TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
TRUNG TÂM NCCL&CSQG – KHOA LỊCH SỬ
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TP. HỒ CHÍ MINH
TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC PHÒNG
CHO VIỆT NAM
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 4 năm 2019
BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO
PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan
Hiệu trưởng Trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
TS. Lê Hữu Phước
GS.TS. Võ Văn Sen
TS. Trần Anh Tiến
TS. Lưu Văn Quyết
Th.S Hồ Quang Viên
BAN NỘI DUNG HỘI THẢO
GS.TS. Võ Văn Sen
PGS.TS. Hà Minh Hồng
PGS.TS. Trần Thuận
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dung
TS. Lưu Văn Quyết
MỤC LỤC
CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1979 CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC THẬP NIÊN 1970.......................................3
PGS.TS. Trần Nam Tiến
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG NĂM 1979: MỘT SỰ TÍNH
TỐN MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC .................................14
TS. Trần Thị Hạnh Lợi
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY BẮC GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC NĂM 1979 TIẾP CẬN QUA LÝ THUYẾT VỀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI VÀ
CHIẾN TRANH ...........................................................................................................25
ThS. Nguyễn Thị Huyền Thảo
BỐI CẢNH QUỐC TẾ, NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH
BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979 ...........................................................................40
TS. Nguyễn Thị Hương – Hồ Trường Sơn
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG TỪ GĨC NHÌN QUAN HỆ
NƯỚC LỚN VÀ CÂN BẰNG NƯỚC LỚN..............................................................57
TS. Phạm Thị Yên
CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NHÌN TỪ
CHIẾN TRƯỜNG BIÊN GIỚI TÂY NAM ..............................................................71
Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài
NHÂN TỐ KHMER ĐỎ TRONG CHÍNH SÁCH ĐƠNG NAM Á CỦA
TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX ............................................83
TS. Lê Tùng Lâm
BỐI CẢNH CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (1979)
CUỘC CHIẾN BẮT BUỘC .......................................................................................91
Trần Hoài Vũ
MẶT TRẬN LẠNG SƠN (17/2 ĐẾN 18/3/1979) ..........................................106
Đại tá, TS. Lê Hồng Điệp
1
CHUYỂN TỪ “CƠNG ĐỐI CƠNG” SANG “PHỊNG NGỰ VÀ LẤN
DŨI” PHƯƠNG THỨC GIÀNH CHIẾN THẮNG CỦA QUÂN VÀ DÂN TA
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN (HÀ GIANG) TRONG CUỘC CHIẾN
TRANH BIÊN GIỚI CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC .................114
Th.S Nguyễn Minh Thế
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ TỔ
QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA BẮC ...........................................................................121
Th.S Nguyễn Võ Cường
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA
BẮC VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG TẠI CHỖ TRONG CUỘC
CHIẾN CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC 1979 ..............................127
Th.S. Đinh Hữu Thuận
TÁC ĐỘNG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 ĐỐI
VỚI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (1970-1990) ................................137
Th.S Trần Hùng Minh Phương
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI LĨNH VỰC QUỐC
PHÒNG TỪ CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC Ở BIÊN GIỚI PHÍA
BẮC .............................................................................................................................156
Thiếu tướng, PGS, TS Vũ Quang Đạo
LỊCH SỬ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC: QUAN HỆ QUỐC TẾ
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC PHỊNG CHO VIỆT NAM .....................................162
TS. Đặng Thị Hoài
BÀI HỌC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NĂM 1979 QUA
TRANH BIẾM HỌA .................................................................................................170
TS. Nguyễn Văn Ninh – ThS. Đào Thị Mộng Ngọc – Th.S Dương Tấn Giàu
DƯ LUẬN QUỐC TẾ ỦNG HỘ VIỆT NAM, PHẢN ĐỐI CHIẾN TRANH
XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC (2/1979) ..........................................................183
ThS. Nguyễn Văn Phước
2
CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1979 CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC THẬP NIÊN 1970
PGS.TS. Trần Nam Tiến
1. Những thay đổi trong quan hệ của các nước lớn trong thập niên 1970
Sau năm 1975, những diễn biến hợp tác và xung đột trên bán đảo Đông Dương
sẽ xoay quanh quan hệ tam giác chiến lược Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ. Trong thập
niên 1970, quan hệ giữa ba nước lớn vẫn nằm trong cục diện “hịa hỗn mong manh”
của thời kỳ Chiến tranh lạnh ở cấp độ toàn cầu, tuy nhiên vào cuối thập niên 1970 thì
mối quan hệ của tam giác này lại được coi là “ổn định trong thế đối đầu”. Như vậy,
những thay đổi trong quan hệ của các nước trong tam giác Liên Xô - Trung Quốc - Mỹ
sẽ ảnh hưởng và tác động lớn đến quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á, thực chất
là từ sau Hiệp định Paris về Việt Nam (1973) kéo dài cho đến ít nhất vào đầu thập niên
1980.
Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa2 thành lập (1949), quan hệ giữa
Trung Quốc và Liên Xô phát triển thành quan hệ đồng minh. Tuy nhiên, từ cuối thập
niên 1950, Trung Quốc và Liên Xô đã xuất hiện những bất đồng, dẫn đến mâu thuẫn
ngày càng gay gắt trong thập niên 1960. Đỉnh điểm của mâu thuẫn Trung - Xô là cuộc
xung đột biên giới năm 1969, dẫn đến sự đóng băng trong quan hệ hai nước. Trước sự
căng thẳng ngày càng tăng với Liên Xô, Trung Quốc quyết định chuyển hướng chiến
lược sang bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Từ năm 1970, các hoạt động “ngoại giao
con thoi” giữa nhân viên ngoại giao hai nước diễn ra trong bối cảnh hết sức bí mật.
Tháng 4/1971, sự kiện “ngoại giao bóng bàn”3 đã chính thức mở ra một giai đoạn phát
triển mới cho quan hệ Trung - Mỹ sau một thời gian dài đối đầu. Đầu năm 1972, Tổng
thống Mỹ Richard Nixon đã sang thăm Trung Quốc. Chuyến thăm được đánh giá là đã
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau sẽ gọi tắt là Trung Quốc để chỉ Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa.
3
Ngày 10/4/1971, đội tuyển bóng bàn của Mỹ đã bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại nước CHND
Trung Hoa theo lời mời của phía Trung Quốc. Chuyến viếng thăm được truyền thơng đưa tin rầm rộ này là một
phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một mối quan hệ ngoại giao gần gũi hơn với Mỹ. Sự kiện này
được nhiều nhà quan sát Mỹ nhắc đến với tên gọi: “Ngoại giao bóng bàn”. Kết quả giao hữu bóng bàn: đội nam
Trung Quốc thắng 5-3 và đội nữ Trung Quốc thắng 5-4. Sau đó hai bên trao quà lưu niệm và nắm tay nhau cùng
bước ra khỏi sân đấu. Cảm giác chung của những người Mỹ khi đó là phía Trung Quốc đã cố để khơng làm đội
Mỹ ngượng vì tỷ số quá cách biệt. Xem Zhaohui Hong - Yi Sun (2000), “The Butterfly Effect and the Making of
'Ping-Pong Diplomacy”, Journal of Contemporary China, Volume 9, Issue 25, pp.429-448.
2
3
làm thay đổi mạnh mẽ cán cân của cuộc Chiến tranh lạnh.1 Sự kiện này nằm trong kế
hoạch của Nixon nhằm sớm rút khỏi quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Có thể
nói, chuyến thăm Trung Quốc của Nixon được xem là một trong những quyết định
được người Mỹ hoan nghênh nhất trong cả nhiệm kỳ tổng thống đầy sóng gió của
Nixon. Như vậy, từ chỗ chống cả Mỹ và Liên Xô [kháng Xô – kháng Mỹ] trong thập
niên 1960, từ đầu thập niên 1970, Trung Quốc đã ngã theo quỹ đạo của Mỹ, xây dựng
quan hệ liên minh với Mỹ chống Liên Xô ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.2
Sau Chiến tranh Việt Nam (1975), cục diện và tương quan lực lượng mới cùng
với những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ, Liên Xơ và Trung Quốc tại khu
vực Đơng Nam Á có liên quan mật thiết đến những diễn biến chính trị quốc tế của khu
vực này. Đối với Mỹ, thất bại tại Việt Nam đã làm suy yếu sức mạnh và sụt giảm uy
tín nặng nề của nước này ở khu vực Đơng Nam Á, đặc biệt là trong tương quan với thế
và lực của Liên Xô đang phát triển tại đây. Trong tương quan Mỹ - Trung Quốc – Liên
Xô, Mỹ vẫn dành ưu tiên hàng đầu cho q trình hịa hỗn với Liên Xơ, vốn được hình
thành từ sau sự kiện “Khủng hoảng tên lửa”ở Cuba (1962). Do đó, mặc dù Liên Xô gia
tăng mạnh mẽ sự hiện diện ở Việt Nam từ sau Hiệp định Paris (1973), trong đó có vai
trị khơng nhỏ trong thắng lợi của Việt Nam năm 1975, nhưng Mỹ vẫn cố gắng duy trì
quan hệ đối thoại với Liên Xơ. Trong khi đó, dù đã có bước khởi động tích cực với
Trung Quốc từ Thơng cáo Thượng Hải (1972), song Mỹ cũng không chú trọng cải
thiện tiếp quan hệ với Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng tới cục diện hịa hỗn với Liên Xơ,
và đặc biệt là mối quan hệ với Đài Loan.3 Có thể nói, chính chủ trương tránh xung đột
với Liên Xơ ở cấp độ toàn cầu cho đến cấp độ khu vực, mà cụ thể là khu vực Đông
Nam Á, đã tạo điều kiện cho Liên Xô gia tăng đáng kể ảnh hưởng và sức mạnh của
quốc gia này ở Đông Nam Á.4
Việc Mỹ rút lui ảnh hưởng ra khỏi Đông Nam Á lục địa đã đem lại nhiều cơ hội
cho Liên Xô khẳng định vị thế mới của mình ở khu vực Đông Nam Á. Chiến thắng
của nhân dân Việt Nam năm 1975 đã giúp Liên Xơ thay thế dần vị trí của Trung Quốc
ở bán đảo Đông Dương, trong bối cảnh mâu thuẫn và cạnh tranh Xô – Trung vẫn đang
căng thẳng. Vào cuối thập niên 1970, hàng loạt các động thái của Liên Xô nhằm cải
thiện quan hệ với các nước ASEAN đã khiến Mỹ và Trung Quốc lo ngại về việc Liên
1
Xem Chris Tudda (2012), A Cold War Turning Point: Nixon and China, 1969-1972, Baton Rouge: Louisiana
State University Press.
2
Ezra Vogel, Yuan Ming and Akihiko Tanaka (eds.), The Golden Age of the US-China–Japan Triangle, 19721989, Cambridge: Harvard University Asia Center - Harvard University Press, 2002, p. 79.
3
Kimie Hara (2007), Cold War Frontiers in the Asia-Pacific: Divided Territories in the San Francisco System,
New York: Routledge, p. 6.
4
Peter Zwick (1990), Soviet Foreign Relations: Process and Policy, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, p,
211.
4
Xô đang nỗ lực xác lập ảnh hưởng tại Đông Nam Á thông qua Việt Nam. Dưới sự hỗ
trợ của Liên Xô, Việt Nam ngày càng thành công khi trở thành một quốc gia thống
nhất và có tiếng nói lớn hơn trong khu vực đã khiến Bắc Kinh lo ngại về một “tiểu bá
quyền cấp vùng” Việt Nam.1 Như vậy, mối quan hệ chiến lược giữa Liên Xô với Việt
Nam được đánh giá là tâm điểm của quan hệ quốc tế ở Đơng Nam Á đã góp phần thúc
đẩy Trung - Mỹ xích lại gần nhau trong các vấn đề quan hệ quốc tế của khu vực, cũng
như những tác động của mối quan hệ này đến những động thái liên quan đến khủng
hoảng trên bán đảo Đông Dương sau năm 1975.
Đối với Trung Quốc, sự mở rộng ảnh hưởng của của Liên Xô thông qua quan
hệ với Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác được Trung Quốc xem như “Liên Xô
đang cố gắng thâm nhập vào Đông Nam Á để lấp chỗ trống [của Mỹ]”2 và việc phát
triển quan hệ liên minh giữa Liên Xô và Việt Nam nằm trong chiến lược tồn cầu của
Liên Xơ.3 Rõ ràng, Trung Quốc đã hết sức lo lắng về vòng vây của Liên Xơ có thể
kiềm chế Trung Quốc thơng qua Việt Nam. Trên thực tế, Trung Quốc biết họ khơng
thể đương đầu trực tiếp với Liên Xơ, do đó, Trung Quốc chỉ có thể cố gắng vận động
để thành một liên minh để ngăn chặn tham vọng mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông
Nam Á, mà rộng hơn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để tạo thế cho mình, bên
cạnh việc vận động liên minh chống Liên Xô và Việt Nam, Trung Quốc đẩy mạnh q
trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Cùng thời điểm này, sự mở rộng ảnh hưởng
của Liên Xô ở nhiều khu trọng điểm khác trên thế giới cũng làm tăng lên nỗi lo ngại
của Mỹ. Sau khi Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác vào tháng
11/19784, Mỹ buộc phải đẩy mạnh tiếp xúc với Trung Quốc.
Từ cuối thập niên 1970, Mỹ bắt đầu chủ động các bước đi bình thường hóa
quan hệ với Trung Quốc và cơng khai thể hiện chính sách liên minh với Trung Quốc
để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. Sau sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan
(1979), Mỹ đã tuyên bố khởi động lại cuộc đấu đầu với Liên Xơ trên phạm vi tồn cầu
– cuộc Chiến tranh lạnh lần hai. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cụ thể là khu
1
Nayan Chanda (1986), Brother Enemy: the War after the War, New York: Harcourt Brace Jovanovich, p. 212.
Theo Phạm Quang Minh (2015), Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 150.
3
Francis Fukuyama, “Soviet Strategy in the Third World”, trong Andrzej Korbonski and Francis. Fukuyama
(eds.), The Soviet Union and the Third World: The Last Three Decades, Ithaca: Cornell University Press, 1987,
pp. 24-45.
4
Ngày 3/11/1978, Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác cùng
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L.I. Brezhnev. Hiệp ước gồm 9 điều, đặc biệt trong điều 6 hai bên thoả
thuận rằng trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tấn cơng, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi
ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hồ
bình và an ninh của hai nước. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ký ngày 3/11/1978 là bằng chứng cho quan hệ toàn
diện giữa Việt Nam và Liên Xô.
2
5
vực Đông Nam Á, Mỹ đã liên minh với Trung Quốc cùng các nước ASEAN chống
Việt Nam. Bối cảnh lịch sử lúc này cho thấy, Mỹ thực chất không phải là nước ủng hộ
trực tiếp Khmer Đỏ, nhưng do liên minh với Trung Quốc, nên Mỹ đã làm ngơ cho chế
độ diệt của Khmer Đỏ ở Campuchia, thậm chí tiếp tục ủng hộ sự hiện diện của Khmer
Đỏ một thời gian dài sau khi chế độ này sụp đổ ở Campuchia. Sau khi Việt Nam đưa
quân phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer
Đỏ, Mỹ đã đẩy mạnh q trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc với mục tiêu
ngăn chặn Liên Xô mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống Đông Nam Á
thông qua Việt Nam. Đối với Trung Quốc, xuất phát từ tâm lý nghi ngại và hằn thù đã
khiến Trung Quốc xem Liên Xô là một bên can dự vào việc kích động Việt Nam tấn
cơng Campuchia và gia tăng căng thẳng tại vùng biên giới phía nam Trung Quốc. 1
Trên cơ sở đó, việc Trung Quốc tiến hành chiến tranh đánh Việt Nam năm 1979 được
xem là sự trả đũa đối với sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô nhằm đẩy Trung Quốc
ra khỏi vùng ảnh hưởng Đơng Nam Á.2
Ở tầm nhìn xa hơn, Trung Quốc muốn thông qua một cuộc chiến tranh với Việt
Nam nhằm làm mất uy tín Liên Xơ như một đồng minh tin cậy trong trường hợp
khủng hoảng diễn ra [cụ thể là đối với Việt Nam].3 Trên thực tế, Hiệp ước Hiệp ước
hữu nghị và hợp tác Việt - Xô ký năm 1978 vốn được các nước phương Tây, đặc biệt
là Trung Quốc xem như một cơ sở hình thành liên minh quân sự giữa Việt Nam và
Liên Xô, trong đó điều 6 của Hiệp ước ghi rõ hai bên thỏa thuận: trong trường hợp một
trong hai bên bị tiến cơng hoặc bị đe doạ tiến cơng, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức
trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng các biện pháp thích
đáng có hiệu lực, để bảo đảm hịa bình và an ninh của hai nước. 4 Cựu Ngoại trưởng
Mỹ Henry Kissinger cho rằng việc Trung Quốc tiến hành chiến tranh với Việt Nam
năm 1979 là có ý đồ thách thức đối với hiệu lực của Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác
được ký giữa Việt Nam và Liên Xô vào năm 1978. “Vào tháng 4-1979, hai tháng sau
cuộc xâm lược chớp nhoáng của quân Trung Quốc vào Việt Nam, Hoa Quốc Phong,
lúc đó là Thủ tướng Trung Quốc, đã tổng kết “chiến tranh Việt Nam lần thứ ba” với
một giọng điệu rõ là kiêu ngạo, nhằm cả vào Liên Xô: “Họ [Liên Xô] không dám động
1
Stephen J. Morris (1999), Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War, Stanford,
CA: Stanford University Press, pp. 215-217.
2
Robert S. Ross (1988), The Indochina Tangle: China’s Vietnam Policy, 1975-1979, New York: Columbia
University Press, p. 253.
3
Bruce A. Elleman (2001), Modern Chinese Warfare, 1795-1989, Routledge, p. 285.
4
Leszek Buszynski (1986), Soviet Foreign Policy and Southeast Asia, London & Sydney: Croom Helm, p. 169.
Xem toàn văn Hiệp ước tại “Soviet-Vietnam Relations”, Survival: Global Politics and Strategy, Volum 21, Issue
1, 1979, pp. 40-41.
6
tay chân. Thế là cuối cùng chúng ta đã có thể sờ hông con hổ” 1. Do vậy, việc “Liên Xô
không dám động tay chân” đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ đồng minh Việt Nam có
ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc.
2. Sự vận động trong quan hệ quốc tế khu vực Đơng Nam Á thập niên 1970
Có thể nói, sau năm 1975, Liên Xơ đẩy mạnh ảnh hưởng đối với khu vực Đơng
Nam Á, trong đó chú trọng xây dựng quan hệ liên minh chiến lược với Việt Nam. Trên
thực tế, sau năm 1973, Liên Xô đã tích cực ủng hộ và viện trợ cho Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ.2 Đây chính là cơ sở để Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ
động đề ra Chính sách Bốn điểm đối với các nước ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ
tích cực với các quốc gia trong tổ chức này, trong đó Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ
Tuyên bố ZOPFAN của các nước ASEAN và thể hiện mong muốn biến Đơng Nam Á
thành khu vực “hịa bình và trung lập”.3 Lúc này, nhiều nước ASEAN lại không quá lo
sợ về Việt Nam, mặt nào đó, chính Việt Nam được coi là đối tác tiềm năng với các
quốc gia ASEAN cho mục tiêu trung lập hóa của khu vực, ngăn chặn những tham
vọng bành trướng của các nước lớn ở khu vực, đồng thời tiến tới xây dựng một chủ
nghĩa khu vực hịa bình, tự do và trung lập ở Đơng Nam Á, trong đó hướng đến
“khơng có sự can thiệp của các nước lớn vào công việc của các nước vừa và nhỏ trong
khu vực”.
Như vậy, giai đoạn 1976-1978, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN
đã có những bước cải thiện rõ rệt. Ngay trong năm 1976, Việt Nam đã bình thường
hóa quan hệ với Thái Lan và Philippines, chính thức mở ra một cơ hội phát triển quan
hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Sang năm 1977, hưởng ứng Chính
sách Bốn điểm của Việt Nam, Thái Lan và Philippines yêu cầu Chính phủ Mỹ rút quân
và các căn cứ quân sự ra khỏi lãnh thổ mình. Diễn biến này cho thấy ảnh hưởng của
Việt Nam ngày càng rõ nét trong khu vực Đông Nam Á. Ngược lại, Mỹ lại phải đối
diện với nguy cơ mất ảnh hưởng hồn tồn ở khu vực Đơng Nam Á, vốn được người
Mỹ xem là một khu vực chiến lược quan trọng trong chiến lược ngăn chặn toàn cầu
thời Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, chuyến viếng thăm chính thức của Chủ tịch Hội
1
Henry Kissinger (2011), On China, New York: The Penguin Press, p. 371.
Năm 1968, Liên Xô dẫn đầu danh sách các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho Việt Nam, với tổng giá trị đạt
582,2 triệu USD. Ngồi ra, có khoảng từ 1.500 đến 2.500 chuyên gia quân sự Liên Xô đã phục vụ ở Việt Nam
trong thời gian chiến tranh. Ilya Gaidyk (1996), The Soviet Union and the Vietnam War, Chiacago: Ivan R. Dee,
p. 58, 61.
3
AlbertLau (ed.) (2012), Southeast Asia and the Cold War, Abingdon: Routledge, p. 182.
2
7
đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến tất cả các nước ASEAN vào tháng 9/1978 đã
góp phần cho thấy mối quan hệ hai bên “đã hội đủ những điều kiện thuận lợi để thực
hiện ước mơ của các dân tộc trong vùng về việc xây dựng một khu vực hòa bình, ổn
định và thịnh vượng”1. Tuy nhiên, có lẽ các nước ASEAN có chung nhận thức về Việt
Nam như là một đối tác đầy tiềm năng do vị thế địa chính trị Việt Nam trong tương
quan với các nước lớn, và có lợi cho mục tiêu hịa bình, tự do, trung lập của khu vực.
Còn đối với mỗi quốc gia trong ASEAN, Việt Nam chủ yếu vẫn là một quốc gia Cộng
sản với nhiều tiểm ẩn, nguy cơ [sự khác biệt về ý thức hệ]. Do đó, những “xung đột
quân sự” có liên quan đến Việt Nam đều có thể đem đến những bất an về an ninh cho
các quốc gia ASEAN.2
Việc Việt Nam và các nước ASEAN bình thường hóa và phát triển quan hệ đã
tạo điều kiện để Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Từ giữa thập
niên 1975, Liên Xô đã chủ động đề ra đường lối đối ngoại tiệm tiến với các nước
Đơng Nam Á, đặc biệt là các nước có tiếng nói trong khối ASEAN.3 Từ cuối năm
1977 trở đi, Liên Xô ngày càng phát triển và mở rộng ảnh hưởng của mình ra nhiều
khu vực trên thế giới, trong đó có khu vực Đơng Nam Á. Việc ký kết Hiệp ước hữu
nghị và hợp tác với Việt Nam ngày 3/11/1978 đã giúp cho Liên Xô đặt chân vào được
địa bàn Đơng Nam Á. Chính điều này đã gây nên sự lo ngại của một số nước Đông
Nam Á, Mỹ, và đặc biệt là Trung Quốc, bởi nửa sau của thập niên 70 vẫn là thời điểm
hết sức căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh trong khuôn khổ của Trật tự thế giới hai
cực Yalta.
Những chuyển biến trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN, cũng
như sự hiện diện ngày càng rõ của Liên Xô đã khiến Trung Quốc hết sức lo lắng về
vịng vây của Liên Xơ có thể kiềm chế Trung Quốc; coi Liên Xơ là nhân tố lấp đầy
khoảng trống quyền lực của Mỹ ở Đơng Nam Á. Điều này có thể dễ dàng lý giải khi từ
cuối thập niên 1970, Liên Xô đã gia tăng các hoạt động tăng cường quân sự và thường
xuyên diễn tập quân sự có bắn đạn thật gần biên giới Trung Quốc.4 Cũng có những lập
luận cho rằng mục đích của Trung Quốc là muốn thơng qua một cuộc xung đột quân
sự lớn ở khu vực nhằm làm mất tín nhiệm Liên Xơ như một đồng minh tin cậy trong
Báo Nhân Dân, số ra ngày 23/10/1978.
Lowell Dittmer and Ngeow Chow Bing (ed.), Southeast Asia and China: A Contest in Mutual Socialization,
New Jersey: World Scientific, 2017, pp. 98-101.
3
Bhabani Sen Gupta (1976), Soviet-Asian Relations in the 1970s and Beyond: An Interperceptional Study, New
York: Praeger, pp. 205-218; Xem thêm Leszek Buszynski (1986), Soviet Foreign Policy and Southeast Asia,
London: Croom Helm.
4
Willkiam C. Kirby (2005), Robert S. Ross and Gong Li, Normalization of U.S. – China Relations: An
International History, Cambridge, MA: Harvard University Asia Center, p. 165-166.
1
2
8
trường hợp khủng hoảng diễn ra.1 Trên cơ sở đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh việc tiếp
cận và thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN2, qua đó ngăn chặn ảnh hưởng của Liên
Xô, dần tiếp tới cô lập nước này ở khu vực Đơng Nam Á.
Trong bối cảnh đó, những vận động trong nội tại các quốc gia Đông Dương lại
trở thành điểm nóng được quan tâm của khu vực. Ngay từ năm 1970, khi Mỹ đẩy
mạnh thực hiện chiến lược “Đơng Dương hóa chiến tranh”, Việt Nam đã cố gắng xây
dựng mối quan hệ đặc biệt và chặt chẽ với Lào và Campuchia, trong đó Việt Nam
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho lực lượng cách mạng của hai nước bạn,
trong đó có lực lượng Khmer Đỏ3 do Pol Pot lãnh đạo. Sau khi Hiệp định Paris được
ký kết (1973), được sự hỗ trợ của các thế lực phản động quốc tế, Khmer Đỏ đã dần
thay đổi tính chất quan hệ với Việt Nam.
Năm 1975, khi lực lượng Khmer Đỏ giành được chính quyền ở Campuchia,
thành lập chế độ Campuchia Dân chủ, Pol Pot đã bắt đầu thực hiện chính sách thù địch
với Việt Nam. Trong giai đoạn 1975-1978, các thế lực phản động quốc tế đã “đổ tiền,
vũ khí và dụng cụ chiến tranh các loại vào Campuchia để giúp cho chính quyền
Campuchia Dân chủ thành lập hàng chục sư đoàn mới gồm đủ bộ binh, thiết giáp,
pháo binh, xây dựng thêm hoặc mở rộng nhiều căn cứ hải quân, không quân, hệ thống
kho hậu cần”. Sự can thiệp và hỗ trợ của các thế lực phản động quốc tế đã giúp chính
quyền Campuchia Dân chủ tự tin hơn trong việc thực hiện chính sách thù địch đối với
Việt Nam. Cũng cần chú ý, khi Việt Nam thống nhất (1976), Campuchia Dân chủ lo
ngại về sự phát triển của Việt Nam thông qua sự tuyên truyền của các lực phản động
quốc tế về việc Việt Nam sẽ “tìm cách sáp nhập Campuchia vào một Liên bang Đông
Dương dưới sự thống trị của Việt Nam”. Do đó, chính quyền Campuchia Dân chủ đã
xem xung đột là biện pháp để giành lại các vùng lãnh thổ mà chính quyền này cho
rằng thuộc về họ và cũng là nhằm thách thức vị thế chính trị và sức mạnh quân sự của
Việt Nam ở Đông Dương.4
Trong giai đoạn 1975-1978, chính quyền Campuchia Dân chủ đã nhiều lần cho
quân tấn công vào các tỉnh ở dọc biên giới Tây Nam Việt Nam, tàn sát thường dân,
đánh phá các cơ sở kinh tế và quân sự dọc biên giới với mục đích làm kiệt quệ tiềm
lực của Việt Nam. Đặc biệt, Campuchia Dân chủ đã tiến đến gây ra một cuộc chiến
1
Bruce A. Elleman (2001), Modern Chinese Warfare, 1795-1989, Routledge, p. 285.
Ho Kaho Leong and Samuel C. Y. Ku (eds.) (2005), China and Southeast Asia: Global Changes and Regional
Challenges, Singapore: Institute for Southeast Asian Studies, pp. 112-113.
3
Tên gọi chính thức là Đảng Cộng sản Campuchia và sau này là Đảng Campuchia Dân chủ.
4
Marian Kirsch Leighton (1978), “Perspectives on the Vietnam-Cambodia Border Conflict”, Asian Survey, Vol.
18, No. 5, p.448.
2
9
tranh biên giới chống nước Việt Nam từ tháng 4/1977 suốt dọc hơn 1.000km với
những cuộc tiến công quy mô, huy động hàng vạn bộ binh có xe tăng, trọng pháo yểm
trợ, có khi vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 30km, giết hại dã man dân thường, tàn phá
nhà cửa, hoa màu, gây nên biết bao tội ác không thể dung thứ được. 1 Những hành
động này, cùng với làn sóng di tản của người Campuchia sang Việt Nam nhằm chạy
trốn chính quyền Campuchia Dân chủ đã làm quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia
ngày càng căng thẳng.
Trong khi đó, Việt Nam sau năm 1975 vẫn chủ trương duy trì quan hệ tốt với
Lào và Campuchia. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976), đường lối đối
ngoại của Việt Nam xem quan hệ với Campuchia và Lào là mối quan hệ đặc biệt, theo
đó Việt Nam vẫn chủ trương đẩy mạnh phát triển quan hệ với Campuchia và Lào trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau, khơng can thiệp và
công việc nội bộ của nhau. Đối với Campuchia Dân chủ, Việt Nam vẫn mong muốn
duy trì quan hệ tốt đặt trong liên minh phát triển giữa ba nước Đông Dương trên cơ sở
kế thừa thành tựu các giai đoạn lịch sử trước đó. Trước những hoạt động quân sự và
ngoại giao thù địch của Campuchia Dân chủ, Việt Nam vẫn chủ trương khơng dùng
qn sự đối phó, mà nỗ lực tiến hành các hoạt động ngoại giao, cả trực tiếp lẫn trung
gian, để duy trì quan hệ với Campuchia Dân chủ. Tuy nhiên, dưới sự hậu thuẫn của
các thế lực phản động quốc tế, Campuchia Dân chủ liên tiếp từ chối các đề nghị đầy
thiện chí từ phía Việt Nam.
Đầu năm 1978, Campuchia Dân chủ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam,
công khai tấn công ngoại giao Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như tiến hành nhiều
hoạt động quân sự vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Cuối năm 1978, căng thẳng giữa
Việt Nam với Campuchia Dân chủ tăng cao. Được các thế lực phản động quốc tế ủng
hộ, cuối năm 1978, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary đã tiến hành một cuộc chiến tranh
tổng lực vào các tỉnh dọc biên giới Tây Nam Việt Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính
đáng của mình, qn dân Việt Nam với lực lượng lớn đã tổ chức cuộc phản cơng và
tiến cơng, tiêu diệt tồn bộ cánh quân xâm lược vừa tiến vào Việt Nam. Ngày
23/12/1978, sau khi đập tan cuộc tấn cơng có ý đồ xâm lược của Khmer Đỏ trên toàn
tuyến biên giới Tây Nam, đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước
Campuchia2, quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia tiến
Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1979), Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 81.
Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập ngày 2/12/1978 tại huyện Snuol, tỉnh
Kratie, Campuchia. Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia gồm 14 người, do ông
Heng Samrin (nguyên ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khu Đơng, Chính ủy kiêm Sư đoàn trưởng) làm Chủ tịch,
Chea Sim (nguyên ủy viên Viện đại biểu nhân dân) làm Phó Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết
dân tộc cứu nước Campuchia, nhân dân Campuchia cùng sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam làm nên
1
2
10
hành tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia, giải phóng
Phnom Penh (7/1/1979), lật đổ chính quyền phản động Pol Pot - Ieng Sary từ trung
ương đến cơ sở trên toàn lãnh thổ Campuchia. Đầu năm 1979, nước Cộng hòa Nhân
dân Campuchia và Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia tuyên bố thành lập.
Ngay lập tức, Trung Quốc, cùng với Mỹ và các nước ASEAN phản đối quyết
liệt việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia đầu năm 1979. Thực tế, hành động của
Trung Quốc sử dụng như một lý do để phát động cuộc chiến tranh với Việt Nam.
Nhiều học giả phương Tây cho rằng hàm ý sâu xa của cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung do Trung Quốc phát động chính là để phân chia lực lượng quân sự của Việt
Nam, khiến Việt Nam không thể tập trung vào việc hỗ trợ lực lượng cách mạng
Campuchia chống lại lực lượng Khmer Đỏ. Hay nói cách khác, Trung Quốc muốn
ghìm chân Việt Nam tại Campuchia, xem đây là mặt trận thứ hai mà Việt Nam phải
đối phó.1 Học giả Harry Booty cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới xung đột biên
giới Việt - Trung năm 1979 là việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia cuối tháng
12/1978 và lật đổ chế độ Pol Pot đầu tháng 1/1979. Thực chất, với vị thế ngày càng
lớn trong khu vực Đông Nam Á của Việt Nam, Trung Quốc mong muốn gây sự chia rẽ
giữa các nước Đông Dương, cũng như giữa Việt Nam với các nước ASEAN, như vậy
lý do hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ chỉ là cái cớ để Trung Quốc phát động chiến tranh
chống Việt Nam.
3. Kết luận
Sau năm 1975, sau khi Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, sự cạnh
tranh chiến lược giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu căng thẳng trở lại, bên cạnh đó là sự tan
băng và xích lại gần nhau trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ở khu vực Đơng
Nam Á, lợi ích chiến lược của các nước lớn và mối tương tác giữa các quốc gia này đã
chi phối sâu sắc đến quan hệ quốc tế của khu vực, cụ thể là giữa các nước ASEAN với
các nước Đông Dương. Việc Việt Nam thống nhất và phát triển quan hệ mạnh mẽ với
Liên Xô đã khiến cho Mỹ, Trung Quốc và cả các nước ASEAN lo ngại. Những lo ngại
chiến thắng 7/1/1979, lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, mang lại hịa bình, độc lập thịnh vượng như ngày nay
cho nhân dân Campuchia.
1
Harlan W. Jencks, “China’s “punitive” war on Vietnam: A Military Assessment”, Asian Survey, Vol. 19, No. 8
(Aug., 1979), pp. 802-803; Steven J. Hood (1992), Dragons Entangled: Indochina and the China-Vietnam War,
M.E. Sharpe, pp. 50-57; Gerard Segal (1985), Defending China, Oxford University Press, pp. 213-14; Carlyle A.
Thayer, “Security issues in Southeast Asia: The Third Indochina War” (revised 17 August 1987). Paper
presented to the Conference on Security and Arms Control in the North Pacific, The Australian National
University, Canberra, 12-14 August 1987.
11
này đã góp phần quan trọng thúc đẩy Trung Quốc và Mỹ xích lại gần nhau với mục
tiêu loại bỏ ảnh hưởng của Liên Xô khỏi khu vực Đông Nam Á. Và trong đó, mắc xích
quan trọng nhất trong chủ trương “chống sự bành trướng của Liên Xô xuống Đông
Nam Á của Trung Quốc tập trung ở Việt Nam.
Trong khi đó, khu vực Đơng Nam Á sau năm 1975 có sự phát triển khởi sắc bởi
sự bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN trên cơ
sở xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hịa bình, phát triển và trung lập”. Tuy nhiên,
những vấn đề phức tạp lại đến từ bán đảo Đông Dương. Campuchia Dân chủ sau khi
thành lập đã thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam. Tình hình càng thêm phức
tạp khi các thế lực phản động quốc tế, đứng đầu là Trung Quốc đã sử dụng con bài
“Khmer Đỏ” để chống phá Việt Nam, nhằm làm suy yếu Việt Nam và gây chia rẽ khối
đoàn kết của ba nước Đông Dương. Được sự ủng hộ, hậu thuẫn của Trung Quốc, tập
đoàn Pol Pot – Ieang Sary đã đẩy mạnh chính sách thù địch đối với Việt Nam, tiến
hành nhiều cuộc tấn công ngoại giao lẫn quân sự vào Việt Nam, và đỉnh điểm là tiến
hành một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xâm lược các tỉnh biên giới Tây Nam của
Việt Nam vào cuối năm 1978. Sau khi đập tan cuộc tấn công xâm lược của quân
Campuchia Dân chủ vào tuyến biên giới Tây Nam, Việt Nam đã phối hợp với lực
lượng cách mạng Campuchia lật độ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, giải phóng hồn
tồn đất nước Campuchia.
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ cho quân tấn công vào Việt Nam, mở
màn cuộc chiến tranh chớp nhoáng mà Trung Quốc tuyên bố là “dạy cho Việt Nam
một bài học”1, đồng thời phân tán lực lượng quân sự Việt Nam, hỗ trợ cho đồng minh
Campuchia Dân chủ. Sự kiện này phản ánh rõ nét sự khủng hoảng của mối quan hệ
Việt – Trung trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh được khởi động trở lại sau một thời
gian “hòa hỗn mong manh” (1962-1978). Như vậy, có thể khẳng định cuộc chiến
tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược đầu năm
1979 chịu tác động sâu sắc của bối cảnh quốc tế sau năm 1975.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Minh (2015), Quan hệ tam giác Việt Nam – Liên Xô – Trung
Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
1
Zhang Xiaoming (2015), Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam,
1979–1991, Chapel Hill, NC: University of North Carolina Press, p. 47.
12
2. Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật,
Hà Nội, 1979.
3. X.G.Iu-Rơ-Cốp (1984), Châu Á trong các kế hoạch của Bắc Kinh, NXB Sự
Thật, Hà Nội.
4. Anne Gilks (1992), The Breakdown of the Sino–Vietnamese Alliance, 1970 1979, Berkeley, CA: University of California Press.
5. Grant Evans and Kelvin Rowley (1984), Red Brotherhood at War: Indochina
since the Fall of Saigon, London: Verso.
6. Henry Kissinger (2011), On China, New York: The Penguin Press.
7. King C. Chen (1987), China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and
Implications, Hoover Press.
8. Nayan Chanda (1986), Brother Enemy: The War after the War, New York:
Harcourt Brace Jovanovich.
9. Odd Arne Westad and Sophie Quinn-Judge (eds.) (2006), The Third Indochina
War: Conflict between China, Vietnam and Cambodia, Routledge.
10. Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua (1979), Nxb. Sự
thật, Hà Nội.
11. William J. Duiker (1986), China and Vietnam: The Roots of Conflict, Institute
of East Asian Studies, University of California.
12. Zhang Xiaoming (2015), Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict
between China and Vietnam, 1979–1991, Chapel Hill, NC: University of North
Carolina Press.
13
CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG NĂM 1979:
MỘT SỰ TÍNH TỐN MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC
TS. Trần Thị Hạnh Lợi
Tóm tắt: Cuộc chiến tranh biên giới đã lùi xa 40 năm. Nhìn lại q khứ, chúng
ta có nhiều nhìn nhận hơn về cuộc chiến mà lâu nay ít được nhắc đến trong lịch sử.
Đặc biệt, chúng ta có thể có những đánh giá xác đáng hơn về nguyên nhân mục tiêu
mà Trung Quốc đưa ra khi gây chiến tranh ở biên giới phía Bắc Việt Nam. Từ đó,
chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo
vệ tổ quốc.
Từ khóa: Trung Quốc, Việt Nam, chiến tranh biên giới, 1979.
1. Đặt vấn đề
Ngày 17/2/1979, cả thế giới bất ngờ khi nghe tin Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, người bạn lớn của đất nước Việt Nam tràn quân qua biên giới Việt – Trung, gây
nên cuộc chiến đau thương cho một đất nước vừa trải qua những năm tháng chiến
tranh khốc liệt. Tuy nhiên, với Việt Nam, hành động của Trung Quốc không quá bất
ngờ. Bởi lẽ từ thập kỷ trước, Trung Quốc đã có nhiều động thái mang tính thù địch, đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân Trung Quốc, từng bước phá hoại tình hữu nghị tốt
đẹp mà hai bên đã có trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Sau thắng lợi của nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975) và việc Mỹ - Trung chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao (1/1979), Trung Quốc đã quay lại bản chất của một đại đế
quốc phong kiến của hàng trăm năm trước. Hậu quả là chính quyền Bắc Kinh đã huy
động lực lượng quân đội lớn hịng thực hiện một cuộc chiến tranh chớp nhống, nhanh
chóng phá vỡ các trận địa phịng thủ, đập tan sự kháng cự của lực lượng vũ trang ta để
chiếm lấy các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai trong vịng một, hai ngày.
Có thể nói, hành động xâm lược của Trung Quốc đã chà đạp lên nguyên tắc hịa
bình của Liên hợp quốc, đồng thời quay lưng với phong trào giải phóng dân tộc và
nhân loại yêu chuộng hịa bình. Nhân dân Việt Nam dù cịn bộn bề khó khăn sau cuộc
chiến trường kỳ gian khổ chống Pháp và Mỹ, song với quyết tâm “Khơng có gì quý
hơn độc lập, tự do” đã một lần nữa nhất tề đứng lên bảo vệ độc lập tổ quốc.
Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Trường ĐH Sài Gòn.
14
Cuộc chiến tranh biên giới diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng nó
đã được phía Trung Quốc chuẩn bị từ lâu. Với tư tưởng Đại Hán, Trung Quốc đã có
sự đề phịng với Việt Nam nhất là sau khi Việt Nam lần lượt đánh bại hai quốc gia lớn
mạnh của thế giới là Pháp và Mỹ. Nó tiếp tục minh chứng cho sức mạnh quật cường
của dân tộc Việt Nam.
Sau 40 năm, nhìn lại cuộc Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc 1979 chúng ta
vẫn có nhiều điều đáng suy ngẫm và nhiều bài học đáng để thế hệ trẻ nhìn nhận để
tiếp tục giữ vững tổ quốc Việt Nam thân yêu.
2. Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung – hệ quả của một sự tính tốn
chiến lược của Trung Quốc.
2.1 Nguyên nhân, mục đích đánh Việt Nam của Trung Quốc
Những rạn nứt giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa đã xuất hiện từ năm 1968, khi mối quan hệ Xô – Trung đang ở
giai đoạn xấu nhất. Trong khi đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hịa vẫn duy trì mối quan
hệ nồng ấm với Liên Xơ. Do vậy, dù vẫn cịn ủng hộ Việt Nam, song Chính quyền Bắc
Kinh đã không muốn Việt Nam theo đuổi một cuộc chiến tranh quy mô lớn để thống
nhất đất nước. Đồng thời, phía Bắc Kinh tỏ ra sẵn sàng cho một mối quan hệ mới với
Mỹ khi Chính quyền Mỹ có nhiều động thái xích lại gần với Trung Hoa. Thậm chí phía
Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm: “Nước ta và nhân dân Việt Nam có mối hận
thù dân tộc hàng nghìn năm nay. Chúng ta khơng được coi họ là đồng chí chân chính
của mình, đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại chúng ta phải tìm mọi
cách làm cho nước họ ở trong tình trạng khơng mạnh, khơng yếu mới có thể buộc họ ở
trong tình trạng hiện nay. Về bề ngồi chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình,
nhưng trên tinh thần ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta”1. Điều này
cho thấy rõ đối với Trung Quốc, Việt Nam trước sau vẫn chỉ là đối tượng quan trọng
mà họ cần phải khuất phục và thơn tính để đạt được mục tiêu chiến lược của mình.
Đây chính là một trong những ngun nhân sâu xa dẫn đến việc Trung Quốc đưa quân
đánh Việt Nam năm 1979.
Tuy nhiên, vào thời điểm sau năm 1975, Chính quyền Bắc Kinh cho rằng, Việt
Nam đang nuôi giấc mộng xưng bá ở Đông Nam Á trong khi đây là khu vực mà từ lâu
Bộ Ngoại giao Việt Nam (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Nxb Sự thật, trang
76
1
15
nước này muốn thơn tính. Do vậy, sau khi Việt Nam đánh bại Mỹ, thống nhất đất nước
và giúp Campuchia chống lại lực lượng Khme Đỏ, sức mạnh của Việt Nam lớn hơn
bao giờ hết. Trung Quốc lo ngại đây sẽ là trở ngại lớn cho con đường bành trướng
xuống phía Nam của mình. Vì vậy, đánh Việt Nam lần này, Chính quyền Bắc Kinh hi
vọng sẽ kiềm chế được sức mạnh của Việt Nam, tạo điều kiện cho Trung Quốc thực
hiện chiến lược tồn cầu của mình. Đó cũng là cách Trung Quốc “trừng phạt” Việt
Nam vì đã đưa quân sang Campuchia. Mục đích của hành động này là để cứu nguy
cho chế độ diệt chủng Khme Đỏ, giữ Campuchia trong quỹ đạo của họ1. Ý đồ của
Trung Quốc là sẽ chiếm biến giới phía Bắc Việt Nam, thậm chí tiến sâu và đất liền
nước ta vừa để dạy cho Việt Nam một bài học, ngăn chặn tham vọng của Việt Nam,
vừa gây sức ép buộc Việt Nam hoặc là phải đàm phán rút quân khỏi Campuchia, hoặc
là phải rút quân để bổ sung cho chiến trường biên giới. Làm được điều đó, Chính
quyền Bắc Kinh đã trả được mối thù vì thất bại trong âm mưu dùng Ponpot Iengxari
tiêu diệt Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1978, cũng như trong việc
dùng người Hoa kiều phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam2.
Trên cơ sở đó nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ tìm ra cách đối phó với mối đe dọa từ
phía Việt Nam đối với an ninh nươc này.
Tính tốn này của giới cầm quyền Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh mối
quan hệ Mỹ - Trung đang thay đổi theo chiều hướng tích cực sau khi hai bên chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong khi đó, kể từ xung đột biên giới Trung – Xô,
Trung Quốc luôn coi Liên Xô là đối tượng họ cần đánh bại. Trung Quốc không muốn
một Liên Xô Xã hội Chủ nghĩa lớn mạnh, lấn át vai trị, vị trí của Trung Quốc ở châu
Á và trên thế giới. Việc Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ hữu hảo với Liên Xô sẽ làm
cho sức mạnh của Liên Xô tăng lên. Điều này ảnh hưởng lớn đến tham vọng trở thành
cường quốc Xã hội Chủ nghĩa số một thế giới của Trung Quốc. Do đó, đánh Việt Nam
chính là để làm suy yếu sức mạnh đồng minh của Liên Xô, đồng thời qua đó sẽ thăm
dị được phản ứng của nước này cũng như dư luận của thế giới đối với Việt Nam. Từ
đó, Chính quyền Bắc Kinh sẽ có những tính tốn cho cuộc phiêu lưu đầy tham vọng
sau này.
Không chỉ giữ Campuchia trong quỹ đạo, đánh Việt Nam Trung Quốc còn
muốn tạo nên sự uy hiếp đối với Lào. Trong khi mối quan hệ Việt Lào đang bền chặt,
Khi Việt Nam đưa quân sang giúp nhân dân Campuchia chống lại chế độ diệt chủng tàn bạo của Khme Đỏ,
chúng đã cầu cứu Trung Quốc giúp đỡ. Trung Quốc ủng hộ Khmer Đỏ do nước này cần một đồng minh tại Đông
Nam Á để thay thế cho Việt Nam trong lúc quan hệ Việt - Trung ngày càng xấu đi, đồng thời Trung Quốc cho
rằng Việt Nam sẽ bành trướng ở Đông Dương nên cần phải ngăn chặn "nguy cơ bá quyền của Việt Nam".
2
Tuyên bố của Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia, báo Hà Nội mới, số 3427, ngày 19/2/1979, trang 4.
1
16
Chính quyền Bắc Kinh hi vọng sẽ làm suy yếu liên minh cịn lại trên bán đảo Đơng
Dương, buộc Lào trung lập trong cuộc chiến Việt – Trung. Từ đó kéo Lào về phía
Trung Quốc, tạo nên sự uy hiếp Việt Nam từ phía tây. Một khi cả Lào và Campuchia
đứng về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ bị cơ lập. Khi đó Trung Quốc sẽ dễ dàng thị
uy với các nước Đơng Nam Á, tiến tới thơn tính Việt Nam. Như vậy, từ trước đến sau,
Trung Quốc vẫn không thể từ bỏ mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc bậc nhất
thế giới. Điều này thể hiện rõ trong phát biểu của Mao Trạch Đông tại Hội nghị Ban
chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1956 “Chúng ta phải trở
thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật và cơng nghiệp…
Khơng thể chấp nhận rằng sau một vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường
quốc số một trên thế giới”1.
Tham vọng của Trung Quốc đã rõ. Chính tham vọng đó đã khiến cho một Việt
Nam quật cường trong chống xâm lăng trở thành cái gai trong mắt các chiến lược gia
Trung Quốc. Vì vậy, một cuộc chiến tranh theo kiểu tràn ngập lãnh thổ lần này sẽ tạo
nên sự đe dọa khủng khiếp đối với Việt Nam khi vết thương chiến tranh cịn đang rỉ
máu. Nó sẽ phá nát tiềm lực quốc phòng của Việt Nam, tiêu diệt bộ đội chủ lực và lực
lượng vũ trang ta, thực hiện ba sạch: Giết sạch, cướp sạch, đốt sạch2 gây tâm lý khủng
khiếp trong nhân dân, kích động bạo loạn, đẩy Việt Nam rơi vào khủng hoảng chính
trị. Khi đó, cơng cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam sẽ càng trở nên khó
khăn. Ngược lại, phía Trung Quốc sẽ tranh thủ tận dụng mối quan hệ mới với Mỹ và
các nước đế quốc khác để thực hiện tốt cuộc cải cách kinh tế, xây dựng một Trung
Quốc hiện đại, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
Những tính tốn của Trung Quốc là có cơ sở. Bởi với tiềm lực và sức mạnh của
mình, trước một Việt Nam đầy thương tích, họ có niềm tin vào một thắng lợi như
mong muốn. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên năm 1953
gần như khơng có những trận chiến lớn. Đặc biệt là trong thời gian diễn ra Đại cách
mạng văn hóa, quân đội nước này chỉ tập trung vào chính trị, do đó, đối đầu với Việt
Nam lần này coi như Trung Quốc đang muốn thử nghiệm sức mạnh và khả năng chiến
đấu của quân đội. Nếu thắng lợi, Trung Quốc sẽ chứng minh cho thế giới biết rằng,
Việt Nam khơng phải là khơng có nước đánh bại. Thực tế Việt Nam không mạnh,
không thể là cường quốc quân sự thứ ba thế giới sau Mỹ và Liên Xô như người ta vẫn
nghĩ. Trung Quốc, trong q trình hiện đại hóa đất nước, sẽ đồng thời trở thành một
cường quốc quân sự, đủ sức đương đầu với Mỹ và Liên Xô.
1
2
Bộ Ngoại giao Việt Nam (1979), Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Nxb Sự thật, trang 7
Tội ác diệt chủng của quân Trung Quốc xâm lược, báo Hà Nội mới, số 3462, ngày 30/3/1979, trang 3
17
Như vậy, với phương châm giành cho được Đông Nam Á để tăng cường sức
mạnh “thổi bạt gió Tây”1 và những tính tốn mang tính chiến lược của một quốc gia có
tư tưởng bá quyền, Trung Quốc đã bất chấp mối quan hệ láng giềng thân thiện trong
lịch sử, lấy lí do trừng phạt Việt Nam vì tiến hành chính sách xiết chặt quốc tịch, đuổi
Hoa kiều về nước để gây nên chiến tranh biên giới với Việt Nam vào ngày 17/2/1979.
2.2. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của nhân dân Việt Nam, nơi tập
trung của ý chí và sức mạnh toàn dân.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, Trung Quốc ồ ạt xua quân xâm lược tuyến biên giới
phía Bắc nước ta, mở màn cho cuộc chiến diễn ra suốt 30 ngày trên địa bàn các tỉnh:
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn2, Lai Châu, Hà Tuyên3, Quảng Ninh.
Đây là cuộc chiến tranh không cân sức khi Trung Quốc huy động lực lượng áp
đảo gồm 32 sư đoàn (tương đương 60 vạn quân), 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260
súng cối mở cuộc tiến công nước ta dọc theo biên giới phía Bắc - từ Móng Cái (Quảng
Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) dài hơn ngàn cây số4. Với lực lượng lớn đó, và chiến
thuật “dùng dao mổ trâu giết gà5” Trung Quốc thể hiên rõ quyết tâm giành thắng lợi.
Trong khi đó, Việt Nam huy động lực lượng gồm: Quân khu 1 do Thiếu tướng Đàm
Quang Trung làm tư lệnh kiêm chính ủy có 4 sư đồn và 1 lữ đoàn chủ lực, 7 trung
đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương được bố trí trên tuyến biên giới Đơng Bắc. Quân
khu 2 do Thiếu tướng Vũ Lập làm tư lệnh kiêm chính ủy có 3 sư đồn chủ lực, 8 trung
đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương được bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc.6 So với 32
sư đoàn Trung Quốc, lực lượng quá chênh lệch. Tuy nhiên, trước sự tính tốn đầy mưu
mơ của Trung Quốc, Đảng ta một lần nữa đã thể hiện tầm nhìn và khả năng lãnh đạo
của mình. Lời hiệu triệu tồn qn toàn dân được đưa ra, lệnh tổng động viên được
phát động, quân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên quyết đè bẹp ý chí xâm lược của
đối phương để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Tối cùng ngày, Tun bố của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung
Quốc đã được ban bố. Bản Tuyên bố đã kêu gọi sự ủng hộ của thế giới u chuộng hịa
Gió tây: Chỉ sức mạnh của Mỹ và Liên Xô
Nay là tỉnh Lào Cai và Yên Bái
3
Nay là tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang
4
Lê Mậu Hãn (cb), (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Nxb Giáo dục, trang 307
5
Chỉ huy quân đội Trun Quôc Hứa Thế Hữu đã dùng chiến thuật này nhằm tập trung lực lượng và hỏa lực đánh
vào những vị trí quan trọng của ta trong hệ thống phòng thủ để phá vỡ hệ thống phòng thủ, từ đó nhanh chóng di
chuyển, thọc sâu vào trung tâm của ta, bẻ gãy sự kháng cự tiến tới tiêu diệt lực lượng quân đôi Việt Nam.
1
2
6
Trường Sơn (2015), Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày khơng thể nào qn, />
bac-1979-30-ngay-khong-the-nao-quen-1-post158487.info
18
bình: “Nhân dân và Chính phủ Việt Nam khẩn thiết kêu gọi Liên Xô, các nước xã hội
chủ nghĩa anh em, các nước dân tộc độc lập, các nước trong Phong trào không liên
kết, các nước bầu bạn, các đảng cộng sản và cơng nhân, nhân dân tiến bộ tồn thế
giới tăng cường đoàn kết với Việt Nam, ủng hộ và bảo vệ Việt Nam, đòi những người
cầm quyền Bắc Kinh phải lập tức chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút
hết quân đội của chúng ra khỏi Việt Nam. Nhân dân ba nước anh em Việt Nam - Lào Campuchia đã từng kề vai sát cánh chiến đấu và chiến thắng bọn đế quốc xâm lược,
ngày nay càng tăng cường đồn kết đánh bại chính sách phản động của những người
cầm quyền Trung Quốc”1. Cùng với đó, Tuyến bố cũng khẳng định “Nhân dân Việt
Nam là một dân tộc kiên cường, anh dũng, bất khuất, đã từng đánh thắng mọi kẻ xâm
lược, tin tưởng sắt đá rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lại được anh em bạn bè
khắp năm châu đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ, nhất định sẽ đánh thắng cuộc chiến
tranh xâm lược của những người cầm quyền Trung Quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền
của mình và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ hịa bình, ổn định ở Đơng Nam
Á và trên thế giới”2.
Đáp lại lời kêu gọi của Việt Nam, ngày 18/2/1979, Liên Xô ra Tuyên bố ủng hộ
cuộc chiến đấu của Việt Nam; “Nhân dân Việt Nam anh hùng, nạn nhân của cuộc xâm
lược mới lần này cũng có thể tự bảo vệ được, hơn nữa họ lại có những người bạn đáng
tin cậy. Liên Xô sẽ thực hiện những nghĩa vụ của mình theo bản Hiệp ước Hữu nghị và
Hợp tác giữa Liên Xơ và Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”3. Lời tuyên bố của
Liên Xô cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục “dựa vào sức mình là chính” khi đối đầu với
quân Trung Quốc xâm lược. Vì vậy, những cuộc tiến cơng mạnh mẽ của qn đội
Trung Quốc không đủ để họ thực hiện được cuộc chiến tranh chớp nhoáng như kế
hoạch đề ra. Quân Trung Quốc điên cuồng trong thế trận chiến tranh nhân dân của ta
buộc phải lộ bản chất tàn bạo “thà giết nhầm con hơn bỏ sót”. Đi đến đâu, gặp người
dân nào chúng cũng sẵn sàng nhả đạn. Những dân thường bị giết trong cuộc chiến
tranh này tăng lên không ngừng.
Trước sự tàn bạo của Trung Quốc, ngày 4/3/1979 Ban Thường vụ Trung Ương
Đảng đã ra Lời kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước đứng lên cứu nước. Lời
kêu gọi có đoạn: “Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
của những người cầm quyền Trung Quốc, báo Hà Nội Mới, Số 3426, 18/2/1979, trang 1.
2
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
của những người cầm quyền Trung Quốc, báo Hà Nội Mới, Số 3426, 18/2/1979, trang 1.
3
Tun bố của Chính phủ Liên Xơ, báo Hà Nội Mới, Số 3427, 19/2/1979, trang 4.
1
19
sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm
phạm. Hòa bình và ổn định ở Đơng Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta
phải ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước,
các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng,
triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc”1. Đáp ứng lời kêu gọi của
Đảng, lớp lớp thanh niên, trí thức, sinh viên và cả bộ đội xuất ngũ đã tòng quân để lên
biên giới. Tuy nhiên, chiều ngày 5/3/1979, Trung Quốc đột ngột tuyên bố rút quân.
Cuộc chiến tranh vẫn kéo dài đến ngày 18/3/1979 mới chấm dứt khi Trung Quốc chính
thức rút hết quân. Tuy nhiên, xung đột biên giới vẫn kéo dài cho đến năm 1989 mới
chấm dứt.
Có thể thấy rằng, sự kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam trong chiến
tranh một lần nữa đã giúp chúng ta đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới lãnh
thổ, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
Nhìn lại cuộc chiến 30 ngày trên biên giới phía Bắc của tổ quốc, chúng ta hồn
tồn có thể tự hào về sức mạnh của quân và dân ta trong chiến đấu. Đồng thời thấy rõ
được những điểm yếu của đối phương.
Mặc dù trong cuộc chiến lần này, Trung Quốc huy động một lực lượng hơn hẳn
Việt Nam, song đó lại là một đội quân hầu như chưa trải qua đánh trận, ít được rèn
luyện thực tế nên sỹ quan không biết chỉ huy, các lực lượng không biết hợp đồng tác
chiến. Hơn nữa việc Trung Quốc huy động lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu nhưng
lại không thể phát huy ở địa bàn rừng núi hiểm trở phía bắc với đầy rẫy các bãi mìn,
địa lơi đã cản trở con đường tiến qn của họ. Vì vậy, dù Trung Quốc được xem là
bậc thầy của đánh du kích, song khi đến Việt Nam gặp trận địa du kích của ta chúng
vẫn khơng thể đối phó được. Hậu quả là đội quân hùng mạnh ấy đã phải khuất phục
trước tinh thần đoàn kết và ý chí chiến đấu quật cường của dân nhân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của quân dân Việt Nam một lần
nữa chứng minh cho sức mạnh đoàn kết toàn dân của ta trong lịch sử.
Báo Tuổi trẻ (1979) “Lời kêu gọi” của Ban chấp hành Trung ương Đảng ban bố ngày 4-3-1979 được đăng trên
báo Tuổi Trẻ ngày 9-3-1979 - Tư liệu Tuổi Trẻ.
1
20
3. Tác động của cuộc chiến tranh tới Trung Quốc và Việt Nam
3.1 Đối với Trung Quốc
Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam chính thức chỉ trong vịng 1 tháng,
song nó cũng đủ để gây nên cho Trung Quốc những tổn thất nặng nề. Ngoài thiệt hại
về quân số, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu “dạy cho Việt Nam bài học”.
Ngược lại, chính Trung Quốc phải rút ra những bài học được đổi bằng máu xương.
Về chính trị, ngoại giao, Trung Quốc đã không thể giúp Khme Đỏ giữ vững
được lực lượng, cũng như không thể cô lập Việt Nam ở cả Đông Dương, Đông Nam Á
và thế giới. Nó làm cho quan hệ hai nước rơi vào thời kỳ đen tối, tạo nên hố sâu ngăn
cách giữa hai quốc gia. Cuộc chiến tranh này cũng khiến cho Trung Quốc trở nên xấu
xí hơn trong mắt bạn bè quốc tế với hình ảnh của một kẻ tráo trở, sẵn sàng vì lợi ích
quốc gia mà chà đạp lên quan hệ hữu hảo trước đó giữa hai dân tộc, chà đạp lên
những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc mà họ tham gia.
Về quân sự, Trung Quốc không những không tiêu diệt được lực lượng bộ đội
chủ lực của Việt Nam, ngược lại quân đội của họ thiệt hại khoảng 62 000 người, 280
xe tăng, xe thiết giáp, 270 xe qn sự1. Ngồi ra, qn đội cịn bộc lộ sự lạc hậu trong
vũ khí, phương tiện chiến tranh, sự yếu kém trong chỉ huy, chiến thuật. Quân đội
khơng có ý chí chiến đấu, thiếu tinh thần và sự quyết tâm. Điều này lí giải vì sao qn
đơng, vũ khí nhiều nhưng họ vẫn khơng đánh bại được quân dân Việt Nam anh hùng.
Về kinh tế, Trung Quốc đã tàn phá các cơ sở kinh tế của ta trên địa bàn 6 tỉnh
biên giới phía Bắc, song khơng làm cho ta bị kiệt quệ và phải phụ thuộc vào Trung
Quốc. Trong khi đó, chính Trung Quốc đã phải chi những khoản tiền không nhỏ để
phục vụ cho cuộc chiến tranh với khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá
trình cải tổ kinh tế2.
Tuy nhiên, bên cạnh đó Trung Quốc cũng có những thành cơng nhât định sau
cuộc chiến.
1
Trường Sơn (2015), Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên, p2, />
gioi-phia-bac-1979-30-ngay-khong-the-nao-quen-2-post158488.info; phần 3, />2
Chiến tranh biên giới Việt Trung,
/>2%80%93Trung_1979#Th%C6%B0%C6%A1ng_vong_v%C3%A0_thi%E1%BB%87t_h%E1%BA%A1i
21
Thứ nhất, sau chiến tranh, vai trò của Đặng Tiểu Bình trong giới lãnh đạo
Trung Quốc được khẳng định. Điều này giúp ông nhận được sự ủng hộ lớn trong việc
thực hiện đường lối cải cách, hiện đại hóa đất nước.
Thứ hai, sự tàn phá điên cuồng của quân Trung Quốc đã khiến cho Việt Nam
gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức cho cuộc kiến thiết sau chiến tranh.
Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối, gây xung đột suốt dọc biên gới trong
10 năm sau đó.
Thứ ba, Trung Quốc đã đánh giá được thái độ của Liên Xô đối với Việt Nam
khi nước ngày không can thiệp vào cuộc chiến và tuyên bố Việt Nam có thể tự lo vấn
đề của mình. Chính việc thăm dị được phản ứng, thái độ của Liên Xơ sẽ giúp Trung
Quốc có những điều chỉnh mang tính chiến lược trong những tính tốn sau này.
Thứ tư, với việc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, sau chiến tranh
biên giới, Trung Quốc đã tạo nên mối quan hệ nồng ấm với Mỹ suốt 10 năm, từ 1979
đến 1989 với sự kiện Thiên An Môn.
Như vậy, cuộc chiến tranh biên giới chỉ diễn ra một tháng song nó đã mở đầu
cho những xung đột hai bên suốt trong 10 năm. Sau khi Việt Nam rút quân khỏi
Campuchia, những hành động xung đột của Trung Quốc cũng dừng lại. Hai bên rút
dần quân ra khỏi biên giới, tạo mơi trường hịa bình ở phía Bắc Việt Nam.
3.2 Đối với Việt Nam.
Cuộc chiến đặc biệt để lại nhiều tác hại lớn cho nước ta, đặc biệt là nền kinh tế.
Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh
biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam cịn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt
hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của
Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...
Về quân sự, sau 30 ngày đêm chiến đấu chống trả quân Trung Quốc, Việt Nam
đã tổn thất khoảng hơn 1500 người1.
Về kinh tế, Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho
Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn,
320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nơng trường,
38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia
Thống kê chưa đầy đủ. Trường Sơn (2015)Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày khơng thể nào qn, phần 3,
/>1
22