Gi¸o dôc c«ng d©n
Líp 8
Bài tập trắc nghiệm
Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng các vụ tai
nạn giao thông hiện nay?
a. Cơ sở hạ tầng yếu kém: đường nhỏ hẹp, nhiều ổ gà
b. Hạn chế về ý thức, sự hiểu biết của người tham gia giao
thông.
c. Sử dụng phương tiện giao thông kém chất lượng hoặc quá
cũ nát.
d. Cả ba ý trên.
Đáp án: d
Cách nhận dạng ba loại biển báo thông dụng
Biển báo cấm: Hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ đen
nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải
tuyệt đối tuân theo.
Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng,
hình vẽ đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng
đường biết trước tính chất các nguy hiểm trên đường để có cách
xử trí cho phù hợp với tình huống.
Biển chỉ dẫn, hiệu lệnh: Hình tròn hoặc hình vuông, nền màu
xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo cho người sử dụng đường
biết điều lệnh phải thi hành hoặc những điều có ích trong hành
trình.
Một vài con số đáng nhớ
Tháng 7/2005: Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc
gia, trong tháng 7, cả nước đã xảy ra 1.140 vụ tai nạn
giao thông, làm chết 889 người, bị thương 950 người. So
với cùng kỳ năm 2004, số vụ, số người bị thương giảm
nhưng số người chết do tai nạn giao thông tăng 15 người
(1,7%). Đa số các vụ tai nạn xảy ra trên đường bộ,
nguyên nhân chính do người điều khiển vi phạm quy
định về an toàn, phóng nhanh, vượt ẩu, say rượu, bia.
(Báo ANTĐ số ra ngày 5/8/2005)
Câu hỏi thảo luận
Tình huống 1:
Khi thấy trên đường có một hố to hoặc có một cống lớn bị mất
nắp, có thể gây nguy hiểm cho người đi đường, em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và
mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đư
ờng của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị
thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe
máy phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe
đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý
với ý kiến đó không? Vì sao?
3. Trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao
thông, em tán thành những việc làm nào và
không tán thành những việc làm nào sau đây:
a. Chở người bị thương đi cấp cứu
b. Lục soát, lấy đồ đạc của người
bị nạn
c. Báo cho công an hoặc chính
quyền địa phương về vụ tai nạn
d. Xúi giục những người bị va
chạm cãi nhau
đ. Cung cấp thông tin đúng sự
thực cho cảnh sát giao thông;
e. Đứng nhìn, không có hành
động gì
g. Tự ý đứng ra xử lý nhằm trục
lợi cho mình
h. Giữ gìn đồ đạc,vật dụng của
người bị tai nạn
i. Gây cản trở cho nhà chức trách
khi làm việc
k. Gọi xe hoặc nhờ người đưa ngư
ời bị thương đi bệnh viện
Có
phương tiện nhưng không chịu đư
a người bị thương đi cấp cứu
m. Đưa
tin sai lệch về tai nạn giao thông.
Gợi ý trả lời
Tình huống 1:
Các cách ứng xử có thể có:
Tìm cách báo cho người đi đường biết có sự nguy
hiểm ở phía trước để họ đề phòng.
Lấy vật chuẩn đánh dấu nơi nguy hiểm để mọi ngư
ời dễ nhận thấy và đề phòng.
Nếu có thể thì cùng mọi người tìm cách khắc phục
sự cố nguy hiểm đó.
Báo cho công an hoặc người có trách nhiệm biết để
xử lý.