họa là một câu
được rút ra từ ngữ liệu đã cho ở phần Đọc hiểu. Học sinh có thể linh hoạt sử dụng lí lẽ và
dẫn chứng ở trong bài đọc hiểu để làm bài viết đoạn nghị luận xã hội.


- Bàn luận, mở rộng vấn đề:


+ Đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề (Đúng/sai; phù hợp/không phù hợp; thiết
thực/không thiết thực)


+ Liên hệ vấn đề với các vấn đề liên quan.
+ Lật lại vấn đề.



<i>c. Kết đoạn (khái quát) </i>


+ Khẳng định lại ý nghĩa/tầm quan trọng của vấn đề.
+ Rút ra bài học cho bản thân.


<b>* Lưu ý về cấu trúc:</b>


<b> - Dẫn dắt vấn đề + giải thích: 1 - 2 dòng</b>
- Phân thích, chứng minh: 2 – 5 dịng.
- Bình luận, mở rộng: 3 - 4 dòng.
- Đánh giá, khái quát: 2 – 3 dòng.
<b>IIII. Luyện tập</b>


<b>1.BẢN LĨNH</b>


Giải thích Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá
nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám
đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn


Phân tích + Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc
sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.


+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai
sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái
hay.


+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hồn tồn có
thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.


Bàn luận Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau.


Đó là khi bạn cương quyết khơng để cho bản thân mình quay cóp,
chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói
những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn
tự giác thừa nhận và sửa sai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>2. CÁCH ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI VỚI CHÍNH MÌNH</b>
Giải thích Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về


chính bản thân mình


Phân tích - Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản
thân mình?


+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình
+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ ,
đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy
nghĩ tích cực về người khác.


Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế
nào?


- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân


- Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu


- Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng
khơng tự hạ thấp mình


- Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.
Bàn luận Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân



- Nâng cao giá trị bản thân


- Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung
quanh


Bài học - Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức,
đánh giá về chính mình


<b>3. ĐAM MÊ HỌC HỎI LÀ NIỀM ĐAM MÊ KHƠNG BAO GIỜ PHẢN BỘI CON</b>
<b>NGƯỜI </b>


Giải thích - Đam mê: những hứng thú, say mê của con người với một lĩnh
vực nào đó hoặc một điều gì đó.


- Đam mê học hỏi: hứng thú, say mê với việc học, rèn luyện kiến
thức, trau dồi tri thức.


- Phản bội: lật lọng, tráo trở.


- Câu nói khẳng định sự bất biến của niềm đam mê học hỏi là
khơng bao giờ phản bội con người, nó sẽ đem đến cho con người
những lợi ích, những điều tốt đẹp hơn.


Phân tích - Tại sao đam mê học tập là niềm đam mê không bao giờ phản bội
con người?


+ Vì kiến thức ta đạt được sau quá trình học là hành trang theo ta
suốt cuộc đời, để có thể làm những điều ta mong muốn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ Đam mê học tập sẽ giúp chúng ta vượt qua những thử thách để
đối mặt với những khó khăn, vượt qua nó một cách dễ dàng.


+ Vì cái rễ của học tập thì cay đắng nhưng hoa quả của nó lại ngọt
ngào.


+ Những dam mê khác có thể có mặt trái nhưng đam mê học tập
thì khơng, ln giúp ta chinh phục những điều mơ ước.


- Biểu hiện của đam mê học tập không bao giờ phản bội con người
+ Đam mê học tập, ta có kiến thức cho chính bản thân mình. Đến
cuối cùng, chúng ta đi học là để có kiến thức, để khơng trở thành
<i>gánh nặng của gia đình và xã hội.</i>


+ Truyền đam mê ấy đến những người khác (Những người làm
công việc giáo viên như người viết văn bản)


+ Có đam mê trong học tập sẽ rèn luyện được những đức tính kiên
trì, chịu khó vì biển kiến thức là mênh mơng, những gì chúng ta
biết hôm nay chỉ là hạt cát giữa sa mạc.


+ Đam mê học tập là đam mê suốt đời, học tập suốt đời.


Bàn luận - Ngoài đam mê học tập, cũng cần có những đam mê khác để cuộc
sống phong phú, để hồn thiện bản thân, khơng trở thành mọt sách.
- Đam mê học tập để trở thành nguời có tri thức nhưng cũng cần
trở thành người có văn hóa, có đạo đức.


Bài học - Là học sinh ngồi trên ghế nhà truờng, sắp có buớc ngoặt quan
trọng trong cuộc đời, em đã có cho mình đam mê nào chưa? Em có


đam mê học tập khơng? Em sẽ làm gì để thực hiện niềm đam mê
ấy?


- Thắp cho bản thân một ngọn lửa sinh tồn, nó sẽ soi sáng cuộc đời
bạn.


<b>4.HẠNH PHÚC CỦA GIỚI TẺ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY.</b>
Giải thích Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy


vui vẻ, thoả mãn.


Phân tích Giới trẻ hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc là hưởng thụ;


+ Hạnh phúc là trải nghiệm;


+ Hạnh phúc là sống vì người khác;


+ Hạnh phúc là hài hịa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…
Bàn luận <i>Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về </i>


<i>hạnh phúc?</i>


- Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi
trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là
hưởng thụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

sinh vì người khác…


Bài học - Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc



- Ln hồn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.


<b>5.CÁCH ỨNG XỬ CỦA CON NGƯỜI VỚI CHÍNH MÌNH</b>
Giải thích Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về


chính bản thân mình.


Phân tích <i>- Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản </i>
<i>thân mình?</i>


+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình
+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ ,
đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy
nghĩ tích cực về người khác.


<i>Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như </i>
<i>thế nào?</i>


- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân


- Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu
- Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng
khơng tự hạ thấp mình


- Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.


<i>Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân </i>


- Nâng cao giá trị bản thân



- Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung
quanh


Bài học Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh
giá về chính mình


<b>6.LỊNG TỰ TRỌNG</b>


Giải thích Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.
Phân tích + Có lỗi, biết nhận và sửa lỗi đó là tự trọng.


+ Việc gì làm được thì cố gắng làm, khơng phiền lụy đến người
khác đó là tự trọng


Bàn luận Tự trọng là một đức tính đáng q, người có tính tự trọng sẽ được
mọi người yêu mến và kính nể.


Song ta cũng cần phê phán những kẻ thiếu tự trọng, vì một nguồn
lợi cá nhân nào đó mà bán rẻ danh dự và tự chà đạp nhân phẩm
của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>7. KHIÊM TỐN</b>


Giải thích Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá
bản thân, không tự mãn, tự kiêu, khơng tự cho mình là hơn người.
Khiêm tốn là khi ta biết được những điểm mạnh của mình mà
khơng hề khốc lác hay khoe khoang.


Phân tích Khiêm tốn sẽ làm đẩy lùi thói kiêu ngạo. Người khiêm tốn ln


giữ lịng mình hạnh phúc khi lắng nghe người khác. Điều đó khiến
ta trở nên vĩ đại trong trái tim cuar nhiều người, đồng thời nó giúp
tâm trí ta cởi mở, giúp ta nhận ra vị trí đích thực mà mình đang
đứng.


Bàn luận Con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng, tránh
được thói tự cao tự phụ, loại bỏ được tính xấu.


Bài học Con người có tính khiêm tốn cũng khơng vì thế mà tự hạ uy tín
của mình. Khiêm tốn là điều mỗi con người muốn thành công
không thể thiếu.


<b>V. Hướng dẫn học sinh tự ôn tập.</b>


<b>Đề 1 : Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày quan điểm của anh/chị về câu nói sau: </b>
“Đơi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới”.
<b>Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) “Đừng sống theo điều ta muốn, hãy sống theo điều ta </b>
có thể”.


<b>Đề 3: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ): Sức mạnh niềm tin.</b>


<b>Đề 4: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? Hãy trình bày suy nghĩ của </b>
anh/chị bằng đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ.


<b> Đề 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bàn về: Khát vọng.</b>


<b>CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – CÁC TÁC PHẨM VĂN THƠ</b>
<b></b>


<b>---A NỘI DUNG LÝ LUẬN: </b>


<i><b>* Đặc trưng thơ: </b></i>


“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng,
những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu”
(Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999).


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”. Nhà thơ Pháp Alfret de
Mussé chia sẻ: "Hãy biết rằng chính quả tim ta đang nói và thở than lúc bàn tay đang viết",
"nhà thơ không viết một chữ nào nếu cả tồn thân khơng rung động" (dẫn theo PGS.TS
Nguyễn Thị Thanh Hương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 01/2009).


+ Nhưng tình cảm trong thơ khơng tự nhiên mà có. Nói về điều này, nhà văn M.
Gorki cũng cho rằng: “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm. Tình cảm trong thơ gắn
trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và


phát triển.


+ Thơ tuy biểu hiện những cảm xúc, tâm sự riêng tư, nhưng những tác phẩm thơ chân
chính bao giờ cũng mang ý nghĩa khái quát về con người, về cuộc đời, về nhân loại.


- Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch). Hệ quả
là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thơng qua hình tượng thơ,
đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu... Nhiều khi,
cảm xúc vượt ra ngồi cái vỏ chật hẹp của ngơn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngơn
ngoại”.


- Ngơn ngữ thơ cơ đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp
vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm
sâu của ý thơ. Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ
thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong


lịng. Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình
cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng
vang lên nhạc điệu khác thường ".


<b>B. CÁC TÁC PHẨM CỤ THỂ </b>


<i><b>I. BÀI TÂY TIẾN (Quang Dũng)</b></i>
<b>1- Nhà thơ Quang Dũng:</b>


- Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ
- Là nhà thơ - chiến sĩ


 QD là người tài năng có tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, rung động, nhạy cảm. Được
nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.


<b>2- Bài thơ:</b>
<i><b>a. Nội dung: </b></i>


- Nỗi nhớ về chặng đường hành quân gian khổ giữa khung cảnh miền Tây hoang sơ,
bí ẩn, vừa hung vĩ dữ dội vừa diễm lệ, thơ mộng.


- Những kỉ niệm đẹp trong đêm liên hoan và cảnh sơng nước miền Tây thơ mộng.
- Hình ảnh người lính Tây Tiến vừa oai phong lẫm liệt vừa lãng mạn hào hoa trên nền
gian khổ, khốc liệt của cuộc kháng chiến.


<i><b>b. Nghệ thuật: bút pháp hiện thực và lãng mạn, hình ảnh thơ giàu chất nhạc, chất họa.</b></i>
<i><b>II. BÀI VIỆT BẮC (Tố Hữu)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i>- Việt Bắc (46-54)- bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến</i>
<i><b>2- Bài thơ:</b></i>



- Hồn cảnh sáng tác:


- Năm 1954: hồ bình lập lại  cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước rời chiến
khu Việt Bắc về HN  sáng tác bài thơ nhằm nhắn nhủ trong niềm vui hiện tại không quên
cội nguồn của thắng lợi, không quên những ngày gian khổ.


- Vị trí của bài thơ: là bài thơ tiêu biểu, hay nhất của thơ TH nói riêng và thơ ca kháng
chiến chống Pháp nói chung.


<i><b>3- Đoạn trích:</b></i>
a. Nội dung:


- Đoạn thơ là cảm xúc bịn rịn lưu luyến của buổi chia tay và dịng hồi niệm về VB
trong gian khó mà nghĩa tình bền chặt.


+ VB với thiên nhiên khắc nghiệt nhưng mang vẻ đẹp hoang dại và thơ mộng.
+ Việt Bắc với những ngày kháng chiến gian khổ mà rất đỗi hào hung.


+ Con người Việt Bắc cần cù, thủy chung, son sắt, thấm đượm nghĩa tình.


- Giọng điệu chung của bài thơ: âm điệu ngọt ngào, êm ái trở đi trở lại nhịp nhàng như
<i>lời ru, sự trùng điệp của mình ta, ta mình diễn tả cảm xúc lưu luyến, giọng điệu trữ tình tha</i>
thiết.


<b>b. Nghệ thuật: </b>


Thể thơ lục bát trữ tình, lối xưng hơ mình - ta và kết cấu theo lối đối đáp trong ca dao
giao duyên, ngôn ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, âm điệu trữ tình ngọt ngào.



<i><b>III. BÀI ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)</b></i>
<b>1- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm</b><i><b> : </b></i>


- Sinh: 15. 4. 1943 ở Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức CM. (đậm chất
Huế)


- Tham gia kháng chiến chống Mỹ, từng bị bắt giam - làm thơ.
<i>- TP chính: Đất ngoại ơ, Mặt đường khát vọng..</i>


- Đặc điểm thơ ca: Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén , thể hiện tâm tư của người
trí thức (tự ý thức vai trò trách nhiệm trong cuộc chiến đấu và sự nhận thức sâu sắc về đất
nước nhân dân qua sự trải nghiệm của chính mình)


 Nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trong những năm chống Mỹ.
<b>2- Trường ca Mặt đường khát vọng:</b>


- Nội dung trường ca: sự thức tỉnh của thế hệ thanh niên thành thị miền Nam tìm về
với nhân dân, đất nước.


- Thời gian sáng tác: ở chiến khu Bình Trị Thiên năm 1971.
<b>3. Đoạn trích: </b>


<b>a. Nội dung: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Tư tưởng đất nước của nhân dân: Nhà thơ thể hiện một cái nhìn mới mẻ, độc đáo, có
chiều sâu về địa lý, lịch sử: làm nên địa lý, lịch sử của đất nước là nhân dân. Mỗi cuộc đời,
số phận, ước vọng của nhân dân đã hóa thân thành sơng núi. Nhân dân đã lặng lẽ bằng cuộc
đời mình mà xây dựngvà bảo vệ đất nước, làm nên lịch sử 4000 năm.


<b>b. Nghệ thuật: </b>



- Chất liệu dân gian được sử dụng đa dạng linh hoạt: phong tục, lối sống, tập quán,
sịnh hoạt, (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, ...) vận dụng ca dao, tục ngữ, truyền
thyết, truyện cổ tích...


<i><b>IV. BÀI SĨNG (Xn Quỳnh) </b></i>
<b>1- Nhà thơ Xn Quỳnh:</b>


- Nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca hiện đại Việt Nam


- Hồn thơ chân thành da diết phong phú, tươi mới, sôi nổi, hồn hậu, tư chất thông
minh.


- Đề tài thơ: nổi tiếng và thành cơng, đỉnh cao ở đề tài tình u
<b>2- Bài thơ:</b>


<i><b>* Xuất xứ:</b></i>


<i>- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ XQ được in trong tập Hoa</i>


<i>dọc chiến hào</i>


- Viết năm 1967 cho thấy cái tôi riêng tư đã có vị trí bên cạnh cái tơi cộng đồng.
 Bài thơ tình thuộc loại hay nhất, tiêu biểu cho phong cách XQ


<i><b>* Hình tượng thơ:</b></i>


Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang u, là sự hố thân,
phân thân của cái tơi trữ tình.



<i>-> Hai “nhân vật” trữ tình này (sóng và em) tuy hai mà một, có lúc phân đơi ra (để soi</i>
chiếu vào nhau, làm nổi bật sự tương đồng), có lục lại hồ nhập vào nhau (để tạo nên sự âm
vang, cộng hưởng).


 Hai hình tượng này đan cài, quấn quít với nhau soi sáng, bổ sung cho nhau nhằm
diễn tà một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc và thiết tha hơn khát vọng tình yêu đang cuồn cuộn
trào dâng trong trái tim nữ thi sĩ.


<i><b>* Nội dung: Bài thơ thể hiện khát vọng tình yêu vừa mãnh liệt, đắm say, vừa chân</b></i>
thành, thủy chung như nhất.


<i><b> * Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ thơ giản dị mà tràn đầy cảm xúc. Hình tượng</b></i>
thơ độc đáo, quen mà lạ.


<i><b>*</b>Bài thơ tiêu biểu phong cách thơ XQ vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hôn nhiên, trong</i>


<i>sáng, vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình u, giọng thơ</i>
<i>xn Quỳnh khơng côn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại</i>
<i>mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của chị.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<i>So sánh hình tượng người lính trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng</i>


<i>chí của Chính Hữu</i>
<i>Bài tập 2. </i>


<i>Tìm hiểu phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. </i>
<i><b>Bài tập 3.</b></i>


Khổ thơ từ câu 31 đến câu 34 đã có hai cách hiểu: một là khẳng định sức mạnh của
tình yêu; hai là dự cảm lo âu trước cái mong manh, hữu hạn của tình yêu. Hãy nêu ý kiến


riêng của anh / chị?


<i><b>Bài tập 4:</b></i>


Dẫn ra một số câu thơ, bài thơ đặc sắc so sánh tình u với sóng biển.
<i><b>Bài tập 5.</b></i>


Anh (chị) hãy phân tích hai đoạn trích sau để làm sáng tỏ những biến đổi của thơ Tố
Hữu qua mỗi chặng đường thơ:


<i>Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ</i>
<i> Mặt trời chân lý chói qua tim</i>


<i>Hồn tơi là một vườn hoa lá</i>
<i>Rất đậm hương và rộn tiếng chim...</i>
<i>(Trích Từ ấy, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao)</i>


<i>Ta với mình, mình với ta</i>
<i>Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh</i>


<i>Mình đi, mình lại nhớ mình</i>


<i>Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu</i>
<i>( Trích Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12 Nâng cao)</i>


<i><b>Bài tập 6.</b></i>


<i>Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong trích đoạn Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm</i>
<i><b>Bài tập 7.</b></i>



Có ý kiến cho rằng: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.


Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:


<i>Mình về mình có nhớ ta</i>


<i>Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.</i>


<i>Mình về mình có nhớ khơng</i>


<i>Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?</i>


<i>Tiếng ai tha thiết bên cồn</i>


<i>Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…</i>


<i>(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109)</i>


<i>Bài tập 8.</i>


Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp vừa hùng vĩ hoang sơ lại vừa thơ mộng lãng mạn của
<i>thiên nhiên Tây Bắc qua bài thơ Tây Tiến?</i>


<i>Bài tập 9.</i>


“Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị
<i>phong kín” (Nguyễn Tuân – Thời và thơ Tú Xương – Văn học 12, tập một, sách chỉnh lí hợp </i>
nhất năm 2000, tr. 186).



<i>Bằng trích đoạn Đất Nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng,anh/chị </i>
hãy bình luận ý kiến trên.


<b>Chuyên đề</b>


<b>NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – CÁC TÁC PHẨM VĂN XUÔI</b>
<b>I. KIẾN THỨC CỦA CÁC TÁC PHẨM VĂN XI</b>


<i><b>1. Người lái đị sơng Đà – Nguyễn Tuân</b></i>
<b>1.1.Tác giả</b>


<b>- Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái Đẹp </b>


- Con người tài hoa, uyên bác và có ý thức cá nhân phát triển rất cao.
- Ông thật sự yêu quý nghề văn và giàu lịng u nước.


<b>1.2. Tác phẩm</b>


<b>a. Xuất xứ, hồn cảnh sáng tác: </b>


<i>Tác phẩm Người lái đị sơng Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960), kết quả chuyến đi</i>
thực tế Tây Bắc của Nguyễn Tuân.


<b>b. Nội dung</b>


- Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây bắc qua hình tượng con sơng Đà với hai tính cách trái
ngược:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Vẻ trữ tình, thơ mộng: con sơng có dịng chảy uốn lượn như “áng tóc trữ tình” của


thiếu nữ diễm kiều; nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; bờ sơng
mang một vẻ đẹp nguyên sơ “hoang dại như một bờ tiền sử,…như một nỗi niềm cổ tích ngày
xưa”; sơng Đà “đằm đằm ấm ấm” như một cố nhân,…


- Vẻ đẹp con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh người lái đị :


+ Ơng là người trí dũng tuyệt vời. Ơng sẵn sàng đối mặt với thác dữ, chinh phục mọi
“cửa tử”, “cửa sinh”, vượt qua trận “thủy chiến” ác liệt với đá nổi, đá chìm, với những
“trùng vi thạch trận” và những phòng tuyến đầy nguy hiểm. Người lái đò vượt qua chúng
bằng những động tác táo bạo, chuẩn xác. Ông hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh
nghiệm, tài trí.


+ Ơng lái đị là người tài hoa nghệ sĩ. Ông đối đầu với ghềnh thác cuồng bạo bằng sự
tự tin, ung dung nghệ sĩ. Do nắm chắc “binh pháp” của thần sơng, quy luật phục kích của lũ
đá, ông rất bình tĩnh vượt thác một cách tài tình khơn ngoan và nhìn thử thách bằng cái nhìn
giản dị, lãng mạn. Sau khi đọ trí, thi tài với con sông thuỷ quái, ông lại ung dung đốt lửa
nướng cơm lam, say sưa nói về những lồi cá mà khơng hề bận tâm đến chuyện vượt thác.


<i><b>* Nghệ thuật:</b></i>


- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
- Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.


- Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, khi thì chậm rãi.
<b>* Ý nghĩa văn bản:</b>


<i>Người lái đị sơng Đà khơng chỉ giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên</i>


nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc mà cịn thể hiện tình u mến,
gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.



<i><b>2. Ai đã đặt tên cho dịng sơng? – Hoàng Phủ Ngọc Tường</b></i>
<b>1.1. Tác giả</b>


<b>- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ</b>
Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; có sở trường về thể tùy bút, bút kí, là
“một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc); có sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối
hành văn mê đắm, tài hoa trong sáng tác.


<b>1.2. Tác phẩm</b>
<b>a. Xuất xứ: </b>


Tác phẩm được viết năm 1981, tại Huế, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm gồm ba
phần, đoạn trích là phần thứ nhất.


<b>b. Đọc – hiểu văn bản</b>
<i><b>*Nội dung:</b></i>


- Vẻ đẹp phong phú, nhiều mặt của sông Hương


+ Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên gắn với thủy trình sơng Hương


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Ở ngoại vi thành Huế, sơng Hương đã thay đổi tính cách. Nó uốn mình theo những
“đường cong thật mềm”, màu nước như biến ảo, phản quang “sớm xanh, trưa vàng, chiều
tím”. Có lúc sơng Hương “trầm mặc”, lúc lại mang vẻ đẹp “triết lí, cổ thi”…


Giữa lịng thành Huế, sơng Hương đã “vui hẳn lên…. Mềm hẳn đi”. Nó chảy chậm,
<i>điệu chảy lửng lờ với đường nét tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”…</i>
vì quá yêu và không muốn rời xa thành phố thân thương.



Trước khi từ biệt Huế, sơng Hương “lưu luyến” đơi dịng gặp lại thành phố như nỗi
vương vấn, “lẳng lơ kín đáo của tình u”,…


+ Vẻ đẹp từ góc độ văn hóa: nhà văn đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế;
<i>liên tưởng đến Nguyễn Du và Truyện Kiều. Tác giả cho rằng “có một dịng sơng thi ca về</i>
sơng Hương”, “dịng sơng ấy khơng tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.


+ Vẻ đẹp từ góc độ lịch sử: sơng Hương là “dịng sơng của thời gian ngân vang, của
sử thi viết giữa màu cỏ biếc” ghi dấu bao chiến công oanh liệt từ thời Đại Việt, tới Nguyễn
Huệ, đến Cách mạng tháng Tám 1945, chiến dịch Mậu Thân,…


+ Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của nhà văn: sông Hương mang vẻ đẹp của một cơ gái
Di – gan “phóng khống và man dại” (ở thượng nguồn), một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng
mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình… (ở nội ơ thành Huế)


<i>- Nhân vật tôi</i>


<i>+ Một cái tôi uyên bác với sự hiểu biết phong phú, có chiều sâu về lịch sử, địa lí sơng</i>
Hương, văn hóa Huế và nhiều lĩnh vực khác.


<i>+ Một cái tôi tài hoa với khả năng quan sát, liên tưởng tinh tế, ngôn ngữ biến ảo, giàu</i>
chất thơ,…


<i>+ Một cái tôi đầy nhân cách với sự trân trọng, giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền</i>
thống và một tình yêu tha thiết với cảnh sắc quê hương.


- Đặc trưng lối viết kí Hồng Phủ Ngọc Tường: phóng túng, tài hoa, giàu thơng tin
văn hóa, lịch sử và giàu chất trữ tình lãng mạn.



<i><b>* Nghệ thuật:</b></i>


- Sáng tạo những trang văn đẹp tạo bởi kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và giàu
hình ảnh.


- Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh,… gắn liền với những liên tưởng bất ngờ thú vị.
- Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sơng.


<i><b>* Ý nghĩa văn bản</b></i>


Ca ngợi dịng sơng Hương, rộng hơn là vùng đất cố đô đẹp, thơ mộng, ca ngợi lịch sử
vẻ vang, văn hóa và tâm hồn Huế, qua đó bộc lộ tình u tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào
lớn lao của nhà văn đối với dịng sơng q hương, với xứ Huế và với đất nước.


<i><b>3. Vợ chồng A Phủ - Tơ Hồi</b></i>
<b>3.1. Tác giả</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>3.2. Tác phẩm</b>
<b>a. Xuất xứ:</b>


<i>Tác phẩm được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), giải Nhất giải</i>
thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm, kể
về cuộc đời của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.


<b>b. Đọc – hiểu văn bản</b>
<b>* Nội dung</b>


- Số phận của người dân miền núi Tây Bắc dưới xã hội cũ:


+ Nhân vật Mị - người con dâu gạt nợ (Là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, giàu sức sống, vì


món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt làm “con dâu gạt nợ” cho nhà thống lí Pá Tra. Cuộc đời cực
nhục làm Mị mất hết cảm giác, mất hẳn ý thức về đời sống)


+ Nhân vật A Phủ - người ở trừ nợ (Là một thanh niên nghèo, sớm mồ côi, A Phủ rất
khỏe mạnh, bộc trực, giàu bản lĩnh và yêu tự do. Vì đánh A Sử, con trai thống lí, A Phủ bị
bắt, bị tra tấn dã man, phải làm người ở trừ nợ. Để mất một con bị, A Phủ bị trói đứng, phải
chịu bao đau đớn, tuyệt vọng).


- Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc lớn lao của người dân miền núi Tây
Bắc:


+ Khi mới về làm dâu, Mị định ăn lá ngón tự tử. Song vì cha, Mị đã chấp nhận cuộc
sống trâu ngựa. Mùa xuân đến, (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn,..) Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm
sống dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận,…) và muốn đi chơi (thắp đèn,
quấn tóc,..) Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “ như khơng biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn
theo tiếng sáo.


+ Hành động cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thốt: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị
dửng dưng “vơ cảm”. Rồi một đêm, qua ánh lửa, nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai
hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận
ra tội ác của bọn thống lí. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh
liệt, … thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và tự giải thốt cho cuộc đời mình. Như vậy, ở
Mị - cơ gái trẻ trung, hồn nhiên, cho dù phải chịu kiếp sống nô lệ, vẫn tiềm tàng một sức
sống mạnh mẽ, khát vọng yêu đương và tự do mãnh liệt.


+ A Phủ: khát khao tự do, ngay từ nhỏ đã không chịu làm nô lệ. Khi bị trói đứng, A
Phủ khát khao sống nên đã tìm cách day đứt dây trói. Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ khuỵu
xuống, nhưng khát vọng sống khiến anh “quật sức vùng lên, chạy”.


<i><b>* Giá trị tư tưởng của tác phẩm: </b></i>



+ Lên án những thế lực phong kiến, thực dân áp bức tàn bạo.


+ Thông cảm với số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi; khẳng định
phẩm chất tốt đẹp, những khát vọng và con đường đến với cách mạng của họ.


+ Đề cao tình hữu ái giai cấp, sự đồng cảm của những người nghèo cùng cảnh ngộ.
<i><b>* Nghệ thuật</b></i>


- Xây dựng những nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét (Mị và A Phủ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Thành công trong nghệ thuật kể chuyện (cách giới thiệu nhân vật, cách kể, cách dẫn
dắt khéo léo,…)


- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và có nhiều sáng tạo.
- Giọng trần thuật ăn nhập với nội dung và tư tưởng truyện
<i><b>* Ý nghĩa văn bản</b></i>


<i> </i> <i>Vợ chồng A Phủ thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi, tố cáo</i>


tội ác của bọn phong kiến, thực dân, phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.


<i><b>4. Vợ nhặt – Kim Lân</b></i>
<b>4.1. Tác giả</b>


Kim Lân (1920 – 2007) là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và được dư luận chú ý
qua những tác phẩm về đề tài nông thôn.


<b>4.2. Tác phẩm</b>


<b>a. Xuất xứ:</b>


<i>Tác phẩm được viết dựa trên một phần cốt truyện cũ của tiểu thuyết Xóm ngụ cư, in</i>
<i>trong tập Con chó xấu xí (1962) xây dựng trên bối cảnh nạn đói năm 1945.</i>


<b>b. Đọc – hiểu văn bản</b>
<i><b>* Nội dung</b></i>


<i>- Nhan đề: Vợ nhặt gợi tình huống éo le, kích thích trí tị mị của người đọc. Nó gợi</i>
<i>đến số phận rẻ rúng, hoàn cảnh bi thảm của nhân vật vợ nhặt và con người trong nạn đói</i>
năm 1945.


- Các nhân vật


+ Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở. Anh ln khao khát hạnh phúc
gia đình. Câu “nói đùa chứ có về với tớ thì ra khn hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa
niềm khát khao có một gia đình. Có vợ, tuy có “hơi chợn”, nhưng cái mừng lấn át cái lo.
Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh thấy “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”.
Nhìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng thấy yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với gia
đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.


+ Bà cụ Tứ: lúc đầu ngạc nhiên vì thấy trong nhà có người đàn bà lạ. Khi hiểu ra
người đàn bà ấy là con dâu mình, bà càng ngạc nhiên, vừa mừng, vừa lo cho con, thương
con, thương dâu và nghĩ đến trách nhiệm làm mẹ. Hiểu ra “cơ sự, vừa ai oán, vừa xót
thường”, người mẹ lại buồn tủi “nước mắt cứ chảy ròng ròng”. Trong cái mừng, cái tủi ấy,
người đọc vẫn cảm thấy niềm vui, niềm tin của bà cụ (cố làm cho khơng khí vui lên với
những ý nghĩ tốt đẹp về tương lai).


- Giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:



+ Tình cảnh bi thảm của người nơng dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945


+ Sự đồng cảm xót thương với số phận của người nghèo khổ; lên án tội ác dã man của
thực dân Pháp và phát xít Nhật; thấu hiểu và trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát
hạnh phúc rất con người, niềm tin vào cuộc sống, tương lai của những người lao động
nghèo; dự cảm về sự dổi đời và tương lai tương sáng của họ.


<i><b>* Nghệ thuật</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách
nhân vật.


- Tạo khơng khí và dựng đối thoại ấn tượng, hấp dẫn.


- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, được chắt lọc kĩ lưỡng giàu sức gợi.
<i><b>* Ý nghĩa văn bản</b></i>


Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và
khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở
tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.


<b>II. HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐỀ VỀ TÁC PHẨM VĂN XUÔI</b>


<b>1. Một số dạng đề về tác phẩm văn xi</b>


<b>Đề 1: Hãy phân tích cuộc “giao tranh” giữa người lái đị và dịng sơng Đà trong đoạn </b>
<i>trích tùy bút Người lái đị sơng Đà để chứng minh rằng: Nguyễn Tuân đã tìm kiếm thành </i>
<i>công “chất vàng mười của thiên nhiên” cùng “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn </i>


<i>những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng” ( Ngữ văn</i>



12, tập một, tr.185)


<i><b>Đề 2: Đọc bút kí Người lái đị sơng Đà có người nhận xét: Có cảm tưởng như </b></i>


<i>Nguyễn Tuân đang đề thơ lên núi rừng Tây Bắc, lên sóng nước sơng Đà. Một áng văn xi </i>
<i>tràn trề cảm xúc với thiên nhiên, đất nước. Bằng cảm nhận về hình tượng sơng Đà trong </i>


đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định:


<i>“Con sông Đà tn dài tn dài như một áng tóc trữ tình…..-> Chao ơi, thấy thèm </i>
<i>được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - </i>
<i>Yên Bái – lai Châu”.</i>


<i><b>Đề 3: Anh/chị hãy làm sáng rõ “cái tơi Hồng Phủ Ngọc Tường” trong đoạn trích bút </b></i>
<i>kí Ai đã đặt tên cho dịng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, tr.197)</i>


<i><b>Đề 4: Cảm nhận về vẻ đẹp của sơng Hương ở thượng nguồn trong đoạn trích Ai đã </b></i>


<i>đặt tên cho dịng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, tr 197). Từ đó nhận</i>


xét về cái tôi uyên bác, tài hoa của tác giả.


<b>Đề 5: Trong truyện “Vợ chồng A Phủ”, nhân vật A Phủ có vai trị đặc biệt quan trọng </b>
trong việc thể hiện tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Anh/ chị hãy phân tích nhân
vật A Phủ, từ đó nêu ngắn gọn về vai trị của nhân vật trong tác phẩm.


<i><b>Đề 6: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện, nhà văn Tô Hồi tả </b></i>
<i>nhân vật Mị: “một cơ gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa. Lúc nào </i>
<i>cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô </i>


<i>ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đến cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp </i>
<i>lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mỵ suy nghĩ: “Trời ơi, nó bắt</i>
<i>trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thơi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn </i>
<i>bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết </i>
<i>đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết </i>
<i>đợi ngày rũ xương ở đây thơi…Người kia việc gì mà phải chết.”</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật
sự thay đổi của nhân vật này.


<i><b>Đề 7: Trả lời phỏng vấn về tác phẩm Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân bày tỏ: “Cái điểm </b></i>
<i>sáng mà tôi đưa vào trong truyện là những suy nghĩ về nhân phẩm con người. Tơi chú ý: tuy</i>
<i>trong cảnh nghèo đói nhưng con người ta vẫn giữ gìn đạo lí”.(Hương Giang, Nhà văn Kim </i>
<i>Lân nói về truyện ngắn Vợ nhặt, Báo Văn nghệ số 19, ngày 8/5/1993)</i>


<i>Anh/ Chị hãy làm rõ những điểm sáng đó qua nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ Nhặt</i>
<i>(Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, tr,23)</i>


<b>Đề 8: Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt trong </b>
<i>truyện Vợ nhặt ( Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, tr.23). Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo mà</i>
nhà văn thể hiện qua nhân vật này.


<i><b>Đề 9: Phân tích tình huống truyện độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ </b></i>
<i>văn 12, Tập hai, tr.23)</i>


<i><b>Đề 10: “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa” –</b></i>
<i>lời nhân vật Paven Cooc – sa – ghin trong Thép đã tơi thế đấy (Ơ-xtơ-rốp-xki).</i>


<i>Ghi lại những suy nghĩ của mình sau khi học Vợ nhặt để làm rõ ý kiến trên.</i>



<b>2. Hướng dẫn tự học:</b>


<b>- Tìm đọc trọn vẹn các tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn 12</b>


<i>- Lập sơ đồ tư duy cho các tác phẩm Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tn) và Ai đã </i>
<i>đặt tên cho dịng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tường). Tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tơ</i>
<i>Hồi) và Vợ nhặt (Kim Lân)</i>


- Viết thành bài hoàn chỉnh cho các đề bài trên.


<b>PHẦN 2. ĐỀ KIỂM TRA </b>
<b>ĐỀ 1:</b>


<b>Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>


<i><b> Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b></i>


<i><b> Đôi dép (Nguyễn Trung Kiên)</b></i>
Bài thơ đầu tôi viết tặng cho em


Là bài thơ tôi viết về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết


Những vật tầm thường cũng viết thành thơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau.
Cùng bước, cùng mịn khơng kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp


Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác


Số phận này phụ thuộc ở chiếc kia.


Nếu một ngày một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đơi đâu.


Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lịng nỗi nhớ cứ chênh vênh


Đơi dép vơ tri khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà khơng hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.


Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở mỗi bên phải - trái


Như tơi u em ở những điều trái ngược
Gắn bó với nhau bởi một lối đi chung.


Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Câu 2: Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đơi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của</b>
mình


<b>Câu 3: Nêu chủ đề của bài thơ ?</b>



<i><b>Câu 4: Ý nghĩa của hai từ láy “khăng khít” và “song song” trong việc diễn tả nội dung bài</b></i>
thơ ?


<b>Phần II: Làm văn (7.0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm)</b>


Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của
<i><b>mình về ý nghĩa của sự gắn bó đích thực trong cuộc sống.</b></i>


<b>Câu 2: (5.0 điểm) </b>


“Thơ là mở ra được một cái gì mà trước câu thơ đó, trước nhà thơ đó, vẫn như là bị
phong kín” (Nguyễn Tuân – Thời và thơ Tú Xương – Văn học 12, tập một, sách chỉnh lí hợp
nhất năm 2000, tr. 186).


<i>Bằng trích đoạn Đất Nước (Chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng), </i>
anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.


<b>ĐỀ 2: </b>


<b>Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm)</b>


<i><b> </b></i> <b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


Dân ta có một lịng nồng nàn u nước.Đó là truyền thống quí báu của ta. Từ xưa tới
nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
nước và cướp nước.



Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân
ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh
hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt
giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ
khuyên chồng con đi tịng qn mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà
mẹ chiến sĩ săn sóc, u thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân
và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, khơng quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng
chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ
cao quí đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu
nước.


<i><b>Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?</b></i>
<b>Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản?</b>


<b>Câu 3. Hãy đặt nhan đề cho văn bản.</b>


<b>Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều nhất? Tác dụng của nó?</b>
<b> Phần II: Làm văn (7.0 điểm)</b>


<i><b>Câu 1 (2.0 điểm) </b></i>


Từ phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn 200 từ trình bày suy nghĩ của mình
<i>về ý kiến:: Lịng yêu nước là sức mạnh tinh thần to lớn?</i>


<i><b>Câu 2; (5.0 điểm) </b></i>


Có ý kiến cho rằng: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.



Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:


<i>Mình về mình có nhớ ta</i>


<i>Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.</i>


<i>Mình về mình có nhớ khơng</i>


<i>Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?</i>


<i>Tiếng ai tha thiết bên cồn</i>


<i>Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi</i>


<i>Ao chàm đưa buổi phân li</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33></div>

<!--links-->

×