Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quá trình ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 21 trang )

TIỂU LUẬN
Q TRÌNH Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG BIỂN DO RÁC
THẢI NHỰA TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ HĨA HỌC
MƠI TRUỜNG


Mục lục
Mở đầu
Nội dung
1. Khái niệm về rác thải nhựa.
2. Nguồn phát thải rác thải nhựa.
2.1. Rác thải nhựa từ đời sống sinh hoạt.
2.2. Rác thải nhựa từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
2.3. Rác thải nhựa từ y tế.
2.4 Rác thải nhựa từ ngành dịch vụ.
3. Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay.
4. Tác hại của rác thải nhựa tới môi trường biển.
4.1. Tác hại của rác thải nhựa tới sức khỏe con người.
4.2. Tác hại của rác thải nhựa tới du lịch.
4.3. Tác hại của rác thải nhựa tới sinh vật biển.
5. Giải pháp hạn chế rác thải nhựa.
Kết luận.


Cũng giống như các mối đe dọa khác của môi trường đối với con người,
cơn khủng hoảng ô nhiễm nhựa do chính con người gây ra và hậu quả của nó
con người đang phải hứng chịu. Sự thiếu hiểu biết không phải là một cái cớ và
tương tự, nguồn lợi nhuận khổng lồ từ sản xuất nhựa sử dụng một lần có rất ít
hoặc khơng giúp gì cho việc cải thiện tình trạng ơ nhiễm nói trên. Năm 2017,
Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đã bỏ lệnh cấm bán nước đóng chai tại
các cơng viên quốc gia Mỹ - một động thái khơng có lợi cho ai ngoại trừ những


công ty đa quốc gia làm ra chúng.
1. Khái niệm về rác thải nhựa.
Rác thải nhựa là những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc
không được dùng đến và bị đem bỏ. Một vài rác thải nhựa thường gặp là: túi
nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, cốc nhựa,… Điểm chung của các sản phẩm
này là chúng có thời gian phân huỷ vô cùng lâu, một vài loại tốn mất vài
trăm đến vài ngàn năm mới có thể hoàn toàn phân huỷ.
Với đặc điểm cuộc sống bận rộn và nhu cầu đòi hỏi mọi việc đơn giản
và nhanh chóng hơn như hiện nay thì đồ nhựa dùng một lần ngày càng được
sử dụng thường xuyên. Theo một bài viết của báo Môi trường & Đô thị,
trong tổng số các loại rác thải nhựa thải ra môi trường hiện nay thì có hơn
50% trong đó là đồ nhựa dùng một lần. Đi cùng với những tiện ích mà các đồ
nhựa dùng một lần này mang lại, chúng còn gây ra những tác động vô cùng
to lớn, ảnh hưởng xấu đến mơi trường và cả chính sức khoẻ của chúng ta.

Hình 1: Các sản phẩm nhựa dùng một lần.


Các loại nhựa được sử dụng phổ biến trên thị trường

Hình 2: 7 loại nhựa thơng dụng hiện nay

1) PETE/PET
Nhựa PETE (PET-Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa
rất thông dụng. Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như:
các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước
chấm, các loại chai đựng nước trái cây…
Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, khơng nên tái sử dụng nhiều
lần, vì có khả năng nhựa sẽ thẩm thấu vào thức ăn, thức uống gây ảnh hưởng
đến sức khỏe.


Hình 3: Sản phẩm từ nhựa PET


2) HDPE.
HDPE (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các
loại nhựa. HDPE được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa HDPE,
bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác
dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.

Hình 4: Sản phẩm từ nhựa HDPE

3) PVC.
PVC (Poly vinyl cloride) là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa
chất độc hại. Nó cũng thường được dùng để làm vỏ ngoài của dây điện, dây
mạng, ống nhựa và các vật tư để lắp đường ống nước. Những sản phẩm làm từ
nhựa PVC không tái chế được.


Hình 5: Sản phẩm từ nhựa PVC

4) LDPE
Nhựa LDPE (Polyethylene tỷ trọng thấp) thường dùng làm màng bọc co,
chai lọ có thể bóp được (vịt dầu…), và một số loại túi nhựa dùng để gói
bánh. Nhựa LDPE ít độc hại hơn các loại nhựa khác, và tương đối an toàn khi
dùng. Những sản phẩm làm từ nhựa LDPE sử dụng lại được nhưng khơng phải
lúc nào cũng tái chế được.

Hình 6: Sản phẩm từ nhựa LDPE


5) PP
Nhựa PP (Polypropylene) là loại nhựa bền và nhẹ, ngồi ra nó có khả năng
kháng nhiệt tuyệt vời. Nó thường được dùng để làm vỏ bảo vệ chống hơi nước,
dầu mỡ và hoá chất.


Hình 7: Sản phẩm từ nhựa PP

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì đặc điểm trơ hóa
học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao và rất an toàn sức khỏe.
6) PS
Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rẻ, nhẹ và dễ để tạo hình. Nó thường
được dùng để làm cốc nhựa, khay đựng đồ ăn, khay đựng trứng, xốp mềm bọc
bảo vệ sản phẩm. Loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức
uống lâu dài. Do đó chúng được dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một
lần.

Hình 8: Sản phẩm từ nhựa PS

7) Các loại nhựa khác
Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (Polycarbonate) và các loại nhựa khác (other).
Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ độc hại, rẻ tiền. Chúng thường dùng để sản xuất:


bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. hoặc các hộp đựng thức ăn như
sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…

Hình 9: Sản phẩm từ các nhựa khác

Đây là các loại nhựa khơng an tồn sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ

nóng có khả năng thơi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm nên tuyệt đối tránh sử
dụng.

Hình 10: Các loại nhựa nên dùng và tránh dùng

2. Nguồn phát thải rác thải nhựa.
80% rác thải nhựa đại dương có nguồn gốc từ lục địa (1.8 triệu tấn/năm).
94% lượng nhựa đi vào môi trường biển, tập kết ở đáy đại dương với mật độ ước
tính 70kg/km2 đáy biển, tương ứng khoảng 25,3 triệu tấn; chỉ 1% rác thải nhựa
trên biển được tìm thấy nổi trên bề mặt hoặc gần bề mặt biển với mật độ trung


bình 0.74kg/km2 tương ứng khoảng 0.27 triệu tấn. Lượng rác ước tính trên các
bãi biển tồn cầu lớn hơn 5 lần lượng rác nổi mới mật độ rất cao 2.000kg/km 2
tương ứng 1,4 triệu tấn. Rác thải bắt nguồn từ các con sơng nhỏ đổ ra 10 con
sơng trong đó 8 con sông lớn ở châu Á và 2 con sơng lớn ở châu Phi. Có khoảng
246 nghìn tấn trong tổng số 393 triệu tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt biển.
Điều đó có nghĩa là 99,99% rác thải nhựa cịn lại đang chìm dưới đáy biển. Mỗi
trận sóng thần tàn phá đất liền mang ra biển một lượng rác thải nhựa khá lớn. Số
còn lại do các hoạt động du lịch biển, vận tải, đánh bắt cá,.... và các hoạt động
đổ rác phi pháp.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (Green Hub)
năm 2018, một số thành phố vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Quảng Nam và Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh là những địa phương
có rác thải nhựa đổ ra biển nhiều nhất. Nguồn rác này có nguồn gốc từ nguồn
thải trên đất liền trơi dạt theo sông hoặc hoạt động đổ thải ra biển, do các hoạt
động du lịch, do nguồn thải từ nuôi trồng thủy sản, từ vận tải biển và đánh bắt xa
bờ...
Nhựa siêu vi thải ra môi trường từ các nguồn như cơ sở sản xuất mỹ phẩm,
dệt vải, phân hủy chất thải nhựa do tác động môi trường hoặc va đập làm cho

mảnh nhựa lớn vỡ nhỏ hơn 5mm, dễ lan rộng và tồn tại trong môi trường.
2.1. Rác thải nhựa từ đời sống sinh hoạt.
Với ưu điểm bền, tiện dụng, giá thành rẻ, các sản phẩm từ nhựa luôn được
người dân ưa chuộng. Minh chứng rõ nhất là sự có mặt của túi nilong, đồ chơi
nhựa, bàn ghế, chai lọ…với mức độ sử dụng rất cao. Điều này khiến cho lượng
rác thải nhựa cũng tăng lên theo cấp số nhân. Cụ thể là ở Việt Nam, mỗi năm
thải ra khoảng 1,8 triệu tấn, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng và thải ra 223
túi nilon/tháng, xấp xỉ 1 kg túi/tháng. Với dân số đơng đúc như hiện nay thì
lượng rác thải nhựa tăng lên mỗi ngày với con số khổng lồ.


Hình 11: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường

2.2. Rác thải nhựa từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, khi công nghiệp càng phát triển thì lượng rác thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất, thi cơng của các nhà máy, xí nghiệp…. ngày càng lớn và đa
dạng hơn. Thực tế việc xử lý và quản lý rác thải cơng nghiệp có tiến bộ nhưng
chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiêu dùng.Theo số liệu thống kê, lượng rác
ở các khu công nghiệp được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ đạt khoảng 65%,
lượng cịn lại bị thải ra ao hồ, sơng ngịi, thậm chí là ra ven đường gây ơ nhiễm
nặng nề.


Hình 12: Rác thải cơng nghiệp dệt may

2.3. Rác thải nhựa từ y tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, có khoảng 5% rác thải y tế
là rác thải nhựa. Do đặc thù của ngành y tế là cần sử dụng nhiều đồ dùng một
lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh.
Rác thải nhựa y tế đa dạng như túi nilon, bao gói đựng đồ y tế, kim tiêm, bình

truyền… Bên cạnh đó, trong thời gian người bệnh và người nhà lưu trú tại bệnh
viện thì sẽ khơng tránh khỏi việc sử dụng đồ dùng sinh hoạt tiện lợi. Đồ dùng
sinh hoạt từ nhựa thường được nhiều người ưu tiên sử dụng


Hình 13: Thiết bị y tế sau khi sử dụng.

2.4. Rác thải nhựa từ ngành dịch vụ.
Ngành dịch vụ ngày càng được quan tâm, phát triển mạnh. Nhu cầu sử
dụng các sản phẩm nhựa cũng gia tăng theo, chúng được cung cấp và sử dụng
như một lẽ tất yếu. Sản phẩm nhựa phổ biến dưới dạng bao bì như chai lọ, bao
gói đồ ăn, hộp đựng thức ăn nhanh…Trong các hoạt động du lịch, đồ chơi bằng
nhựa, thiết bị vui chơi, đồ dùng nhanh đa số được làm từ nhựa. Chính vì điều
này, rác thải nhựa ở khắp nơi gây ô nhiễm môi trường.
3. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM RÁC THẢI NHỰA HIỆN NAY
Ô nhiễm rác thải nhựa là hiện tượng các loại rác thải nhựa được xả bừa
bãi ra môi trường tích tụ lại, gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống, sức khoẻ của con người và các loại động vật khác. Đặc tính của rác thải
nhựa là chúng không thể phân hủy được trong nhiều môi trường và tồn tại trong
thời gian rất dài. Một số ví dụ như: chai nước phân hủy sau 450 – 1000 năm; ống
hút phân hủy sau 100 – 500 năm; cốc, ly nhựa phân hủy sau 50 – 200 năm; túi
nhựa, túi ni lông phân hủy sau 500 – 1000 năm.


Hình 14: Thời gian rác thải nhựa phân hủy trong môi trường

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, kể từ năm 1950 sản lượng nhựa trên thế
giới tăng từ 1.5 triệu tấn lên tới 300 triệu tấn/năm. Trong đó có khoảng 13 triệu
tấn bị đổ ra biển. Trong số rác thải nhựa được thải ra có tới 79% là bị chôn lấp
hoặc vứt ra môi trường, 12% là bị đốt, chỉ có 9% trong số đó được tái chế. Hiện

có 393 triệu tấn nhựa đang trôi nổi trên bề mặt biển và bị phân ra thành các
mảnh vi nhựa với kích cỡ micro, nano, pico,... là mối đe dọa tiềm tàng đến các
hệ sinh thái biển và sức khỏe con người.


Hình 15: Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều rác ra biển nhiều nhất với 8,8 triệu tấn mỗi năm.
Tiếp theo là Indonesia, Philippines, Việt Nam đứng thứ tư với 1,8 triệu.

Hiện nay đã có 80 nước trên thế giới đưa ra các lệnh cấm đối với các vật
liệu nhựa sử dụng một lần nhằm giảm lượng rác thải nhựa gây ơ nhiễm mơi
trường, góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới theo Chương trình mơi
trường Liên hợp quốc (UNEP). Trong khi đó, các tổ chức bảo vệ môi trường
mới đây đã kêu gọi các nước Đông Nam Á xem xét cấm nhập khẩu rác từ các
nước phát triển để giúp ứng phó khủng hoảng ơ nhiễm môi trường khi các nhà
lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) nhóm họp ở Bangkok
(Thái Lan).
Một số nước Đông Nam Á trong những tháng gần đây đã thực hiện các
biện pháp nhằm ngăn chặn hoạt động nhập khẩu rác thải. Indonesia là quốc gia
mới nhất từ chối nhập khẩu rác thải từ Canada sau các động thái tương tự của
Malaysia và Philippines. Trong khi đó Thái Lan không cấm nhập khẩu rác thải
nhựa song dự định chấm dứt hoạt động này vào năm 2020. Thái Lan đã cấm
nhập khẩu một phần rác thải nhựa. Bangladesh là một trong những nước đầu tiên
ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon và túi nhựa tổng hợp hồi năm 2002 nhằm
bảo vệ mơi trường trước tình trạng rác thải nhựa làm ô nhiễm sông suối, đại
dương và trên đất liền.


Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở
Việt Nam đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Theo
thống kê của Bộ Tài ngun & Mơi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra môi

trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra
biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới). Ở 2
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra mơi
trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Với thực trạng xả rác thải nhựa như vậy,
chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ chìm trong biển rác nhựa và phải đối mặt với nguy
cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng.
Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ và phát động của Liên hợp
quốc về “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”, năm 2019 Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” với sự tham gia của các
bộ, ban, ngành và tổ chức chính trị-xã hội... và đang được hưởng ứng, quan tâm
cao. Điển hình các doanh nghiệp như Coop Mart, BigC,.. đã sử dụng phương
pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối để thay thế túi nilon.
4. Tác hại của rác thải nhựa.
4.1. Tác hại của rác thải nhựa tới sức khỏe con người.
Rác thải ra môi trường hoặc bị chôn lấp, theo thời gian sẽ bị phân rã thành
những mảnh nhựa với rất nhiều kích cỡ khác nhau như: micro, nano,... Các hạt
nhựa bị nuốt vào có thể gây tắc nghẽn hoặc hư hại thành ruột, giảm khả năng
hấp thụ thức ăn của sinh vật. Những mảnh vi nhựa này sẽ lẫn vào đất, mơi
trường và khơng khí... khiến cho các lồi sinh vật , hay chính con người ăn phải,
đưa chúng vào cơ thể đe dọa đến sức khỏe dẫn đến nhiều bệnh lý như vô sinh,
ung thư.
4.2. Tác hại của rác thải nhựa tới môi trường.
Rác thải nhựa gây tình trạng “ơ nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, bãi biển
làm mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường,...


Hình 16: Túi nilong, vỏ đồ ăn bị vứt bừa bãi trên bãi biển

4.3. Tác hại của rác thải nhựa tới sinh vật biển.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, rác thải nhựa còn tác

động xấu đến các loại sinh vật khác trên trái đất, trong đó ảnh hưởng nghiêm
trọng nhất phải kể đến là các loại sinh vật biển. Bởi khi rác thải đổ ra biển sẽ
phá hủy hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, làm chết các loại sinh vật biển nếu
như chúng không may mắc hoặc ăn phải. Theo báo cáo của Chương trình Mơi
trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có khoảng hơn 100 triệu động vật
biển đã chết bởi vì rác thải nhựa trong đó hơn 260 lồi sinh vật biển đã bị vướng
hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả cá voi.

Hình 17: Mỏ một con chim biển không may mắc phải vỏ nhựa


Trong một nghiên cứu về cá ở bắc Thái Bình Dương cho thấy trung bình có
2,1 mảnh nhựa trong mỗi con cá. Việc nhầm lẫn nhựa với thức an cũng được ghi
nhận ở các động vật bậc cao hơn như rùa, chim, động vật có vú..., đã có nhiều
trường hợp gây ra tử vong liên quan đến việc ăn nhựa. Một số ví dụ như: chim
hải âu nhầm mảnh nhựa có màu đỏ với mực, rùa biển nhầm túi nilon với sứa.
Các mảnh nhựa trôi nổi cũng cung cấp “phương tiện di chuyển” cho các loài
sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến hệ sinh thái.
Các lồi cá biển, động vật có vú ở biển và chim biển đang bị thương và
chết vì ơ nhiễm rác thải nhựa, khoảng 700 lồi có thể bị tuyệt chủng vì ơ nhiễm
nhựa đại dương. Các ước tính hiện tại cho thấy ít nhất 267 lồi trên thế giới đã bị
ảnh hưởng bao gồm: 84% các loại rùa biển, 44% tất cả các loại chim biển, 43%
tất cả các loại động vật có vú ven biển.
Các nhà khoa học đã theo dõi sự ăn vào rác thải nhựa của chim biển trong
nhiều thập kỉ qua. Năm 1960, nhựa được tìm thấy trong dạ dày của các lồi chim
là dưới 5% nhưng đến năm 1980 nó đã nhảy vọt lên đến 80%. Các nhà khoa học
cũng dự đoán rằng vào năm 2050, 99% các loại chim biển trên thế giới sẽ vơ
tình ăn phải rác thải nhựa, trừ khi chúng ta có những hành động để làm sạch biển
và đại dương. Nghiên cứu của Michelle Paleczny và các cộng sự cho thấy số
lượng của các loài chim biển trên thế giới đã giảm đến 69,7% trong thời gian từ

1950-2010.
5. Giải pháp hạn chế rác thải nhựa.
Để hạn chế rác thải nhựa đầu tiên chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ nhựa
dùng một lần. Các quốc gia EU đang hướng tới mục tiêu cấm hoàn toàn việc sử
dụng một số loại sản phẩm đồ nhựa dùng một lần. Các sản phẩm bị cấm là đĩa
nhựa, nắp nhựa, tăm bơng, ống hút, cây khuấy đồ uống bằng nhựa… Khuyến
khích sử dụng đồ dùng nhiều lần, các sản phẩm sinh học, có nguồn gốc thiên
nhiên như ống hút tre, lá chuối, túi phân hủy sinh học... Bộ Tài nguyên và Môi


trường đã phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước tổ chức các chiến dịch:
“Nói khơng với sản phầm nhựa một lần”, thực hiện hoạt động thu gom và tát chế
chất thải nhựa, túi nilon tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu dân
cư,... để khuyến khích người tiêu dùng giảm tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa,
túi nilon và từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó ngày 11/09/2018, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào thi đua “Hành động để giảm
thiểu ô nhiễm nhựa và nilon” kêu gọi mỗi cán bộ, cơng nhân viên chức trong
tồn ngành hãy cùng hành động và vận động gia đình cùng thức hiện “Nói
khơng với sản phẩm nhựa và túi nilon sử dụng một lần”

Hình 18: Ống hút tre

Chúng ta cần thực hiện phân loại rác thải giúp nâng cao khả năng tái chế và
giảm lượng rác thải thải ra môi trường.


Hình 19: Phân loại 3 nhóm rác thải

Thực hiện tun truyền, kêu gọi người dân vứt rác đúng nơi quy định, phân
loại rác tại nhà, phát động phong trào dọn sạch rác làm sạch bờ biển,... Đầu tư

nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ để có được cơng nghệ xử lý rác thải nhựa
hiệu quả và thân thiện với môi trường. Tăng thuế và cấp phép chặt chẽ với hệ
thống kiểm soát hiệu quả sản phẩm nhựa, đặc biệt là sản phẩm nhựa từ làng
nghề.
Tuy nhiên các hoạt động sản xuất tác chế phế liệu nhựa ở Việt Nam hiện
vẫn đang tập trung chủ yếu ở các làng nghề, các bộ phận nhỏ lẻ thủ công. Do
hạn chế về vốn đầu tư, thiếu ý thức bảo vệ môi trường lại hoạt động tự phát,
thiếu quy hoạch nên hầu hết các hoạt động tái chế đều gây ra hệ lụy nghiêm
trọng: công nghệ thủ công, thô sơ; các chất độc hại trong quá trình tẩy rửa, tái
chế được xả trực tiếp ra khơng khí, nguồn nước xung quanh khiến cho người
dân ở khu vực đó ngày ngày hít khói độc, dùng nước độc,... Việc thu hút đầu tư
với các cơ sở tái chế vẫn đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế, đầu ra của sản
phẩm. Rác thải sẽ khơng cịn là rác thải mà sẽ biến thành tài nguyên nếu được
đặt đúng chỗ sẽ trở nên hữu ích và vấn nạn mơi trường hiện nay sẽ tìm ra lời
giải. Hãy cùng thay đổi nhận thức, chung tay vì một trái đất xanh.


Hình 20: Một vài biện pháp giảm rác thải nhựa

Kết luận
Sau hơn 100 năm xuất hiện, nhựa phế thải đang trở thành mối nguy hại lớn
nhất ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp lên đời sống con người, hậu quả khủng
khiếp đối với môi trường và hệ sinh thái biển. Ô nhiễm do rác thải nhựa và túi
nilon chính là thảm họa do con người tự gây ra và giờ đây đang trở thành vấn đề
cấp thiết toàn cầu và được xem là thách thức môi trường thứ hai thế giới, sau
biến đổi khí hậu. Ơ nhiễm mơi trường kéo theo đó là biến đổi khí hậu và hàng
loạt bệnh tật nguy hiểm làm cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa nặng
nề. Và thực tế cho thấy, nếu chúng ta khơng đồng lịng cùng nhau bắt tay vào
thay đổi từ chính mình thì tương lai khơng xa nữa rất có thể con người sẽ khó
mà tồn tại được tiếp trên hành tinh này. Chúng ta ngay lập tức phải cùng chung

tay bảo vệ mơi trường vì cuộc sống bây giờ và mãi mãi!!!


Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt

1.

Giải pháp nào cho ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam. (Truy cập
06/12/2020) từ />
2. Lê Huy Bá (2019). Rác thải nhựa và giải pháp cho vấn nạn “ơ nhiễm trắng”.
Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam. (Truy cập 05/12/2020)
3. Rác thải nhựa trên thế giới đang hủy hoại trái đất như thế nào? . (Truy cập
06/12/2020), từ />4. Rác thải nhựa trong sinh hoạt – Giải pháp nào thay thế? . (Truy cập
04/12/2020) từ />5. Vũ Thành Công (2020). Tác hại của rác thải nhựa và kết quả nghiên cứu xử lý
rác thải nhựa bằng phức chất. Tạp chí khoa học trường đại học Hải Phòng,
38, 59-62. (Truy cập 04/12/2020)

Tài liệu nước ngoài (truy cập 04/12/2020)
1. Jenna R. Jambeck và cộng sự (2015). Plastic waste inputs from land into the

ocean.
2. M.L. Taylor và cộng sự (2016). Plastic microfibre ingestion by deep-sea

organisms



×