Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Nghiên cứu mức độ sáng tạo của sinh viên khoa giáo dục trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

MỨC ĐỘ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN
KHOA GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐỒNG THÁP

Mã số đề tài: SPD2018.01.07

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đinh Ngọc Thắng
ThS. Nguyễn Đắc Nguyên

Đồng Tháp, 11/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ NĂM HỌC 2018 – 2019

MỨC ĐỘ SÁNG TẠO CỦA SINH
VIÊN KHOA GIÁO DỤC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Mã số đề tài: SPD2018.01.07

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng


Chủ nhiệm đề tài

ThS. Đinh Ngọc Thắng

Đồng Tháp, 11/2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các
số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Chủ nhiệm đề tài

Đinh Ngọc Thắng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... i
MỤC LỤC....................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ………………..v
CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI……………………………….vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................viii
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG.................................................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁNG TẠO................................................................. 5
1.1. Các khái niệm cơ bản....................................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm sáng tạo.................................................................................................... 5
1.1.3. Năng lực sáng tạo...................................................................................................... 8
1.1.4. Hoạt động sáng tạo.................................................................................................... 8
1.2. Năng lực sáng tạo trong Tâm lý học hiện đại............................................................. 8
1.3. Cấu trúc của năng lực sáng tạo.................................................................................... 16
1.3.1. Cấu trúc năng lực sáng tạo theo J. Guilford (1897-1987).............................. 16
1.3.2. Cấu trúc năng lực sáng tạo của Viktor Lowenfeld (1903–1960).................. 19
1.3.3. Cấu trúc năng lực sáng tạo của Klaus. K. Urban............................................. 20
1.4. Những biểu hiện của năng lực sáng tạo..................................................................... 24
1.5. Đặc điểm sáng tạo của lứa tuổi SV............................................................................. 26
1.5.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SV................................................................... 26
1.5.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của SV.............................................................. 28
1.5.3. Đặc điểm năng lực sáng tạo của SV................................................................... 29
1.5.4. Môi trường đại học và sự phát triển sáng tạo của SV..................................... 32
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................. 33
Chương 2. MỨC ĐỘ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP................................................................................... 35
2.1. Một số đặc điểm của sinh SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp...........35
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Trường ĐH Đồng Tháp.............................................. 35
2.1.2. Lược sử về khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp.................................... 37
2.1.3. Số lượng SV và cơ cấu các CNĐT năm học 2018-2019................................ 39
2.2. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường Đại học Đồng Tháp.............41


iii
2.2.1. Mức độ sáng tạo chung của SV khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp
qua kết quả trắc nghiệm “TSD-Z” (K. K. Urban)....................................................... 41
2.2.2. Mức độ sáng tạo chung của SV khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp
qua kết quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic).............................. 42
2.2.3. So sánh kết quả về mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục – Trường ĐH
Đồng Tháp qua kết quả trắc nghiệm “TSD-Z” (K. K. Urban) và “Các thành

phần sáng tạo” (E. Tunic).................................................................................................. 43
2.2.4. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp qua kết
quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” của E. Tunic theo CNĐT..................44
2.2.5. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp qua kết
quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) theo năm học................... 44
2.2.6. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp theo
CNĐT và năm học.............................................................................................................. 46
2.3. Mức độ các thành phần sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH
Đồng Tháp................................................................................................................................ 47
2.3.1. Mức độ các thành phần sáng tạo (chung) của SV khoa Giáo dục................47
2.3.2. Mức độ trí tưởng tượng của SV khoa Giáo dục theo CNĐT và năm học..49
2.3.3. Mức độ mạo hiểm của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp..........51
2.3.4. Mức độ đa chiều SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp....................53
2.3.5. Mức độ hiếu kỳ và tò mò của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng
Tháp....................................................................................................................................... 55
2.4. Đặc điểm trí sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp............57
2.4.1. Đặc điểm trí sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp
biểu hiện trong các thành phần sáng tạo........................................................................ 57
2.4.2. Đặc điểm trí sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp
biểu hiện trong sản phẩm (tranh vẽ) trắc nghiệm “TSD-Z” (K. K. Urban) qua
các tiêu chí đánh giá........................................................................................................... 58
2.4.3. Đặc điểm trí sáng tạo đặc trưng của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH
Đồng Tháp biểu hiện trong phiếu khảo sát................................................................... 60
2.5. Các biện pháp nâng cao trí sáng tạo cho SV khoa Giáo dục - trường ĐH
Đồng Tháp................................................................................................................................ 62
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................... 65
1. Kết luận................................................................................................................................. 65
2. Khuyến nghị......................................................................................................................... 67



iv
2.1. Đối với SV.................................................................................................................... 67
2.2. Đối với GV................................................................................................................... 69
2.3. Đối với khoa Giáo dục............................................................................................... 70
2.4. Đối với Trường Đại học Đồng Tháp...................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 72
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Các bảng số liệu:
Bảng 1.1. Tương quan của các năng lực sáng tạo với các yếu tố của trí tuệ
theo J. Guilford (Erika Landau – 1984)............................................................. 18
Bảng 1.2. Các năng lực cần thiết trong các pha của quá trình sáng tạo (Erika
Landau – 1984)........................................................................................................ 19
Bảng 2.1. Số lượng SV khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp năm học
2018 – 2019

39

Bảng 2.2. Mức độ sáng tạo chung của SV khoa Giáo dục thể hiện qua kết
quả trắc nghiệm “TSD-Z” (K. K. Urban).......................................................... 41
Bảng 2.3. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục bằng kết quả trắc nghiệm
“Các thành phần sáng tạo” của E. Tunic

42


Bảng 2.4. Mức độ sáng tạo của SV qua kết quả trắc nghiệm của K. K.
Urban và E. E. Tunic.............................................................................................. 43
Bảng 2.5. So sánh giá trị trung bình giữa điểm đạt được của SV trong kết
quả trắc nghiệm “Các thành phần sáng tạo” (E. Tunic) của
SVGDMN, SVGDTH và SVGDTH-CLC

44

Bảng 2.6. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo ngành đào tạo.........................44
Bảng 2.7. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo năm học................................... 46
Bảng 2.8. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo CNĐT và năm học................47
Bảng 2.9. Mức độ các thành phần sáng tạo (chung) của SV khoa Giáo dục................. 47
Bảng 2.10. Mức độ trí tưởng tượng của SV khoa Giáo dục theo CNĐT và
năm học..................................................................................................................... 49
Bảng 2.11. Mức độ mạo hiểm của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH
Đồng Tháp

51

Đồng Tháp

53

Bảng 2.12. Mức độ đa chiều của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH
Bảng 2.13. Mức độ hiếu kỳ và tò mò của SV khoa Giáo dục........................................... 55
Bảng 2.14. Điểm số SV đạt được trong 14 tiêu chí của trắc nghiệm
“TSD-Z”

58



vi
Bảng. 2.15. Kết quả phiếu khảo sát (SV và GV) về đặc điểm trí sáng tạo của
SV có trí sáng tạo cao............................................................................................ 60
Bảng 2.16. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến (SV và GV) về các biện pháp
nâng cao trí sáng tạo cho SV................................................................................ 62

Các hình ảnh:
Hình 1. Mơ hình cấu trúc trí tuệ của J. Guilford.................................................................. 17
Hình 2. Mơ hình cấu trúc thành tố của năng lực sáng tạo................................................. 20
Các biểu đồ:
Biểu đồ 1. Quy luật diễn biến của hoạt động sáng tạo theo tuổi đời............................... 29
Biểu đồ 2. Mức độ sáng tạo chung của SV khoa Giáo dục (K. K. Urban).................... 41
Biểu đồ 3. Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục (trắc nghiệm E. Tunis)................. 42
Biểu đồ 4. So sánh kết quả về mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục........................ 43
Biểu đồ 5. So sánh mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo CNĐT...................... 45
Biểu đồ 6. So sánh mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục theo năm học...................46
Biểu đồ 7. So sánh mức độ các thành phần sáng tạo (chung) của SV............................ 48
Biểu đồ 8. Mức độ trí tưởng tượng của SV khoa Giáo dục theo CNĐT........................50
Biểu đồ 9. Mức độ tưởng tượng của SV (GDMN và GDTH) khoa Giáo dục
theo năm học............................................................................................................ 50
Biểu đồ 10. Mức độ mạo hiểm của SV khoa Giáo dục theo CNĐT............................... 52
Biểu đồ 11. Mức độ mạo hiểm của SV khoa Giáo dục theo năm học............................ 52
Biểu đồ 12. Mức độ đa chiều SV khoa Giáo dục theo CNĐT.......................................... 54
Biểu đồ 13. Mức độ đa chiều SV khoa Giáo dục theo năm học....................................... 54
Biểu đồ 14. Mức độ hiều kỳ và tò mò của SV khoa Giáo dục theo CNĐT................... 56
Biểu đồ 15. Mức độ hiếu kỳ và tò mò của SV khoa Giáo dục năm học.........................56


vii


CHÚ GIẢI CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

TỪ VIẾT TẮT
1

Bất quy tắc A

2

Bất quy tắc B

3

Bất quy tắc C

4

Bất quy tắc D

5

Bổ sung

6

Chất lượng cao

7


Chuyên ngành đào tạo

8

Đại học

9

Điểm trung bình

10

Giáo dục học

11

Giáo dục mầm non

12

Giáo dục tiểu học

13

Giảng viên

14

Hồi cảm


15

Liên kết chủ đề

16

Liên kết khn hình

17

Mở rộng

18

Phần tử mới

19

Phối cảnh

20

Sáng tạo

21

Sinh viên



22

Số lượng

23

Thứ bậc

24

Thời gian

25

Tổng tiểu học

26

Tổng mầm non

27

Trung bình


viii

THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thơng tin chung
Tên đề tài: Nghiên cứu mức độ sáng tạo của sinh viên khoa Giáo dục – Trường

Đại học Đồng Tháp
Mã số: SPD2018.01.07
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ Tâm lý học Đinh Ngọc Thắng
Thời gian thực hiện: Năm học 2018 - 2019
2. Mục tiêu
Có được hệ thống lý luận khoa học, thực tiễn vững chắc và các biện pháp tác
động hiệu quả để phát triển sáng tạo cho sinh viên trường khoa Giáo dục – Trường
Đại học Đồng Tháp.
3. Tính mới và sáng tạo
Hệ thống hóa các kiến thức, kết quả nghiên cứu về sáng tạo thông qua các
nguồn tài liệu và kết quả của các cơng trình nghiên cứu mới về sáng tạo.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mới (chưa có ở Việt Nam) để nghiên cứu
sáng tạo của sinh viên. Thông qua các kết quả nghiên cứu thực tiễn để xác định rõ
mức độ và đặc điểm sáng tạo ở lứa tuổi sinh viên.
Đề xuất các biện pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển sáng tạo của sinh viên
khoa Giáo dục - Trường Đại học Đồng Tháp.
4. Kết quả nghiên cứu
Hệ thống lý luận tổng quan và hiện đại về sáng tạo.
Thực trạng về mức độ, đặc điểm sáng tạo của sinh viên khoa Giáo dục –
Trường Đại học Đồng Tháp.
Hệ thống các biện pháp phù hợp, hiệu quả để phát triển trí sáng tạo của sinh
viên khoa Giáo dục - Trường Đại học Đồng Tháp.
5. Sản phẩm
Bài báo khoa học đăng Tạp chí Giáo dục (0,75 điểm)
Báo cáo tổng kết và tóm tắt của đề tài nghiên cứu
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ được nộp cho Phịng Khoa học – Cơng nghệ và chuyển



ix
giao cho Thư viện, Khoa Giáo dục; Tổ Tâm lý học - Giáo dục học ứng dụng triển
khai để phát triển sáng tạo cho sinh viên khoa giáo dục - Trường Đại học Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu quan trọng để giảng viên nói
chung và giảng viên Tổ Tâm lý và Giáo dục học Trường Đại học Đồng Tháp ứng
dụng vào thực tiễn nhằm phát triển trí sáng tạo cho sinh viên.
Là nguồn tài liệu và cơ sở khoa học quan trọng để sinh viên tự đánh giá năng
lực của họ, qua đó tiến hành những biện pháp để nâng cao mức độ sáng tạo của bản
thân.
Là nguồn tài liệu khoa học để giảng viên và sinh viên nghiên cứu, tham khảo
trong quá trình nghiên cứu và học tập.


x
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Study on the creativity level of Faculty of Education’s students at
Dong Thap University.
Code number: SPD2018.01.07
Author: Ngoc Thang Dinh, Master of Psychology
Duration: academic year 2018 - 2019
2. Objective(s):
The project aims to develop a reliable system of practical and scientific theories
as well as effective impact measures to develop creativity for Faculty of Education’s
students at Dong Thap University.
3. Creativeness and innovativeness:
Systematize knowledge and research results on creativity through sources of
material and results of new creative research works.
Use new research methods (that have not been used in Vietnam) to study
student’s creativity. Also, the research clearly identifies the level and creative

characteristics at the student age through practical research results.
Propose suitable and effective measures to develop creativity of Faculty of
Education’s students at Dong Thap University.
4. Research results:
The general and modern theoretical system of creation.
The reality on the extent and creative characteristics of students of Faculty of
Education at Dong Thap University.
The system of appropriate and effective measures to develop the creativity of
students of Faculty of Education at Dong Thap University.
5. Products:
An scientific article published on The Education Journal, (0,75 pts)
A summary and report on the project completion
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
The completed research project will be submitted to the Office of Science and


xi
Technology Management and be forwarded to the Le Vu Hung Library and
Information Center, Faculty of Education, Group of Psychology and Pedagogics in
order to promote and develop creativity for Faculty of Education’s students at Dong
Thap University.
The findings from the project will be used as an important reference material for
lecturers in general and lecturers in the Group of Psychology and Pedagogics who
then apply it into their teaching process to develop creativity for students of Faculty
of Education at Dong Thap University.
It is an important resource and scientific basis for students to assess their
abilities by themselves, thereby taking measures to improve their creativity. Also, this
is a scientific material for lecturers and students to research and make references in
research and learning process.



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sáng tạo đang là đối tượng của rất nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên
cứu, bởi nó là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển mọi mặt nền văn
minh nhân loại, nhất là trong quản lý kinh tế và trong nền khoa học – kỹ thuật – công
nghệ. Tuy vậy, lịch sử tiếp cận vấn đề sáng tạo lại diễn ra không mấy thuận lợi như
các đối tượng nghiên cứu khác. Sáng tạo được các nhà triết học và toán học lớn quan
tâm từ thế kỷ thứ III sau Cơng ngun, nhưng sau đó, nó lại bị lãng qn trong hơn
16 thế kỷ sau đó. Vào khoảng thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX, sáng tạo mới được
quan tâm nghiên cứu trở lại. Từ đó, có thể khẳng định rằng Sáng tạo đang là một vấn
đề mới mẻ đối với các nhà khoa học nghiên cứu nó.
Tâm lý học sáng tạo là một mảng của Khoa học tâm lý có đóng góp nhiều
thành tựu cho hệ thống khoa học khám phá về sáng tạo. Nhưng hiện tại vẫn tồn tại
nhiều bất đồng, mâu thuẫn trong kết quả nghiên cứu được công bố giữa các nhà khoa
học. Những bất đồng, mâu thuẫn ấy cần được khỏa lấp và làm sáng tỏ bằng các
nghiên cứu tiếp theo khi tiếp cận vấn đề sáng tạo với những góc độ mới, trên những
đối tượng và phạm vi nghiên cứu mới.
Hơn 20 năm trở lại đây, vấn đề sáng tạo mới được quan tâm nghiên cứu ở Việt
Nam. Các cơng trình nghiên cứu diễn ra nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống, khơng được đầu
tư đồng bộ, không được quan tâm đúng mức. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình
này chỉ dừng lại ở phương diện tiếp cận về lý luận của sáng tạo, Việt hóa các bộ trắc
nghiệm sáng tạo, tập trung vào đo lường mức độ trí sáng tạo và chú trọng vào vấn đề
sáng tạo ở lứa tuổi trẻ em. Có rất ít các cơng trình nghiên cứu sáng tạo tiếp cận các
lứa tuổi khác, cũng như đối với các lĩnh vực hoạt động ngành nghề cụ thể. Chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu các thành tố cấu thành của sáng tạo, bóc
tách các đặc điểm biểu hiện của trí sáng tạo và xem xét các yếu tố tác động, ảnh

hưởng đến quá trình hình thành, phát triển của năng lực sáng tạo.
Hệ thống các phương pháp nghiên cứu sáng tạo ở Việt Nam chưa phong phú,
đa dạng, chưa đón bắt được những phương pháp nghiên cứu sáng tạo mới của thế
giới. Điều này đặt ra yêu cầu bức thiết là cần đầu tư, đẩy mạnh các nghiên cứu về
sáng tạo có kế thừa, sử dụng các phương pháp nghiên cứu sáng tạo mới ở Việt Nam.


2
Thời gian gần đây, nền giáo dục Việt Nam đã xem việc phát triển trí sáng tạo
cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu cần thực hiện. Phát huy tư duy độc
lập, năng lực sáng tạo của người học được đề cập ở rất nhiều cấp độ, hình thức khác
nhau như: Tổ chức các cuộc thi “Trải nghiệm hoạt động sáng tạo” cho học sinh các
cấp; “Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14” (theo Quyết định số 289/QĐLHHVN ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam); Qũy hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt
Nam (VIFOTEC)… Tuy vậy, xét trên bình diện tổng thể thì sáng tạo vẫn là một vấn
đề còn quá xa lạ với những nhà quản lý Giáo dục, với đội ngũ giáo viên ở bậc giáo
dục Phổ thông và đội ngũ GV của các trường ĐH.
Trong những năm gần đây, Trường ĐH Đồng Tháp đang đẩy mạnh việc phát
triển năng lực sáng tạo cho SV. Trường ĐH Đồng Tháp đã tổ chức phòng trào “Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo ở SV”, tiếp cận sáng tạo ở nhiều góc độ khác nhau từ cơ sở
lí luận đến hoạt động thực tiễn cụ thể. Năm 2008, Đinh Ngọc Thắng đã thực hiện đề
tài “Trí sáng tạo của SV năm thứ nhất trường ĐHSP Đồng Tháp”, kết luận của đề tài
này chỉ ra rằng mức độ trí sáng tạo của SV năm thứ nhất thấp do một số tiêu chí quan
trọng của trí sáng tạo khơng thể hiện tốt ở SV. Đến nay, vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu tồn diện nào về mức độ, đặc điểm, sự khác biệt năng lực sáng tạo giữa
SV các khóa học khác nhau và cách ngành đào tạo khác nhau để làm cơ sở về lí luận
và thực tiễn cho những cơng trình nghiên cứu ứng dụng khác về sáng tạo, hoặc có
những căn cứ khoa học nhằm định hướng cho q trình phát triển trí sáng tạo ở SV.
SV khoa Giáo dục được đào tạo ở hai ngành Sư phạm mầm non và Sư phạm
Tiểu học, họ sẽ trở thành giáo viên ở hai bậc giáo dục quan trọng trong hệ thống giáo

dục Việt Nam. Họ cần năng lực sáng tạo trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ sau này
như: Thiết kế, tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục (thiết kế,
sử dụng đồ dùng dạy học và giáo dục; thiết kế, thử nghiệm, ứng dụng phương pháp
dạy học và giáo dục mới, tích cực; thiết kế, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả
học tập và giáo dục của học sinh…). Hơn nữa, lứa tuổi trẻ em mầm non và học sinh
tiểu học là hai lứa tuổi quan trọng để hình thành và phát triển trí sáng tạo. Việc đặt
nền móng để phát triển năng lực sáng tạo cho cả cuộc đời con


3
người đã được khoa học khẳng định nằm cốt yếu ở hai lứa tuổi này, muốn vậy, các
giáo viên ở hai bậc giáo dục nay phải là những người am tường về sáng tạo và có trí
sáng tạo phát triển ở mức độ cần thiết.
Trên đây là những lí do để chúng tôi chọn đề tài: “Mức độ sáng tạo của SV
khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp”.
2.

Đối tượng và phạm vi

nghiên cứu 2.1. Đối tượng
nghiên cứu
Mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên 287 SV các năm học (năm I; II; III và IV) và 17 GV của
ngành GDMN và GDTH học thuộc khoa Giáo dục – Trường ĐH Đồng Tháp.
3.

-

Mục đích nghiên cứu

-

Xây dựng được khung lý luận về sáng tạo của SV.

-

Xác định được mức độ sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp.

Đề xuất biện pháp phát triển sáng tạo của SV khoa Giáo dục - Trường ĐH

Đồng Tháp.
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về sáng tạo để xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận

của đề tài, làm cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu thực tiễn tiếp
theo.
4.2. Sưu tầm, lựa chọn và xây dựng hệ thống các phương pháp, công cụ
nghiên cứu phù hợp, hiệu quả để tác động vào đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập
thông tin cần thiết và các kết quả nghiên cứu.
4.3. Làm sáng tỏ thực trạng về mức độ, đặc điểm sáng tạo của SV khoa Giáo
dục - Trường ĐH Đồng Tháp.
4.4. Đề xuất các giải pháp tác động cụ thể, phù hợp, khả thi và hiệu quả trong
việc phát triển năng lực sáng tạo cho SV khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, phân loại, đọc – tra cứu, phân tích – tổng hợp, bổ sung các tài liệu có
liên quan đến trí sáng tạo, trí sáng tạo của SV để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
nghiên cứu.



4
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a)

Quan sát: Thu thập thông tin cần thiết để cung cấp, bổ trợ cho kết quả của

các phương pháp nghiên cứu khác.
b)

Đàm thoại: Thu thập các thơng tin, quan điểm về trí sáng tạo của SV khoa

Giáo dục (mức độ, biểu hiện) từ khách thể nghiên cứu (SV, GV, nhà quản lý…).
c)

Điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bảng hỏi để thu thập thông tin từ SV và

GV về các biểu hiện, đặc điểm trí sáng tạo của SV. Thu thập các ý kiến của họ về các
biện pháp đề xuất để phát triển trí sáng tạo cho SV.
d)

Trắc nghiệm: Sử dụng các trắc nghiệm sáng tạo của E. E. Tunic (Liên bang

Nga) và của K. K. Urban (Liên bang Đức) để đo lường mức độ, đặc điểm, các thành
phần cơ bản trí sáng tạo của SV.
e)

Nghiên cứu sản phẩm của hoạt động: Xem xét, phân tích sản phẩm của hoạt


động sáng tạo (tranh vẽ) của SV nhằm thu thập thêm các thông tin cần thiết về trí
sáng tạo của họ.
5.3. Thống kê tốn học
Sử dụng xác suất thống kê để xử lí số liệu, so sánh tỉ lệ tương quan của nhóm,
tổng thể và kiểm định các giá trị độ lệch chuẩn, giá trị điểm trung bình của tổng thể.
Qua đó, xác định mức độ tin cậy của các kết luận rút ra về mức độ trí sáng tạo của SV
khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu làm sáng tỏ được mức độ và các đặc điểm cơ bản trí sáng tạo của SV
khoa Giáo dục - Trường ĐH Đồng Tháp sẽ là cơ sở khoa học vững chắc để xác định
các yếu tố tác động (thuận lợi và bất lợi) đến trí sáng tạo của họ, từ đó, có thể đề xuất
những giải pháp tác động phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát triển trí sáng tạo cho họ.


5

NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁNG TẠO
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm sáng tạo
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sáng tạo, sau đây là một số cách tiếp cận
cụ thể:
Từ điển Tâm lý học (Liên Bang Nga) coi "sáng tạo là đặc điểm, phẩm chất con
người giúp đem đến sự thành công của việc thực hiện các hoạt động sáng tạo" [12].
Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là "tìm ra cái mới, cách giải
quyết mới, khơng bị gị bó, phụ thuộc vào cái đã có" [2].
Từ điển Triết học: "Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra
những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất. Các loại hình sáng tạo được xác định bởi
đặc trưng nghề nghiệp, như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự. Có thể nói sáng tạo có
mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần" [2].

S. Freud cho rằng: “Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sự tiếp tục
và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”[8].
Smith (1964), Parnes (1964) và Guilford (1967) quả quyết rằng, “Mọi sự sáng
tạo, dù ở đó đề cập đến nhạc giao hưởng, thơ tình, chế tạo máy bay mới, kỹ thuật bán
hàng mới, loại dược phẩm mới hay cơng thức nấu món súp mới… đều dựa trên một
thuộc tính chung của nhân cách, đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ giữa các
kinh nghiệm vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc… những kinh nghiệm này dưới tư duy mới sẽ
tạo ra ý tưởng mới, hành động mới hay sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp và có giá trị
tối lợi” [7, 7].
Trường phái Gestal thì lại cho rằng sáng tạo là sự thấu hiểu xuất hiện khi
người tư duy nắm bắt được những nét chính yếu của vấn đề và mối quan hệ của
chúng với giải pháp cuối cùng. Sáng tạo được coi là hoạt động giải quyết vấn đề đặc
trưng bởi tính thới mẻ, tinh phi truyền thống, sự bền bỉ và khó khăn trong hình thành
vấn đề (Newell và đồng nghiệp, 1962) [13].
В.Н. Дружинин (1955-2001) định nghĩa các hành động của sự sáng tạo như là
một sự chuyển biến thực sự của hành vi có đối tượng, có văn hố và chuyển biến bản
thân [9].


6
E.P.Tonance (Mĩ) đã khẳng định: "Sáng tạo là quá trình xác định các ý tưởng,
giả thuyết nghiên cứu chúng và tìm ra kết quả. Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có
chút ít cái gì đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó"
[8; 9].
Theo Chu Quang Thiềm (Trung Quốc) thì “"Sáng tạo là căn cứ vào những ý
tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp lại để tạo thành
một hình tượng mới" [3].
J.H.Lavsa (Tiệp Khắc cũ) cho rằng sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những
phương tiện mới, cách giải quyết mới [3].
Trần Hiệp - Đỗ Long có viết: "Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những

giá trị vật chất và tinh thần. Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có
động cơ tri thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc
đáo, sâu sắc” [3].
Nguyễn Huy Tú viết: “Sáng tạo là một thuộc tính tâm lý đặc biệt, thể hiện khi
con người đứng trước hồn cảnh có vấn đề. Thuộc tính này là tổ hợp các phẩm chất
và năng lực mà nhờ đó, con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy
độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội. Ở
đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống để đưa ra giải pháp mới,
độc đáo và thích hợp cho vấn đề đặt ra” [8].
Nguyễn Đức Uy cho rằng “sáng tạo đó là sự đột khởi thành hành động của
một sản phẩm liên hệ mới mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân - một đằng là
những tư liệu biến cố, nhân sự hay những hoàn cảnh của đời người ấy - đằng
khác”[1].
Như vậy, trong điều kiện chung có thể định nghĩa về sự sáng tạo như sau: sáng
tạo là một hành phần của trí tuệ, cũng là một dạng năng lực của con người để tạo ra
những cái mới mẻ, khác lạ, độc đáo về mặt bản chất (chưa bao giờ xuất hiện trước
đó), thứ mà hướng tới để tạo ra lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và nhân loại.
1.1.2. Tư duy sáng tạo
Phan Dũng đã viết rằng: “... ý tưởng giải pháp đúng của bạn có đồng thời tính
mới (ý tưởng đó do bạn tự tìm ra, trước đây bạn hồn tồn khơng biết hoặc khơng
biết nó là tối ưu) và tính ích lợi (đạt được mục đích đề ra), được gọi là ý


7
tưởng sáng tạo. Hoạt động tư duy của bạn đưa ra ý tưởng sáng tạo gọi là tư duy sáng
tạo” [10; 61].
Nhiều nhà tâm lý học coi sự có mặt của tư duy phân kỳ là dấu hiệu của sáng
tạo. Tư duy phân kỳ, theo Guilford (1970), là khả năng đưa ra những ý tưởng độc đáo
với nhiều phương án, giải pháp cho vấn đề. Torrance (1974) cho rằng các thành tố
của tư duy sáng tạo nằm ở sự thành thục (khả năng tạo ra nhiều ý tưởng hay giải pháp

cho vấn đề); tính mềm dẻo (khả năng xem xét hàng loạt cách tiếp cận tới vấn đề cùng
một lúc); tính độc đáo (xu thế tạo ra nhiều ý tưởng khác với ý tưởng của những người
khác) và tính chi tiết (khả năng đưa ra ý tưởng một cách chi tiết) [13; 213].
Tư duy sáng tạo là sự thống nhất của yếu tố trực giác và yếu tố lơgíc. Sự hợp
thành giữa chúng tạo nên mắt xích trung tâm trong cơ chế tâm lý học của hoạt động
sáng tạo (Ponomarev, 1976) [13; 218].
Leontiev (2003), chúng tôi cho rằng tư duy sáng tạo cần được xem như một
hoạt động giải quyết vấn đề mới bao gồm các thành tố động cơ, hành động lơgíc và
hành động trực giác chứ khơng thể xem xét đơn giản như một thao tác hay một kỹ
năng [13].
Tư duy sáng tạo được hiểu là một kiểu tư duy đặc trưng bởi sự sản sinh ra sản
phẩm mới và xác lập các thành phần mới của hoạt động nhận thức nhằm tạo ra nó.
Các thành phần này có liên quan đến động cơ, mục đích, đánh giá và các ý tưởng của
chủ thể sáng tạo [3; 30].
Nguyễn Huy Tú khẳng định rằng: “Quá trình tư duy độc lập cho phép phát
hiện ra những quan hệ “phi khái niệm” - từ những quan hệ chưa có trong kinh nghệm
của chủ thể tư duy – và giải quyết được những vấn đề không thể giải quyết bằng vốn
kinh nghiệm ấy gọi là tư duy sáng tạo” [8; 31].
Tư duy sáng tạo không đơn thuần dùng những biểu tượng, khái niệm và thao
tác đã biết mà là sự tạo ra các hình ảnh mới, ý tưởng mới và phương thức mới, giải
pháp mới để cải tạo hay đổi mới hiện thực. Tư duy sáng tạo được bổ sung của tưởng
tượng sáng tạo trong việc tìm cái mới. Thiếu tưởng tượng sáng tạo thì cũng khơng có
tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo không đồng nhất với tư duy vấn đề, tư duy vấn đề
cũng giải quyết vấn đề mới nhưng dựa trên cơ sở những khái niệm - phương thức đã
biết [3; 31].


8
1.1.3. Năng lực sáng tạo
Hiểu một cách đơn giản thì năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới

hoặc giải quyết vấn đề một cách mới mẻ của con người [3; 32].
Nguyễn Huy Tú đã khẳng định “năng lực sáng tạo là những tiền đề thành tích
của nhân cách đặc trưng bởi những phẩm chất tâm lý, trước hết là những phẩm chất
trí tuệ, phẩm chất trí nhớ, xúc cảm - động cơ và phẩm chất ý chí cho con người tiếp
cận giải quyết vấn đề một cách tự lập, linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo và với tốc độ
nhanh [8; 29].
1.1.4. Hoạt động sáng tạo
Hoạt động sáng tạo được tiếp cận dưới cấu trúc vĩ mô của hoạt động thì đó là
một hoạt động đặc biệt của con người bao gồm nhiều thành tố khác nhau để hướng
đến kết quả cuối cùng là tạo ra “cái mới” [3; 33].
Hoạt động sáng tạo hướng đến để hiện thực hóa mục đích khơng phải bằng
con đường trực tiếp nhờ kinh nghiệm, không bằng những phương tiện, công cụ quen
thuộc, đã biết mà bằng những giải pháp mới mẻ, độc đáo - chưa có trong vốn kinh
nghiệm của chủ thể thực hiện.
Hoạt động sáng tạo luôn diễn ra hai pha liên tiếp xen kẽ lẫn nhau, tạo điều
kiện tiền đề thúc đẩy lẫn nhau là: Pha sáng tạo và Pha tái tạo.
1.2. Năng lực sáng tạo trong Tâm lý học hiện đại
Lịch sử nghiên cứu sáng tạo được tiến hành bằng ba xu hướng tiếp cận chính
sau:
-

Hướng thứ nhất: Xem xét sáng tạo trong kết quả đạt được của các nhà khoa

học nổi tiếng trong quá trình tiến hành cơng việc của chính họ. Quan điểm này bắt
đầu từ C. Darwin (1809-1882), tiếp sau là H. Helmholtz (1821-1892), H. Poincaré
(1854-1912), V. Steklov (1864-1926), W. Cannon (1895-1962) và H. Selye (19071982). Hướng nghiên cứu này đã đưa ra được một số kết luận thú vị về sáng tạo, tuy
nhiên nhiều kết luận khơng thốt khỏi những nhận định mang tính chủ quan. Những
phân tích của các nhà khoa học khác sau đó đã khẳng định rằng các kết luận của các
học giả thuộc xu hướng này chưa phản ánh đầy đủ về cơ chế của q trình sáng tạo
và khơng thể xem xét được cấu trúc tâm lý của nó [32].



9
-

Hướng thứ hai – chú trọng vào phương pháp thực nghiệm, trắc nghiệm trên

những mẫu cụ thể. Đưa con người vào các tình huống thực nghiệm để qua đó làm bộc
phát các tố chất của sáng tạo.
-

Hướng thứ ba nghiên cứu các tính năng của tính cách sáng tạo thơng qua

việc sử dụng thực nghiệm tâm lý, bảng hỏi và thống kê. Các nhà nghiên cứu theo xu
hướng này đang cố gắng khám phá những tính năng cơ bản của sáng tạo. Đặc biệt
nhận dạng chúng ở phương diện tiềm năng trong giai đoạn trẻ em, học sinh nhằm xây
dựng các cơ sở cho quá trình tiếp nhận họ vào các trường đại học.
Hướng tiếp cận nghiên cứu thứ hai và thứ ba đang được các nhà khoa học hiện
thời tiến hành mở rộng và phát huy mạnh mẽ.
Nhiều nhà tâm lý học đã liên kết năng lực với hoạt động sáng tạo theo những
cách suy nghĩ khác nhau. Đặc biệt, các nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ J. Guilford
(1897-1987) trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sáng tạo
thường thể hiện thông qua những suy nghĩ khác nhau. Những người này không tập
trung suy nghĩ của mình để tìm kiếm một câu trả lời đúng cho một vấn đề, mà họ
thường bắt đầu tìm kiếm các giải pháp theo mọi hướng có thể để đưa ra càng nhiều
ý tưởng cho vấn đề ấy càng tốt. Những người như vậy có xu hướng tạo ra sự kết hợp
mới của các yếu tố mà hầu hết mọi người không biết, hoặc tạo thành một mối liên hệ
giữa hai hay nhiều yếu tố mà khơng có vẻ gì chung (chẳng liên quan đến nhau: độc
đáo, khác, lạ). Các cách suy nghĩ khác nhau là cơ sở của tư duy sáng tạo (Tư duy
phân kỳ), được đặc trưng bởi các tính năng điển hình sau:

1) Tốc độ - khả năng để diễn tả số lượng tối đa ý tưởng (trong trường hợp này
điều quan trọng không phải ở chất lượng mà là số lượng các ý tưởng của họ).
2) Tính linh hoạt - khả năng dễ dàng thể hiện một loạt các ý tưởng cho một
vấn đề.
3) Tính độc đáo - Khả năng để tạo ra những ý tưởng mới mẻ, khác lạ, độc đáo.
4) Đầy đủ - khả năng để cải thiện "sản phẩm" của họ hoặc để cung cấp cho nó
một cái nhìn hồn chỉnh [15; 14].
Лук А.Н (1928-1982) dựa trên tiểu sử của các nhà khoa học nổi tiếng, nhà
phát minh, nghệ sĩ và nhạc sĩ xác định năng lực sáng tạo như sau:


10
1)

Năng lực nhìn thấy những vấn đề mà nó khơng được xem xét bởi những

người khác.
2)

Năng lực dập tắt các thao tác trí óc, thay thế một vài thuật ngữ để sử dụng

một cách thuận tiện hơn, dễ dàng lĩnh hội thông tin trong các mối quan hệ biểu tượng.
3)

Năng lực áp dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đã có vào việc giải quyết một

vấn đề khác, mới.
4)

Năng lực nhận thức hoàn cảnh thực tế như một khối toàn thể, khơng nghiền


nát, xé vụn nó thành từng mảnh tách rời và khơng có mối quan hệ lẫn nhau.
5)
6)

Có khả năng dễ dàng kết hợp, liên tưởng tới một khái niệm xa xôi.

Khả năng của bộ nhớ để cung cấp các thơng tin cần thiết tại thời điểm thích

hợp.
7)
8)

Tính linh hoạt của tư duy.

Năng lực lựa chọn một giải pháp trong những giải pháp thay thế để giải

quyết vấn đề trước khi kiểm tra nó.
9)

Năng lực sát nhập, hệ thống hóa thơng tin mới nhận vào hệ thống kiến thức

đã có.
10)

Khả năng nhìn thấy sự vật như những gì chúng có và làm nổi bật những

đặc điểm ấy trong những lý giải cụ thể.
11) Sự dễ dàng tạo ra những ý tưởng mới.
12) Năng lực tưởng tượng sáng tạo.

13)

Năng lực sắp xếp lại các bộ phận để cải thiện thiết kế ban đầu và cấu trúc

lại trật tự các thành phần của đối tượng đang xem xét [32].
V. T. Kudryavtsev và V. Sinelnikov, dựa trên nguồn nguyên liệu rộng về lịch
sử và văn hóa (lịch sử triết học, khoa học xã hội, nghệ thuật, văn học) đã xác định sự
sáng tạo của nhân loại như sau (được phát triển trong tiến trình trình lịch sử nhân
loại):
1)

Sáng tạo là một tiến trình tưởng tượng để nắm bắt xu hướng và mơ hình

phát triển tồn bộ của đối tượng trước khi người đó đưa ra một khái niệm rõ ràng về
nó và có thể nhập nó vào hệ thống phân loại theo lơgic nghiêm ngặt.
2)

Khả năng nhìn thấy tồn thể trước khi xem xét các bộ phận.


11
3)

Năng lực biến đổi bản chất của giải pháp sáng tạo - khả năng trong việc

giải quyết vấn đề không chỉ là lựa chọn thay thế những dự kiện áp đặt bên ngoài và
tạo ra sự thay thế của riêng mình.
4)

Thí nghiệm – năng lực có ý thức và chủ đích để tạo ra các điều kiện mà


trong đó đối tượng biểu lộ một cách sống động nhất những thứ ẩn dấu trước đây của
mình (trong điều kiện bình thường), cũng như năng lực theo dõi và phân tích các đặc
điểm vận động của đối tượng trong những điều kiện này [32].
Các nhà khoa học và các nhà giáo dục học có liên quan đến sự phát triển của
các chương trình và kỹ thuật giáo dục sáng tạo “TRIZ” (Thuyết sáng tạo giải quyết
vấn đề) và “ARIZ” (Thuật toán của sáng tạo giải quyết vấn đề) cho rằng tiềm năng
sáng tạo của con người bao gồm các khả năng sau: khả năng chấp nhận rủi ro, tư duy
phân kỳ, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động, tốc độ của tư duy, khả năng thể hiện
ý tưởng độc đáo, khả năng thể hiện hình ảnh mới, trí tưởng tượng phong phú, sự phức
tạp trong nhận thức về sự vật và hiện tượng, tính thẩm mỹ cao và trực giác. [3].
Như vậy, từ sự phân tích các quan điểm ở trên về vấn đề của các thành phần
của sự sáng tạo, có thể kết luận rằng trí tưởng tượng sáng tạo và chất lượng của tư
duy sáng tạo là những thành phần bắt buộc của sự sáng tạo. Do đó, các điều kiện để
năng lực sáng tạo biểu hiện tối đa liên quan đến việc kích hoạt các yếu tố: tình cảm,
ý

chí, trí tưởng tượng, trực giác và tư duy.
Một cách tiếp cận sáng tạo khác là xem xét vai trò của di truyền đối vợi sự

hình thành và phát triển của sáng tạo. Đại diện của xu hướng này cho rằng cơ sở của
năng lực chung của con người là sản phẩm hoạt động của hệ thần kinh. Trong đó, sự
“mềm dẻo” được xem là một thành tố chủ yếu được tạo ra bởi đặc trưng của hệ thần
kinh. Trái ngược với độ “mềm dẻo” là “cứng nhắc”. “Mềm dẻo” như là một chất phụ
gia quan trọng của quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, câu hỏi về mối quan hệ của “tính
mềm dẻo” với sự sáng tạo vẫn đang cần được đầu tư nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ.
Гиппенрейтер Б. С. nêu bật các sự kiện sau đây:
-

Về khả năng bẩm sinh để kết luận trên cơ sở của sự lặp lại của cha mẹ trên


con cái của những người nổi tiếng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã vấp phải
những hạn chế, bởi khơng có sự cách ly biệt lập tuyệt đối giữa di truyền và môi


×