Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Văn vào đại học Luật Hà Nội - Đề thi thử đại học môn Văn 2020 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.48 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi thử đại học môn Văn trường Đại học Luật Hà Nội</b>


<b>Đề bài</b>


<b>I. Đọc hiểu văn bản (3đ):</b>


Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:


<i>19.5.1970</i>
<i>Được thư mẹ… </i>


<i>Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng u thương, như</i>
<i>những dịng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ơi! Có ai hiểu</i>
<i>lịng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào</i>
<i>khơng? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con</i>
<i>đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng</i>
<i>đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ</i>
<i>cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả</i>
<i>mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lịng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu</i>
<i>thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại</i>
<i>La, từ tiếng sóng sơng Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống</i>
<i>Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả. </i>


(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005)


<b>Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?</b>
<b>Câu 2 (0,5đ): Đọc đoạn nhật kí trên, chi tiết nào khiến anh/chị xúc động nhất? Vì</b>


sao?


<b>Câu 3 (0,75đ): Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên</b>



như thế nào?


<b>Câu 4 (1,25đ): Anh/chị nghĩ gì về sự hi sinh của những người trẻ tuổi trong các</b>


cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc?


<b>II. Làm văn (7 điểm)</b>


<b>Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về</b>


câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ cịn tình người ở lại.”


<b>Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang</b>


Dũng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. Đọc hiểu văn bản (3đ) </b>


<b>Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu</b>


cảm.


<b>Câu 2 (0,5đ): Học sinh tự lấy dẫn chứng là chi tiết yêu thích và giải thích.</b>
<b>Câu 3 (0,75đ): </b>


Qua đoạn trích, nỗi nhớ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm được hiện lên: là nhớ về lời
mẹ nói, nhớ gia đình, nhớ về khoảnh khắc bước chân lên ơ tô ra chiến trường và
nhớ cả thủ đô Hà Nội thân thương.


<b>Câu 4 (1,25đ):</b>



Họ đã hi sinh tuổi xuân, đời trẻ, tương lai để tham gia kháng chiến vì lí tưởng độc
lập và thống nhất dân tộc mà không cần đền đáp công ơn hay được ca ngợi.


→ Thế hệ sau này cần phải nể phục và biết ơn với các anh hùng vơ danh đã qn
mình hi sinh để có đất nước, cuộc đời hơm nay.


<b>II. Làm văn (7đ)</b>
<b>Câu 1 (2đ):</b>


<b>Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ</b>
<b>rồi sẽ qua chỉ cịn tình người ở lại.”</b>


<b>1. Mở bài:</b>


Mọi khó khăn, gian nan, thử thách rồi sẽ trôi qua nhưng chỉ có tình cảm là sẽ ở lại
bên ta mãi mãi giống câu nói của M.Faraday: “Mọi thứ rồi sẽ qua chỉ cịn tình
người ở lại.”


<b>2. Thân bài</b>
<i>a.</i> <i>Giải thích</i>


Tình người: sự thương cảm, cảm thông, yêu mến giữa con người với con người. Từ
lịng trắc ẩn đó tạo ra những hành động, chia sẻ, giúp đỡ nhau, tạo chỗ dựa tinh
thần cho nhau để vượt qua khó khăn.


<i>b.</i> <i>Phân tích</i>


 Được sống trong tình người sẽ giúp chúng ta hình thành những tính cách tốt
đẹp.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Tình người là động lực quan trọng giúp con người vượt qua thử thách của cuộc
sống.


<i>c.</i> <i>Chứng minh</i>


Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương sống có tình người nổi bật trong xã hội.


<i>d.</i> <i>Phản biện</i>


Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn cịn nhiều người ích kỉ, khơng biết chia sẻ, chưa
học được cách yêu thương hoặc chỉ biết nhận lại mà không muốn cho đi. Những
người này đáng bị xã hội phê phán.


<b>3. Kết bài</b>


Cuộc sống có tình người là cuộc sống hoàn mĩ nhất. Mỗi chúng ta hãy học cách
yêu thương để làm cuộc sống tốt đẹp hơn.


<b>Câu 2 (5đ):</b>


<b>Dàn ý bài phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang</b>
<b>Dũng.</b>


<b>1. Mở bài</b>


Người lính là đề tài quen thuộc khơi nguồn cảm hứng cho bao nhà văn, nhà thơ.
Một trong những tác giả thành công nhất với đề tài này chính là nhà thơ Quang
Dũng với bài thơ Tây Tiến.



<b>2. Thân bài</b>


a. <i>Khái quát chung</i>


Người lính hiện về hồi ức như một biểu tượng xa vời trong thời gian và không gian
(Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!/Nhớ về rừng núi…) nhưng vẫn là hoài niệm không
dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (Nhớ về, nhớ chơi vơi...)


<i>b.</i> <i>Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, lạc quan, yêu đời</i>


 Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước
đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về
hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng
mãnh liệt của tuổi trẻ (Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc).


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc
đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ,
hoa đong đưa).


<i>c.</i> <i>Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn</i>


 Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng
ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên
giới - Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm) luôn nhớ về người yêu với nỗi nhớ
nhung da diết và luôn thường trực.


 Đứng trước vẻ đẹp tươi trẻ, tràn đầy sức sống của người con gái núi rừng có
nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ) cũng làm cho
người lính Tây Tiến phấn chấn hơn.



→ Họ đều là những người trẻ, là tầng lớp tri thức (học sinh, sinh viên) ở Hà Nội
nên trong trái tim luôn tràn đầy sức sống, khao khát yêu thương.


<i>d.</i> <i>Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng</i>


 Họ là những người dũng cảm, biết rằng ra đi kháng chiến là lúc cái chết có thể
đến bất cứ lúc nào. Tuy có lúc họ cũng nản chí, đau xót vì sự ra đi của đồng đội
(Gục lên súng mũ bỏ qn đời) nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã
giúp họ vượt qua tất cả để tiếp tục chiến đấu.


 <i>Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (Áo bào thay chiếu anh về</i>


<i>đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành), tác giả tạo được khơng khí thiêng liêng,</i>


làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên.
→ Tình cảm và sư hi sinh mà họ dành cho đất nước thật đáng trân trọng.


<b>3. Kết bài</b>


Quang Dũng để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về hình tượng những người
lính trẻ của binh đồn Tây Tiến đồng thời khiến ta thêm yêu mến về một thế hệ anh
dũng đi trước.


Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:


Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất


14 mở bài kết bài ôn thi THPT Quốc gia môn Văn


Lý thuyết và bài tập Đọc - Hiểu môn Ngữ văn lớp 12



</div>

<!--links-->

×