Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 huyện u minh, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.17 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TRỊNH KIỀU TRANG

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG VỐN TỪ

CHO HỌC SINH LỚP 3
HUYỆN U MINH, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8.14.0101

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN BẢN

ĐỒNG THÁP - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựng trên
cơ sở tiếp thu ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Văn Bản. Các cứ liệu nêu ra trong đề tài là trung thực dựa
trên sự tìm tịi, nghiên cứu các tài liệu khoa học đã được cơng bố, bảo đảm
tính khách quan, khoa học và nghiêm túc.

Tác giả luận văn

Trịnh Kiều Trang




ii

LỜI CẢM ƠN
Sau khi hoàn thành các chuyên đề học tập nội dung chương trình sau đại
học, được sự phân công của Trường Đại học Đồng Tháp và sự đồng ý của thầy
hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Bản, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 huyện U Minh,
Tỉnh Cà Mau”. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận
văn, chúng tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ, sự động viên
khuyến khích của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè…
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Bản người trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ rất tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Lãnh đạo, các thầy cô giảng
viên của Trường Đại học Đồng Tháp; Ban Giám hiệu, giáo viên, học sinh các
trường tiểu học trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã giúp đỡ, tạo điều
kiện để tơi hồn thành luận văn.
Với những gì đã học tập và khả năng của bản thân, tôi đã thực hiện luận
văn này. Chắc chắn rằng luận văn của tơi sẽ khó tránh khỏi thiếu sót. Chính vì
thế, tơi rất mong nhận được những lời nhận xét từ quý thầy cô.
Tôi xin chân thành cám ơn!

Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................

1.

Lí do chọn đề tài .....................................................

2.

Lịch sử nghiên cứu ..................................................

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................

5.

Phương pháp nghiên cứu ........................................

6.

Dự kiến đóng góp của luận văn ..............................

7.

Giả thuyết khoa học.................................................

8.

Cấu trúc của luận văn. .............................................

NỘI DUNG ..................................................................................................

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................
1.1.

Cơ sở lí luận ....................................

1.2.

Cơ sở thực tiễn ................................

1.3.

Tiểu kết chương 1 ...........................

Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG VỐN TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 3 ...........................................................................
2.1.

Nguyên tác đề xuất biện pháp.........

2.2.

Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụn

2.3.

Tiểu kết chương 2 ...........................

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................
3.1.


Khái quát thực nghiệm sư phạm .....

3.2.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm........

3.3.

Kết quả thực nghiệm ......................

3.4.

Tiểu kết chương 3 ...........................

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống các chủ điểm được dạy ở lớp 3.................................................... 14
Bảng 1.2. Hệ thống các nhóm bài tập MRVT ở lớp 3................................................ 15
Bảng 1.3. Thống kê số lượng giáo viên được khảo sát.............................................. 20
Bảng 1.4. Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sử
dụng vốn từ............................................................................................................. 21
Bảng 1.5. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết rèn luyện kĩ năng sử dụng
vốn từ cho học sinh.............................................................................................. 22
Bảng 1.6. Kết quả khảo sát giáo viên về nhiệm vụ dạy học phân môn Luyện
từ và câu


22

Bảng 1.7. Kết quả khảo sát giáo viên về mục đích dạy học phân mơn Luyện từ
và câu........................................................................................................................ 23
Bảng 1.8. Sử dụng các hình thức dạy học khi rèn luyện kĩ năng sử dụng
vốn từ......................................................................................................................... 23
Bảng 1.9. Kết quả khảo sát giáo viên về việc sử dụng hệ thống bài tập.............24
Bảng 1.10. Kết quả khảo sát giáo viên về cách thức chỉnh sửa kĩ năng dùng từ
cho học sinh......................................................................................................... 25
Bảng 1.11. Kết quả khảo sát ý kiến giáo viên về chất lượng học tập của
học sinh................................................................................................................. 25
Bảng 1.12. Thống kê số lượng học sinh được khảo sát............................................. 26
Bảng 1.13. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát học sinh................................................. 27
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm trường TH Nguyễn Văn Tố................................... 67
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm trường TH Vương Nhị Chi.................................... 69
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm....................................................................... 70


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm trường TH Nguyễn Văn Tố.............................. 68
Biểu đồ 3.2. Kết quả thực nghiệm trường TH Vương Nhị Chi..............................70
Biểu đồ 3.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm.................................................................. 71


vi

DANH

STT
1
2
3
4
5
6
7


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Giáo dục đã và đang tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo với mục
tiêu giáo dục HS phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất trong từng cấp
học nói chung, trong từng mơn học nói riêng. Tiếng Việt là một mơn học ở
trường phổ thơng, đóng vai trị quan trọng trong q trình giáo dục, có nhiệm
vụ hình thành năng lực hoạt động ngơn ngữ gắn liền với các kĩ năng (nghe, nói,
đọc, viết) đồng thời phát triển tư duy cho HS, cung cấp cho HS những kiến
thức sơ giản về Tiếng Việt, kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người, bồi
dưỡng tình cảm, phát triển và hồn thiện nhân cách con người để các em trở
thành người lao động mới biết làm chủ bản thân, gia đình và xã hội.
1.2. Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Phân mơn này
có nhiệm vụ làm giàu vốn từ, giúp HS mở rộng phát triển vốn từ, câu; từ đó
phát triển ở HS năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập. Dạy học
LT&C chính là dạy cho HS thực hành về từ ngữ thơng qua hoạt động giao tiếp,
dần dần hình thành các quy tắc dùng từ đặt câu, tạo lập văn bản giao tiếp (nói,

viết). Dạy học LT&C giúp HS có kĩ năng giao tiếp văn hóa, biết nói năng đúng
chuẩn phù hợp với mục đích, mơi trường giao tiếp.
1.3. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy, việc dạy và học LT&C còn nặng
nề và còn nhiều bất cập chưa giải quyết được. Vốn từ của các em còn nghèo
nàn dẫn đến việc vận dụng từ và câu trong khi nói và viết cịn nhiều hạn chế.
HS chưa có đủ những kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu đặt ra như kĩ năng
diễn đạt câu, viết đoạn chưa mạch lạc, chưa rõ ý. Mặt khác, việc rèn luyện về
từ và câu chủ yếu thông qua các bài tập nhưng số lượng các bài tập hoặc cịn ít
hoặc q đơn điệu nên chưa giúp cho HS phát triển năng lực giao tiếp. HS


2

cịn ít có điều kiện vận dụng tốt kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp trong thực hành
môn học và trong giao tiếp xã hội. Nhiều GV cũng còn lúng túng trong lựa
chọn, vận dụng phương pháp, biện pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học nên
hiệu quả dạy học phân mơn LT&C nói riêng, mơn Tiếng Việt nói chung cịn
thấp.
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn
luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau”
để làm luận văn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn
Tiếng Việt ở các trường tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về rèn kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh
Tiểu học
Phân mơn LT&C có vị trí, vai trị rất quan trọng trong dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học. Vì thế, nghiên cứu về dạy học LT&C và kĩ năng sử dụng vốn từ là
đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy học cũng như
các nhà ngôn ngữ học. Ở phương diện vận dụng từ ngữ trong hoạt động giao
tiếp, tùy theo hướng tiếp cận mà mỗi tác giả đề cập đến việc rèn kĩ năng sử

dụng vốn từ cho học sinh ở nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả Lê Phương Nga [14] trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học 1” đã đề cập đến các biện pháp giúp học sinh làm giàu vốn từ của
mình thơng qua hệ thống bài tập ở từng phân môn cụ thể. Đồng thời, giáo trình
trên của tác giả cũng đã giải quyết hai nhiệm vụ: Làm rõ khả năng hiểu nghĩa
từ, xác định khả năng sử dụng từ của học sinh, thấy được những lúng túng của
học sinh khi thực hiện hoạt động này.
Tác giả Trịnh Mạnh [11] viết “Dạy từ ngữ cho học sinh cấp I phổ thơng”
có hai đóng góp quan trọng: Xác định được nhiệm vụ quan trọng của việc dạy
từ (chính xác vốn từ, phong phú và tích cực hóa vốn từ); tài liệu xác định rõ


3

nội dung cụ thể của việc dạy từ; nên dạy và khơng nên dạy cái gì?
Trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học “Dạy Luyện từ và câu ở tiểu
học” [1] các tác giả Chu Thị Thủy An, Chu Thị Hà Thanh phân tích đầy đủ và
khá tồn diện nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc, chương trình phân mơn LT&C ở
tiểu học đồng thời định hướng từng phương pháp dạy học cụ thể cho từng nội
dung, từng kiểu bài.
Nhóm tác giả Trần Đức Niềm và các cộng sự [16] viết cuốn “Phương
pháp dạy Luyện từ và câu”, cuốn sách này gồm ba phần: Phần 1 là trình bày
phương pháp luyện kĩ năng thực hành các bài tập học kì I, Phần II là trình bày
các bài tập, Phần III là gợi ý cách giải bài tập. Đóng góp chính của cuốn sách
này là đưa ra một số dạng bài tập theo từng tiết học, gợi ý cách giải các bài tập.
Tuy nhiên, các bài tập này chưa lập thành hệ thống theo chủ điểm, ngồi ra cịn
có bài tập đưa ra cách giải chưa hợp lí (bài tập 1 trang 5).
2.2. Những nghiên cứu về rèn kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Bản và các cộng sự [4] trong tài liệu “Phương

pháp dạy học Tiếng Việt 1” đã nêu rõ vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân mơn
LT&C. Nội dung chương trình phân mơn LT&C ở từng lớp cũng được trình
bày đầy đủ. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra được các biện pháp dạy
học chủ yếu phù hợp với phân môn LT&C như: Hướng dẫn HS làm bài tập,
cung cấp những tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu cho HS.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo
chương trình mới” [28] cho rằng dạy học ngơn ngữ dạng nói và viết trong giao
tiếp và để giao tiếp là xu hướng hiện đại trong dạy học Tiếng Việt. Tác giả đã
chỉ ra cách luyện tập kĩ năng sử dụng Tiếng Việt theo các cấp độ từ thấp đến
cao trong trường tiểu học. Ngồi ra, cơng trình cũng trình bày các kiểu bài tập
đặc trưng trong dạy học LT&C ở mỗi lớp.
Nhìn chung, các tài liệu, cơng trình nghiên cứu về dạy học Tiếng Việt


4

nói chung và dạy học sử dụng vốn từ nói riêng ở lớp 3 theo SGK hiện hành đều
ít nhiều bàn đến các vấn đề chủ yếu như mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp dạy học. Song chúng tơi chưa tìm được cơng trình nào tập trung
bàn vào việc rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 huyện U
Minh, Cà Mau. Tuy nhiên, từ các kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên
cũng đã gợi cho chúng tơi có hướng tiếp cận mới để giải quyết vấn đề mà đề tài
quan tâm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tế dạy học LT&C ở lớp 3 các trường tiểu
học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, đề tài đề xuất các biện pháp thiết thực, khả
thi nhằm rèn cho HS kĩ năng sử dụng vốn từ tích cực vào hoạt động giao tiếp
nói và viết, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở nhà
trường tiểu học.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau:

-

-

Tìm hiểu cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.

-

Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh

lớp 3 ở các trường tiểu học huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
-

Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đã

đề xuất.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng
vốn từ cho học sinh lớp 3 trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.


5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp
dạy học và tổ chức dạy học thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp rèn kĩ
năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 các trường tiểu học trong huyện U
Minh, tỉnh Cà Mau.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được
tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ các phương pháp sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Mục đích: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái qt hóa nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
Cách tiến hành: Thu thập các tài liệu, thơng tin có liên quan đến rèn luyện
kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh tiểu học. Đọc, chọn lọc, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, các thông tin cần thiết phục vụ
cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài, làm nền tảng thiết kế các hoạt động
giảng dạy cho học sinh.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích: Khảo sát, thu thập thơng tin từ giáo viên và học sinh, để có cái
nhìn tổng quan về thực trạng rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh
lớp 3 trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nhằm làm cứ liệu để xây dựng
và đề xuất hệ thống biện pháp dạy học cho học sinh.
Cách tiến hành: Thông qua bảng hỏi dành cho giáo viên và học sinh.
5.2.2. Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát quá trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy của giáo viên thông
qua dự giờ một số tiết học Luyện từ và câu lớp 3.


6


5.3. Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: Xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp rèn
luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3 đã đề xuất.
Cách tiến hành: Sau khi xây dựng hệ thống các biện pháp phù hợp, người
nghiên cứu tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh một số lớp ở các
trường tiểu học của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
5.4. Phương pháp thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu và xử lí
số liệu thu được từ các phiếu điều tra.
6. Đóng góp của luận văn
6.1 Đóng góp về lí luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa kiến thức, làm sáng tỏ những vấn đề lí luận
trong dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3 và trường tiểu học.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
-

Kết quả nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao hiệu

quả dạy học Luyện từ và câu cũng như môn Tiếng Việt ở các trường tiểu học
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
-

Mặt khác, kết quả nghiên cứu đề tài còn là tư liệu tham khảo cho giáo

viên tiểu học và các sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trong học tập, nghiên
cứu và giảng dạy phân môn LT&C ở trường tiểu học.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp đề xuất trong đề tài có tính khả thi và hiệu quả thì đề
tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Việt ở các trường tiểu
học của huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:


7

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng vốn từ cho học sinh lớp 3
huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm kĩ năng
Tùy vào góc độ tiếp cận, các nhà khoa học có những cách giải thích khác
nhau về khái niệm kĩ năng.
“Từ điển tiếng Việt” giải thích “Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến
thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [19, 520]. Cịn Hán
Việt từ điển của Đào Duy Anh thì giải thích kĩ năng là “năng lực khéo léo” [2;
tr.440].
Dưới góc nhìn của một nhà sư phạm, tác giả Nguyễn Trí quan niệm kĩ
năng là “khả năng vận dụng những kiến thức nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế” [28; tr.87]. Dưới góc độ tâm lí học, tác giả Nguyễn Hữu
Hợp [8] quan niệm, kĩ năng là khả năng thực hiện đúng các thao tác, hành

động và đạt được kết quả nhất định.
Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kĩ năng. Những định
nghĩa này thường bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn và quan niệm cá nhân của
người viết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kĩ năng được hình
thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kĩ năng học được do quá
trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Kĩ năng
ln có chủ đích và định hướng rõ ràng. Giải thích khái niệm kĩ năng, chúng ta
thấy các nhà nghiên cứu thường đề cập đến hai khía cạnh chủ yếu:
-

(1) Kĩ năng là khả năng thực hiện đúng thao tác, hành động.

-

(2) Nó giúp con người đạt được kết quả nhất định.

Tiếp thu quan niệm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi quan niệm rằng,


9

kĩ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành
động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả
mong đợi.
1.1.1.2. Khái niệm giao tiếp
Từ điển Tiếng Việt giải thích “Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp” [19, tr.393].
Bàn về về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, Mai Ngọc Chừ đưa ra định
nghĩa như sau: “Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ là sự tiếp xúc giữa con
người (nhóm người), trong đó diễn ra sự trao đổi thơng tin (hiểu rộng), đồng

thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp
đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau” [7, tr.85].
Về nguyên tắc, giao tiếp ngôn ngữ mang tính chất xã hội, trong đó người
tham gia giao tiếp phải có mối quan hệ nhất định với nhau, đó là quan hệ giao
tiếp. Quan hệ giao tiếp được xây dựng dựa trên hệ thống các mối quan hệ xã
hội nói chung, trên cấu trúc xã hội và trên quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp
hoặc nhóm người trong xã hội. Giao tiếp ngơn ngữ có thể thực hiện bằng lời
(giao tiếp miệng) hoặc bằng văn tự (giao tiếp viết). Trong hai dạng trên thì giao
tiếp miệng là cơ sở của giao viết.
1.1.1.3. Kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên
ngồi và đốn biết diễn biến tâm lí bên trong của đối tác giao tiếp, đồng thời
biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để
điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp đạt hiệu quả [29].
1.1.2. Phân môn Luyện từ và câu trong dạy học ở tiểu học
1.1.2.1. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu
Mục tiêu của LT&C là sự cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung dạy học từ


10

và câu trong mục tiêu môn Tiếng Việt ở tiểu học.
Dạy học LT&C cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về các kiểu từ
phân loại theo cấu tạo, theo từ loại, các kiểu câu, các thành phần câu, các biện
pháp liên kết câu, biện pháp tu từ, các loại dấu câu,…
LT&C cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người,
về văn hóa và văn học…thông qua hệ thống ngữ liệu là các câu, đoạn thơ văn
được trích dẫn có chọn lọc trong tác phẩm văn thơ, các thành ngữ tục ngữ,…
Góp phần giúp HS hiểu được vẻ đẹp và sự phong phú của Tiếng Việt, bồi
dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành cho HS thói quen nói, viết đúng, thói

quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân
cách con người Việt Nam.
1.1.2.2. Nhiệm vụ và nội dung dạy học của phân môn Luyện từ và câu
Phân mơn LT&C ở tiểu học có nhiệm vụ chủ yếu làm giàu vốn từ và
phát triển năng lực dùng từ đặt câu của HS
Nhiệm vụ này bao gồm các công việc sau:
Dạy nghĩa từ: Làm cho HS nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ
của HS những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm
được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành
những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp
nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ
đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh
khác nhau.
Hệ thống hóa vốn từ: Dạy HS biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ
thống trong trí nhớ của mình để tích luỹ vốn từ nhanh chóng và tạo ra tính
thường trực sẵn sàng phục vụ hoạt động giao tiếp của từ, tạo điều kiện cho các
từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Từ đó, hình thành ở HS kĩ năng đối
chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống


11

liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu
tạo… tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ.
Tích cực hóa vốn từ: Dạy cho HS sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng
từ trong lời nói và viết của HS, đưa từ trở thành vốn từ tích cực được HS dùng
thường xuyên.
Dạy cho HS biết cách đặt câu, sử dụng các kiểu câu đúng mẫu, phù hợp
với hồn cảnh, mục đích giao tiếp.
Luyện từ và câu cũng cung cấp một số kiến thức về từ và câu: Luyện từ và

câu cung cấp cho HS một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết
và vừa sức với HS. Bên cạnh đó, LT&C cịn trang bị cho HS những hiểu biết
về cấu trúc của từ, câu, quy luật hành chức của chúng. Đó là các kiến thức về
cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại; các kiến thức về câu như cấu tạo
câu, các kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử
dụng trong giao tiếp. Ngoài ra, LT&C cịn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy và
giáo dục thẩm mĩ cho HS.
Chương trình mơn Tiếng Việt hiện hành ở lớp 3 phân bố phân môn
LT&C mỗi tuần được dạy 01 tiết, học kì 1 gồm 16 tiết, học kì 2 gồm 15 tiết.
Nội dung dạy học LT&C cho HS tập trung vào:
-

Dạy mở rộng từ, hệ thống hóa từ ngữ đã học, tích cực vốn từ (sử dụng

vốn từ) theo các chủ điểm được học ở bài tập đọc;
-

Dạy về từ loại: ôn luyện các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc

điểm đã học ở lớp 2;
-

Dạy các kiểu câu: tiếp tục củng cố, ôn luyện các kiểu câu ở lớp 2 như Ai

là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? và các thành phần trong câu trả lời câu hỏi Ai? Là
gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Bằng gì? Vì sao?
-

Dạy về dấu câu: ơn luyện về một số dấu câu cơ bản như dấu chấm, dấu


phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, học thêm về dấu hai chấm;


12

-

Dạy phép tu từ so sánh, nhân hóa: cung cấp cho học sinh một số hiểu

biết sơ giản về các phép tu từ so sánh, nhân hoá.
Với nội dung dạy mở rộng từ, hệ thống hố, tích cực vốn từ theo các chủ
điểm, GV dựa vào vốn sống của học sinh và bài tập đọc mà gợi ý cho HS thực
hiện các hoạt động học tập và rèn kĩ năng sử dụng vốn từ thông qua các bài
tập. Hệ thống bài tập luyện tập mở rộng vốn từ rất đa dạng gồm:
+ Bài tập tìm từ ngữ theo chủ điểm;
+ Bài tập tìm hiểu, nắm nghĩa của từ;
+ Bài tập quản lí, phân loại vốn từ; +
Bài tập rèn luyện cách sử dụng từ.
1.1.2.3. Biện pháp và quy trình dạy học MRVT và sử dụng vốn từ trong
dạy học LT&C lớp 3
a) Về biện pháp dạy học
Mở rộng vốn từ cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng, GV
cần tuân thủ các nguyên tắc chung là mở rộng từ theo chủ đề và mở rộng từ
theo quy luật liên tưởng.
Với lớp 3, GV có thể hướng dẫn HS MRVT theo các cách sau:
-

Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa: Biện pháp mở rộng vốn từ theo

quan hệ ngữ nghĩa được xác lập dựa trên mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ:

đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa, nhiều nghĩa…GV có thể hướng dẫn HS sử
dụng những cách thức sau để MRVT:
+ Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ cho trước;
+ Cung cấp chủ điểm, yêu cầu HS tìm từ ngữ xoay quanh chủ điểm đó; +
Cho một dấu hiệu ngữ nghĩa của từ, yêu cầu học sinh liên tưởng tìm
những từ ngữ theo dấu hiệu ngữ nghĩa đó.
-

Mở rộng từ theo quan hệ cấu tạo: GV hướng dẫn HS dựa vào một yếu tố

cấu tạo từ cho sẵn để tìm các từ ngữ có cùng yếu tố cấu tạo và cùng kiểu


13

cấu tạo. Các yếu tố dùng để cấu tạo từ thường là những yếu tố gốc có khả năng
tạo từ mới cao.
b) Về quy trình dạy học
Tất cả các tiết học LT&C ở lớp 3 đều là tiết học thực hành nên dạy học
MRVT luôn luôn gắn với các tiết học thực hành về từ ngữ thông qua hệ thống
bài tập được thực hiện trong tiết học. Các tiết học MRVT dù được tổ chức dạy
học linh hoạt bằng sự sáng tạo của mỗi GV nhưng vẫn có một quy trình dạy
học chung. Và lẽ tất nhiên, dạy cho HS sử dụng vốn từ tích cực là một phần nội
dung của tiết dạy học MRVT nên GV cũng thường tuân thủ hướng dẫn HS thực
hiện các bài tập theo quy trình này.
Dựa vào các kiểu loại bài tập cụ thể, GV tổ chức cho HS thực hiện các bài
tập trên bảng lớp, bảng con, trong vở nháp hoặc vở bài tập Tiếng Việt theo quy
trình chung sau:



Bước 1: GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập
bước này, GV cần cho HS đọc yêu cầu của bài tập và giúp HS nắm

vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi gợi ý, bằng lời giải thích của GV).


Bước 2: GV hướng dẫn HS thực hiện một phần bài tập làm mẫu
bước này, GV có thể gọi một HS chữa một phần bài tập trên bảng lớp

và giúp HS hiểu cách thực hiện bài tập theo mẫu trên bảng.
- Bước 3: GV tổ chức cho HS thực hiện tiếp các phần cịn lại của bài tập
GV có thể sử dụng các hình thức dạy học cá nhân, dạy học nhóm nhỏ…
để hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
-

Bước 4: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện bài tập và đánh

giá về kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm HS
GV có thể tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện bài tập theo hình
thức cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày; yêu cầu cả lớp nhận xét trao đổi về
kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức cần thiết (nếu có).


14

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khảo sát chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3
1.2.1.1. Hệ thống chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 3
Để dạy học kiến thức chung về tiếng Việt cho HS theo quan điểm tích hợp

đồng quy, SGK Tiếng Việt lớp 3 đưa ra 15 chủ điểm giáo dục. Riêng nội dung
dạy học MRVT, mỗi chủ điểm dành một tiết để GV hướng dẫn cho HS hệ
thống hóa vốn từ đã học, mở rộng làm cho vốn từ của các em phong phú hơn
và quan trọng nhất là rèn cho HS kĩ năng vận dụng vốn từ của mình vào hoạt
động giao tiếp. Hệ thống chủ điểm giáo dục và bài học MRVT được chúng tôi
thống kê qua bảng sau:
Bảng 1.1. Hệ thống các chủ điểm và bài học MRVT được dạy ở lớp 3
STT

Tên chủ điểm
1

Măng non

2

Mái ấm

3

Tới trường

4

Cộng đồng

5

Quê hương


6

Bắc-Trung-Nam

7

Anh em một nhà

8

Thành thị và nông thôn

9

Bảo vệ tổ quốc

10

Sáng tạo

11

Nghệ thuật

12

Lễ hội

13


Thể thao

14

Ngôi nhà chung

15

Bầu trời và mặt đất


15

Hầu hết các chủ điểm mà SGK đưa ra tương đối sinh động và gần gũi với
lứa tuổi HS lớp 3 như: chủ điểm Măng non, Mái ấm, Tới trường…Bên cạnh đó
cũng có một số chủ điểm cịn khá trừu tượng và chưa thực sự gần gũi với các
em, nhất là HS ở vùng nông thôn như chủ điểm Nghệ thuật, Sáng tạo.
1.2.1.2. Hệ thống bài tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3
Trong 15 chủ điểm dạy ở lớp 3 có tổng số 46 bài tập. Trong đó, số lượng
bài tập MRVT là 27/46 bài (58,69%). Các bài tập này ở các nhóm, dạng khác
nhau… Chúng tơi tổng hợp lại như sau:

Bảng 1.2. Hệ thống các nhóm bài tập MRVT
Bài tập MRVT
TT

Dạng
bài tập
Tìm từ


1

cùng
chủ điểm

Tìm từ

2

cùng nghĩa
tục ngữ

Tìm từ
3

cùng yếu tố

2/27 7,4 cấu tạo



16

Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ ở lớp 3 được chia thành 3 nhóm bài
tương ứng với 3 nhiệm vụ của việc dạy từ. Đó là bài tập MRVT, bài tập dạy
nghĩa từ và bài tập sử dụng từ. Tổng số bài tập của cả 3 kiểu bài là 27 bài.
-

Về nhóm bài tập MRVT: có 21/46 bài chiếm 45,62 %, gồm một số dạng


sau:
+ Dạng 1: Bài tập tìm từ ngữ cùng chủ điểm 12/27 (44,44 %).
Ví dụ 1:
Tìm các từ:
a) Chỉ trẻ em.

M: thiếu niên

b) Chỉ tính nết của trẻ em

M: ngoan ngỗn

c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
M:

thương u
[22, tr16]

Ví dụ 2: Em hãy tìm và ghi vào vở những từ ngữ:
a) Chỉ những người hoạt động nghệ thuật b) Chỉ

M: diễn viên

các hoạt động nghệ thuật c) Chỉ các mơn nghệ

M: đóng phim

thuật

M: điện ảnh

[23, tr53]

+ Dạng 2: Bài tập tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa: 1/ 27 (3,7%)
Ví dụ:
Các từ in đậm trong đoạn thơ sau thường được dùng ở một số tỉnh Miền
Trung. Em hãy tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy.
Gan chi gan rứa mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa


17

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đị….
(Tố Hữu)
(thế, nó, gì, tơi, à)
[22, tr 107]
+ Dạng 3: Tìm từ cùng yếu tố cấu tạo: 2/27 bài (7,4 %)
Ví dụ 1:
Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
M: ông bà, chú cháu,…
[22, trang 33]
Ví dụ 2: Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:
a) Bóng

M: Bóng đá

b) Chạy


M: Chạy vượt rào

c) Đua

M: Đua xe đạp

d) Nhảy

M: Nhảy cao
[23, tr 93]

+ Dạng 4: Bài tập phân loại, quản lí vốn từ: 4/27 bài (14,81%)
Ví dụ 1:
Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước, dựng xây, nước nhà,
giữ gìn, non sơng, gìn giữ, kiến thiết, giang sơn.
a)

Những từ cùng nghĩa với Tổ quốc.

b)

Những từ cùng nghĩa với bảo vệ.

c)

Những từ cùng nghĩa với xây dựng.
[23, tr 17]

Ví dụ 2:

Chọn và xếp các từ sau vào bảng phân loại: bố / ba, mẹ /má, anh cả / anh
hai, quả / trái, hoa / bơng, dứa / thơm / khóm, sắn / mì, ngan / vịt xiêm.


×