Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tải Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn năm học 2020 - 2021 - 8 đề đọc hiểu Ngữ Văn 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bộ đề Đọc hiểu văn bản học kì 1 lớp 11 mơn Ngữ Văn</b>


<b>năm học 2020 - 2021</b>



<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 1</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


<i>“Cuộc sống riêng khơng biết đến điều gì xảy ra ngồi ngưỡng cửa nhà mình là</i>
<i>một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, nó giống như</i>
<i>một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng.</i>
<i>Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi</i>
<i>lớp rào bao quanh khơng cịn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dơng</i>
<i>tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất</i>
<i>kì một nơi hoang dại nào. Con người khơng thể hạnh phúc với một hạnh phúc</i>
<i>mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi</i>
<i>sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt</i>
<i>đối cá nhân khơng bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”</i>


<i><b>(Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thơng tin)</b></i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.</b>
<b>Câu 2 (0,75đ): Nêu nội dung chính của văn bản trên.</b>


<b>Câu 3 (0,75đ): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và</b>
nêu tác dụng.


<b>Câu 4 (1đ): Theo quan điểm riêng của anh/chị, cuộc sống riêng khơng biết đến</b>
điều gì xảy ra ở bên ngồi ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì?


<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 1</b>


<b>Câu 1 (0,5đ):</b>



Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.
<b>Câu 2 (0,75đ):</b>


Văn bản cho ta thấy giá trị đích thực của hạnh phúc, hạnh phúc không dựa vào
những thứ mong manh dễ vỡ mà dựa vào những yếu tố bền chặt bên trong.


<b>Câu 3 (0,75đ):</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tác giả so sánh cuộc sống riêng giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn
thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Biện pháp nghệ thuật này giúp bạn đọc dễ
dàng hình dung ra vấn đề tác giả muốn nói tới và làm cho câu văn sinh động hơn,
giàu hình ảnh hơn.


<b>Câu 4 (1đ):</b>


Cuộc sống riêng khơng biết đến điều gì xảy ra ở bên ngồi ngưỡng cửa nhà mình
gây ra nhiều tác hại: nó làm cho con người tự giới hạn, tự thu hẹp mình vào khơng
gian nhất định, khơng hịa nhập với thế giới bên ngồi, khơng khám phá được
những điều thú vị, mới mẻ của cuộc sống…


Ngồi ra, học sinh có thể tự sáng tạo thêm ý kiến của mình. Giáo viên xem xét hợp
lí vẫn tính điểm.


<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 2</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


<i>“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có</i>
<i>thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói</i>
<i>“Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh</i>
<i>phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngồi lời</i>


<i>nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hồn tồn khác nhau. Hạnh phúc</i>
<i>mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi</i>
<i>đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác.</i>
<i>Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tơi của chính bản thân mình. Xin hãy sống</i>
<i>vì mọi người để cuộc sống khơng đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu</i>
<i>thương.”</i>


<i><b>(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)</b></i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Thao tác lập luận chính của đoạn trích là gì?</b>
<b>Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.</b>


<b>Câu 3 (1đ): Đoạn trích giúp anh/chị nhận ra bài học gì?</b>


<b>Câu 4 (1đ): Anh/chị hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: “Chính lúc ta cho đi</b>
nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Thao tác lập luận chính được sử dụng: phân tích.
<b>Câu 2 (0,5đ):</b>


Nội dung chính của đoạn trích: bàn về ý nghĩa của việc cho và nhận trong cuộc
sống đối với mỗi con người.


<b>Câu 3 (1đ):</b>
Bài học rút ra:


Cần sống có tình người, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với người khác.


Chúng ta vỡ lẽ ra nhiều điều từ đoạn trích trên từ đó mỗi người tự biết cách điều
chỉnh, hồn thiện bản thân.





<b>Câu 4 (1đ):</b>


Đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn:


Khi chúng ta cho đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại được tình yêu thương của mọi
người.


Người vô tư cho đi, không toan tính vụ lợi là người được yêu mến, kính trọng.

<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 3</b>



Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


<i>Chỉ có thuyền mới hiểu</i>


<i>Biển mênh mơng nhường nào</i>
<i>Chỉ có biển mới biết</i>


<i>Thuyền đi đâu, về đâu</i>


<i>Những ngày không gặp nhau</i>
<i>Biển bạc đầu thương nhớ</i>
<i>Những ngày khơng gặp nhau</i>
<i>Lịng thuyền đau - rạn vỡ</i>


<i><b>(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)</b></i>
<b>Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.</b>
<b>Câu 4 (1đ): Tác giả đã gửi gắm những tình cảm gì vào hai khổ thơ trên?</b>


<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 3</b>


<b>Câu 1 (0,5đ):</b>


Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
<b>Câu 2 (0,5đ):</b>


Đối tượng được tác giả nhắc đến là thuyền và biển. Qua hình ảnh ẩn dụ này để nói
về người con trai và con gái trong tình u nhớ nhung những ngày xa cách.


<b>Câu 3 (1đ):</b>


Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (hình ảnh thuyền và biển chỉ người con trai và con gái
trong tình yêu) và điệp cấu trúc: “Chỉ có… mới…” và “ Những ngày khơng gặp
nhau…”


Tác dụng: kín đáo thể hiện tình cảm, nỗi nhớ dành cho người yêu; làm cho bài thơ
thêm giàu chất nhạc, chất trữ tình hơn.


<b>Câu 4 (1đ):</b>


Tình cảm tác giả gửi gắm vào hai khổ thơ: nỗi nhớ dạt dào và tình u thương vơ
bờ bến dành cho người u.


<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 4</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


<i>Hôm qua em đi tỉnh về</i>


<i>Đợi em ở mãi con đê đầu làng</i>
<i>Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng</i>
<i>Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!</i>


<i>Nào đâu cái yếm lụa sồi?</i>


<i>Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?</i>
<i>Nào đâu cái áo tứ thân?</i>


<i>Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?</i>


<i>Nói ra sợ mất lịng em</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Như hôm em đi lễ chùa</i>
<i>Cứ ăn mặc thế cho vừa lịng anh!</i>


<i><b>(Chân q - Nguyễn Bính)</b></i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?</b>


<b>Câu 2 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ thứ 2.</b>
<b>Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.</b>
<b>Câu 4 (1đ): Câu thơ: “Van em em hãy giữ ngun q mùa” có gì đặc sắc?</b>


<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 4</b>


<b>Câu 1 (0,5đ):</b>


Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
<b>Câu 2 (0,5đ):</b>



Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong khổ thơ thứ 2: miêu tả.
<b>Câu 3 (1đ):</b>


Biện pháp nghệ thuật: sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào
đâu… cái”


Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.
<b>Câu 4 (1đ):</b>


Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”


Nét đặc sắc: “Van em”: thành khẩn, khơng cịn là lời cảm thán mà là lời van xin
người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.


<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 5</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Hồng, ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao</i>
<i>Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh, vân vân,… trên mép và cằm đều rủ râu ria,</i>
<i>hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn</i>
<i>quăn, những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trơng thấy làn da</i>
<i>trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy đều cảm</i>
<i>động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng.</i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?</b>


<b>Câu 2 (0,5đ): Những nhân vật trong câu chuyện trên tề tựu vì sự kiện gì?</b>


<b>Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu</b>
tác dụng.



<b>Câu 4 (1đ): Nêu nhận xét của anh/chị về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ.</b>

<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 5</b>



<b>Câu 1 (0,5đ):</b>


Đoạn trích trên trích từ văn bản Hạnh phúc của một tang gia.
Tác giả: Vũ Trọng Phụng.


<b>Câu 2 (0,5đ):</b>


Những nhân vật trên tề tựu vì sự kiện: đám tang của cụ cố Hồng.
<b>Câu 3 (1đ):</b>


Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích: lối nói châm biếm,
nghệ thuật trào phúng (đám tang vốn buồn phiền, tiếc thương người đã khuất
nhưng nó lại trở nên kệch cỡm vì cách ăn mặc hở hang lố bịch của cô Tuyết và sự
“dê xồm” của những lão già bạn cụ cố Hồng - người đã khuất).


Tác dụng: gây tiếng cười, sự khinh bỉ, mỉa mai với những con người trong đám
tang ấy đồng thời nó phản ánh một xã hội thu nhỏ lố lăng.


<b>Câu 4 (1đ):</b>


Nhận xét về sự kệch cỡm của xã hội lúc bấy giờ: con người đua địi theo lối Âu
hóa, cho rằng bản thân mình là sành điệu, hợp mốt mà trở nên lố lăng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>Chí Phèo đốn chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải</i>
<i>ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái</i>
<i>gì rất xa xơi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng</i>


<i>cuốc mướn cày th, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng.</i>
<i>Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.</i>


<i><b>(Chí Phèo - Nam Cao)</b></i>
<b>Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.</b>


<b>Câu 2 (0,75đ): Chí Phèo đã từng mơ ước những gì?</b>


<b>Câu 3 (1,75đ): Theo anh/chị, ngun nhân nào khiến Chí Phèo tha hóa biến chất?</b>

<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 6</b>



<b>Câu 1 (0,5đ):</b>


Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
<b>Câu 2 (0,75đ):</b>


Chí Phèo từng mơ ước: có một gia đình nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải, nuôi một con lợn, khá giả hơn thì mua dăm ba sào ruộng.


<b>Câu 3 (1,75đ):</b>


Ngun nhân khiến Chí Phèo tha hóa biến chất:


- Nguyên nhân trực tiếp: gia đình Bá Kiến đẩy hắn vào tù khiến hắn tha hóa, sau đó
lại dùng tiền và rượu để điều khiển cuộc đời hắn.


- Nguyên nhân sâu xa: chế độ phong kiến đương thời với những cổ tục lạc hậu đã
đầy đọa con người khiến họ khơng có lối thốt.


<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 7</b>



Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây</i>
<i>phương”.</i>


<i><b>(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)</b></i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngơn ngữ của đoạn trích.</b>
<b>Câu 2 (0,5đ): Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề.</b>


<b>Câu 3 (1đ): Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì?</b>


<b>Câu 4 (1đ): Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay?</b>

<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 7</b>


<b>Câu 1 (0,5đ):</b>


Phong cách ngơn ngữ: chính luận.
<b>Câu 2 (0,5đ):</b>


Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng
Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.”


<b>Câu 3 (1đ):</b>
Bài học rút ra:


Tác giả phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây của một bộ phận con người ở Việt
Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925).


<b>Câu 4 (1đ):</b>



- Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:


Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một u cầu trong q trình hội
nhập nhưng khơng cùng nghĩa với việc lạm dụng những thứ tiếng đó vào cuộc
sống → phải trau dồi tiếng mẹ đẻ.


Phải bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.


<b>Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 8</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Trong một khơng khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó</i>
<i>đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch cịn</i>
<i>ngun vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.</i>


<i>Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa</i>
<i>trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội</i>
<i>khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dầu ô chữ đặt trên phiếu lụa óng…</i>


<b>Câu 1 (0,5đ): Văn bản trích được trích từ đâu? Tác giả là ai?</b>
<b>Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là gì?</b>


<b>Câu 3 (0,75đ) Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác</b>
dụng.


<b>Câu 4 (1,25đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về một nhân vật qua đoạn trích trên.</b>

<b>Đáp án Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 11 số 8</b>



<b>Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà</b>
văn Nguyễn Tuân.



<b>Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là cảnh người tử tù hiên ngang</b>
cho chữ cịn viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận ở nơi nhà giam ẩm thấp.
<b>Câu 3 (0,75đ):</b>


Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: đối lập (người tử tù hiên
ngang cho chữ - viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận).


Tác dụng: làm nổi bật cái đẹp, sự thiên lương dù ở bất cứ nơi nào cũng xứng đáng
được tơn vinh, kính trọng.


<b>Câu 4 (1,25đ):</b>


Học sinh tự lựa chọn nhân vật Huấn Cao hoặc Viên quản ngục để viết bài cảm
nhận tùy theo sở thích của bản thân.




---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Soạn bài lớp 11


Văn mẫu lớp 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>

<!--links-->

×